Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

TÍNH TOÁN THIẾT kế hệ THỐNG xử lý nước NGẦM CHO HUYỆN AN PHÚ từ năm 2015 đến năm 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.24 KB, 54 trang )

Đồ án xử lý nước cấp
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC NGẦM CHO HUYỆN
AN PHÚ TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2023
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục đích đồ án
- Khảo sát hiện trạng cấp nước và số liệu nguồn nước khu vực huyện An Phú từ
năm 2015 - 2023.
- Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước cấp từ nguồn nước ngầm cho người
dân huyện An Phú - tỉnh An Giang theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT.
1.3 Giới thiệu khu vực thiết kế
1.3.1 Vị trí địa lý
1.3.2 Điều kiện tự nhiên
- Huyện An Phú có địa thế chia làm 3 phần, sông Hậu chạy xuyên ở giữa chia đôi
mảnh đất, đồng thời sau nhiều năm phù sa tích tụ tạo nên cù lao An Phú nổi lên giữa
sông chia thành 2 nhánh nhỏ: nhánh phụ bên bờ tây rộng chừng 300 m (gọi là sông
Bình Di), nhánh chính bên bờ đông hơi rộng hơn.
- Hầu hết diện tích huyện An Phú đều là đồng bằng, có nhiều nơi bị ngập úng
thường xuyên, đất đai chủ yếu là đất phù sa. Hằng năm, An Phú chịu ảnh hưởng của
mùa lũ hay còn gọi là mùa nước nổi. Khoảng từ tháng 7 (âm lịch), mực nước trên sông
Mê Kông dâng cao, mưa nhiều kết hợp với lượng nước tích tụ tại Biển Hồ của
Campuchia làm gần như toàn bộ khu vực chìm trong biển nước, độ ngập trung bình
khoảng 2-3 mét. Thời gian ngập lụt kéo dài khá lâu, thường là khoảng 4-5 tháng nên
có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán sinh hoạt, sản xuất của người dân.
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 1
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27
o
C.


+ Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 75 – 80%.
+ Lượng mưa: Là một vùng có lượng mưa hàng năm từ 1.800 –
2.000mm, điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt nên vùng này có quá trình diễn
biến thoái hoá đất xảy ra mạnh, sản xuất nông - lâm - ngư đòi hỏi phải đầu tư
lớn.
1.3.3 Hiện trạng nước ngầm ở huyện An Phú
- Tại huyện An Phú có đến 93,18% (314/337) mẫu nước giếng vượt trên 10 ppb,
trong đó có 75,67% mẫu vượt trên 50 ppb (theo tiêu chuẩn cũ của Bộ Y tế), đặc biệt có
3,26% mẫu nước giếng vượt trên 1000 ppb.
- Dân cư ở An Phú có sử dụng nước ngầm bị ô nhiễm asen có nồng độ asen trong
nước tiểu vượt mức bình thường cao gấp 2,408 lần so với người dân sống ở Tri Tôn (p
< 0,01).
- Dân cư ở An Phú có nồng độ asen trong tóc vượt mức bình thường cao gấp
56,247 lần so với dân cư sống tại Tri Tôn (p < 0,01).
- Dân cư tại An Phú nếu sử dụng nước giếng với nồng độ asen trên 10 ppb thì sẽ
có nồng độ asen trong tóc vượt mức bình thường cao gấp 7,105 lần so với người sử
dụng nước giếng với hàm lượng asen trong nước thấp hơn 10 ppb (p < 0,01).
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về nước ngầm
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 2
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
2.1.1 Khái niệm nước ngầm
- Nước ngầm là nước xuất hiện ở tầng sâu dưới đất, thường từ 30 – 40m, 60 –
70m, có khi 120 – 150m, và cũng có khi tới 180m.
- Nước ngầm được thẩm thấu từ trên xuống, hoặc cũng có thể từ nơi xa chảy về.
Dòng nước ngầm xuất hiện trên một lớp đất hoặc đá hoàn toàn không thấm nước. Qua
các lớp đá sỏi đã bị hấp phụ hết các tạp chất nên chất lượng nước ngầm sạch, ổn định.
Trữ lượng nước ngầm khá lớn và rất quan trọng cho cấp nước ở thành phố và nông
thôn vùng phèn mặn… Nước ngầm được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất,

chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà
nước ngầm thấm qua. Do vậy chảy qua các tầng chứa cát và granit thường có tính axit
và chứa ít chất khoáng. Còn chảy qua tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và
độ kiềm hydrocacbonat khá cao. Đặc điểm chung của nước ngầm là có khả năng di
chuyển nhanh trong các lớp đất xốp tạo thành các mạch nước dưới đất theo địa hình.
- Các đặc trưng chung của nước ngầm:
+ Độ đục thấp.
+ Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định.
+ Chứa nhiều khoáng chất hòa tan, chủ yếu là: sắt, mangan, canxi, magie
và flo.
+ Không có sự hiện diện của vi sinh vật.
2.1.2 Ưu và nhược điểm khi sử dụng nước ngầm
- Ưu điểm:
+ Nước ngầm là tài nguyên thường xuyên, ít chịu ảnh hưởng của các yếu
tố khí hậu (như hạn hán).
+ Chất lượng nước tương đối ổn định, ít bị biến động theo mùa như nước
mặt.
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 3
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
+ Giải quyết được vấn đề cấp nước cho các vùng hẻo lánh, dân cư thưa
thớt, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay bởi vì nước ngầm có thể khai thác
với nhiều công suất khác nhau.
+ Nước ngầm còn được khai thác tại các hộ dân cư.
+ Giá thành xử lý nước ngầm nhìn chung rẻ hơn so với nước mặt.
- Nhược điểm:
+ Khai thác nước ngầm ngày càng tăng sẽ làm cho mực nước hạ thấp
xuống, một mặt làm cho quá trình nhiễm mặn tăng lên, mặt khác làm cho nền
đất bị sụp xuống gây hư hại cho công trình xây dựng, cũng là một trong các
nguyên nhân gây hiện tượng sụt lún đất.

+ Khai thác nước ngầm bừa bãi dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước
ngầm.
2.1.3 Phân loại nước ngầm
- Phân loại theo độ sâu:
+ Nước ngầm mạch nông: nằm trong tầng đất trên mặt, là loại nước
ngầm không áp. Mực nước nằm ở độ sâu nhỏ so với mặt đất và thay đổi phụ
thuộc vào sự thay đổi của thời tiết, chịu ảnh hưởng của song, suối, bão, lũ. Có
thể sử dụng cấp nước.
+ Nước ngầm ở độ sâu trung bình: nằm ở độ sâu không lớn so với mặt
đất, là loại nước ngầm không áp. Tương tự như nước ngầm mạch nông nhưng
chất lượng tốt hơn.
+ Nước ngầm mạch sâu: nằm trong các tầng chứa nước giữa các tầng cản
nước, là nước ngầm có áp. Ưu điểm của loại này là lưu lượng, nhiệt độ và các
tính chất khác tương đối ổn định. Chất lượng tốt nên được sử dụng nhiều trong
cấp nước.
- Phân loại theo áp lực:
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 4
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
+ Nước ngầm không áp: tồn tại trong tầng chứa nước nằm trên tầng cản
nước đầu tiên. Nước ngầm không áp ở độ sâu không lớn nên chất lượng không
tốt.
+ Nước ngầm có áp: nằm trong tầng chứa nước kẹp giữa hai tầng cản
nước hoặc tầng bán thấm – tầng chứa nước bán áp. Nước ngầm có áp thường
nằm ở độ sâu tương đối lớn nên đã được lọc sơ bộ khi thấm qua các lớp đất và
ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Do vậy chất lượng nói chung là tốt
hơn so với nước ngầm không áp.
- Phân loại theo nhiệt độ:
+ Nước lạnh: nhiệt độ nước dưới 20
0

C.
+ Nước ấm: nhiệt độ nước 20 – 40
0
C.
+ Nước nóng: nhiệt độ nước trên 40
0
C.
2.1.4 Thành phần trong nước ngầm
Nước ngầm có 2 loại khác nhau:
- Nước ngầm hiếu khí: Có thể cấp trực tiếp cho người tiêu thụ.
- Nước ngầm yếm khí: Trong quá trình nước thấm qua các tầng đất đá,
oxy bị tiêu thụ hết, các chất hòa tan như sắt, mangan được tạo thành, trong nước
sẽ xuất hiện: NO
3
-
 NH
4
+
, SO
4
2-
 H
2
S, CO
2
 CH
4
,
a. Thành phần vật lý
- Độ màu (tính bằng độ màu coban):

+ Được xác định bằng phương pháp so màu với độ màu coban.
+ Độ màu của nước là do các hợp chất hữu cơ.
• Các hợp chất của sắt và mangan làm cho nước có màu nâu đỏ.
• Các chất mùn humic gây nước có màu vàng.
• Nước bị nhiễm thủy sinh trong nước có màu xanh lá.
• Nước có màu đen hoặc xám là do nước bị nhiễm nước thải sinh
hoạt hay nước thải công nghiệp.
- Mùi, vị của nước:
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 5
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
Hàm lượng khí và các chất hòa tan gây mùi vị trong nước. Nước thiên
nhiên có mùi đất, mùi tanh đặt trưng như ammoniac, clophenol, Amoniac,
hydro sunfua làm cho nước có vị mặn, chua, chát tùy theo thành phần và thành
phần muối hòa tan trong nước.
- Hàm lượng cặn tan (mg/l):
+ Được xác định bằng cách lọc một thể tích nước nguồn qua giấy lọc rồi
đem sấy ở (105-110
o
C).
+ Hàm lượng cặn trong nước ngầm thường nhỏ hơn 30-50 mg/l, chủ yếu
do cát mịn trong đất gây ra.
- Hàm lượng chất rắn trong nước:
Gồm có chất rắn vô cơ (các muối hòa tan, chất rắn không tan như huyền
phù đất cát ), chất rắn hữu cơ (các vi sinh vật, vi khuẩn, động vật nguyên sinh,
tảo và các chất hữu cơ vô sinh như phân, rác, chất thải công nghiệp ). Trong xử
lý nước khi nói đến hàm lượng chất rắn người ta đưa ra khái niệm:
+ Tổng hàm lượng cặn lơ lửng TSS (Total Suspended Solid) là trọng
lượng khô tính bằng miligam của phần còn lại sau khi bay hơi 1 ít mẫu nước
trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở 103

0
C tới khi trọng lượng khô không đổi là
mg/l.
+ Cặn lơ lửng SS (Suspended Solid), phần trọng lượng khô tính bằng
mg/l của phần còn lại trên giấy lọc khi lọc một ít mẫu nước qua phễu, xấy khô ở
103-105
0
C tới khi có trọng lượng không đổi đơn vị là mg/l.
+ Chất rắn hòa tan DS (Disolved Solid) bằng hiệu giữa tổng lượng cặn lơ
lững TSS và cặn lơ lửng SS:
TDS = TSS – SS
+ Chất rắn bay hơi VS (Volatile Solid) là phần mất đi khi nung ở 550
0
C
trong một thời gian nhất định. Phần mất đi là chất rắn bay hơi, phần còn lại
là chất rắn không bay hơi.
- Độ dẫn điện:
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 6
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
+ Nước có tính dẫn điện yếu. Độ dẫn điện tăng theo hàm lượng các chất
khoáng hòa tan trong nước và dao động theo nhiệt độ.
+ Thông số này thường được dùng để đánh giá tổng hàm lượng chất hòa
tan trong nước.
- Nhiệt độ: Nước ngầm có nhiệt độ tương đối ổn định (17÷27
0
C)
b. Thành phần hóa học
- Độ pH của nước:
+ Trong nước ngầm có nồng độ ion H

+
thường được dùng để biểu thị tính
axit và tính kiềm của nước.
+ Khi pH=7 nước có tính trung tính, pH<7 nước có tính axit, pH>7 nước
có tính kiềm. Nguồn nước có độ pH thấp sẽ gây khó khăn cho quá trình xử lý
(pH = - Lg [H
+
]).
+ Đại bộ phận nước dưới đất có tính kiềm yếu và trung tính. Nước trong
vùng có các mỏ khoáng sản kim loại, mỏ than thường có tính axit.
- Độ cứng của nước:
+ Các ion Ca
2+
và Mg
2+
trong nước làm cho nước có tính cứng, gây ra sự
đóng cặn cacbonat trong nồi hơi, ấm đun nước. Dùng nước có độ cứng cao
trong sinh hoạt sẽ gây lãng phí xà phòng do Ca và Mg phản ứng với các axit
béo tạo thành các hợp chất khó tan.
+ Tổng lượng Ca
2+
và Mg
2+
có trong nước gọi là tổng độ cứng.
+ Phần Ca
2+
và Mg
2+
bị kết tủa khi đun sôi nước gọi là độ cứng tạm thời.
+ Độ cứng vĩnh cữu biểu thị tổng hàm lượng các muối còn lại của Ca và

Mg có trong nước. Tùy theo độ cứng, nước được phân loại thành:
• Độ cứng < 50mg CaCO
3
/L: nước mềm
• Độ cứng: 50-150mg CaCO
3
/L: nước thường
• Độ cứng: 150-300mg CaCO
3
/L: nước cứng
• Độ cứng > 300mg CaCO
3
/L: nước rất cứng
- Các hợp chất của nitơ:
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 7
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
+ Là sản phẩm của quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong tự
nhiên, các chất thải và các nguồn phân bón mà con người trực tiếp hoặc gián
tiếp đưa vào nguồn nước. Các chất này tồn tại trong nước dưới dạng nitrit,
nitrat, ammoniac.
+ Nếu nước chứa NH
3
và nitơ hữu cơ thì coi như nước mới bị nhiễm bẩn
và nguy hiểm. Nếu nước chủ yếu có NO
2
-
thì nước đã bị ô nhiễm thời gian dài
hơn và ít nguy hiểm hơn. Nếu nước chủ yếu có NO
3

-
thì quá trình oxy hóa kết
thúc.
+ Ở điều kiện yếm khí NO
3
-
sẽ bị khử thành N
2
bay lên. Amoniac là chất
gây nhiễm độc trầm trọng cho nước, gây độc cho loài cá.
+ Nếu trong nước chứa hàm lượng NO
3
-
cao se gây bệnh xanh xao ở trẻ
nhỏ có thể dẫn đến tử vong.
- Clorua:
+ Ion Cl
-
thường nằm dưới dạng hợp chất NaCl. Sự có mặt của Cl
-
trong
nước cao (>250mg/l) làm cho nước có vị chát (mặn).
+ Nguồn nước ngầm có thể có hàm lượng Clo lên tới 500÷1000 mg/l.
nếu sử dụng có thể gây bệnh thận.
+ Ion Cl
-
tồn tại trong thiên nhiên do sự hòa tan muối khoáng, do quá
trình phân hủy các hợp chất hữu cơ.
- Sunfat SO
4

2-
:
Ion sunfat thường có nguồn gốc khoáng chất hay hữu cơ. Nước có hàm
lượng sunfat hơn 250mg/l có tính độc hại cho sức khỏe của người sử dụng.
- Các hợp chất của axit silic:
+ Axit silic tồn tại trong thiên nhiên dưới dạng hợp chất , dạng keo hay
ion hòa tan, mức độ tồn tại phụ thuộc vào pH của nước. Ở pH< 8-11 silic
chuyển hóa dạng HSiO
3
-
.
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 8
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
+ Sự tồn tại của các hợp chất này gây lắng đọng cặn silicat trên thành
ống, nồi hơi, làm tăng khả năng vận chuyển và khả năng truyền nhiệt. ngoài ra
sự có mặt nồng độ axit silic cao sẽ gây khó khăn đến quá trình xử lý sắt.
- Hàm lượng sắt:
+ Tồn tại ở dạng Fe
2+
kết hợp với gốc SO
4
2-
. Trong nguồn nước ngầm
thường tồn tại dạng keo của axit humic hoặc silic, và dưới dạng các muối hòa
tan bicacbonac.
+ Khi tiếp xúc với oxy thì Fe
2+
bị oxy hóa thành Fe
3+

dễ kết tủa màu nâu
đỏ.
+ Với hàm lượng sắt >0.5 mg/l thì nước có mùi tanh khó chịu, vàng quần
áo, hỏng sản phẩm dệt.
Fe
2+
Fe
3+
Nâu đỏ
- Hàm lượng mangan:
Tồn tại trong nước ngầm ở dạng Mn
2+
. Nước ngầm má có hàm lượng
Mangan (II) >0,05mg/l sẽ gây trở ngại giống như khi sử dụng nước có hàm
lượng sắt cao. Thường kết hợp công nghệ xử lý sắt và mangan trong nước.
Mn
2+
Mn
4+
Màu đen
- Các hợp chất của Florua:
Thường gặp dưới dạng ion trong canxi florua, magie florua. Các hợp
chất florua khá bền vững khó bị phân hủy ở quá trình tự làm sạch. Hàm lượng
florua trong nước uống từ 1,3mg/l hoặc nhỏ hơn 0,7mg/l thì dễ mắc bệnh loại
men răng.
- Các hợp chất photpho:
Rất ít khi gặp trong nước. Thường tồn tại dưới dạng H
2
PO
4

-
, HPO
4
2-
,
PO
4
3-
, Na(PO
4
)
3
do sự phân hủy các chất hữu cơ và bị nhiễm bẩn bởi rác giải
phóng ion PO
4
3-
.
- Các kim loại có tính độc cao:
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 9
SVTH: Nhóm 5
Ôxy hóa
Ôxy hóa
Đồ án xử lý nước cấp
+ Arsen (As).
+ Crom (Cr).
+ Thủy ngân (Hg).
+ Chì (Pb).
c. Các chỉ tiêu vi sinh
- Trong nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng và siêu vi trùng, trong đó
có các loại vi trùng rất nguy hiểm là: kiết lị, thương hàn, dịch tả bại liệt

việc xác định sự có mặt của các vi trùng gây bệnh này thường rất khó khăn
và tốn nhiều thời gian.
- Trong thực tế việc xác định số vi khuẩn trong nước thường là xác định
E.Coli vì đặt tính của nó có khả năng tồn tại cao hơn các vi trùng gây hại
khác.
- Vi trùng gây bệnh:
Vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước gây tác hại cho mục đích sử
dụng nước trong sinh hoạt. Các vi sinh vật này vốn không bắt nguồn từ
nước, chẳng cần vật chủ để phát triển và sinh sản. Một số vi sinh vật gây
bệnh sống trong thời gian khá dài trong nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm
tàng.
- Các loại vi khuẩn trong nước thường gây các bệnh đường ruột như:
+ Vi khuẩn Shigella spp: gây triệu trứng lị.
+ Vi khuẩn salmonella typhii: gây sốt thương hàn.
+ Vi khuẩn vibrio cholerae: gây bệnh dịch tả trên toàn thế giới, dịch này
truyền nhanh qua đường nước.
- Virus các bệnh do virus gây ra thường cấp tính và giai đoạn tương đối ngắn,
virus sản sinh với mức độ cao, liều gây nhiễm thấp và giới hạn động vật
chủ.
2.1.5 Chất lượng nước đầu ra
Nước cấp dùng cho sinh hoạt phải không màu, không mùi, không chứa
các chất độc hại, các vi trùng và tác nhân gây bệnh. Hàm lượng chất hòa tan
không được vượt quá giới hạn cho phép. Theo QCVN 01:2009/BYT do Cục Y
tế dự phòng và Môi trường biên soạn.
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 10
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
Bảng 2.1 Chất lượng nước đầu ra
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị
Giới hạn tối

đa cho phép
Phương pháp thử
Mức độ
giám sát
1 Màu sắc TCU 15
TCVN 6185-1996 (ISO
7887-1985)hoặc
SMEWW 2120
A
2 Mùi vi -
Không có
mùi, vị lạ
Cảm quan, hoặc
SMEWW 2150 B và
2160 B
A
3 Độ đục NTU 2
TCVN 6184-1996 (ISO
7027-1990) hoặc
SMEWW 2130 B
A
4 pH -
Trong
khoảng 6,5-
8,5
TCVN 6492:1999 hoặc
SMEWW 4500-H
+
A
5

Độ cứng, tính
theo CaCO
3
mg/l 300
TCVN 6224-1996 hoặc
SMEWW 2340 C
A
6
Tổng chất rắn
hòa tan (TDS)
mg/l 1000 SMEWW 2540 C B
7
Hàm lượng
Nhôm
mg/l 0,2
TCVN 6657:2000 (ISO
12020:1997)
B
8
Hàm lượng
Amoni
mg/l 3
SMEWW 4500-NH
3
C
hoặc SMEWW 4500-
NH
3
D
B

9
Hàm lượng
Antimom
mg/l 0,005 US EPA 200.7 C
10
Hàm lượng
Asen tổng số
mg/l 0,01
TCVN 6626:2000 hoặc
SMEWW 3500-As B
B
11 Hàm lượng Bari mg/l 0,7 US EPA 200.7 C
12
Hàm lượng Bo
tính chung cho
cả Borat và Axit
boric
mg/l 0,3
TCVN 6635:2000 (ISO
9390:1990) hoặc
SMEWW 3500 B
C
13
Hàm lượng
Cadimi
mg/l 0,003
TCVN 6197-1996 (ISO
5961-1994) hoặc
SMEWW 3500 Cd
C

14
Hàm lượng
Clorua
mg/l
250
300
TCVN 6194-1996 (ISO
9297-1989) hoặc
SMEWW 4500-Cl
-
D
A
15 Hàm lượng mg/l 0,05 TCVN 6222-1996 (ISO C
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 11
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
Crom tổng số
9174-1990) hoặc
SMEWW 3500-Cr
-
16
Hàm lượng
Đồng tổng số
mg/l 1
TCVN 6193-1996 (ISO
8288-1986) hoặc
SMEWW 3500 –Cu
C
17
Hàm lượng

Xianua
mg/l 0,07
TCVN 6181-1996 (ISO
6703/1-1984) hoặc
SMEWW 4500 –CN
-
C
18
Hàm lượng
Florua
mg/l 1,5
TCVN 6195-1996 (ISO
10359-1-1992) hoặc
SMEWW 4500-F
-
B
19
Hàm lượng
Hydro sunfua
mg/l 0,05 SMEWW 4500-S
2-
B
20
Hàm lượng Sắt
tổng số (Fe
2+
+
Fe
3+
)

mg/l 0,3
TCVN 6177-1996 (ISO
6332-1988) hoặc
SMEWW 3500 –Fe
A
21 Hàm lượng Chì mg/l 0,01
TCVN 6193-1996 (ISO
8286-1986)
SMEWW 3500-Pb A
B
22
Hàm lượng
Mangan
mg/l 0,3
TCVN 6002-1995
(ISO 6333- 1986)
A
23
Hàm lượng
Thủy ngân tổng
số
mg/l 0,001
TCVN 5991- 1995
(ISO 5666/1-1983-ISO
5666/3-1983)
B
24
Hàm lượng
Molybden
mg/l 0,07 US EPA 200.7 C

25
Hàm lượng
Niken
mg/l 0,02
TCVN 6180-1996
(ISO 8288-1986)
SMEWW 3500 Ni
C
26
Hàm lượng
Nitrat
mg/l 50
TCVN 6180-1996
(ISO 7890-1988)
A
27
Hàm lượng
Nitrit
mg/l 3
TCVN 6178-1996
(ISO 6777-1984)
A
28
Hàm lượng
Selen
mg/l 0,01
TCVN 6183-1996
(ISO 9964-1993)
C
29

Hàm lượng
Natri
mg/l 200 TCVN 6196-1996 B
30
Hàm lượng
Sunphat
mg/l 250
TCVN 6200-1996
(ISO 9280-1990)
A
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 12
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
31 Hàm lượng Kẽm mg/l 3
TCVN 6193-1996
(ISO 8288-1989)
C
32
Chỉ số
Pecmanganat
mg/l 2
TCVN 6186:1996
hoặc ISO 8467:1993€
A
33 Clo dư mg/l
Trong
khoảng 0,3 –
0,5
SMEWW 4500CL hoặc
US EPA 300.1

A
34
Coliform tổng
số
Vi
khuẩn/
100ml
0
TCVN 6187-1,2:1996
(ISO 9308-1,2-1990)
hoặc SMEWW 9222
A
35
E.coli hoặc
Coliform chịu
nhiệt
Vi
khuẩn/
100ml
0
TCVN 6187-1,2:1996
(ISO 9308-1,2-1990)
hoặc SMEWW 9222
A
Nguồn: doc.edu.vn
2.1.6 Sơ lược về công trình xử lý nước ngầm
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình xử lý nước ngầm
A) Các loại giếng khoan
- Giếng khoan: là công trình thu nước ngầm mạch sâu. Độ sâu khoang phụ
thuộc vào độ sâu tầng chứa nước, thường nằm trong khoảng 20-200m, đôi

GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 13
SVTH: Nhóm 5
Chất khử trùng
Giàn mưa
hay thùng
quạt gió
Bể lắng
đứng
Bể lọc
nhanh
Bể chứa
nước sạch
Từ trạm bơm
Giếng tới
Đồ án xử lý nước cấp
khi có thể lớn hơn. Giếng khoan được sử dụng rông rải trong mọi trạm xử
lý.
- Giếng khơi: là công trình thu nước ngầm mạch nông, thường không áp, đôi
khi áp lực yếu, chỉ áp dụng đối với các điểm dung nước ít hoặc hộ gia đình
lẻ.
- Đường hầm thu nước: được áp dụng để thu nước ngầm mạch nông, độ sâu
tầng chứa nước không quá 8m, cung cấp cho những điểm thu nước với lưu
lượng nhỏ.
- Công trình thu nước ngầm mạch lộ thiên.
- Công trình thu nước thấm.
B) Làm thoáng
- Nước cần làm thoáng được tưới lên giàn làm thoáng một bậc hay nhiều bậc
với các sàn rải xỉ hoặc tre gỗ. Lưu lượng tưới và chiều cao tháp cũng lấy
như trường hợp trên. Lượng oxy hòa tan sau làm thoáng là 55% lượng oxy
hòa tan bảo hòa. Hàm lượng CO

2
sau làm thoáng giảm 50%.
- Hấp thụ và hấp phụ bằng than hoạt tính.
- Khử mùi, vị, màu của nước sau khi sử dụng phương pháp xử lý truyền
thống không đạt yêu cầu.
- Làm mền nước.
- Khử ra khỏi nước các ion Ca
2+
và Mg
2+
đến nồng độ đạt yêu cầu.
- Khử mùi.
- Khử ra khỏi nước các cation và anion của các muối hòa tan đến nồng độ
yêu cầu.
2.1.7 Bể lắng ngang
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 14
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật, có thể làm bằng gạch hoặc bê tông
cốt thép. Được sử dụng trong các trạm xử lí có công suất lớn hơn 3000 m
3
/ngày
đêm đối với trường hợp xử lí nước có dùng phèn và áp dụng có công suất bất kì
cho các trạm xử lí không dùng phèn.
Hình
2.2
Cấu
tạo bể lắng ngang
 Cấu tạo bể lắng ngang bao
gồm bốn bộ phận chính

 Bô phận phân phối nước
vào bể
 Vùng lắng cặn
- Hệ thống thu nước đã lắng
- Hệ thống thu xả cặn
 Căn cứ vào biên pháp thu nước đã lắng, người ta chia bể lắng ngang làm
hai loại
- Bể lắng ngang thu nước ở cuối và bể lắng ngang thu nước đều trên bề mặt.
- Bể lắng ngang thu nước ở cuối thường được kết hợp với bể phản ứng có
vách ngăn hoặc bể phản ứng có lớp cặn lơ lửng.
- Bể lắng ngang thu nước bề mặt thường kết hợp với bể phản ứng có lớp cặn
lơ lửng.
 Chi tiết một bể lắng ngang
- Bể lắng ngang thường chia thành nhiều ngăn. Chiều rộng mỗi ngăn từ 3 ÷
6m.
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 15
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
- Chiều dài bể không quy định, nhưng khi bể có chiều dài quá lớn có thể cho
nước chảy xoay chiều. Để giảm bớt diện tích bề mặt xây dựng, ở một số
nước người ta xây dựng bể lắng nhiều tầng (có thể 2,3 tầng).
- Để phân phối nước đều trên toàn bô diện tích bể lắng, cần đặt các vách
ngăn có đục lỗ ở đầu bể, cách tường 1 ÷ 2m.
- Đoạn dưới của vách ngăn trong phạm vi chiều cao từ 0,3÷0,5m kể từ mặt
trên của vùng chứa nén cặn không cần phải khoan lỗ.
- Tổng diện tích lỗ lấy theo tốc độ nước qua lỗ từ 0,2 ÷ 0,3m/s.
- Các lỗ của ngăn phân phối có thể tròn hoặc vuông, đường kính hay kích
thước cạnh 50 ÷ 150mm. Để thu nước đều, có thể dùng hệ thống máng thu
nước ở cuối hay hệ thống ống châm lỗ thu nước bề mặt.
- Ở bể lắng ngang thu nước ở cuối, dùng máng thu nước như máng phân

phối ở đầu bể. Nước sau khi lắng đi qua tường thu có lỗ vào ngăn thu để
dẫn sang bể lọc.
- Bể rộng ngăn thu thiết kế bằng hoặc nhỏ hơn ngăn phân phối. Tốc độ nước
qua lỗ tường thu ở cuối lấy nhỏ hơn hoặc bằng 0,5m/s. Đối với bể lắng
ngang thu nước đều trên bề mặt, phải thiết kế các máng treo hoặc ống có lỗ
chảy ngập. Đường kính lỗ không nhỏ hơn 25mm, tốc độ nước chảy qua lỗ
lấy bằng 1m/s, tốc đô nước chảy ở cuối máng hoặc ống lấy bằng 0,6 -
0,8m/s.
- Mép trên của máng phải cao hơn mực nước cao nhất trong bể là 0,1m. Ống
đặt ngập dưới mực nước, độ ngập ống phải xác định bằng tính toán thủy
lực. Máng và ống phải đặt trên 2/3 chiều dài bể lắng tính từ tường lên. Lỗ
của máng để cao lên đáy máng 5 ÷ 8cm, lỗ của ống hướng nằm ngang.
- Nước từ máng hoặc ống phải tự chảy vào máng chính. Khoảng cách giữa
các trục máng hoặc ống không được vượt quá 3m. Khoảng cách tới tường
bể không nhỏ hơn 0,5m và không vượt quá 1,5m.
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 16
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
- Ống dẫn nước vào bể, ống phân phối và ống dẫn nước ra khỏi bể lắng phải
tính toán với khả năng dẫn được lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng tính
toán từ 20 ÷ 30%.
 Hệ thống xả cặn
- Cặn trong bể lắng ngang thông thường tập trung ở nửa đầu của bể.
- Vì lượng cặn lớn, nên việc xả cặn rất quan trọng.
- Nếu xả cặn không kịp thời sẽ làm giảm chiều cao lắng nước của bể, mặt
khác cặn có chứa chất hữu cơ, chất hữu cơ sẽ lên men, tạo nên bọt khí làm
phá vỡ bông cặn và vẩn đục nước đã lắng.
- Vì vậy nên có biện pháp cơ giới và biện pháp thủy lực.
- Đối với xả cặn bằng cơ giới: bể lắng phải thiết kế dung tích vùng chứa và
nén cặn theo kích thước của thiết bị xả cặn.

- Đối với xả cặn bằng thủy lực: phải thiết kế hệ thống thu cặn bằng ống hoặc
máng, đảm bảo xả 30 ÷ 60% lượng cặn trong thời gian 20 ÷ 40 phút. Đáy
bể lắng giữa các ống hoặc máng thu cặn phải cấu tạo hình lăng trụ với góc
nghiêng giữa các cạnh là 45
0
.
- Khoảng cách giữa trục máng hoặc ống không lớn hơn 3m. Vận tốc của cặn
ở cuối
ống hoặc
máng cần
lấy
không
nhỏ hơn
1m/s, vận tốc qua lỗ lấy bằng 1,5m/s, đường kính lỗ không nhỏ hơn 25mm.
- Khoảng cách giữa các tâm lỗ 300 ÷ 500mm. Tỉ số giữa tổng diện tích và
diện tích tiết diện máng hoặc ống phải lấy bằng 0,7 với mức xả cặn 50% và
lấy bằng 0,5 với mức xả cặn là 60%.
- Lượng nước xả khi cọ rửa và xả cặn ra khỏi hố phải tính theo thời gian làm
việc của bể giữa hai lần xả cặn có kể đến hệ số pha loãng cặn. Hệ số này lấy
bằng 1,3 khi xả cặn bằng cách tháo cạn bể và sử dụng lại nước của vùng
lắng, nếu không sử dụng lại thì lấy bằng tỉ số giữa dung tích bể lắng và
dung tích vùng chứa nén cặn.
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 17
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
- Khi xả cặn bằng thủy lực thì láy hệ số pha loãng bằng 1,5. Đáy bể lắng
ngang khi rửa cặn bằng ống mềm phải có độ dốc dọc không nhỏ hơn 0,02
theo hướng ngược với chiều nước chảy và độ dốc ngang trong mỗi ngăn
không được lớn hơn 0,05. Khi xả cặn bằng thủy lực cần lấy độ dốc dọc của
đáy bể không nhỏ hơn 0,005.

- Thời gian xả kiệt bể lắng không quá 6 giờ. Sơ đồ cấu tao bể lắng ngang thu
nước ở cuối và bể lắng ngang thu nước bề mặt.
 Bể lắng ngang tiếp xúc
- Có chức năng lưu nước lại trong bể từ 30 ÷ 45 phút tạo điều kiện cho quá
trình ôxi hóa và thủy phân sắt diễn ra hoàn toàn, đồng thời giữ một phần
bông cặn nặng trước khi đưa sang bể lọc.
- Chức năng chính của bể lắng tiếp xúc là để cho Fe
2+
tiếp xúc với ôxi của khí
trời, nên còn gọi là bể tiếp xúc.
- Khi công suất trạm xử lí nước ngầm lớn hơn 30.000 m
3
/ngày đêm thì dùng
bể lắng ngang tiếp xúc.
- Cấu tạo của bể lắng ngang tiếp xúc về cơ bản tương tự như bể lắng ngang
làm trong nước nhưng khác với bể lắng ngang thông thường, người ta phải
bố trí thêm các vách ngăn theo chiều dọc bể. Khoảng cách giữa các vách
ngăn từ 2÷4m. Trên các vách ngăn có bố trí các cửa sổ hướng dòng chảy
theo chiều dích dắc lên xuống để tránh sóng và dễ lắng cặn. Diện tích cửa
sổ thường lấy từ 30÷50% diên tích vách ngăn. Mép dưới cửa sổ hướng
dòng cao hơn lớp cặn tối thiểu là 0,5m. Chiều dày lớp cặn lấy tối thiểu
0,5m. Chiều cao vùng lắng lấy từ 1,5÷3,5m, tốc độ nước dâng trong bể
không lớn hơn 1mm/s.
2.1.8 Bể lọc nhanh
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 18
SVTH: Nhóm 5
Hình 2.3 Cấu tạo bể lọc nhanh
Đồ án xử lý nước cấp
 Lý thuyết quá trình lọc
- Nước sau khi lắng vẫn còn chứa một lượng đáng kể các bông cặn sắt, vì vậy

cần cho qua bể lọc. Thông thường sử dụng bể lọc với vật liệu lọc là cát và
sỏi (đá).
- Lớp sỏi bên dưới bao quanh các ống thu nước, lớp cát phía bên trên. Người
ta thường chọn loại cát có kích thước hạt thô và đều (cát lọc). Nếu không có
thì có thể dùng cát xây dựng như loại hạt to để tránh làm tắc lọc nhanh và
rửa lọc dễ dàng.
- Nước đi từ trên xuống (lọc thông thường) hay từ dưới lên (lọc nổi), các cặn
sắt sẽ bị giữ lại trong lớp vật liệu lọc và trên bề mặt chúng. Nước sau khi
lọc có hàm lượng sắt đạt yêu cầu sử dụng.
- Mục đích của quá trình này là loại trừ các hạt cặn nhỏ không lắng được
trong bể lắng, nhưng có khả năng dính kết lên bề mặt hạt lọc.
 Vật liệu lọc
- Cát thạch anh: kích thước hạt 0,9 – 1,2 mm tác dụng loc cơ học loại bỏ căn
bẩn, huyền phù, cặn lơ lửng.
- Than antraxit: than antraxit dùng làm vật liệu lọc phải là các hạt cứng, bền,
không được chứa đất cát bở rời, sét hoặc các hợp chất vỡ vụn khác.
Than antraxit dùng làm vật liệu lọc phải có các đặc tính sau:
 Tỷ trọng >14 g/cm
3
.
 Độ hòa tan trong axit HCl 1:1 <5%.
 Độ rỗng >50%.
 Lượng than antraxit có đường kính cỡ hạt nhỏ hơn qui định không được
vượt quá 5%.
 Lượng than antraxit có đường kính cỡ hạt lớn hơn qui định không được
vượt quá 10%.
- Than hoạt tính:
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 19
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp

 Than hoạt tính dạng hạt không được chứa các tạp chất vô cơ cũng như
hữu cơ hòa tan gây độc hại đối với người sử dụng nước.
 Than hoạt tính dùng làm vật liệu lọc không được tạo nên bất cứ một
thành phần nào trong nước vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh qui định và các
tạp chất trong than hoạt tính nằm trong giới hạn sau:
• Chì Pb <10 ppm.
• Kẽm Zn < 50 ppm.
• Cadmi Cd <1 ppm.
• Arsenic As <2 ppm.
• Độ ẩm <8% tính theo khối lượng.
• Tỷ trọng 0,36 g/cm
3
.
- Sỏi đá: (2–20mm; h=100mm),(20-40mm; h=150mm).
- Các loại vật liệu tổng hợp (polime).
- Yêu cầu chung đối với vật liệu lọc:
 Có tính chất hóa học ổn định.
 Đô bền cơ tốt và không bị vỡ vụn.
 Cỡ hạt thích hợp, rẻ tiền, dễ kiếm…
 Bể lọc nhanh
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 20
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
V = 1,5.10
-3
m/s.
- Bể lọc nhanh bao gồm: bể lọc một chiều và bể lọc hai chiều. Trong bể lọc
một chiều gồm một lớp vật liệu lọc hoặc hai hay nhiều lớp vật liệu lọc.
- Bể lọc nhanh được sử dụng trong dây chuyền khử sắt của nước ngầm.
- Trong quá trình lọc nhanh, nước cần xử lý đi qua lớp hạt có kích thước

trung bình lớn, vận tốc cao.
- Nguyên lý làm việc:
+ Khi lọc: nước được dẫn từ bể lắng sang, qua máy phân khối vào bể
lọc, qua lớp vật liệu lọc, lớp sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và được đưa về
bể chứa nước sạch.
+ Khi rửa: nước rửa do bơm hoặc đài nước nước cung cấp, qua hệ thống
phân phối nước rửa lọc, qua lớp sỏi đỡ, lớp vật liệu lọc và kéo theo cặn bẩn tràn
vào máng thu nước rửa thu về máng tập trung, rồi được xả ra ngoài theo mương
thoát. Quá trình rửa được tiến hành đến khi nước rửa hết đục thì ngừng rửa.
+ Sau khi rửa: nước được đưa vào bể đến mực nước thiết kế, rồi làm
việc. do các mới rửa chưa được sắp xếp lại, độ rỗng lớn, nên chất lượng nước
lọc ngay sau khi rửa chưa đảm bảo, phải xả nước lọc đầu, không đưa ngay vào
bể chứa. Thời gian xả nước lọc đầu quy định là 10 phút.
+ Hệ thống phân phối nước rửa lọc
• Nhiệm vụ: phân phối đều nước rửa theo toàn bộ diện tích bể lọc.
• Hệ thống phân phối nước rửa lọc chia làm hai loại:
 Hệ thống phân phối trở lực nhỏ: gồm giàn ống phân phối và sàn
phân phối.
 Hệ thống phân phối trở lực lớn có lớp sỏi đỡ: gồm giàn ống
phân phối và sàn phân phối. Giàn ống phân phối được đặt trong
lớp sỏi đỡ ở sát đáy bể.
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 21
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
+ Hệ thống thu nước rửa lọc
• Nhiệm vụ: thu nước đều trên toàn bộ diện tích bể và tiêu nước một
cách nhanh chóng.
• Để thu nước đều thường thiết kế một số máng thu đặt song song
nhau và song song với thành bể. Khoảng cách giữa hai máng kề
nhau tính từ tim máng không được lớn hơn 2,2 m. Mép trên của tất

cả các máng phải thiết kế cùng một độ cao và phải tuyệt đối nằm
ngang. Đáy máng thu phải có độ dốc 0,01 về phía máng tập trung.
• Máng thu nước có thể làm bằng bê tong cốt thép, thép, gỗ hay chất
dẻo.
2.1.9 Bể chứa nước sạch
- Bể chứa nước sạch có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp 1 và
trạm bơm cấp 2. Nó còn có nhiệm vụ dự trữ nước xả cặn bể lắng, nước rửa bể lọc
và nước dùng cho các nhu cầu khác của nhà máy.
- Bể có thể làm bằng bê tong cốt thép hoặc bằng gạch có dạng hình chữ nhật hoặc
hình tròn trên mặt bằng, bể có thể xây dựng chìm, nổi hoặc nửa chìm nửa nổi tùy
thuộc vào điều kiện cụ thể.
2.1.10 Giàn mưa
Hay còn gọi là công trình làm thoáng tự nhiên, có chức năng làm giàu ôxi cho
nước và khử khí CO
2
có trong nước.Giàn mưa cho khả năng thu được lượng ôxi hòa
tan bằng 55% lượng ôxi bão hòa và có khả năng khử được 75 ÷ 80% lượng CO
2

trong nước. Nhưng lượng CO
2
còn lại sau làm thoáng không xuống thấp hơn 5 ÷
6mg/l. Cấu tạo giàn mưa gồm các bô phận sau:
- Hê thống phân phối nước
- Sàn tung nước
- Sàn đổ vật liệu tiếp xúc
- Hệ thống thu, thoát khí và ngăn nước
- Sàn và ống thu nước
 Hệ thống phân phối nước: có thể dùng hệ thống máng phân phối nước hoặc hệ
thống giàn ống phân phối hoặc sàn phân phối.

GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 22
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
- Hệ thống máng phân phối bao gồm: một máng chính có tiết diện chữ nhật và có
máng phụ vuông góc với máng chính có tiết diện hình chữ V với các răng cưa ở
mép trên của máng để phân phối nước.
- Khoảng cách giữa trục các máng phụ là 0,3m, khoảng cách rục các răng cưa là
35mm, chiều sâu răng cưa là 25mm.
- Khoảng cách từ mép máng chính đến máng phụ lấy từ 30 ÷ 100mm. Nếu dùng
sàn phân phối bằng tôn, thì lỗ khoan có d=5mm.
- Số lỗ tính toán để lớp nước trên sàn luôn dày 50 ÷ 70mm để đảm bảo phân phối
đều nước trên toàn diện tích.
- Nếu dùng giàn ống phân phối thì lỗ khoan trên ống có d=5 ÷ 10mm.
- Cấu tạo hệ thống phân phối nước lên giàn mưa tương tự như hệ thống phân
phối nước rửa lọc có trở lực lớn ở bể lọc nhanh.
- Cường độ phun mưa từ 10 ÷ 15m
3
/m
2
-h.
 Sàn tung nước: đươc đặt dưới máng phân phối với khoảng cách 0,6m. Sàn tung
được làm bằng ván gỗ, bằng sàn tre. Sàn làm bằng ván gỗ gồm các ván rộng
20cm đặt cách nhau 10cm. Sàn tre làm bằng nửa cây tre xếp cách mép nhau
5cm.
 Sàn đổ lớp vật liệu tiếp xúc:
- Nằm phía dưới sàn tung nước.
- Bao gồm từ 1 ÷ 4 sàn, bố trí cách nhau 0,8m, sàn đổ lớp vật liệu tiếp xúc có thể
làm bằng tôn hay bê tong có xẻ khe hay đục lỗ.
- Tỉ lệ khe hoặc lỗ chiếm 30 ÷ 40% diện tích sàn. Ngoài ra người ta còn dùng các
thanh tre hoặc gỗ đặt cách nhau 2cm.

- Phía trên mỗi sàn đổ lớp vật liệu tiếp xú dày từ 30 ÷ 40cm. Lớp vật liệu tiếp xúc
thường là cuội, sỏi, than cốc, than xỉ.
- Lớp vật liệu này có chức năng chia nước thành những màng mỏng xung quanh
vật liệu tiếp xúc để tang khả năng tiếp xúc giữa nước và không khí.
 Hệ thống thu, thoát khí và ngăn nước:
- Để có thể thu ôxi của khí trời, kết hợp với việc đuổi khí CO
2
ra khỏi giàn mưa,
đồng thời đảm bảo nước không bắn ra ngoài, người ta thiết kế hệ thống cửa
chớp.
- Các cửa chớp có thể làm bằng bê tong cốt thép hoặc bằng gỗ. Góc nghiên giữa
cửa chóp với mặt phẳng nằm ngang là 45
0
.
- Khoảng cách giữa 2 cửa chớp kế tiếp là 200mm với chiều rộng mỗi cửa là
200mm.
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 23
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
- Các cửa chớp được bố trí ở xung quanh trên toàn bộ chiều cao của giàn mưa,
nơi có bề mặt tiếp xúc với không khí.
 Sàn và ống thu nước:
- Sàn thu nước được đặt ở dưới đáy giàn mưa, có độ dốc từ 0,02 ÷ 0,05 về phía
ống dẫn nước xuống bể lắng tiếp xúc. Sàn làm bằng bê tông cốt thép.
- Để thu được nhiều ôxi của khí trời và đuổi được nhiều khí CO
2
có trong
nước, giàn mưa được thiết kế với hình dáng mỏng và kéo dài theo hướng
vuông góc với lượng gió chính. Chiều rộng giàn mưa ≤ 4m.
 Ngoài 5 bộ phận chính, giàn mưa còn được trang bị ống dẫn nước lên giàn mưa,

ống dẫn nước xuống bể lắng tiếp xúc có lắp van, các vòi nước và ống cao su để
thau rửa cặn sắt bám vào sàn tung, các ống thoát nước. Chu kì thau rửa giàn
mưa tùy theo hàm lượng sắt của nước nguồn, thong thường mỗi tuần thau rửa
một lần.
Bảng 2.2 Sơ lược về một số loại hóa chất xử lý nước ngầm
Chỉ tiêu chất lượng nước Phương pháp xử lý hóa học Hóa chất sử dụng
Độ kiềm thấp Kiềm hóa nước Vôi, xôđa, xút
Có mùi và vị Cacbon hóa, clo hóa trước,
clo hóa trước kèm ammoniac
hóa, xử lý bằng kali
Than hoạt tính, clo lỏng,
kali permanganat,
ammoniac, ozon
Nước có nhiều muối cứng Khử cacbon, làm mềm bằng
vôi, xôđa, trao đổi ion
Vôi, xôđa, phèn (sắt
clorua), muối ăn, axit
sunfuaric
Có hyđro sunfua (H
2
S) Axit hóa, lảm thoáng, clo hóa,
đánh phèn
Axit sunfuaric, xôđa,
xút, vôi
Nước không ổn định có
chỉ số bão hòa cao
Axit hóa, phốt phát hóa Axit sunfuaric, phốt phát
natri
Nước có vi trùng Clo hóa, ozon hóa Clo, vôi, xôđa, phèn kali
permanganat

Nước có nhiều sắt Làm thoáng, clo hóa, kiềm
hóa, đánh phèn bằng kali
permanganat lọc kation
Nguồn: TS Nguyễn Ngọc Dung, 2010
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 24
SVTH: Nhóm 5
Đồ án xử lý nước cấp
CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN
3.1 Các công nghệ xử lý nước ngầm
- Quá trình xử lý nước phải qua nhiều công đoạn khac nhau, mỗi công đoạn được thực
hiện trong các công trình đơn vị khác nhau. Tập hợp các công trình đơn vị từ đầu đến
cuối gọi là dây chuyền công nghệ. Căn cứ vào chỉ tiêu chất lượng nguồn nước, yêu cầu
nước sử dụng có thể xây dựng các sơ đồ dây chuyền công nghệ khác nhau.
- Trong dây chuyền xử lý nước ngầm, chủ yếu là quá trình khử sắt và khử trùng.
+ Khử sắt được thực hiện trong công trình làm thoáng tự nhiên, làm thoáng
nhân tạo bể lắng tiếp xúc bể lọc.
+ Khử trùng: chất khử trùng phổ biến hiện nay là hợp chất clo được đưa vào
ống dẫn nước từ bể lọc sang bể chứa hoặc đưa trực tiếp vào bể chứa, để khử trùng hiệu
quả thời gian tiếp xúc giữa nước và clo tối thiểu là 30 phút. Ngoài ra có thể dùng ôzôn,
các tia vật lý, sóng siêu âm để tiệt trùng.
3.2 Thông số thiết kế
- Thành phần nước ngầm cần xử lý: pH, Fe, Coliform.
- Thành phần các chất ô nhiễm trong nước ngầm tại huyện An Phú được khảo sát
và lấy mẫu từ các giếng khoan của khu công nghiệp như sau:
 pH = 4,5
 độ màu: 0 Pt-Co
 As : 0,003 mg/l
 Clorua : 95 mg/l
 Tổng Fe: 12,5 mg/l
 Mn: 0 mg/l

 Coliform: 200 vi khuẩn/100ml
3.3 Yêu cầu sau xử lý
GVHD: Lê Thị Cẩm Chi 25
SVTH: Nhóm 5

×