Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TIỂU LUẬN vài nét văn hóa ĐỒNG TÍNH nữ LESBIAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.3 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

TIỂU LUẬN
VÀI NÉT VĂN HÓA ĐỒNG TÍNH NỮ - LESBIAN
MÔN HỌC: VĂN HÓA GIỚI
GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN TIỆP

Học viên: Bùi Đức Thuận
Lớp Cao học Văn hóa học K11
Mã số học viên: 0305161025

Thành phố Hồ Chí Minh
3 - 2011

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC

TIỂU LUẬN
VÀI NÉT VĂN HÓA ĐỒNG TÍNH NỮ - LESBIAN
MÔN HỌC: VĂN HÓA GIỚI
GVHD: PGS.TS NGUYỄN VĂN TIỆP

Học viên: Bùi Đức Thuận
Lớp Cao học Văn hóa học K11
Mã số học viên: 0305161025



Thành phố Hồ Chí Minh
3 - 2011

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................3
DẪN LUẬN.........................................................................................................................4
CHƯƠNG 1..........................................................................................................................6
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ..............................................................................................................6
CHƯƠNG 2........................................................................................................................10
VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ LESBIAN....................................10
2.1 VĂN HÓA NHẬN THỨC.......................................................................................10
2.1.1 Văn hóa nhận thức đồng tính nữ trong lịch sử..................................................10
2.1.2 Văn hóa nhận thức đồng tính nữ ở thời hiện đại...............................................12
2.2 VĂN HÓA ỨNG XỬ...............................................................................................15
2.2.1 Văn hóa ứng xử đồng tính nữ trong lịch sử.......................................................15
2.2.2 Văn hóa ứng xử đồng tính nữ ở hiện tại............................................................16
KẾT....................................................................................................................................22
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................24

3


DẪN LUẬN
Đồng tính – đồng tính luyến ái là một trong những vấn đề xã hội ngày càng
ngày càng thu hút sự quan tâm của các ngành khoa học. Cùng với y học, xã hội
học, tâm lý học, tình dục học… văn hóa học cũng tiến hành những nghiên cứu để

có một cái nhìn khách quan hơn, góp phần giảm thiểu những nhận thức thiên lệch,
thiếu chính xác về hiện tượng đồng tính luyến ái. Từ đó mới có cách ứng xử phù
hợp và những điều chỉnh cả về pháp luật sao cho nhân đạo, bình đẳng hơn đối với
những người có vấn đề về giới tính.
Văn hóa giới luôn gắn liền với vấn đề giới tính – tình dục, là những chủ đề
nhạy cảm của bất kì xã hội nào. Giới tính là một tính chất căn bản của con người,
vì vậy có thể thấy văn hóa giới là nội dung nghiên cứu phức tạp và có ảnh hưởng
lớn đến loài người. Trong số các đối tượng LGBT (lesbian, gay, bisexual and
transgender), gay – đồng tính nam chính là đối tượng được nhắc đến nhiều nhất và
cũng có thể nói là được nghiên cứu nhiều nhất. Các trường hợp còn lại chưa được
quan tâm và tìm hiểu đúng mức. Trong bài tiểu luận này, chúng tôi đặt mục tiêu
bước đầu tìm hiểu văn hóa lesbian.
Trước hết, chúng ta cần xác định có hay không cái gọi là ‘văn hóa lesbian’.
Đầu tiên, chúng tôi xin sơ lược về một số quan niệm về khái niệm đồng tính luyến
ái nói chung. Theo Từ điển Y học Anh – Việt của Bác sĩ Phạm Ngọc Trí, xuất bản
năm 2007, đồng tính luyến ái là “tình trạng bị lôi cuốn về mặt tình dục kín đáo
hay lộ liễu với một cá thể cùng phái tính. Điều này có thể xảy ra ở cả hai phái
(cũng xem đồng tính luyến ái nữ)... Đồng tính luyến ái không còn được coi là một
rối loạn tâm thần nhưng các cá thể muốn thay đổi khuynh hướng tình dục của
mình cũng sẽ được chữa trị. Không có thuốc tác động thay đổi khuynh hướng tình
dục, dù có thể giảm được xung động tình dục. Trong quyển “Encyclopedia and
Dictionary of medicine, nursing and allied health – seventh edition của Miller –
Keane”, mục từ homosexuality: có khuynh hướng hoặc các hoạt động tình dục với

4


người cùng giới tính. Cũng trong bách khoa thư của Miller – Keane, homosexual
là: 1. liên quan đến vấn đề đồng giới; hướng đến người đồng giới; ngược lại với
heterosexual – thích giao hợp với người khác giới. 2. Người bị hấp dẫn tình dục

bởi những người có cùng giới tính. Nhìn chung các nghiên cứu thuộc nhiều ngành
khoa học khác nhau đều có những điểm chung về tình dục đồng giới là: một xu
hướng tình dục (bao gồm cả quan hệ tình cảm và tình dục giữa hai cá thể cùng
giới: nam – nam hoặc nữ - nữ). “Tình dục đồng giới có tính chất cố định, không
phải là sự lựa chọn của cá nhân, được hình thành ngay từ nhỏ hoặc có thể trước
tuổi thành niên do sự tác động qua lại của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội,
trước cả khi có trải nghiệm tình dục thật sự”. Xét theo khía cạnh tâm lý, theo Từ
điển tâm thần học và tâm lý học Anh – Pháp – Việt của Tiến sĩ Nguyễn Văn Siêm,
homosexuality được xem là: chứng loạn dục đồng giới. Dù vậy, nhiều tài liệu đều
thống nhất rằng từ khoảng thập kỉ 70 của thế kỉ trước, các nhà tâm thần học không
còn xem xu hướng tình dục đồng giới là một bệnh tâm thần nữa.
Khái niệm lesbian – đồng tính nữ là một khái niệm không mới. Theo “Từ
điển khoa học xã hội Anh – Pháp – Việt” của Nguyễn Thượng Hùng, lesbian có
nghĩa đơn giản là (thuộc) luyến ái đồng giới nữ. Trong Encyclopedia and
Dictionary of medicine, nursing and allied health, mục từ lesbian có nghĩa một
người nữ có khuynh hướng tình dục đồng giới. Cũng trong bách khoa thư này,
lesbianism được chú giải là homosexuality between women – tình dục đồng giới
giữa những người phụ nữ. Tra cứu trong từ điển Y học Anh – Việt, chúng ta cũng
có thể thấy định nghĩa tương tự: lesbianism – chứng đồng tính luyến ái nữ là tình
trạng một phụ nữ bị lôi cuốn về tình dục, hay thực hiện các hoạt động tình dục với
một phụ nữ khác. Mặt khác, Từ điển tâm thần học và tâm lí học Anh – Pháp – Việt
định nghĩa từ lesbian là “người nữ loạn dục đồng giới.”
Về mặt từ nguyên, từ đồng tính nữ - lesbian xuất phát từ hòn đảo Lesbos
thuộc quần đảo Hy Lạp, nơi nhà thơ nữ Sappho sống vào những năm 600 trước
công nguyên. Trong tiếng Latin, lesbius là gốc từ của lesbian. Sappho là nhà thơ
có vốn hiểu biết sâu rộng và từng viết rất nhiều thơ tình cho những người phụ nữ.
5


Phần lớn những tác phẩm của bà bị phá hủy bởi những người theo tôn giáo cực

đoan, một vài tác phẩm của Sappho vẫn được lưu giữ và nêu bật tình yêu cũng như
sự say mê với những người phụ nữ khác. Mặc dù chưa có kết quả nghiên cứu
chính xác từ ngữ đồng tính nữ được dùng để nói về tình yêu giữa người phụ nữ với
người phụ nữ khác bắt đầu từ lúc nào. Tuy nhiên, một số kết quả tìm hiểu lần
ngược lại lịch sử có cho thấy từ đồng tính nữ đã được sử dụng từ những năm 1800
và trở nên phổ biến trong cộng đồng đồng tính nữ vào thập niên 1960 và 1970.
Vậy, có thể nói lesbians –
những người đồng tính nữ là những
con người bình thường trừ một điều
là họ có khát khao tình dục ngược lại
với đa số con người. Điều ấy có lẽ là
bất thường đối với quy luật tự nhiên
và sinh học nhưng không hề có tính
tiêu cực hay phi văn hóa. Họ là con
Nhà thơ nữ Sappho và người bạn

người, họ sống và chắc chắn sẽ tạo ra

những giá trị văn hóa riêng. Chính vì vậy, chúng ta vẫn có thể xem họ là một chủ
thể văn hóa. Chấp nhận lesbians – những người đồng tính nữ là một chủ thể văn
hóa, chúng ta có tiểu văn hóa lesbian trong nền văn hóa nói chung.
Nhiệm vụ của tiểu luận này là giới thiệu sơ lược (tiểu) văn hóa lesbian trong
hai nội dung chính: văn hóa nhận thức và văn hóa ứng xử. Chúng tôi chọn cách
tiếp cận từ nhận thức đến ứng xử vì từ nhận thức mới đi đến ứng xử. Cũng như có
nhận thức văn hóa mới có thể thực hành ứng xử có văn hóa.

CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

6



Ở phương Tây, nghiên cứu về đồng tính có thể xem là bắt đầu từ năm 1869.
Khi đó, nhiều y sĩ đã đã thiết lập chuyên ngành tình dục học để nghiên cứu một
cách khoa học đồng thời dưới góc nhìn y học về vấn đề giới tính, tình dục. Trong
số những chủ đề sớm nhất của ngành này là inversion – sự đồng dâm – thuật ngữ
chỉ những hành vi và thái độ mà sau này được phân loại dưới cái tên
homosexuality – tình dục đồng giới. Đồng dâm đã định nghĩa lại khát khao tình
dục cùng giới như là một khía cạnh cá nhân con người hay là một tồn tại tất yếu,
chứ không phải là tội lỗi nặng nề chống lại tự nhiên (hay các đấng tối cao như một
số tôn giáo quy tội).
Một thế kỉ sau đó, nhà lý luận người Pháp Michel Foucault chỉ ra rằng việc
hình thành đồng tính hiện đại là thời điểm đánh dấu một bước chuyển trong lịch sử
tình dục. Từ xưa, tình dục đồng giới trên khắp thế giới được coi là “tình yêu không
dám gọi tên”. Nhưng ngay trong thế kỉ XIX trước đó đã có nhiều tên gọi cho tình
dục đồng giới như bugger, sodomite, tribade… ám chỉ hành vi tính dục khi đàn
ông hoặc phụ nữ thực hiện với người cùng giới với họ, và những từ khác như
homosexual, invert và Unrning ý chỉ những sự đồng nhất được hình thành xung
quanh những hành vi này.
Giai đoạn khoảng giữa những năm 1900 và 1930 từng được xem là có nhiều
hoạt động nghiên cứu lĩnh vực tình dục học và văn chương đồng giới. Nhưng
khủng hoảng kinh tế và sức ép chính trị ở Mỹ và Châu Âu đã khiến cộng đồng
gay-les mới khai sinh với những nghiên cứu học thuật và các hoạt động sáng tạo
tiềm năng lại phải đi vào bí mật. Một số cá nhân đã có những công trình quan
trọng và đóng vai trò anh hùng: Alfred Kinsey với những nghiên cứu đột phá về
tình dục học, Jeannette Foster tự xuất bản một nghiên cứu đặc biệt về khuynh
hướng đồng tính nữ trong văn chương.
Bất cứ ai sinh trước Thế Chiến Thứ II ở hầu hết các quốc gia châu Âu và cả
những họ hàng ở hải ngoại của họ được sinh ra trong một thế giới nơi mà khuynh
hướng tình dục đồng giới bị xem là tội ác, hay một bệnh về y học, và – đối với đạo

thiên chúa Do Thái – một tội lỗi. Các hành động về quyền quyền của gay và les,
7


mặc dù có lịch sử lâu dài nhưng cũng chỉ thực sự là một ‘thành công’ vào thời kỳ
hậu chiến của WWII, kể từ đây nó liên quan chặt chẽ tới sự trỗi dậy của ‘phong
trào xã hội mới’ và những người tán thành với khuynh hướng đó. Một phần nổi bật
từ cuộc cách mạng phản-văn hóa và liên kết với những phong trào như nữ quyền
lần hai, phản chiến và chống hạt nhân, năng lượng đen và chống thuộc địa (bao
gồm cả phong trào quyền công dân Mỹ và chống phân biệt chủng tộc ở Nam Phi)
và những ý tưởng về “New Left”, những nhà hoạt động cho tự do gay có khả năng
tận dụng sự bất mãn lan rộng, để đặt ra câu hỏi về những giá trị và những tinh thần
của lớp người cũ trong xã hội. Tất cả những khuynh hướng xã hội này đều ít nhiều
có đụng chạm tới vấn đề giải phóng tình dục đồng giới, giải phóng gay, có nghĩa là
sự khởi đầu của cả một thời kỳ thay đổi sâu sắc.
Tự thân khuynh hướng này chưa đủ ảnh hưởng, phải kể thêm một điều nữa
cần lưu ý là tình hình tinh thần con người thay đổi từ sau thế chiến II đã khiến cho
khuynh hướng này xuất hiện và thành công. Những ý tưởng mới xuất phát từ nhiều
nguồn khác nhau – các giải thích kiểu những người theo Freud về tính dục con
người, tranh cãi ở nhiều quốc gia về vấn đề giáo dục tình dục (thường liên quan
đến những tranh cãi về khống chế sinh sản, những nỗ lực bình ổn hôn nhân), tác
động của xuyên-văn hóa cho thấy nhiều xã hội có những người phải điều tiết với
khát khao tình dục đồng giới trong một thời gian dài, điều đáng nói là ‘vấn đề cá
nhân cũng là vấn đề chính trị’ – tất cả đẩy nhiều loại người lại với nhau cùng tranh
luận những vấn đề cũ là tình dục đồng giới thể hiện điều gì.
Một số phát triển khác cũng rất quan trọng và thật đa dạng. Nghiên cứu nổi
tiếng về tình dục học của Kinsey vào những năm 1940 cho thấy còn hơn cả sự xá
tội/đặc ân của một nhóm nhỏ bị lệch giới tính, những hoạt động tình dục đồng giới
giữa những người nam giới trở nên phổ biến hơn so với sự ước lượng của người ta;
hơn thế nữa, sự xuất hiện của các viên ngừa thai cho phép sinh hoạt tình dục tách

bạch rất rõ với việc sinh sản, khuyến khích các hoạt động tình dục trên quy mô lớn
vượt ra ngoài các quy tắc cũ.

8


Các nghiên cứu lịch sử cho thấy nguồn gốc lớn của nền văn hóa phương
Tây cũ, Hy Lạp cổ điển, đã từng có một bộ các sắp đặt được thể chể hóa dành cho
những quan hệ đồng giới. Những công trình nghiên cứu của Evelyn Hooker trong
xã hội học, Jeffrey Weeks, Gert Hekma, Alan Bray, Wilhelm von Rosen và
Giovanni Dall’Orto về lịch sử đồng tính nam, và Martha Vicinus, Lillian
Faderman, Karla Jay và Marie-Jo Bonnet về lịch sử đồng tính nữ đã mở rộng rất
nhiều kiến thức của chúng ta về tình dục học nói chung, và lịch sử hình thành của
nó. Tác phẩm khai phá trong nghiên cứu của nữ giới như các học giả và các nhà lý
thuyết Monique Wittig, Mary Daly và Kate Miller cung cấp một hướng tìm tòi
mới, mang tính nữ quyền trong văn hóa. Những huyền hoặc xung quanh các vấn
đề tình dục đồng giới đều bị phá vỡ (không may là cũng còn một số tồn tại trong
một thời gian nữa và bị dựng lên lại bởi những người ‘tín đồ’ ủng hộ cho quyền cơ
bản). Những việc làm của các nhà nghiên cứu gay và les – trong việc tái khám phá
cuộc sống của những người đồng tính luyến ái bị ‘đè nén bởi lịch sử’, làm suy yếu
dần những chú ý mang tính y học và tâm thần học về bệnh lý đồng tính luyến ái,
mà lập ra các văn bản về tần số của các hành vi tình dục đồng giới thông qua các
môi trường xã hội khác nhau, bằng cách cung cấp những bài viết mới về nghệ
thuật và văn chương – được viết rất hay để giải phóng gay và les hiện thời. Cuối
những năm 1940, chiến tranh lạnh leo thang. Cùng với nó là sự gia tăng áp bức đối
với những người có khát khao tình dục đồng giới. Cùng với những người cộng sản,
những người nước ngoài và những kẻ ‘ngoại đạo’ khác – tất cả đều bị xem là mối
nguy hiểm đối với an ninh quốc gia tại một số nước phương Tây – đồng tính luyến
ái đã phải trải qua một thời gian bị khủng bố. Ở Mỹ, cũng như ở Anh và Úc, giới
cầm quyền đã có những chiến dịch xóa bỏ những “kẻ ngoại đạo” vì họ có thể tạo

nên nguy hiểm.

9


CHƯƠNG 2
VĂN HÓA NHẬN THỨC VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ LESBIAN
2.1 VĂN HÓA NHẬN THỨC
2.1.1 Văn hóa nhận thức đồng tính nữ trong lịch sử
Tại châu Á
Ở khu vực này, tình ái đồng giới là một việc xảy ra thường xuyên từ xưa.
Nhiều người phương Tây đến đây đã rất sửng sốt trước việc nó được chấp nhận và
công khai. Quan hệ đồng tính tại Trung Quốc được ghi nhận là có từ năm 600
trước công nguyên. Người Trung Quốc có nhiều từ ngữ để nói trại, nói tránh dùng
để miêu tả điều này. Điều đáng nói là mối quan hệ đồng tính đó lại thường xảy ra
giữa những người có tuổi tác và địa vị xã hội khác biệt. Có cả hiện tượng đồng
dâm loạn luân giữa mẹ và con gái chẳng hạn. . Quan hệ gần gũi giữa những người
nữ cũng sớm được miêu tả trong bộ tranh Dục cung đồ với những cảnh có hai
người nữ ôm nhau. Về sau, xã hội Trung Quốc càng không xa lạ gì với hiện tượng
đồng tính nữ. Một thí dụ dễ thấy là trong tiểu thuyết kinh điển Hồng Lâu Mộng,
những việc âu yếm và quan hệ tình dục giữa những người đồng giới được mô tả và
chấp nhận một cách bình thường.
Ở Nhật Bản, người ta gọi thói quen đó là shudo (chúng đạo) hay nanshoku
( 男 色 nam sắc). Hiện tượng này đã được ghi lại trong những tài liệu trên một
nghìn năm tuổi và là một phần quan trọng trong cá tu viện đạo Phật cũng như
truyền thống samurai. Nền văn hóa ái tình đồng tính này đã dẫn đến một truyền
thống hình vẽ và văn chương ghi nhận và ca tụng các quan hệ kiểu này. Truyện kể
Genji là một trường thiên tiểu thuyết của Murasaki Shikibu (Bà Murasaki – Một
nữ sĩ cung đình Nhật Bản) cũng đề cập đến mối quan hệ này.
Thái Lan, một quốc gia ngày nay đã quá nổi tiếng về vấn đề đồng tính – cả

nam lẫn nữ - ngày xưa lại không có khái niệm “đồng tính luyến ái” mãi cho đến
cuối thế kỉ XX. Tuy vậy, kathoey hay “trai nữ” (cô chàng) là một phần trong xã
10


hội Thái nhiều thế kỉ. Ở quốc gia này, quan niệm của đạo Phật trong xã hội chấp
nhận một giới tính thứ ba.
Tại châu Âu
Những tài liệu phương Tây lâu đời nhất (trong hình thức mỹ thuật, văn học,
và truyền thuyết) về mối quan hệ đồng tính được tìm thấy từ Hy Lạp thời thượng
cổ, nơi các mối quan hệ đồng tính được xã hội tạo nên, được thành lập qua thời
gian từ thành phố này đến thành phố khác. Những mối quan hệ đồng tính giữa
những người thành niên với người trẻ tuổi được khuyến khích vì được xem là có
giá trị dạy dỗ, đồng thời để kiềm chế mức độ gia tăng dân số, đôi khi bị xem là làm
mất trật tự. Ban đầu, ngay cả Plato cũng ca ngợi những lợi ích của việc này trong
các tác phẩm khởi đầu của ông, nhưng trong các tác phẩm sau, triết gia này đã đề
nghị ngăn cấm hiện tượng trên.
Trong thời phục Hưng ở châu Âu, các thành phố ở miền bắc Ý như Firenze,
Venezia rất nổi tiếng về hiện tượng ái tình đồng tính. Do tư tưởng phục hưng, quay
về các giá trị La Mã, Hy Lạp, nên rất đông nam giới theo trào lưu này và học theo
kiểu mẫu của Hy Lạp, La Mã. Tuy vậy, chính quyền vẫn khởi tố, phạt và bắt bớ
nhiều người trong số nhóm nam giới theo tục lệ này.
Tại châu Mỹ
Trong xã hội thổ dân Bắc Mỹ, hình thức đồng tính luyến ái phổ biến nhất là
những người được xem là có hai linh hồn. Những người này được hầu hết các bộ
lạc công nhận và đặt tên cho vai trò này. Thông thường, những người này được
công nhận lúc còn nhỏ, được cha mẹ cho lựa chọn để theo con đường này. Nếu
đứa bé nhận vai trò, nó sẽ được dạy dỗ về những nhiệm vụ của mình, theo các
phong tục giới tính mà nó đã chọn. Về sau, người được chọn sẽ thành thầy pháp
nhưng được xem là có nhiều quyền phép hơn các thầy thường. Trong lĩnh vực tình

dục, họ cũng có quyền quan hệ với người khác phái.
Tại Trung Đông
Tại các nước Ả Rập và Ba Tư thời Trung Cổ, nhiều nhà thơ Hồi Giáo Islam (hầu hết là các Sufi) đã viết thơ ca tụng về hiện tượng ngủ chung với người
11


đồng giới. Trong một vài nền văn hóa Hồi giáo (Islam), tục lệ đồng tính luyến ái
rất phổ biến (xem Burton, Gide) và thậm chí một số vẫn còn tồn tại đến tận ngày
nay.
Trên con Đường Tơ Lụa giao điểm giữa hai nền văn hóa Đông – Tây, đã
từng nảy sinh một hiện tượng mà người ta gọi là văn hóa đồng tính luyến ái.
Tại Châu Phi

Tại Ai Cập, theo thần thoại thì nữ thần Mesenet đã có một người bạn tình là
nữ thần Shai.
Trong giai đoạn trước Công nguyên, Platon kể nhiều huyền thoại về nguồn
gốc và sự đa dạng của tình yêu. Trong đó có nhắc đến giới tính thứ ba. Người
thuộc giới tính thứ ba có đặc tính cả nam và nữ, được tạo ra bởi mặt trăng. Truyền
thuyết cho rằng con người bị thần Zeus trừng phạt nên người nam và người nữ
phải đi tìm người cùng giới để kết hợp, còn người giới tính thứ ba lại phải đi tìm
người khác giới để kết hợp. Đây là cách lý giải của Platon về nguồn gốc của tình
dục đồng giới.
2.1.2 Văn hóa nhận thức đồng tính nữ ở thời hiện đại
Trên thế giới
Tại sao là ‘thời hiện đại’ và ‘thời hiện đại’ ở đây có mốc thời gian cụ thể ra
sao? Như đã đề cập ở chương lịch sử vấn đề cũng như phần trên (2.1.1), nhận thức
của con người nói chung và những người đồng tính nữ nói riêng có những chuyển
biến khác biệt kể từ thời hiện đại. Mốc lịch sử thời hiện đại trong nhiều nghiên cứu
khoa học được xem là từ thế kỉ XVII, khi cuộc cách mạng công nghệ, khoa học bắt
đầu diễn ra. Ở đây, để thuận tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi chọn mốc từ

những năm 1970. Đây được các nhà nghiên cứu ở phương Tây xem là khoảng thời
gian bùng nổ những nghiên cứu nghiêm túc thực sự về vấn đề đồng tính luyến ái.
Đồng thời từ năm 1973, các nhà tâm thần học không còn xem xu hướng tình dục
đồng giới là một bệnh tâm thần nữa. Đó chính là một tiền đề quan trọng, giúp xã
hội có một cái nhìn cởi mở và bớt kỳ thị hơn với người đồng tính.

12


Hiện tại, đồng tính nữ vẫn còn được nhận thức hết sức mù mờ. Tuy vậy
nhiều quốc gia châu Á ngày nay đã dần dần tiếp nhận một cách không chính thức
hiện tượng đồng tính nữ và nền văn hóa lesbian. Ở Nhật, nơi văn hóa anime manga rất phát triển còn có thể loại truyện tranh Yuri với nội dung liên quan đến
các mối quan hệ đồng tính nữ.
Ở các nền văn hóa khác nhau và các quốc gia khác nhau thì thái độ xã hội
đối với đồng tính luyến ái cũng không giống nhau. Tuy nhiên trên thế giới ngày
càng xuất hiện nhiều nghiên cứu khoa học, xã hội, văn hóa.. và các sản phẩm giải
trí, nghệ thuật, xuất bản phẩm, các thông tin trên các phương tiện truyền thông đại
chúng với giá trị tốt đẹp và nhận thức đúng đắn về vấn đề lesbian.
Tại Việt Nam
Một số nghiên cứu năm 2009 cho thấy chỉ có 18% người dân không kì thị
người đồng tính nhưng có tới 41% người dân kì thị người đồng tính và sự kì thị
này có xu hướng tăng lên tại Việt Nam. Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo
Thể hiện người đồng tính trên báo chí Việt Nam tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17-22009. Dưới cách nhìn nhận và ứng xử của một xã hội như vậy, người đồng tính
nam lẫn nữ (gay lẫn lesbian) có khi phải bỏ nhà ra đi vì không được gia đình chấp
nhận giới tính thật của họ; một số người bỏ học vì bị trêu chọc, phân biệt đối xử,
bắt nạt. Sự nổi loạn nhất thời của người lesbian không thể kéo dài. Để giảm bớt bất
ổn trong cuộc sống, họ tìm cách che giấu khuynh hướng giới tính thật của mình và
có biểu hiện bi quan, tiêu cực. Một số người đã không chịu đựng được sức ép dẫn
đến tự vẫn. 63% người đồng tính tránh sự kì thị bằng cách che giấu tình trạng thật
của mình và hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh vì nhận thức chưa đầy đủ.

Vẫn còn những ý nghĩ về tình trạng lesbian là một loại bệnh tật hoặc do số phận
trớ trêu bên trong những người lesbian.
Bên cạnh những cái nhìn chưa chuẩn xác về hiện tượng lesbian là rất nhiều
nỗ lực nhằm điều chỉnh nhận thức về người đồng tính nữ và văn hóa lesbian.
Trong đó có thể kể đến dự án “Vì một hình ảnh tích cực của cộng đồng người đồng
tính ở Việt Nam” (tên tiếng Anh là For a positive image of Lesbians, Gays,
13


Bisexuals and Transgender (LGBT) in Viet Nam). Đơn vị thực hiện dự án này là
Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (iSEE). Tiếp sau đó iSEE lại thực
hiện dự án nghiên cứu về chủ đề “Sống trong trong một xã hội dị tính – Câu
chuyện của 40 người nữ yêu nữ”. Đây là một trong những dự án hiếm hoi được tổ
chức và triển khai công khai, công minh về những người đồng tính nữ và văn hóa
lesbian. Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy người đồng tính nữ đều cố gắng giữ bí
mật tình trạng của mình và đều mang trong mình gánh nặng tâm lý. Về phía gia
đình, đa phần đều phản đối nếu biết tình trạng thật, hoặc có biết cũng âm thầm
chấp nhận và che giấu, không công khai với những người xung quanh. Tiêu cực
nhất là một số bậc cha mẹ xem việc con gái bị đồng tính nữ còn kinh khủng hơn
nghiện ma túy hoặc mại dâm. Theo thống kê tương đối của iSEE, ở Việt Nam có
hàng trăm ngàn người có xu hướng yêu người cùng giới, kể cả gay lẫn lesbian. Tổ
chức này cũng đưa ra lời kêu gọi không kì thị, xa lánh hay coi thường, đối xử bất
bình đẳng đối với những người đồng tính. iSEE cũng cho rằng hội phụ nữ, nơi
hoạt động vì sự tiến bộ của nữ giới, bảo vệ quyền lợi của nữ giới chính là đoàn thể
có khả năng phù hợp giúp đỡ những người nữ yêu nữ cũng như các thành viên
trong gia đình có người nữ yêu nữ, đặc biệt là mẹ của cô gái.
Mục tiêu sau cùng mà iSEE đặt ra là nâng cao nhận thức cũng như sự bao
dung, tôn trọng của toàn xã hội đối với cộng đồng những người đồng tính luyến ái.
Để thực hiện, iSEE cũng song song giúp các nhà báo có cái nhìn chuẩn xác hơn,
nhận thức hợp lý hơn để họ hiểu biết rõ hơn về vấn đề đồng tính ở nước ta. Một

trong những hoạt động quan trọng là thành lập nhóm làm việc có tên Nhóm Kết
Nối và Chia Sẻ Thông Tin – Information Connecting and Sharing (ICS). Nhóm
này chia sẻ thông tin và phản hồi với những bài báo, tờ báo có viết về chủ đề đồng
tính nhằm mục đích xây dựng hình ảnh người đồng tính một cách trung thực và
tích cực hơn trên các báo viết và báo mạng tại Việt Nam. Dự án của iSEE đã hợp
tác với các diễn đàn Bạn Gái Việt Nam, Táo Xanh, Thế Giới Thứ Ba, Vườn Tình
Nhân, Tình Yêu Trai Việt… và họ đều nhiệt tình ủng hộ ICS.

14


2.2 VĂN HÓA ỨNG XỬ
2.2.1 Văn hóa ứng xử đồng tính nữ trong lịch sử
Trên thế giới
Bên cạnh câu chuyện về nữ thi sĩ Sappho ở đảo Lesbos, lịch sử còn ghi
nhận các địa phương khác của Hy Lạp như thành phố Sparta cũng có bóng dáng
của những người đồng tính nữ. Sử gia Mestrius Plutarchus ghi nhận rằng nhiều
phụ nữ quý tộc tỏ ra rất thích các cô gái trẻ đẹp.
Theo thu thập tư liệu lịch sử và văn hóa dân tộc của các nền văn hóa thời kì
trước Công nghiệp, có 41% trong số 42 nền văn hóa phản đối vấn đề đồng tính,
21% chấp nhận hoặc phớt lờ và 12% không có khái niệm gì.
Nhìn chung, cả trong lịch sử lẫn hiện tại, đồng tính nữ ít thể hiện và chính
vì thế cũng không có phong trào đồng loạt nào như đồng tính nam (thời Phục
Hưng ở Ý) đồng thời đồng tính nữ cũng ít chịu sự phản đối hơn.
Từ thập niên 1970, nhiều nơi trên thế giới bắt đầu công nhận quan hệ tình
dục đồng giới giữa những người đủ tuổi. Thông kê về thái độ toàn
cầu năm 2003 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy châu Phi và Trung
Đông chống đối đồng tính một cách mạnh mẽ. Trong khi người ở Mỹ
Latin như Mexico, Argentina, Bolivia và Brazil thì cởi mở hơn rất nhiều. Quan
niệm ở châu Âu thì nằm giữa phương Tây và phương Đông. Đa số các nước Tây

Âu trong cuộc thăm dò cho rằng xã hội nên chấp nhận đồng tính trong khi người
Nga, người Ba Lan và người Ukraina phản đối. Người Mỹ chia làm hai nhóm:
51% ủng hộ và 42% phản đối.
Tại Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam có rất ít trường hợp đồng tính luyến ái được ghi
nhận, cả về đồng tính nam và đồng tính nữ. Trong thời chiến tranh, ở Sài Gòn
(thành phố Hồ Chí Minh ngày nay) có 18 quán bar dành cho đồng tính nam và 3
quán bar dành cho đồng tính nữ. Ngoài ra còn có nhiều hộp đêm, quán cà phê và
dịch vụ xông hơi dành cho các khách hàng đồng tính. Tại thơi điểm đó, đám cưới

15


đồng tính nữ không phải là hiếm. Báo Saigon Daily vào cuối thập niên 1960 có
đăng tin về một tổ chức ‘gái gọi’ cho các phụ nữ phương Tây đi du lịch và phụ nữ
thượng lưu ở Sài Gòn. Về sau tổ chức này bị giải tán do có dấu hiệu liên quan đến
trẻ em dưới 15 tuổi.
2.2.2 Văn hóa ứng xử đồng tính nữ ở hiện tại
Trên thế giới
Năm 1972, Sidney Abbot và Barbara Love viết tác phẩm Sappho Was a
Right-On Woman, khám phá mối quan hệ của những người đồng tính nữ cho tới
chủ nghĩa nữ quyền và tự do đồng tính nam. Tham vọng của các tác giả này được
nêu rõ trong phần giới thiệu của họ: “viết cho những người gần như bình thường…
để họ có thể sống một cuộc sống chung với tất cả cuộc đời của mọi người – như là
những con người, như là những người phụ nữ, như là những người đồng tính nữ
một cách bình thản, không e ngại.” Đó cũng chính là mục tiêu của phong trào tự
do đồng tính nữ: giáo dục những người khác về sự áp bức và diệt trừ áp bức để
những thành viên của phong trào này có tự do như những người công dân khác của
xã hộ đang thụ hưởng và để nhóm từng bị áp bức sẽ trở thành những công dân
bình thường. Những phong trào tình dục/giới tính cũng nhấn mạnh vào thực tế có

thể được chấp nhận trong xã hội như tự do tình dục trong cả các quy tắc và hành vi
tình dục dị giới – heterosexual.
Từ năm 1973, các nhà tâm thần học không còn xem xu hướng tình dục đồng
giới là một bệnh tâm thần nữa. Đó chính là một tiền đề quan trọng, giúp xã hội có
một cái nhìn cởi mở và bớt kỳ thị hơn với người đồng tính. Và mặc dù còn chịu
nhiều đối xử bất công, nhưng người đồng tính đã dần tạo được tiếng nói và chỗ
đứng xứng đáng của mình trong xã hội. Ngay từ những năm đầu thập niên 1980,
một tổ chức của những người đồng tính nữ nhằm đấu tranh cho quyền của mình đã
được thành lập ở Đức. Phong trào Feminism đòi nữ quyền, đòi cho phép người
đồng giới nữ kết hôn đồng với nhau, nhận con nuôi hay thụ tinh nhân tạo cũng
xuất hiện.

16


Vấn đề đồng tính luyến ái nữ không chỉ phức tạp và tùy thuộc và hoàn cảnh
địa lý mà cuộc sống của họ cũng có những khó khăn khác nhau tùy từng lứa tuổi.
Ở nhiều nơi, học sinh nam nữ đồng tính chịu nhiều phá phách, bắt nạt, cô lập, đối
xử không công bằng. Hành vi trẻ em bình thường bắt nạt trẻ em đồng tính là một
điểm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý và nhân cách sau này của những em
đồng tính.
Về mặt pháp luật hôn nhân đồng tính phụ thuộc rất lớn vào nhận thức xã
hội của từng quốc gia về vấn đề đồng tính. Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế
giới đều không cấm quan hệ tình dục giữa người đủ tuổi, bất kể họ muốn quan hệ
tình dục dị tính hay đồng tính. Một số địa phương công nhận quyền đồng tính, đối
xử những cặp đồng tính như vợ chồng. Một số địa phương khác như các quốc gia
Hồi giáo thì nghiêm ngặt hơn, không chấp nhận quan hệ đồng tính và người quan
hệ đồng tính có thể bị phạt tù hoặc thậm chí tử hình.
Hình bên dưới là bản đồ về quyền của người đồng tính trên thế giới (LGTB
rights in the World):


17


18


Bảng dưới đây cho thấy các quốc gia hoàn toàn hợp pháp hóa hôn nhân
đồng tính
Quốc Gia
Hà Lan
Tây Ban Nha
Canada
Bỉ
Nam Phi
Na Uy
Thụy Điển
Bồ Đào Nha
Iceland
Argentina

Năm bắt đầu thông qua hôn nhân đồng tính
2000
2005
2005
2006
2006
2008
2009
2010

2010
2010

Tại châu Á, tháng 8/2005, Hồng Công đã thông qua quyền tình dục của
người đồng tính. Các nước khác như Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan và
Campuchia, hôn nhân đồng tính cũng đã được hợp pháp hoá.
Ở Mỹ, trong cuộc tổng tuyển cử năm 2004, người ta ghi nhận có 4% cử tri
tự nhận họ là gay hoặc lesbian. Tuy nhiên, do áp lực xã hội, nhiều người có thể
không công nhận thiên hướng tính dục của mình. Ở Canada, một báo cáo vào năm
2003 của cục thống kê quốc gia cho biết trong những người Canada độ tuổi 18-59,
1% tự nhận họ là gay hoặc lesbian, 0,7% tự nhận là bisexual.
Văn hóa lesbian đang dần được chấp nhận không chỉ trong cuộc sống hàng
ngày mà còn trong cả lĩnh vực nghệ thuật, giải trí nói chung. Rất nhiều tác phẩm
từ điện ảnh, văn chương… diễn tả những câu chuyện tình yêu giữa người nữ với
nhau và nỗi đau của họ. Có thể kể tên các tác phẩm điện ảnh gần đây có đề cập đến
tình cảm lesbian như Drifting Flowers của Trung Quốc (2008), Cá và Voi (2001),
Pepa & Silvia – Đối diện nỗi sợ, Orlando (1993), Elena Undone, Bloomington…
Gần đây nhất là bộ phim nổi tiếng đã giúp nữ diễn viên Natalie Portman đạt giải
Oscar là Black Swan.
Tại Việt Nam
Trong xã hội Việt Nam hiện tại, đồng tính nữ vẫn là “tảng băng chìm”.
Người đồng tính nữ không chỉ không được công nhận về mặt pháp luật mà còn bị

19


kì thị bởi đa phần mọi người trong xã hội. Cũng như đồng tính nam, đồng tính nữ
đôi khi bị hiểu lầm là lối sống đua đòi, thác loạn, thể hiện mình lệch lạc và thái
quá. Dẫu vậy, khuynh hướng tự nhiên bên trong người đồng tính nữ không phải là
họ tự lựa chọn và họ vẫn phải tiếp tục sống với nó. Trong những nhận thức có thể

nói là sơ sài về đồng tính nữ hiện nay ta có thể thấy nhiều hoạt động, sinh hoạt
riêng của người đồng tính nữ vẫn tiếp tục diễn ra dù không công khai. Có thể kể
đến những diễn đàn, cuộc gặp gỡ kín, những trang web giao lưu kết bạn cùng phái
nữ, những hoàn cảnh sống chung không có chứng nhận hôn thú…
Ngày 7 tháng 3 năm 1998, hai người đồng tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh
Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được chấp nhận. Sau các đám cưới
này, Quốc hội thông qua đạo luật cấm hôn nhân đồng tính vào tháng 6 năm 1998.
Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội kêu gọi liệt kê đồng tính
luyến ái trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy, nhưng
đến nay chính phủ Việt Nam vẫn không có chính sách nào về quan hệ đồng tính.
Năm 2008, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định quy định việc xác định
lại giới tính đối với người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa
được định hình chính xác. Những người này là khác với người đồng tính.
Trong nghiên cứu năm 2010 của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi
trường (iSEE), người ta đã thấy rằng người đồng tính nữ rất khép kín và ít chịu thể
hiện ra ngoài. Nghiên cứu định tính có tên “Sống trong một xã hội dị tính – Câu
chuyện của 40 người nữ yêu nữ” được thực hiện tại Hà Nội. Đây là một trong hai
thành phố phát triển nhất và có lối sống hiện đại nhất cả nước. Vậy mà các chuyên
gia đã phải rất vất vả mới tìm được 40 người ở độ tuổi 21 – 30. Kết quả cho thấy,
người đồng tính nữ có cuộc sống xã hội tương đối bình thường nhưng cuộc sống
gia đình, cuộc sống cá nhân thì có nhiều trở ngại và phức tạp.

20


Về

mặt

Đám cưới đồng tính nữ ở Hà Nội năm 2010


pháp

luật, Việt Nam không cấm quan hệ tình dục đồng tính khi đã đủ tuổi thành niên.
Tuy vậy, pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận hôn nhân đồng tính. Công nhận
giới tính của lesbian, gay hoặc bisexual vẫn còn là vấn đề đang được nghiên cứu,
cân nhắc đối với hiến pháp và pháp luật Việt Nam. Hôn nhân đồng tính được coi là
trái luật hôn nhân và gia đình.
Trong xã hội bùng nổ thông tin, báo chí và các phương tiện truyền thông
khác đã góp phần không nhỏ nâng cao nhận thức về lesbian và giúp họ có một số
nơi sinh hoạt riêng tư, phù hợp như các diễn đàn, website. Bên cạnh đó, một số tác
phẩm văn học có cái nhìn trực diện về giới đồng tính như Vòng tay không đàn
ông về người đồng tính nữ của Bùi Anh Tấn. Lĩnh vực điện ảnh, phim truyền hình
cũng đóng góp một số tác phẩm có giá trị về mặt nghệ thuật cũng như xã hội, góp
phần tốt đẹp vào nhận thức đồng tính nữ. Có thể kể bộ phim Chơi vơi của đạo diễn
Bùi Thạc Chuyên, phim truyền hình Phía Cuối Cầu Vồng từ tác phẩm văn học
Công Ty của nhà văn Phan Hồn Nhiên…

21


KẾT
Những người đồng tính nữ - lesbians đã trải qua rất nhiều thế kỉ với nhiều
tâm trạng khác nhau nhưng có nhiều phần là những tâm trạng của người bị thiệt
thòi, áp bức, muốn giải thoát. Từ thời xa xưa, con người đã có những biến chuyển
tâm sinh lý khó lường, từ đó xuất hiện những người đồng tính nói chung và đồng
tính nữ nói riêng. Sống như là một vài cá nhân khác biệt so với xã hội luôn là điều
không dễ dàng đối với tất cả mọi người. Cho dù công khai hay kín đáo, bí mật thì
những người đồng tính nữ cũng là những con người với tất cả đặc điểm sinh học
bình thường, trừ cái phần khát khao hướng tới người đồng giới bên trong họ. Và là

những con người, họ cũng là chủ thể của nền văn hóa. Chính con người tạo ra văn
hóa. Văn hóa của người lesbian có thể rất khác biệt so với những nét văn hóa
chung nhưng có giá trị riêng của nó.
Trong khuôn khổ bài tiểu luận có hạn, chúng tôi đã cố gắng trình bày sơ
lược về lịch sử và vài nét trong nền văn hóa lesbian. Văn hóa lesbian – có thể thấy
có tính chất nổi bật là tính phản kháng là một tính chất đặc trưng của thời hiện
đại, của con người hiện đại.
Chủ thể của nền văn hóa lesbian là người nữ có khuynh hướng muốn là nam
– đồng thời khát khao người nữ khác. Chính cái khuynh hướng muốn là nam đó là
chống lại tự nhiên theo một nghĩa nào đó. Nam tính bên trong họ cũng muốn
chống lại số phận của họ. Nếu có cái nhìn cảm thông người ta sẽ càng thấy họ có
nhiều vấn đề phải chịu đựng và chống đối cả về thể xác lẫn tinh thần so với mọi
người. Chính vì vậy, họ phải phản kháng, mặc dù đa phần sự phản kháng cũng chỉ
ngấm ngầm chứ không phải tất cả họ đều bộc lộ ra hết. Cá nhân tác giả tiểu luận
hoàn toàn đồng ý rằng cần có cái nhìn khách quan hơn, công bằng hơn để dần dần
có những văn hóa ứng xử phù hợp với những con người bị số phận trao nhầm giới
tính. Văn hóa ứng xử với họ không chỉ là trong những điều bình thường giữa
người với người hàng ngày, mà quan trọng nhất là luật pháp và các quy định sao
cho công bằng và hợp lý với họ. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, người

22


đồng tính chiếm tỉ lệ khoảng 4-5% dân số thế giới. Dù ít nhưng họ vẫn là con
người, cũng có khát khao hạnh phúc và cần được đối xử công bằng.
Với tri thức mới và những chuyển biến to lớn trong xã hội, thời hiện đại và
con người thời hiện đại luôn có tính phản kháng vì không hài lòng với cuộc sống
hiện tại. Người lesbian và văn hóa lesbian có tính phản kháng cũng vì họ có nhiều
nỗi niềm riêng và có phần bất hạnh so với người thường. Người ta không có hạnh
phúc thì phải phản kháng lại cuộc đời bất hạnh đó và tìm kiếm hạnh phúc. Từ đó,

chúng tôi mong rằng sẽ có thêm nhiều nghiên cứu về văn hóa lesbian để con người
hiểu hơn về những người đồng tính nữ và văn hóa của họ và đồng thời ứng xử có
văn hóa hơn đối với họ, giúp họ có cuộc sống hạnh phúc hơn. Đó cũng chính là
một trong những mục đích, giá trị tốt đẹp của khoa học văn hóa học.

Chú thích:
- LGBT: viết tắt của từ tiếng Anh: Lesbians, Gays, Bisexuals and Transgender.
LGBT chỉ phong trào của những người đồng tính, song tính luyến ái và hoán
đổi/chuyển giới tính. Phong trào này có mục đích chính là đấu tranh để xã hội
công nhận họ, nhằm chống đàn áp, mục tiêu cuối cùng là bình đẳng cho người
LGBT.
- iSEE là một tổ chức phi lợi nhuận, được đăng kí thành lập tại Bộ Khoa học và
Công nghệ vào tháng 7 năm 2007. iSEE tập hợp được một đội ngũ nhà khoa học
trẻ được đào tạo ở nước ngoài chuyên nghiên cứu về các vấn đề của các cộng đồng
thiểu số, cộng đồng người đồng tính, người sống với HIV và phụ nữ ở Việt Nam.
- ILGA: viết tắt của từ tiếng Anh: International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and
Intersex Association. Liên hiệp quyền đồng tính quốc tế.
- Yuri: Yuri ( 百 合 , hoa bách hợp) là một thuật ngữ mà những người hâm
mộ anime, manga thường dùng để gọi những tác phẩm thuộc thể loại có liên quan

23


đến đồng tính nữ. Ở Nhật, từ GL (Girls Love - ガ ー ル ズ ラ ブ gāruzu rabu?)
thường được dùng nhiều hơn.

Tài liệu tham khảo
Sách tiếng Việt:
-


Từ Điển Y Học Anh – Việt – Bác Sĩ Phạm Ngọc Trí – Nhà xuất bản Y học
– 2007

-

Từ điển Tâm thần học và Tâm lí học Anh – Pháp – Việt – Tiến Sĩ. Bác Sĩ
Nguyễn Văn Siêm – Nhà xuất bản Từ điển bách khoa – 2003

Sách tiếng Anh:
-

Historical Dictionary of the Lesbian Liberation Movement: Still the Rage –
JoAnne Myers – The Scarecrow Press – 2003

- Lesbian Histories and Cultures: An Encyclopedia – Bonnie Zimmerman –
Garland Publishing – 2000
- Who’s who in Contemporary Gay and Lesbian History – From World War II
to the Present Day – Robert Aldrich, Garry Wotherspoon – Routledge –
2005
- Who’s who in Contemporary Gay and Lesbian History – From Antiquity to
World War II – Robert Aldrich, Garry Wotherspoon – Routledge – 2005
- Encyclopedia of Gay and Lesbian Popular Culture – Luca Prono –
GreedWood Press – 2008
- Encyclopedia and Dictionary of medicine, nursing and allied health – seventh
edition – Miller Keane – Saunders – 2003
Website:
- />- o/news-4697/iSEE-va-du-an-cho-cong-dong-DTLA-VietNam.html
- />
24



- />- />-

/>%C3%A3_h%E1%BB%99i_%C4%91%E1%BB%91i_v%E1%BB%9Bi_
%C4%91%E1%BB%93ng_t%C3%ADnh_luy%E1%BA%BFn_%C3%A1i

-

/>
-

o/showthread.php?83081-DONG-TINHLUYEN-AI-lesbian-amp-gay-

-

/>%E1%BA%BFn_%C3%A1i_%E1%BB%9F_Vi%E1%BB%87t_Nam

-
- />
25


×