Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Kiểm tra môn: Quản trị hậu cần kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.7 KB, 7 trang )

Kiểm tra môn: Quản trị hậu cần kinh doanh
Câu 1: Đặc điểm của các loại hình vận tải bằng: đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ.
- Đường bộ:
Vận tải bằng đường bộ là hình thức vận tải phổ biến và thông
dụng nhất trong các loại hình vận tải.Loại hình vận tải này có những ưu
điểm nổi bật là sự tiện lợi, tính cơ động và khả năng thích nghi cao với
các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh tế cao trên các cự li ngắn và
trung bình. Ô tô trở thành phương tiện vận tải phối hợp được với hoạt
động của các loại phương tiện vận tải khác như: đường sắt, đường thuỷ,
đường hàng không. Vận chuyển bằng đường bộ luôn chủ động về thời
gian và đa dạng trong vận chuyển các loại hàng hoá. Tuy nhiên hình
thức vận tải này bị hạn chế bởi khối lượng và kích thước hàng hóa,
không chở được những khối lượng hàng hoá lớn như vận tải bằng đường
thuỷ, nhưng lại khá linh hoạt với những hàng hoá có khối lượng vận
chuyển không quá lớn và nhỏ. Về chi phí các doanh nghiệp vận tải bằng
đường bộ có chi phí cố định thấp do các doanh nghiệp không sở hữu hệ
thống đường sá, tuy vậy chi phí biển đổi lại cao do các chi phí về nhiên
liệu, và các chi phí phát sinh khác trên đường đi như: lệ phí đường sá,
chi phí sữa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, chi phí trông coi
hàng hoá, giao nhận hàng
- Đường thuỷ:
Vận tải bằng đường thuỷ là hình thức có ưu điểm hơn hẳn các
hình thức vận tải khác là thích hợp với những khối lượng hàng hoá vận
chuyển lớn, nguy cơ bị tổn thất hàng hoá không lớn. Nhưng vận tải bằng
đường thuỷ lại bị hạn chế bởi tốc độ vận chuyển thấp, chậm, bị hạn chế
1
về mặt thời gian do bị giới hạn bởi các nhân tố như: thời tiết, hệ thống
đường, và phải kết hợp với các phương tiện phụ trợ khác, thời gian bốc
xếp hàng hoá chậm. Bên cạnh đó các doanh nghiệp vận tải bằng đường
thuỷ có chi phí cố định lại rất lớn, điều này là do các doanh nghiệp


trong ngành này đầu tư phần lớn vốn vào việc trang bị các phương tiện
vận tải, các chi phí về bến bãi, chi phí bốc dỡ hàng hoá cao do khối
lượng hàng hoá lớn. Mặc dù như vậy nhưng vận tải bằng đường thuỷ
vẫn là hình thức vận tải rẻ nhất đối với những hàng hoá có khối lượng
lớn trên những quãng đường dài.
- Đường sắt:
Vận tải bằng đường sắt là loại hình vận tải ra đời muộn hơn hai
loại hình vận chuyển ở trên. Vận tải đường sắt có ưu điểm quan trọng là
vận chuyển được các hàng nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ
nhanh, ổn định và giá rẻ. Nhược điểm chính của vận tải đường sắt là chỉ
hoạt động được trên các tuyến đường cố định, có đặt sẵn đường ray nên
nó thường kết hợp với các phương tiện vận chuyển khác để đưa được
hàng hoá tới điểm cuối cùng. Chi phí cố định của loại hình vận tải này
chiếm đa phần trong tổng chi phí vận tải, nó bao gồm các chi phí như:
chi phi về duy trì hệ thống đường, nhà ga, khấu hao thiết bị nhà ga,....
Chi phí biến đổi chiếm một tỉ lệ khoảng 1/3 tới 1/2 chi phí vận tải, chi
phí biến đổi thường là chi phí về lương, nhiên liệu, chí phí bốc xếp. Khi
khối lượng hàng hoá càng lớn làm cho chi phí biến đổi tính trên một
đơn vị hàng hoá giảm và làm cho tổng chi phí giảm đáng kể.
Câu 2:
Trong 3 hình thức vận tải kể trên, đường bộ là hình thức vận tải
phổ biến nhất và có sự cạnh tranh khốc liệt hơn cả đối với vận tải nội
địa. Do một loạt các ưu điểm kể trên như những lợi ích về chi phí, các
2
loại phương tiện vận tai phong phú, đa dạng, hệ thống đường sá thuận
lợi, sự thích ứng với các loại địa hình cao,… chính vì vậy để một doanh
nghiệp chọn tham gia vận tải bằng đường bộ cần một khoản chi phí
không quá lớn so với các loại hình vận tải khác. Mặt khác vận tải bằng
đường bộ rất phù hợp với vận chuyển nội địa. Hiện nay có rất nhiều
doanh nghiệp tham gia trong ngành vận tải đường bộ,tuy nhiên các công

ty vận tải lớn phải kể đến: công ty xe buýt HÀ NỘI, công ty TÂN ĐẠT,
công ty MAI LINH, công ty HOÀNG LONG, công ty taxi tải GIẢI
PHÓNG, công ty HOÀNG MINH ….Có thể chia các loại phương tiện
vận tải trong loại hình vận tải này theo đối tượng vận chuyển là hành
khách hay hàng hóa. Đối với vận tải hành khách có các phương tiện
như: vận tải khách bằng xe khách với số ghế từ 12 chỗ trở lên, vận tải
khách bằng taxi, vận tải khách bằng xe buýt, vận tải khách bằng những
phương tiện khác như xe máy (xe ôm), xe lam (xe mo to 3 bánh). Đối
với vận tải hàng hoá loại phương tiện chủ yếu được dùng là xe tải với
các xe có tải trọng rất đa dạng từ 0.25 tấn tới các xe tải kéo bằng dơ
mooc có tải trọng lên tới hàng vài trăm tấn.
Với mỗi loại phương tiện vận chuyển đều có ưu nhược điểm riêng,
và nó thích hợp trong những nhu cầu sử dụng của khách hàng, đối tượng
khách hàng mà doanh nghiệp vận tải hướng tới phục vụ. Với những
doanh nghiệp hướng tới đối tượng khách hàng là những người có nhu
cầu đi xa, hoặc phục vụ những nhu cầu mà có số lượng khách hàng khá
đông như cho thuê chao các đoàn đi du lịch, tham quan, vận tải khách
theo các tưyến cố định đi về các tỉnh xa họ thường sử dụng loại xe
khách từ 12 chỗ ngồi trở lên. Loại phưong tiện vận chuyển này có ưu
điểm là chở được số lượng khách hàng lớn và đi trên một quảng đường
dài điều này đã làm giảm chi phí biến đổi, tuy nhiên loại không phải lúc
nào cũng đáp ứng được đủ nhu cầu của khách hàng, hiện tượng “ cháy
3
”xe luôn xảy ra vào những dịp lễ tết ngày nghỉ như tết âm lịch, ngày
nghỉ 30-4, 1-5. những ngày này biện pháp duy nhất để có thể đáp ứng
được nhu cầu đi lại của khách hàng là “ nhét ” cho đầy xe mới thôi !
cảnh tượng này không năm nào là không có vì nhu cầu đi lại quá đông,
các doanh nghiệp vận tải không thể đáp ứng đủ. Vào những dịp nghỉ lễ,
các ngày nghỉ các doanh nghiệp kinh doanh xe cho thuê du lịch cũng
cháy xe với các tour du lịch. Sự quá tải này đã tiềm ẩn nhiều nguy hiểm

cho hành khách, không ít các tai nạn giao thông thảm khốc đã xảy ra
nguyên nhân một phần do sự cố “ đông người ” mang lại. Hệ thống
đường giao thông ở nước ta khá phát triển, nhiều con đường mới được
xây dựng, nhiều tuyến đường mới được mở điều đó giúp ích không nhỏ
cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trước
sự tăng lên của giá xăng dầu ngày càng phức tạp, sức ép tăng giá của
các dịch vụ, mặt hàng khác gây ra không ít khó khăn cho các doanh
nghiệp hiện nay. Các doanh nghiệp tham gia vận tải trong ngành này
phải kể đến: công ty HOÀNG LONG, công ty TÂN ĐẠT, công ty MAI
LINH,…sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành này ngày
càng lớn. Giá cả cũng có sự khác nhau giữa các hãng kinh doanh và hay
thay đổi trong các thời kì khác nhau, tuy nhiên có sự thay đổi không
nhiều, như Giá vé của Tiến Đạt hơn 2 năm qua không thay đổi. Xuất
phát từ Hà Nội, giá vé đi Nha Trang là 320.000 đồng/vé, đi TP.HCM là
380.000 đồng/vé ( cập nhật ngày 23/11/2007) .
Taxi là một phương tiện vận tải mà chỉ có ở các đô thị, các thành
phố, phục vụ một lượng nhu cầu đi lại không lớn của những người có
thu nhâp từ trung bình trở lên, và hiện nay nó là một phượng tiện khá xa
xỉ ngay cả đối với những người có thu nhập từ mức trung bỉnh trở lên.
Với ưu điểm là nhỏ gọn, sự tiện lợi và nhanh chóng, phù hợp với những
nhu cầu đi lại không xa, hoặc với gia đình vào ngày thường cũng như
4
các dịp ngày nghỉ lễ tết đây là loại phương tiện khá tiềm năng đối với
các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong điều kiện nhu cầu và mức
sống của người dân ngày càng tăng cao. Hệ thống đường sá và nhu cầu
của người dân các vùng ngoài đô thị là vấn đề cản trở sự phát triển loại
phương tiện này ở các vùng đó. Bên cạnh đó sự quản lý của nhà nước về
loại phương tiện vận tải này chưa thực sự chặt chẽ, hiện tượng taxi dù
vẫn thường xuyên xảy ra, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh
nghiệp vận tải kinh doanh loại hình vận tải này. Các doanh nghiệp tham

gia kinh doanh dịch vụ vận tải taxi như: taxi HOÀNG MINH, taxi
THĂNG LONG, taxi HÙNG VƯƠNG,…. Giá cả cũng là một vấn đề
cạnh tranh và cũng là một khó khăn trong thời kì giá xăng dầu tăng cao,
ví dụ công ty MAI LINH có cước là: đối với dòng xe Toyota Innova,
Toyota Zace, Mitsubishi: 15.000 đồng/1,8 km, từ km tiếp theo đến km
30 là 10.000 đồng/km; từ km 31 trở đi là 7.000 đồng/km. Đối với xe
Toyota Vios, Kia Spectra, giá mở cửa 15.000 đồng/1,8 km; từ km tiếp
theo đến km 30: 9.500 đồng/km, từ km 31 trở đi: 6.800 đồng/km. Riêng
dòng xe Suzuki Wagon, Deawoo Matiz của Mai Linh có giá mở cửa
14.000 đồng/1,8 km, giá cước trong phạm vi 30 km là 8.800 đồng/km,
từ km 31 trở đi: 6.500 đồng/km ( cập nhật 13/03/2008 ). Với nhu cầu
hiện nay tại các thành phố lớn như HÀ NỘI, TP HCM….
Về sử dụng phương tiện vận tải công cộng, xe buýt là loại phương
tiện vận tải công cộng duy nhất trong các thành phố lớn ở nước ta hiện
nay. Tuy nhiên với hệ thống đường sá hiện nay gây khó khăn không nhỏ
cho loại phương tiện này, quy chế chưa thực sự chặt chẽ. Điều này thể
hiện ở không ít những bất cập trong việc vận hành cũng như quản lý
loại phương tiện vận tải công cộng này. Hiện tượng xe buýt quá tải với
người dân HÀ NỘI là không có gì là xa lạ, việc thất thoát xăng dầu làm
tổn thất không ít cho nhà nước cũng như các công ty. Sự tăng giá xăng
5

×