Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tín hiệu thẩm mĩ đêm, chiều, đời người trong ca từ của Trịnh Công Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.31 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======

NGUYỄN THỊ THỦY

TÍN HIỆU THẨM MĨ “ĐÊM”, “CHIỀU”,
“ĐỜI NGƢỜI” TRONG CA TỪ
CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Lê Thị Thùy Vinh

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, trƣớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã động
viên giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Thùy Vinh đã tạo điều
kiện tốt nhất và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian và kiến thức có hạn nên những vấn đề trình bày trong khóa
luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 06 tháng 05 năm 2015
Sinh viên


NGUYỄN THỊ THỦY


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn tận tìn của cô Lê
Thị Thùy Vinh cùng với sự cố gắng của bản thân em. Trong quá trình nghiên
cứu em đã kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà
nghiên cứu với sự trân trọng và biết ơn.
Em xin cam đoan những kết quả trong khóa luận này là kết quả
nghiên cứu của bản thân em, không trùng với kết quả của các tác giả khác.
Nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, Ngày 06 tháng 05 năm 2015
Sinh viên

NGUYỄN THỊ THỦY


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 5
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 6
8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 6
NỘI DUNG ....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................ 7
1.1. Tín hiệu ................................................................................................. 7

1.2. Tín hiệu ngôn ngữ................................................................................. 7
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ (THTM) ................................................................... 9
1.3.1. Thuật ngữ ....................................................................................... 9
1.3.2. Phân loại THTM........................................................................... 10
1.3.3. Nguồn gốc của THTM..................................................................... 11
1.3.4. Chức năng của THTM .................................................................... 13
1.3.5. Đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ ...................................................... 15
1.3.6. Phương thức xây dựng THTM ........................................................ 20
1.3.7. Quá trình lĩnh hội và phân tích THTM trong hệ thống .................. 21
1.4. Tác giả Trịnh Công Sơn ........................................................................ 24
1.4.1. Cuộc đời .......................................................................................... 24
1.4.2. Sự nghiệp ........................................................................................ 25


CHƢƠNG 2. TÍN HIỆU THẨM MĨ “ĐÊM”, “CHIỀU”, “ĐỜI NGƢỜI”
TRONG CA TỪ CỦA TRỊNH CÔNG SƠN .................................................. 27
2.1. THTM “đêm” ........................................................................................ 27
2.1.1. Thống kê, khảo sát ngữ liệu ............................................................ 27
2.1.2. Giá trị thẩm mĩ “đêm” trong ca từ của Trịnh Công Sơn ............... 30
2.2. THTM “chiều” ...................................................................................... 39
2.2.1. Thống kê khảo sát ngữ liệu ............................................................. 39
2.2.2. Giá trị thẩm mĩ “chiều” trong ca từ của Trịnh Công Sơn ............. 41
2.3. THTM thể hiện thời gian “đời ngƣời” trong ca từ của Trịnh Công
Sơn................................................................................................................ 47
2.3.1. Thống kê, khảo sát ngữ liệu ............................................................ 47
2.3.2 .Giá trị thẩm mĩ thể hiện thời gian “đời người” trong ca từ của
Trịnh Công Sơn ......................................................................................... 49
2.4. Sự phối hợp của THTM “đêm”, “chiều”, “đời ngƣời” trong việc
làm rõ phong cách nghệ thuật Trịnh Công Sơn ........................................... 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tín hiệu thẩm mĩ là phƣơng tiện biểu hiện của nhiều loại hình nghệ thuật
khác nhau. Cho dù là âm nhạc, hội họa hay văn chƣơng thì ngƣời thƣởng thức
luôn muốn giải mã đƣợc một cách đầy đủ và đúng đắn các tín hiệu thẩm mĩ để
khám phá và cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Đặc biệt, đối với tác
phẩm văn học khi nghiên cứu nó từ bình diện ngôn ngữ thì tín hiệu thẩm mĩ là
một trong những con đƣờng quan trọng nhất để chúng ta tiếp cận với những
giá trị cốt lõi trong nội dung văn bản.
Thông qua cách sử dụng ngôn ngữ của tác giả, các yếu tố hiện thực trở
thành tín hiệu thẩm mĩ trong văn học. Thời gian là yếu tố không thể thiếu và
gắn bó mật thiết với con ngƣời.Văn học và nghệ thuật phản ánh hiện thực
cuộc sống của con ngƣời cho nên thời gian trở thành một trong những đối
tƣợng phản ánh của loại hình nghệ thuật này.
Tuy nhiên giá trị của tín hiệu thẩm mĩ đƣợc biểu đạt bằng ngôn ngữ
không chỉ đƣợc ghi nhận trong các tác phẩm văn chƣơng mà còn đƣợc thể
hiện rõ nét trong âm nhạc. Trong nền âm nhạc Việt Nam Trịnh Công Sơn
đƣợc xem là một trong những nhạc sĩ viết ca từ hay nhất. Ông là ngƣời đã
biến ngôn ngữ ca từ thành ngôn ngữ thơ của nhạc. Có ngƣời cho rằng Trịnh
Công Sơn là một nhà thơ lớn. Nhạc chỉ là “chiếc xe tải” chở thơ ông đến với
mọi ngƣời. Thực tế rất khó lòng tách bạch giữa thơ và nhạc trong những ca
khúc của ông. Nhạc và thơ hoà quyện vào nhau, nƣơng tựa vào nhau tạo nên
những nhạc phẩm đã và sẽ làm say mê hàng triệu triệu trái tim qua bao thế hệ.
Trịnh Công Sơn đã để lại cho nền âm nhạc một di sản đồ sộ khoảng 600 ca
khúc. Ca từ của Trịnh Công Sơn lời đẹp, ý sâu, âm điệu nhẹ nhàng, êm ái.
Anh viết lời một cách dễ dàng, tự nhiên “như lấy chữ từ trong túi ra” (cách
nói của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoá). Đây là những tài năng thiên phú. Những


1


ngƣời nhƣ thế, phong cách hình thành rất sớm và nó chi phối gần nhƣ suốt cả
cuộc đời sáng tác của họ. Thực ra, số lƣợng từ mà Trịnh Công Sơn sử dụng
không lớn và có một số từ đƣợc anh dùng đi dùng lại khá nhiều lần. Các nhà
thơ thời nhà Đƣờng (Trung Quốc) cũng nhƣ vậy, chỉ với một số lƣợng từ lặp
đi lặp lại mà biến hoá khôn lƣờng Làm nên sức sống của nhạc Trịnh chính là
phần ca từ.
Việc tìm hiểu giá trị ca từ Trịnh Công Sơn đang là một vấn đề đƣợc
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhất là soi chiếu ca từ dƣới góc độ ngôn ngữ.
Là một ngƣời yêu và say mê nhạc Trịnh chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài
nghiên cứu: “Tín hiệu thẩm mĩ “đêm”, “chiều”, “đời người” trong ca từ của
Trịnh Công Sơn”. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi hy vọng có thể đóng góp
thêm một tiếng nói để khẳng định tài năng nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ tài
hoa đƣợc mệnh danh là “phù thủy của ngôn từ”.
2. Lịch sử vấn đề
Trong những năm gần đây nhiều vấn đề của văn học đang đƣợc các nhà
văn nghiên cứu tìm hiểu dƣới góc nhìn của ngôn ngữ học hiện đại đặc biệt
vấn đề lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ tỏ ra rất có ƣu thế.
Tín hiệu thẩm mĩ là một khái niệm đƣợc đƣa vào nƣớc ta từ những năm
70 của thế kỉ XX qua các bản dịch công trình của M. B Khrapchenco và các
nghiên cứu của các giáo sƣ Đỗ Hữu Châu, Phan Ngọc, Đào Thản… Gần đây
phải nói đến công trình nghiên cứu “Ngôn ngữ văn chƣơng” của Bùi Minh
Toán. Trong công trình này, Bùi Minh Toán đã dành chƣơng 3 “Từ tín hiệu
ngôn ngữ đến tín hiệu thẩm mĩ trong văn chƣơng” để bàn kĩ đến tín hiệu ngôn
ngữ và tín hiệu thẩm mĩ.
Những luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp, các đề tài khoa học cũng
bàn đến vấn đề tín hiệu thẩm mĩ và cho rằng nhìn nhận tín hiệu thẩm mĩ là

một phƣơng thức để tiếp cận tác phẩm nghệ thuật nhƣ luận án “Sự biểu đạt

2


bằng ngôn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ” (Trƣơng Thị Nhàn), “Sự phát triển ý
nghĩa của hệ biểu tƣợng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam”
(Nguyễn Thị Ngân Hoa)… Khóa luận tốt nghiệp “Tín hiệu thẩm mĩ nƣớc
trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” (Tạ Thị Long), “Tín hiệu thẩm mĩ
lửa trong thơ Vi Thùy Linh” (Nguyễn Thị Tân), “Tín hiệu thẩm mĩ hoa trong
thơ Xuân Quỳnh” (Phạm Thị Hà),…
Đối với việc nghiên cứu ca từ của Trịnh Công Sơn, có thể thấy các công
trình đã nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau: âm nhạc, văn học, ngôn ngữ
học, xã hội học… Ngƣời ta đã viết rất nhiều về những đề tài mang những nội
dung nhƣ: ca từ đầy chất thơ, cái hay cái lạ trong ca từ Trịnh Công Sơn, tính
triết học, tính thiền, những biểu tƣợng ngôn ngữ… Tất cả đều đƣợc tập hợp
lại trong những cuốn sách, bài viết, công trình khoa học nhƣ: “Trịnh Công
Sơn – Một ngƣời thơ ca một cõi đi về” (2001), “Trịnh Công Sơn – Cát bụi
lộng lẫy”, “Trịnh Công Sơn – Ngƣời hát rong qua nhiều thế hệ” “Trịnh Công
Sơn – Rơi lệ ru ngƣời” (2001) (do Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Thụy Kha,
Đoàn Tử Huyến sƣu tầm và biên soạn). Những ngƣời thân, bạn bè của Trịnh
Cơng Sơn cũng sƣu tầm và thể hiện những tình cảm, suy nghĩ của mình về
con ngƣời, cuộc đời và ca từ của Trịnh Công Sơn, có thể kể đến các tác giả:
Trịnh Cung, Nguyễn Quốc Thái với “Trịnh Công Sơn - Cuộc đời, âm nhạc,
thơ, hội họa & suy tƣởng” (2001), Bửu Ý với “Trịnh Công Sơn một nhạc sĩ
thiên tài” (2003), Nguyễn Đắc Xuân với “Trịnh Công Sơn - Có một thời nhƣ
thế” (2003), Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng với “Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của
Hoàng tử bé” (2005), Bùi Vĩnh Phúc với “Trịnh Công Sơn- Ngôn ngữ và
những ám ảnh nghệ thuật” (2008).
Riêng dƣới góc độ ngôn ngữ học, đã có nhiều bài viết, nhiều công trình

nghiên cứu một cách sâu sắc, công phu. Trƣớc hết, có thể kể đến nhận xét của
Hồng Tá Thích: “Ngoài hình ảnh phong phú, ca từ Trịnh Công Sơn còn mang

3


nhiều tính ẩn dụ đôi khi làm ngƣời nghe khó hiểu, mà chính tác giả cũng
không thể nào giải thích một cách đơn giản những suy nghĩ của mình đã
chuyển tải sang ngôn ngữ âm nhạc. (Tƣơng tự nhƣ một họa sĩ vẽ tranh trừu
tƣợng đôi khi cũng khó có thể giải thích những ý tƣởng rất… trừu tƣợng của
mình thể hiện trên tác phẩm hội họa)”. Hay nhƣ đánh giá của tác giả Bùi Vĩnh
Phúc trong một cuộc phỏng vấn: “Ca từ của Trịnh Công Sơn đã làm mới ngôn
ngữ Việt Nam và đƣa ra những hình ảnh đẹp một cách rất bi thiết pha trộn với
nét kỳ ảo. Tất cả những điều đó tạo nên một thế giới riêng biệt, một thế giới
chƣa bị làm mịn đi bởi sự nhàm chán, sự lặp lại. Và điều ấy tạo nên sự thu
hút.” Còn Trịnh Chu thì khẳng định: “Ở Nguyễn Du, tiếng Việt chỉ đẹp bởi sự
chính xác, mang tính triết lý cao, và xem ra cái “mỹ” ở đây chỉ là cái “mỹ”
của hiện thực. Còn cái “đẹp” của Trịnh Công Sơn lại là cái “đẹp” bảng lãng,
sƣơng khói của siêu thực, ấn tƣợng. Sự vật nào đƣợc Trịnh Cơng Sơn đụng
đến cũng bớt thật đi, và đƣợc khoác lên một thứ ánh sáng mới, đủ sức bƣớc ra
sân khấu của ngôn từ với vẻ mặt trang trọng…”. Bửu Ý cũng cho rằng: “Lời
ca của Trịnh Công Sơn đầy ắp biện pháp tu từ đủ loại: nhân hóa, tỷ dụ, hoán
dụ, phúng dụ, biểu tƣợng… Trong đó có hai biện pháp trở đi trở lại nhiều và
đặc biệt giúp tăng thêm tính thi ca cho bài hát: sự láy lại và ẩn dụ…”. Gần
đây, nghiên cứu về ca từ Trịnh Công có một luận án đáng chú ý “Ẩn dụ tri
nhận trong ca từ Trịnh Công Sơn” của Nguyễn Thị Bích Hạnh. Trên cơ sở
phân tích các mô hình ẩn dụ, so sánh đối chiếu trong các miền văn hóa khác
nhau, luận án đã làm sáng tỏ tính khác biệt về văn hóa trong ngôn từ của nhạc
sĩ, đặt trong tƣơng quan giữa cái mang tính phổ quát toàn nhân loại với các đặc
thù mang tính dị biệt của từng dân tộc. Tuy nhiên để nghiên cứu một cách toàn

diện về ca từ của Trịnh Công Sơn từ góc độ ngôn ngữ học hiện nay vẫn còn
chƣa nhiều. Trên cơ sở tiếp thu lý thuyết tín hiệu thẩm mĩ nói chung và ứng
dụng xem xét một tín hiệu thẩm mĩ cụ thể, đề tài “Tín hiệu thẩm mĩ “đêm”,
“chiều”, “đời người” trong ca từ Trịnh Công Sơn” vì thế vẫn có lối đi riêng

4


không trùng với các công trình đi trƣớc.
3. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận khảo sát “Tín hiệu thẩm mĩ “đêm”, “chiều” và đời ngƣời
trong ca từ của Trịnh Công Sơn”. Trên cơ sở đó đề tài tập trung miêu tả và
phân loại các tín hiệu thẩm mĩ này theo các nhóm biến thể. Từ đó góp phần
khẳng định lý thuyết về tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn chƣơng đồng
thời cũng làm rõ phong cách của ngƣời nhạc sĩ tài hoa này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích đề ra đề tài này phải thực hiện đƣợc các nhiệm vụ
sau:
+ Xác định cơ sở lý thuyết có liên quan đến đề tài này nhƣ: khái niệm tín
hiệu thẩm mĩ, đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ,…
+ Thống kê và phân loại “Tín hiệu thẩm mĩ “đêm”, “ chiều”, “đời
người” trong ca từ của Trịnh Công Sơn”.
+ Sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu đã lựa chọ để phân tích,
nhằm xác định hiệu quả nghệ thuật của những cách dụng ngôn ngữ để thể
hiện thời gian “đêm”, “chiều”, “đời người” trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận này là tín hiệu thẩm mĩ “đêm”,
“chiều” và tín hiệu thẩm mĩ thể hiện thời gian “đời ngƣời” trong ca từ Trịnh
Công Sơn.

5.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi chỉ thống kê những cách dùng tín hiệu
thẩm mĩ “đêm”, “chiều”, “đời ngƣời” trong tuyển tập “Trịnh Công Sơnnhững bài ca không năm tháng” Nxb Âm nhạc năm 2008.

5


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thống kê: sử dụng phƣơng pháp này thống kê các tín hiệu
thẩm mĩ “đêm”, “chiều”, “đời người” trong ca từ của Trịnh Công Sơn.
- Phƣơng pháp miêu tả: đây là phƣơng pháp dùng để miêu tả những
trƣờng hợp, những ngữ liệu điển hình.
- Phƣơng pháp phân tích ngữ nghĩa: dùng phân tích tín hiệu thẩm mĩ
“đêm”, “chiều”, “đời người” trong ngữ liệu nhằm xác định hiệu quả sử dụng
của chúng.
- Thủ pháp phân loại: dùng để phân loại tín hiệu thẩm mĩ “đêm”,
“chiều”, “đời người” theo tiêu chí khác nhau.
7. Đóng góp của khóa luận
Về phƣơng diện lí luận, khóa luận này làm rõ một số vấn đề lí thuyết về
tín hiệu thẩm mĩ cũng nhƣ đặc điểm của tín hiệu thẩm mĩ, chức năng của tín
hiệu thẩm mĩ…
Khóa luận cũng có giá trị thực tiễn trong quá trình xem xét và thẩm định
ca từ trong sang tác của Trịnh Công Sơn dƣới góc độ ngôn ngữ học từ đó góp
phần khẳng định tài năng của tác giả.
8. Cấu trúc khóa luận
Đề tài gồm có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó phần nội
dung gồm
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận
Chƣơng 2: Tín hiệu thẩm mĩ “đêm”, “chiều”, “đời người” trong ca từ
của Trịnh Công Sơn.


6


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tín hiệu
Tín hiệu thẩm mĩ về mặt bản chất cũng là một loại tín hiệu. Vậy tín hiệu
là gì ?
Theo từ điển Tiếng Việt tín hiệu là dấu hiệu (thƣờng là quy ƣớc) để
truyền đi một thông báo.
Ví dụ: Nhìn bầu trời âm u ngƣời ta dự đoán cho một ngày không đẹp trời
và có thể trời sẽ mƣa.
Hay nhƣ định nghĩa của P.Guiraud định nghĩa: “Một tín hiệu là một kích
thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích
khác. Theo cách hiểu này thì bất kì hình thức nào mà có khả năng gợi ra
trong kí ức của con người một hình ảnh nào đó thì đều được gọi là tín hiệu”.
1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
Theo F.De.Sausure: “Tín hiệu ngôn ngữ kết thành một không phải một
sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với hình ảnh âm thanh”.
Một sự vật chỉ trở thành tín hiệu khi nó đƣợc cấu thành bởi hai mặt
+Cái biểu đạt (hình thức âm thanh)
+ Cái đƣợc biểu đạt (nội dung tín hiệu)
Mặt hình thức của tín hiệu là những dạng âm thanh khác nhau mà trong
quá trình nói năng con ngƣời đã thiết lập nên và đã cụ thể cho mình, đó chính
là đặc trƣng âm thanh cụ thể của từng ngôn ngữ.
Còn mặt nội dung là những thông tin, những thông điệp về những mảnh
khác nhau của thế giới hiện tại mà con ngƣời đang sống, hoặc những dấu hiệu
hình thức để phân cắt tƣ duy, phân cắt thực tại.
Hai mặt này gắn bó mật thiết trong một quan niệm không thể có mặt này

mà không có mặt kia.

7


Bản chất tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:
+ Các yếu tố của hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối
với hệ thống vì có những thuộc tính vật chất tự nhiên của chúng. Hệ thống tín
hiệu cũng là hệ thống vật chất nhƣng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ
thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do
những thuộc tính đƣợc ngƣời ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tƣ
tƣởng nào đó.
+ Tính hai mặt của tín hiệu: Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp
giữa cái biểu hiện và cái đƣợc biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn
ngữ là hình thức âm thanh, còn cái đƣợc biểu hiện là khái niệm hay đối tƣợng
biểu thị.
Ví dụ: từ hoa ngoài ý nghĩa vốn có, trong từng trƣờng hợp sử dụng cụ
thể nó có thể biểu thị những đối tƣợng khác nhau nhƣ:
Hoa mang ý nghĩa chỉ ngƣời phụ nữ có nhan sắc:
“Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Hoa dùng để chỉ ngƣời tình nhân hào hoa, phong nhã:
“Nàng rằng khoảng trắng đêm trường
Vì hoa nên phải đánh đường tìm hoa”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ Tính võ đoán của tín hiệu: Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái đƣợc
biểu hiện là có tính võ đoán tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có
mối tƣơng quan nào.
+ Giá trị khu biệt của tín hiệu: Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan

trong là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở
những đặc trƣng có khả năng phân biệt của nó.

8


+ Tính hình tuyến của cái biểu đạt: Trong ngôn ngữ, cái biểu hiện chỉ là
một loại âm thanh, bắt buộc phải xuất hiện theo một trình tự, không thể xuất
hiện đồng thời, vì thế nó là một loại thời gian, một hình tuyến một ngữ đoạn.
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ (THTM)
1.3.1. Thuật ngữ
Khái niệm THTM xuất hiện vào những năm giữa thế kỉ XX và đƣợc tiếp
nhận vào Việt Nam từ những năm 70 qua bản dịch các công trình khoa học
xuất hiện trong các bài viết của Đỗ Hữu Châu, Trần Đình Sử, Hoàng Trinh,...
THTM (theo nghĩa rộng) là chất liệu để xây dựng nên hình tƣợng nghệ
thuật của tất cả các ngành nghệ thuật nói chung. Chẳng hạn tín hiệu của hội
họa là đƣờng nét, màu sắc, bố cục; của âm thanh là âm thanh, tiết tấu; của
điện ảnh là hình ảnh; của sân khấu là hành động của văn học là ngôn từ.
THTM (theo nghĩa hẹp) là chất liệu của văn học. Tín hiệu thẩm mĩ lấy
tín hiệu ngôn ngữ tự nhiên làm chất liệu nhƣng đi vào từng tác phẩm chúng
đƣợc tổ chức lại để phục vụ cho một mục đích thẩm mĩ nhất định.
Theo Đỗ Hữu Châu thì: “THTM phân biệt với các tín hiệu ngôn ngữ tự
nhiên ở chỗ ý nghĩa của nó không bao giờ chỉ dừng lại ở phạm vi tái tạo hiện
thực mà phải là một tư tưởng, một tư tưởng nào đó của người nghệ sĩ”.
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa thực sự của phƣơng tiện nghệ thuật, tác giả
Đỗ Hữu Châu đã giải thích cụ thể hơn về THTM: “THTM là phương tiện sơ
cấp của văn học là ngôn ngữ - THTM cú pháp THTM. Tín hiệu ngôn ngữ tự
nhiên trong văn học chỉ là hình thức cái biểu hiện của THTM”
Nhƣ vậy câu trả lời cho câu hỏi: Thế nào là một THTM ? Đỗ Hữu Châu
chủ chƣơng căn cứ vào sự tƣơng ứng của THTM với các vật quy chiếu thuộc

thế giới hiện thực : “THTM phải tương ứng với các vật quy chiếu nào đấy
trong thế giới hiện thực. Chẳng hạn như một con thuyền, một dòng sông, hay
một nỗi buồn nào đó”. Từ đó có thể hiểu THTM chính là toàn bộ những yếu

9


tố hiên thực, những chi tiết, những sự vật hiện tƣợng của đời sống đƣợc đƣa
vào tác phẩm vì mục đích biểu hiện ý nghĩa thẩm mĩ nhất định.
Đỗ Hữu Châu cũng có kiến giải cụ thể về THTM ngôn ngữ nhƣ sau:
THTM là tín hiệu thuộc hệ thống của các phƣơng tiện biểu hiện của các
ngành nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những yếu tố hiện thực của tâm trạng
(những chi tiết, những sự việc, hiện tƣợng, những cảm xúc…thuộc đời sống
hiện thực và tâm trạng) những yếu tố của chất liệu (các yếu tố của chất liệu
ngôn ngữ với văn chƣơng, của các yếu tố chất liệu màu sắc với hội họa, âm
thanh nhịp điệu với âm nhạc…) đƣợc lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm
nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ.
1.3.2. Phân loại THTM
Căn cứ vào đặc tính cấp độ củaTHTM, ngƣời ta chia THTM làm 2 loại:
1.3.2.1. THTM đơn
THTM đơn là những THTM đƣợc cấu tạo trên cơ sở một từ hay một
ngữ. Mỗi từ trong ngôn ngữ thông thƣờng khi đi vào tác phẩm văn chƣơng
mang một ý nghĩa thẩm mĩ và trở thành THTM đơn.
Ví dụ:
“Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”
Ở câu thơ trên của Xuân Diệu có nhiều THTM đơn nhƣ các danh từ: thi
sĩ, gió, trăng, mây; các động từ: làm, ru, mơ, theo; các tính từ: vơ vẩn. Mỗi từ
đó không chỉ có nghĩa ngôn ngữ thông thƣờng mà có ý nghĩa thiên nhiên nhƣ:
gió, trăng, mây đã nâng lên tầm ý nghĩa thẩm mĩ, cao hơn đó là trở thành bạn

với thi sĩ thông qua các động từ: làm, ru, mơ, theo, cùng. Chỉ có tâm hồn thi sĩ
mới coi thiên nhiên là bạn, là những gì để nhà thơ trút bầu tâm sự và gửi gắm
tâm tƣ tình cảm của mình vào trong đó.

10


1.3.2.2. THTM phức
THTM phức là tín hiệu bao trùm cả tác phẩm văn học tƣơng đƣơng với
các hình tƣợng nghệ thuật. Nó là sự tổ hợp, kết hợp của các THTM đơn.
Ví dụ: Trong bài thơ “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy, “tre” là một
THTM phức.Tác giả muốn thông qua đặc điểm của loài tre để muốn nói đến
tinh thần bất khuất kiên cƣờng của dân tộc Việt Nam với những biểu hiện đặc
trƣng từ ngàn đời nay nhƣ: tính chịu thƣơng, chịu khó, sự đùm bọc che chở,
tƣơng than, tƣơng ái…
1.3.3. Nguồn gốc của THTM
Theo Đỗ Hữu Châu, xét theo nguồn gốc có hai loạiTHTM:
+ Những THTM đƣợc rút ra từ hiện thực cuộc sống.
+ Những THTM đƣợc rút ra từ chính bản thân ngôn ngữ.
- Nguồn 1: Những THTM đƣợc rút ra từ hiện thực cuộc sống
Đây là những tín hiệu đƣợc xây dựng trên cơ sở những sự vật, sự việc
trong hiện thực khách quan. Mỗi sự vật sự việc đó đƣợc gọi tên bằng tín hiệu
ngôn ngữ tự nhiên. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, nhà văn đã quan sát
chiêm nghiệm thực tế, lựa chọn những đối tƣợng từ thực tế để phản ánh trong
tác phẩm đồng thời thực hiện quá trình xây dựng, tái tạo lại thành THTM
chuyển đến ngƣời đọc những ý nghĩa thẩm mĩ.
Ví dụ:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Cặp quan hệ thuyền – bến là những sự vật có thật trong đời sống với

những thuộc tính cụ thể, “thuyền” là phƣơng tiện di chuyển trên mặt nƣớc có
đặc tính di động còn “bến” có đặc tính cố định. Trên cơ sở đó, tác giả dân
gian đã xây dựng thành THTM biểu hiện hình ảnh ngƣời ra đi “thuyền” và
ngƣời ở lại “bến”.

11


THTM còn có thể là thế giới nội tâm con ngƣời. Đó là những trạng thái,
tình cảm, cảm xúc của con ngƣời.
Ví dụ:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non”
Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hƣơng ngoài việc miêu tả các
công đoạn làm bánh trôi bà còn muốn nói lên số phận chìm nổi của ngƣời phụ
nữ trong xã hội cũ.
- Nguồn 2: THTM đƣợc rút ra từ chính bản thân ngôn ngữ
Thứ nhất là ngôn ngữ của văn học dân gian. Nói khác đi những tín hiệu
trong văn học dân gian đã cung cấp chất liệu để xây dựng THTM.
Ví dụ: Con cò trong văn học dân gian xuất hiện với hình ảnh nhỏ bé, bất
hạnh bi áp bức đè nén nhƣ: “Con cò lặn lội bờ sông…” hay “Con cò mà đi ăn
đêm…” Nhƣng các tác phẩm văn chƣơng thì nhà văn đã sáng tạo lại nên các
THTM mới nhƣ Tú Xƣơng trong bài “Thương vợ” thì hình ảnh con cò chỉ
hình tƣợng ngƣời phụ nữ mà cụ thể trong bài là hình ảnh bà Tú.
Thứ hai, THTM là những điển cố, điển tích trong văn học trung đại Việt
Nam, thành ngữ, tục ngữ. Điển cố là các ngữ liệu văn chƣơng quá khứ hoặc
các sự kiện xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày nhƣng đƣợc truyền tụng
thành biểu tƣợng cho loại ý nghĩa nhất định.
Ví dụ: “Truyện Kiều” của Nguyễn Du sử dụng các điển cố nhƣ:
Ba thu

Chín chữ
Liễu Chương Đài
Các điển tích đƣợc du nhập từ nền văn hóa khác xây dựng thành các THTM
Ví dụ: “Gót chân Asin”
Gần các điển cố là thành ngữ, tục ngữ. Đây là nguồn cung cấp THTM

12


cho văn chƣơng. Khi sử dụng thành THTM, thành ngữ chỉ giữ lại những chi
tiết mà không cần phải dẫn nguyên văn thành ngữ. Các tục ngữ cũng nhƣ vậy.
Ví dụ: trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã sử dụng rất nhiều thành ngữ nhƣ:
“Đầu trâu mặt ngựa”
“Đội trời đạp đất”
Hay trong bài “Thương vợ” của Tú Xƣơng
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Thứ ba lấy những từ gợi tả, gợi cảm.
Ví dụ:
“Trời ơi em biết khi mô
Thân em hết nhục dày vò năm canh”
(Tiếng hát sông Hương -Tố Hữu)
Trời ơi là tiếng thốt ra, là âm thanh tự nhiên, là tiếng than nhƣng trong
ngữ cảnh này nó không chỉ là tiếng kêu than đơn thuần mà là tiếng nức nở âm
thầm, xót xa của ngƣời phụ nữ.
Thứ tƣ là những từ ngữ địa phƣơng
Ví dụ:

“Chín bỏ làm mười răng được”
(Cúc ơi – Lâm Thị Mĩ Dạ)


Việc sử dụng các từ ngữ địa phƣơng trong đoạn thơ này gợi cho ngƣời
đọc hình dung đƣợc nỗi đau xót của tác giả về sự hy sinh của các nữ thanh niên
xung phong nói chung và mƣời cô gái hy sinh ở Ngã Ba Đồng Lập nói riêng.
1.3.4. Chức năng của THTM
1.3.4.1. Chức năng biểu cảm (chức năng thông tin)
Chức năng biểu cảm là chức năng phản ánh thế giới hiện thực thông qua
các hình tƣợng đó có thể là sự vật hiện tƣợng của thế giới xung quanh nhƣ:
hình ảnh cái bánh trôi trong “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hƣơng. Đó là

13


một vật thể trong đời sống ngƣời Việt Nam.
Đó cũng có thể là hiện thực tâm trạng của con ngƣời đặc biệt trong các
tác phẩm trữ tình nhƣ tâm trạng Kiều ở lầu Ngƣng Bích:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông song gió mặt duềnh
Ầm ầm tiếng song kêu quanh ghế ngồi”
1.3.4.2. Chức năng bộc lộ cảm xúc
Chức năng này vừa bộc lộ cảm xúc của tác giả vừa tác động đến cảm xúc
của ngƣời đọc. Nó thƣờng gợi ở ngƣời đọc nhiều cảm xúc thẩm mĩ nhƣ ở tác
giả.
Ví dụ:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Hai câu thơ của đại thi hào Nguyễn Du giống nhƣ một lời than đứt ruột.
Trong xã hội phong kiến suy tàn và thối nát lúc bấy giờ, số phận ngƣời phụ
nữ thật nhỏ bé, long đong, đắng cay, bi đát… Đó không chỉ là tiếng kêu than

mà còn là lời tố cáo, vạch trần thực trạng xã hội đen tối thế lực và tiền bạc
lộng hành, đồng thời cũng gián tiếp lên án thế lực phong kiến đã đẩy con
ngƣời vào cảnh đau đớn.
Hay bài “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan đã thể hiện đƣợc
tâm trang buồn (bóng xế tà, cỏ cây hoang tàn). Ngoài ra ta thấy đƣợc sự lam
lũ trong cảnh chiều tà có nhà thƣa thớt ven sông có âm thanh nhƣng nó lại gợi
sự hoang vắng buồn thê lƣơng “ta với ta”.
1.3.4.3. THTM tạo nên tính sinh động và cụ thể cho tác phẩm văn chương
Ví dụ:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

14


Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”
Ngôn ngữ trong bài ca dao không chỉ cung cấp thông tin về nơi sinh
sống, cấu tạo hƣơng vị và sự trong sạch của cây sen, mà quan trọng là khẳng
định và nuôi dƣỡng một tƣ tƣởng, một cảm xúc thẩm mĩ: cái đẹp có thể hiện
hữu và bảo tồn ngay trong những môi trƣờng có nhiều cái xấu.
1.3.5. Đặc tính của tín hiệu ngôn ngữ
1.3.5.1. Đặc tính tác động
Ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng giao tiếp, nó là phƣơng tiện để tác
giả giao tiếp với độc giả. Vì thế ngôn ngữ nghệ thuật có khả năng tác động rất
lớn. Nó giúp ngƣời đọc tƣ duy bằng hình tƣợng. Thông qua các tín hiệu ngôn
ngữ nghệ thuật, bạn đọc không chỉ nhận ra hiện thực đƣợc phản ánh mà còn
hiểu đƣợc tấm lòng của ngƣời nghệ sĩ. Nhờ tác động của tín hiệu ngôn ngữ,
ngƣời đọc tƣởng tƣợng để đồng sáng tạo với tác giả ngôn từ.
1.3.5.2. Đặc tính biểu hiện

Chức năng quan trọng của nghệ thuật là phản ánh hiện thực và THTM
phải mang nội dung hiện thực nhất định, phải gắn với hiện thực. Điều này có
nghĩa là mỗi THTM ứng với một sự vật, hiện tƣợng thuộc thế giới vật chất
hay tinh thần.
Theo Nguyễn Lai ông khẳng định: “Tín hiệu bao giờ cũng mang một nội
dung thông báo tín hiệu không còn là tín hiệu”. Nhƣ vậy, điều đặc biệt cần
nhấn mạnh ở đây là: chỉ có qua đối tƣợng tiếp nhận, tính hai mặt không thể
tách rời của tín hiệu cùng với hiệu lực thông báo mới trở thành hiện thực.
Sự biểu hiện hiện thực của THTM trong văn học đó là những từ ngữ, kết
cấu mang nội dung biểu vật, biểu niệm gắn với hiện thực phản ánh trình độ
nhận thức, năng lực cảm xúc của con ngƣời. Mặt khác sự biểu hiện của
THTM còn liên quan đến quá trình liên tƣởng ở chủ thể tiếp nhận, bởi vậy
lƣợng thông tin biểu hiện trong THTM cũng không phải nhất thành bất biến.

15


1.3.5.3. Đặc tính biểu cảm
Để đạt đến một giá trị thẩm mĩ nhất định, THTM không chỉ dừng lại ở
nội dung đơn thuần là tái tạo hiện thực. Ngoài những thông tin về hiện thực,
THTM còn thông tin về cảm xúc, tâm trạng nhất định của ngƣời nghệ sĩ với
bạn đọc. Chính vì vậy, nằm trong cấu trúc của THTM, tính biểu cảm là một
đặc tính quan trọng, mang dấu ấn chủ quan của ngƣời sáng tác.
Thành phần nghĩa biểu cảm này là kết quả của sự hòa quyện đồng điệu
giữa tình cảm chủ thể cá nhân tác giả với tình cảm khách thể mang tính nhân
loại đã đƣợc hình thức hóa, nghệ thuật hóa. Nhờ thế, nhân loại mới lí giải và
cảm thụ đƣợc THTM và cùng một nội dung hiện thực nhƣng nếu với ý nghĩa
biểu cảm khác nhau thì sẽ tạo nên cái mới, cái sinh động, cụ thể và riêng biệt
cho THTM trong mỗi lần xuất hiện.
1.3.5.4. Tính hệ thống

Một cách hiểu thƣờng gặp về hệ thống đƣợc phát biểu nhƣ sau: “Đó là
một tổng thể những yếu tố có liên hệ qua lại và quy định lẫn nhau tạo thành
một thể thống nhất phức tạp hơn”.
THTM bao giờ cũng thuộc về hệ thống, chịu sự chi phối của các yếu tố
khác nhau trong hệ thống thông qua những quan hệ nhất định. Tính hệ thống
của THTM thể hiện trên cả hai bình diện cấu trúc và chức năng. Hệ thống
quyết định chiều hƣớng tạo nghĩa cũng nhƣ chiều hƣớng luận nghĩa
củaTHTM. Thực chất nghĩa của từ chịu sự chi phối của yếu tố trong hệ thống.
Tính hệ thống của THTM đƣợc xem xét từ hai khía cạnh: khía cạnh nội
tại (cấu trúc) với những quy luật thuộc cấu trúc của tác phẩm. Khía cạnh
ngoại tại (chức năng) với những quy luật về sự hoạt động thực hiện các chức
năng giao tiếp của sáng tạo nghệ thuật.
Về cấu trúc của THTM cần phân biệt hai bình diện là trừu tƣợng và cụ
thể. Thuộc bình diện trừu trƣợng là những hằng thể của THTM cùng những

16


mối quan hệ của hằng thể làm nên cấu trúc bề sâu mang tính trừu tƣợng cố
định của nó. Thuộc bình diện cụ thể là những biến thể của THTM cùng những
mối quan hệ giữa chúng làm nên cấu trúc bề mặt cụ thể hiện hữu của nó.
Những biến thể này đƣợc chia thành hai dạng thức: biến thể từ vựng – ngôn
ngữ (biến thể dùng hình thức âm thanh khác nhau nhƣng cùng một ý nghĩa
thẩm mĩ) và biến thể kết hợp (cùng một THTM nhƣng kết hợp với các yếu tố
ngôn ngữ khác nhau).
1.3.5.5. Đặc tính biểu trưng
Theo Phạm Thị Kim Anh, đây là đặc tính của THTM xét theo mối quan
hệ cái biểu đạt và cái đƣợc biểu đạt của chúng. Tác giả cho rằng: “Đó là mối
quan hệ có lý do liên quan đến khả năng biểu trưng hóa củaTHTM – loại tín
hiệu vừa có khả năng biểu hiện, nói lên một cái gì, vừa có tính chất hàm

nghĩa – tức là thêm nghĩa đã có sẵn”.
Biểu trƣng là một mặt có tính hình tƣợng cụ thể, cái biểu hiện nó là một
đối tƣợng nào đó đƣợc quy chiếu từ hiện thực. Mặt khác, đó là ý nghĩa xã hội
nào đó đƣợc cả cộng đồng chấp nhận. Tính chất ƣớc lệ chung cho cái biểu
hiện này chính là tính có lí do trong THTM nói chung. Đặc tính này còn cho
thấy lối tƣ duy, quan niệm xã hội … gắn với một cộng đồng nào đó, từ đó
hình thành ý nghĩa xã hội nào đó đƣợc cả cộng đồng chấp nhận.
Ví dụ: Hình ảnh con cò trong bài ca dao Việt Nam thƣờng gắn với than
phận thấp bé “Con cò mà đi ăn đêm / Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”,
đức tính chịu thƣơng, chịu khó “Cái cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo đưa chồng
tiếng khóc nỉ non”, có khi lại đƣợc hiểu là thân phận ngƣời phụ nữ trong xã
hội xƣa, vất vả, lam lũ một nắng hai sƣơng lo cho chồng con…
Cũng do tính biểu trƣng mà hiệu lực, giá trị của THTM phụ thuộc vào
cách tri nhận, cách giải thích theo một thiên hƣớng nào đấy, một quy ƣớc nào
đấy của cả cộng đồng mà có khi trái ngƣợc với quan niệm của một cộng đồng

17


khác. Chẳng hạn biểu trƣng con rồng trong hội họa Trung cổ và Phục hung
tƣợng trƣng cho cái ác và thù hận nhƣng đối với ngƣời Trung Hoa và ngƣời
Việt Nam nó là biểu tƣợng của hoàng đế với vƣơng quyền tối thƣợng, là biểu
tƣợng của sự cao quý thiêng liêng.
1.3.5.6. Tính truyền thống và tính cách tân
Theo Đỗ Hữu Châu thì tính truyền thống là nói đến tính cố định, tính lặp
lại, tính kế thừa có sẵn của THTM trong kho tàng nghệ thuật của một dân tộc
còn nói đến cách tân là nói đến sự đổi mới, sự sáng tạo trong việc sử dụng
THTM của mỗi tác giả, thậm chí trong từng tác phẩm. Nếu không có sự cách
tân thì sự THTM sẽ trở nên bị mài mòn, bị mất đi giá trị gợi hình tƣợng, gợi
cảm xúc. Trái lại, nếu không có truyền thống thì THTM sẽ bị mất đi những

điều kiện nhất định về mặt liên tƣởng giúp ích cho việc lĩnh hội THTM trong
tác phẩm.
Ví dụ:
“Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”
Nếu theo truyền thống thì ca dao chỉ diễn tả đƣợc quy luật nhƣ một lẽ
thƣờng đó chính là cảnh chia lìa xuôi ngƣợc. Song Nguyễn Du lại cách tân ở
chỗ dùng lời lẽ thƣờng ở đời đó mà khơi sâu đƣợc bi kịch tình yêu hết sức
nghiệt ngã giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh, khi hai ngƣời chia tay để chàng
Thúc về quê thƣa chuyện với Hoạn Thƣ mong lấy đƣợc nàng Kiều. Đây cũng
là cuộc chia tay chƣa biết ngày gặp lại, chƣa biết sự thể sẽ nhƣ thế nào nên nó
thẩm đẫm một màu sắc tâm trạng.
THTM mang tính cách tân. Cách tân chính là những đổi mới, những
sáng tạo của tác giả văn chƣơng thông qua các THTM. Khi nói đến cách tân,
các nhà phong cách học thƣờng sử dụng thuật ngữ “tính cá thể hóa” tính
riêng. Việc dùng ngôn ngữ nghệ thuật luôn đòi hỏi tác giả phải cách tân –
cách tân trong cách dùng ngôn ngữ, cách tân trong cách nhìn, cách cảm,…

18


Ví dụ:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Chính tính cách tân của THTM góp phần làm cho loại tín hiệu ngôn ngữ
này có sức hấp dẫn đặc biệt với độc giả. Từ việc nhận ra cái mới mẻ trong
THTM, ngƣời đọc khao khát say mê đọc tác phẩm để chiếm lĩnh đƣợc nó.
1.3.5.7. Tính đẳng cấu

Tính đẳng cấu là sự tƣơng đƣơng về mặt cấu trúc về mặt quan hệ nhƣng
hình thức và chất liệu thì khác nhau.
Tính đẳng cấu của THTM không chỉ biểu hiện qua các ngành khác nhau
mà còn qua từng hệ thống, từng kết cấu, từng lần xuất hiện khác nhau của các
tín hiệu khác nhau. Chẳng hạn, các THTM đƣợc thể hiện qua một loạt các câu
ca dao đều có ý nghĩa chung nói về thân phận thụ động, không tự quyết định
số phận của ngƣời phụ nữ: “Thân em như hạt mưa sa…/Thân em như tấm lụa
đào… /Thân em như củ ấu gai…” Chúng đều nói về thân phận của ngƣời phụ
nữ trong xã hội cũ bị lệ thuộc vào ngƣời khác bị bất lực và không tự định đoạt
số phận của mình.
Giữa chất liệu hiện thực và THTM cũng có quan hệ đẳng cấu
Ví dụ: non, nƣớc trong bài “Thề non nước” của Tản Đà. Hiện tƣợng tự
nhiên non với đặc tính cố định ở trên cao thích hợp để có thể biểu trƣng cho
ngƣời con gái đợi chờ, ngóng trông đó là cơ sở để nhà thơ xây dựng hình
tƣợng non trong bài thơ. Còn nƣớc có đặc tính trôi chảy, lƣu động giống nhƣ
ngƣời con trai lãng du nay đây mai đó nên thích hợp đối với việc xây dựng
hình tƣợng nƣớc. Non, nƣớc cũng là những tín hiệu mang tính biểu trƣng để
nói về tình yêu quê hƣơng, đất nƣớc. Ngƣời ta thƣờng tìm ra các lớp nghĩa
khác nhau trong tác phẩm dựa trên tính đẳng cấu này. Những hình ảnh tƣợng
trƣng, ƣớc lệ cũng phần nào lý giải trên cơ sở tính đẳng cấu giữa chất liệu
hiện thực vàTHTM.

19


Còn có sự đẳng cấu giữa cácTHTM. Nghĩa của từng tín hiệu một là khác
nhau, quan hệ ý nghĩa giữa các tín hiệu trong từng cặp cũng khác nhau song
nếu cùng đặt trong hệ thống nào đóchúng lại có quan hệ, ý nghĩa cảm xúc
khác nhau. Điều này cho thấy rằng ở mỗi thời đại, mỗi cộng đồng nghệ thuật
cụ thể có những loạiTHTM, loại ý nghĩa thẩm mĩ nhất định đƣợc phổ biến ƣa

chuộng.
1.3.6. Phương thức xây dựng THTM
1.3.6.1. Phương thức ẩn dụ
Ẩn dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa, chuyển đổi tên gọi của các sự vật,
hiện tƣợng khác dựa trên mối quan hệ liên tƣởng tƣơng đồng giữa hai sự vật,
hiện tƣợng.
Ví dụ:
“Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa
Nay trở lại ta lấy lại vàng ta”
Ta thấy đƣợc rằng “chiến tranh” có sự tƣơng đồng với “lửa” về tính
chất sự nguy hiểm và nóng bỏng.
1.3.6.2. Phương thức hoán dụ
Hoán dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa, chuyển đổi tên gọi từ sự vật,
hiện tƣợng này sang sự vật hiện tƣợng khác dựa trên mối quan hệ tƣơng cận
giữa hai sự vật, hiện tƣợng.
Hoán dụ biểu hiện qua nhiều mối quan hệ tổng thể nhƣ: bộ phận – toàn
thể, tên gọi và sự vật, chất liệu – sản phẩm
Ví dụ:

“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
(Việt Bắc – Tố Hữu)

Áo chàm: trang phục của dân tộc ít ngƣời ở vùng Tây Bắc. Trong câu
thơ này “Áo chàm” dùng để chỉ đồng bào Việt Bắc trong buổi chia tay với
cán bộ Đảng.

20



×