Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà Nội – Phòng giao dịch Lý Nam Đế. Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.4 KB, 11 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình đổi mới, hệ thống ngân hàng luôn giữ vai trò quan trọng đặc
biệt ,là kênh cơ bản cung ứng vốn cho nền kinh tế để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ
mô.Tín dụng ngân hàng đã đóng góp tích cực cho việc duy trì tăng trưởng kinh tế với
nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục.Với dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm khoảng
35- 37 % GDP ,mỗi năm hệ thống ngân hàng Việt Nam đóng góp trên 10% tổng mức
tăng trưởng cho nền kinh tế đất nước .Ngành ngân hàng đã coi đổi mới hoạt động tín
dụng ngân hàng là khâu quan trọng trong đổi mới quản lý kinh tế, nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh và sử dụng vốn ngân hàng. Nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp đã
phần nào được đáp ứng qua hoạt động của các ngân hàng .Song một thực tế tồn tại là
khối doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn vay
của ngân hàng trong khi đó đây lại là những doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng
với nền kinh tế, là trụ cột của nền kinh tế địa phương và là người đóng góp quan
trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương.
Như vậy có thể thấy rằng ,ngành ngân hàng cần có những chính sách cho vay
đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn kịp thời ,tạo điều kiện cho sự phát triển của
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên để việc cho vay đạt hiệu quả cao thì công
tác thẩm định dự án trước khi cho vay đóng vai trò vô cùng quan trọng .Làm tốt công
tác thẩm định dự án sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của ngân
hàng ,đảm bảo lợi nhuận và an toàn cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
tín dụng.
Phòng giao dịch Lý Nam Đế mới được thành lập một thời gian ,quy mô và hoạt
động tại đây còn nhỏ song ngân hàng đã có những chính sách kinh doanh hướng tới
đối tượng cho vay là dự án của các doanh nghiệp vừa và nhỏ .Chính vì vậy trong thời
gian qua ,các dự án xin vay vốn tại ngân hàng có sự gia tăng đáng kể. Trước thực tế
này ,công tác thẩm định tại ngân hàng đã rất được chú trọng song vẫn tồn tại một số
bất cập trong quá trình thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Từ những nhận thức trên và sau thời gian thực tập tại Phòng giao dịch Lý Nam
Đế - Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - chi nhánh Hà Nội ,em đã
chọn và nghiên cứu đề tài : “ Thẩm định dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa


và nhỏ tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – chi nhánh Hà
Nội – Phòng giao dịch Lý Nam Đế. Thực trạng và giải pháp ”.
Bố cục của chuyên đề gồm 2 chương :
Sinh viên: Vũ Phương Anh Lớp: Đầu tư 48B

1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
CHƯƠNG I :THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG – CHI NHÁNH HÀ NỘI – PGD LÝ NAM
ĐẾ.
CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM
ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI
PGD LÝ NAM ĐẾ.
Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên trong
quá trình nghiên cứu ,bài viết của em không thể tránh khỏi những sai sót .Em rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy ,cô giáo và các cô chú cán bộ nhân viên PGD
Lý Nam Đế để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS.Trần Mai Hương và các cô
chú cán bộ nhân viên PGD Lý Nam Đế đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành đề
tài này.
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN
Sinh viên: Vũ Phương Anh Lớp: Đầu tư 48B

2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
- CHI NHÁNH HÀ NỘI – PGD LÝ NAM ĐẾ.
I ,Giới thiệu về PGD Lý Nam Đế.

1, Quá trình hình thành và phát triển.
1.1.Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.
Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long ( viết tắt là MHB ) được
thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1997 theo quyết định số 769/TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Ngân hàng được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh theo quyết định số
408/1997/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi
tắt là “NHNN”) ngày 18 tháng 12 năm 1997 với thời hạn hoạt động là 99 năm, kể từ
ngày 18 tháng 9 năm 1997. Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch
ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các
tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá
nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao
dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái
phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho
phép.
Trụ sở: Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long có trụ sở chính đặt
tại số 9 Võ Văn Tần, Quận 3,Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Vào thời điểm 31
tháng 12 năm 2008, Ngân hàng có một (1) Hội sở chính, một (1)Sở Giao dịch, một
(1) Văn phòng Đại diện ở Hà Nội, một (1) Trung tâm Thẻ, một (1) Ban Quản lý Dự
án, ba mươi tám (38) chi nhánh cấp 1 đang hoạt động ở khắp các Tỉnh và thành phố
lớn trên cả nước và một (1) công ty con.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của MHB gồm cấp tín dụng cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ (SMEs), cũng như cho vay cá nhân và các hộ gia đình, đặc biệt là cho vay
thế chấp tài sản cho các công ty xây dựng để phát triển cơ sở hạ tầng cho khu vực dân
cư, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các khoản cho vay và khoản đầu
tư tăng từ 1.206 tỷ đồng (2001), lên hơn 16.100 tỷ đồng trong năm 2008, tăng 13 lần.
Trong giai đoạn đầu phát triển, danh mục cho vay chủ yếu là tín dụng cấp vốn cho
sửa chữa và xây dựng nhà ở và cơ sở hạ tầng, thương mại và các dịch vụ, và sản
phẩm nông nghiệp.
Sinh viên: Vũ Phương Anh Lớp: Đầu tư 48B


3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất,
nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất. Sau hơn 10 năm hoạt động, tính đến tháng
31/12/2008, tổng tài sản của MHB, đạt trên 35.200 tỷ đồng (tương đương 2 tỉ USD),
tăng 117 lần so với ngày đầu thành lập, bình quân mỗi năm tăng 50%. Trong năm
2008, vốn của MHB tăng lên 1.182 tỷ VND, đạt tỷ suất an toàn vốn trên 9.04% -
Nguồn vốn luôn được đảm bảo với những khoản vốn ủy thác dài hạn từ Ngân hàng
thế giới dành cho Dự án tài chính phát triển nông thôn. Ngoài ra Cơ quan Phát triển
Pháp còn cấp cho MHB hạn mức tín dụng 25 triệu EUR trong vòng 20 năm Phát triển
mạng lưới: mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ bảy trong các ngân hàng ở Việt
Nam với 162 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên 32 tỉnh thành lớn trên
khắp cả nước. MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân
hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Năm 2008, cũng là năm thứ tư liên
tiếp MHB nhận chứng nhận là ngân hàng xuất sắc trong thanh toán quốc tế và quản lý
tiền tệ do ngân hàng HSBC USA, NA thuộc tập đoàn tài chính toàn cầu HSBC cung
cấp xây dựng năng lực: Cùng với việc phát triển mạng lưới, MHB nỗ lực tập trung
mọi khả năng của mình để phát triển ngân hàng dựa trên hai mảng : phát triển nguồn
nhân lực và hiện đại hóa ngân hàng.
1.2. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội.
Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (MHB
Hà Nội) được thành lập theo quyết định số 46/QĐ-NHN-HĐQT ngày 04/7/2003 của
Chủ tịch Hội đồng quản trị MHB. MHB Hà Nội có trụ sở đặt tại 41A Lý Thái Tổ -
Hoàn Kiếm - Hà Nội. Sau gần 5 năm hoạt động, MHB Hà Nội đã đạt được sự tăng
trưởng mạnh mẽ về tổng huy động vốn, doanh số cho vay cũng như các mảng hoạt
động khác.
Giám đốc là bà Phạm Thiên Nga được bổ nhiệm theo quyết định số 97/QĐ -
HĐQT – TCCB. Giúp việc cho Giám đốc là một Phó Giám đốc.
Giám đốc chi nhánh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng,
kỷ luật. Các chức danh khác tại chi nhánh do Tổng Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm,

khen thưởng, kỷ luật khi có ý kiến chấp thuận của Hội đồng quản trị hoặc do Giám
đốc chi nhánh bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo phân cấp, uỷ quyền
của Tổng Giám đốc. Phó Giám đốc thường trực do Giám đốc Chi nhánh phân công.
Hệ thống các phòng giao dịch của chi nhánh MHB Hà Nội : tính đến hết năm
2008 có các phòng giao dịch (PGD ) là : PGD1 ,PGD2 ,PGD3 ,PGD Cầu Giấy, PGD
Sinh viên: Vũ Phương Anh Lớp: Đầu tư 48B

4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Trần Mai Hương
Đống Đa , PGD Tây Sơn , PGD Lý Nam Đế ,PGD Đội Cấn, PGD Lý Thái Tổ, PGD
5. Riêng năm 2009 ,MHB Hà Nội đã khai trương thêm 5 PGD trên địa bàn Hà Nội đó
là : PGD Lạc Trung ,PGD Kim Liên ,PGD Mai Hắc Đế, PGD Hai Bà Trưng, PGD
Hàng Trống ,PGD Hàng Bún.
Khi MHB Hà Nội khai trương thêm Phòng giao dịch Kim Liên tại 187 Xã Đàn
(đường Kim Liên mới kéo dài) thì đây là phòng giao dịch thứ 4 trong kế hoạch mở 10
phòng giao dịch của MHB Hà Nội năm 2009. Như vậy, ngoài ngoài Chi nhánh cấp I
tại 56 Nguyễn Du, MHB Hà Nội đã có 12 phòng giao dịch tại các quận Hoàn Kiếm,
Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Cầu Giấy Thanh Xuân. Sau hơn 6 năm
thành lập, với những nỗ lực không ngừng trong việc thiết lập mạng lưới khách hàng,
phát triển sản phẩm dịch vụ tiện ích, nâng cao chất lượng dịch vụ, Ngân hàng MHB
Hà Nội đã từng bước chiếm lĩnh thị trường. Bình quân nguồn vốn tăng 180%/năm,
dư nợ tín dụng và đầu tư tăng 160%/năm, lợi nhuận 100%/năm. Tổng nguồn vốn huy
động của Ngân hàng MHB Hà Nội tính đến đầu tháng 8/2009 đạt gần 2.900 tỷ đồng,
dự nợ đạt trên 1000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu dưới 0.3%.
Kế hoạch phát triển mạng lưới và biên chế, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài
chính, phương án liên doanh, liên kết của Chi nhánh phải được Tổng Giám đốc phê
duyệt mới được thực hiện.Chi nhánh chịu sự kiểm tra, giám sát của các phòng nghiệp
vụ có liên quan thuộc Hội sở chính về mặt hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Tính
đến thời điểm 31/12/2007, tổng số cán bộ công nhân viên của MHB Hà Nội là 93
người thuộc 6 điểm giao dịch trên địa bàn Hà Nội.

Ngày 16/10/2008 Ngân hàng MHB Chi nhánh Hà Nội đã tổ chức lễ kỷ niệm 5
năm hoạt động, đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và khánh thành trụ sở
chính tại 56 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng- Hà Nội. Mới chỉ sau 5 năm hoạt động
nhưng MHB đã trở thành một điển hình của các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu
quả ,phát triển mạng lưới hoạt động khá nhanh tại Hà Nội ,có nhiều đóng góp quan
trọng với ngành ngân hàng Hà Nội và đối với sự phát triển kinh tế của thủ đô.
1.3.Phòng giao dịch Lý Nam Đế.
Phòng giao dịch Lý Nam Đế - Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu
Long được thành lập ngày 9/7/2007 theo quyết định số 03-QĐ-MHBHN tại 14B/2
Sinh viên: Vũ Phương Anh Lớp: Đầu tư 48B

5

×