Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

NGHIÊN cứu THỰC vật học CHI TRÁM (CANARIUM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.23 MB, 25 trang )

CHUYÊN ĐỀ: NGHIÊN CỨU THỰC VẬT HỌC CHI TRÁM
(CANARIUM)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Một số loài Trám hiện có ở Việt Nam được biết đến là những cây cho quả
làm thực phẩm, lấy nhựa, làm keo dán, làm hương liệu và lấy gỗ. Một vài loài
còn được dùng làm thuốc, thậm chí là dược liệu quý như loài Trám hồng.
Trám hồng hay còn gọi là Trám cạnh, Trám ba cạnh (Canarium begalense
Roxb.) là loại cây lấy gỗ, chỉ có ở một số tỉnh miền núi phía bắc. Theo kinh
nghiệm lâu đời của một số gia đình người dân tộc Tày ở huyện Lục Yên, tỉnh
Yên Bái, vỏ thân cây trám hồng là thành phần không thể thiếu được trong bài
thuốc “Đại Thiên Nương” chữa u bướu [4]. Nhìn vào hình thái bên ngoài của lá,
cụm hoa và quả của Trám hồng, về cơ bản thấy giống với loài Trám trắng
(Canarium album (Lour.) Raeusch) và một vài loài khác. Bởi vậy việc chỉ ra đặc
điểm khác biệt để nhận biết loài Trám này ở nước ta là việc làm rất cần thiết để
góp phần hoàn thiện luận án “Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác
dụng dược lý của cây Trám hồng” Canarium bengalense Roxb.
Để nắm được toàn diện hơn về mặt thực vật học, chuyên đề này sẽ hệ
thống hóa từ các nguồn tư liệu hiện có để đề cập về:
- Vị trí phân loại của loài Trám hồng trong hệ thống phân loại thực vật có
hoa hiện đại.
- Đặc điểm phân loại chi Canarium L. và sơ bộ về sự phân bố của các loài
trong chi này trên thế giới.
- Các loài thuộc chi Canarium L. đã biết ở Việt Nam và sơ bộ về sự phân
bố của chúng.
- Đặc điển hình thái và một số thông tin về sự phân bố, đặc điểm sinh thái
của loài Trám hồng ở Việt Nam.

1


I.



VỊ TRÍ PHÂN LOẠI

Một số quan điểm về việc sắp xếp họ Trám (Burseraseae), trong hệ thống
phân loại thực vật có hoa (thực vật hạt kín).
Trám hồng (Canarium bengalense Roxb.) cũng như các loài khác cùng chi
Canarium L., họ Trám (Burseraceae) thuộc nhóm thực vật bậc cao, hạt kín có hai lá
mầm.
Trong tập danh lục các Họ và Chi thực vật có mạch đã biết đến trên thế giới
(Varcular plant Famolies and genera) của R.E. Brummitt (1992), Ông có liệt kê
8 hệ thống phân loại thực vật có hoa của 8 tác giả trên thế giới [9]. Để tiện cho
việc phân biệt, các nhà thực vật thường dùng tên tác giả làm tên gọi riêng cho
từng hệ thống đó. Ví dụ hệ thống của G.Bentham và J.D Hooker (1862- 1883);
Hệ thống của R.G.Thorn (1968)…
Liên quan tới việc tìm hiểu vị trí của họ Trám (Burseraseae) trong 8 hệ
thống này, chúng tôi thấy có một số quan điểm sau:
- Không có họ Burseraceae mà các đại diện của họ này được xếp trong họ
Anacardiaceae. Họ Anacardiaceae được xếp trong Bộ Sapindales (gồm hệ thống
của G. Ben tham - J.D Hooker, 1862- 1883 và hệ thống của H.Melchior, 1964).
Hoặc họ Ancardiaceae được xếp trong Bộ Geraniales (hệ thống của K.W. von
Dalla Torse – H.A.T. Harms, 1900 - 1907).
- Họ Burseraceae được tách ra thành họ riêng biệt, nhưng cũng có 2 quan điển:
Họ Burseraceae được xếp trong bộ Sapindales (hệ thống của A.Z.Cronquist,
1981) và quan điểm xếp họ Burseraceae nằm trong bộ Rutales (hệ thống của G.
Thorn 1968; hệ thống của B.E. Dahlgren, 1985; hệ thống của D. A. Young, 1982
và của hệ thống của A.L. Takhtajan, 1987).
Như vậy quan điểm tách họ Burseraceae ra khỏi họ Anacardiaceae và xếp
họ này (Burseraceae) thuộc Bộ Rutalse đã được 4/8 tác giả về hệ thống học thực
vật có hoa tán đồng [9]. Không những thế, khi sắp xếp các chi và Họ thực vật có


2


hoa, hạt kín, hai lá mầm của Thế giới, Tác giả R,E, Brummitt (1992) về cơ bản
cũng theo hệ thống của A.L. Takhtajan, 1987). Trong đó Họ Burseraceae được
xếp trong Bộ Rutaceae, Bộ Rutales thuộc lớp phụ Rutanae trong Lớp Ngọc Lan
(Magnoliopsida) hay còn gọi là Lớp Hai lá mầm (Dicotyledones) [9]. Quan điểm
này cũng được nhiều nhà Thực vật Việt Nam sử dụng trong các công trình khi
đề cập tới vị trí phân loại họ Burseraceae ở nước ta như: Nguyễn Tiến Bân [2]
và Võ Văn Chi [5]. Cụ thể hơn về vị trí của loài Trám hồng (Canarium
bengalence Roxb.) thuộc họ Trám (Burseraceae) trong hệ thống phân loại thực
vật có hoa, hạt kín ở Việt Nam có thể tóm tắt như sau:
Lớp Ngọc Lan - Magnoliopsida, hay còn gọi là Ngành thực vật hạt kín lớp
Angiospermae hoặc là lớp hai lá mầm Dicotyledones
Lớp Ngọc Lan - Magnoliopsida
Lớp phụ Cam – Rutanae
Bộ Cam – Rutales
Họ Trám – Burseraceae
Chi Trám – Canarium
Loài Trám hồng - Canarium bengalense Roxb.

3


II/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CHI CANARIUM L. VÀ SỰ PHÂN BỐ SƠ
BỘ CỦA CÁC LOÀI ĐÃ BIẾT TRÊN THẾ GIỚI
2.1. Đặc điểm hình thái chung của chi Canarium L.
Cây gỗ, mọc thẳng, kích thước trung bình cho đến lớn, một số loài có
chiều cao tới 30m, đường kính thân có thể tới hơn 60cm. Lá kép lông chi lẻ,
hình dạng, kích thước của lá kép cũng như của lá chét thay đổi tùy loài. Cụm

hoa thường dạng xim, mọc ở đầu cành hay kẽ lá gần đầu cành. Hoa lưỡng tính.
Hoa thường mẫu 3, nhị 3 - 6, bầu 3 ô. Quả hạch, một hạt cứng.
2.2. Các loài thuộc chi Canarium L. đã biết và sơ bộ về sự phân bố của
chúng trên thế giới.
Theo A. Guillaumin (trong Flore generale de L’Indo- chine, T.I, xuất bản
từ 1907 - 1911) thì Canarium L. trên thế giới có vài chục loài, trong đó ở châu Á
có 25 loài và riêng ở khu vực Đông Dương có 11 loài [32]. Trong một chuyên
khảo về loài Trám (Canarium ovatum) ở Philippin của Roberto E. Coronel, 1996
cho biết, tổng số loài trong chi Canarium trên thế giới có khoảng 75 loài, riêng ở
Philippin có tới 53 loài [26]. Song cũng có tác giả lại cho rằng, trên thế giới hiện
đã biết khoảng 80 loài trong chi Canarium L. [7]. Theo Leenhouts, P.W thì chi
Canarium gồm hơn 100 loài phân bố chủ yếu ở Châu Á và sau đó là Châu Phi,
chỉ có một loài ở vùng Tây Ấn [20].
Mặc dù có những nhận định khác nhau về số lượng loài, nhưng tất cả các
tác giả kể trên đều thống nhất rằng, các loài thuộc Chi Canarium L. trên thế giới
phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, từ châu Phi đến Châu Á và Thái Bình Dương.
Trong đó, vùng nhiệt đới Đông Nam Á, bao gồm Malaixia, Việt Nam, Philipin,
Inđônêxia, Thái Lan, số lượng loài tập chung nhiều nhất [26].
Tuy nhiên sau khi tổng hợp các tài liệu kể trên, đã ghi nhận được hơn 100
loài. Sự phân bố của từng loài cũng được ghi cụ thể ở bảng sau:

4


Bảng 1: Các loài thuộc Chi Canarium L. trên thế giới và sơ bộ về sự phân bố
của chúng.
STT

Tên loài thứ


Phân bố:
Quốc gia, vùng lãnh thổ

1.

Tài liệu
dẫn

C. acutifolium (DC.)
Merr.

Molucca Inđônêxia;

2.

C. agusanense Elmer

Philippin; Cabadbaran

21,30

3.

C. ahernianum Merr

Philippin; Marivelet

21,30

4.


C. album (Lour.)

Trung Quốc, Việt Nam

5.

C. album Blanco.

Philippin.

21,30

6.

C. amboinense Hochr.

Inđônêxia; Maluku.

21,30

7.

C. antonii Elmer.

Philippin.

21,30

8.


C. apertum H.J. Lam

Inđônêxia, Malaixia.

20,21

9.

C. apoense Elmer.

Philippin.

21,30

Đảo Solomon, Bawea,
Kangean Philippin.

20,21

10. C. asperum Benth

20,21

Celebe Philippin

11. C. australianum F.v.MN. Bắc Ôstrâylia, Đông Ghinê

3,34,36,36


19, 20,21

12. C. baileyanum Leenh.

Ôstrâylia (Queesland Wale)

19,21

13. C. balansae Engl.

Đảo Loyalty

19,21

14. C. balsamiferum Willd.

Celebes; Môlucca

15. C. barnesii Merr.

Philippin; Masbate

16. C. bengalense Roxb.

Ấn Độ; Mianma; Lào; Trung

5

11,20,21
21,30

2,6, 21,33


Quốc; Việt Nam.
17. C. calophyllum Perkins.

Philippin; Bosoboso của
Rizal.

21,30

18. C. clementis Merr. var.
penumbrinum

Philippin.

21,30

Elmer.
19. C. connarifolium Perkins. Philippin; Itsalen.

21,30

20. C. costulatum Elmer.

Philippin; Mindanao.

21,30

21. C. ellipsoideum Merr.


Philippin; Angat.

21,30

22. C. euryphyllum Perkins.

Philippin.

21,30

23. C. harveyi Seem. var.
nova-hebridiense Leenh.

Tân Hebride; Itsalen.

21,30

24. C. indicum L.

Inđônêxia; Moluque.

21,30

25. C. juglandifolium
Perkins.

Philippin; Zambale.

21,30


26. C. kerri Craib

Thái Lan; Việt Nam.

27. C. laxiflorum Decne.

Inđônêxia; Timo.

21,30

28. C. leytense Elmer.

Philippin.

21,30

29. C. litforale Blume

Malaixia; Inđônêxia ; Lào,
Việt Nam.

30. C. littorale Blune var.
purpurascens

Malaixia, Việt Nam.

32

2, 6, 28

2, 28

(A.W. Benn.)
31. C. longiflorescens Elmer. Philippin. Davao.

21,30

32. C. longissimum Hochr.

21,30

Inđônêxia.

6


33. C. lucidum Perkins.

Philippin.

34. C. luzonicum (Bl.) A.
Gray.

Ấn Độ. Philippin.

35. C. lyi Dai et Yalovl

Việt Nam.

36. C. macadamii Leenh.


Tân Ghi nê.

20,21,28

37. C. madagascariense
Engl.

Madagasca.

19,21

38. C. maluense Laut.

Celebe; tân Molucca.

39. C. manii King

Đảo Andaman.

40. C. megacarpum Leenh.

Tân Chinê.

11, 12, 13

41. C. megalanthum Merr.

Malaixia; Inđônêxia.


17, 20,21

42. C. melioides Elmer.

Philippin.

43. C. merrillii H. J. Lam

Inđônêxia.

44. C. microphyllum Merr.

Philippin.

21,30

45. C. muelleri F.M. Bailey

Ôstrâylia.

14,21, 29

46. C. muelleri F.M. Bailey

Ôstrâylia (Queensland).

21,30

47. C. nervosum Elmer.


Philippin (Leyte. Palo).

21,30

48. C. nungi Guillaumin.

Tân Hebrid; Eromanga
Itsalen.

21,30

49. C. odontophyllum Miq.

Philippin; Inđônêxia.

50. C. ogat Elmer.

Philippin.

21,30

51. C. oleiferum Baill.

Tân Caledonia1.

20,21

52. C. oleosum (Lamk) Engl.

Đảo Lesser Sunda, Bắc

Celebes Ghi nê.

20,21

7

21,30
5, 20,21
2, 6

15,20,21
20,21

21,30
17, 20,21

19, 20,21


53. C. oliganthum Merr.

Philippin; Masbate.

54. C. ovatum Engl.

Philippin.

55. C. oxygonum Quisumb.
& Merr.


Philippin. Luzon. Mt.

21,30

56. C. palawanense Elmer.

Philippin; Palawan.

21,30

57. C. paniculatum (Lamk)
Benth. ex Engl.

Mauritiut.

21

58. C. parvum Leenh.

Việt Nam.

13,15,21,29

59. C. patentinervium Miq.

Malaixia; Inđônêxia.

60. C. perkinsae Merr.

Philippin; Mindoro.


61. C. perlisanum Leenh.

Malaixia.

62. C. piloso-sylvestre
Leenh.

Tân Ghi nê.

20,21

63. C. pilosum Benn.

Malaixia; Inđônêxia.

20,21

64. C. pimela Leenh.

Lào, Trung Quốc, Việt Nam.

65. C. polyneurum Perkins.

Philippin.

66. C. polyphyllum K. Sch.

Tân Ghi nê.


67. C. prancei Daly.

Brazil; Amazon.

21,30

68. C. pseudocommune
Hochr.

Tân Ghi nê.

21,30

69. C. pseudodecumanum
Hochr.

Malaixia; Inđônêxia.

11,21, 24

70. C. pseudopatentinervium

Inđônêxia.

18, 20,21

H.J. Lam

8


21,30
10,21, 22

20,21,31
21,30
20,21,27

2, 6, 21
21,30
13,21,22


71. C. pseudosumatranum
Leenh.

Malaixia.

20,21,28

72. C. purpureum Elmer.

Philippin.

21,30

73. C. radlkoferi Perkins.

Philippin; Mindoro

21,30


74. C. rigidum (Bl.) Zipp. ex
Miq.

Tân Ghi nê.

20,21

75. C. salomonense B.L.
Burtt

Đảo Salômông, tân Ghi nê.

76. C. samarense Merr.

Philippin.

77. C. samoense Engl.

Samoa.

19, 20,21

78. C. schlecteri Laut.

Tân Ghi nê.

15, 20,21

79. C. schweinfurthii Engl.


Trung Phi.

19, 20,21

80. C. sibuyanense Elmer.

Philippin.

21,30

81. C. smithii Leenh.

Figi.

21,28

82. C. stenophyllum Merr.

Philippin; Luzon.

21,30

83. C. strictum Roxb.

Ấn Độ, Malaixia.

19,21,22

84. C. subulatum Guill.


Trung Quốc, Lào,
Camphuchia, Việt Nam.

85. C. subvelutinum Elmer.

Philippines; Cabadbaran của
Itsalen.

86. C. sumatranum Boerl.

Indônêxia, Philippin.

20,21,25

87. C. sylvestre Gaertn.

Moluca, Tân Ghi nê.

20,21

88. C. thyrsoideum Perkins.

Philippin.

21,30

89. C. todayense Elmer.

Philippin.


21,30

9

8,18, 20,21
21,30

2, 6, 21,25

21,30


90. C. toncalingii Elmer.

Philippin.

21,30

91. C. Tonkinense Engl

Việt Nam.

2, 6

92. C. Tramdenum Dai et
Yakovl

Indônexia, Trung Quốc,
Lào, Việt Nam.


2,6

93. C. trifoliatum Engl.

Tân Caliđôni.

94. C. trigonum H.J. Lam

Celebit.

95. C. urdanetense Elmer.

Philippin.

21,30

96. C. vanikoroense Leenh.

Figi.

13,21

97. C. villosiflora Elmer.

Philippin.

21,30

98. C. vitiense A. Gray


Figi.

99. C. vrieseanum Engl.

Philippin, đảo Celebes.

100. C. vulgare Leenh.

Đảo Kangean và Bawean.

11,28

101. C. whitei Guill.

Tân Caledonia.

17,21

102. C. williamsii C. B. Rob.

Philippin; Zamboanga.

21,30

103. C. zeylanicum (Retz.) Bl.

SriLanka.

11,21


Hình ảnh một vài loài thuộc chi Canarium L.

10

19,21
16, 20,21

8,21
19 ,21,23


Hình 1: quả Trám C. Schweinfurthii ở Trung phi.

Hình 2: Trám đen - Canarium tramdenum ở Inđônêxia

11


Hình 3: quả bổ đôi loài C. ondotophyllum ở Maliaxia

Hình 4: cành mang quả Trám trắng ở Trung Quốc

12


Ghi chú:
- Hình 1: Atawodi SE chụp (trích trong tài liệu:Advances in Biological Research
2010, 4(6):314-322)
- Hình 2 : Zhao DX chụp (trích từ tài liệu Southern Horticulture 2009, 21 (4):10-11)

- Hình 3: Voon BH chụp (trích từ Asia Pacific Journal Clinical Nutrition 1999, 8:24-31)
- Hình 4: Trích trong tài liệu Chinese Field herbalium 2009.
Nhận xét:
Như ở trên đã trình bày, hiện vẫn còn những quan điểm khác nhau về tổng
số loài thuộc Chi Canarium L. trên toàn thế giới [7,9,20,26]. Tuy nhiên với một số
tài liệu hiện có, theo bảng trên đã tổng hợp được 103 loài, thứ (var.) chúng phân bố
rải rác ở vùng nhiệt đới cổ, từ Châu Phi đến Châu Á và Châu Đại Dương.
Qua bảng trên, cụ thể phân bố của Chi Canarium L. cho thấy có tới 73
loài và thứ trên tổng 103 loài và thứ có ở vùng nhiệt đới Châu Á (chiếm
70,87%), chỉ có 4 loài ở Châu Phi và 4 loài ở Châu Úc và 1 loài ở Nam Mỹ. Tất
nhiên trong những số này có một loài vừa phân bố ở Châu Á vừa phân bố ở
Châu Úc như loài Canarium australianum F.V.M.
Trong tổng số 103 loài và thứ được ghi nhận ở vùng nhiệt đới Châu Phi,
Châu Á, Châu Úc và Thái Bình Dương, có tới 41 loài phân bố rải rác khắp các
Đảo quốc khác ở Thái Bình Dương (ngoài các Quốc gia đảo quốc lớn là
Inđônêxia và Philippin) như tân Caliđôni, tân Ghi nê, Molucca, Celebes,
Sôlômông… Riêng ở Indônêxia có 16 loài, Malaixia có 11 loài, Philippin có 44
loài. Các Quốc gia trong địa lục Châu Á như: Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc,
Lào, Campuchia mỗi nước mới chỉ biết đến từ 1 đến 5 loài.
Như vậy qua một số tư liệu trên có thể nhận xét rằng, các loài thuộc Chi
Canarium L. phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong đó Inđônêxia, Philippin, Malaixia và Việt Nam là những nơi tập trung
nhiều loài hơn cả.
III/ CÁC LOÀI THUỘC CHI CANARIUM PHÂN BỐ Ở VIỆT NAM.

13


3.1. Chi canarium L. ở Việt Nam và một số đặc điểm sơ bộ về thực vật học,
phân bố và công dụng của các loài.

A.Guillaumin là người đầu tiên nghiên cứu phân loại chi Canarium L. (họ
Burseraceae) ở Việt Nam. Trong bộ Flore geslerale de L’Indo - chine tập I, xuất
bản từ năm 1907 đến 1911. Tác giả đã đề cập 11 loài có ở Đông Dương, đồng
thời cả 11 loài này cũng có ở Việt Nam [32] đó là:
(1). Canarium album (Lour.) Raeusch. (Pimela alba Lour.).
(2). C. cimereum Gaullaum.
(3). C.kerri Craib.
(4). C. nigrum Engl. (C. pimelca koer. ; Pimela nigra Laur.).
(5). C. oleosum Egl.
(6). C. rostriferum Mig. (Dracontomelum cuspidatum Blume).
(7). C. rotumdifolium Guillaum.
(8). C. subulatum Guillaum.
(9). C. thorellianum Guillaum.
(10). C. tonkinense Engl.
(11). C. vitatistipulatum Guillaum.
Vào năm 1985, Trần Đình Đại và Yakovlev có đính chính và đề cập 2 loài
Trám mới là C. lyi Dai et Yakovlev và C. tramdenum Dai et Yakovlev. Hai loài
này về sau đều được các tác giải ở Việt Nam trích dẫn [1,2,5,6]. Trong bộ cây cỏ
Việt Nam quyển II, của Phạm Hoàng Hộ công bố chi Canarium L. ở Việt Nam
có 8 lài và thứ (var.)[6].
(1). Canarium album (Lour.) Raeusch. (Pimela alba Lour.).
(2). C. Bengalense Roxb.
(3). C. littorale Blume var. rufum (Benn.) Leenh
(4). C. littorale Blume var. purpurascens (Benn.) Leenh
(5). C. lyi Dai et Yakovlev.

14


(6). C. Farvum Leenh.

(7). C. subulatum Guillaum.
(8). C. Tramdenum Dai et Yakovlev
Nguyễn Tiến Bân năm (2003), trong bộ “ Danh lục các loài thực vât Việt
Nam”, khi chỉnh lý và liệt kê các loài thuộc chi Canarium L. ở nước ta, về cơ
bản vẫn theo quan điểm của Phạm Hoàng Hộ [6], nhưng có bổ sung thêm loài
C. tonkinensis Engl, đã được A. Guillaumin công bố trong [32]. Như vậy theo
Nguyễn Tiến Bân [1] thì chi Canarium L. ở Việt Nam hiện nay có 9 loài và thứ.
Trong đó có một số loài do A. Guillaumin công bố trước đây [32] nay đã bị gộp
lại hoặc trở thành đồng danh (syn.) của nhau, như loài Canarium subutatum
Guilaum. Có tới 4 đồng danh là C. cimereum; C. vitatistipulatum; C.
thorellianum; C. rotumdifolium. Hoặc loài C.nigrum trước kia là đồng danh của
loài trám đen C. tramdenum hiện nay. Sau đây là phần liệt kê 9 loài và thứ (var.)
thuộc Chi Canarium L. ở Việt Nam, cùng với những thông tin sơ bộ về đặc
điểm thực vật, phân bố và công dụng của chúng.
(1). Trám trắng - Canarium album (Lour.) Raeusch. (Pimela alba Lour.).
- Hình dạng: Cây gỗ lớn, có thể cao tới 30 m; mọc ở rừng thứ sinh; mùa hoa
quả: hoa tháng 5-6, quả già tháng 7-9. Nhánh non có lông vàng. Lá dài 35 cm;
thứ diệp 7-13, bầu dục bất xứng, đầu có mũi 5-10 mm, bìa nguyên, gân phụ 8-10
cặp, có lông nâu bạc; cuống phụ 5-7 mm; cuống có lá bẹ hẹp, cao 1 cm. Chùm
hoa tụ tán cao 10 cm; đài có tai thấp; cánh hoa 3, có lông tơ; tiểu nhụy 6, chỉ
đính nhau ở đáy. Quả màu xanh, khi chín có màu vàng nhạt, nhân cứng nhọn hai đầu.
- Phân bố: Sơ La (Mộc Châu, Xuân Nha), Hà Giang, Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Bắc cạn, Hà Tây (cũ), Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình, Nghệ An, Gia
Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tầu. Còn có ở Trung Quốc,
Lào, Campuchia.
- Công dụng: Lấy gỗ; quả ăn được và làm thuốc. Hạt làm thuốc trị giun, quả
thường muối làm ô mai, chữa viêm họng, ho, quả tươi nhai có tác dụng giải
độc, giải rượu. Vỏ cây dùng chữa dị ứng sơn, đau nhức răng.

15



(2). Trám hồng: Trám cạnh, cà nà bengal – C. bengalenseae Roxb.
- Hình dạng: Cây gỗ lớn, có thể cao tới 20 m hoặc hơn; mọc ở rừng sinh thái và
còn được trồng; mùa hoa quả: tháng 4-5, quả già tháng 9-10.
- Phân bố: Yên Bái, Cao Bằng, Ninh Bình, Thanh Hóa. Còn có ở Ấn Độ, Mianma,
Lào và Trung Quốc.
- Công dụng: Lấy gỗ, quả ăn được và làm thuốc. Ở Ấn Độ người dân dùng lá và
vỏ thân làm thuốc đắp ngoài trị xưng đau do phong thấp.
(3). Trám nâu: Trám nâu duyên hải - Canarium Littorale Blume var. rufum
(A.W. Benn.) Leenh. (~ C. rufum. A.W. Benn.)
- Hình dạng: Cây gỗ cao trêm 10m; nhánh non không có lông, lá kép với 17
chét xoan đến thuôn, dài từ 5 - 9cm, rộng 4cm, gốc tù hay hình tim hơi lệch,
mép có răng cưa, mặt trên có lông ở gân, mặt dưới có lông mịn, thưa, nâu, gân
phụ nhiều, 11 đến 17 cặp, cuống phụ 7 mm. Cụm hoa ở đỉnh hay ở nách các lá ở
ngọn cành, hình trùy, đài tới 49cm; Hoa thưa, dài 4,5 - 7 cm, rộng 1,5 - 3 cm;
nhân nhọn hai đầu, hạt 1-2. Hoa tháng 3-4, có quả tháng 4-5.
- Phân bố: Việt Nam, Lào, Inđônêxia, Malaixia. Ở nước ta cây mọc nhiều trong
rừng rậm và rừng thưa của tỉnh Kon tum, Gia Lai, Đắc Lắc.
- Công dụng: Dùng nhựa dầu làm thuốc chữa ghẻ.
(4). Trám đỏ: Canarium littorale Blume var. Purpuracens (A.W. Benn.) Leenh
(~ C. rufum. A.W. Benn.)
- Hình dạng: Cây gỗ nhỡ, cao hơn 10m, cây có nhiều nhánh, lá non không có
lông, lá kép lẻ, mang từ 7-9 chét lá hình bầu dục, dài 4,5 - 7cm, rộng 1,5 - 3cm,
mép nguyên hoặc hơi có răng cưa thưa, gân phụ 10 - 12 cặp. Hạt nhọn hai đầu
chứa 1- 2 hạt.
- Phân bố: Có nhiều ở vùng Nha Trang, Khánh hòa.
- Công dụng: Cây lấy gỗ, quả làm thực phẩm.
(5). Trám lý: Canarium Lyi Dại và Yakol.
- Hình dạng: Cây gỗ lớn, cao tới 20m, lá mang 5-7 lá phụ hình xoan bầu dục hơi

hình phẳng, dài 6 - 9cm, rộng 2,5 - 3cm, đáy bất xứng, gân phụ 7 - 10 cặp, Phát hoa

16


ở chót nhánh và nách lá gần ngọn, cao 9-15 cm; hoa cái cao 5mm, gần như không
lông; đài cao 2 - 3 mm, cánh hoa 3, cao 4 - 5mm; tiểu nhụy 6; đĩa mật có lông.
- Phân bố: Cây mọc nhiều ở Gia Lai, Đắc Lắc
- Công dụng: Cây lấy gỗ, quả làm thực phẩm.
(6). Trám lá nhỏ: Trám chim, Bùi - Canarium Parvum Leenh
- Hình dạng: Cây gỗ nhỏ, cao 4-5 m. Lá kép gồm 3-7 lá chét xoan bầu dục, dài
6,5 - 13 cm, rộng 3 - 5cm, đầu nhọn dài, gốc nhọn, gân phụ 9 - 10 cặp, có lông,
mặt dưới nâu đậm. Cụm hoa đơn tính, cao 5 - 7 cm, hoa cái cao 5,5 mm; hoa
đực cao 7 - 10mm. Quả dài 3,5 cm, rộng 1,3 cm; nhân hình thoi, nhọn hai đầu,
hạt 1 - 2. Hoa tháng 4 - 6, quả già tháng 9-10.
- Phân bố: Mọc rải rác trong rừng vùng trung du, Sơn La (Mộc Châu, Xuân
Nha), Trung bộ. Còn có ở Trung Quốc. Cây thường mọc ở độ cao 100 - 700 so
với mặt nước biển.
- Công dụng: Quả ăn được. Rễ và lá dùng trị chân tay tê liệt, đau dạ dày, bỏng
lửa, phong thấp đau lưng.
(7). Trám lá đỏ: Trám kền, Cà na mũi nhọn, Trám kẽn, Cà nà thorel Canarium Subulatum Gillaum. (~ C. cimereum Guillaum.; ~ C. rotumdifolium.)
- Hình dạng: Cây gỗ cao 25-30m, đường kính 40-50cm, vỏ xám nâu hay xám
đen, có nhiều mảnh vỏ bong thành vẩy; Lá kép lông chim lẻ, dài 25 - 40cm, lá
chét 7 - 11, hình trái xoan thuôn, dài 7,5 – 9,5cm, rộng 3 - 4,5cm, tận cùng mũi
nhọn; gân bên 11-13 đôi; lá kèm cao 1cm. Lá già màu đỏ. Chùy hoa ở nách lá
hay ở ngọn nhánh, cao 10cm. Hoa không có cuống; lá bắc nhỏ hình dùi; lá đài 3,
cánh hoa 3, cao 3cm; nhị 6, đính với nhau ở gốc thành ống ngắn. Quả hạch hình
trứng dài 3,5cm, rộng 2cm. Ra hoa tháng 4-6, quả già tháng 9-10.
- Phân bố: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 500m. Có ở Quảng
Nam, Kon Tum (Kon Plong), Gia Lai (Chư Pah, Pleiku, Đác Đoa), Đắc Lắc (Ma

Đrắc), Khánh Hòa, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang (Hà Tiên). Còn
có ở Lào, Campuchia, Thái Lan.
- Công dụng: Cây lấy gỗ, quả làm thực phẩm.

17


(8). Trám chim: Canarium tonkinense Engl. (~ Hearnia balansae C.DC.)
- Hình dạng: Cây gỗ cao trung bình 15 - 18m, đường kính 25cm. Thân có nhựa
thơm. Lá kép lông chim, gồm 7 - 11 lá chét hình trái xoan, dài 4 - 6 cm, rộng 2 3,5cm đầu có mũi lồi ngắn, gốc tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông tơ mầu vàng
nhạt, cuống lá mảnh. Hoa đơn tính, màu trắng hay vàng nhạt họp thành xim ở nách
lá; Quả hạch, hình thoi, dài 3 - 4 cm, rộng 1,2 - 2 cm, khi chín màu vàng úa.
- Phân bố: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 700m có ở Yên Bái,
Bắc Giang, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tây
(Ba Vì, Thủ Pháp), Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Còn có ở Trung Quốc, Lào.
- Công dụng: Rễ có tác dụng thư cân hoạt lạc, khư phong trừ thấp; lá có tác
dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng chỉ thống, chỉ huyết; Quả có tác dụng hóa
đờm, lợi thủy, tiêu thũng.
(9). Trám đen: Bùi cà na - Canarium tramdenum Dai et Yakovl. (~ C. nigrum
Lour); ~ C. pimela nigra Lour ; ~ C. pinela Leenh)
- Hình dạng: Cây gỗ nhỏ đến trung bình, cao 8 - 25m. Ra hoa tháng 5-6, quả
tháng 8-10. Cây nhỏ; nhánh ngang. Lá dài 25cm, hình bầu dục tròn dài, đáy bất
xứng, gân phụ 8-10 cặp, không lông, lá bẹ vàng. Chùm tụ, tán cao 20 cm, đen đi
lúc khô; hoa vàng; đài hình chén có 3 răng; cánh hoa 3 cao 4 mm; tiểu nhụy 6,
chỉ dính nhau ở đáy. Quả nhân cứng to, cao 3-4 cm, đen lúc chín; nhân 3 buồng.
- Phân bố: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ở độ cao dưới 500 m. Có ở Sơn La
(Mộc Châu), Hòa Bình (Phương Mai), Quảng Ninh (Tiên Yên), Hải Phòng,
Tuyên Quang, Phú Thọ (Chân Mộng), Hà Tây, Nghệ An (Cô Ba), Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa. Còn có ở Trung Quốc, Lào, Camphuchia, Thái Lan.
- Công dụng: lấy gỗ, nhựa thơm dùng làm nhang, dùng làm nến thắp sáng. Quả

tươi giã lấy nước uống giải độc do ăn phải cá nóc hoặc cá thối, chữa hóc xương
cá. Quả khô tán bột, rắc chữa nứt nẻ da, lở miệng và trị sâu răng. Rễ dùng trị
phong thấp đau lưng mỏi gối: đau dạ dày, bỏng lửa. Lá trị cảm mạo, viêm đường
hô hấp, viêm phổi, ghẻ lở, xuất huyết tử cung, trị nội thương xuất huyết.
3.2. Đặc điểm hình thái và một số thông tin cụ thể về phân bố và sinh thái
của loài Trám hồng.

18


Tên Việt Nam: Trám hồng
Tên khác: Trám ba cạnh, trám cạnh, cà nà bengal, kướm liếm (Tày- Lục
Yên, Yên Bái)
Tên khoa học: Canarium bengalense Roxb.
Họ trám: Burseraceae.
Đặc điển hình thái:
Trong bộ “Vietnam forest trees” do Vũ Văn Dũng chủ biên, xuất bản lần
thứ 2, bởi tổ chức JACI năm 2009 [12], đã mô tả chi tiết đặc điểm của loài Trám
hồng cụ thể như sau:
Cây gỗ lớn, cao 10 - 20m hoặc hơn; đường kính thân 45 -55cm, thân hình
trụ, mọc thẳng, thường phân cành tập chung gần ngọn, ở độ cao của thân trên
10m. Vỏ thân có màu trắng xám hoặc màu nâu nhạt, hơi xù xì và đôi khi có các
u nhỏ vốn là dấu vết trước kia có nhựa chảy ra. Nhựa lúc mới chảy ra có màu
trắng xám, dần về sau có màu nâu đen hoặc màu đen nhạt, ngửi có mùi thơm.
Cành non màu xanh, hơi có cạnh, sau tròn. Lá kép lông chim lẻ, dài 30 - 40 cm,
gồm 8 đến 10 đôi lá chét, mọc đối; lá chét thường có hình thuôn hoặc hình ôvan
thuôn, dài 6 - 9 cm, rộng 2,5- 3,2cm, nguyên mép, đầu nhọn và có cuống ngắn.
Cụm hoa mọc ở bên ngoài nách lá gần ngọn hay ở ngọn, dài 5 - 8cm. Quả
hạch màu xanh, dạng con suốt, có 3 cạnh, kích thước 4,5 - 5 x 1,8 - 2cm, nhẵn,
đầu nhọn; núm nhụy tồn tại, mặt cắt ngang hạt có hình tam giác, có 3 dìa phát

triển thành cánh.
Phân bố: Theo Nguyễn Tiến Bân [2], Phạm Hoàng Hộ [6] và Vũ Văn Dũng
[12], thì Trám hồng mới chỉ thấy ở một số tỉnh phía Bắc, bao gồm: Tỉnh Cao
Bằng (huyện Hạ Lang: Thái Đức); Ninh Bình (vườn Quốc Gia Cúc Phương);
Thanh Hóa (Lương Ngọc).
Ngoài ra trong quá trình thực hiện luận án nghiên cứu về cây Trám hồng, chúng
tôi phát hiện cây mọc tự nhiên trên nương, rẫy ở các xã: Vĩnh Lạc, Minh Tiến, Liễu
Đô, Yên Thắng, Khánh thiện, Mai Sơn, Tân Lĩnh.

19


Trên thế giới theo một số tác giả trên [2,6,12,32,33] loài Trám hồng có ở Trung
Quốc, Lào và Mianma.
Hoa mẫu 3; đài hình chén, trên xẻ 3 thùy tam giác; cánh hoa 3; nhị 6, đính với
nhau ở gốc; bao phấn nhọn đầu, 2 ô; đĩa mật có lông tơ; bộ nhụy vượt cao khỏi
nhị; bầu hình trứng thuôn, kéo dài thành vòi nhụy, đầu nhụy hơi tròn; bầu 3 ô.
Khả năng tái sinh:
Trám hồng là cây ưa sáng, nhưng lúc nhỏ có thể hơi chịu bóng. Cây thường mọc
ở rừng thứ sinh, trên núi đất ở độ cao trên dưới 300m so với mặt nước biển; đất
có tầng mặt dày, ẩm và nhiều mùn. Ở vườn Quốc Gia Cúc Phương thấy Trám
hồng mọc lẫn với một số loài gỗ khác như: Chay vỏ (Michelia balansae), Sâng
(Pometia pinnat), Xương mộc (Toona sureni)...
Cây ra hoa quả hàng năm, mùa hoa tháng 4 - 5, quả tháng 6 - 7 và thậm chí quả
già đến tháng 11. Cây tái sinh tự nhiên tốt từ hạt của các quả già rụng xuống đất.
Cây trồng bằng hạt (tại xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) sau 3 năm
cao trên 3m, đường kính thân 7 - 8 cm. Theo nhân dân địa phương cho biết, cây
trồng khoảng 5 - 6 năm sẽ ra hoa, quả lứa đầu.
Một số hình ảnh về loài Trám hồng chụp ở huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.


20


Hình 5: cây trồng từ hạt hơn 10 năm.

Hình 6: Cành mang nụ và hoa

21


Hình 7: Bộ nhị và bộ nhụy

Hình 8: Bộ nhụy

22


Hình 9: cành mang quả

Hình 10: quả cắt ngang

23


Hình 11: hạt quả cắt ngang

Hình 12 : cây trồng được hơn 2 năm tuổi.
IV/ KẾT LUẬN
Loài Trám hồng Canarium bengalense Roxb. thuộc họ Trám (Burseraceae).
Theo hệ thống phân loại thực vật bậc cao có hoa của Martin, F.W., C.W. Campbell

and R.M. Ruberte. (1987) [22] và nhiều nhà thực vật học khác, thì họ Trám nằm
trong Bộ cam (Rutales), lớp phụ cam (Rutanae), Lớp Ngọc Lan - (Magnoliopsida)
hay còn gọi là Ngành thực vật hạt kín lớp (Angiospermae).
Theo một số nhà thực vật nghiên cứu về họ Burseraceae thì chi Trám
Canarium trên thế giới có khoảng 75 (Roberto E. Coronel, 1996) cho đến hơn 100
loài (Leenhouts, P.W, 1956). Sau khi tổng hợp tất cả các tài liệu nghiên cứu về
họ Burseraceae hiện có, chúng tôi lập được danh sách 103 loài của chi
Canarium trên thế giới. Các loài phân bố rải rác ở khắp các vùng nhiệt đới từ
Châu Phi đến Châu Á, Chấu Úc, các đảo ở Thái Bình Dương và ở cả Châu Mỹ.
Trong đó ở Châu Á có tới 73 loài, Châu Phi 4 loài, Châu Úc 4 loài và 1 loài ở

24


Nam Mỹ. Trong tổ số 73 loài đã biết ở Châu Á, riêng ở Philippin có 44 loài,
Inđônêxia có 16 loài, Malaixia 11 loài, các nước khác trong lục địa như Ấn Độ,
Trung Quốc, Lào, Thái Lan hiện mới biết từ 1 đến 5 loài.
Ở Việt Nam, theo kết quả thống kê và chỉnh lý của Nguyễn Tiến Bân năm
(2003), chi Canarium L. ở nước ta đã biết có 9 loài và thứ. Kết hợp với một số
tài liệu nghiên cứu khác của Phạm Hoàng Hộ (2000), Vu Van Dung (Edic.
2009)... trong chuyên đề chúng tôi đã hệ thống hóa về một số đặc điểm sinh học
cơ bản, phân bố và công dụng của 9 loài và thứ (var.) trong chi Canarium đã
biết ở Việt Nam.
Căn cứ vào một số tài liệu hiện có của Phạm Hoàng Hộ, 2000; Vu Van
Dung (Edic. 2009), các tài liệu và mẫu cây đã thu được ở gần đây, chúng tôi
bước đầu mô tả đặc điểm hình thái cây Trám hồng (Canarium bengalense
Roxb.), sơ bộ về sự phân bố ở Việt Nam, đặc điểm sinh thái và khả năng tái sinh,
nhân trồng của loài này tại huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái.

25



×