Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

LỊCH SỬ 7 THUYẾT TRÌNH THÁI LAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.53 KB, 2 trang )

Thái Lan
Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan: tiếng thái: ราช
อาณาจจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng
Đông Nam Á phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và
Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây
giáp Myanma và biển Andaman. Lãnh hải Thái Lan phía đông nam giáp với lãnh hải Việt
Nam ở vịnh Thái Lan, phía tây nam giáp với lãnh hải Indonesia và Ấn Độ ở biển
Andaman.
Thái Lan là một quốc gia quân chủ lập hiến đứng đầu là vua Bhumibol Adulyadej lên
ngôi từ năm 1946, vị nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất trên thế giới và vị vua trị vì lâu
nhất trong lịch sử Thái Lan. Vua Thái Lan theo nghi thức là nguyên thủ, tổng tư
lệnh quân đội và nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo của đất nước. Thủ đô Băng Cốc là
thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại, công nghiệp và văn hóa.
Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân
số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới. Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái,
14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu
số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác. Có khoảng 2,2 triệu người nhập cư hợp pháp và
bất hợp pháp ở Thái Lan. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Thái.
Phật giáo Nam Tông được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo tôn giáo này là
94,6%, là 1 trong những quốc gia Phật giáo lớn nhất thế giới theo tỉ lệ dân số. Cũng theo
điều tra dân số năm 2000, Hồi giáo chiếm 4,6% dân số và Kito Giáo chiếm 0,7% dân số.
Kinh tế Thái Lan phát triển nhanh từ 1985 đến 1995 và trở thành một quốc gia công
nghiệp mới trong đó du lịch với những điểm đến nổi tiếng như Ayutthaya,Pattaya,
Bangkok, Phuket, Krabi, Chiang Mai, và Ko Samui và xuất khẩu đóng góp lớn cho nên
kinh tế.
Tên gọi
Thái Lan cũng từng được gọi là Xiêm, đây là tên gọi chính thức của nước này đến ngày
23 tháng 6 năm 1939 khi nó được đổi thành Thái Lan. Từ năm 1945 đến ngày 11 tháng 5
năm 1949, tên Thái Lan lại được đổi lại thành Xiêm. Sau đó nó được đổi lại thành Thái
Lan như ngày nay. Từ "Thái" (ไทย) trong tiếng Thái có nghĩa là "tự do". "Thái" cũng là
tên của người Thái – hiện là dân tộc thiểu số có số dân đáng kể ở Trung Quốc, vẫn lấy tên


là "Xiêm". Từ "Thái Lan" trong tiếng Việt có xuất xứ từ tiếng Anh Thailand (trong
đó land nghĩa là đất nước, xứ sở), và Thailand được dịch từ ประเทศไทย (Prathet Thai)
với nghĩa là "nước Thái".
Trong tiếng Thái, tên của Thái Lan là ราชอาณาจจักรไทย (Racha Anachakra Thai). Hai
chữ ราชา (Racha) và อาณาจจักร (Anachakra) thì có gốc từ tiếng Phạn: Racha có nghĩa là
"quốc vương", Anachakra có nghĩa là "lãnh thổ". Trong khi đó, ไทย (Thai) là một chữ
tiếng Thái có nghĩa là "tự do". Ý của cụm từ Racha Anachakra Thai là "Vương quốc của
người tự do". Tuy nhiên, một học giả nổi tiếng người Thái cho rằng từ Thai (ไท) đơn
giản chỉ có nghĩa là "người" vì điều tra của ông cho thấy rằng tại một số vùng nông thôn
từ "Thai" được dùng thay thế cho từ "khon" (คน) nghĩa là người.
Người Thái còn gọi nước Thái một cách dân dã là เมมืองไทย Mueang Thai (Mường Thái)
và từ Mueang còn được dùng rộng rãi để chỉ thành phố, thị trấn. Ngoài ra từ


ประเทศไทย Prathet Thai (Prathét Thái) cũng được sử dụng để gọi Thái Lan. Hai
chữ Mueang vàPrathet có cùng nghĩa "nước, quốc gia". Prathet có gốc từ chữ पपपददश
(pradeśa) trong tiếng Phạn, còn Mueang là một từ Thái cổ có cùng gốc với các
từ Muang (ເມມອງ [mɯaŋ˦]) trong tiếng Lào, Mong (မမ
မမ [məŋ˦]) trong tiếng
Shan, mwngh ([mɯŋ˧]) trong tiếng Tráng, khởi nguyên mang nghĩa "thung lũng trồng
lúa".
Trong tiếng Việt, vương quốc này được gọi là "Thái Lan". Từ này có gốc HánViệt và tiếng Anh. Đúng ra thì "Thái Lan" đến từ Thailand trong tiếng Anh nhưng ngày
xưa trong tiếng Việt không phiên âm được Thailand và, do đó, phải chế ra một âm để
người Việt đọc được. Các nhà Hán học ở Việt Nam dùng hai chữ Hán có cách phát âm
gần với từThailand như các nhà Hán học ở Đông Á thường dùng: hai chữ này là "Thái
Lan" (泰蘭). "Thái" (泰) được dùng để dịch âm Thai hay Tai, và cũng thường được dùng
để gọi người Thái; "Lan" (蘭) dùng để dịch âm Land, như trong "Ba Lan" (波蘭
- Poland), "Ái Nhĩ Lan" (愛爾蘭 - Ireland), v.v.
Ở Trung Quốc, vương quốc này được gọi là "Thái Quốc" (泰國), hay "Thái Vương
Quốc" (泰王國). Người Việt trước đây còn gọi Thái Lan là "Xiêm La" (暹羅) và người

Thái là "người Xiêm".



×