Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ảnh hưởng các mức protein lên năng suất sinh sản của gà ác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN CHUẨN

ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC PROTEIN LÊN
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI - THÚ Y

CẦN THƠ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

NGUYỄN VĂN CHUẨN

ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC PROTEIN LÊN
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CHĂN NUÔI – THÚ Y

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs.Ts. NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG
Ths. TRƯƠNG VĂN PHƯỚC

CẦN THƠ, 2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

ẢNH HƯỞNG CÁC MỨC PROTEIN LÊN
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA GÀ ÁC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CHĂN NUÔI – THÚ Y

Cần Thơ, Ngày ….Tháng ….Năm …. Cần Thơ, Ngày ….Tháng ….Năm …..
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

DUYỆT BỘ MÔN

PGs.Ts. NGUYỄN NHỰT XUÂN DUNG
Ths. TRƯƠNG VĂN PHƯỚC

……………………………...

Cần Thơ, Ngày ……Tháng …….Năm ……

DUYỆT CỦA KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

………………………………………

iii


LỜI CẢM TẠ

Con xin vô cùng biết ơn bà nội, cha và mẹ những đấng sinh thành đã sinh ra
con, nuôi nấng, dạy dỗ, yêu thương và dành trọn tình cảm cho con. Cảm ơn
chị hai và anh ba đã quan tâm chăm sóc và động viên em trong suốt thời gian
qua, đã tiếp cho em sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn.
Em xin chân thành cảm ơn:
Toàn thể quý thầy cô trong bộ môn Chăn nuôi - Thú Y đã tận tình hướng dẫn,
chỉ dạy và truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báo.
Cô Nguyễn Thị Kim Đông đã hết lòng chỉ dạy và hướng dẫn em trong suốt
quá trình học tập.
Cô Nguyễn Nhựt Xuân Dung đã tận tình dạy dỗ, hướng dẫn và truyền đạt cho
em nguồn kiến thức quý báo trong suốt quá trình học tập, tạo điều kiện tốt nhất
để em hoàn thành tốt đề tài này.
Thầy Trương Văn Phước chủ trại chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm ở xã
Trung An - Tp. Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện để em hoàn thành tốt thí nghiệm. Tất cả anh em ở trại đã giúp đỡ
trong suốt thời gian thí nghiệm.
Chị Ngô Thị Minh Sương và tất cả các bạn ở phòng thí nghiệm dinh dưỡng đã
tận tâm giúp đỡ và chia sẻ những buồn vui và khó khăn trong thời gian qua.
Các anh chị và bạn bè trong ngành Chăn Nuôi - Thú Y đã giúp đỡ và sát cánh
cùng tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối lời, xin chúc mọi người nhiều sức khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc
sống!
Cần Thơ, Ngày …..Tháng …..Năm …..
Sinh viên thực hiện

NGUYỄN VĂN CHUẨN

i



Tóm Lược
Một thí nghiệm được thực hiện để đánh giá khả năng ảnh hưởng của các
mức độ protein lên năng suất sinh sản của gà Ác từ 24-33 tuần tuổi. Thí
nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức
(NT) là đối chứng (NTDC) có 16,0% CP, NT1 có 15,5% CP (CPT), NT2 có
16,5% CP (CPV) và NT3 có 17,5% CP (CPC), được lập lại 10 lần.
Các chỉ tiêu theo dõi gồm tỉ lệ đẻ, tiêu tốn thức ăn, khối lượng trứng và
hiệu quả sử dụng thức ăn.
Các mức độ protein không ảnh hưởng lên tỉ lệ đẻ của gà Ác (P=0,18).
Tỉ lệ đẻ của các nghiệm thức lần lượt là 57,16% (DC); 58,29% (CPT); 54,76%
(CPV) và 56,44% (CPC). Khối lượng trứng cũng không bị ảnh hưởng bởi các
mức độ protein (P=0,76). Khối lượng trứng của các nghiệm thức lần lượt là
34,48 (DC); 34,25 (CPT); 34,74 (CPV) và 34,67 (CPC). Tương tự các mức độ
protein cũng không ảnh hưởng lên hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Ác
(P=0,15), kết quả lần lượt là 2,97 (DC); 2,90 (CPT); 3,02 (CPV) và 2,86
(CPC). Tuy nhiên các mức độ protein có ảnh hưởng lên tiêu tốn thức ăn,
g/ngày (P<0,01) cao nhất ở NTDC là 58,36 g/ngày và thấp nhất ở CPC là
55,60 g/ngày.
Các chỉ tiêu về chất lượng trứng như: CS hình dáng, CS lòng trắng đặc,
CS lòng đỏ, đơn vị Haugh và các tỷ lệ về các phần của trứng cũng như độ dày
vỏ đều không có ý nghĩa thống kê. Chỉ riêng màu lòng đỏ có ý nghĩa thống kê
(P<0,01), cao nhất là CPV và thấp nhất là NTDC.
Hiệu quả kinh tế: CPT có hiệu quả kinh tế cao nhất 11.552.222 đồng và
thấp nhất là NTDC có hiệu quả kinh tế là 8.640.050 đồng.
Nên sử dụng thức ăn có mức protein 15,5% cho gà Ác đẻ trứng thương
phẩm ăn vì với khẩu phần này gà có tỷ lệ đẻ cao, hiệu quả sử dụng thức ăn tốt
và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả luận văn

NGUYỄN VĂN CHUẨN

iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................i
Tóm Lược .......................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.....................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................viii
Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................1
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................2
2.1 Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của một số giống gà nuôi thả
vườn ở Việt Nam.............................................................................................2
2.1.1 Gà Tàu Vàng ..........................................................................................2
2.1.2 Gà Ta .....................................................................................................2
2.1.3 Gà ta lai miên .........................................................................................2
2.1.4 Gà ta lai rừng..........................................................................................2
2.1.5 Gà Nòi (còn gọi là gà chọi).....................................................................2
2.1.6 Gà Tre ....................................................................................................3
2.1.7 Gà Ác .....................................................................................................3

2.2 Một số đặc điểm về giống gà Ác ...............................................................3
2.3 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa của gia cầm ......................................4
2.3.1 Mỏ và xoang miệng................................................................................5
2.3.2 Thực quản và diều ..................................................................................6
2.3.3 Hệ dạ dày ...............................................................................................6
2.3.4 Ruột .......................................................................................................7
2.4 Bộ phận sinh dục của gia cầm mái và sự hình thành quả trứng ..................9
2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm.............................................................12
2.5.1 Protein được cấu tạo từ các acid amin...................................................12
2.5.2 Năng lượng...........................................................................................14
2.5.4 Chất khoáng ........................................................................................15
2.6 Nhu cầu protein cho gà mái đẻ ................................................................16
2.6.1 Yêu cầu protein cho sản xuất trứng.......................................................16
2.6.2 Tỷ lệ năng lượng và protein đối với gia cầm.........................................17
2.6.3 Ảnh hưởng của mức protein trong khẩu phần đến năng suất của gà mái
đẻ ..................................................................................................................17
2.7 Nguồn cung cấp protein...........................................................................18
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM ...............20
3.1 Phương tiện thí nghiệm ...........................................................................20
3.1.1 Địa điểm thí nghiệm .............................................................................20
3.1.2 Chuồng trại...........................................................................................20
3.1.3 Động vật thí nghiệm .............................................................................21
3.1.4 Thức ăn thí nghiệm và các khẩu phần thí nghiệm .................................21
3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm ..............................................................................23
3.2 Phương pháp thí nghiệm..........................................................................23
3.2.1 Bố trí thí nghiệm ..................................................................................23
3.2.2 Chăm sóc nuôi dưỡng...........................................................................23
3.2.3 Phòng bệnh...........................................................................................23

iv



3.2.4 Cách lấy mẫu trứng ..............................................................................23
3.3 Các chỉ tiêu theo dõi................................................................................24
3.3.1 Tăng trọng gà mái đẻ............................................................................24
3.3.2 Tỷ lệ đẻ ................................................................................................24
3.3.3 Tiêu tốn thức ăn, g/gà/ngày ..................................................................24
3.3.4 Tiêu tốn thức ăn, g/gà/trứng..................................................................25
3.3.5 Khối lượng trứng, g và khối lượng trứng, g/gà/ngày.............................25
3.3.6 Hiệu quả sử dụng thức ăn .....................................................................25
3.4 Chỉ tiêu về chất lượng trứng ...................................................................25
3.5 Hiệu quả kinh tế ......................................................................................26
3.6 Xử lý số liệu............................................................................................26
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................27
4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời gian thí nghiệm ..............................27
4.2 Ảnh hưởng của các mức độ protein lên năng suất và chất lượng trứng.....27
4.2.1 Ảnh hưởng của các mức độ protein lên tỉ lệ đẻ, tăng trọng và hiệu quả
thức ăn ..........................................................................................................27
4.2.2 Ảnh hưởng các mức độ protein lên tiêu tốn thức ăn, dưỡng chất và năng
lượng ăn vào. ................................................................................................29
4.2.3 Ảnh hưởng các mức độ protein lên chất lượng trứng ............................31
4.3 Hiệu quả kinh tế của các khẩu phần trong thí nghiệm ..............................34
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..........................................................36
5.1 Kết Luận .................................................................................................36
5.2 Đề Nghị...................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................37
PHỤ LỤC

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Giải thích

EE

Béo thô

Ca

Canxi

CS

Chỉ số

CP

Đạm thô

HQTA

Hiệu quả sử dụng thức ăn

KL

Khối lượng


ME

Năng lượng trao đổi

NT

Nghiệm thức

CP T

Nghiệm thức 1 có mức protein 15,5%

CP V

Nghiệm thức 2 có mức protein 16,5%

CP C

Nghiệm thức 3 có mức protein 17,5%

NTDC

Nghiệm thức đối chứng có mức protein 16,0%

P

Phospho

TTTA


Tiêu tốn thức ăn

DM

Vật chất khô

NDF

Xơ trung tính

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Khả năng sinh trưởng của gà Ác Việt Nam

4

2.2

Kích thước hạt sỏi bổ sung cho gà


7

2.3

Một số enzyme phát hiện trong ống tiêu hóa của gia cầm

8

2.4

Độ dài của các đoạn ruột ở gia cầm

9

2.5

Một số vitamin và khoáng cho từng giai đoạn của gà

16

2.6

Thành phần acid amin của vài loại thức ăn

19

3.1

Công thức phối hợp khẩu phần thức ăn


22

3.2

Thành phần hóa học và dưỡng chất thức ăn của các khẩu
phần

22

4.1

Ảnh hưởng các mức độ protein lên tỉ lệ đẻ, tăng trọng và
hiệu quả thức ăn

28

4.2

Ảnh hưởng các mức độ protein lên tiêu tốn thức ăn,
dưỡng chất và năng lượng ăn vào.

30

4.3

Ảnh hưởng các mức độ protein lên chất lượng trứng

33

4.4


Hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức ứng từng khẩu
phần.

34

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1

Gà Ác

3

2.2

Cấu tạo hệ tiêu hóa của gà

5

2.3


Cấu tạo cơ quan sinh dục của gia cầm mái

10

3.1

Trại gà nuôi thí nghiệm

20

3.2

Hệ thống máng ăn, máng uống

20

3.3

Gà nuôi thí nghiệm

21

3.4

Thức ăn trộn cho gà Ác (trái), thức ăn của công ty CP (phải)

21

3.5


Thức ăn của từng nghiệm thức

22

3.6

Trứng gà Ác

24

4.1

Ảnh hưởng các mức protein lên khối lượng trứng và hiệu
quả sử dụng thức ăn.

28

4.2

Ảnh hưởng các mức protein lên tỷ lệ đẻ và mức tăng trọng.

29

4.3

Các mức tiêu tốn thức ăn

30

4.4


Ảnh hưởng các mức protein lên mức năng lượng và số
lượng protein ăn vào lên các khẩu phần thí nghiệm.

31

4.5

So sánh chỉ số hình dáng và chỉ số Haugh của từng nghiệm
thức.

32

4.6

Sự khác biệt về màu lòng đỏ giữa các nghiệm thức.

33

viii


Chương 1: GIỚI THIỆU
Ngày nay, ở nước ta chăn nuôi đã có nhiều bước tiến đáng kể trong nền
kinh tế nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi gia cầm đang chiếm giữ một vai trò
quan trọng và ngày càng phát triển mạnh mẽ theo con đường công nghiệp hóa
với việc ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Vì chăn nuôi gia
cầm đã và đang cung cấp cho thị trường một lượng lớn sản phẩm thịt, trứng
giàu dưỡng chất và nguồn năng lượng dồi dào.
Để nâng cao được chất lượng cuộc sống, đáp ứng được nhu cầu ngày

càng cao của người tiêu dùng mà nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng
trên vật nuôi, những phát hiện mới về các giống vật nuôi quý hiếm nói chung
hay các giống gia cầm có sản phẩm tạo ra giàu dưỡng chất nói riêng được thực
hiện. Gà Ác là một trong những giống gà quý, có nguồn thực phẩm tạo ra từ
thịt và trứng rất giàu dinh dưỡng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên
giống gà này chỉ được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
nhất là ở các tỉnh Tiền Giang, Long An và Trà Vinh. Không như các giống gà
khác, gà Ác chỉ được đại đa số các nhà chăn nuôi nuôi để lấy thịt vì thịt gà Ác
rất thơm ngon và bổ dưỡng, nó có chứa nhiều vị thuốc có thể trị được nhiều
loại bệnh khác nhau còn với mô hình nuôi lấy trứng thì chưa được phổ biến
rộng. Nhưng đây cũng là mô hình nuôi đem lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản
phẩm từ trứng gà Ác cũng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời thì giá thành mỗi trứng gà Ác
cũng tương đối cao hơn các giống gà chuyên trứng khác.
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng với các
mức năng lượng và các mức protein lên khả năng đẻ trứng hay sản xuất thịt ở
nhiều giống gà như: gà tàu vàng, gà nòi và các giống gà công nghiệp khác…
Nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về khả năng ảnh hưởng của các
mức protein lên năng suất sinh sản của gà Ác. Vì protein là một trong những
nguồn dưỡng chất thiết yếu có trong khẩu phần thức ăn của các giống vật nuôi
với nhiều tỷ lệ khác nhau tùy vào mục đích sản xuất các giống vật nuôi. Và ở
gia cầm nói chung hay gà Ác nói riêng, protein có ảnh hưởng trực tiếp lên khả
năng sinh trưởng của gà ở từng giai đoạn và vào từng mục đích sản xuất khác
nhau như: giai đoạn gà con, gà trưởng thành, gà hậu bị và gà đẻ trứng…
Chính vì lý do đó mà chúng tôi tiến hành thí nghiệm “ Ảnh hưởng các
mức protein lên năng suất sinh sản của gà Ác” với mục tiêu đánh giá mức
độ ảnh hưởng của protein lên tỉ lệ đẻ, mức tiêu tốn thức ăn, chất lượng trứng
và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Ác.

1



Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của một số giống gà
nuôi thả vườn ở Việt Nam
2.1.1 Gà Tàu Vàng
Gà tàu vàng là giống gà được nuôi phổ biến ở các tỉnh Nam Bộ, có lông
màu vàng, chân vàng, mỏ vàng, đa số gà có mào lá đơn (bản lớn xụ một bên),
chân có phủ một hàng lông ngắn từ gối trở xuống khớp ngón chân. Lúc trưởng
thành gà trống nặng 2,2-2,5 kg, gà mái nặng 1,8-2,0 kg. Sản lượng trứng bình
quân 70-90 quả/năm, khối lượng trứng nặng 45-50 g, mỗi đợt đẻ 18-20 quả thì
ấp, gà nuôi con giỏi, thịt thơm ngon, giá bán cao (Nguyễn Văn Thưởng, 2004).
2.1.2 Gà Ta
Gà ta có vóc dáng giống gà Tàu vàng nhưng nhỏ con hơn, lông cũng màu
vàng, chân màu vàng và không có lông. Gà mái ta thường chân thấp, lông
cánh màu vàng, nhưng chót cánh và chót đuôi lông màu đen. Khối lượng cơ
thể lúc 6-7 tháng tuổi của gà mái nặng là 1,6-1,8 kg, gà trống nặng 2,0 kg. Sản
lượng trứng của gà ta là 60-70 quả/năm, mỗi đợt đẻ của gà từ 13-15 trứng, gà
ấp trứng và nuôi con giỏi (Việt chương, 2003).
2.1.3 Gà ta lai miên
Thường gặp ở vùng Tây Ninh, vùng giáp Miên. Đầu to, vừa phải, mỏ
màu vàng nhạt hoặc đen, mão hoa dâu, mắt màu nâu đen. Thân mình nhỏ, 12
tháng tuổi trống nặng 2-2,1 kg, mái nặng 1,6-1,65 kg. Khả năng chống bệnh
tốt. Năng suất tương tự gà Ta vàng (Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004).
2.1.4 Gà ta lai rừng
Thường gặp ở huyện Bình Long tỉnh Bình Phước. Đầu con trống khá to,
cổ dài, gốc sống mỏ có pha màu đen. Trống có màu đơn, mào mái hình hạt
đậu, tích đỏ, dái tai trắng, chân màu chì. Sản lượng trứng 50-70 quả. Khối
lượng trứng bé 28-29 g. Khả năng chịu đựng rất cao (Hội Chăn Nuôi Việt
Nam, 2004).

2.1.5 Gà Nòi (còn gọi là gà chọi)
Số lượng không nhiều, rải rác nhiều nơi, thường nuôi để đi thi gà chọi.
Vùng Hóc Môn và các tỉnh miền Đông thường cho lai với gà ta để nuôi lấy thịt
(Hội chăn nuôi Việt Nam, 2004).
Gà nòi có bộ lông phát triển đầy đủ với cựa bén nhọn và dài. Gà có
khuôn mặt rất “ bảnh gà” và da mặt mỏng, mắt gà nhỏ và tròn, mí mắt mỏng.
Gà mọc cựa rất nhanh, hình thể gà rất bén nhọn và dài. Lông phủ kín toàn

2


thân, lông cổ mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông
trông rất đẹp. Đuôi là loại lông ống nhỏ mềm mại, khó gãy, các lông phủ đuôi
mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng (Hội Gà Nòi Việt Nam,
2004).
Lúc trưởng thành, gà trống nặng 2,5-3,0 kg, gà mái nặng 1,8-1,9 kg, sản
lượng trứng bình quân 50-60 quả/năm, vỏ trứng màu hồng, da gà vàng thịt
thơm ngon. Ngoài ra trong đàn gà người ta có thể chọn ra những gà trống tốt
để bán gà đá giá cao (Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004).
Gà nòi có sức khỏe tốt nhưng đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm được người
dân nuôi để làm gà chọi trong các lễ hội (Phạm Tấn Nhã, 2010).
2.1.6 Gà Tre
Gà Tre là gà giống gà nhỏ con có màu sắc lông sặc sỡ, nhanh nhẹn, thịt
thơm ngon, nhiều nơi nuôi để làm cảnh. Khối lượng cơ thể trưởng thành ở gà
mái 0,6- 0,7 kg, gà trống 0,8-1,0 kg. Gà mái đẻ bình quân 70 quả/năm. Số
lượng trứng trung bình là 11 quả/ổ. Tuổi đẻ trứng trung bình 148 ngày (Hoàng
Toàn Thắng et al., 2004).
2.1.7 Gà Ác
Gà ác nhỏ con có lông trắng tuyền, mỏ và da đen, chân có năm ngón đen
xanh. Khối lượng lúc cơ thể trưởng thành ở con mái là 0,5-0,8 kg, con trống

0,7-0,8 kg. Sản lượng trứng 70-80 quả/năm, mỗi đợt gà đẻ 8-12 quả. Người ta
nuôi gà Ác làm thuốc hoặc chế biến như một món ăn đặc sản. Hiện nay giống
gà này bị pha tạp với một số giống gà khác như: gà Tàu vàng, gà Nòi, gà
Tre…(Nguyễn Hữu Vũ et al., 2003).
2.2 Một số đặc điểm về giống gà Ác

Hình 2.1: Gà Ác

3


Gà Ác là một giống gà đặc biệt ở nước ta, chúng chủ yếu được nuôi
nhiều ở những vùng nông thôn Miền Nam. Gần đây chúng được nuôi nhiều ở
Miền Bắc. Gà Ác có đầu nhỏ, cổ ngắn và có mỏ màu đen. Toàn thân có màu
lông trắng. Da có màu đen, chân có màu xám xanh, bàn chân có năm ngón
(được gọi là ngũ trảo). Gà Ác dễ nuôi, thích ứng với nhiều phương thức nuôi
dưỡng khác nhau, thích nghi với điều kiện tự nhiên của nước ta, có khả năng
kiếm mồi tốt và có tỷ lệ nuôi sống cao. Đây là giống gà nhỏ thường được nuôi
để ăn thịt, thịt gà được coi là loại thức ăn để bồi bổ sức khỏe. Xương gà cũng
có màu xám đen, gà được nuôi đến khi đạt được trọng lượng cơ thể khoảng
250-300g là bán được.
Gà Ác được nuôi theo đàn nhỏ trong các hộ dân. Theo Đào Đức Long
(2004), thì gà Ác có các chỉ tiêu năng suất sau: khối lượng cơ thể ở tuổi trưởng
thành con trống đạt 700-800 g và con mái từ 500-600 g. Sản lượng trứng đạt
từ 80-90 trứng/năm, khối lượng trứng từ 20-30 g. Tỷ lệ trứng có phôi 90%. Tỷ
lệ nở trên tổng số trứng ấp tự nhiên 70-80% và tỷ lệ nuôi sống gà con là 90%.
Khối lượng cơ thể lúc giết thịt được 50-60 ngày tuổi là 250-300 g. Tiêu tốn
thức ăn để tăng 1 kg thể trọng đến lúc giết thịt là 0,8-3,2 kg. Nhưng theo
Nguyễn Văn Thiện et at. (1999) thì gà Ác có sức sống cao, tỷ lệ nuôi sống từ 1
ngày đến 56 ngày tuổi trung bình đạt 95-98%, cá biệt có đàn đạt 100%. Trọng

lượng lúc mới nở là 16,3-16,5 g, 60 ngày tuổi là 299 g và 120 ngày tuổi đạt
639-757 g.
Bảng 2.1: Khả năng sinh trưởng của gà Ác Việt Nam
Chỉ tiêu
Đơn vị
Tỷ lệ nuôi sống (0-8 tuần tuổi)
%
Khối lượng cơ thể một ngày tuổi
g
Khối lượng cơ thể 8 ngày tuổi
g
Khối lượng cơ thể 9 ngày tuổi
g
Sinh trưởng tuyệt đối cao nhất (9 tuần tuổi)
g
Tỷ lệ thịt xẻ (8 tuần tuồi)
%
Tỷ lệ thịt lườn (8 tuần tuổi)
%
Tỷ lệ thịt đùi (8 tuần tuổi)
%
Tiêu tốn thức ăn giai đoạn 8 tuần tuổi
kg

Trung bình
95,5
18,5-18,8
309,6-370,4
378,6-446,9
9,8-13,8

69,5
17,0
20,1
3,23

Nguồn: Trần Thị Mai Phương et al, (2009).

2.3 Đặc điểm cấu tạo và sinh lý tiêu hóa của gia cầm
Sự tiêu hóa ở gia cầm về cơ bản có những điểm đặc biệt có liên quan đến
những đặc điểm khác nhau về hình thái sinh lý của lớp chim so với động vật
có vú. Sự thích nghi của gia cầm để bay lượn được đáp ứng bằng những biến
đổi nhất định của cơ quan tiêu hóa (Lê Hồng Mận và Bùi Lan Minh, 1989).

4


Cấu tạo chung của bộ máy tiêu hóa của gia cầm bao gồm: mỏ, xoang miệng,
hầu, thực quản, diều, hệ dạ dày (dạ dày tuyến, dạ dày cơ), ruột non (tá tràng,
không tràng, hồi tràng), ruột già (manh tràng, trực tràng) và lỗ huyệt (Dương
Thanh Liêm, 2003).

1-Thực quản; 2-diều; 3- dạ dày tuyến; 4-dạ dày cơ; 5-lá lách; 6-túi mật;
7-gan; 8-ống mật; 9-tuyến tụy; 10-ruột hồi manh tràng; 11-ruột non; 12-manh
tràng; 13-ruột già; 14-lỗ huyệt.
Hình 2.2: Cấu tạo hệ tiêu hóa của gà

2.3.1 Mỏ và xoang miệng
Khác với động vật có vú ở chỗ gia cầm có mỏ được bọc bởi một lớp
sừng cứng có cấu tạo đặc biệt tùy theo loài. Ở gà mỏ nhọn, thích nghi cho việc
mổ rỉa. Lấy thức ăn trên cạn. Ở vịt mỏ dẹp đầu mỏ có mấu cứng như móng

tay, riêng mỏ có khía cho nước thoát ra khi chúng lấy thức ăn trong nước. Mỏ
loài chim có hai tác dụng: vừa để lấy thức ăn, vừa để kìm giữ khi tiến hành
giao phối, vừa để làm vũ khí chiến đấu tự vệ. Nó không thích hợp cho sự nhai
nghiền thức ăn như ở động vật có vú. Cũng chính vì lẽ đó khi nuôi gà theo lối
công nghiệp, mật độ cao, những sơ xuất trong kỹ thuật như khẩu phần ăn thiếu
protein, thiếu muối, thiếu xơ hoặc muối quá chật, quá nóng… có thể dẫn đến
sự cắn mổ ăn thịt lẫn nhau (Cannibalismus) gây tổn thất lớn trong chăn nuôi
(Dương Thanh Liêm, 2003).
Xoang miệng: trong xoang miệng có lưỡi và hệ thống tuyến nước bọt rất
phong phú và phức tạp hơn động vật có vú. Về mặt giải phẩu có thể phân biệt
làm 8 loại tuyến khác nhau: tuyến hàm trên (Maxilary), tuyến cạnh lỗ mũi
(Palatine), tuyến trên hầu (Spheno-pterygoid), tuyến giữa miệng và hầu
(Anterior submandibular), tuyến sau xoang miệng (Posterior Submandibular),
tuyến dưới lưỡi (Lingual), tuyến trước thanh quản (Crico-arytenoid), tuyến
khóe miệng (Small) (Dương Thanh Liêm, 2003).

5


2.3.2 Thực quản và diều
Thực quản: ống thực quản ở gia cầm dài hơn so với động vật có vú.
Đoạn ống thực quản phía trước xoang ngực được phình to ra thành một cái túi
chứa thức ăn gọi là diều, sau đó nhỏ lại bình thường và nói với dạ dày tuyến
(Dương Thanh Liêm, 2003).
Trong tất cả các khoan của thực quản đều được phủ một lớp nhầy gấp
nếp. Trong bề dày của nó các tuyến nhầy hình ống. Các tuyến của ống thực
quản tiết ra chất nhày thấm ướt bề mặt của vỏ nhày làm viên thức ăn di chuyển
dễ dàng trong diều, các tuyến nhày chỉ có ở thành phía trên chổ tiếp giáp với
thực quản (Lê Hồng Mận và Bùi Lan Hương Minh, 1989).
Hình thức giữa thực quản và diều của gà rất dễ phân biệt lúc no cũng như

lúc đói. Trong khi đó ở vịt khó phân biệt giữa diều và thực quản. Diều là nơi
dự trữ và điều tiết thức ăn đi qua trong ống tiêu hóa. Ngoài ra nó còn tiết ra
dịch để thấm ướt và làm mềm thức ăn để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn ở
dạ dày. Đặc biệt ở chim bồ câu diều còn tiết ra sữa để nuôi con. Thức ăn lưu
lại trong diều tùy thuộc vào lượng thức ăn ăn vào, cỡ hạt thức ăn và số lượng
thức ăn đang có trong có dạ dày cơ (Võ Ái Quốc, 2013).
2.3.3 Hệ dạ dày
Dạ dày tuyến: nằm trước dạ dày cơ, có dung tích nhỏ. Thời gian thức ăn
nằm ở đây cũng rất ngắn. Tại đây có các tuyến tiết ra HCl và tiền enzyme
pepsinogen, sau đó nó được hoạt hóa thành enzyme pepsin trong môi trường
acid (pH=2,5) để bắt đầu tiêu hóa protein (Robert, 2008). Trong dạ dày tuyến
có nhiều mục nhỏ mắt thường có thể nhìn thấy, đó là cửa đổ ra của các ống
tuyến dịch vị, mỗi đơn vị tuyến cũng có cấu tạo giống như tuyến dịch vị của
động vật có vú. Trong nang tuyến cũng có 2 loại tế bào: một loại thật to tiết ra
acid HCl và một loại nhỏ tiết ra tiền enzyme pepsingen. Thức ăn đi qua đây
được thấm ướt bởi dịch vị và tiếp tục được chuyển xuống dạ dày cơ để tiêu
hóa tiếp. Một khi dạ dày tuyến bị tổn thương như dịch tả, gumboro, dạ dày
tuyến bị tổn thương thì khả năng tiêu hóa protein cũng giảm (Dương Thanh
Liêm, 2003).
Dạ dày cơ: thường được gọi là mề, là một bộ phận của dạ dày có cấu tạo
đặc biệt chỉ có ở loài chim. Nếu so sánh với dạ dày tuyến thì dạ dày cơ có
dung tích lớn hơn. Trong niêm mạc dạ dày cơ có lót một lớp tế bào sừng hóa
rất cứng để chống lại sự va đập, xay xát khi mề nghiền thức ăn. Phần dưới của
lớp tế bào này là lớp tế bào tăng sinh để thay thế cho lớp tế bào thượng bì bên
trên bị bào mòn. Trên bề mặt của lớp tế bào này có nhiều gai nhỏ nhô lên là
cho niêm mạc trở nên nhám hơn. Người ta gọi những răng nhỏ này là “răng
mề”. Dưới kính hiển vi, mỗi răng mề có tuyến nhờn ở cạnh rất nhỏ. Qua khỏi

6



lớp tế bào tăng sinh là lớp mô cơ rất phát triển, màu đỏ sậm. Nhờ có hệ thống
này, giúp cho mề co bóp rất mạnh, nghiền nát thức ăn chuẩn bị cho tiêu hóa
thức ăn ở ruột. Mề co bóp có chu kỳ, tùy theo tính chất thức ăn mà chu kỳ co
bóp thay đổi. Để giúp cho việc nghiền thức ăn loài chim thường ăn những hạt
sỏi nhỏ granit. Nếu thiếu sỏi thì làm khả năng tiêu hóa thức ăn hạt trên 10%.
Khi gà ăn xơ nhiều hoặc ăn lông thì sỏi giúp nghiền nát nhanh hơn, gà tiêu thụ
thức ăn nhiều hơn (Dương Thanh Liêm, 2003).
Trong thực hành chăn nuôi gà công nghiệp, một số tác giả đề nghị nên
trộn với tỷ lệ thấp cát to hạt vào thức ăn hoặc thỉnh thoảng cho ăn sỏi một lần
với kích cỡ như sau:
Bảng 2.2: Kích thước hạt sỏi bổ sung cho gà
Tuổi của gà
Gà con dưới 5 tuần tuồi
Gà giò 5-12 tuần tuổi
Gà trưởng thành

Kích thước đường kính hạt sỏi
1-2 mm
3-4 mm
4-6 mm

Nguồn: Dương Thanh Liêm (2003) trích dẫn từ Bogre (1964).

Ngoài tự nhiên thì gà chọn những viên sỏi có kích cỡ thích hợp để ăn.
Tùy theo tính chất của hạt sỏi mà độ bền trong môi trường dịch vị có chứa
HCl khác nhau. Tùy theo ta cho gia cầm ăn liên tục sỏi hay cách quảng mà
viên sỏi tồn tại ở dạ dày mau hay lâu. Nếu cho gia cầm ăn một lần sỏi granit
thì nó có thể tồn tại đến 8-12 tháng. Nếu cho ăn tự do thì hạt sỏi mới sắt cạnh
sẽ thay thế hạt cũ. Như vậy một năm một con gà mái có thể ăn 2kg sỏi. Một

số quan sát trong thực tế cho thấy nếu thiếu sỏi thì gia cầm có thể ăn những
mảnh vỡ thủy tinh hoặc đinh gây thương tích cho dạ dày cơ. Nếu trong dạ dày
không có sỏi, khẩu phần thiếu xơ, gà ăn lông và chất độn chuồng thì có thể
làm tắt nghẽn dạ dày cơ, làm giảm sức ăn của gia cầm (Dương Thanh Liêm,
2003).
Như vậy nhiệm vụ chính của dạ dày cơ là tiêu hóa cơ học. người ta dã
tiến hành thí nghiệm cắt bỏ dạ dày cơ nói trực tiếp dạ dày tuyến với tá tràng và
cho gà ăn thức ăn được nghiền mịn, nhận thấy gà vẫn sống bình thường và sản
xuất trứng bình thường (Dương Thanh Liêm, 2003).
2.3.4 Ruột
Ruột gia cầm được chia làm 2 phần: ruột non và ruột già.
Ruột non: là một ống dài có độ rộng hẹp khác nhau, dựa vào hình thái
của nó, người ta chia ra làm 3 đoạn khác nhau. Đoạn trên là một ống lớn có
hình dạng chữ U gọi là tá tràng (Duodenum). Sự tiêu hóa hóa học bởi enzym
cơ thể và sự hấp thu diễn ra rất mãnh liệt ở đây. Đoạn ruột non giữa (Jejinum)
bắt đầu từ cuối tá tràng nơi đổ ra của 4 ống tuyến (2 tuyến từ gan và 2 tuyến từ

7


tụy) đến chổ cuốn noãn hoàng (tương đương cuốn rốn ở động vật có vú). Đoạn
ruột non cuối (Ileum) bắt đầu từ cuốn noãn hoàng đến ngã tư manh tràng
(Dương Thanh Liêm, 2003).
Dưới tác dụng của các loại enzyme từ dịch vị, dịch ruột, dịch tụy và dịch
mật, đại bộ phận như các chất dinh dưỡng các chất bột đường, protein, lipit
được tiêu hóa và hấp thu. Những mảnh thức ăn còn cứng chưa được nghiền kỹ
được đưa ngược trở lại dạ dày cơ nhờ vào sự nhu động ngược của ruột non để
dạ dày cơ nghiền tiếp (Dương Thanh Liêm, 2003). Vì lẽ đó nên niêm mạc của
dạ dày cơ có màu vàng của mật. Thời gian tiêu hóa ở ruột non kéo dài khoảng
từ 6-7 giờ. Sự hấp thu dưỡng chất ở ruột non bắt đầu từ tá tràng, song mạnh

nhất là ở đoạn hồi ruột non giữa (Jejunum).
Bảng 2.3: Một số enzyme phát hiện trong ống tiêu hóa của gia cầm
Vị trí

Dịch
tiết

phân Tên enzyme

Cơ chất enzym Sản phẩm thủy phân
tác động
cuối cùng

Miệng
Nước bọt
Diều
Dịch diều
Dạ dày Dịch vị HCl
tuyến

Ptyalin (ít)
Lactase*
Pepsine

Tinh bột
Latose
Protein

Maltose (rất ít)
Glucose, lactose

Pepton

Tuyến
tụy

Dịch tụy

Ruột

Dịch ruột

Gan

Dịch mật

Amylase
Lipase
Trysine
Enterokinase
Disacchrase
Nuclease
Acid mật và
sắc tố mật

Tinh bột
Lipid
Pepton
Trysinogen
Disacharid
Acid nucleic

Lipid

Glucose
Acid béo, glycerine
Acid amin
Trypsin
Monosacchrarid
Ribose, deroxyribose
Lipid nhũ hóa thành
hạt nhỏ, hấp thụ trực
tiếp

Nguồn: Dương Thanh Liêm (2003) trích dẫn từ Bell Freeman.

Sự hấp thụ các dưỡng chất trong đường tiêu hóa của gia cầm rất khẩn
trương. Điều này thể hiện qua mật độ lông nhung trên 1cm2 ở ruột non gia
cầm rất lớn, hơn tất cả các loài gia súc khác. Chất bột đường tiêu hóa nhanh và
hấp thu nhanh ở giai đoạn trên của ruột non, protein phân giải thành acid amin
chậm hơn nên nó được hấp thu nhiều nhất ở đoạn kế tiếp của ruột non.
Ruột già: ruột già của gia cầm được chia làm ba phần: manh tràng, kết
tràng và trực tràng. Manh tràng (Caecum) có cấu tạo thành 2 nhánh đối xứng
nhau rất phát triển, chỗ tiếp giáp giữa ruột non và ruột già có van gọi là van
hồi manh tràng không cho thức ăn đi ngược từ ruột già lên ruột non. Ở manh
tràng có sự lên men vi sinh vật, vì vậy một phần chất sơ dễ tiêu hóa cũng được
tiêu hóa ở đây. Song khả năng tiêu hóa chất sơ ở gia cầm có giới hạn. Ở gà chỉ

8


tiêu hóa được 0.1% chất xơ, ở ngỗng thì tiêu hóa chất xơ khá hơn khoảng

3-10%. Chất protein chưa được tiêu hóa ở ruột non, xuống đây nó bị vi sinh
vật lên men thối rất mạnh sản sinh ra nhiều chất độc. Vì vậy, việc cho ăn thừa
chất đạm cũng không tốt cho gia cầm. Ở manh tràng còn quá trình tổng hợp
vitamin nhóm B. có ý nghĩa nhất là vitamin B12, vì lẽ đó trong phân gia cầm
chất độn chuồng là nguồn cung cấp B12 rất phong phú, vì vậy chăn nuôi gà thả
trên nền có chất độn chuồng, gà ít bị thiếu vitamin B12 hơn so với trường hợp
nuôi trên lồng trong trường hợp thức ăn bị giới hạn vitamin B12 hồi tràng và
trực tràng (Colon và rectum). Hồi tràng rất kém phát triển nên không thấy rõ
ràng về mặt hình thái như trực tràng. Hồi tràng có tác dụng nhu động ngược
đưa chất chứa lên manh tràng và từ manh tràng xuống trực tràng để đi vào lỗ
huyệt. Mật độ lông nhung ở đây rất thưa thớt nên hấp thu chất dinh dưỡng
cũng rất ít, không đáng kể. Ở đây quá trình hấp thu chất khoáng và nước tương
đối mạnh. Ngoài ra nó còn hấp thu các sản phẩm lên men như một số acid hữu
cơ mạch ngắn, nhưng số lượng không đáng kể.
Lỗ huyệt (Cloaca) có cấu tạo gần giống như một cái túi. Ở đây gồm có
các cửa đổ vào như: ruột già, hai ống dẫn niệu, dường sinh dục (tử cung của
gia cầm mái, ống dẫn tinh của gia cầm trống). Phân và nước tiểu nằm lại ở lỗ
huyệt một thời gian, ở đây có quá trình tái hấp thu muối và nước rất mạnh, vì
vậy làm cho phân của gia cầm được khô đi, nước tiểu cũng bị cô động lại
thành muối urat màu trắng ở đầu cục phân. Nếu cho gia cầm ăn thức ăn dư
thừa đạm thì muối urat sinh ra nhiều làm cho phân có màu trắng nhiều hơn,
nếu cho gia cầm ăn thiếu chất đạm thì phân có có màu đen nhiều.
Bảng 2.4: Độ dài của các đoạn ruột ở gia cầm
Các đoạn ruột

Vịt
Tá tràng
22-35
22-38
Đoạn trên của ruột non (jejunum)

85-120
90-140
Đoạn dưới ruột non (Ileum)
13-18
10-18
Đoạn ruột già
15-25
10-20
Tổng chiều dài ruột
120-250 115-230

Ngỗng
40-49
150-183
20-28
22-34
250-365

Bồ câu
11-12
45-72
8-12
0,3-0,5
70-130

Nguồn: Dương Thanh Liêm (2001) trích dẫn Hoffman – woolker (1966).

2.4 Bộ phận sinh dục của gia cầm mái và sự hình thành quả trứng
Cơ quan gia cầm mái gồm nhiều bộ phận hợp thành với những chức năng
khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành quả trứng.

Buồng trứng: ở gà mái chỉ có buồng trứng bên trái phát triển, buồng
trứng bên phải chỉ thấy ở gà 1 ngày tuổi sau đó thoái hóa dần. Buồng trứng
nằm ở phía bên phải của khoang bụng, về phía trước và hơi thấp hơn xoang

9


bụng từ phía trên xuống, nếp gấp khúc của màng bụng nối nó với ống dẫn
trứng.
Kích thước và trạng thái buồng trứng thay đổi phụ thuộc vào chức năng
và tuổi của gia cầm. Ở gà con 1 ngày tuổi buồng trứng có dạng phiến mông,
kích thước từ 1-2 mm, khối lượng khoảng 0,03 g. Khi gà được 4 tháng tuổi
buồng trứng có dạng hình thoi, nặng khoảng 2,66 g. Gà trong khi đẻ nhiều
buồng trứng có dạng chùm nho, nặng khoảng 55 g và vào thời kỳ thay lông
buồng trứng chỉ nặng còn khoảng 5 g (Dương Thanh Liêm, 2003).
Số lượng tế bào trứng đã có sẵn ở buồng trứng khi gà mới nở. Số lượng
này gần như không tăng thêm khi gà trưởng thành. Khi gà đến tuổi thành thục,
buồng trứng gồm nhiều tế bào trứng, mỗi tế bào trứng nằm trong một noãn bào
có nhiều mạch máu để nuôi tế bào trứng. Đối diện với cuốn nhỏ có một đường
trắng không có mạch máu đi tới. Khi tế bào trứng chín, đường trắng vỡ ra, tế
bào trứng rơi vào loa kèn của ống dẫn trứng (Dương Thanh Liêm, 2003).

Hình 2.3: Cấu tạo cơ quan sinh dục của gia cầm mái

Ống dẫn trứng (Oviduct): ống dẫn trứng của gia cầm có chức năng phức
tạp. Nó là con đường mà qua đó quả trứng được cấu tạo hoàn chỉnh. Ống dẫn
trứng là một ống dài có nhiều khúc cuộn và có nhiều nếp gấp bắt đầu là loa
kèn (Infundibulum) ôm sát phía dưới buồng trứng và kết thúc ở cuối khúc eo
(Isthmus) tiếp giáp với tử cung (Urerus). Ống dẫn trứng chia ra làm nhiều
đoạn, mỗi đoạn có những chức năng riêng trong việc tạo nên quả trứng.

Phễu (Infundibulum): là phần mở rộng ở phía đầu của ống dẫn trứng, dài
4-7 cm, đường kính 8-9 cm, nằm dưới buồng trứng, niêm mạc phễu xếp nếp,
miệng phễu loa rộng để hứng trứng. Trứng được thụ tinh và dừng lại ở đây

10


không quá 20-30 phút. Phễu được chia thành 2 phần: phần phễu và cổ. Cổ là
phần chuyển tiếp, lớp lòng trắng đầu tiên được bao bọc xung quanh trứng là cổ
ở cổ phễu. Lòng trắng nhày hơi đặc được các tuyến hình ống tiết ra quấn lấy
lòng đỏ. Lòng đỏ đi qua phần đầu của ống dẫn trứng quay chậm, chỉ có sợi
nhày cuộn quanh nó tạo nên dây chằng. Dây chằng cho lòng đỏ ở tâm của quả
trứng. Đến cuối phần phễu thì lòng đỏ được tạo thêm một lớp nằm gần bên
trong của lòng trắng loãng.
Phần rộng (Magnum): là phần dài nhất của ống dẫn trứng, 30-50 cm.
Niêm mạc có những nếp xếp dọc trong đó có một lượng lớn tuyến ống có cấu
tạo giống như các tuyến ở phần cổ phễu. Đầu tiên những tuyến hình ống tiết ra
chất tiết đặc để bao quanh lòng đỏ, sau đó tiết ra chất tiết loãng (ở bên ngoài)
của lòng trắng. Ngoài ra nó còn là nguyên liệu để tạo nên dây chằng. Thời
gian trứng ở trong này là không quá 3 giờ.
Phần eo (Isthmus): là phần hẹp nhất của ống dẫn trứng, dài 8 cm. Tại đây
lớp vỏ ngoài của lòng trắng được bổ sung và tạo màng vỏ trứng. Các tuyến ở
eo tiết ra chất hạt giống như keratin tạo nên lớp sợi quấn chắc lấy nhau để hình
thành lớp màng. Các lỗ của màng dưới vỏ tạo điều kiện cho dung dịch muối
vào lòng trắng làm gia tăng khối lượng của lòng trắng. Trứng nằm trong phần
này khoảng 1 giờ.
Tử cung (yterrus): là phần mở rộng tiếp theo của phần eo có dạng hình
túi, có chiều dài từ 10-12 cm. Các nếp nhăn của niêm mạc rất phát triển được
xếp theo chiều ngang và xiên. Tuyến của vách cùng tiết ra một loại dịch loãng.
Chất dịch này thấm qua màng dưới vỏ trứng và lòng trắng. Trong thời gian

trứng lưu lại ở tử cung khối lượng trứng được tăng gấp đôi. Vỏ trứng cũng
được hình thành ở đây do dịch tiết của các tuyến tử cung. Như vậy tử cung có
chức năng tạo vỏ, sắc tố vỏ. Thời gian trứng được lưu ở tử cung khoảng 18-20
giờ.
Âm đạo (vagina): là đoạn cuối của ống dẫn trứng, sau khi trứng được
hình thành sẽ rơi vào đó. Âm đạo dài 7-12 cm, niêm mạc có nếp nhăn, không
có tuyến ống. theo một số tác giả thì lớp biểu mô của âm đạo có sản xuất ra
dịch tiết, dịch tiết này tham gia vào sự hình thành lớp màng ở vỏ. Ở đây lớp cơ
phát triển nhất là cơ vòng, nhờ sự co bóp của lớp cơ này mà trứng được đẩy ra
ngoài. Thời gia trứng lưu lại tại âm đạo khoảng 10-15 phút. Khi đẻ trứng, âm
đạo sẽ lồi ra ngoài lỗ huyệt để trứng ra ngoài dễ dàng và không nhiễm bẩn.
Những thay đổi về cấu tạo, hoạt động của ống dẫn trứng do nhiều tác
động sẽ gây ra những trứng dị hình, trứng 2 lòng đỏ, trứng nằm trong trứng,
trứng vỏ mềm (Dương Thanh Liêm, 2003).

11


2.5 Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm
Dinh dưỡng thức ăn gồm các thành phần hóa học: vật chất không nitơ
(azot), protein (đạm), lipit (mỡ, chất béo), cellulose (xơ), khoáng chất, vitamin
(Lê Hồng Mận – Bùi Đức Lũng, 2001).
Ở gà chất dinh dưỡng rất cần thiết cho nhu cầu duy trì, tăng trưởng và
sản xuất. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng là điều kiện đảm bảo cho gia cầm
có sức khỏe và khả năng sản xuất tốt (Võ Bá Thọ, 1996).
2.5.1 Protein được cấu tạo từ các acid amin
Vai trò của các protein trong cơ thể gia cầm rất to lớn và đa dạng, chúng
là phần cấu trúc chức năng lớn nhất của các mô khung và bảo vệ: xương, sụn,
dây chằng, da, lông, móng…, là thành phần hữu cơ chủ yếu của đa số các cơ
quan: tim, gan, các cơ quan sinh sản, các tuyến nội tiết, phổi, thận, máu, lách

và các cơ quan khác. Protein còn là thành phần của các enzym, hoocmon và
kháng thể (Grigorev, 1981).
Protein tham gia cấu tạo tế bào, là thành phần quan trọng của sự sống,
chiếm khoảng 1/5 khối lượng cơ thể gà, 1/7-1/8 khối lượng trứng. Thịt, trứng,
tế bào trứng, tinh trùng… đều cấu tạo từ prôtid tham gia cấu tạo các men sinh
học, các hocmon… protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, (Bùi Xuân Mến,
2008).
Protein là cơ sở của sự sống, chúng thực hiện vai trò tạo hình và cấu tạo
nên tế bào, hormone, kháng thể. Protein là nguồn năng lượng duy trì trạng thái
cân bằng acid-bazơ điều hòa và trao đổi chất trong cơ thể (Melkhin &Grindin,
1997).
Tỷ lệ protein trong khẩu phần gà con 0-4 tuần tuổi là 22-24%, 5-8 tuần
tuổi 21-22%, gà dò 19-21%, gà nuôi thịt 20-22%, gà đẻ pha I là 17-18%, pha
II là 15-16%.
Acid amin gồm nhóm acid amin không thay thế và nhóm acid amin thay
thế.
Nhóm không thay thế là axit amin thiết yếu, trong cơ thể động vật không
tổng hợp được, phải cung cấp từ nguồn thức ăn đưa vào. Nhóm này gồm 10
loại là: Arginin, Histidin, Leucin, Isoleucin, Phenylalanin, Valin, Treonin,
Lyzin, Methionine, Trypthophan.
Trong các loại axit amin không thay thế thường chú ý cân đối bổ sung
vào khẩu phần methionine và lyzin bằng loại tổng hợp là Dl-methionine và
L-lyzin.
Lyzin là acid amin quan trọng nhất cho sinh trưởng, sinh sản đẻ trứng,
cần cho tổng hợp nucleoproteid, hồng cầu, trao đổi azot, tạo sắc tố melanin ở
lông, da.

12



Methionine là axit amin quan trọng có chứa lưu huỳnh, ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cơ thể. Chức năng gan thận, điều hòa trao đổi lipit (chất béo),
cần thiết cho sinh sản tế bào, tham gia quá trình đồng hóa, dị hóa.
Nhu cầu protein: protein cho duy trì tương đối thấp, vì thế yêu cầu
protein trước hết tùy thuộc vào lượng cần thiết cho mục đích sản xuất. Đáp
ứng nhu cầu protein thì các acid amin thiết yếu phải được cung cấp đủ lượng
và tổng lượng nitơ trong khẩu phần phải đủ cao và ở dạng thích hợp để cho
phép tổng hợp các acid amin không thiết yếu (Bùi Xuân Mến, 2008).
Một khi lượng protein tối thiểu được yêu cầu cung cấp cho sinh trưởng
hoặc sản xuất trứng tối đa thì protein cần được cộng thêm do bị oxy hóa thành
năng lượng cũng phải tính đến. Thực tế sản xuất, protein luôn là thành phần
thức ăn đắt nhất của một khẩu phần, sẽ không kinh tế nếu nuôi động vật quá
mức protein. Vì lý do này mà mức protein trong khẩu phần cho vật nuôi luôn
phải giữ gần với mức nhu cầu tối thiểu hơn là các chất dinh dưỡng khác (Bùi
Xuân Mến, 2008).
Nhu cầu sinh trưởng: nhu cầu protein và acid amin của gia cầm non đang
sinh trưởng là đặc biệt quan trọng. Phần lớn nhất vật chất khô tăng lên với sự
sinh trưởng là protein. Sự thiếu hụt của hoặc protein tổng số hoặc là một acid
amin thiết yếu nào đó sẽ đều làm giảm tốc độ tăng trưởng. Sự tồng hợp protein
yêu cầu tất cả các acid amin cần thiết làm thành protein cần phải có mặt trong
cơ thể gần như cùng một lúc. Khi thiếu một acid amin thiết yếu thì không có
sự tổng hợp protein. Những protein không hoàn chỉnh sẽ không bao giờ được
tạo thành. Các acid amin không được sử dụng cho tổng hợp protein sẽ được
chuyển đổi thành carbonhydrate hoặc mỡ, đồng thời nó có thể dễ dàng bị oxy
hóa chuyên nhu cầu năng lượng trực tiếp hay dự trữ dưới dạng mô mỡ. Thân
thịt của những vật nuôi được cho ăn với khẩu phần thiếu protein hoặc axit
amin thường chứa nhiều mỡ hơn những con vật được ăn khẩu phần đầy đủ và
cân đối protein (Bùi Xuân Mến, 2008).
Điều cân nhắc quan trọng nhất trong việc biểu diễn nhu cầu các acid
amin là lượng thức ăn tiêu thụ. Một lượng ổn định protein tổng số và acid

amin thiết yếu trong thức ăn được yêu cầu để giúp cho tốc độ tăng trưởng mô
cơ thể có thành phần không thay đổi. Tuy nhiên, khi nhu cầu protein được biểu
thị theo phần trăm trong khẩu phần thì mức protein ăn vào thực sự sẽ tùy thuộc
vào sự tiêu thụ thức ăn. Mức năng lượng trong khẩu phần có thể là sự xem xét
quan trọng nhất trong việc đánh giá lượng thức ăn ăn vào. Vì lý do này mà các
nhu cầu được biểu diễn theo phần trăm của khẩu phần luôn có liên quan tới
mức năng lượng của khẩu phần đó.
Nhu cầu đẻ trứng: với mỗi quả trứng được đẻ, một gà mái phải sinh sản
ra khoảng 6,7 g protein. Lượng protein này tương đương với lượng protein

13


tích lũy hàng ngày của một gà thịt đang sinh trưởng có mức tăng trọng
37 g/ngày. Mặc dù gà mái không đẻ thường xuyên hàng ngày nhưng protein
cho duy trì cũng phải được xem xét và nhu cầu protein hàng ngày cho những
gà mái đang đẻ cao cũng đầy đủ như gà thịt đang sinh trưởng nhanh (Bùi Xuân
Mến, 2008).
Trong thời kỳ đầu của sản xuất trứng, gà mái đang còn tăng trọng nên
chúng cần tích lũy protein cho cơ thể và cho sản xuất trứng. sau đó nhu cầu
của protein cho tăng trọng giảm xuống nhưng độ lớn của trứng lại tăng lên. Để
có thể tạo ra được những trứng lớn và đạt tỷ lệ đẻ tối đa, một gà mái một ngày
cần phải tiêu thụ 17 g protein (cân đối các acid amin).
Trong bất cứ nghiên cứu nào về nhu cầu protein của gà mái đang đẻ phải
đương nhiên thừa nhận một sự cân đối hợp lý các acid amin trong protein của
khẩu phần. Thiếu hụt một acid amin thiết yếu sẽ làm giảm sút khả năng sản
xuất trứng, giảm độ lớn của trứng và giảm mức protein tổng số. Việc xác định
nhu cầu các acid amin riêng rẽ cho gà mái có khó khăn hơn cho gà thịt. Vì thế
những ước lượng nhu cầu acid amin cho gà mái đẻ chủ yếu dựa vào thành
phần các axit amin của protein trong trứng. Tỷ lệ của các axit amin thiết yếu

trong protein của khẩu phần phải đi gần với tỷ lệ các acid amin được tạo thành
trong trứng (Bùi Xuân Mến, 2008).
2.5.2 Năng lượng
Các chất dinh dưỡng hữu cơ trong thức ăn tinh bột, đường,chất béo,
protein… cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể động vật duy trì thân nhiệt,
hoạt động sống, sinh trưởng, sinh sản… ở gia súc, gia cầm có đặc điểm là khi
năng lượng dư thừa được dự trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ, mà không bị thải
ra ngoài. Năng lượng ở gia cầm được biểu thị bằng đơn vị năng lượng trao đổi.
Năng lượng trao đổi được tính bằng Kilocalo (Kcal).
Lượng thức ăn hằng ngày gà ăn có tỷ lệ nghịch với hàm lượng năng
lượng trong khẩu phần. Khi thức ăn có năng lượng cao gà ăn ít hơn, năng
lượng thấp gà ăn nhiều hơn.
Nhu cầu năng lượng cho gà con 3.000-3.100 Kcal/kg thức ăn hỗn hợp, gà
nuôi thịt 3.000-3.300 Kcal/kg và cho gà đẻ 2.700-2.900 Kcal/kg.
Trong cơ thể gia cầm, cả 2 quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra liên tục,
có liên quan chặt chẽ với nhau đẻ tạo ra các mô bào chuyên biệt và tạo ra các
sản phẩm chăn nuôi. Ở gia cầm độ tuổi trung bình, các quá trình đồng hóa và
dị hóa cân bằng nhau. Ở gia cầm có độ tuổi còn non, sự đồng hóa chiếm ưu
thế, ngược lại, ở gia cầm độ tuổi già thì sự dị hóa tăng lên. Nhu cầu năng
lượng của gia cầm thay đổi theo nhiệt độ môi trường, giống, loài, giới tính và
khả năng sản xuất của gia cầm (Nguyễn Nhựt Xuân Dung, 1996).

14


×