Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất lúa om6976 vụ đông xuân tại huyện châu phú tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
------

NGUYỄN VĂN TÈO
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Chuyên ngành Khoa học Môi Trường

ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN XỈ THÉP ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ
NĂNG SUẤT LÚA OM6976 VỤ ĐÔNG XUÂN TẠI
HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG

Cán bộ hướng dẫn: Ngô Thụy Diễm Trang

Cần Thơ - 12/2013


PHÊ DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn tốt nghiệp kèm theo đây, với tựa đề là “Ảnh hưởng của phân xỉ thép
đến sinh trưởng và năng suất lúa OM6976 vụ Đông Xuân tại huyện Châu Phú –
Tỉnh An Giang”, do Nguyễn Văn Tèo thực hiện và báo cáo đã được hội đồng chấm
luận văn tốt nghiệp thông qua.

PGs.TS. Bùi Thị Nga

PGs.TS. Nguyễn Hữu Chiếm

TS. Ngô Thụy Diễm Trang

i




LỜI CẢM TẠ
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
- Ts. Ngô Thụy Diễm Trang – những người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và cho
những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
- Ths. Trần Sỹ Nam, cố vấn học tập đã quan tâm, giúp đỡ và luôn động viên
chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Quý Thầy (Cô) khoa Môi trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi có thể học tập, rèn luyện cũng như hoàn thành luận văn đúng tiến
độ.
Xin chân thành cảm ơn
- Gia đình chú Huỳnh Văn Nhơn, thuộc xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú
– Tỉnh An Giang cùng tôi quan sát, giúp đỡ, chăm sóc, và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm ngoài đồng.
- Đặc biệt, xin cảm ơn dự án Sumitomo (dự án hợp tác giữa công ty phân bón
Sumitomo – Nhật và Trường ĐHCT) đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện nghiên cứu này.
- Xin cảm ơn cha, mẹ người thân và bạn bè của lớp khoa học môi trường k36 đã động
lực giúp tôi trong suốt thời gian làm luận văn

Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013
Nguyễn Văn Tèo

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của phân xỉ thép đến sinh trưởng và năng suất lúa OM6976
vụ Đông Xuân tại huyện Châu Phú – Tỉnh An Giang” được thực hiện nhằm đánh giá
khả năng của phân xỉ thép trong việc cải thiện sự sinh trưởng và năng suất lúa cũng

như lợi nhuận người dân thu được khi sử dụng phân xỉ thép. Thí nghiệm được thực
hiện tại ruộng lúa ông Huỳnh Văn Nhơn thuộc xã Vĩnh Thạnh Trung - huyện Châu
Phú – Tỉnh An Giang. Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD),
được chia thành 20 lô (diện tích 50m2/lô) bao gồm 05 nghiệm thức với 04 lần lặp lại.
Nghiệm thức 1 (NT1) bón theo kinh nghiệm nông hộ; NT2 và NT3 bón theo công thức
khuyến cáo và kết hợp với phân xỉ thép (lượng phân xỉ thép tương ứng là 4200 và
8400kg/ha); NT4 bón theo công thức khuyến cáo (NT đối chứng) và NT5 bón theo
công thức khuyến cáo kết hợp với CaCO3 (500kg/ha).
Các chỉ tiêu nông học của nghiệm thức bón thêm phân xỉ thép như chiều cao
cây, chiều dài bông, số chồi và số chồi hữu hiệu không khác so với NT4.
Tương tự, NT2 và NT3 (nghiệm thức bổ sung phân xỉ thép) cho năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất giống với nghiệm thức đối chứng (NT4), ngoại trừ
nghiệm thức 2 cho tỉ lệ hạt chắc cao hơn NT4. Qua đó cho thấy việc bổ sung phân xỉ
thép không mang lại hiệu quả tích cực cho sự sinh trưởng và năng suất lúa OM6976
canh tác vụ Đông Xuân tại huyện Châu Phú, An Giang. Hơn nữa, do lượng phân xỉ
thép sử dụng nhiều dẫn đến tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau cùng.
Từ khóa: xỉ thép, nghiệm thức, chiều cao cây, khuyến cáo, đối chứng, chỉ tiêu nông
học, yếu tố cấu thành năng suất.

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................... 3
1.1 Sơ lược về điểm nghiên cứu .............................................................................................. 3
1.2 Đặc điểm và hình thái cây lúa ........................................................................................... 3
1.2.1 Rể ............................................................................................................................... 3
1.2.2 Thân ........................................................................................................................... 4

1.2.3 Lá ............................................................................................................................... 4
1.2.4 Bông........................................................................................................................... 5
1.2.5 Hạt.............................................................................................................................. 5
1.3 Giống lúa OM6976 ............................................................................................................ 6
1.4 Các đặc điểm chung về phân bón ...................................................................................... 6
1.4.1 Phân đạm .................................................................................................................. 6
1.4.2 Phân lân ..................................................................................................................... 6
1.4.3 Phân kali .................................................................................................................... 7
1.4.4 Canxi .......................................................................................................................... 7
1.4.5 Phân Quý 2 và Quý 3 ................................................................................................. 8
1.4.6 Phân xỉ thép ............................................................................................................... 8
1.5 Các yếu tố cấu thành năng suất ...................................................................................... 10
1.5.1 Số bông/m2 .............................................................................................................. 10
1.5.2 Số hạt/bông .............................................................................................................. 10
1.5.3 Tỉ lệ hạt chắc .............................................................................................................. 9
1.5.4 Trọng lượng 1000 hạt .............................................................................................. 11

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 12
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 12
2.2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu................................................................................. 12
2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 12
2.3.1 Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................... 12
2.3.2 Kỹ thuật canh tác ..................................................................................................... 13
2.3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu ......................................................................... 14
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 14

iv


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .................................................................. 15

3.1 Ghi nhận tổng quan.......................................................................................................... 15
3.2 Chỉ tiêu nông học ............................................................................................................. 15
3.2.1 Chiều cao cây lúa ..................................................................................................... 15
3.2.2 Số chồi trên cây ....................................................................................................... 16
3.2.3 Chiều dài bông ......................................................................................................... 17
3.3 Thành phần cấu thành năng suất và năng suất................................................................. 17
3.3.1 Số bông/m2 .............................................................................................................. 17
3.3.2 Số hạt/ bông ............................................................................................................. 18
3.3.3 Tỉ lệ hạt chắc ............................................................................................................ 19
3.3.4 Trọng lượng 1000 hạt .............................................................................................. 20
3.3.5 Năng suất lý thuyết .................................................................................................. 21
3.3.6 Năng suất thực tế ..................................................................................................... 21
3.4 Lợi nhuận ......................................................................................................................... 23

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................. 24
4.1 Kết luận............................................................................................................................ 24
4.2 Đề nghị ............................................................................................................................ 24

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 25

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Liều lượng và thời gian bón phân của các nghiệm thức ................................ 13
Bảng 2.2: Lượng dinh dưỡng sử dụng cho 5 nghiệm thức (kg/ha) ................................ 13
Bảng 3.1: Số chồi và số chồi hữu hiệu trên cây giữa các nghiệm thức .......................... 16
Bảng 4.1: Lợi nhuận thu được tại ruộng lúa thí nghiệm đơn vị đồng/vụ ....................... 23

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Vị trí điểm thí nghiệm ......................................................................................... 3
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 12
Hình 3.1: Chiều cao cây lúa giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình, n=40) .................... 16
Hình 3.2: Chiều dài bông giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình, n=40) ......................... 17
Hình 3.3: Số bông trên mét vuông giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình, n=4) .............. 18
Hình 3.4: Số hạt trên bông giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình, n=40) ....................... 19
Hình 3.5: Tỉ lệ hạt chắc giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình, n=40) ............................ 20
Hình 3.6: Trọng lượng 1000 hạt giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình, n=40) ............... 20
Hình 3.7: Năng suất lý thuyết giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình, n=40) ................... 21
Hình 3.8: năng suất thực tế giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình, n=4)......................... 22

vi


MỞ ĐẦU
Cây lúa không những là cây lương thực chính của Việt Nam, với mức tiêu thụ
khoảng 120kg/người/năm (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008) mà nó còn là cây lương thực của
một số nước trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA, 2007),
tổng nhu cầu tiêu thụ gạo trung bình hàng năm của cả thế giới ước tính từ 410 triệu tấn
(2004-2005), đã tăng lên đến 424,5 triệu tấn (2007) trong khi tổng sản lượng xuất khẩu
của cả thế giới thấp hơn nhu cầu này. Bên cạnh đó mỗi năm thế giới thiếu khoảng 2
triệu tấn gạo, đặc biệt là năm 2003 – 2004 sự thiếu hụt này lên đến 21 triệu tấn
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Ở Việt Nam lúa chiếm khoảng 80% tổng sản lượng lương thực, trong đó vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất lúa gạo trọng điểm, chiếm
khoảng 48% diện tích sản xuất lúa, 51% sản lượng lúa cả nước và chiếm khoảng 85%
lượng gạo xuất khẩu hằng năm (Mai Văn Quyền, 1996), thu về hàng tỉ USD mỗi năm
(2,9 tỉ USD năm 2008) (Nguyễn Thành Hối, 2010).
Sự phát triển của công nghiệp, đô thị hóa đã lấy đi một phần đất canh tác nông
nghiệp và nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của nông dân đã thúc đẩy họ chuyển từ

sản xuất 1 vụ lên 2 hoặc 3 vụ trong năm làm cho đất không có thời gian phục hồi.
Đồng thời, việc lạm dụng phân hóa học để tăng năng suất cây trồng song song với việc
đó là sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật đã có những tác dụng xấu đến hệ sinh thái
đồng ruộng. Hệ sinh vật trong đồng ruộng chết dần, đất đai mất dần khả năng sản xuất.
Người dân thì chỉ chú trọng dùng phân vô cơ (chủ yếu N, P, K) với liều cao, làm tăng
độ chua của đất, mất cân đối về vi lượng và trung lượng làm ảnh hưởng đến độ phì
nhiêu đất và năng suất cây trồng. Phân xỉ thép có đầy đủ thành phần trung vi lượng và
lân, do đó có thể bón thử nghiệm trên đất lúa nhằm đánh giá “Ảnh hưởng của phân xỉ
thép đến sinh trưởng và năng suất của lúa OM6976 vụ Đông Xuân tại xã Vĩnh Thạnh
Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang”.
Mục tiêu tổng quát: Tìm hiểu sự ảnh hưởng của phân xỉ thép đến khả năng sinh
trưởng và năng suất lúa, đồng thời đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân xỉ
thép trong việc sản xuất lúa so với các loại phân hóa học khác.
Mục tiêu cụ thể:
- Khảo sát sinh trưởng và năng suất lúa
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức phân bón
Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu về quy trình kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất lúa của nông
dân.

1


- Tìm hiểu về tác dụng của các loại phân bón đến cây lúa.
- Triển khai thí nghiệm nhằm xác định ảnh hưởng của phân bón (ứng với 5
nghiệm thức phân bón).
- Theo dõi, tiến hành đo đếm các thông số tăng trưởng tại thời điểm thu hoạch:
Chiều cao cây, số cây/m2, số chồi/cây, số chồi hữu hiệu/cây, chiều dài bông, số
bông/m2, số hạt trên/bông, trọng lượng 1000 hạt, năng suất lý thuyết, và năng suất thực
tế.

- Ghi nhận và tổng hợp số liệu, phân tích đánh giá các kết quả đạt được đưa ra
các kết luận và kiến nghị.

2


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về địa điểm nghiên cứu
Xã Vĩnh Thạnh Trung là xã thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, có diện tích
28,47 km², dân số năm 1999 là 28.881 người, mật độ đạt 1.014 người/km². Tọa độ địa
lý:10°35′3″B105°12′0”Đ

Điểm thí nghiệm

Hình 1.1: Vị trí điểm thí nghiệm

1.2 Đặc điểm và hình thái cây lúa
1.2.1 Rễ
Rễ lúa thuộc loại rễ chùm có chức năng giữ vững cây lúa trong đất đồng thời
hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây. Rễ lúa có hai loại: rễ mầm và rễ phụ, khi hạt
nảy mầm, rễ mầm xuất hiện đầu tiên, tiếp theo là các rễ khác mọc ra từ các đốt thân (rễ
phụ) khi cây lúa có một lá thật thì có khoảng 4-6 rễ mới, bộ rễ lúa thường có khoảng
500-800 rễ với tổng chiều dài 168m. Ở đất ngập nước bộ rễ lúa ít ăn sâu đến 40cm,
bên trong rễ có nhiều khoảng trống thông với thân và lá, nhờ có cấu tạo đặc biệt này
mà rễ lúa có thể sống được trong điều kiện thiếu oxy do ngập nước. Ở giai đoạn trổ
bông, rễ lúa chiếm 10% trọng lượng khô của toàn thân, ở giai đoạn mạ tỷ lệ này vào
khoảng 20%. Trong điều kiện bình thường rễ non có màu trắng sữa, rễ già sẽ chuyển
sang màu vàng, nâu nhạt rồi nâu đậm, tuy nhiên phần chóp rễ vẫn còn màu trắng. Sự
phát triển của bộ rễ tốt hay xấu tùy loại đất, điều kiện nước ruộng, tình trạng dinh

dưỡng của cây và giống lúa (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).

3


1.2.2 Thân
Thân lúa gồm hai loại: thân giả và thân thật. Thân giả do bẹ lá kết hợp lại với
nhau, thân thật được tạo nên bởi các đốt lóng kế tiếp nhau. Nó được hình thành kể từ
khi cây lúa phân hóa đốt và là kết quả của sự vươn dài của các đốt, số đốt của thân cây
nhiều hay ít tùy theo giống và ít thay đổi theo điều kiện môi trường (Võ Tòng Xuân và
Hà Triều Hiệp, 1998).
Trong điều kiện thuận lợi, đầy đủ dinh dưỡng và ánh sáng, cây lúa thường bắt
đầu mọc chồi đầu tiên ở mắt thứ hai, đồng thời với lá thứ năm trên thân chính. Sau đó
cứ ra thêm một lá mới thì các chồi tương ứng sẽ xuất hiện, sự ra lá, ra chồi và ra rễ của
cây lúa tuân theo một quy luật nhất định. Quy luật này gọi là quy luật sinh trưởng đồng
hạng của Katayama về ra lá, ra chồi và ra rễ: khi lá thứ n trên thân chính xuất hiện thì
tại mắt lá thứ n-3 chồi sẽ xuất hiện và rễ phụ cũng mọc ra. Trường hợp ngoại lệ là khi
cây ra lá thứ 4 thì chỉ có rễ ở mắtt lá thứ 1 ra mà không có chồi, vì lúc này cây lúa còn
quá non mới bắt đầu tự dưỡng nên không đủ dinh dưỡng tích lũy để sinh ra chồi. Theo
quy luật này, khi cây lúa ra lá thứ 13 trong điều kiện thuận lợi thì cây sẽ có 9 chồi bậc
nhất, 21 chồi bậc hai, 10 chồi bậc ba và 1 thân chính, tổng cộng có 41 chồi/bụi
(Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2.3 Lá
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) lúa là cây đơn tử diệp, lá lúa mọc đối ở 2 bên
thân lúa, lá ra sau nằm về phía đối diện với lá trước đó, lá trên cùng gọi là lá cờ hay lá
đòng. Lá lúa gồm phiến lá, cổ lá và bẹ lá. Phiếm lá là phần lá phơi ra ngoài ánh sáng,
bộ phận quang hợp chủ yếu của cây lúa. Có thể xem lá lúa là nhà máy chế tạo nên các
chất hữu cơ cung cấp cho toàn bộ hoạt động sống của cây, thông qua hiện tượng quang
hợp, biến quang năng thành hóa năng. Lá lúa có thể quang hợp được ở cả 2 mặt lá.
Phiến lá chứa nhiều bó mạch lớn nhỏ và các bọng khí lớn phát triển ở gân chính, đồng

thời ở hai mặt lá đều có khí khẩu. Mặt trên phiến lá có nhiều lông để hạn chế thoát hơi
nước và điều hòa nhiệt độ. Cổ lá là phần nối tiếp giữa phiến lá và bẹ lá, cổ lá to hay
nhỏ ảnh hưởng tới góc độ của phiến lá, cổ lá càng nhỏ, góc lá càng hẹp, lá lúa càng
thẳng đứng và càng thuận lợi cho việc sử dụng ánh sáng mặt trời để quang hợp. Tại cổ
lá còn có 2 bộ phận đặc biệt gọi là tai lá và thìa lá.
- Tai lá: là phần kéo dài của mép phiến lá có hình lông chim uốn cong hình chữ
C ở hai bên cổ lá.
- Thìa lá: là phần kéo dài của bẹ lá, ôm lấy thân, ở cuối ché đôi.
- Độ lớn và màu sắc của tai lá và thìa lá khác nhau tùy theo giống lúa, đây là hai
bộ phận đặc thù để phân biệt cây lúa với các cây cỏ khác thuộc họ Hòa thảo (ở cây cỏ
không có đủ hai bộ phận này). Bẹ lá là phần ôm lấy thân lúa. Giống lúa nào có bẹ lá

4


ôm sát thân thì cây lúa đứng vững khó đổ ngã hơn. Bẹ lá có nhiều khoảng trống nối
liền các khí khổng ở phiến lá thông với thân và rễ, dẫn khí từ trên lá xuống rễ, giúp rễ
có thể hô hấp được trong điều kiện ngập nước, ngoài vai trò trung gian vận chuyển khí
và các chất dinh dưỡng, bẹ lá còn là nơi dự trữ các chất dinh dưỡng từ rễ lên và các
sản phẩm quang hợp từ phiến lá đưa xuống trước khi phân phối đến các bộ phận khác
trong cây.
1.2.4 Bông
Bông lúa là một phát hoa bao gồm nhiều nhánh gié có mang hoa, sau khi ra đủ
số lá nhất định thì cây lúa sẽ trổ bông, bông lúa là loại phát hoa chùm gồm một trục
chính mang nhiều nhánh gié bậc nhất, bậc hai và đôi khi có nhánh gié bậc ba. Bông lúa
có nhiều dạng: bông túm hoặc xòe, đóng hạt thưa hay dày, cổ hở hay cổ kín tùy đặc
tính giống và điều kiện môi trường (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Khi bông lúa chưa trổ còn nằm trong bẹ lá, ta gọi là đòng lúa, từ lúc hình thành
đòng lúa đến khi trổ bông kéo dài từ 17-35 ngày trung bình là 30 ngày, thời gian trổ
dài hay ngắn tùy theo giống, điều kiện môi trường và độ đồng đều trong ruộng lúa,

những giống lúa ngắn ngày thường trổ nhanh hơn, trung bình từ 5-7 ngày. Những
giống lúa dài ngày có khi trổ kéo dài 10-14 ngày, khi lúa trổ bông thì hoa lúa nào xuất
hiện trước sẽ phơi màu trước, nên sự nở hoa sẽ tiến hành từ trên chóp bông xuống đến
cổ bông. Sự nở hoa thường xảy ra cùng ngày hoặc khoảng 1 ngày sau khi trổ bông,
trong điều kiện nhiệt đới, hầu hết các giống lúa thường phơi màu trong khoảng 8 giờ
sáng đến 13 giờ trưa, tập trung từ 9-11 giờ. Nếu thời tiết tốt, nhiều nắng, nhiệt độ cao,
sự phơi màu có thể xảy ra sớm hơn (khoảng 7 giờ sáng), ngược lại có thể trễ hơn (từ 45 giờ chiều) (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
1.2.5 Hạt
Hạt lúa gồm có: phần vỏ lúa và hạt gạo. Vỏ lúa gồm 2 vỏ trấu ghép lại, ở gốc 2
vỏ trấu chỗ gắn vào đế hoa có mang hai tiểu dĩnh, phần vỏ chiếm khoảng 20% trọng
lượng hạt lúa, bên trong vỏ lúa là hạt gạo.
Hạt gạo gồm 2 phần:
- Phần phôi hay mầm: nằm ở góc dưới hạt gạo, chỗ đính vào đế hoa, ở về phía
trấu lớn.
- Phôi nhũ: chiếm phần lớn hạt gạo chứa chất dự trữ, chủ yếu là tinh bột, bên
ngoài hạt gạo được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mỏng chứa nhiều vitamin, nhất là
vitamin nhóm B, khi xay xát lớp này tróc ra thành cám mịn. Phôi nhũ là nơi dự trữ
chất dinh dưỡng và nảy mầm tạo cây mới khi gặp điều kiện thuận lợi (Nguyễn Ngọc
Đệ, 2008).

5


1.3 Giống lúa OM6976
Giống OM6976 được lai từ tổ hợp lai IR68144/OM997//OM2718///OM2868.
Đây là giống có hàm lượng sắt khá cao trong hạt gạo và là giống có thời gian sinh
trưởng 95- 97 ngày đối với lúa sạ, 100-105 ngày với lúa cấy. Giống OM6976 có triều
cao trung bình 100-110 cm, rất cứng cây. Khả năng đẻ nhánh khỏe, đạt 9-10 chồi hữu
hiệu/bụi, có chiều dài bông trung bình từ 25-28 cm, số hạt trên/bông đạt từ 150-200
hạt, trọng lượng 100 hạt 25-26 gram năng suất vụ đông xuân 7-9 tấn /ha.

1.4 Các đặc điểm chung về phân bón
1.4.1 Phân đạm
Đạm là nguyên tố quan trọng nhất trong việc gia tăng năng suất cây trồng và sự
phát triển dồi dào về thân lá ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao (Ngô Ngọc Hưng và ctv.,
2004).
Theo Lê Văn Bé (2008) thì đạm có vai trò cực kỳ quan trọng, nó chi phối toàn
bộ hoạt động sống của cây mặt dù chỉ chiếm khoảng 3% trọng lượng của cây. Đạm là
chất cấu tạo nên protit, là cơ sở của sự sống, không có đạm vạn vật không sống được
(Lê Văn Tri, 2001). Nhưng theo Đường Hồng Dật (2002) thì đạm là yếu tố cơ bản của
quá trình đồng hóa cacbon, kích thích việc phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố
dinh dưỡng khác.
Hiện nay, do phân đạm đang được khuyến cáo sử dụng với liều lượng vừa đủ,
tránh hiện tượng dư thừa làm một số nông dân hiểu nhầm đây là chất độc khi dùng với
liều lượng quá mức cần thiết. Cần phải khẳng định lại là đạm không phải là chất độc,
các bất lợi đem lại khi bón thừa phân đều do cây “quá bổ”. Đơn cử như đạm có tác
dụng làm cây lúa phát triển cao lên, khi thừa thì làm cho lóng dài ra, dẫn đến việc cây
dễ đổ ngã (Xuan Nam, 2012).
Nếu cung cấp quá nhiều đạm thì lá sẽ có màu xanh đậm, sẽ làm tăng kích thước
của lá, nhất là về mặt diện tích lá, cây thường có hệ thống rễ kém phát triển và do đó
có một tỉ lệ thân lá/rễ cao. Lá trở nên mỏng manh hấp thu năng lượng kém, dễ bị côn
trùng sâu bệnh phá hại, đồng thời dẫn đến đỗ ngã năng suất giảm, tỉ số C/N giảm thì
thời gian trổ bông chậm cũng ảnh hưởng đến năng suất (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo
Toàn, 2005).
1.4.2 Phân lân
Lân trong đất hiện diện ở hai dạng vô cơ và hữu cơ. Dạng vô cơ dưới dạng
PO4 , HPO42-, H2PO4-. Dạng hữu cơ gồm các đường phosphate, nucleotide, acid nhân
và phospholipids (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005).
3-

Chất lân trong cây xuất hiện nhiều nhất trong vùng phân sinh nhân có nhiệm vụ

kích thích sự tổng hợp acid nhân, ATP, NAD(P)H,…rất cần cho hoạt động biến dưỡng

6


và hô hấp. Trong cây lân chứa trong phần cuốn lá, sau khi trổ bông thì chuyển sang
bông và hạt (Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005).
Giữa đạm và lân có mối quan hệ mật thiết. Đạm vô cơ được hấp thu và tích lũy
trong mô cây nhanh khi hàm lượng lân giảm. Trái lại khi hàm lượng lân nhiều trong
vùng rễ sự hấp thụ đạm vô cơ giảm. Do đó, sự áp dụng phân bón phosphate thường
đưa đến tình trạng làm thay đổi sự cân bằng đạm trong cây. Sự hóa già của cây sớm
hơn khi hàm lượng lân cao. Sự tổng hợp protein không xảy ra ở những cây thiếu lân
(Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005).
1.4.3 Phân kali
Sau đạm và lân, kali (K) là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây
trồng, tỉ lệ K trong cây biến động trong khoảng 0,5-6% chất khô. Kali tồn tại trong cây
ở dạng ion K+. Theo tài liệu nghiên cứu cho thấy K không liên kết hay nằm trong
thành phần hữu cơ nào của mô thực vật. Trong cây một phần nhỏ K tạo phức không ổn
định với chất keo của tế bào và phần lớn tồn tại dạng ion trong dịch bào. Ở cây ngũ
cốc tỉ lệ K trong thân lá cao hơn tỉ lệ K trong hạt (Vũ Hữu Yêm, 1995). Kali chủ yếu
tập trung ở rơm rạ, chỉ khoảng 6% trên bông (Ngô Ngọc Hưng, 2009).
Kali tham gia quá trình tổng hợp protein, quá trình hình thành đường tinh bột,
cellulose. Kali giúp cho quá trình quang hợp tốt hơn đặc biệt là điều kiện thiếu ánh
sáng, nhiệt độ thấp thời tiết âm u. Kali thúc đẩy hình thành lignine, cellulose làm cho
cây cứng cáp hơn, chịu đựng trong điều kiện nước sâu, giảm đỗ ngã và chống chịu sâu
bệnh tốt hơn (Nguyễn Xuân Trường, 2004). Khi thiếu hụt K sức đề kháng của cây lúa
giảm, nếu thiếu K nghiêm trọng trong trường hợp dư thừa phân đạm thì sâu bệnh phá
hại nặng.
Biểu hiện của sự thiếu kali phần bìa lá có những đốm, đầu tiên màu vàng nâu,
kế đến màu vàng cháy, sau đó lan dần vào bên trong lá, xuất hiện ở lá già, không có ở

lá non. Phần chu vi của lá có nhiều đốm trắng sau đó lan dần vào bên trong. Cuối cùng
lá bị khô rồi chết. Triệu chứng thiếu kali xảy ra mạnh nhất lúc kết trái và tạo hạt (Lê
Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005).
1.4.4 Canxi
Ngoài ra Ca2+ cũng rất cần thiết cho việc hình thành hệ thống rễ giúp cây hấp
thu dưỡng chất khoáng và sinh trưởng tốt hơn (Tisdale & Nelson, 1985). Ở cây lúa,
Ca2+ có vai trò quan trọng trong thành phần của calcium pectases, một thành phần
quan trọng trong vách tế bào và duy trì hoạt động của màng sinh học. Sự hiện diện của
Ca2+ trong cây giúp ổn định của vách tế bào, hoạt hóa các enzymes và cân bằng nồng
độ cation và anion trong tế bào. Vách tế bào có nhiều vị trí kìm giữa Ca 2+, nên khả
năng vận chuyển Ca2+ qua màng tế bào ở khu vực này bị giới hạn, dẫn đến Ca2+ hiện

7


diện với tỉ lệ cao ở vách tế bào và mô cây (Nguyễn Bảo Vệ và Nguyễn Huy Tài,
2004).
Ca2+ giúp ổn định màng tế bào bằng cách nối góc phosphate với các nhóm
carboxylate của phospholipid và protein (Caldwell & Haug, 1981). Hiện tượng này chỉ
xảy ra ở màng tế bào. Sự phân bố của Ca2+ trong tế bào chất và trong lục lạp rất thấp,
chỉ khoảng 1M hoặc ít hơn. Mức độ Ca2+ luôn duy trì thấp như vậy là để ngăn chặn
kết tủa, tránh sự cạnh tranh với Mg2+ ở những vị trí liên kết. Ca2+ hiện diện một lượng
lớn trong không bào của tế bào lá, nó làm mất cân bằng cation và anion bằng cách như
một ion đối lập với các anion hữu cơ và vô cơ. Cây trồng tổng hợp oxalate chủ yếu để
khử nitrate, hình thành calcium oxalate trong không bào để duy trì mức độ thấp Ca2+
tự do trong tế bào chất và lục lạp (Osmond, 1967).
1.4.5 Phân Quý 2 và Quý 3
Đây là hai loại phân bón hỗn hợp NPK và một số nguyên tố trung - vi lượng
khác được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp của người dân xã Vĩnh Thạnh Trung,
huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.

Phân Quý 2 (18-9-5+TL) thường được bón thúc lần 2 vào khoảng 20 ngày sau
sạ (kinh nghiệm Nông dân tại Vĩnh Thạnh Trung) với hàm lượng dinh dưỡng: Đạm N
18%, Lân P2O5 9%, Kali K2O 5%, Thành phần trung lượng: CaO, S…
Phân Quý 3 thường được bón thúc lần 3, 4 vào khoảng 30 NSS (kinh nghiệm
Nông dân tại Vĩnh Thạnh Trung) với hàm lượng dinh dưỡng như sau: Đạm Urê
37,5%, đạm SA 3,6%, kali KCl 26,7%, thành phần phụ gia 32,2% gồm các chất như:
Kaoline, đồng sunphat, borat…
1.4.6 Phân xỉ thép
Phân xỉ thép là loại phân mới, xuất xứ từ Nhật với tên “Medium and micro
nutrient fertilizer steel slag” gọi tắt là phân xỉ thép với thành phần dinh dưỡng gồm
các chất trung và vi lượng sau: SiO2 13,8%, CaO 44,3%, MgO 6,4%, S 0,07% và B
79ppm chúng được bón lót để cung cấp những dưỡng chất trung - vi lượng hết sức cần
thiết cho cây trồng:
* Silic (Si): Theo Nguyễn Ngọc Huấn từ nguồn Technical Bulletin 038 –
12/04/00, Plant Health Care Inc. Những nghiên cứu gần đây đã dẫn đến việc đánh giá
lại vai trò của silicon như một yếu tố dinh dưỡng cần thiết của thực vật. Silic hiện diện
với lượng rất quan trọng trong hầu hết các cây trồng. Mức độ này có thể so sánh với
magie, canxi và photpho. Các loại cỏ có thể chứa silic ở mức độ cao hơn bất kỳ
nguyên tố khoáng nào khác. Điều này dẫn đến tranh luận rằng có lẽ nên đưa silicon
vào danh sách các yếu tố dinh dưỡng đa lượng của cây trồng.

8


Các nghiên cứu truyền thống về dinh dưỡng thực vật thường được thực hiện
bằng kỹ thuật nuôi cấy trong dung dịch dinh dưỡng với các sai khác cần thiết so với
điều kiện thực tế. Chỉ trong những điều kiện nhân tạo các nhà khoa học mới có thể
kiểm soát chặt chẽ sự hiện diện hay vắng mặt của khoáng chất được nghiên cứu.
Silicon không bao gồm trong các thí nghiệm tiêu chuẩn, do thực vật có thể hoàn thành
chu kỳ sống của nó khi vắng mặt silicon.

Tuy nhiên, hiện nay chúng ta nhận ra rằng cây trồng trong điều kiện thí nghiệm
thiếu silicon thì nhiều cấu trúc yếu hơn so với cây bình thường. Chúng thể hiện những
bất thường trong sinh trưởng, phát triển và sinh sản, và có thể nhạy cảm hơn với kim
loại nặng, tác nhân gây bệnh, côn trùng và động vật ăn cỏ.
* Magie (Mg): Nhu cầu Mg cần thiết cho sự sinh trưởng tối hảo của cây khoảng
0,15-0,35% trọng lượng khô của thân lá, nhưng có chức năng quan trọng trong tổng
hợp protein, thiếu Mg tốc độ quang hợp giảm và có sự tích tụ carbohydrate (Lê Văn
Hòa và Nguyễn Bảo Toàn, 2005). Theo Đường Hồng Dật (2002), thì Mg là thành phần
của chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp, kết gắn các khâu trong quá trình
chuyển hóa các hydrate cacbon tổng hợp các acid nucleic và thúc đẩy quá trình chuyển
hóa và hấp thu đường của cây. Ngoài ra, Mg còn ảnh hưởng đến hoạt động của
enzyme Rubisco (enzyme cố định CO2 trong cây C3) và hoạt hóa các enzyme ATP-ase
(Lê Văn Bé, 2008).
* Lưu huỳnh (S): Có vai trò quan trọng đối với cây, là thành phần của axit amin
làm cấu trúc protein vững chắc, giúp cây trồng tổng hợp và tích lũy chất dầu (Đường
Hồng Dật 2002). Nhưng theo Vũ Hữu Yêm (1995) thì S có vai trò quan trọng trong
nhiều quá trình trao đổi chất trong cây như: quá trình quang hợp, hô hấp, cố định đạm
của vi sinh vật cộng sinh, ngoài ra S còn đóng vai trò quyết định trong việc tạo thành
tritecpen, ergosterol, lanosterol… do vậy ảnh hưởng đến mùi vị của nhiều loại rau trái
như: hành, tỏi, mù tạt,… rất cần thiết cho việc hình thành diệp lục tố. Lưu huỳnh có
mặt trong các hợp chất cần thiết như: vitamin thiamin, biotin và coenzyme A là một
chất thiết yếu cho hô hấp và sự tổng hợp hay phân nhỏ các axit béo (Lê Văn Hòa và
Nguyễn Bảo Toàn, 2005).
* Bo: Theo Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005), Bo cần thiết cho sự sinh
trưởng và chuyên hóa mô, gia tăng sự ổn định của tế bào và sự sinh sản của cây. Bo
hoạt hóa một số men dehydrogenaza: tạo thuận lợi cho việc di chuyển đường và tổng
hợp axit nucleic, các kích thích tố thực vật rất cần cho sự phân chia và phát triển của tế
bào (Vũ Hữu Yêm, 1995). Cũng theo Chu Thị Thơm và ctv., (2006), Bo làm tăng khả
năng thấm của màng tế bào làm cho tế bào vững chắc và việc vận chuyển hydrat
cacbon được dễ dàng, ngoài ra Bo còn là nguyên tố thiết yếu cho sự phân chia tế bào

và quá trình thụ phấn ở cây.

9


1.5 Các yếu tố cấu thành năng suất
Năng suất được hình thành và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 4 yếu tố, gọi là 4
thành phần năng suất lúa. Đó là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông tỉ lệ hạt
chắc và trọng lượng 1000 hạt. Có thể tính năng suất lúa theo công thức sau:
Năng suất (tấn/ha) = số bông/m2 x số hạt chắc/bông x trọng lượng 100 hạt (g) x
10-5.
1.5.1 Số bông/m2
Số bông/m2 có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa, số bông/m2 tương quan
thận với lượng đạm cây được hấp thu vào lúc trổ bông, lượn đạm được cây hấp thu
nhiều thì số bông cũng tăng. Trong điều kiện mật đọ sạ cao làm tăng số bông/m2 ở
mức vừa phải, nếu mật độ sạ quá cao sẽ gây ra hiện tượng lốp đỗ, sâu bệnh dễ bộc phát
và số hạt trên bông sẽ giảm rỏ rệt (Yoshida,1981).
Số bông quyết định bởi mật độ sạ, số chồi hữu hiệu của cây lúa, các điều kiện
ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác. Trong điều kiện thâm canh cần có mật độ sạ cấy hợp
lý tùy thuộc giống, đất đai phân bón, thời vụ,… thời gian quyết định số bông là thời kì
đẻ nhánh. Trong đó quan trọng nhất là thời kì đẻ nhánh hữu hiệu, kết thuc trước đẻ
nhánh và tối đa khoảng 10-20 ngày (Nguyễn Đình Giao, 1997).
1.5.2 Số hạt/bông
Số hạt/ bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa, hoa thoái hóa. Số
gié và hoa phân hóa được quyết định thời kì đầu của quá trình làm đòng trong vòng 7 12 ngày và số hoa phân hóa nhiều hay ít tùy thuộc vào sinh trưởn của cây lúa và điều
kiện ngoại cảnh (Yoshida, 1981).
Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng số hạt trên bông quyết định từ lúc
tượng cổ bông đến 5 ngày trước khi trổ, nhưng quan trọng là thời kì phân hóa hoa và
giảm nhiễm tích cực.
Theo Võ Tòng xuân (1984), muốn bông lúa hình thành nhiều hoa, vỏ trấu đạt

kích thước lớn nhất thì phải tạo điều kiện cho cây lúa có đầy đủ chất dinh dưỡng, mức
nước trong ruộng thích hợp, ánh sáng nhiều không sâu bệnh tấn công, và thời tiết
thuận lợi.
1.5.3 Tỉ lệ hạt chắc
Theo Yoshida (1981) thì tỉ lệ hạt trắc quyết định thời trước và sau trổ bông của
cây lúa, có thời kì quyết định trực tiếp là giảm nhiễm, trổ bông và chín sữa. Tỷ lệ hạt
chắc bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như:

10


Bón phân: mỗi giống lúa yêu cầu một loại phân bón nhất định để sinh trưởng và
hình thành năng suất. Vượt qua giới hạn yêu cầu một số giống có tỉ lệ hạt chắc thấp
(Nguyễn Đình Giao và ctv., 1997).
Lúa bị đỗ ngã: Theo Hoshikawa (1990) lúa bị đổ ngã thì sự hấp thu dưỡng chất
và quang hợp không bình thường, sự vận chuyển carbohydrate về hạt bị trở ngại hô
hấp mạnh làm tiêu hao chất dự trữ dẫn đến hạt lép nhiều năng suất giảm. Sự đổ ngã
càng sớm năng suất lúa càng giảm nhiều. Thiệt hại do đỗ ngã phụ thuộc vào mức độ
đỗ ngã và thời điểm xảy ra đỗ ngã. Sự đỗ ngã làm giảm mạnh năng suất hạt, Đặc biệt
nghiêm trọng khi đỗ ngã xảy ra sau khi trổ gié và khi bông chạm mặt nước (Setter et
al., 1994)
Cường độ ánh sáng khi bức sạ mặt trời thấp hoặc trong điều kiện cây đỗ ngã
nhiều không nhận đủ lượng ánh sáng mặt trời cung cấp cho quá trình quang hợp để tạo
lượng carbohydrate giúp cho quá trình sinh trưởng của các hạt lúa dẫn đến số hạt lép
tăng lên ( Matsushima,1976).
Nhiệt độ thời tiết cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ hạt chắc: lúc nở hoa gặp điều kiện
thời tiết bất lợi sẽ ảnh hưởng đến sự thụ phấn của cây lúa giảm tỉ lệ hạt chắc.
1.5.4 Trọng lượng 100 hạt
Trọng lượng 1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo năng suất lúa. So với yếu tố khác
thì nó ít biến động, phụ thuộc chủ yếu vào giống.

Trọng lượng 1000 hạt tăng mạnh nhất từ khi trổ đến thời kì chin sữa (Nguyễn
Đình Giao và ctv., 1997).

11


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 01/2013 đến tháng 04/2013
- Địa điểm: Ruộng lúa của nông hộ ông Huỳnh Văn Nhơn ở Xã Vĩnh Thạnh
Trung- Huyện Châu Phú - Tỉnh An Giang.
2.2 Vật liệu và phương tiện nghiên cứu
Lúa giống OM 6976
Phân bón: Urea (46%N), DAP (18-46-0), Kali (KCl 60%K2O), phân xỉ thép
(SiO2:13,8%; CaO: 44,3%; MgO: 6,4%; S: 0,07%; B: 79 ppm)
Các loại thuốc bảo vệ thực vật
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, có 5 nghiệm
thức bố trí 4 lần lặp lại, diện tích mỗi ô là 50m2 (Hình 2.1).

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Nghiệm thức 1: Bón phân theo công thức bón của nông dân Huỳnh Văn Nhơn,
Xã Vĩnh Thạnh Trung, Huyện Châu Phú, Tỉnh An Giang.
Công thức khuyến cáo: bón cho nghiệm thức 2, 3, 4 và 5.
Dựa vào tài liệu hướng dẫn “Kỹ thuật chăm sóc cho lúa OM 6976” của Sở
Nông nghiệp An Giang (dựa vào Khuyến cáo của Cục Trồng trọt).


12


Bảng 2.1: Liều lượng và thời gian bón phân của các nghiệm thức
Lần bón
Nghiệm thức1
1
2
3
4
5
Nghiệm thức 2, 3, 4, 5
1
2
3

Thời gian sau sạ (ngày)

Liều lượng phân bón (kg/ha)

7~8
12~13
22~23
30~32
44~45

29,25 Urea
42 Urea + 42 DAP
140 Qúy 2
25 Qúy 3

140 Qúy 3

8~10
16~20
38~42

50 Urea + 45 DAP + 25 KCl
50 Urea + 40 DAP
40 Urea + 25 KCl

DAP(18% N + 46% P2O5); Urea (46% N); KCl (60% K2O); Quý 2: N 18%, P2O5 9%, K2O 5%, and
CaO, S…); Quý 3: 37.5% Urea, 3.6% SA, KCl 26.7%, và 32.2% (Kaoline, CuSO 4, Borate…).

Bảng 2.2: Lượng dinh dưỡng sử dụng cho 5 nghiệm thức (kg/ha)
Nghiệm thức


nghiệm
thức

Liều lượng (kg/ha)
N

P2O K2O

Xỉ thép

CaCO3

5


Theo kinh nghiệm người dân

1

95

32

33

Khuyến cáo+ Phân xỉ thép liều
lượng 1

2

80

40

30

4200

Khuyến cáo + Phân xỉ thép liều
lượng 2

3

80


40

30

8400

Khuyến cáo

4

80

40

30

Khuyến cáo + CaCO3

5

80

40

30

500

2.3.2 Kỹ thuật canh tác

Đất phải cày xới cho tơi xốp ở tầng đất mặt tránh cày xới quá sâu, ảnh hưởng
của tầng phèn và mặn lên tầng đất mặt. Trước khi gieo sạ bơm nước vào tiến hành trục
lại cho đất thật nhuyễn tạo ra một lớp bùn mềm dày trên mặt. Tháo nước ra cho cạn,
san bằng mặt đất, đánh rảnh đường nước cho cạn nước rồi sạ lúa. Ở nơi nào phải sạ
không có thời gian ngâm đất thì phải dọn hết rơm rạ và cỏ dại ra khỏi ruộng trước khi
làm đất. Vì rơm rạ cỏ dại tươi bị phân giải trong điều kiện yếm khí sẽ sản sinh ra chất
độc (acid hữu cơ với nồng độ cao) làm hại rễ lúa (hiện tượng ngộ độc hữu cơ). Sau đó
sạ lan lúa mọng khoảng 30kg giống cho 1000m2. Khi lúa chín khoảng 90% tiến hành
thu hoạch

13


2.3.3 Phương pháp thu và phân tích mẫu
* Đặc tính nông học:
Chọn một điểm ngẫu nhiên đặt một khung cố định 1m2 (1m x 1m). Đếm tổng số
cây/1m2. Trong mỗi khung chọn 10 cây ngẫu nhiên để thu thập các chỉ tiêu:
- Chiều cao của cây: chiều cao của cây đo từ sát mặt đất đến chóp lá hoặc chớp
cờ cao nhất của cây lúa.
- Số chồi/cây và số chồi hữu hiệu/cây, từ đó suy ra số chồi/m2
- Chiều dài bông: được đo từ cổ bông đến chóp bông lúc thu hoạch lúa
* Các thành phần của năng suất và năng suất:
- Số bông/m2: được ghi nhận bằng cách đếm số bông cho 10 cây ngẫu nhiên từ
đó suy ra số bông/m2.
- Số hạt trên bông: được ghi nhận bằng cách lấy ngẫu nhiên 10 bông trong mỗi
khung 1m2 của từng lô đếm số hạt chắc và lép, từ đó cộng lại quy ra số hạt/bông và số
hạt chắc/bông.
- Tỷ lệ hạt chắc trên bông: (số hạt chắc/bông : số hạt trên/bông) x 100%.
- Trọng lượng: cân trọng lượng 1000 hạt và tính trên cơ sở ẩm độ 14% (lấy
ngẫu nhiên 1 mẫu trong mỗi khung 1m2 để xác định trọng lượng 1000 hạt).

+ Năng suất lý thuyết: được xác định từ những thành phần cấu thành năng suất
theo công thức sau:
NSLT (tấn/ha) = số bông/m2 x trọng lượng 1000 hạt (g) x số hạt chắc/bông x tỷ
lệ hạt chắc x10-5.
+ Năng suất thực tế: thu hoạch 1m2 ở giữa mỗi lô, phơi khô tách hạt lép, cân
trọng lượng, đo độ ẩm và tính năng suất (tấn/ha).
2.3.4 Phương pháp xử lí số liệu
Tất các các số liệu được thu thập và tính toán trung bình và sai số chuẩn bằng
phần mềm Excel. Sử dụng phần mềm Statgraphics, phân tích phương sai một nhân tố
(one-way ANOVA) so sánh giá trị trung bình giữa 5 nghiệm thức bằng phép thử
Tukey test mức ý nghĩa 5%.

14


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
3.1 Ghi nhận tổng quan
Thời tiết trong vụ Đông Xuân có nhiệt độ, số giờ nắng/tháng khá thích hợp với
đặc điểm sinh thái của cây lúa nên lúa thí nghiệm sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy
nhiên ở giai đoạn 20 - 38 ngày thì lúa ở nghiệm thức bón theo kinh nghiệm nông dân
(NT1) phát triển xanh tốt hơn, còn các nghiệm thức còn lại lúa hơi bị vàng và thấp
hơn. Giai đoạn 40-60 ngày sau khi gieo (NSKG) cây lúa bước vào giai đoạn sinh sản
cho nên chiều cao cây tăng lên rõ rệt (do sự vươn dài của các lóng trên cùng), giai
đoạn 60 ngày cho đến giai đoạn thu hoạch tốc độ tăng trưởng bắt đầu chậm lại và tăng
không đáng kể. Nhìn chung, có sự chênh lệch về độ cao cây lúa giữa nghiệm thức 1 và
các nghiệm thức còn lại trong giai đoạn sinh trưởng.
Ngoài ra, trong vụ Đông Xuân có lượng mưa và độ ẩm thấp nên tình hình sâu,
bệnh phát sinh không đáng kể. Giai đoạn 30 - 45 ngày có xuất hiện bệnh như lúa von,
cháy bìa lá, đạo ôn với mức độ rất thấp. Đến giai đoạn làm đòng đến thu hoạch thì thấy

sự xuất hiện của các bệnh đạo ôn, vàng lá, lem lép hạt nhưng đã được phát hiện và
phòng trị kịp thời nên thiệt hại không đáng kể và không ảnh hưởng đến kết quả thí
nghiệm.
3.2 CHỈ TIÊU NÔNG HỌC
3.2.1 Chiều cao cây lúa
Theo Yoshida (1981) chiều cao cây lúa là khoảng cách từ gốc đến chóp lá cao
nhất hoặc chóp bông lúa. Trong điều kiện ngoài đồng chiều cao cây lúa bị chi phối bởi
điều kiện dinh dưỡng và chế độ cung cấp nước. Trong đó, đạm là nguyên tố quan trọng
nhất trong việc gia tăng năng suất cây trồng, sự phát triển về thân lá và ảnh hưởng rất
lớn đến chiều cao (Ngô Ngọc Hưng và ctv., 2004).
Trong nghiên cứu này, chiều cao cây lúa được đo lúc lúa thu hoạch. Chiều cao
cây ở nghiệm thức 1 (82,2 cm) cao hơn ở các nghiệm thức còn lại (p<0,01; Hình 3.1).
Thực tế, nghiệm thức 1 (bón theo nông dân) với mức đạm 95 kg N/ha nên cho chiều
cao cao nhất thông qua sự giãn dài của tế bào lóng trên cùng. Các nghiệm thức còn lại
chỉ bón mức đạm 80kg/ha. Bên cạnh đó phân xỉ thép giàu canxi (NT2 và NT3) không
giúp tăng chiều cao cây lúa. Tuy nhiên so với đặc tính chiều cao cây lúa của giống
OM6976 (100-115 cm), thì chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức này (73.1- 82.2 cm)
thấp hơn rất nhiều so với chiều cao trung bình của giống này.

15


Chiều cao cây (cm)

84
82
80
78
76
74

72
70
68
66

a

b
b

T1

T2

T3

b

b

T4

T5

Nghiệm thức
Hình 3.1: Chiều cao cây lúa lúc thu hoạch giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình,
n=40)
Ghi chú: a,b biểu diễn sự khác nhau giữa các nghiệm thức bón phân (Tukey test, p<0,01).

3.2.2 Số chồi trên cây

Bảng 3.1: Số chồi và số chồi hữu hiệu trên cây giữa các nghiệm thức
Nghiệm thức
T1
T2
T3
T4
T5
F-ratios
ns

Số chồi/cây

Số chồi hữu hiệu

3,1 ± 0,1

1,0 ± 0,0

3,1 ± 0,1

1,0 ± 0,0

3,2 ± 0,1

1,0 ± 0,0

3,3 ± 0,1

1,0 ± 0,0


3,3 ± 0,1

1,0 ± 0,0

1.77ns
p>0,05, ( trung bình  SE, n=40)

Số chồi hữu hiệu là chồi cho bông, chỉ chiếm tỷ lệ 20 - 40%, còn lại là chồi vô
hiệu (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). Để tăng cường việc đẻ nhánh, cần chú ý bón phân đúng
cách, đúng lúc nhằm giúp lúa tăng số nhánh hữu hiệu. Theo Nguyễn Như Hà (2006),
cho rằng giai đoạn sinh trưởng cây lúa rất cần nhiều dinh dưỡng để cung cấp cho quá
trình đẻ nhánh. Kết quả cho thấy, không có sự khác nhau về số chồi và số chồi hữu
hiệu (p>0,05) giữa các nghiệm thức bón phân khác nhau (Bảng 3.1). Nói khác đi, việc
sử dụng phân xỉ thép không mang lại hiệu quả tích cực cho sự nảy chồi lúa OM 6976
trên nền đất Châu Phú, An Giang.
16


3.2.3 Chiều dài bông
Chiều dài bông lúa là một nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của giống lúa. Chiều
dài bông không chỉ tùy thuộc vào đặc tính của từng giống mà còn ảnh hưởng bởi kỹ
thuật canh tác và điều kiện ngoại cảnh và sẽ quyết định số hạt/bông.

Chiều dài bông (cm)

18.5

a

18

17.5
17

ab
b

16.5

b

b

16
15.5
15
T1

T2

T3

T4

T5

Nghiệm thức

Hình 3.2: Chiều dài bông giữa 5 nghiệm thức bón phân (trung bình, n=40)
Ghi chú: a,b khác nhau biểu diễn sự khác nhau giữa các nghiệm thức bón phân (Tukey test, p<0,05).


Chiều dài bông ở nghiệm thức 1 cao hơn nghiệm thức 2, 3 và 4 (p<0,01; Hình
3.2) và tương đương với nghiệm thức 5. Tuy nhiên so với đặc tính chiều dài bông của
giống OM6976 (25-28 cm) thì chiều dài bông ở 5 nghiệm thức này cao nhất là 17,9 cm
và 16,8 cm thấp hơn rất nhiều so với đặc tính chiều dài bông của giống lúa này. Chiều
dài bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định số hạt/bông, có ảnh rất lớn đến năng
suất của giống lúa này.
3.3 Thành phần cấu thành năng suất và năng suất
3.3.1 Số bông/m2
Theo Nguyễn Đình Giao và ctv. (1997), số bông trên đơn vị diện tích hình
thành do 3 yếu tố là mật độ, số nhánh hữu hiệu và điều kiện ngoại cảnh. Khi số bông
tăng quá mức sẽ xảy ra cạnh tranh dinh dưỡng làm bông nhỏ, ngắn và giảm lượng
hạt/bông, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Vì vậy cần tạo điều kiện tối hảo để nâng cao
số bông/m2.

17


Các điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật thâm canh như mật độ sạ/cấy, lượng đạm
bón, nhiệt độ, ánh sáng ảnh hưởng đến số bông/m2. Thời gian quyết định số bông là
thời kỳ đẻ nhánh.
620
Số bông/ m2

610
600
590
580
570
560
550

T1

T2

T3

T4

T5

Nghiệm thức
Hình 3.3: Số bông trên mét vuông giữa 5 nghiệm thức phân bón (trung bình, n=4)

Kết quả phân tích (hình 3.3) cho thấy, không có sự khác nhau (p>0,05) về số
bông/m2. Do đó sử dụng phân xỉ thép và CaCO3 không ảnh hưởng tới việc hình thành
số bông/m2. Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng đối với giống lúa cải tiến đạt từ 500600 bông mới cho năng suất cao. Số bông/m2 của các nghiệm thức này nằm trong
khoảng 500-600 bông/m2 nên có tiềm năng cho năng suất cao.
3.3.2 Số hạt/ bông
Nguyễn Ngọc Đệ (2008) cho rằng số hạt trên bông quyết định từ lúc tượng cổ
bông đến 5 ngày trước khi trổ nhưng quan trọng là thời kì phân hóa hoa và giảm nhiễm
tích cực. Muốn bông lúa hình thành nhiều hoa, vỏ trấu đạt kích thước lớn nhất thì phải
tạo điều kiện cho cây lúa có đầy đủ chất dinh dưỡng, mức nước trong ruộng thích hợp,
ánh sáng nhiều không sâu bệnh tấn công và thời tiết thuận lợi (Võ Tòng Xuân, 1984).
Số hạt/ bông nhiều hay ích tùy thuộc vào số gié, hoa phân hóa.
Hình 3.4 thể hiện hông có sự khác nhau về số hạt/bông giữa các nghiệm thức
bón phân (p>0,05). Số hạt trung bình trên bông đối với giống OM6976 là 150-200
hạt/bông. Số hạt trên bông trong nghiên cứu hiện tại ở mức trung bình từ 47,8 đến 57,4
hạt/bông thấp hơn khoảng 3 lần so với giống lúa OM6976 do đó lúa có thể cho năng
suất không cao.


18


×