Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Nghiên cứu thành phần loài sâu hại rau họ hoa thập tự và hình thái, sinh học của loài sâu khoang (spodoptera litura fabricius) hại rau tại xuân hòa phúc yên vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.19 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN
===£o|Ilo3===

NGUYỄN THỊ TỐ QUYÊN

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN LOÀI SÂU HẠI RAU
HỌ HOA THẬP TỤ VÀ HÌNH THÁI,






7

SINH HỌC CỦA LOÀI SÂU KHOANG
(SPODOPTERA LITURA FABRICIUS) HẠI RAU
TẠI XUÂN HÒA - PHÚC YÊN - VĨNH PHÚC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
••

Chuyên ngành: Động yật học

HÀ NỘI - 2015

••


Bằng tấm lòng biết ơn và sự kính trọng em xin gửi tới:
PGS.TS. Trương Xuân Lam - Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm Viện Sinh
Thái và Tài Nguyên Sinh Vật


Lời cảm ơn chân thành vì sự tận tình và nghiêm túc trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô đã giảng dạy tại khoa Sinh
kỹ thuật Nông nghiệp, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cán bộ nghiên cứu tại
phòng côn trùng thực nghiệm của Viện Sinh thái và Tài Nguyên Sinh vật trong thời
gian qua đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nhiệt tình góp ý và chia sẻ
nhiều kinh nghiệm quý trong nghiên cứu giúp em thực hiện đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn ĩ
Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Tố Quyên


Tên tôi là: Nguyễn Thị Tố Quyên: sinh viên k37B - Sinh KTNN. Tôi xin cam
đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp này là kết quả trung
thực do tôi thực hiện tại phòng côn trùng thực nghiệm Viện Sinh Thái và Tài
Nguyên Sinh Vật - Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Trương Xuân Lam. Ket quả không sao chép từ bất kì công
trình nghiên cứu khoa học nào đã công bố.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Tố Quyên


1.2.
1.2.1.

Phương pháp điều tra xác định thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự vụ


1.
PHỤ LỤC
Bảng 1. Thành phần côn trùng hại trên rau Họ hoa thập tự tại địa điểm nghiên


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ở các nước trên thế giới từ rất sớm của những năm đầu thế kỉ XX việc sản xuất
các sản phấm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe con người và môi trường là hướng
ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp, trong đó rau xanh là sản phẩm được quan
tâm đặc biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc sản xuất rau sạch, rau an toàn trong
nông nghiệp đô thị đã trở thành nhu cầu cấp thiết của xã hội trong quá trình đô thị
hóa, ngoài yếu tố bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng còn có ý nghĩa rất lớn về kinh tế
và khoa học vì hướng tới một nền nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu khai thác lợi
dụng thiên địch tự nhiên để phòng chống sâu hại hiệu quả là một hướng quan trọng
trong phát triến biện pháp sinh học. Đây cũng là biện pháp chủ đạo của hệ thống
phòng trừ dịch hại tổng hợp và là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển nông nghiệp
bền vững.
Rau họ thập tự được trồng rộng rãi phổ biến ở khắp thế giới, nó là những loài cây
thực phấm rất quan trọng đối với đời sống của con người, được sử dụng rộng rãi làm
thức ăn cho người và gia súc. Chúng chiếm khối lượng lớn, trong tổng số các loài
cây làm thực phẩm thường ăn của chúng ta. Cây thập tự chiếm vị trí quan trọng bậc
nhất trong ngành rau nhờ chủng loại phong phú, sản lượng cao, thích nghi rộng rãi
với điều kiện thời tiết, đất đai khác nhau, dễ vận chuyển, dễ ăn, dễ chế biến và nấu
nướng. Rau họ thập tự không những có ý nghĩa kinh tế cao mà còn có giá trị về mặt
dinh dưỡng, cung cấp các chất vitamin, chất khoáng và các chất vi lượng không thể
thay thế. Các giống rau họ hoa thập tự được tiêu thụ với số lượng rất lớn. Tầm quan
trọng của rau trong cuộc sống đã được ông cha ta thừa nhận trong câu ca dao: “Cơm
không rau như đau không thuốc”.

Đe đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu chúng ta đã tăng diện tích sản xuất
rau tập trung. Chính sự ra tăng diện tích cũng như tính chuyên canh ngày càng cao
đã và đang tạo điều kiện cho sâu hại phát triến mạnh trong đó có sâu khoang
(Spodoptera lỉtura Fabricius).

5


Các nghiên cứu cho thấy, sâu khoang (Spodoptera litura Fabricius ) là đối tượng
gây hại quan trọng nhất trên rau họ hoa thập tự. Chúng có thể gây hại từ 70-80%
diện tích lá, làm giảm tới 18,0% năng suất rau và đã phát triển thành dịch hại rau ở
nhiều vùng.
Sâu khoang còn được gọi là sâu ăn tạp gây hại trên tất cả các loại rau, là đối
tượng gây hại nặng trên rau, đậu, là một trong những loài sâu ăn lá quan trọng, là
loài sâu đa thực có thể phá hại đến 290 loại cây trồng thuộc 99 họ thực vật bao gồm
các loại rau đậu, cây thực phấm, cây công nghiệp, cây lương thực, cây phân xanh.
Đe phòng trừ sâu khoang và các loại sâu hại khác trên rau, người nông dân chủ
yếu dựa vào biện pháp hóa học. Thực tế cho thấy biện pháp hóa học đem lại hiệu
quả phòng trừ cao, giải quyết nhanh những trận dịch lớn, sử dụng đơn giản, thuận
tiện, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và nâng cao năng suất cây trồng. Vì vậy
biện pháp hóa học đã trở thành biện pháp chủ yếu trong quy trình canh tác trong đó
có các loại rau họ hoa thập tự ở trên thế giới và Việt Nam.
Tuy nhiên việc quá lạm dụng thuốc hóa học và phòng trừ không khoa học, vừa
gây lãng phí trong sản xuất, nâng giá thành sản phấm, vừa ô nhiễm môi trường
sống, làm tăng khả năng kháng thuốc. Kẻ thù tự nhiên của sâu hại bị thuốc hóa học
tiêu diệt, phá vỡ mối cân bằng sinh học trong tự nhiên. Tần suất xuất hiện các đợt
dịch sâu hại ngày một gia tăng. Ngộ độc thức ăn ngày một nghiêm trọng do thực
phẩm có chứa dư lượng thuốc hóa học quá mức cho phép...
Sử dụng thiên địch tự nhiên trong phòng trừ sâu hại là một tiềm năng vô cùng
quan trọng đóng góp cho sự thành công của biện pháp quản lí dịch hại tổng họp

(IPM) và bảo vệ cân bằng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp.
Đe phòng trà có hiệu quả một loài sâu hại nói chung, sâu khoang hại rau họ hoa
thập tự nói riêng thì trước hết phải hiểu được tập tính sống và đặc điểm sinh học,
sinh thái của chúng cũng như mối quan hệ và khả năng hạn chế sự phát triển sâu hại
của thiên địch trong sinh quần rau họ hoa thập tự.

6


Xuất phát từ mục đích muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về sâu khoang hại rau họ hoa
thập tự và sử dụng chế phẩm sinh học để phòng trừ chúng không gây ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe con người chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thành
phần ỉoàỉ sâu hại rau họ hoa thập tự và hình thái, sinh học của loài sâu khoang
(Spodoptera lỉtura Fabricius) hại rau tại Xuân Hòa- Phúc Yên - Vĩnh Phúc 20142015.”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài sâu hại họ hoa thập tự và đặc diểm hình thái, sinh
học của loài sâu hại phố biến là sâu khoang, nhằm tìm ra biện pháp phòng trừ tốt
nhất một số loài sâu hại phổ biến trên rau họ hoa thập tự bảo đảm tăng năng suất cây
trồng và bảo vệ môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1.

Ỷ nghĩa khoa học
Ket quả điều tra nghiên cứu góp phần bổ sung thêm những dẫn liệu nghiên cứu

về thành phần sâu hại, sinh học loài sâu khoang (Spodoptera litura F) hại rau họ hoa
thập tự tại vùng trồng rau Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc nhằm đề xuất biện
pháp ít độc trong phòng trừ sâu hại rau ở tỉnh Vĩnh Phúc.
3.2.


Ỷ nghĩa thực tiễn
Thông qua điều tra, nghiên cứu xác định được một số đặc điểm sinh vật học

của loài sâu khoang s.litura và hiệu quả phòng trừ sâu khoang trên rau họ hoa thập
tự, để từ đó làm cơ sở đề xuất các biện pháp sử dụng chế phẩm sinh học phòng trù’
hiệu quả đối với sâu khoang hại rau họ hoa thập tự nhằm hướng tới việc sản xuất
rau sạch, chất lượng cao.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Cơ sở khoa học của đề tài

Rau là loại cây thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đóng vai trò quan trọng
trong bữa ăn hàng ngày của con người (Tạ Thu Cúc, 2002) [17]. Trong các loại rau

7


thì rau họ hoa thập tự (Brassiceae) là nhóm cây thực phấm quan trọng cho con
người. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất cho việc trồng loại rau này là
sự phá hoại nghiêm trọng của các loại sâu hại như sâu tơ, bọ nhảy, sâu khoang...
Mức độ tàn phá của chúng đã đặt ra không ít những bài toán khó cho các nhà khoa
học và người sản xuất (Nguyễn Trần Oánh, 1992)
[13].
Trong sản xuất nông nghiệp có mâu thuẫn là khi thâm canh trồng cao thì sâu
bệnh phát sinh nhiều, càng phun thuốc đế phòng trừ thì càng hủy diệt nhiều sinh vật
có ích với con người và gây nên tính kháng thuốc với sâu hại thường sau khi phun
thuốc hóa học thì sâu bệnh lại tăng nhanh đến mức bùng phát trận dịch mới, cứ như
vậy ở hầu hết các vùng nông thôn nước ta diễn ra hàng năm mà chưa thể khắc phục
được hạn chế này.

Hệ sinh thái nông nghiệp truyền thống đa dạng và bền vững(được tự nhiên chọn
lọc qua nhiều năm mang những đặc tính di truyền quý hiếm như chịu được điều kiện
bất lợi của ngoại cảnh, chống chịu tốt với sâu bệnh,...) được thay thế dần bằng hệ
sinh thái mới có năng suất cao nhưng khiếm khuyết, không bền vững, dễ phát sinh
sâu bệnh. Do đó đẩy mạnh sử dụng biện pháp sinh học phòng trừ sâu bệnh làm giảm
nhẹ thiệt hại do sâu bệnh gây ra, góp phần đảm bảo an toàn lương thực, thực phấm
cho xã hội là điều cần thiết (Nguyễn Văn Đĩnh, 2006) [14].
1.2.
1.2.1.

Tình hình nghiên cứu sâu hại rau họ hoa thập tự ngoài nước
Nghiên cứu về thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự
Ở vùng bán đảo Thái Bình Dương sâu tơ là loại gây hại phổ biến nhất, các loại

khác như Crocidolomia binotalis, Hellula undalis cũng khá phố biến nhưng ít quan
trọng hơn so với sâu tơ (Water house, 1992) [33]. Ở Jamaica có 17 loài sâu hại,
trong đó có 7 loài sâu hại chính, riêng sâu tơ Plutella xylostella L. và sâu khoang
Spodoptera lìtura F gây hại 74-100% năng suất bắp cải (Alam, 1992) [19]. Nhật
Bản có 5 loài (Koshihara, 1985) [28], Trung Quốc có 7 loài. Tuy số loài gây hại chủ

8


yếu có khác nhau nhưng sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy đều được coi là những đối
tượng gây hại quan trọng ở hầu hết các nước (Bhala và Buibey 1995) [22].
1.2.2.

Những nghiên cứu về loài sâu khoang Spodoptera litura
Sâu khoang là đối tượng gây hại phân bố rộng ở nhiều nước thuộc khu vực nhiệt


đới và á nhiệt đới. Đây là loại sâu hại ăn tạp có thể sống và gây hại trên 290 loại cây
trồng thuộc 90 họ thực vật khác nhau. Sâu khoang thường phát sinh gây hại nặng
trên các cây trồng như: rau xanh (rau họ thập tự, đậu trạch, đậu đũa...), cây màu
(đậu tương, thuốc lá...) và trên nhiều loại cây khác.
Trên rau họ hoa thập tự, sâu khoang là đối tượng được xếp vị trí quan trong sau
sâu tơ. Tuy sự gây hại của sâu khoang không thường xuyên nhưng sức ăn của ấu
trùng rất lớn. Zhu et al. (1996) [35], Duodu and Biney (1982) [24] nhận thấy trong
suốt thời gian 6 tuổi 1 sâu non của sâu khoang có thể ăn hết 174,4 cm2 lá bắp cải.
Riêng tuổi 5 và 6 sâu ăn hết 114, 1 cm2 lá, chiếm 63,3% tổng lượng thức ăn của sâu
non. Sức ăn của sâu non gấp 85,4 lần so với sâu tơ và gấp 3,9 lần so với sâu xanh
bướm trắng
Muniappan và Murutani (1992) [30], cho rằng trong điều kiện nhiệt độ không
khí cao 29-30°C và ẩm độ không khí trên 90% thích hợp cho sâu khoang phát triển
về số lượng. Mưa là yếu tố hạn chế lớn nhất đối với số lượng quần thể sâu khoang
trên đồng ruộng bởi sâu khoang thường hóa nhộng trong đất và nước mưa ngập đã
làm cho nhộng chết. Các tác giả cũng cho biết quần thể sâu khoang phát triển nhanh
với mật độ cao trên bắp cải (185,7 con/10 cây), cải dưa và cải cuốn (169 con/10
cây). Ngược lại chúng có mật độ thấp trên cải trắng (27,7 con/10 cây) và cải xanh
(40,4 con/10 cây).
1.2.3.

Nghiên CÚTÍ về biện phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự

1.2.3.1.

Biện pháp canh tác

Biện pháp canh tác là biện pháp rẻ tiền dễ áp dụng, đem lại hiệu quả cao đã và
đang được nghiên cứu và triển khai áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo


9


Chelliah và Srinivasan (1985) xác định việc trồng xen hành tỏi, lúa mạch, thì là,
hướng dương và bắp cải có thể làm giảm mật độ sâu tơ còn 20-50%. Xen canh bắp
cải với cà chua thì mật độ còn 49% so với sâu tơ trên bắp cải trồng thuần. Việc
trồng cà chua xen bắp cải, làm giảm việc phun thuốc trừ sâu từ 9 lần xuống còn 2
lần/vụ và đưa năng suất bắp cải tăng 2,3 tấn/ha so với không trồng xen.
Không xử lí cỏ dại khi gieo cải lá vào cuối tháng 7 đã làm giảm rõ rệt năng suất
chất khô so với việc dọn sạch cỏ cùng tàn dư cây trồng. Bởi bọ nhảy sinh sản nhanh,
tỷ lệ sống sót cao, gây hại nặng cho cây trồng khi có cỏ dại và rác thực vật trên đồng
ruộng.
Bầy cây trồng là biện pháp canh tác quan trọng trong phòng trừ sâu hại rau. Theo
Srinivasan và Krishma (1992) loại cải mù tạt Ấn Độ Brassica juncea là ký chủ mà
sâu tơ và một số loại sâu hại khác trên rau rất ưa thích đến đẻ trứng. Các tác giả này
đều đề xuất biện pháp trồng xen cải mù tạt với cải bắp với tỷ lệ hợp lí (một luống
cải mù tạt xen một luống cải bắp) để thu hút bướm sâu tơ và các loại sâu hại khác
vào cải mù tạt sau đó tiêu diệt chúng bằng thuốc hóa học. Việc làm này giúp mật độ
sâu và giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng trên bắp cải, góp phần đảm bảo chất lượng
rau đồng thời làm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
Ket quả nghiên cứu của Nakahara et al. (1985) cũng cho thấy biện pháp tưới
phun mưa còn làm giảm đáng kể lượng trưởng thành sâu tơ từ 20 con/20 vợt xuống
còn 0,2 con/20 vợt, góp phần làm tăng năng suất cải xoong lên 93%, chi phí lao
động và thuốc trừ sâu giảm 89%
1.2.3.2.

Biện pháp cơ giới vật ỉí

Một số biện pháp cơ giới vật lí như bẫy dính màu vàng, bẫy đèn, quây lưới xung
quanh ruộng rau, cũng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Rushtapakomchi et al (1992) nhận định bẫy dính màu vàng có thể trừ sâu tơ, bình
quân một bẫy có thế bắt được 570,7 trưởng thành sâu tơ/vụ rau bắp cải trong đó
55,9% là trưởng thành đực và 44,1% là trưởng thành cái

1
0


1.2.3.3.

Biện pháp sinh học

Các kết quả nghiên cứu về thiên địch trên mộng rau đều thấy các loài thiên địch
có vai trò khá quan trọng trong điều hòa số lượng quần thế các loài sâu hại trong
sinh quần đồng mộng. Hiệu quả khống chế sâu hại của thiên địch ở các vùng, các
nước rất khác nhau. Vì vậy các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy sự gia tăng số lượng
các thiên địch tự nhiên là một bộ phận quan trọng của hệ thống phòng trù’ tổng hợp
sâu hại (Lim et al,1984) [29]
Nhiều công trình nghiên cứu của các nước đều chỉ rõ việc dùng các loại thuốc
có phố tác dụng rộng hoặc lạm dụng thuốc hóa học đế trừ sâu rau họ hoa thập tự đã
làm ảnh hưởng đáng kể đến quần thể thiên địch. Đây là một trong số các nguyên
nhân dẫn tới hiện tượng tái phát các quần thể của sâu hại. vì vậy việc dùng thuốc
hóa học có tính chọn lọc một cách hợp lí trên rau họ hoa thập tự là hướng chiến
lược trong điều khiển tính kháng thuốc của sâu hại, đồng thời là biện pháp quan
trọng đế bảo vệ các loài thiên địch trên ruộng rau.
Thành công lớn nhất trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự là việc nghiên
cứu, sản xuất quy mô công nghiệp và sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học như
NPV, GV đặc biệt là chế phẩm Bt.
Một trong nghiên cứu biện pháp sinh học được quan tâm nhiều là nhân thả các loài
ký sinh có hiệu quả cao trong khống chế sâu hại, việc nhân thả các loài ký sinh

được tiến hành dưới hai phương thức: nhân thả tràn ngập với số lượng đủ gây áp lực
khống chế số lượng quần thể sâu hại. nhân thả bổ sung nhằm tạo lập quần thể tự
nhiên.
1.2.3.4.

Biện pháp hóa học

Cho đến nay việc dùng thuốc trừ sâu hóa học vẫn là biện pháp quan trọng để trừ
sâu hại các loại rau ở nhiều nước trên thế giới. Biện pháp hóa học vẫn giữ vị trí chủ
đạo về quy mô và hiệu quả sử dụng, nếu sử dụng đúng biện pháp hóa học sẽ đem lại
hiệu quả kinh tế to lớn, góp phần ốn định năng suất cây trồng.

1
1


UKS và Harris (1996) khẳng định biện pháp hóa học phải được áp dụng theo
chiến lược điều khiến tính kháng thuốc và được đặt trong hệ thống chương trình
phòng trừ tổng hợp nhất định. Một số tác giả cho rằng biện pháp sử dụng thuốc hóa
học hữu hiệu nhất để trừ sâu tơ và các loại sâu hại khác trên rau họ hoa thập tự là
phải lựa chọn một bộ thuốc có cơ chế kháng khác nhau, sử dụng luân phiên các loại
thuốc đó và xen kẽ với các chế phẩm sinh học.
Hoàn thiện biện pháp hóa học là việc làm cấp thiết hiện nay, trên cơ sở dùng
thuốc hóa học một cách hợp lí. Đẻ khắc phục tác hại của thuốc hóa học gây ra cho
môi trường, người ta đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc hóa học với nhiều ưu
điếm như: tính chọn lọc cao, lượng thuốc dùng ít, không lưu tồn lâu trong môi
trường, ít độc với động vật máu nóng và môi sinh nhưng có hiệu lực đối với dịch hại
(Barbara, 1993) [21].
1.3. Tình hình nghiên cứu sâu hại rau họ hoa thập tự trong nước
1.3.1.


Nghiên cứu về thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự.

Ớ nước ta điều tra ở các tỉnh phía Bắc xác định trên rau họ hoa thập tự có 23
loài sâu hại thuộc 13 họ và 6 bộ. Trong 23 loài phát hiện thì chỉ có 14 loài gây hại rõ
rệt. Theo Hồ Khắc Tín và cộng sự (1980) thì ở Việt Nam có 4 loài sâu hại chủ yếu
trên rau họ hoa thập tự gồm: sâu tơ, bọ nhảy sọc cong, sâu khoang và rệp muội hại
rau. Theo Nguyễn Thị Hoa và cộng sự (2001) sâu hại rau họ hoa thập tự chủ yếu có
6 loài: sâu tơ, sâu khoang, sâu xám, bọ nhảy, rệp và sâu xanh bướm trắng. Theo
Nguyễn Công Thuật (1995) thì trên bắp cải có 4 loài sâu hại chủ yếu và 12 loài thứ
yếu. Ở các tỉnh phía Nam đã phát hiện được 23 loài sâu hại trong đó có 14 loài gây
hại rõ rệt.
Các tác giả Hồ Thu Giang (1996- 2002); Hoàng Anh Cung (1995); Lê Thị Kim
Oanh (1997) đều cho biết tại khu vực phía Bắc thành phần sâu hại trên rau họ hoa
thập tự khá phong phú trong đó có một số loại gây hại quan trọng là: sâu tơ, sâu
khoang, sâu xanh bướm trắng, rệp xám... Một vài năm gần đây dòi đục lá Liriomyza

1
2


sativae в với khả năng ăn rộng đã trở thành một trong những đối tượng gây hại
quan trọng không chỉ trên rau họ hoa thập tự mà còn trên nhiều loại cây trồng khác.
Theo Nguyễn Quý Hùng (1995) trên cải bắp có 4 loài sâu hại chủ yếu và 12 loại thứ
yếu. Ket quả điều tra 3 năm 1995-1997 ở vùng Đồng bằng Sông Hồng của Lê Văn
Trịnh (1997) đã xác định được 31 loài côn trùng gây hại trên rau họ hoa thập tự với
mức độ khác nhau, trong đó có 12 loài gây hại rõ rệt và quan trọng là các đối tượng
sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bọ nhảy.
Theo Nguyễn Thị Hoa và cộng sự sâu hại rau họ hoa thập tự chủ yếu có 6 loài:
sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, sâu xám, rệp và sâu xanh bướm trắng. Bọ nhảy gây hại

quanh năm từ tháng 1 đến tháng 12. Trong năm 2000, trên cây cải ngọt bọ nhảy phát
sinh mạnh vào tháng 5 đến tháng 10, mật độ từ 100-135 con/m 2. Nhưng năm 2011
bọ nhảy phát sinh mạnh vào tháng 3, mật độ trưởng thành bọ nhảy là 107,5 con/m 2.
Bọ nhảy gây hại nặng trên cải xanh, cải củ hơn bắp cải, xu hào. Vùng chuyên canh
bị bọ nhảy hại nặng hơn vùng xen canh. Mật độ bọ nhảy giảm mạnh khi có mưa lớn
hoặc mưa kéo dài.
1.3.2.

Những nghiên cứu về sâu khoang Spodoptera ỉỉtura

Ở Việt Nam các nghiên cứu của Nguyễn Duy Nhất công bố vào năm 1970 [10]
cho đến nay là một nghiên cứu khá đầy đủ về sâu khoang. Khi nhiệt độ không khí
dưới 20°c thời gian phát dục của sâu bị kéo dài và ẩm độ dưới 78% thì quá trình
phát dục của sâu cũng bị ảnh hưởng, nhất là sâu tuổi 1-2. Điều kiện nhiệt độ thích
hợp cho phát dục của sâu là 28-30°C và ẩm độ không khí là 85-92% . Ngoài ra độ
ẩm thích hợp cho sâu hóa nhộng khoảng 20%, nếu bị ngập nước 4-5 ngày thì nhộng
chết 100%.
Sâu khoang có tiềm năng sinh sản cao, một ngài cái đẻ từ 2,3 - 6,4

0

trứng và

tống số lượng trứng đẻ từ 123,3 - 1605,0 trứng. Tác giả cho rằng thức ăn là điều
kiện chủ yếu quyết định số lượng phát sinh của quần thể sâu khoang trên đồng
ruộng. Neu bắp cải trồng mật độ dày làm ẩm độ trong tầng lá cao từ 84 - 89% thì

1
3



mật độ sâu cao hơn hắn so với mộng trồng thưa và ruộng chăm sóc tốt mật độ sâu
non cao hơn ruộng chăm sóc kém, cây cằn cỗi (Nguyễn Duy Nhất, 1970) [10].
Theo Lê Văn Trịnh (1998) [5] cho biết vòng đời của sâu khoang từ 22-30 ngày
trong đó giai đoạn tráng là 2-3 ngày, sâu non 14-17 ngày, nhộng 6-8 ngày và thời
gian đẻ trứng của trưởng thành là từ 1 -3 ngày. Tiềm năng sinh sản của sâu khoang
rất lớn. Lượng trứng đẻ của một trưởng thành cái là 125-1524 trứng tùy thuộc vào
điều kiện thời tiết và lượng thức ăn cho sâu non.
Sâu khoang là loài sâu đa thực phá hại trên 29 loại cây trồng thuộc 99 họ thực
vật khác nhau (Trích dẫn theo Giáo trình côn trùng chuyên khoa, 2004) [1].
Ngoài các cây rau họ hoa thập tự: su hào, bắp cải, rau cải, chúng còn phá hại
nặng trên các cây quan trọng khác như bông, đay, thuốc lá, cà chua, cây họ đậu.
Trên thế giới chúng phân bố ở các nước như Ân Độ, Miến Điện, Malayxia,
Campuchia, Lào, Trung Quốc, Nhật bản... Ớ Việt Nam chúng có mặt ở khắp nơi
Mặc dù là những loài sâu hại khá phổ biến nhưng sâu khoang chưa thực sự được
quan tâm và nghiên cứu nhiều, có thể là do tác động về thiệt hại kinh tế của loài sâu
hại trên chưa cao và cũng chưa bao giờ bùng phát thành dịch hại nguy hiểm nên
chưa được nghiên cứu cụ thể. Chính vì vậy những nghiên cứu ở Việt Nam hay trên
thế giới về Sâu khoang còn khá hạn chế.
Ở Việt Nam, theo một số nghiên cứu mới đây, người ta đã phát hiện thấy sâu
khoang trên các cây trồng khác như cà chua, đậu xanh, khoai tây, rau muống, dưa
chuột.... tại Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang....Sâu khoang (
spodoptera litura Farb.) thường gây hại vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, ít
phá hại trong mùa mưa.
1.3.3.
1.3.3.1.

Nghiên cứu về biện pháp phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự
Biện pháp canh tác
Ở nước ta nhiều nghiên cứu cho rằng hàng cây cà chua có tác dụng xua đuổi


trưởng thành sâu tơ khi di chuyển đến luống rau bắp cải để đẻ trứng. Các tác giả đều

1
4


nhấn mạnh biện pháp luân canh, xen canh cây trồng và tưới phun mưa vào chiều tối
có tác dụng làm giảm số lượng sâu tơ trên cải bắp (Nguyễn Đình Đạt, 1980).
Nguyễn Quý Hùng và ctv (1994) tưới phun mưa vào buối tối có tác dụng làm giảm
số lượng sâu tơ trên rau
Nguyễn Quý Hùng và cộng tác viên đã thử nghiệm trồng xen 2 hàng cây cà
chua vào 4 hàng bắp cải, tiến hành trong vụ đông xuân năm 1992-1993 trên diện
tích 60m2 ở vùng rau thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy trên bắp cải, ở
ruộng trồng xen cà chua, sâu tơ có mật độ cao nhất là 80 trứng và 105 sâu non/ cây,
so với 134 trứng và 187 sâu non/cây ở ruộng trồng thuần.
Lê Văn Trịnh và cộng tác viên, 1997 đã thực hiện mô hình trồng xen cà chua
với bắp cải với tỷ lệ 2 luống cà chua với 4 luống bắp cải thì ở lứa sâu 1 có sự sai
khác giữa trồng xen và trồng thuần. Nhưng ở đỉnh cao sâu rộ lứa 2 trên ruộng trồng
xen chỉ bằng 43,2% ruộng trồng thuần và tương ứng ở lứa 3 chỉ bằng 47% nghĩa
ỉ.3.3.2. Biện pháp sinh học
Trước hiện tượng sâu tơ kháng thuốc hóa học và hậu quả của chúng khi sử
dụng thuốc hóa học nên biện pháp sinh học ngày càng được chú ý. Nhiều tài liệu đã
thế hiện rõ 3 định hướng nghiên cứu phát triển biện pháp sinh học trong phòng trò
tổng hợp sâu hại rau họ hoa thập tự đó là:


Duy trì bảo vệ và tạo điều kiện để các thiên địch tự nhiên phát triển




Sử dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học như Bt, VBT, NPV, GV


Nhân thả một số loài ong kí sinh có hiệu quả cao để phòng trừ sâu hại trên
ruộng rau.
Ở nước ta cũng có rất nhiều nghiên cứu phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự

bằng biện pháp sinh học, các tác giả (Nguyễn Đình Đạt 1980, Lê Văn Trịnh và ctv
1996, Nguyễn Quý Hùng và ctv 1994) đã tiến hành nghiên cứu sử dụng BT để trừ
sâu tơ. Các tác giả đã khẳng định: chế phẩm BT có hiệu lực trừ sâu rất tốt đối với
lượng dùng 3 kg/ha, khi trời rét đậm thì lượng dùng 5kg/ha, khi mật độ sâu cao có

1
5


thể dùng kép 2 lần. Sử dụng chế phẩm Bt đã góp phần làm tăng năng suất bắp cải và
giá trị thu hoạch cao hơn hắn so với dùng thuốc hóa học.
Những năm gần đây, nhiều giải pháp tiến bộ kĩ thuật mới đã được nghiên cứu và
thử nghiệm, ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất rau an toàn ở một số nước như: các
chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học, nguồn gốc sinh học, bả protein phòng trừ
ruồi hại quả, bẫy Pheromone giới tính phòng trừ một số loài sâu hại.
Năm 2006, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã nghiên cứu ứng dụng bẫy
pheromone trong biện pháp phòng trừ tống họp hai đối tượng sâu hại rau là sâu tơ
và sâu khoang. Ket quả nghiên cứu cho thấy: Bay pheromone có hiệu lực cao đối
với sâu tơ và sâu khoang, đã giúp giảm trên 60% sâu non gây hại so với đối chứng.
Đối với sâu xanh hại rau, bẫy pheremone có hiệu lực thấp hơn (giảm 30- 40% sâu
non so với đối chứng). Qua nghiên cứu cũng đã xác định được mối tương quan giữa
cao điếm trưởng thành vào bẫy với sự phát sinh của sâu non ở cả 2 đối tượng sâu tơ

và sâu khoang, từ đó có cơ sở dự báo sâu non phát sinh gây hại thông qua theo dõi
số lượng cá thể trưởng thành vào bẫy để chủ động tổ chức phòng trừ đạt hiệu quả
cao. ỉ.3.3.3. Biện pháp hóa học
Theo Phạm Văn Lầm (1994) [16] thuốc hóa học bảo vệ thực vật là biện pháp
không thể thiếu trong thâm canh cây trồng.
Việc sử dụng thuốc hóa học để trừ sâu hại rau họ hoa thập tự ở Việt Nam đã
được chú ý từ những năm 60, đã tiến hành khảo nghiệm hiệu lực trừ sâu tơ của các
loại thuốc nhóm Clo hữu cơ.
Theo Nguyễn Duy Trang (1996), nguyên nhân của các hiện tượng này là do trình
độ hiểu biết về dịch hại và kĩ thuật sử dụng thuốc của người dân còn quá thấp nên
họ thường phun rất tùy tiện, phun định kì, phun theo tập quán. Ngoài ra 100% số hộ
nông dân vùng trồng rau thường hỗn hợp các loại thuốc trừ sâu trong quá trình sử
dụng theo nhận định của nông dân, việc pha trộn thuốc là biện pháp nâng cao hiệu
lực của thuốc, mở rộng phố tác động, giảm giá thành. Do hỗn họp theo cảm tính liều

1
6


lượng thường áng chừng nên lượng thuốc thực tế cao hơn 2-3 lần so với khuyến
cáo. Từ các kết quả nghiên cứu về thuốc hóa học trừ sâu hại rau họ hoa thập tự
Nguyễn Quý Hùng, Lê Trường và ctv đã chỉ rõ 2 nguyên tắc sử dụng thuốc hóa học:
Lựa chọn một bộ thuốc thích hợp, có tính chọn lọc để sử dụng luân phiên với
nhau và xen kẽ với chế phấm sinh học Bt và chế phẩm thảo mộc.
Ấn định một phương pháo dùng thuốc họp lí, chỉ dùng thuốc
khi các biện pháp khác không còn hiệu quả khống chế sâu ở
dưới mức an toàn và phải phun thuốc đều trên cây khi sâu ở
tuổi 1 và tuổi 2.
CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM,
THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG


PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.

Địa điểm và thòi gian nghiên cứu

2.1.1.

Địa điểm nghiên cứu

-

Nghiên cứu ngoài đồng ruộng: Vùng trồng rau ở Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh phúc.

-

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Tại phòng côn trùng thực nghiệm Viện Sinh
Thái và Tài Nguyên Sinh Vật - Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

2.1.2.

Thời gian nghiên cún
Vụ Đông Xuân 2014-2015 (Từ tháng 09/2014 đến tháng 4/2015).

2.2.

Đối tượng và vật liệu nghiên cún

2.2.1.


Đối tượng nghiên cứu
Các loài sâu hại rau họ hoa thập tự chú trọng vào: sâu tơ (Pỉutella xylostella

L.), sâu khoang (Spodoptera lỉtura F.), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.), sâu
xám (Agrotỉs segetum Schifferuler), sâu đo xanh (Chrysodeỉxỉs eỉosoma
Doubleday), sâu đục nõn cải (Helỉula undalis Fabricaus). Đặc biệt là đi sâu nghiên
cứu về sâu khoang (Spodoptera lỉtura Farb.).
2.2.2.

Vật liệu nghiên cứu

-

Cây trồng: 1 số loại rau thuộc họ hoa thập tự

-

Dụng cụ bắt sâu bọ: Vợt, khung, hộp đựng mẫu, túi nilon.

1
7


-

Dụng cụ nuôi sinh học: Hộp nuôi sâu, lồng lưới nuôi sâu, đĩa petri, chậu trồng cây,
giấy thấm, bút dạ.
-

Dụng cụ thí nghiệm: Ống đông, bình phun thuốc.


-

Hóa chất: cồn 70%.

-

Các dụng cụ khác: bảng biểu, sổ ghi chép, bút bi, máy tính....

2.3. Nội dung nghiên cứu
-

Nghiên cứu thành phần sâu hại các loài hại chính, mức độ hại và loài phổ
biến trên rau họ hoa thập tự tại Xuân Hòa-PhúcYên-Vĩnh Phúc.

-

Nghiên cứu hình thái học và một số đặc điểm sinh học của loài sâu khoang
(Spodoptera lỉtura F.)

-

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sự sinh sản của loài sâu loài
sâu khoang (Spodoptera litura F.)

2.4. Phương pháp nghiên cún
2.4.1.

Phương pháp điều tra xác định thành phần sâu hại rau họ


hoa thập tự vụ Đông Xuân 2014 tại Xuân Hòa-PhúcYên-Vĩnh
Phúc.
a) Điều tra thu thập sâu hại
Điều tra định kì 1 ngày/tuần, mỗi đợt điều tra từ 25-30m 2 trên các vùng trồng
rau ở khu vực Xuân Hòa-Phúc Yên-Vĩnh Phúc từ khi gieo trồng cho đến khi thu
hoạch.
Ket hợp với điều tra tự do, càng nhiều điểm càng tốt, điều tra bổ sung tại một
số ruộng rau họ hoa thập tự lân cận. Khi xác định điểm điều tra, quan sát tổng thế
trên ruộng rau phát hiện sâu hại, tiến hành điều tra thu thập các mẫu vật có liên quan
đến triệu tráng gây hại ở tất cả các bộ phận của cây.
Lấy mẫu cho vào một lọ nhỏ đựng cồn công nghiệp, ghi rõ thông tin về địa
điểm, thời gian lấy mẫu, giai đoạn phát triển của cây, thời tiết, đem về phòng để
theo dõi và phân loại.

1
8


Tại mỗi điếm điều tra, tiến hành điều tra sơ bộ để xá định và chọn lựa các điểm
điều tra có tính chất đại diện cho vúng nghiên cứu. chọn các điểm ngẫu nhiên tại các
khu vực điều tra. Thu thập sâu hại, côn trùng bắt mồi trên lá, thân cây rau, ở dưới
đất và ở khu vực xung quanh theo các phương pháp thu mẫu thông thường bao gồm:
thu mẫu bằng tay để thu bắt toàn bộ các loài côn trùng hại, sâu hại xuất hiện trên
ruộng rau điều tra ở các điểm đã lựa chọn. Song song với phương pháp kể trên, sử
dụng bẫy hố để thu bắt một loài côn trùng bắt mồi sống dưới đất. Bầy hố là các lọ
nhựa có đường kính 12cm, cao 15 cm chôn xuống đất với số lượng 5 bẫy/ruộng, bẫy
được chôn rải đều trên ruộng, miệng lọ nhựa thấp hơn mặt ruộng 1 cm, trên phủ lá
rau cải bắp để thu hút chúng vào ẩn nấp và rơi xuỗng bẫy. Tiến hành thu mẫu sau
khi đặt bẫy 2 ngày. Bắt mẫu trực tiếp bằng tay.
Ghi chép số liệu vào sổ điều tra để xử lý về các loài sâu hại, côn trùng bắt mồi,

ký sinh ở các pha trứng, ấu trùng hoặc thiếu trùng. Trước khi thu bắt quan sát hoạt
động gây hại, ký sinh hoặc bắt mồi và các hoạt động khác của chúng trên đồng
ruộng.
b) Xử lý và bảo quản mâu
Các mẫu thu được, một phần xử lý chết bằng lọ độc (chứa Clofukaly) và lưu giữ
trong các đệm bông (10

X

20cm) hoặc ngâm trong cồn 700 để định loại, lưu mẫu,

một phần được theo dõi sống trong các hộp nuôi có kích thước D=10, 0=10, D=20,
0= 12-15 ở trong phòng thí nghiệm nhằm tiến hành các thực nghiệm xác định tỷ lệ
ký sinh, vật mồi, sức ăn mồi, tập tính ăn mồi của chúng. Các mẫu đều tiến hành ghi
nhãn theo tiêu chuẩn chung của phân loại học.
c) Làm tiêu bản và phân tích mâu vật
Sau mỗi đợt thu mẫu ngoài đồng ruộng, tiến hành xử lý và phân loại sơ bộ mẫu.
Mau phân loại được định vị bằng kim côn trùng hoặc ngâm cồn, mỗi cá thể mẫu
ngắn với eteket ghi nhận các thông tin về mẫu. Mầu định vị bằng kim côn trùng

1
9


được sấy khô trong vòng 24-48 giờ ở nhiệt độ 50°c, xử lý sạch và bảo quản trong
các hộp gỗ đựng mẫu.
2.4.2.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu khoang


* Phương pháp nghiên cứu sinh học
Nuôi sâu khoang trong hộp nuôi nhỏ theo phương pháp cá thể. Tiến hành thu
thập sâu tuổi lớn (tuổi 4, tuôi 5). Khi trưởng thành, tiến hành ghép đôi trong lồng
lưới đã chuẩn bị sẵn chậu cải với thức ăn là mật ong nguyên chất. Khi trưởng thành
cái đẻ trứng sau 6 tiếng thì chuyển trưởng thành sang lồng khác để tiến hành thu
trứng nuôi cá thế.
Chuẩn bị đĩa petri để chuyển trứng vào như sau: lót một lóp giấy thấm nước
không màu, không mùi, đặt chiếc lá cải ngọt sạch lên bề mặt giấy và dùng bút lông
chuyển nhẹ nhàng từng quả trứng vào đĩa petri đã được đánh số.
Theo dõi và ghi chép số liệu 2 lần/ngày ( vào 6 sáng và 6 chiều tối cùng ngày)
từ khi trứng nở đến khi trưởng thành vũ hóa và đẻ quả trứng đầu tiên đế xác định
đặc điểm hình thái, vòng đời và đặc điểm sinh thái học của loài sâu khoang
(Spodoptera ỉitura). Hằng ngày thay lá cải mới và xịt nước ấm vào giấy thấm để giữ
nguồn thức ăn luôn tươi và mới, khi tiến hành làm vệ sinh hộp nuôi chú ý không gây
ảnh hưởng đến sâu non.
Quan sát khi sâu non tuổi 6 ngừng ăn và chuyển động chậm chạp, lúc này tiến
hành chuyển sâu non tuổi 6 vào hộp nuôi sâu kích thước 15

X

20cm đã chuẩn bị sẵn

một lớp đất tơi xốp và được đánh dấu cùng số thứ tự với đĩa petri nuôi cá thể để sâu
tiến hành hóa nhộng.
Khi trưởng thành vũ hóa, tiến hành phân biệt đực cái dựa vào kích thước, đặc
điếm hình thái để ghép đôi. Chuyển hộp của trưởng thành đực, trưởng thành cái vào
trong lồng lưới đã chuẩn bị sẵn chậu cải ngọt với thức ăn là mật ong nguyên chất.
Mở nắp hộp để trưởng thành tự bay ra, tránh làm xây xước đến trưởng thành ảnh
hưởng đến thí nghiệm.


2
0


* Phương pháp xác định tỷ lệ trúng nở của sâu khoang
Khi trưởng thành vũ hóa, tiến hành ghép đôi, tính số trứng đẻ từng ngày.
Chuyển toàn bộ số trứng của các cặp trưởng thành trong thí nghiệm nuôi sinh học cá
thể đẻ từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 8 vào đĩa petri mới để theo dõi tiếp.
Hàng ngày quan sát và kiểm tra tỷ lệ trứng nở.

~
Tổng số trứng nở
Tỷ lệ nở trứng (%)= ——------------------------- ------------ X 100
Tông sô trứng theo dõi

2
1


2.5.

Phương pháp tính toán

và xử lí số liệu Các công
thức tính:
rin Ẩ



Tông sô cá thê điêu

Mật độ sâu (con/m ) =
—:-------------------:—
Tông diện tích điêu
Số lần bắt gặp đối tượng
Mửc độ phô biên
Tân suât xuat hiện
>

Ký hiệu
Mức thang
quy định

A

A

A

1 • /V

0-5%

+

It phô biên

>5-20%

++


Phô biên

>20-50%

+++

Rât phô biên

>50%


—------7-------------------------7
Tổng số lần điều tra (tại 1 địa điểm )

=

--------------

ịx<
Trong đó:

fTi A Á

Rât ít phô biên

Tần suất xuất hiện (%)

-

rr


Kích thước trung bình của cơ thể:

i=I

---------- Y

X=N

X : giá trị kích thước trung bình của cơ thể.
Xji giá trị kích thước của cá thể
thứ i N : tổng số cá thể thoi dõi
N

±x,-n>

_;=]____
N

- Thời gian phát dục của một cá thể :

X=N

Trong đó: X : thời gian phát dục trung
bình Xj: thời gian phát dục ở
ngày thứ i nj : số cá thể phát
dục ở ngày thứ i
* Độ lệch chuẩn:
Trong đó:


À = -^2y n=S

l

QRT ( dung lượng mẫu)

s = STDEV ( phương sai ngẫu nhiên)

2
2

1

nn


CHƯƠNG 3 KÉT QUẢ NGHIÊN
3.1.

cửu

Nghiên cứu thành phần, mức độ phố biến của các loài côn trùng

hại trên rau Họ hoa thập tự tại địa điếm nghiên cứu.
* Thành phần sâu hại trên rau họ hoa thập tự tại địa điếm nghiên cứu.
r






*1







o

Trong các loài sâu hại đã phát hiện được ở các địa điểm điều tra, chúng tôi thấy
thành phần sâu hại trên đồng ruộng với mức độ rất phổ biến và tỷ lệ các nhóm loài
có trong các bộ, họ. Ket quả điều tra ngoài đổng ruộng tại địa điểm nghiên cứu.
Danh sách thành phần loài và mức độ phổ biến ghi nhận được thể hiện ở bảng 1.
Bảng ỉ: Thành phần côn trùng hại trên rau Họ hoa thập tự tại địa điếm
nghiên cứu
STT
Tên Việt Nam

Tên Khoa Học

I. Bộ cánh vảy

Mức độ phô biên

Lepidoptera

l.Họ ngài đen


Arctidae

1.

Sâu róm nâu vân đỏ

2.

Sâu róm vân trăng

(Cramer, 1777)
Nyctemera sp.

2.Họ sâu róm

Lymantridae

3.

Sâu róm đôm

Euproctis sp.

+

4.

Sâu róm nâu

Ponthesia sp.


-

3.Họ Ngài đêm

Noctuidae

5.

Sâu xám

Amsacta lactỉnea

Agrotis ypsilon

+

-

++

(Rotte.1777)
6.

Sâu đo xanh

Plusia eriosoma

++


(Doub. 1843)
7.

Sâu khoang

Spodoptera litura (Fabr.
1775)

2
3

+++


8.

9.

10.

Sâu keo da láng

Spodoptera exigua

Sâu nâu vàng

(Hubn.1808)
Tarache sp.

4.Họ bướm cải


Pieridase

Sâu xanh bướm trăng

Pỉerỉs rapae (Sparrman,

++

-

+++

1758)
11.

Bướm cải trăng nhiêu

Pỉerỉs canidia (Sparrman,

đốm
5.Họ ăn lá

1768)
Pyralidae

12.

Sâu ăn lá


Crocidolonuva sp.

13.

Sâu đục nõn cải

6.Họ ngài sâu tơ
14.

Sâu tơ

II. Bộ cánh thăng
15.

Châu châu xanh

++

+

Hellula undalỉs (Fabriicius,
1974)
Yponomentidae
Plutella xỵỉostella

+++

(Linnaeus, 1758)
Othoptera
Oxya velox (Fabricius,


++

1787)
16.

17.

18.

Châu châu nâu cánh ngắn

Trỉlophỉdỉa annulata

2.Ho Dê mèn

(Thunbr., 1815)
Gryllidae

Dê mèn lớn

Brachitrupes portentosus

3.Ho Dê dũi

(Licht, 1796)
Gryllidae

Dê dũi


Gryỉỉotalp africana
(Beauvois, 1805)

III. Bộ cánh giông

Homoptera

2
4

+

++

++


l.Họ rệp muội
19.

Rệp đào

20.

Rệp xám

2.Họ rệp phân
21.

Bọ phân


Aphididae
Myzus persicae (Sulz, 1776)

Brevicoryne brassicae

22.

Bọ xít xanh

Bemisia tabaci (Gennadius,

Bọ xít gai

Pentatomidae
Nezava viridula (Linnaeus,

Bọ nhảy sọc cong

++

1758)
Coridae
Cletus punctiger (Dallas,

+

1852)
Coleoptera


y. Bộ cánh cứng
24.

++

1889)
Heteroptera

2.Họ Bọ xít dài
23.

+++

(Linnaeus, 1758)
Aleyrodidae

IV.BỘ cánh khác
l.Họ Bọ xít năm cạnh

++

Phyllostreta striolata (Fabr.,

+++

1803)
25.

Bọ nhảy sọc thăng


Phyllostreta rectilineata

+++

(Chen, 1939)
26.

Bọ bâu vàng

VI. Bo hai cänh

27.

Aulacophora femoralis

++

(Mootschulsky, 1857)
Diptera

l.Ho Ruôi đuc lá

Agromyzidae

Ruôi đục lá

Liriomyza sativae
(Blan., 1938)

2

5

++


×