Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Bước đầu tìm hiểu nhật ký nguyễn huy tưởng (KL07171)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.32 KB, 66 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------

PHÙNG MAI ANH

BƢỚC ĐẦU TÌM HIỂU
NHẬT KÝ NGUYỄN HUY TƯỞNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận Văn học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Hoàng Thị Duyên

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên,
giảng viên khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – người thầy đã luôn
tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Nhân dịp này em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới quý thầy cô khoa
Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong thời gian em học tập tại trường.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân và sự
ủng hộ của gia đình, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ và sự ủng hộ nhiệt tình
của các bạn sinh viên lớp K37C Cử nhân Văn - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô và các bạn đã luôn
động viên giúp đỡ để em có được kết quả này!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên



Phùng Mai Anh


LỜI CAM ĐOAN
Em tên là Phùng Mai Anh, là sinh viên lớp K37C Cử nhân Văn học, khoa
Ngữ Văn. Em xin cam đoan công trình nghiên cứu này do chính em thực hiện, hoàn
toàn trung thực và chưa được công bố ở các nghiên cứu khác hay trên bất kỳ
phương tiện truyền thông nào. Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên
cứu trong Luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Phùng Mai Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .....................................................................................................2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4
6. Đóng góp luận văn...............................................................................................4
7. Cấu trúc luận văn .................................................................................................4
NỘI DUNG .................................................................................................................5
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ VÀ TÁC GIA NGUYỄN
HUY TƯỞNG .............................................................................................................5
1.1. Những vấn đề chung về thể loại nhật ký ..........................................................5
1.1.1. Khái niệm nhật ký ......................................................................................5

1.1.2. Đặc trưng của nhật ký ...............................................................................6
1.1.3. Sự phân loại nhật ký ..................................................................................9
1.2. Đôi nét về tác gia Nguyễn Huy Tưởng và cuốn nhật ký của ông ....................9
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT TRONG NHẬT KÝ NGUYỄN
HUY TƯỞNG ...........................................................................................................14
2.1. Sự trăn trở đi tìm chân lý ................................................................................14
2.2. Hòa nhập với Cách mạng ...............................................................................22
2.3. Nghệ sĩ và công dân .......................................................................................26
Chương 3. NGHỆ THUẬT VIẾT NHẬT KÝ CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG ......32
3.1. Kết cấu của nhật ký ........................................................................................32
3.1.1. Khái niệm kết cấu ....................................................................................32
3.1.2. Kết cấu trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng ..............................................33
3.1.2.1. Kết cấu thời gian tuyến tính ..............................................................33
3.1.2.2. Kết cấu tâm lí ....................................................................................35


3.1.2.3. Kết cấu tự do, phóng túng nhưng rất chặt chẽ .....................................41
3.2. Ngôn ngữ ........................................................................................................42
3.2.1. Khái niệm ngôn ngữ .................................................................................42
3.2.2. Ngôn ngữ trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng ...........................................43
3.2.2.1. Ngôn ngữ hướng nội .........................................................................43
3.2.2.2. Ngôn ngữ trữ tình sâu lắng ...............................................................45
3.2.2.3. Ngôn ngữ giản dị, ngắn gọn, gần gũi, tự do .....................................46
3.3. Người trần thuật trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng ......................................47
3.3.1. Ngôi kể .....................................................................................................47
3.3.1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................47
3.3.1.2. Ngôi kể trong nhật ký Nguyễn Huy Tưởng .......................................48
3.3.2. Điểm nhìn của người trần thuật ..............................................................50
3.3.2.1. Khái niệm điểm nhìn .........................................................................50
3.3.2.2. Điểm nhìn của người trần thuật trong nhật ký Nguyễn Huy

Tưởng .............................................................................................................50
3.3.3. Sự kết hợp đan xen điểm nhìn không gian và điểm nhìn thời gian ..........53
3.3.4. Sự kết hợp linh hoạt điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài .........54
3.3.5. Điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc ...................................................56
KẾT LUẬN ...............................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhật ký là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. So với
nhiều thể loại văn học khác thì thể loại nhật ký xuất hiện khá muộn. Hơn nữa số
lượng nhật ký hiện nay của nước ta còn khá ít nên vẫn chưa có nhiều người biết
đến. Vì vậy, thể loại nhật ký trong nước ta hiện nay cần phải được quan tâm và làm
phong phú hơn cho nền văn học của dân tộc.
Trong những năm gần đây, nhật ký đã chiếm được sự quan tâm và được bạn
đọc biết đến nhiều hơn. Và minh chứng cụ thể nhất chính là cuốn nhật ký Nguyễn
Huy Tưởng với những giá trị hết sức sâu sắc. Nhắc đến Nguyễn Huy Tưởng, người
ta thường nhắc đến những cuốn tiểu thuyết, những vở kịch lịch sử có chiều sâu triết
lí do ông sáng tạo ra. Nhưng bên cạnh đó, Nguyễn Huy Tưởng còn là tác giả của
ngót 1700 trang nhật ký được ông cần mẫn ghi chép trong khoảng 30 năm (từ 1930
đến 1960) mà gần đây, cho tới năm 2006 mới được công bố một cách đầy đủ, thu
hút sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu phê bình nói riêng và dư luận nói
chung. Gắn kết hai mảng sáng tác và nhật ký, chúng ta sẽ hình dung được trọn vẹn
sự nghiệp văn học của ông. Hơn nữa, khi tiếp nhận cuốn nhật ký Nguyễn Huy
Tưởng, chúng ta sẽ khám phá được một cách chân thực nhất những góc khuất của
cuộc sống, tâm tư của nhà văn mà ở các thể loại khác đều không thể thể hiện được
một cách đầy đủ.
Chính vì thế, cuốn nhật ký Nguyễn Huy Tưởng không chỉ trở thành kỷ vật vô
giá đối với tình cảm con người mà nó còn là hiện vật vô giá đối với nhiều lĩnh vực

khác nữa.
Chọn và nghiên cứu về đề tài trên, chúng tôi nghĩ đây không chỉ là dịp có
điều kiện đi sâu để phát hiện những nét độc đáo riêng của thể loại nhật ký, mà trên
cơ sở đó còn mở ra một cái nhìn mới về cuộc đời, sự nghiệp và những trăn trở về
nghề văn của Nguyễn Huy Tưởng.

1


2. Lịch sử vấn đề
Sự ra đời của cuốn nhật ký Nguyễn Huy Tưởng đã nhận được sự đồng tình
ủng hộ và sự đón nhận nhiệt thành của độc giả. Sự xuất hiện của nhật ký Nguyễn
Huy Tưởng đã trở thành tâm điểm của nhiều tờ báo, nhiều chương trình phát thanh
và truyền hình. Điều này đã được công chúng quan tâm và đón nhận.
Nguyễn Huy Tưởng thuộc số ít những tài năng lớn và đa dạng của văn học
Việt Nam hiện đại. Sự nghiệp sáng tác của ông sớm có tiếng vang trong công chúng
và sớm được giới nghiên cứu quan tâm. Tuy vậy, việc nghiên cứu về nhật ký
Nguyễn Huy Tưởng dường như chưa có một công trình riêng, mang tính chuyên
biệt. Trong những mức độ khác nhau, có thể khái quát các bài viết có liên quan tới
nhật ký Nguyễn Huy Tưởng như sau:
Khảo sát một vài đoạn nhật ký được trích dẫn, giáo sư Hà Minh Đức đã đánh
giá khái quát: “Trên những trang nhật ký của mình, có lần, Nguyễn Huy Tưởng nói
lên những mong ước mà tác giả có phần cảm thấy cao xa. Tôi toàn mở miệng những
cái lớn: anh hùng ca, kịch liên hồi, tiểu thuyết tràng giang đại hải. Những “mơ
mộng” ấy sẽ là phương hướng sáng tác và một phần trở thành sự thực”.
Nhân đọc những dòng nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng viết năm 1957, đăng
trên tạp chí Đất Quảng, số 62, tháng 3-4/1990, nhà văn Ngô Thảo có bài viết “Văn
nghệ một thời nhìn qua lỗ khóa”.
Sau này, đồng quan điểm với Ngô Thảo, Nguyễn Huy Thắng đã nghiên cứu
mối quan hệ giữa Nguyễn Huy Tưởng với bạn bè đồng nghiệp của ông và cho ra

mắt cuốn sách “Những chân dung song hành” tập hợp những bài viết dựng lại chân
dung Nguyễn Huy Tưởng trong mối quan hệ với các bạn văn.
Năm 2006, nhân sự kiện Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành trọn bộ ba tập
nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Huy Thắng – người con trai duy nhất của nhà
văn đã trân trọng giới thiệu giúp người đọc hình dung một cách cụ thể, đầy đủ về
toàn bộ phần di cảo này của nhà văn qua bài viết “Nhật ký của cha tôi”.
Là một trong những người quan tâm và nghiên cứu về văn nghiệp Nguyễn
Huy Tưởng khá sớm và lâu dài, khi bộ nhật ký được xuất bản, giáo sư Phong Lê là

2


người viết lời bạt Ba mươi năm nhật ký Nguyễn Huy Tưởng, ông đã giới thiệu một
cách khá đầy đủ về giá trị sâu sắc của nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.
Cũng theo hướng nghiên cứu này, hai nhà văn Lê Văn Đông và Ngô Thu
Hiền trong bài “Đọc lại nhật ký Nguyễn Huy Tưởng” đăng trên Tạp chí văn học số
6 năm 2010 đã nhận ra nhà văn còn nhiều thao thức về những vấn đề văn học.
Nguyễn Vinh Phúc có bài viết “ Nguyễn Huy Tưởng và Hà Nội” trong “Một
ngày chủ nhật”. Ở đây, tác giả đã khảo sát một số đoạn nhật ký mà Nguyễn Huy
Tưởng viết và soi chiếu vào tùy bút “Một ngày chủ nhật”………
Nhìn chung mỗi ý kiến, mỗi nhận định đều mang tính chất tản mạn, chưa tập
hợp lại thành một hệ thống, cũng chưa có bài viết nào nghiên cứu các mảng, các vấn
đề đầy đủ xoay quanh nhật ký Nguyễn Huy Tưởng.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Dưới lăng kính của văn học, thể loại nhật ký nói chung đã góp phần hoàn
thành bức tranh hiện thực đời sống của con người. Phản ánh thực tại cuộc sống trên
nhiều bình diện, đa chiều, đa sắc, giúp cho độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về con
người và xã hội. Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng nói riêng đã mở ra thế giới tâm hồn
sâu lắng của cảm xúc và chất suy tư tình cảm của chủ thể sáng tạo khi đánh giá,

nhận xét về hiện thực cuộc sống dưới cái nhìn trực diện.
Bên cạnh đó, chúng tôi mong muốn, qua những giá trị sâu sắc của nhật ký
Nguyễn Huy Tưởng, mỗi người sẽ hiểu thêm và kính trọng phần công dân tích cực
dấn thân của nhà văn và càng nhận rõ bản chất nghệ sĩ trong con người Nguyễn
Huy Tưởng. Thông qua đề tài nghiên cứu, chúng ta sẽ nhận thức được và có cái
nhìn chân thực hơn.

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu cuốn nhật ký Nguyễn
Huy Tưởng gồm 3 tập, Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2006.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát nhật ký Nguyễn Huy Tưởng gồm 3 tập, ngoài ra còn
tham khảo các sáng tác của ông ở thể loại: kịch, tiểu thuyết, ký để hiểu một cách
3


sâu sắc, trọn vẹn về cuộc đời của nhà văn cũng như những trăn trở trong văn
nghiệp của ông.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiến hành luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
cụ thể như:
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp so sánh
Phương pháp thống kê

6. Đóng góp luận văn
Với đề tài “Bước đầu tìm hiểu Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng”, chúng tôi mong
muốn luận văn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện về những đóng góp của cuốn nhật ký

Nguyễn Huy Tưởng gồm 3 tập trên phương diện nội dung và nghệ thuật viết nhật
ký của Nguyễn Huy Tưởng cũng như ý nghĩa của nó đối với đời sống văn học Việt
Nam.

7. Cấu trúc luận văn
Trong đề tài này chúng tôi sẽ chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thể loại nhật ký và Tác gia Nguyễn Huy Tưởng
Chương 2: Những vấn đề nổi bật trong Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng
Chương 3: Nghệ thuật viết nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ THỂ LOẠI NHẬT KÝ
VÀ TÁC GIA NGUYỄN HUY TƢỞNG
1.1. Những vấn đề chung về thể loại nhật ký
Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống dưới nhiều góc độ khác
nhau, khai thác triệt để mọi khía cạnh của cuộc sống cũng như các cung bậc cảm
xúc của thế giới tâm hồn con người. Để có thể hoàn thành tốt sứ mạng của mình,
làm nên những bông hồng vàng kết tinh những nét đặc sắc nhất của hiện thực đời
sống, văn học nghệ thuật không chỉ mang đến cho người yêu văn chương một cách
nhìn mà phản ánh cuộc sống đa dạng với nhiều thể loại văn học phong phú như:
thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch… Mỗi thể loại lại có thế mạnh riêng, làm nên sức
hấp dẫn của văn chương từ muôn đời nay. Nếu như tiểu thuyết là thể loại dài hơi
với dung lượng lớn về nhân vật, cốt truyện thì truyện ngắn lại là những lát cắt của
cuộc sống, những khoảnh khắc, những tinh túy của hiện thực đời sống, thơ lại thiên
về tâm tình, thể hiện thế giới tâm hồn con người với nhạc điệu, vần, nhịp… Nhật ký
cũng là một loại hình có sức thu hút lớn đối với nhà văn cũng như độc giả.

Là một biến thể của loại hình ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung
của thể loại, đồng thời lại có những nét riêng không thể trộn lẫn, góp phần làm nên
sự phong phú của văn chương nghệ thuật.
1.1.1. Khái niệm nhật ký
Nhật ký là một thể loại thuộc loại hình ký, là một dạng biến thể của ký hiện
đại. So với các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ… thì ký xuất hiện muộn hơn, tận
đến thế ký XVIII khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của con người, khi
xuất hiện nhu cầu tự bộc bạch, tự quan sát thì thể loại này mới xuất hiện ở Châu Âu
và phát triển cực thịnh vào thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, thể ký cũng ra đời muộn, có
thể lấy điểm mốc cho sự xuất hiện của thể loại này là thời Lý – Trần với Vũ trung
tùy bút và Thượng kinh ký sự. Cũng giống như phương Tây, ở Việt Nam, ký cũng

5


được coi là thể loại mở đường dẫn tới sự phát triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực
trong văn học nghệ thuật.
Qua nhiều giai đoạn lịch sử, ký cũng có những biến thể cho phù hợp với xu
thể phát triển của văn học. Nhật ký chính là một dạng biến thể của ký hiện đại bên
cạnh hồi ký, tùy bút, tản văn, phóng sự….
Nhật ký là loại văn ghi chép sinh hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật ký
là hình thức trần thuật từ ngôi thứ nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày
có đánh số ngày tháng, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã
nếm trải, thể nghiệm, nó ít hồi cố, được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ
không tính đến việc công chúng tiếp nhận. Từ điển thuật ngữ văn học coi nhật ký là
“một thể loại thuộc loại hình ký” hay “là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được thực
hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về những sự kiện
của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp tham gia hay chứng
kiến”. Giáo trình Lí luận văn học tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do Trần Đình
Sử chủ biên thì định nghĩa như sau: “Nhật ký là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ,

cảm xúc hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử và
thời đại của người viết” [11; 261].
Như vậy, có thể nói rằng, nhật ký chính là những ghi chép của cá nhân về
những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện xảy ra trong ngày hay
trong thời điểm gần.
1.1.2. Đặc trưng của nhật ký
Là một biến thể của ký, nhật ký mang những nét đặc điểm chung nhất của
ký, đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại. Với thể
ký – thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào đời sống xã hội”
với đặc điểm nổi bật là việc ghi chép sự việc, thì tính xác thực của việc ghi chép
được xem là đặc trưng quan trọng nhất của thể loại. Nhật ký cũng vậy. Cho dù là
nhật ký văn học hay các loại nhật ký ngoài văn học thì đều coi trọng tính chân thực,
đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì một cuốn nhật ký trước hết chính là
sự giao lưu của người viết với chính bản thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì

6


đã xảy ra, những gì đã nếm trải, đã thể nghiệm qua. Với các thể loại nhật ký ngoài
văn học thì tính xác thực là yếu tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như một cuốn nhật ký
công tác hay nhật ký khoa học thì yếu tố chính xác luôn phải được đặt lên hàng đầu,
hay với nhật ký riêng tư thì đó chính là sự bí mật, chỉ giao lưu với bản thân, không
hướng tới một đối tượng nào khác nên những gì viết ra luôn chân thực. Còn với
nhật ký văn học, để có thể mang tính đại diện cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì
bản thân việc ghi chép phải chân thực thì mới có sức thu hút độc giả. Như Nhật ký
“Ở rừng” của Nam Cao là sự ghi chép chân thực những ngày tháng gian khổ mà đầy
ý nghĩa trong ngày đầu hoạt động cách mạng của nhà văn, đó cũng là những vất vả
gian khổ của tất cả văn nghệ sỹ trong ngày đầu “nhận đường”… Nếu không chân
thực và không mang tính bao quát được hoàn cảnh cũng như tư tưởng của văn nghệ
sỹ thời đó thì tác phẩm chắc hẳn đã không được chào đón nồng nhiệt như vậy.

Tính xác thực của nhật ký cũng có nét tương đồng với hồi ký, tuy nhiên nếu
như hồi ký có thể có những yếu tố hư cấu những khi thể hiện thái độ, những sự việc
mà nhân vật đã trải qua nhằm làm nổi bật hơn chủ đề của tác phẩm thì với nhật ký,
yêu cầu về tính xác thực khắt khe hơn, không được phép hư cấu thêm tình tiết.
Nhật ký chính là sự thổ lộ của tác giả hay nhân vật lúc cô đơn, muốn tự nhìn
lại mình, chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra, là những ghi chép thời hiện tại. Vì
thế, có thể nói, nhật ký chính là thể loại ký mang tính chất riêng tư, đời thường
nhiều nhất. “Với tư cách là những ghi chép của cá nhân, trong nhật ký người viết có
thể tự do trình bày những suy nghĩ riêng tư và cảm xúc trước sự thật”. Riêng tư
chính là lý do tồn tại của nhật ký, là điểm hấp dẫn của thể loại này, vì nó liên quan
đến những tâm tư tình cảm, bí mật của cá nhân, đặc biệt là những nhân vật được xã
hội quan tâm. Trong Mãi mãi tuổi 20, Nguyễn Văn Thạc đã quan niệm về việc ghi
nhật ký như sau: “Nếu như người viết nhật ký là viết cho mình, cho riêng mình thì
đọc cuốn nhật ký đó sẽ chân thực nhất, sẽ bề bộn và sầm uất nhất. Người ta sẽ mạnh
dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng nếu nhật ký
mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác, khác nhiều. Họ không dám nói thật, nói
đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám nói hết và đúng những suy

7


nghĩ nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó chính là điều tối kỵ khi viết nhật
ký. Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi bút của mình, tự lừa dối lương tâm của
mình” [14; 255].
Nhật ký là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta luôn thấy
tác giả hay nhân vật của cuốn nhật ký ở ngôi thứ nhất. Nếu như trong các thể loại
như: phóng sự, tùy bút, bút ký… trung tâm thông tin không phải là tác giả mà là các
vấn đề xã hội thì ở nhật ký văn học, người viết luôn là trung tâm. So với các thể loại
khác, vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật ký văn học bao quát, xuyên suốt toàn
bộ tác phẩm. Tác giả không ngần ngại xuất hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và

chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của
công chúng vì họ tin rằng đang được nghe kể về những sự thật mà tác giả là người
đã trực tiếp chứng kiến. Tuy nhiên, có những khi lời độc thoại của tác giả hay nhân
vật lại chính là một cuộc đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời
nói chung, về bản thân mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong nhật ký văn học là
hình tượng mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mỹ lớn lao.
Nhật ký ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thì hiện tại,
có thể liên tục cũng có thể ngắt quãng tùy vào người ghi. Nếu như ở hồi ký là sự ghi
chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ bằng cách hồi cố, hồi tưởng lại thì nhật ký
ghi chép bằng thời gian hiện tại. Có thể ngắt quãng nhưng chắc chắn phải là thời
gian của hiện tại, không thể ở thời điểm ghi nhật ký mà ghi hộ cho thời điểm trước
hay sau đó được.
Đặc điểm lời văn của nhật ký là sự ngắn gọn, tự nhiên bởi nó là lời nói bên
trong, là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những tâm sự thầm kín, vì thế
lời văn thường kết hợp linh hoạt giữa tự sự và trữ tình, giữa đời thường và giọng
văn trữ tình mượt mà.
Thông thường là loại nhật ký được viết bằng văn xuôi thế nhưng đôi lúc nhật
ký lại là một truyện ngắn như “Nhật ký người điên” của Lỗ Tấn , hay có thể được
thể hiện dưới hình thức một tập thơ như “Nhật ký trong tù” của Hồ Chủ tịch.

8


1.1.3. Sự phân loại nhật ký
Về phân loại, tùy vào tính chất, mục đích mà người ta phân loại theo những
thể khác nhau của nhật ký, rõ ràng nhất là sự phân chia: nhật ký văn học và nhật ký
ngoài văn học.
Các loại nhật ký ngoài văn học như: nhật ký riêng tư, nhật ký khoa học, nhật
ký công tác… không nhằm công bố rộng rãi, chỉ viết dành cho cá nhân mình, đơn
thuần chỉ ghi chép lại những sự việc xảy ra với cá nhân mình chứ không quan tâm

đến những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa xã hội rộng lớn, ý nghĩa nhân bản… Vì
thế, nhật ký ngoài văn học thường không thu hút được sự quan tâm của đông đảo
người tiếp nhận cũng như giới nghiên cứu văn học, không có tầm ảnh hưởng lớn.
Còn nhật ký văn học thường thường hướng tới những chủ đề nhất định và có sự ưu
tiên chú ý tới thế giới nội tâm của tác giả hay nhân vật trước những sự kiện lớn có ý
nghĩa không chỉ với cá nhân mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhật ký văn
học thường được viết ra nhằm hướng tới đông đảo công chúng. Bên cạnh đó có
những cuốn nhật ký riêng tư viết không nhằm làm văn, không hướng tới đông đảo
công chúng và không chủ định xây dựng hình tượng văn học song khi nó “thể hiện
được một thế giới tâm hồn, khi qua những sự việc và tâm tình của cá nhân, tác giả
giúp người đọc nhìn thấy những vấn đề xã hội trọng đại” thì nó đã mang trong mình
phẩm chất văn học.
1.2. Đôi nét về tác gia Nguyễn Huy Tƣởng và cuốn nhật ký của ông
Nguyễn Huy Tưởng sinh ngày 6/5/1912 trong một gia đình nhà nho tại làng
Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà
Nội), mất ngày 25/7/1960 tại Hà Nội.
Thuở nhỏ, ông sống ở quê nhà, một làng quê giàu truyền thống văn hóa lâu
đời của xứ Kinh Bắc, cũng là một vùng đất có bề dày văn hiến, với bao vẻ đẹp
thuần phong mỹ tục. Cha ông – cụ Nguyễn Huy Liễn là một người hàn sĩ, mấy khoa
thi đều hỏng cả, tính trầm mặc, ít nói, ít cười, hiền lành, nghiêm nghị. Họ ngoại của
ông là một gia đình rất có thế lực trong làng, ông ngoại là một anh hùng nghĩa sỹ đã
có công trong việc đánh dẹp giặc giã ở xứ Bắc Kỳ thời vua Tự Đức. Mẹ ông là cụ

9


Đỗ Thị Điều, tần tảo, đảm đang giãi gió dầm sương, lên ngược xuống xuôi, gánh
vác mọi công việc trong gia đình, tính tình hiền thục, phúc hậu, chiều được lòng cha
mẹ, ở được thuận với anh em. Cụ bà là người có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành
nhân cách của Nguyễn Huy Tưởng, người xuất hiện như một hình tượng trong nhật

ký của nhà văn sau này. Từ gia đình, ông đã được tiếp cận với nền học vấn quý giá
đầu tiên qua những câu chuyện kể về truyền thống quê hương của bà nội, được nghe
người anh kể chuyện về danh nhân lịch sử… Chính không khí đầm ấm, nền nếp của
gia đình và không gian êm đềm của quê hương đã tạo thành một nền tảng tinh thần
quý giá, tác động lớn tới sự hình thành nhân cách và thiên hướng của nhà văn. Cha
mất sớm, khoảng năm 1920, ông được gửi ra Hải Phòng sống với người chị gái là
Nguyễn Thị Cung, học bậc tiểu học tại trường Bonal, nay là trường Ngô Quyền.
Là người ham mê đọc sách và học hỏi, khi còn ngồi trên ghế nhà trường,
Nguyễn Huy Tưởng đã ham học chữ Hán với mong muốn đọc được sách cổ mà cha
ông để lại. Ông say sưa tìm hiểu sách Trung Dung của đạo Nho, tìm hiểu về các
nhân vật anh hùng trong lịch sử. Ngoài ra ông còn háo hức tìm đọc các tác giả nổi
tiếng của văn học Pháp, Nga, Trung Quốc. Từ năm 1932, ông đã ôm mộng viết
những tập thơ trường thiên về Trưng Vương, Hưng Đạo, Quang Trung… Cuối năm
1935, ông thi đậu ngạch thư ký nhà đoan (thuế quan). Từ đây, ông sống cuộc đời
của một công chức Hà Nội, mặc dù bình lặng, yên phận, nhiều khi nhạt nhẽo, nhàm
chán song đây cũng là khoảng thời gian ông thử bút luyện nghề, theo đuổi mộng
văn chương, tập viết thơ và văn xuôi, âm thầm chuẩn bị cho mình một sự nghiệp
riêng. Sớm đến với chủ nghĩa yêu nước, Nguyễn Huy Tưởng đã tham gia nhiều hoạt
động tích cực. Từ năm 1929, ông bắt đầu tiếp xúc với các chiến sĩ Việt Nam Quốc
dân đảng. Năm 1930, ông tham gia phong trào học sinh ở Hải Phòng. Những năm
làm công chức ở Hà Nội và Hải Phòng, ông đã tham gia Hội Truyền bá quốc ngữ, là
trưởng tiểu ban khánh tiết của hội, luôn tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ để
từ đó làm tốt công tác tuyên truyền. Ngoài ra, ông còn tham gia hoạt động Hướng
đạo. Ông say sưa tham gia tất cả các hoạt động ấy nhằm “luyện chí cả gan vàng”.
Từ cuối năm 1942, ông bắt đầu liên lạc với phong trào Việt Minh. Năm 1943, ông
gia nhập nhóm Văn hóa Cứu quốc bí mật. Bắt đầu từ đây, cuộc đời Nguyễn Huy
10


Tưởng chuyển sang một bước ngoặt mới, nhiều hiểm nguy nhưng cũng đầy hào

hứng. Ông hoạt động tích cực trong nhóm Văn hóa cứu quốc, biên tập báo Tiên
phong, viết bài cho các báo chí bí mật của Đảng. Ngày 14/8/1945, ông được bầu là
Đại biểu văn hóa cứu quốc đi dự Quốc dân đại hội ở Tân Trào. Cách mạng tháng
tám thành công, Nguyễn Huy Tưởng là một trong những người lãnh đạo chủ chốt
của Hội văn hóa cứu quốc, tham gia biên tập báo Cờ giải phóng, Tiên phong và làm
Tổng thư ký ban Trung ương vận động đời sống mới. Ngày 1/1/1946, ông vinh dự
được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Cũng trong năm này, ông được bầu
vào Quốc hội khóa I, đại biểu tỉnh Bắc Ninh, làm Phó thư ký Hội văn hóa cứu quốc
Việt Nam. Ngày 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông được nhận trách
nhiệm tổ chức và đưa Đoàn văn hóa kháng chiến, đưa các nghệ sĩ lên hoạt động ở
chiến khu Việt Bắc. Tháng 7/1948, diễn ra Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ 2 và
Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ nhất, Nguyễn Huy Tưởng được bầu là ủy viên
thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn Văn Nghệ (từ số 3 đến số
21). Năm 1949, ông được chỉ định vào Tiểu ban Văn Nghệ Trung ương của Đảng.
Năm 1950, ông lên đường đi chiến dịch Biên Giới cùng Nam Cao, Nguyên Hồng...
dũng cảm đi để viết, trở thành người thư ký trung thành của chiến trường. Những
năm 1953, 1954, ông tham gia công tác Tiếp quản thủ đô, nhận trách nhiệm tập
hợp văn nghệ sĩ trong thành. Năm 1957, ông tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn
Việt Nam.
Song song với công tác lãnh đạo Hội văn nghệ, Nguyễn Huy Tưởng còn
tham gia nhiều hoạt động gây dựng phong trào văn nghệ quần chúng trong kháng
chiến. Ông là người có công phát hiện và bồi dưỡng nhiều cây bút trẻ trong quân
đội, tham gia dìu dắt nhiều nhà văn miền Nam ra Bắc tập kết. Dù hoạt động trong
hoàn cảnh nào, ở cương vị nào, Nguyễn Huy Tưởng cũng bộc lộ một tấm lòng tha
thiết với dân tộc nói chung và với văn học nói riêng.
Với những đóng góp quan trọng cho nền văn học nước nhà, năm 1996,
Nguyễn Huy Tưởng được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
nghệ thuật (Đợt 1).

11



Trong suốt hai thập kỷ lao động nghệ thuật, ông đã thể hiện năng lực của
mình ở nhiều thể loại: thơ, tiểu thuyết, kịch, truyện ngắn, tùy bút… Ở địa hạt nào,
ông cũng có những đóng góp tích cực, nhưng thành công nổi bật nhất tập trung ở
tiểu thuyết, kịch và truyện viết cho thiếu nhi.
Song hành cùng với những sáng tác, từ những ngày đầu tiên cầm bút viết
văn, Nguyễn Huy Tưởng cũng bắt đầu viết nhật ký. Công việc này được ông rất coi
trọng. Ông quan niệm: “Phàm kẻ học trò nên tập cách viết nhật ký. Nhật ký là cuốn
sách chân thật hơn cả mọi các sách mà cũng rộng rãi tự nhiên hơn các sách khác”
(nhật ký ngày 10/11/1933). Trong gần 30 năm sống và viết, ông đã để lại gần 1700
trang nhật ký, được ông ghi chép chuyên cần và bền bỉ từ những ngày đầu cầm bút
đến những ngày tháng cuối cùng khi nằm trên giường bệnh. “Những cuốn sổ mỏng,
đóng lấy bằng thứ giấy học trò đến nay đã đứt chỉ là những tập nhật ký viết trong
khoảng thời gian từ khi nhà văn còn là một “bạch diện thư sinh” ở trường Bonal cho
tới khi đã tốt nghiệp Thành chung nhưng vẫn còn thất nghiệp... Những cuốn sổ nhỏ
gọn kiểu bỏ túi, với nhiều trang đã ố vàng, rách gáy, chữ nọ xô vào chữ kia là
những trang ghi tốc ký trên đường cách mạng, theo chân những cuộc hành quân của
bộ đội, dân công trong kháng chiến…”. Đó là toàn bộ đời sống tinh thần, tình cảm
và những diễn biến trong cuộc đời ông, trong đó có tiến trình đến với “văn chương
và cách mạng”. “Ở đây, ông có thể nghiêm khắc soi vào bản thân để thấy rõ những
khuyết điểm của mình trong văn, trong đời. Ở đây, ông có thể nói thẳng ra những
suy nghĩ của mình về thực trạng đình đốn của văn học nước nhà mà ông là một
trong những người có trách nhiệm. Ở đây, ông có thể bộc bạch những băn khoăn về
thời cuộc, về những thăng trầm của cách mạng mà ông tham gia với tất cả sự hiến
thân, về chế độ mới dân chủ nhân dân mà ông góp công xây dựng từ những ngày
đầu..” Sinh thời, Nguyễn Huy Tưởng đã xem nhật ký là một thể loại văn học. Ông
luôn cổ xúy cho thể loại này để nó có chỗ đứng ngang bằng với các thể loại khác.
Nhưng ông đã ra đi quá sớm khi chưa kịp làm gì với những trang nhật ký còn dang
dở. Sau khi ông mất đi, người bạn đời của ông – bà Trịnh Thị Uyên đã thu gom,

nhặt nhạnh tất cả để bảo quản, lưu giữ, bà coi những tập nhật kí của chồng mình là

12


ưu tiên số một cần bảo quản. Chính Nguyễn Huy Thắng – người con trai duy nhất
của Nguyễn Huy Tưởng kể lại: “Tôi còn nhớ trong nhà tôi khi ấy có một chiếc va li
nhỏ…Toàn bộ nhật ký của cha tôi được mẹ tôi cho vào đó và luôn để sẵn bên mình,
để bất cứ lúc nào cũng có thể đem đi “sơ tán”. Không phải bà chỉ lo những trang
nhật ký đó có thể bị hủy hoại bởi bom Mỹ, mà chính là bà sợ rằng nếu chẳng may
nhà cửa bị trúng bom, chúng có thể bị lọt vào tay người”. Trước đây, nhật ký chỉ
được trích giới thiệu một số đoạn trên các báo Văn Nghệ, Lao Động, Tạp chí Tác
phẩm văn học,… liên quan đến những vấn đề mà các nhà nghiên cứu tìm hiểu, đề
cập. Bộ sách Nguyễn Huy Tưởng toàn tập được xuất bản (năm 1996), nhật ký đã
được giới thiệu khoảng 300 trang trong tập 5. Đến năm 2006, nhật ký được nhà xuất
bản Thanh niên phát hành trọn bộ, gồm 3 tập: tập I – Đến với văn chương và cách
mạng, bắt đầu từ những trang nhật ký đầu tiên viết cuối năm 1930 cho đến tháng
7/1945, khi ông bí mật rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc dự Quốc dân Đại hội. Tập
II – Những năm kháng chiến, bắt đầu từ tháng 5/1946 khi cuộc chiến ở Nam Bộ đã
bắt đầu lan rộng ra toàn quốc cho đến cuối năm 1953, khi ông phát động quần
chúng tại một xã ở Phú Thọ. Tập III – Nghệ sĩ và công dân, được viết từ cuối tháng
9/1954 khi ông cùng đoàn quân chiến thắng tiến về tiếp quản Thủ đô và kết thúc
vào một ngày cuối tháng 6/1960, lúc ông sắp phải lên bàn mổ vì căn bệnh ung thư
để rồi phải ra đi mãi mãi hơn một tháng sau đó.
Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng được giới nghiên cứu và bạn đọc phấn khởi đón
nhận như một món quà đặc biệt quý giá mà ông để lại cho đời.

13



Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ NỔI BẬT
TRONG NHẬT KÝ NGUYỄN HUY TƢỞNG
2.1. Sự trăn trở đi tìm chân lý
Cuốn nhật ký thứ nhất của Nguyễn Huy Tưởng: Tập I: Đến với văn chương
và cách mạng được đánh dấu từ thời điểm ngày 2/11/1930, khi ông còn là cậu học
trò trường Bonal – Hải Phòng và vào ngày 24/7/1945 kết thúc những dòng nhật ký
này. Sau đó Nguyễn Huy Tưởng đi dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào. Có thể nói,
trong khoảng 15 năm này, đã có biết bao biến cố xảy ra trong cuộc đời Nguyễn Huy
Tưởng. Và đây cũng có thể được coi là thời kỳ để ông trau dồi bút lực của mình,
gắn bó thân mình cùng nghiệp văn. Lời mở đầu cho tập nhật ký đầu tiên: “Người ta
sở dĩ có nhiều tội lỗi là vì không chịu xét công việc của mình hàng ngày”. Đây có
thể coi là phương châm sống của Nguyễn Huy Tưởng khi ông mới bước qua tuổi
18. Từ khi còn là cậu học trò trường Bonal, Nguyễn Huy Tưởng đã tự trau dồi cho
mình được thói quen viết nhật ký. Những gì mà ông được tận mắt chứng kiến,
những cảnh đời, những sự vật, hiện tượng ngoài cuộc sống, những gì mà ông đã
từng trải qua, bao gồm cả những dự định sáng tác văn chương của mình đều được
ông tái hiện và ghi chép lại qua những trang nhật ký này. Nguyễn Huy Tưởng đã
sớm bộc lộ những tình cảm đối với văn chương, ông yêu thích văn chương, ham đọc
sách, chú trọng việc quan sát những vật, những việc ngoài cuộc sống. Ông cũng
sớm đặt ra cho mình mục đích để vươn tới: “Mục đích của tôi. Tôi sẽ trở nên một
người văn sĩ hay một người viết báo. Có mục đích mới biết chịu khó” [18;24]. “Ngũ
Hổ Sơn” chính là tập bản thảo sớm nhất của Nguyễn Huy Tưởng được ghi lại trong
nhật ký. Tiếp đó là bài “Ca truyện” với 165 câu, ngoài ra vào thời gian này, ông
cũng làm được một số bài thơ khác nữa. Tất cả với mong muốn “cống hiến cho
quốc dân tôi, cho dân Việt Nam tôi là dân mà tôi yêu một cách vô hồi vô hạn”. Tuy
nhiên, ông chưa thật bằng lòng với những tác phẩm mà mình đã viết ra. Ông cho
rằng “Tôi tự biết rằng bút lực của tôi vẫn còn non lắm, chưa phải là cây bút có thể

14



đem ra mà tô điểm non sông. Tôi thấy trí tôi rỗng, cái học của tôi thô thiển, cái văn
của tôi quê mùa…cái văn không hồn, không nhà sẽ là cái văn mai một”. Cũng có lẽ
vì lẽ đó mà Nguyễn Huy Tưởng đã sớm đặt ra được tư tưởng riêng cho bản thân
mình. Có thể nói những tư tưởng của Nguyễn Huy Tưởng nó xuyên suốt, điểm
xuyết trong toàn bộ 3 tập nhật ký của ông song nó tập trung đầy đủ nhất qua những
trang nhật ký viết trong khoảng 2 năm trời từ ngày 24/3/1931 đến ngày 22/12/1932,
Nguyễn Huy Tưởng ghi chép các suy tưởng của mình về cuộc đời, đạo đức, văn
chương mà ông gọi là “Nhật ký tư tưởng”, nó được tách thành một mục riêng trong
tập nhật ký thứ nhất này.
Khi còn là cậu học trò trường Bonal, ông đã tự kiểm điểm bản thân chưa có
thuật giao du “Tôi kể giao du với bạn thì nhiều. Ai kết bạn với tôi lúc đầu cũng có ý
yêu mến tôi, mà tôi với người ấy lúc đầu cũng thân ngay. Vậy mà càng lâu, thì hai
người càng gần nhau, lại càng xa cái lòng thân tín” [18; 36]. Tuy có niềm đam mê
với văn chương song trong thời điểm này, Nguyễn Huy Tưởng chưa có thành tựu gì
nổi bật trong trường học giống các bạn của mình như: Tuất, Ích, Rạng… nên ông
không được các thầy giáo trong trường chú ý nhiều. Sau khi tốt nghiệp Thành
chung, Nguyễn Huy Tưởng có viết: “Đã lâu không viết gì. Tôi còn thì giờ đâu mà
viết. Tôi còn đang bối rối về thân tôi. Tôi chỉ mong sớm được đi làm để phụng
dưỡng mẹ tôi…” [18; 89]. Lúc này, Nguyễn Huy Tưởng phải sống cảnh nửa thất
nghiệp, lúc về quê, lúc kiếm được việc dạy tư ở Hải Phòng, Thái Nguyên…Ông
thường xem nhiều sách, khảo cứu nhiều sách, tự mình trau dồi vốn văn cho bản
thân. Điển hình như cuốn Trung dung trong đạo Nho, cuốn Đường thi, sử Bình
Nguyên, Mặc Tử… “Tôi xem rộng để văn tôi cho rộng vậy”.
Nhật ký ngày 11/10/1933, ta đã bắt đầu thấy được những dự định lớn lao của
Nguyễn Huy Tưởng, ông bắt đầu kết cấu câu chuyện “Mỵ Châu”, “Thế tất tôi phải
dùng lối lục bát. Và câu chuyện Mỵ Châu sẽ liệt vào hàng Truyện Kiều, Phan Trần,
Vân Tiên…” [18; 94] và tiếp đó là quyển “Thái Bình diên yến”. Ông có một cái
nhìn ngưỡng mộ và tự hào đối với các nhân vật trong lịch sử nước nhà. “Tôi nóng

muốn bước chân vào văn đàn… Những chuyện mà tôi thích… tôi sẽ lần lượt mà lựa

15


vào khúc ca để lưu hành về sau. Nhưng muốn bước chân vào văn đàn, tôi muốn
hiến quốc dân tôi một vài cuốn kịch văn xuôi đã: Nghĩa sĩ hồn, Dự Nhượng…Khi
tôi đã lão luyện trên trường văn, bấy giờ tôi mới làm đến những bài trường ca…rồi
sau hết là Trưng Vương và Thái Bình diên yến là hai cuốn anh hùng ca mà tôi sẽ để
hết tâm trí tôi vào để hiến quốc dân tôi” [18; 101]. “Ta phải mau mau mà ra gánh
vác việc đời trong văn đàn Nam Việt”; “Chương trình: 22 tuổi: cuối năm nay phải
xong cuốn kịch Dương Dác Ai. 23 – 25: Kết cấu những câu chuyện con con vào thi
ca….26: Mỵ Châu (văn xuôi). 27: Phù dung (văn vần). 28: Koumâla (văn vần). 29 –
34: Trưng Vương. 35 – 55: Thái Bình” [18; 113]. Đó chính là những dự định lớn
lao đầu tiên của Nguyễn Huy Tưởng. Tâm trí của ông dồn hết vào các tác phẩm của
mình: “Bộ Thái Bình là hồn ta. Ta phải luôn luôn nghĩ đến bộ ấy, kết cấu sao cho
minh bạch gọn gàng và nhất là sao cho thanh thoát”, “Khi học cũng mơ màng về
sách Thái Bình và Trưng Vương” [18; 119]. Có một điểm đặc biệt là ở đầu mỗi tập
nhật ký của mình, Nguyễn Huy Tưởng luôn luôn trích dẫn những tư tưởng sống. Ví
như trong lời mở đầu tập nhật ký tiếp theo, đề ngày 28/7/1936: “Sống cho ra sống”,
“Không có tình yêu và sức mạnh ý chí thì chẳng thể đạt được gì” hay “Thật khốn
khổ vô cùng nếu không có đủ trí tuệ để nói năng mạch lạc cũng như không có đủ
bản lĩnh để giữ im lặng”. Trong nhật ký ngày 3/2/1938, Nguyễn Huy Tưởng có nói:
“Tôi muốn bắt đầu viết nhật ký từ hôm nay, rồi viết mãi, để đánh dấu đường đời tôi
đã qua” [18; 157]. Điều này thật đúng bởi nó đã được minh chứng qua toàn bộ
những trang nhật ký của ông. Vào năm 1936, Nguyễn Huy Tưởng xin được vào làm
thư ký ở sở Đoan (thuế quan) Hà Nội. Trong khoảng thời gian làm thư ký tại đây,
do tính cách của bản thân ít nói, ít cởi mở nên Nguyễn Huy Tưởng cũng không
được mọi người chú ý, không được lòng đồng nghiệp, một số người tỏ thái độ phớt
lờ, khinh bỉ. Nguyễn Huy Tưởng trong những trang nhật ký của mình đã từng tự

nhận xét những khuyết điểm của bản thân: “Tôi làm bộ khinh các người trong sở,
thực là sơ ý... Tôi thực đã vụng tính vậy. Đối với bạn thì tôi dửng dưng, đối với các
đội Đoan thì tôi lãnh đạm, họ cũng chẳng ưa gì tôi cả” [18; 150] và ông đã tự nhủ
với bản thân mình rằng: “Phải tỏ cho họ biết rằng mình không phải là một kẻ hèn,

16


phải tỏ cho họ biết mình là một người có tài trí đáng kính phục. Chính mình đáng
trọng mà họ đáng khinh. Chính mình khinh họ chứ không phải họ khinh mình
được” [18; 150]. Và có lẽ cộng thêm sự chèn ép của các chủ sự nhà Đoan nên về
sau, Nguyễn Huy Tưởng càng thêm chán nản đối với kiếp thư ký. Trong nhật ký
ngày 24/2/1938, ông có viết: “Kiếp thư ký là kiếp của những người bị mắng, bị cự
oan vậy” [18; 167]. Bởi thực trạng như vậy nên đã có những lúc, Nguyễn Huy
Tưởng có ý định muốn từ bỏ giấc mộng văn chương để chuyên tâm về thi cử, đỗ
đạt. “Tôi tiến, và cốt đỗ tú tài phần thứ nhất năm nay” [18; 162]; “Ra làm tri huyện
là cái thích của tôi….” [18; 164]. Và rồi đến cuối cùng, ông đã phải thốt lên trong
nhật ký của mình: “Mấy hôm nay, tôi lại bị chìm đắm vào vực sâu khủng hoảng tinh
thần…Con ma văn chương lại đến ám ảnh tôi” [18; 183]. Trong nhật ký ngày
10/9/1938, Nguyễn Huy Tưởng có viết: “Nhiều lúc, tôi đọc lại những nhật ký cũ
của tôi, tôi có cái cảm giác khoan khoái:tôi thấy sống lại những phút vui, phút buồn,
phút ngây thơ, phút ngu độn…” [18; 232]. Nhật ký của ông đã tái hiện lại từng
khoảnh khắc, từng chặng đường, từng suy nghĩ, cảm xúc trong cuộc đời, trong con
người ông.
Qua những trang nhật ký của Nguyễn Huy Tưởng, ta thấy, ông cũng như bao
người khác, không khác thường một chút nào, cũng có những phút vui buồn, có
những khi chán nản, cũng có niềm yêu ghét và khao khát một tình yêu đích thực.
Trong nhật ký, ta bắt gặp không ít lần Nguyễn Huy Tưởng đã tự thú nhận, tự trải
lòng mình với các mối tình. Đầu tiên là dự định dạm ngõ cô Thuận, em gái anh
Thiều – bạn thân của ông nhưng mối tình này không thành. Tiếp đó là trạng thái xao

xuyến, thầm thương, trộm nhớ đối với các cô gái thùy mị, nết na như: Ngó – người
ở gái của Mr Đắc, người con gái hàng xén ở chợ Sa, người con gái mà ông Chợ
định mai mối, người con gái ở hàng Vôi, em gái Sán – bạn thân của Nguyễn Huy
Tưởng… thậm chí khi thấy bóng hình của người đẹp, cùng những chuyện về mảnh
đời của họ, ông cũng có thể nghĩ ra một cốt truyện trong sáng tác của mình. Và
khao khát có được một người vợ hiền thục luôn thường trực trong tâm trí của ông.
Đó là một khao khát rất người.

17


Cũng bắt đầu từ năm 1938, Nguyễn Huy Tưởng bắt đầu hoạt động trong Hội
truyền bá quốc ngữ, tham gia một cách tích cực mọi hoạt động của hội. Cũng trong
thời điểm này, Nguyễn Huy Tưởng đã vẽ ra trong óc biết bao dự định về những tập
bản thảo. Ông bắt đầu soạn sách Ngọc Khánh và Mộng Mai, về sau đổi tên là Thư
điền viên; nghĩ ra cốt cuốn kịch Bạch Đằng Giang. Ông đi xem nhiều phim của các
tác giả nước ngoài, đọc và tham khảo nhiều sách. Ông muốn đưa cảnh Nguyễn Trãi
tiễn cha lên Nam Quan vào trong vở kịch của mình, muốn đưa vở kịch này lên sân
khấu. Ông muốn đem truyện Trần Bình Trọng lên sân khấu. “Tôi vui vẻ vì tôi vừa
mới có đầu đề một vở kịch. Tôi sẽ tả cảnh chết của vua nhà Hậu Trần và Đặng
Dung”; “Tôi đã bắt đầu say mê với quyển tiểu thuyết Thư điền viên của tôi”; “Tôi
muốn tả những chuyện anh hùng, tôi muốn làm ngay cuốn anh hùng ca nhan là Gò
Đống Đa”; “Tôi nghĩ đến chuyện Tống Hoàng Hậu...”; “Tôi lại đắp lại truyện Ông
Chánh Mai của tôi”; “Tôi muốn làm vở anh hùng ca về Trưng Vương bằng lối văn
lục bát….”. Ngoài ra, Nguyễn Huy Tưởng còn muốn làm thơ và cho ra đời các tập
thơ của mình: “Tôi muốn làm thơ, tôi thấy truyện tôi đang làm nhạt nhẽo quá”; “Mấy
hôm nay, tôi có cái ám ảnh là muốn cho tập thơ của tôi ra đời…”; “Tôi vui vẻ và định
làm một tập thơ đề là Nhất điểm linh đài…”; “Tối hôm qua, tôi nằm mê thấy rằng bài
thơ Tiếng chim ban sớm của tôi được nổi tiếng..”; “Tôi lại thích làm thơ triết lí…”.
Không chỉ có vậy, ông còn có ý nghiên cứu về sử và làm sử Việt Nam.

Vào năm 1939, sau bao nhiêu mối duyên thầm khác thì Nguyễn Huy Tưởng
đã tính tới chuyện hôn nhân của mình, trong nhật ký ngày 8/8/1939, có viết: “Việc
hôn nhân tiến hành. Tôi muốn mà vừa không muốn…” [18; 351]. Vì người vợ
tương lai xuất thân trong một gia đình khá giả nên trước khi cưới, ông luôn có nỗi lo
thường trực sợ rằng vợ mình tính tình cũng giống như những tiểu thư con quan
khác, làm khổ mẹ, đồng thời ông cũng lo rằng mình sẽ làm khổ vợ bởi danh vọng
chưa có, kinh tế lại ep hẹp. Lại thêm sự công kích từ đồng nghiệp, sự ức hiếp của
tên chủ mới trong sở Đoan, càng làm ông thêm chán nản. Tuy nhiên, sau khi lễ cưới
diễn ra, bà Trịnh Thị Uyên – vợ ông đã cư xử khác xa với những gì mà ông và
những đồng sự của mình tưởng tượng và vì lẽ đó nên nó càng làm cho cái lòng yêu

18


của ông đối với vợ của mình tăng lên gấp bội. Hưởng hạnh phúc với vợ chưa được
bao lâu thì Nguyễn Huy Tưởng bị chuyển công tác xuống Hải Phòng. Trong thời
gian ông bị đổi công tác thì Lưu Văn Lợi – người bạn thân của ông cũng vừa xin
đổi từ vùng biên giới Lạng Sơn về sở Đoan Hải Phòng, hai ông cùng làm việc với
nhau ở phòng tố tụng. Cũng trong thời gian này, ông phải chịu nhiều áp lực về tư
tưởng khi chủ sự suốt ngày thét, quát tháo, hạch lạc. Ông đã phải thốt lên rằng: “Ta
muốn thoát ra khỏi cảnh giam hãm này” [18; 394].
Cũng trong những ngày tháng sống tại đây, Nguyễn Huy Tưởng đã bắt đầu
tham gia các hoạt động của Hội đồng Hướng đạo, có lẽ khởi nguồn của những hoạt
động này chính là sự tin yêu lớn đối với đoàn Hướng đạo từ những năm 1933: “Tôi đi
xem lễ tuyên thệ của đoàn Hướng đạo mới thành lập ở Hải Phòng. Tôi cho là một
việc rất có ý nghĩa, có thể ích lợi cho dân tộc ta.”
Không chỉ đọc và dịch nhiều tác phẩm của các tác giả nước ngoài, Nguyễn
Huy Tưởng còn xây dựng hàng loạt những dự định văn chương của mình: “Truyện
Đống Đa cần phải thực vui, thực đẹp”, “Truyện Đống Đa tôi không để cho chính
Quang Trung kể lại mà để cho một người lính già của vua thuật lại cho các bạn

đường trường”, “Nghĩ đến kịch Cột đồng để biểu hiện lòng ái quốc của dân Việt
Nam”, “Làm xong bài Quang Trung”, “Bắt đầu viết những truyện trẻ con: Liệt nữ Dạ Trạch Vương – Chiêu Văn Vương – Đặng Dung – Con gái Lê Thái Tổ - Trần
Quốc Toản – Phạm Lệnh Công”, “Lại bắt đầu bản anh hùng ca Đống Đa nhan là
Ngày xuân muôn thuở”, “Làm xong truyện Cô bé giết cá sấu”, …
Trong những trang nhật ký của mình, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ tái hiện
cuộc sống của bản thân mà ông còn chăm chỉ ghi chép lại những tình hình trong
nước và thế giới. Tình hình đất nước và thế giới những năm 1940 trở nên căng
thẳng. Việc Đông Dương rối beng. Người Nhật dọa nạt, người Pháp thì quyết giữ
Đông Dương không chịu đi với Đức. Họ sửa soạn chống giữ. Chính vì tình hình
chiến sự rối ren nên cái ám ảnh phải đi lính luôn thường trực xuất hiện trong đầu
Nguyễn Huy Tưởng. Sự nghiêm trọng của Đông Dương, ghê cái cách cai trị thẳng
cánh của người Nhật. Ông cảm thấy sợ và ghét chiến tranh, cảm thấy Đông Dương

19


nguy ngập hơn bao giờ hết. Nhật đòi qua Đông Dương, tình hình đất nước không
biết trông cậy vào đâu, thuế nặng, dân chúng khổ cực. Quân Nhật thì đã đổ bộ vào
một số tỉnh, thành phố trong nước. Lần theo những trang nhật ký của Nguyễn Huy
Tưởng, ta thấy những bước đi của lịch sử như sống động trong từng trang viết. Tất
cả đều được tái hiện rõ qua những trang nhật ký của ông.
Từ tháng 11/1940 trở đi, Nguyễn Huy Tưởng gắn chặt với mọi hoạt động của
hội Hướng đạo. Ông ý thức được tầm quan trọng của hai chữ Hướng đạo. Trong
những năm này, Nguyễn Huy Tưởng không chỉ dừng lại ở việc tham gia tích cực
những hoạt động của hội mà ông còn cho ra đời hàng loạt những tác phẩm cùng
những dự kiến cho các tác phẩm của mình. Ông đã làm xong cuốn truyện Hoài Văn
Hầu, Con gái vua Lê. Cuốn “Cô bé gan dạ” – cuốn sách đầu tiên của ông đã được
xuất bản. “Lại đang nghĩ truyện Nguyễn Mại, một trang hào hiệp”, “Tôi đang bắt
đầu viết vở Đồng trụ”, “Tôi làm xong truyện Bánh chưng”, “Ngẫm nghĩ lại muốn
làm thơ..hoặc giả sang năm viết kịch thơ Bạch Đằng Giang”, “Định viết sách đăng

vào Phổ thông Bán nguyệt san”, “Định nhất quyết viết truyện Ông Chánh Bảo”.
“Muốn lấy tập thơ “Tiếng chim ban sớm” về để đăng ở nhà xuất bản Hàn Thuyên”,
“Chăm chú làm truyện tình quê”, “Soạn lại Trưng Vương”, cùng với đó là một số
bài thơ như: Mộng, Hận ca, van vĩ, đau khổ…
Những năm 1941, 1942, Nguyễn Huy Tưởng cũng cho ra đời hàng loạt các
tác phẩm khác, trong đó có những tác phẩm đã được vinh danh, được lưu lại cho tới
mãi về sau: tiêu biểu nhất là cuốn “Vũ Như Tô” và “Đêm Hội Long Trì”. Ngoài ra,
Nguyễn Huy Tưởng đã làm xong các tác phẩm như: Chim kêu làm tổ, làm xong bộ
sử Việt Nam, làm xong truyện Tấm Cám, làm xong bài Tống biệt, được in cuốn
Bánh chưng, bài “Hội nghị Diên Hồng” được độc giả khen ngợi và nhiệt tình đón
nhận. Làm xong bài Kỳ đài, hai tiếng vọng, bài thơ Vô đề, Chim Việt, Đống Đa mà
nhan là Xuân tráng sĩ, Trăng, trước hàng sách, say sưa, có con chim hót trong
lòng…Vào ngày 5/2/1942, ông dự định với truyện dài: Con gái vua Lê và Vũ Như
Tô. Thời điểm này, Nguyễn Huy Tưởng có khá nhiều dự định: “Định viết sách kiếm
tiền. Định soạn cuốn Vũ Như Tô. Định viết lại cuốn Hương quê. Rồi xem bài Thơ

20


×