Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.83 KB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======

VŨ THỊ HƢỜNG

BIỂU TƢỢNG SÓNG ĐÔI
TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƢỜI VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học dân gian

HÀ NỘI, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
=======***=======

VŨ THỊ HƢỜNG

BIỂU TƢỢNG SÓNG ĐÔI
TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƢỜI VIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan

HÀ NỘI, 2015




LỜI CẢM ƠN
Em xin đƣợc tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong tổ Văn học
Việt Nam đã hƣớng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức cho em
trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện
khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, do thời gian có hạn và bƣớc đầu
làm quen với phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nên không tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô trong tổ Văn học
Việt Nam để khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hƣờng


LỜI CAM ĐOAN
Luận văn đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp và tận tình của
TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Em xin cam đoan rằng:
Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tác giả.
Những tƣ liệu đƣợc trích dẫn trong khóa luận là trung thực.
Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất cứ công trình
nghiên cứu của tác giả nào đã đƣợc công bố trƣớc đó.
Nếu sai, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả khóa luận


Vũ Thị Hƣờng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................ 2
5. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 3
6. Đóng góp của khóa luận ......................................................................... 7
7. Cấu trúc khóa luận .................................................................................. 7
PHẦN NỘI DUNG .....................................................................................................8
Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG SÓNG ĐÔI
TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƢỜI VIỆT.........................................................8
1.1. Khái niệm biểu tƣợng và biểu tƣợng sóng đôi...................................... 8
1.1.1. Khái niệm biểu tượng.................................................................... 8
1.1.2. Khái niệm biểu tượng sóng đôi ................................................... 10
1.2. Sự hình thành biểu tƣợng sóng đôi..................................................... 12
1.2.1. Từ những lớp tín ngưỡng, phong tục ........................................... 12
1.2.2. Từ hiện thực đời sống sinh hoạt .................................................. 15
1.2.3. Từ những lớp điển tích, điển cố văn chương bác học ............... 19
1.3. Khảo sát, phân loại biểu tƣợng sóng đôi ............................................ 21
1.3.1. Khảo sát tư liệu........................................................................... 21
1.3.2. Phân loại biểu tượng .................................................................. 22
Chƣơng 2. PHƢƠNG THỨC CẤU TẠO VÀ XÂY DỰNG HÌNH ẢNH CỦA
BIỂU TƢỢNG SÓNG ĐÔI TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƢỜI VIỆT...... 25
2.1. Phƣơng thức cấu tạo ............................................................................ 25
2.1.1. Biểu tượng sóng đôi tương đồng ................................................. 25

2.1.2. Biểu tượng sóng đôi đối lập ........................................................ 27
2.2. Phƣơng thức xây dựng hình ảnh ........................................................ 30
2.2.1. So sánh ....................................................................................... 30
2.2.2. Ẩn dụ .......................................................................................... 34
Chƣơng 3. CHỨC NĂNG CỦA BIỂU TƢỢNG SÓNG ĐÔI TRONG CA DAO
TÌNH YÊU NGƢỜI VIỆT ...................................................................................... 42
3.1. Biểu tƣợng sóng đôi với việc biểu đạt nội dung trữ tình..................... 42
3.2. Biểu tƣợng sóng đôi với việc hình thành các dạng thức kết cấu ......... 48
3.3. Biểu tƣợng sóng đôi với việc sử dụng ngôn ngữ linh hoạt ................. 51
KẾT LUẬN............................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có một hằng số bất biến cho mọi thời đại, đó là tình yêu. Khi yêu con
ngƣời thƣờng có nhu cầu, khát vọng giải bày những tâm trạng, tình cảm, nỗi
lòng của mình mà ngôn ngữ đời thƣờng khó diễn đạt hết. Tình yêu nam nữ là
tình cảm đƣợc thăng hoa đẹp nhất của con ngƣời. Ở đó có đủ các sắc thái, tiết
tấu, cung bậc, thanh âm... Vì vậy mà sự thể hiện tình yêu trong ca dao nhờ
đến một quan hệ có ý nghĩa biểu hiện lớn - quan hệ liên tƣởng. Tình yêu đôi
lứa - tình yêu nam nữ là chủ đề đƣợc thể hiện sâu sắc nhất và cũng rõ nhất
trong ca dao vì tình yêu đôi lứa luôn là đề tài muôn thƣở của kiếp ngƣời.
Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đƣợc thể hiện thật ý nhị, uyển chuyển,
nhƣng cũng có lúc thật chân thành mộc mạc. Một thứ tình yêu mộc mạc chân
quê, pha trộn hƣơng đồng cỏ nội, thênh thang nhƣ đồng lúa và uyển chuyển
nhẹ nhàng nhƣ dòng nƣớc lững lỡ nhè nhẹ êm trôi của những con sông.
Cái hay, cái đẹp của ca dao thể hiện ở nhiều yếu tố, nhiều phƣơng diện
khác nhau, trong đó nổi bật biểu tƣợng sóng đôi - một thành tố thi pháp ca
dao chi phối sự hình thành cấu trúc chung của nhiều đơn vị tác phẩm. Lựa

chọn đề tài Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người Việt, chúng tôi
mong muốn khám phá những biểu hiện đặc sắc của biểu tƣợng sóng đôi ở cả
hình thức và nội dung biểu đạt tƣ tƣởng tình cảm của nó.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, cho đến nay có khá nhiều công trình
nghiên cứu về ca dao tình yêu, song chƣa có công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống về biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao tình yêu. Có chăng chỉ
là bài viết mang tính chất giới thiệu, những nội dung khái quát sơ bộ, tản mạn,
lẻ tẻ, hoặc tiếp cận tác phẩm nhƣ một ví dụ để minh họa cho một luận điểm
nào đó… Vì thế, có thể khẳng định việc nghiên cứu ca dao tình yêu ngƣời

1


Việt từ góc độ biểu tƣợng, đặc biệt là biểu tƣợng sóng đôi vẫn còn có thể đào
sâu và mở rộng kỹ lƣỡng hơn nữa.
Bên cạnh đó, tiếp cận và khai thác đề tài này còn có ý nghĩa thực tiễn,
giúp ngƣời viết – một sinh viên chuyên ngành văn học, nâng cao năng lực
cảm thụ, phân tích văn chƣơng trong quá trình học tập và nghiên cứu sau này.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao tình yêu ngƣời Việt nhằm
phát hiện những dấu hiệu mang tính đặc thù trong việc cấu tạo, xây dựng hình
ảnh, chỉ ra chức năng của biểu tƣợng trên một số phƣơng diện cụ thể. Từ đó
thấy đƣợc những nét nghĩa biểu đạt của biểu tƣợng sóng đôi trong việc phô
diễn đời sống tâm hồn phong phú của nhân vật trữ tình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tƣợng: Biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao tình yêu ngƣời Việt. Đó
là những biểu tƣợng luôn xuất hiện thành cặp, mang ý nghĩa biểu trƣng cho
các cấp độ, các sắc thái tình cảm của nhân vật trữ tình trong quan hệ tình yêu.
+ Phạm vi:
- Tƣ liệu: Trong ca dao tình yêu ngƣời Việt, biểu tƣợng đƣợc sử dụng

khá phổ biến và đa dạng, bao gồm cả biểu tƣợng đơn và biểu tƣợng đôi. Khóa
luận chỉ lựa chọn khảo sát và nghiên cứu biểu tƣợng sóng đôi.
- Nội dung: Trên cơ sở khảo sát nguồn tƣ liệu phong phú về biểu tƣợng
sóng đôi, chúng tôi tập trung vào tìm hiểu một số nội dung chính nhƣ: phƣơng
thức cấu tạo và xây dựng hình ảnh biểu tƣợng, chức năng của biểu tƣợng…
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết đề tài này, chúng tôi đã vận dụng tổng hợp một số phƣơng
pháp sau:
- Phƣơng pháp hệ thống
- Phƣơng pháp so sánh
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp

2


5. Lịch sử vấn đề
5.1. Nghiên cứu về biểu tượng trong ca dao người Việt
Ca dao dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu đã phản ánh một cách
thành công và đầy đủ thế giới tâm hồn của ngƣời lao động Việt Nam xƣa. Đến
với ca dao ta thấy cái hay của văn chƣơng bình dân thật là vô tận và mỗi lời
ca đều nhƣ lấp lánh ánh sáng kì diệu của tiếng Việt. Việc nghiên cứu biểu
tƣợng trong ca dao đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm.
Các công trình của Vũ Ngọc Phan, Bùi Công Hùng, Hà Công Tài,
Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Phƣơng Châm, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Nguyễn
Thị Ngân Hoa, Triều Nguyên, Đặng Diệu Trang, Phạm Thu Yến... đều khẳng
định sự tồn tại phổ biến của các biểu tƣợng, giá trị thẩm mĩ, chức năng quan
trọng của chúng trong ca dao. Một số biểu tƣợng đã đƣợc đề cập khá chi tiết
trong các bài viết.
Năm 1978, trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc
Phan, khi nói về hình thức nghệ thuật của ca dao, tác giả viết: "Nhân dân

mượn những vật vô tri để nói lên tâm sự mình, mượn những chim muông, cho
nó tính người, và mượn cả một số cây để ví với người này người nọ" [26, 67].
Đây là cơ sở hình thành các biểu tƣợng trong ca dao. Tiếp đó, Vũ Ngọc Phan
đã dành ít trang để tìm hiểu hình tƣợng con cò, con bống trong ca dao. Những
hình ảnh này chính là biểu tƣợng tƣợng trƣng cho đời sống nhân dân.
Năm 1981, khi nghiên cứu thi pháp văn học dân gian, Chu Xuân Diên đã
đƣa ra các môtíp quen thuộc trong ca dao (nhƣ những biểu tƣợng) có tính
thẩm mĩ và tính biểu cảm cao.
Năm 1988, tác giả Bùi Công Hùng đã chính thức đặt vấn đề “Biểu tƣợng
thơ ca”, trong đó đã trình bày và phân tích một số biểu tƣợng trong ca dao:
trăng, con đò, mặt trời, đôi mắt, con chim, lá trầu, sông núi, cỏ, thuyền,

3


đêm… và tác giả nhận định: “Biểu tượng nguyên sơ hiện lên trong ca dao, tục
ngữ khá rõ ràng”.
Cùng năm 1988 với bài viết Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian của
Hà Công Tài, tác giả đã có những phát hiện mới về đặc điểm, vai trò của biểu
tƣợng trong thơ ca dân gian. “Biểu tượng trong thơ ca dân gian thì cực kì
phong phú. Chỉ riêng biểu tượng thiên nhiên như trăng sao, núi đồi, cây cỏ,
sông nước… đã có thể tới mức bách khoa về địa lý – phong tục Việt Nam
trong đại ngàn thời gian và không gian lịch sử. Nhưng hơn hết chúng ta có
thể từ đó mà có thể tìm hiểu về mĩ học dân tộc, về đặc điểm tư duy thơ ca dân
tộc, đồng thời góp thêm một hướng tiếp cận thơ”.
Trong bài viết Giá trị biểu trưng nghệ thuật của các vật thể nhân tạo
trong ca dao cổ truyền Việt Nam (Tạp chí văn hóa dân gian số 3, 1991), tác giả
Trƣơng Thị Nhàn đã đề cập và phân tích ý nghĩa biểu trƣng của các vật thể
nhân tạo. Nói về “cái áo” tác giả cho rằng: “giá trị thẩm mĩ của nó nằm ở khả
năng tham gia biểu hiện những cái thuộc đời sống tư tưởng, tình cảm và số

phận con người. Trong miêu tả tình yêu, nó mang ý là cái gắn bó, vật trao gửi,
giao nối, tiếp xúc của tình yêu”. [24, 46]. Còn “giƣờng, chiếu, chăn…” thì
“Với những tính năng trong đời thƣờng của chúng, trở thành không gian của
những ƣớc mơ tình yêu, của khát vọng về cuộc sống ái ân, sum vầy” [24, 48].
Đặc biệt, năm 1992, khi cho ra mắt độc giả cuốn Thi pháp ca dao,
Nguyễn Xuân Kính đã dành hẳn một chƣơng viết về một số biểu tƣợng, hình
ảnh. Tác giả đã cho thấy hệ thống biểu tƣợng phong phú, đa dạng trong ca
dao. Sau đó, tác giả đi sâu tìm hiểu một số biểu tƣợng cụ thể nhƣ: Trúc, mai,
hoa nhài, con cò, rồng, loan, phượng… với sự đối sánh với văn học viết, và
nêu những biểu hiện, ý nghĩa khác nhau của các biểu tƣợng này. “Tác giả dân
gian không mấy khi tả thực cây trúc, cây mai. Họ nhắc đến “mai”, “trúc” để
thể hiện con người…” Ngoài ra tác giả còn phân biệt sự khác nhau giữa dân

4


gian và bài học trong ý nghĩa của một số biểu tƣợng động vật. (14, 309). Tuy
nhiên, ở đây mới chỉ dừng ở mặt nội dung, tức là biểu tƣợng đó có nghĩa nhƣ
thế nào chứ chƣa tìm hiểu hình thức của từng biểu tƣợng, đặc biệt là những
biểu tƣợng sóng đôi.
Năm 1998 tác giả Phạm Thu Yến trong Những thế giới nghệ thuật ca
dao cũng đã nghiên cứu về biểu tƣợng thơ ca trữ tình dân gian tƣơng đối
toàn diện nhƣ khái niệm biểu tƣợng, phân biệt biểu tƣợng với ẩn dụ, khẳng
định biểu tƣợng – yếu tố nghệ thuật đặc thù gắn với đặc trƣng thể loại, sự
hình thành và phát triển của thơ ca dân gian.
Năm 2002 luận án tiến sĩ Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền
thống của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã khảo sát – thống kê khá hoàn
chỉnh về chi tiết các hệ thống biểu tƣợng trong ca dao, gồm ba hệ thống lớn
trong đó gồm nhiều tiểu hệ thống dựa trên tiêu chí đối tƣợng. Tác giả đã
thành công khi đƣa ra khái niệm biểu tƣợng nghệ thuật trong ca dao, tìm

hiểu nguồn gốc, phân loại miêu tả, cấu tạo và chức năng của biểu tƣợng
nghệ thuật trong ca dao.
5.2. Một số công trình, bài viết đề cập tới biểu tượng sóng đôi trong ca
dao người Việt
Năm 2000, Trong Tạp chí văn học dân gian số 4, Nguyễn Phƣơng
Châm đã nói nhiều đến cặp biểu tƣợng sen- hồ, tƣợng trƣng cho đôi bạn tình
gắn bó keo sơn bằng bài viết: Biểu tượng hoa sen trong văn hóa Việt Nam.
Năm 2001, bài viết Biểu tượng hoa đào đƣợc đăng trong Tạp chí văn hóa
dân gian số 5, Nguyễn Phƣơng Châm chỉ ra hoa đào gắn với tình yêu đôi lứa,
gắn với chuyện nhân duyên. Nó đƣợc ca dao sử dụng nhiều theo từng cặp, cặp
biểu tƣợng thƣờng gặp nhất là mận - đào, thể hiện sự nhớ nhung, trách móc,
hờn dỗi trong tình yêu. Đó còn là cặp biểu tƣợng liễu - đào thể hiện tình son

5


sắt, gắn bó mật thiết với nhau của đôi bạn tình. Hay cặp lựu- đào luôn biểu
tƣợng cho sự cách trở trong tình duyên.
Hai công trình trực tiếp đề cập tới biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao Việt
Nam là:
Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Thế giới biểu tượng sóng đôi trong ca dao
người Việt, 2001.
Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền
thống người Việt, 2002.
Trong hai công trình này, Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã đi sâu phân loại,
tìm hiểu nguồn gốc, chức năng của từng cặp biểu tƣợng. Tác giả nhận định:
“Đến với kho tàng ca dao người Việt, có lẽ khó ai quên được những hình ảnh
của mận – đào, bướm – hoa, trúc – mai, thuyền – bến… Chúng xuất hiện với
tần số cao trong các bài ca dân gian, mang những giá trị thẩm mĩ nhất định,
tạo nên một lối nói riêng cho thể loại trữ tình này. Các nhà nghiên cứu gọi đó

là biểu tượng, hay chính xác hơn là các biểu tượng sóng đôi.”
Hoặc bài viết Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu tượng
trong ca dao dân ca đƣợc đăng trong Tạp chí văn hóa dân gian năm 2006 số
1, Đặng Diệu Trang cũng đề cập tới một số hình tƣợng sóng đôi: bướm - hoa,
rồng - mây, trầu - cau, cá - nước, loan - phượng… Theo tác giả, những cặp
sóng đôi này đƣợc tạo nên trong sự kết hợp của những sự vật, hiện tƣợng tự
nhiên tƣơng đồng với nhau về phẩm chất, thuộc tính. Thế giới tự nhiên vốn
phong phú, bởi thế các biểu tƣợng sóng đôi cũng đa dạng nhƣ chính nguồn
cội của nó vậy.
Có thể thấy, những công trình trên đã hƣớng sự chú ý tới biểu tƣợng và
biểu tƣợng sóng đôi, nhƣng ở một phạm vi bao quát tƣ liệu tƣơng đối rộng –
ca dao truyền thống ngƣời Việt. Trên cơ sở kế thừa thành tựu nghiên cứu của
ngƣời đi trƣớc, chúng tôi lựa chọn tìm hiểu những biểu tƣợng sóng đôi trong
ca dao tình yêu, một bộ phận tiêu biểu nhất trong kho tàng ca dao ngƣời Việt.

6


6. Đóng góp của khóa luận
Đặt vấn đề nghiên cứu Biểu tượng sóng đôi trong ca dao tình yêu người
Việt, khóa luận muốn nghiên cứu sâu hơn một phƣơng diện độc đáo của thi
pháp ca dao.
Góp phần hoàn chỉnh hơn khái niệm biểu tƣợng trong ca dao.
Nghiên cứu, phân tích, làm rõ đặc điểm của biểu tƣợng sóng đôi trong ca
dao tình yêu về nhiều mặt: nguồn gốc, cấu tạo, phƣơng thức xây dựng và chức
năng nghệ thuật của chúng. Từ đó góp phần làm nổi bật đặc sắc của ca dao
tình yêu trong sự đối sánh với ca dao nói chung.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung sẽ đƣợc triển khai thành 3 chƣơng

Chƣơng 1. Giới thuyết về biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao tình yêu
ngƣời Việt
Chƣơng 2. Phƣơng thức cấu tạo và xây dựng hình ảnh của biểu tƣợng
sóng đôi trong ca dao tình yêu ngƣời Việt
Chƣơng 3. Chức năng của biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao tình yêu
ngƣời Việt

7


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
GIỚI THUYẾT VỀ BIỂU TƢỢNG VÀ BIỂU TƢỢNG SÓNG ĐÔI
TRONG CA DAO TÌNH YÊU NGƢỜI VIỆT
1.1. Khái niệm biểu tƣợng và biểu tƣợng sóng đôi
1.1.1. Khái niệm biểu tượng

Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học [15], khái niệm biểu tƣợng đƣợc
giới thuyết nhƣ sau:
"Trong triết học và tâm lí học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai
đoạn, một hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự
vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta
chấm dứt.
Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn học và ngôn ngữ
học còn được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp... Bằng hình
tượng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng.
Cho nên, trong nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng
hình tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một
phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật
đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một

hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lí
sâu xa về con người và cuộc đời"...[9, 23].
Nguyễn Xuân Kính cũng đã đề cập đến khái niệm biểu tƣợng trong Thi
pháp ca dao.
"Biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính ước lệ
và bền vững. Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến
cái không nhìn thấy được. Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác cái bất

8


khả tri giác... Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được
cả cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài.
Nghĩa của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong nhiều khi
khó nắm bắt" [14, 309].
Hay trong Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao truyền thống người Việt,
Nguyễn Thị Ngọc Điệp đã đƣa ra cách hiểu nhƣ sau về biểu tƣợng: " Biểu
tượng là dạng thức dùng một hình ảnh cụ thể để nói lên một ý niệm trừu
tượng. Đặc điểm nổi bật của biểu tượng là tính quy ước, thể hiện ở nhiều mức
độ tùy từng loại biểu tượng cụ thể" [6, 52].
Biểu tƣợng nghệ thuật bao gồm mọi dạng thức hình ảnh tĩnh cũng nhƣ
động. Những biểu tƣợng này có thể đƣợc tạo nên từ các loại hình nghệ thuật
khác nhau: Hội họa, điêu khắc, kiến trúc, điện ảnh, sân khấu… Điều này cũng
có nghĩa là biểu tƣợng có thể đƣợc hình thành bởi những chất liệu khác nhau:
Màu sắc, đƣờng nét, hình khối, điệu bộ, động tác của con ngƣời… Trong văn
học, chất liệu để xây dựng nên biểu tƣợng là ngôn ngữ. Với ca dao, "không có
ngôn ngữ thì không có biểu tượng" (Bùi Mạnh Nhị).
Có thể khẳng định, biểu tƣợng ca dao là sự mã hóa các giá trị tinh thần
của loài ngƣời theo suốt chiều dài thời gian. Ở đó, những ngƣời đi sau khám
phá và tri nhận đƣợc lối tƣ duy và những giá trị tinh thần của những ngƣời đi

trƣớc, đến lƣợt họ lại tiếp tục đắp bồi thêm các lớp nghĩa mới.
Nhƣ vậy, biểu tƣợng luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã đƣợc
vĩnh hằng hóa. Biểu tƣợng là một thực thể sống động, luôn luôn có sự luân
chuyển nghĩa. Nó đƣợc nuôi dƣỡng bằng những lối tƣ duy, những tƣởng
tƣợng phong phú của con ngƣời. Đời sống của con ngƣời không bao giờ bớt
phức tạp và biểu tƣợng vì thế cũng không bao giờ đơn giản hơn. Những phức
tạp của cuộc sống dội vào tâm tƣ con ngƣời những suy tƣởng không cùng, để
rồi từ đó chúng lại đƣợc dồn nén vào hệ thống biểu tƣợng.

9


Biểu tƣợng nghệ thuật trong ca dao là những kí hiệu ngôn ngữ đƣợc
lặp đi lặp lại nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa. Là
những hình ảnh đã đƣợc dân gian chọn lọc trong sử dụng và đƣợc thử thách
qua nhiều năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trƣng truyền thống của
folklore. Con cò, con bống, hạt mưa, ngọn đèn không tắt, tấm gương mờ,
rồng, mây, gió, bến, đò...là những biểu tƣợng quen thuộc trong ca dao.
1.1.2. Khái niệm biểu tượng sóng đôi

Các biểu tƣợng cũng đƣợc hình thành theo những cách cấu tạo khác
nhau, tạo nên những nét độc đáo và sức hút riêng cho mỗi bài ca dao. Biểu
tƣợng sử dụng phổ biến trong ca dao là 2 loại: biểu tƣợng đơn và biểu
tƣợng đôi.
Biểu tƣợng đơn là biểu tƣợng chỉ bao gồm một sự vật, một hình ảnh duy
nhất. Chẳng hạn:
Đừng lo phận áo không tay
Trời kia ngó lại anh may mất rồi
[16, 233]
Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
[16, 2029]
Biểu tƣợng sóng đôi còn đƣợc gọi là biểu tƣợng đôi, biểu tƣợng cặp đôi
là biểu tƣợng đƣợc tạo thành bởi hai sự vật, hai hình ảnh đi song song với
nhau, liên kết bền vững trong nhiều bài ca dao. Đến với kho tàng ca dao
ngƣời Việt, có lẽ khó ai quên đƣợc những hình ảnh sóng đôi nhƣ: Cá - nước,
loan - phượng, dâu - tằm, bèo - sen, trầu - cau, trăng - sao, rồng - mưa, ong -

10


bướm, thuyền - bến, cây đa - bến cũ - con đò, củi - trầm,... Chúng mang
những giá trị thẩm mĩ nhất định, tạo nên lối nói riêng cho thể loại trữ tình này:
Bấy lâu còn lạ chưa quen
Hỏi hồ đã có hoa sen chưa hồ
Hồ còn leo lẻo nước trong
Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen.
[16, 260]
Những biểu tƣợng sóng đôi này chủ yếu xuất hiện trong ca dao tình yêu
với nhiều màu sắc, nhiều vẻ, nhiều dáng điệu. Đó có thể là những biểu tƣợng
truyền thống đƣợc sử dụng rất tình tứ, biểu trƣng cho những nhân vật khác
nhau trong tình yêu nam nữ: cúc - khuy, bút - nghiên, Kim Trọng - Thúy Kiều,
dâu - tằm…
Đôi ta như cúc với khuy
Như kim với chỉ may đi cho rồi.
[16, 862]
Ở biểu tƣợng sóng đôi, các biểu tƣợng thành tố tác động lẫn nhau, bổ
sung ý nghĩa cho nhau. Nhiều biểu tƣợng đôi mang ý nghĩa là những liên kết
vĩnh viễn và duy nhất: Kim - chỉ, khóa - chìa, gương - thủy, phượng - ngô
đồng, …Đó còn là những biểu tƣợng bình dị, mộc mạc gắn liền với cuộc sống

khó khăn, khắc nghiệt, lam lũ của ngƣời dân trên mảnh đất Việt Nam: Rượu men, cà - dưa, nghé - trâu, cầu - nhịp, đá - dao,…
Đôi ta như rượu với men
Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.
[16, 241]
Những biểu tƣợng sóng đôi này vừa mang đặc trƣng của biểu tƣợng sóng
đôi trong ca dao Việt Nam, vừa mang sắc thái biểu cảm tình yêu đôi lứa. Tạo
nên nét đặc trƣng riêng của ca dao tình yêu Việt Nam.

11


Hệ thống biểu tƣợng sóng đôi trong ca dao ngƣời Việt rất phong phú nhƣ
chính bản thân cuộc sống, nơi nguồn cội ban đầu đã sinh ra biểu tƣợng.
1.2. Sự hình thành biểu tƣợng sóng đôi
1.2.1. Từ những lớp tín ngưỡng, phong tục

Trong quá trình phát triển, tín ngƣỡng phong tục là một mảng văn hóa
tinh thần không thể thiếu đƣợc của ngƣời dân Việt Nam. Chính những giá trị
văn hóa cội nguồn của dân tộc đã khẳng định bản sắc và sự trƣờng tồn của
văn hóa Việt Nam. Bởi vậy, sử dụng những biểu tƣợng bắt nguồn từ tín
ngƣỡng, phong tục, tập quán ca dao tình yêu Việt Nam đã trở nên gần gũi, dễ
thuộc, dễ nhớ đối với mỗi ngƣời dân nƣớc Việt.
Theo phong tục Việt Nam, "miếng trầu là đầu câu chuyện", miếng trầu
tuy rẻ tiền nhƣng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giàu nghèo ai cũng có
thể có, vùng nào cũng có. Miếng trầu đi đôi với lời chào, ngƣời lịch sự không
"ăn trầu cách mặt" nghĩa là đã tiếp thì tiếp cho khắp. Vì trầu cau là "đầu trò
tiếp khách" lại là biểu tƣợng cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế
gia tiên, lễ tang, lễ cƣới, lễ thọ, lễ mừng... Trƣớc hết là biểu tƣợng trầu - cau,
trầu - vôi, trầu - thuốc… có nguồn gốc từ tục ăn trầu, mời trầu, dùng trong
giao tiếp, hôn nhân, cúng tế… Dƣờng nhƣ trong mọi công việc liên quan đến

văn hóa nhƣ lễ hội, hiếu, hỉ,… không thể thiếu miếng trầu. Nó chính là khởi
nguồn của mọi khởi nguồn. Đặc biệt, biểu tƣợng này còn đƣợc phản ánh sinh
động trong truyện cổ Sự tích trầu cau - một câu chuyện nói về tình nghĩa thủy
chung, son sắt và khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con ngƣời. Trong ca dao,
biểu tƣợng trầu – cau xuất hiện khá thƣờng xuyên:
Bây giờ trầu lại gặp cau
Cũng mong tu ở với nhau một nhà
Bây giờ bướm lại gặp hoa
Xin đừng trở ngại gần xa mọi đường.
[16, 259]

12


Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
- Trầu vàng nhá lẫn cau xanh
Duyên em sánh với tình anh tuyệt với.
[16, 330]
Ăn trầu chọn lấy cau khô
Trèo lên Ba Dội chọn cô bán hàng
Cô bán hàng lòng cô buồn bã
Bóng xế chiều bóng ngả về tây
Đợi cô ba bảy hai mốt năm nay.
[16, 192]
Tiếp đó biểu tƣợng rồng - mây, rồng - mưa, loan - phượng, rồng phượng cũng gắn với tín ngƣỡng phong tục của ngƣời xƣa nhƣ tín ngƣỡng thờ
cúng vật tổ, tục xăm mình... Đây là những con vật quý đƣợc gọi là Tứ linh,
bao gồm long - ly - quy - phượng. Nó là biểu tƣợng cho sự tốt đẹp, may mắn,
thịnh vƣợng trong đời sống tinh thần của ngƣời Việt.
Trong bài Rồng trong quan niệm phương Đông và phương Tây tác giả có

viết: Yếu tố sông nước quan trọng với người phương Đông, vì vậy họ đã sáng
tạo ra rồng với ý nghĩa đầu tiên là biểu tượng cho nước - sự phóng đãng, mùa
màng bội thu. Ở Trung Hoa xưa, rồng là thần linh bảo hộ bốn phương, có khả
năng hô gió, gọi mưa, có thể đội sóng lật bể, gọi mây che mặt trời. Đối với
người Nhật, rồng là con vật chủ yếu trong những con vật lý tưởng. Đối với
người Triều Tiên, rồng là một trong bốn con vật siêu tự nhiên có phép lạ. Nó
là hiện thân của mọi sức di động, thay thế năng lực để tiến công, về mùa xuân
nó bay lên trời, về mùa thu nó náu mình dưới nước sâu. Đối với người Việt
Nam, trong kí ức dân gian thần mưa và thần nước mang hình thái một con

13


rồng to thường xuyên ra biển Đông hút nước mang vào đất liền tưới tắm cho
đất đai. Được xem là vua của tạo sinh động vật, rồng hay loan, phượng đều
là biểu tượng của điềm lành, của sự may mắn và tốt đẹp. Tiếp thu tinh hóa
văn hóa của cha ông từ ngàn đời, ca dao Việt Nam cũng sử dụng nhiều biểu
tƣợng này với mong muốn thể hiện những khát vọng về một cuộc sống tốt
đẹp, mƣa thuận gió hòa, không còn cảnh lam lũ, đói kém trên mảnh đất con
rồng cháu tiên. Đó còn là ƣớc mơ về những điều may mắn, hạnh phúc, sự
tƣơng xứng trong tình yêu đôi lứa.
Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây
Như con chèo bẻo xa cây măng vòi.
[26, 236]
Bạn ơi có nhớ ta chăng
Ta thì nhớ bạn như rồng nhớ mưa
Một đàn cò trắng bay quanh
Cho loan nhớ phụng cho mình nhớ ta.
[16, 221]
Nhớ chàng như vợ nhớ chồng

Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây
Mấy khi rồng gặp mây đây
Để rồng than thở với mây vài lời
Nữa mai rồng ngược mây xuôi
Biết bao giờ lại nối lời rồng mây.
[26, 236]
Biểu tƣợng cây đa - bến cũ - con đò gắn với tục thờ Thành Hoàng, thờ
thần cây (Thần cây đa, ma cây gạo), gắn với thực tế cây đa cổ thụ là chứng
nhân của biết bao kỉ niệm đối với mỗi ngƣời nơi làng quê. Cây đa, bến đò là

14


tín hiệu nghệ thuật, là biểu tƣợng nghệ thuật gắn liền với quê hƣơng đất nƣớc
từ xƣa đến nay. Cây đa vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa xã hội và tâm
linh cho nên nó là niềm hãnh diện của xóm làng: sợ ông thần phải sợ cây đa.
Còn bến nƣớc ( khi gắn với con đò thành bến đò), là cửa ngõ giao lƣu của
cộng đồng làng xóm với xã hội bên ngoài.
Xa hơn thế, cây đa, bến đò còn là biểu tƣợng cho tình yêu của các chàng
trai và cô gái. Đây chính là nơi chờ đợi, hẹn hò của lứa đôi trong những đêm
trăng thơ mộng. Cây đa trƣờng tồn cùng thời gian và là biểu tƣợng cho tình
yêu chung thủy, không đổi thay. Chẳng thế mà ca dao Việt Nam nói chung và
ca dao tình yêu nói riêng đã sử dụng không ít biểu tƣợng này trong sáng tác
của mình.
Cây đa bến cũ năm xưa
Chữ tình ta cũng đón đưa trọn đời.
[16, 382]
Cây đa là cây đa bến cũ, bến cũ là bến cũ đò xưa
Ôi thôi rồi người khác sang đưa
Thiếp nhìn chàng lưng léo, nước sa xuống như mưa hỡi chàng.

[16, 383]
Nhìn chung, các biểu tƣợng thuộc nhóm này đều có nền tảng văn hóa
tinh thần bền vững của lịch sử - văn hóa - xã hội lâu đời, kết tinh trong nó
nhiều giá trị văn hóa dân tộc.
1.2.2. Từ hiện thực đời sống sinh hoạt

Các biểu tƣợng thuộc nhóm này chiếm số lƣợng hơn hẳn so với các
nhóm khác do cái nôi lớn nhất của văn học dân gian vẫn là hiện thực đời sống
sinh hoạt của nhân dân. Nhiều sự vật từ cuộc sống đời thƣờng đã bƣớc vào
thơ ca nhờ tƣ duy liên tƣởng và sự sáng tạo nghệ thuật của ngƣời xƣa: Thuyền
- bến là công cụ sản xuất, phƣơng tiện đi lại, nơi sinh sống, sinh hoạt văn hóa

15


nghệ thuật, nơi ngóng đợi mòn mỏi chờ ngƣời thân trở về; Sông - cầu: cuộc
sống của ngƣời dân Việt Nam gắn với môi trƣờng sông nƣớc. Còn cầu là
phƣơng tiện quen thuộc ở vùng sông nƣớc để đi lại, giao lƣu.
Thuyền ơi có nhớ bến không
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
[16, 2093]
Thuyền dời nào bến có dời
Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn.
[16, 2089]
Thuyền đà bỏ bến thuyền đi
Ta trau bến lại có khi thuyền về.
[16, 2089]
Rồi đến các loại cây, hoa, trái hay động vật hoặc những vật dụng hàng
ngày của con ngƣời Việt Nam: muối - gừng, cam - quýt - bòng, mận - đào,
tùng - trúc, sen - bèo, bướm - hoa, dâu - tằm, nút - khuy, kim - chỉ, gương lược…Tất cả đều quen thuộc, hữu dụng.

Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nỡ lìa xa vườn hồng
Ai đi muôn dặm non sông
Để ai chất chứa sầu đong vơi đầy.
[16, 63]
Ai làm cho chỉ lìa kim
Cho thuyền dạt sóng cho em phong trần.
[16, 64]

16


Biểu tƣợng trúc - mai có tần xuất xuất hiện khá lớn trong ca dao tình yêu
Việt Nam. Hai biểu tƣợng sử dụng xoắn xít với nhau thể hiện tình cảm đôi lứa
thắm thiết:
Đêm qua nguyệt lặn về tây
Sự tình kẻ đấy, người đây còn dài
Trúc với mai, mai về, trúc nhớ
Trúc trở về, mai nhớ trúc không?
Bây giờ kẻ Bắc người Đông
Kể sao cho xiết tấm lòng tương tư.
[16, 799]
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
Tìm em như thể tìm chim
Chim ăn bể Bắc, đi tìm bể Đông.
[16, 59]
Biểu tƣợng trúc - mai gắn bó, khăng khít với nhau trong ca dao tình yêu
đã diễn đạt đƣợc nhiều cung bậc tình cảm, nhiều cảnh ngộ tình duyên. Nó
đƣợc ví nhƣ lời nhắn nhủ, hi vọng:

Đợi chờ trúc ở với mai
Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng
Diễn tả niềm ƣớc mơ cho tƣơng lai của đôi lứa yêu nhau:
Bao giờ sum họp trúc mai
Lòng nguyền kết tóc lâu dài trăm năm.
[16, 899]
Đợi chờ trúc ở với mai
Đợi chờ ta với, hỡi ai đợi chờ

17


Vừa đi, vừa đợi, vừa chờ
Đừng đứng mà đợi, kẻ ngờ người nghi.
[16, 899]
Trúc - mai đƣợc biết đến nhƣ một lời nhắn nhủ, gửi gắm
Có lòng tạc một chữ vàng
Thiếp đưa duyên lại đôi đàng cây anh
Tìm nơi trúc tốt mai xanh
Tìm nơi bóng cả lắm ngành dựa nương.
[16, 406]
Trúc - mai còn biểu tƣợng cho nỗi buồn đôi lứa
Ao thu nước gợn trong veo
Gió thu khêu dục, ghẹo người tình chung
Buồn tênh cái tiếng thu chung
Đêm thu ta biết vui cùng với ai?
Thờ ơ trúc muốn ghẹo mai
Vì tình nên phải miệt mài đêm thu.
[16, 179]
Đó còn là những biểu tƣợng đƣợc hình thành từ những hiện tƣợng tự

nhiên trong vũ trụ: gió - mây, trăng - sao, sao hôm - sao mai, trăng - mây,
mây - mưa, trăng - cuội, non - nước…
Gió đưa trăng, trăng thanh vằng vặc
Trăng đưa gió, gió mát hiu hiu
Ngày rày anh được chỗ tân yêu
Nghĩa nhơn bồi trước em kêu thấu trời
Cha mẹ sao chẳng nghĩ sâu
Để thương để nhớ để sầu cả hai.
[16, 1058]

18


Những sự vật tƣởng nhƣ chỉ gần gũi, quen thuộc, gắn bó với nhau trong
quá trình lao động của ngƣời dân đã đƣợc nhân dân ta vận dụng một cách
linh hoạt và sáng tạo vào trong các sáng tác của mình. Nó chứa đựng những
ƣớc mơ, hoài bão, những tình cảm lớn lao, mộc mạc thôi nhƣng chan chứa
tình ngƣời.
1.2.3. Từ những lớp điển tích, điển cố văn chương bác học

Một số nhân vật trong tác phẩm văn học viết Việt Nam có sức phổ biến
sâu sắc trong quần chúng đã trở thành biểu tƣợng cho những con ngƣời,
những cảnh đời. Ví nhƣ tuyệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng đã đƣợc
nhân dân ta vận dụng và thể hiện tình yêu nam nữ trong cuộc sống:
Sen xa hồ, sen khô tàn tạ
Lựu xa bồn, lựu ngả cành nghiêng
Anh xa em ngày tháng đeo phiền
Cũng thể như Thúy Kiều xa Kim Trọng mười lăm niên đoạn trường.
[16, 1833]
Hay nhân vật Lƣu Bình - Dƣơng Lễ trong truyện thơ Nôm Lƣu Bình Dƣơng Lễ đã đi vào trong những câu ca tình yêu đôi lứa:

Bóng ai thấp thoáng cửa dinh
Hình như Dương Lễ, Lưu Bình sang chơi.
[16, 288]
Ngoài ra còn rất nhiều các nhân vật trong các tác phẩm văn học viết đã
đƣợc vận dụng một cách tài tình, khéo léo để thể hiện nỗi lòng của ngƣời dân
Việt trong tình yêu nhƣ Vân Tiên - Nguyệt Nga ( truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu), Phạm Công - Cúc Hoa ( truyện thơ Nôm Phạm Công Cúc Hoa), Phạm Tải - Ngọc Hoa ( truyện thơ Nôm Phạm Tải - Ngọc Hoa)
Một số điển tích, điển cố không chỉ ở Việt Nam mà còn của Trung Quốc
: Ví nhƣ Châu - Trần (hai họ Châu Trần thời xƣa đời đời kết thành thông gia);

19


Tấn - Tần (chuyện năm đời con cháu của vua Tấn và vua Tần đƣợc cƣới gả
cho nhau); Sơn Bá - Anh Đài (câu chuyện tình của Lƣơng Sơn Bá - Chúc Anh
Đài). Hay hàng loạt các biểu tƣợng khác nhƣ Hán - Hồ, ông Tơ - bà
Nguyệt…đều là những điển tích điển cố trong văn học cổ. Chẳng hạn nhƣ:
Bấy lâu Hồ, Hán hai phương
Ngày nay gặp mặt người thương đã rồi.
[16, 261]
Bữa nay Hán mới gặp Hồ
Tỉ nhƣ Kim Trọng gặp cô Thúy Kiều
Nên anh hỏi thiệt một điều
Có thƣơng có nhớ ít nhiều hay không
Hay là nàng đã có chồng
Bỏ anh luống chịu phòng không một mình.
[16, 684]
Ví nhƣ điển tích về Lƣu Linh – rƣợu, Bá Nha – cầm cũng đƣợc nhắc
đến trong mỗi lời ca:
Anh say em như bướm say hoa
Như Lưu Linh say rượu, như Bá Nha say cầm.

[16, 465]
Câu ca dao liên quan đến hai tích truyện trong văn học xƣa. Lƣu Linh
còn gọi là Tự Bá Luân, ngƣời đời Tấn trong nhóm Trúc lâm thất hiền (7
ngƣời hiền trong rừng trúc). Tính tình phóng khoáng, thích uống rƣợu và
uống không biết say, có làm bài Tửu đức tụng ca ngợi việc uống rƣợu. Bá
Nha (Sở Bá Nha) ngƣời nƣớc Tấn, làm quan Thƣợng Đại Phu. Là ngƣời tinh
thông, am hiểu, say mê về đàn nhạc hay chơi bản Cao Sơn Thủy. Nhân dân
bằng tài năng của mình đã lấy hai tích truyện để diễn tả cung bậc nhớ thƣơng
say đắm của chàng trai dành cho cô gái mình yêu thƣơng.

20


×