Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.92 KB, 13 trang )

A. Lời mở đầu
Thế kỷ 21 nền kinh tế đang trong đà phát triển mạnh, các lĩnh vực kinh tế
đều được phát huy hết với công suất của nó. Thương mại là một ngành vô cùng
quan trọng trong quá trình phát triển đó. Nó tạo ra một nguồn lợi nhuận khổng lồ
và tạo ra bước ngoặt mới cho nền kinh tế thế giới, sự bình ổn và phát triển.
Các nguồn tài nguyên trên trái đất là hữu hạn, nhưng ước muốn của con
người lại vô cùng. Chính vì vậy, Logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng
các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối ưu, để có thể đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của bản thân và xã hội một cách tốt nhất. Trong lịch sử nhân
loại ban đầu, Logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội,
được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Napoleon đã từng định nghĩa: Logistics
là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội. Sau này thuật ngữ Logistics dần
được áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang
châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên Logistics toàn cầu.
Logistics phát triển rất nhanh chóng, cho đến nay Logistics được ghi nhận như
một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho
các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ.
Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, và hiệu quả của
quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công
nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Nhật và
Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển
thì tỷ lệ này có thể hơn 30%, và ở Việt Nam thì dịch vụ logistics chiếm khoảng
từ 15-20% GDP. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận
hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất
lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Logistics là một ngành mới mẻ đối với Việt Nam tuy nhiên nó lại là ngành
mang lại nguồn lợi lớn cho các nước phát triển. Chính vì vậy em đã chọn đề tài
“Giải pháp phát triển các dịch vụ logistics của các doanh nghiệp Việt Nam”
để hiểu rõ hơn về nguồn lợi mà Logistics mang lại cho Việt Nam và tìm ra giải
pháp để phát triển nguồn lực đang trong đà phát triển này.


1
B. Nội Dung
Chương I: Những lý luận cơ bản về logistics và các dịch vụ logistics của các
doanh nghiệp Việt Nam
I. Bản chất và vai trò của logistics ở các doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp
1.1. Khái niệm
- Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Điều 4) Doanh nghiệp là tổ chức
kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được dăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh
doanh.
- Các loại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005:
a) Doanh nghiệp nhà nước
Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý,
hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế
- xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có
các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh
doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.
Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh là doanh nghiệp Nhà nước
hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
công ích là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công
cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh.
b) Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: (Điều 77.Luật Doanh
nghiệp 2005)
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần.
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa;
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 3 Điều 84 của Luật này.
2
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các lại để huy động vốn
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn
 Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Điều 38.Luật
Doanh nghiệp 2005)
Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó
- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không
vượt quá năm mươi;
- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp;
- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định
tại các điều 43, 44 và 45 của Luật này.
 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Điều 63. Luật Doanh
nghiệp 2005)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do
một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công
ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản
khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân
kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền
phát hành cổ phần.
d) Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: (Điều 130. Luật Doanh
nghiệp 2005)
- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng
nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây được gọi là thành viên hợp danh);

ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công
ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
e) Công ty liên doanh, xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước
ngoài
3
- Xí nghiệp liên doanh được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp
đồng liên doanh ký giữa bên xí nghiệp có tư cách pháp nhân của Việt Nam với
một bên hoặc các bên nước ngoài nhằm kinh doanh trong các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân Việt Nam.
- Việc thành lập xí nghiệp liên doanh phải: Phù hợp với hợp đồng liên
doanh, phù hợp với điều lệ liên doanh; Phù hợp luật pháp nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam; Vốn pháp định ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư và vốn
bên nước ngoài không được thấp hơn 30% vốn pháp định.
- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài là xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền
sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài, do tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài
thành lập, tự quản, tự chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất kinh doanh. Nó là
một pháp nhân hoạt động theo sự điều chỉnh của Luật pháp Việt Nam.
f) Doanh nghiệp tư nhân (Điều 141.Luật doanh nghiệp 2005)
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
g) Hộ kinh doanh (Luật Doanh nghiệp 2005)
- Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm
người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa
điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm
bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người
bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu
nhập thấp không phải đăng ký kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các
ngành, nghề có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương. Mức thu
nhập thấp được quy định không được vượt quá mức khởi điểm chịu thuế thu
nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế.
- Hộ kinh doanh có sử dụng thường xuyên hơn mười lao động phải đăng
ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp.
1.2. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp
a) Môi trường vi mô
Phân tích theo mô hình 5 lực lượng của M.Porter
4
 Doanh nghiệp và đối thủ hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại, nếu đối thủ càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội để
tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh
tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh
về giá cả đều dẫn đến những tổn thương
 Áp lực của các nhà cung ứng
Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọa khi họ có khả
năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ mà
họ cung cấp. Qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. Trên
một phương diện nào đó, sự đe dọa đó tạo ra sự phụ thuộc ít nhiều đối với các
doanh nghiệp
 Áp lực của người mua
Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua. Người mua có
thể được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp giảm
giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Người mua gồm: người
tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ) và các nhà mua công
nghiệp.

 Những người muốn vào mới (Cạnh tranh tiềm ẩn)
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh
tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa
chọn và quyết định gia nhập ngành.Đây là de dọa cho các doanh nghiệp hiện tại.
Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn gia nhập
ngành bởi vì càng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh
tranh càng khốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của các
doanh nghiệp sẽ thay đổi.
 Sản phẩm dịch vụ thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của
người tiêu dùng. Đặc điểm cơ bản của nó thường có các ưu thế hơn sản phẩm bị
thay thế ở các đặc trưng riêng biệt.
b) Môi trường vĩ mô
Mô hình PEST trong nghiên cứu môi trường vĩ mô
o Political (Thể chế- Luật pháp)
o Economics (Kinh tế)
o Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội)
5

×