Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

tiểu luận về quan niệm tình yêu của sinh năm thứ nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 58 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tình yêu luôn là đề tài muôn thuở và hấp dẫn thu hút không chỉ nhiều giới
văn, nghệ sĩ mà còn là chủ đề có nhiều quan niệm về tình yêu cũng khác nhau. Như
nhà thơ lớn của dân tộc Đức V.GỚT thốt lên rằng " yêu và được yêu đó là điều sung
sướng nhất trên trái đất này". Cũng như Xuân Diệu, nhà thơ lớn của nước ta đã than
thở " yêu là chết trong lòng một ít, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu"
Tình yêu trong sinh viên cũng vậy đẹp biết bao với những mối tình lãng mạn
đẹp như mơ, song yêu thế nào cho đẹp thì sinh viên cần có quan niệm cho đúng
hướng. Bước vào giảng đường CĐ và ĐH, nhiều tân sinh viên phải đối mặt với nhiều
mới mẻ khác với những gì đã được học trong 12 năm học trước. Đời sống sinh viên
phức tạp, có nhiều vấn đề nảy sinh và ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống cũng như
trong học tập sinh viên. Trong đó, một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất
chính là chuyện tình yêu trong sinh viên hiện nay. Khá nhiều ý kiến trái chiều về vấn
đề này, liệu nên có tình yêu sinh viên hay không? Lợi hay hại? Nhưng xét một cách
tổng thể thì tình yêu sinh viên là đại diện điển hình cho tình yêu trong giới trẻ hiện
nay. Khi xã hội ngày càng phát triển hơn, những đòi hỏi tất yếu của con người cũng
sẽ được nâng cao hơn và tình yêu cũng không nằm ngoài số đó.
Phần lớn sinh viên đều ở độ tuổi 18 đến 23. Đây là lứa tuổi tràn đầy sức sống
và trước mắt họ là bao nhiêu điều kì diệu đang diễn ra. Họ muốn tham gia vào tất cả
các mối quan hệ xã hội. Trong các mối quan hệ đó, tình bạn, tình yêu vẫn chiếm
một vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ. Vì vậy có thể coi tình yêu là một trong
những nhân tố quan trọng điều chỉnh hành vi và hoạt động của thanh niên nói
chung, sinh viên nói riêng. Đó là một bộ phận trong cấu trúc nhân cách ảnh hưởng
trực tiếp xu hướng, năng lực tính cách, lối sống của sinh viên. Đặc biệt trong bối
cảnh xã hội đang biến đổi một cách toàn diện và sâu sắc như hiện nay, sinh viên
quan niệm như thế nào về tình yêu và yêu như thế nào? Vì vậy, việc định hướng để
giúp sinh viên năm thứ nhất có quan niệm đúng đắn là cực kỳ quan trọng. Để sinh
viên có nhận thức đúng đắn về tình yêu, để sống và học tập tốt hơn. Từ đó họ tránh
những quan niệm tình yêu sai lầm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng xấu
đến tinh thần, sức khỏe và công việc học tập của các sinh viên.



1


Vì lý do trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu " QUAN NIỆM TÌNH YÊU
CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ HIỆN NAY." Với mong muốn từ việc khảo sát thực
trạng quan niệm về tình yêu của sinh viên năm thứ nhất khoa tâm lý giáo dục
trường Đại học Sư phạm Huế để có một biện pháp định hướng quan niệm về tình
yêu của sinh viên năm thứ nhất được đúng đắn hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài nghiên cứu này có thể thấy được thực trạng tình yêu của
sinh viên năm thứ nhất khoa tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế, từ đó đề
tài đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên nhận thức đúng về tình yêu và xây dựng
cho mình một tình yêu chân chính.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quan niệm về tình yêu của sinh
viên năm thứ nhất khoa tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm Huế
- Đề xuất các biện pháp nhằm định hướng đúng đắn quan niệm về tình yêu
cua sinh viên
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quan niệm về tình yêu
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên năm thứ nhất khoa tâm lý giáo dục trường đại học sư phạm- Đại
học Huế
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên 56 sinh viên năm thứ nhất của Trường Đại học Sư

phạm - Đại học Huế
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phân tích, tổng hợp, so
sánh,...Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2


+ Phiếu điều tra thực tế.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu.
+ Phương pháp quan sát
- Phương pháp xử lý số liệu bằng hệ thống toán học
6. Giả thiết nghiên cứu
- Những sinh viên có nhận thức đúng đắn về tình yêu thì có hứng thú, tích
cực hơn trong học tập.
- Phần lớn đa số sinh viên năm thứ nhất chưa có người yêu.
- Sinh viên khoa tâm lý giáo dục có kế hoạch để cân bằng giữa việc học và yêu.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan niệm là gì?
Quan niệm là một từ chúng ta vẫn thường được nghe nhiều trong thực tế. Ví
như chúng ta được nghe quan niệm về tình bạn, quan niệm về tình yêu, quan niệm về
cái đẹp, quan niệm về các vấn đề nóng bỏng của xã hội... Có rất nhiều quan niệm
khác nhau về vấn đề trong cuộc sống, nhưng ít ai để ý đến khái niệm quan niệm là gì?

Có nhiều người hiểu quan niệm là ý kiến chủ quan của một người về một vấn
đề nào đó trong cuộc sống.
Hoặc có thể xem quan niệm là một ý kiến chủ quan nào đó trong cuộc sống.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu: Quan niệm là sự nhận thức, cách suy nghĩ,
đánh giá và tỏ thái độ của một người về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.
1.1.1. Quan niệm về tình yêu
Tình yêu là một mặt không thể thiếu được trong cuộc sống, mỗi người một
tình yêu và vì thế mà có rất nhiều quan niệm về tình yêu khác nhau. Khi nói đến
tình yêu không chỉ nói tới mặt tình cảm, tinh thần mà còn bao gồm nhiều vấn đề
khác nhau như lựa chọn người yêu, cách bảo vệ tình yêu, yêu như thế nào, vấn đề
tình dục trong tình yêu... Và thế ta đã có thể hiểu quan niệm về tình yêu là sự nhận
thức, cách nhìn nhận, đánh giá về tất cả các mặt, vấn đề khác nhau trong tình yêu.
Mỗi một người một lý trí, một trái tim nên sẽ có những quan niệm về tình
yêu hoàn toàn khác nhau trong tình yêu. Và mỗi mặt, một vấn đề trong tình yêu mỗi
người cũng có thể là khác nhau. Sự khác nhau này có thể do người đã từng trải qua
tình yêu, đang yêu và đã yêu, có người lại chưa một lần yêu, có người lại có mối
tình câm, có người cuộc tình đang dang dở và đau khổ, cũng phụ thuộc vào môi
trường sống, nền văn hóa mà mỗi người tiếp nhận được, có thể phụ thuộc vào đặc
điểm tâm sinh lý, lứa tuổi, ngành nghề, địa vị xã hội.....
Để có một tình yêu đẹp, điều đầu tiên là quan niệm đúng đắn về tình yêu,
một nhận thức tuyệt đối để có tình yêu với đủ vị ngọt ngào và chua chát, để chăm
sóc, nuôi dưỡng tình yêu lớn lên và trọn vẹn.

4


Một quan niệm sai lầm có thể dẫn đến những hậu quả mà không ai có thể
lường trước được. Chưa nói tới cái gì lớn lao, chỉ một chút hờn ghen nho nhỏ cũng
làm cho người đang yêu buồn phiền, suy nghĩ, trông họ buồn rầu và dường như khó
để tâm làm được việc gì. Còn những cuộc hờn giận lớn thì sao? Vì như tình yêu mù

quáng, yêu là dâng hiến tất cả, thì sau đó là một cuộc chia tay " hận thù" nhau, trở
mặt đi và để lại cho hai bên một vết thương lòng khó có thể hàn gắn được, cũng vì
thế một số người đã tìm ngõ cụt cho cuộc đời đó là " chết" hay còn toan tính để trả
nợ đời với những lọ axít, hay phá vỡ hạnh phúc mới của đối phương.....
Vậy tại sao lại không trang bị cho bản thân mình một nhận thức sâu rộng,
hiểu biết đúng đắn về tình yêu để khi yêu, đang yêu, sẽ yêu có cảm nhận được các
gia vị ngọt ngào, nồng thắm của tình yêu. Biết đau khổ không trốn tránh mà là đón
nhận một thái độ bình an và cảm nghĩ về nó.
1.1.2. Khái niệm về tình yêu
Tình yêu là gì? Trước hết, tình yêu không phải là một trạng thái tình cảm đơn
thuần như sự hưng phấn.
Tình yêu là một dạng tình cảm đặc biệt hướng vào một đối tượng cụ thể, nhất
định. Trong quan hệ lứa đôi thì tình cảm đó hướng vào một người khác phái. Theo
ngôn ngữ của các nhà tâm lý học thì tình cảm hướng vào" đối tượng tình yêu".
Tình cảm này hay nói chính xác hơn là cảm giác kỳ lạ này có những nét
chung với những cảm giác khác của con người. Tất cả tình cảm xúc ấy định hướng
như vậy đều có đặc điểm chung, đó là nhu cầu đòi hỏi phải được thỏa mãn và chúng
ta là chủ thể tìm mọi cách thỏa mãn các nhu cầu đó. Theo B.Disreseli cho rằng "
Mọi người được sinh ra để yêu ....Đó là nguyên lý và cứu cánh duy nhất của cuộc
sinh tồn". Đón nhận và trao tặng, cho và nhận, sống cùng và sống vì nhau. Đó chính
là một trong những đặc điểm chủ yếu của tình yêu và phân biệt nó với những thứ
tình cảm khác. Không phải bây giờ chúng ta mới biết đến mối quan hệ kỳ diệu này
của tình yêu. Các nhà thơ, nhà văn đã tốn khá nhiều bút mực vì tình yêu là một đề
tài không bao giờ cạn." tình yêu là nỗi đam mê không quy phục một điều gì, trái lại
mọi thứ quy phục nó". Sống cho nhau, vì nhau, lấy hạnh phúc của người yêu làm
hạnh phúc của mình, đó chính là kim chỉ nam hành động của con người thực sự yêu
nhau. " ái tình và lòng cao quý chỉ là một" (Dante). Một điều lý thú khác của tình

5



yêu đó không phải chúng ta rung động, yêu thương bất kỳ ai chúng ta gặp trên
đường đời. Chúng ta chỉ rung cảm trước một đối tượng cụ thể. Trong trường hợp
một người bắt cá hai tay thì không thể nhìn nhận đó là một tình yêu đúng nghĩa.
1.2. Quan niệm về tình yêu sinh viên
Phần lớn sinh viên đều ở độ tuổi 18 đến 23. Đây là lứa tuổi tràn đầy sức
sống, thời kì đẹp nhất của mỗi con người, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Họ muốn
tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Trong mối quan hệ đó thì có cả tình bạn song
quan hệ tình yêu vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của sinh viên.
Trước kia khi nói đến tình yêu, thì người ta thường nghĩ tới mối tình lãng
mạn và trong sáng, giản dị, túp lều tranh hai trái tim vàng, đầy sức sống yêu đời.
Nhưng trong bối cảnh xã hội hiện nay đang biến đổi một cách nhanh chóng, thì
quan niệm tình yêu trong sinh viên như nào? Có người cho rằng tình yêu sinh viên
đẹp ví như trăng rằm, trẻ trung, năng động trong sáng và giản dị, trung thực không
đan xen những lừa lọc, thánh thiện đời thường. Nhưng không hẳn thế, mà thường "
giữa đường đứt gánh" hay " cưỡi ngựa xem hoa". Có người cho rằng tình yêu sinh
gần gũi và họ đến với nhau bằng cả trái tim. Song hầu hết tình yêu sinh viên dễ tan
vỡ khi mọi áp lực trong cuộc sống tràn đến, nào là ra trường chưa có việc làm, chưa
tự lập được. Để rồi mối tình đẹp phải gác lại đầy những niềm mong ước, nguyện
cầu cho nhau tìm được mảnh kia tốt hơn. Đó là nỗi niềm của mỗi người khi đi qua
cánh cửa tình yêu.
Nhiều sinh viên hiện nay coi tình yêu như một trò chơi, một trò giải trí hay
một sự ganh đua với bạn bè, yêu theo kiểu phong trào hay thời vụ. Những người đã
từng trải qua thời sinh viên trước đây cho rằng tình yêu đẹp như thơ, mơ mộng, kín
đáo, trong sáng không vụ lợi. Hiện nay thì cũng không ít sinh viên quan niệm tình
yêu chưa nghiêm túc. Có một số các bạn sinh viên năm thứ ba và thư tư quan niệm
tình yêu thì chỉ để khoe. Chính vì nhận thức như vậy nên nhiều sinh viên đã không
nghiêm túc trong tình yêu. Họ dễ dàng thay đổi người yêu như cơm bữa, hay cùng
một lúc có nhiều người để yêu. Vậy nên đó là một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình yêu tan vỡ là điều không khó hiểu khi những sinh viên xem tình yêu như là

trò chơi.
Có thể sinh viên hiện nay quan niệm về tình yêu thoáng hơn rất nhiều. Trước

6


đây, nam nữ sinh viên trong lớp nếu yêu nhau họ rất kín đáo và bạn bè trong lớp
biết được tình cảm của họ. Nhưng giờ đây nếu một bạn nam một bạn nữ trong lớp
yêu nhau thì đó là chuyện hết sức bình thường và bạn bè trong lớp tôn trọng tình
cảm của họ. Họ có thể công khai tình cảm của mình. Tuy nhiên, đôi khi sự công
khai đó được đẩy đến quá mức, đến nỗi về ở chung giường phòng với nhau mấy
ngày mà bạn bè cùng phòng không hề có phản ứng gì, hay có thể ở một mình thì
đưa về " sống thử"
Ngoài ra còn có một số ý kiến cho rằng tình yêu sinh viên ngày nay quá thực
dụng, yêu nhau vì kinh tế " góp gạo thổi cơm chung" luôn nhìn về vật chất, với mẫu
chọn người yêu đẹp, gia đình có khá giả " nhà đường phố, bố làm to" chính vì vậy
mà tình yêu ngọt ngào, có nhiều gia vị trong sinh viên không còn mấy hấp dẫn nữa.
Qua đó cho thấy, tình yêu luôn có sự thu hút với nhiều người. Tuy nhiên
những thời kì khác nhau quan niệm về tình yêu cũng hoàn toàn khác nhau. Việc
nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa quan trọng đối với giới trẻ nói chung và sinh viên
nói riêng. Từ đó giúp chúng ta có cách nhìn nhận một cách toàn diện hơn về tình
yêu theo đúng nghĩa của nó, từ đó giúp sinh viên xây dựng nhân cách tốt hơn, có lối
sống văn minh hơn, và có được một tình yêu tuyệt đẹp hơn.
1.2.1. Có nên phủ nhận tình yêu sinh viên không.
Sinh viên là chủ nhân tương lai của đất nước. Là những người tri thức của
dân tộc, họ sẽ là người bước tiếp con đường cha ông đi trước, là công dân thực thụ,
họ sẽ kết hôn...Vì vậy có gì mà phủ nhận tình yêu sinh viên không?
Nhiều ý kiến cho rằng tình yêu sinh viên chỉ là " thú yêu đương" tình yêu
sinh viên giờ không như trước là nắm tay nhau dạo quanh trường ngắm hoa bằng
lăng, nghe chim hót, mà dắt tay nhau vào chỗ thanh vắng, nhà trọ..... " tâm tình"

tình yêu sinh viên bây giờ tính toán chi li từng khía cạnh, nào là kinh tế gia đình,...
và cách thể hiện trong tình yêu dường như người con gái tỏ tình trước không hề có
sự e thẹn, ngại ngùng như trước, tình yêu đó không sống đúng bản chất của tình
yêu. Bản chất của tình yêu là cho và nhận, là chia sẽ vui buồn, là chấp nhận không
tính toán. Tình yêu sinh viên nếu như vượt qua những tầm thường: Tiền tài, danh
lợi và dục vọng thì nó thực sự cần thiết như một mặt tất yếu. Họ sẽ dìu dắt nhau,
cùng nhau cố gắng học tập, quan tâm, chăm sóc nhau, giúp nhau tự hoàn thiện bản

7


thân mình. Vì vậy nếu có được tình yêu thì hãy yêu đúng bản chất của nó, hãy giữ
gìn cho tình yêu luôn trong sáng và thuần khiết. Nhưng trước khi yêu phải nhìn
nhận được người mình yêu như thế nào? Có đáng tin cậy không? Không phải cứ
gặp ai thì yêu bừa lấy một người. Ít nhất, cũng phải biết được vài điều cơ bản như:
Ở đâu? Làm gì? Ăn nói cư xử như thế nào?..Nói tóm lại là cần tìm hiểu kỹ trước khi
yêu. Còn khi yêu thì hãy yêu bằng cả con tim lẫn lý trí, con tim sẽ thể hiện tình yêu
của mình, còn lý trí thì sẽ soi đường cho con tim. Khi con tim và lý trí gặp nhau
trong sự đồng điệu sẽ giúp cho tình yêu trong sáng và chân thành.
1.3. Những dạng tình yêu mù quáng.
Tìm đến với hạnh phúc yêu đương là nhu cầu muôn thuở và hầu như những
con người bình thường đều ít nhiều có một thời trong đời trải qua những ngày tháng
ngọt ngào đầy về thần tiên do tình yêu mang lại.
Thế nhưng, khá nhiều người lại rơi vào trường hợp day dứt, đôi khi hối hận
là đã chọn một người yêu có tính cách hoàn toàn khác với những gì mà mình đã
mong ước. Đã có những cuộc tình mở đầu thật thơ mộng, tốt đẹp thế nhưng kết thúc
thật buồn và để lại những kỷ niệm thật đen tối trong cuộc đời.
Trong cuộc đời, có hai bước ngoặt quan trọng quyết định tương lai, hạnh
phúc của bạn đó là chọn nghề và chọn bạn trăm năm. Theo tiến sĩ Barbara De
Angelis, có năm trường hợp phổ biến nhất.

- Là không dám nêu ra những câu hỏi cần thiết với đối tượng.
- Chủ quan đến mức không nhìn rõ thực tế
- Quyết định hấp tấp, vội vàng, thiếu cân nhắc.
- Thiên về tình dục.
- Không vượt qua nổi những ấn tượng
Ở trường hợp thứ nhất, một số người đã bị cản trở bởi nỗi sợ làm giảm tính
chất thơ mộng, thí vị của tình yêu.
Họ cho rằng, nếu đặt câu hỏi có vẻ như tò mò về đời sống riêng tư của đối
tượng thì là một điều khiếm nhã. Thật ra, cũng có những người vượt khỏi tâm trạng
nôn nao sợ hãi này, thế nhưng đối tượng của họ lại khéo léo tìm cách tránh né câu
trả lời. " người ta thường xét đoán theo vẻ bề ngoài hơn là thực chất. Ai cũng có
mắt, nhưng ít người có khả năng nhìn thấu suốt.

8


Trường hợp thứ hai, người ta thường nhận xét hết sức chủ quan về người yêu
của mình. Chỉ cần nghe thấy hoặc được nhìn thấy một sự việc báo trước về tính
cách cũng như cuộc sống của đối tượng có thể phù hợp với mình mà người ta vẫn
dễ bỏ qua. Ở những người đang yêu họ thường giảm nhẹ lỗi lầm của đối tượng bất
kể đó là thứ lỗi lầm nào. Như ở trường hợp thứ tư có nhiều chàng trai do không kìm
được niềm ham muốn của mình trước sự khêu gợi của các cô gái nên đã quan hệ
tình cảm thật buông thả và ân hận suốt một đời. Ở trường hợp cuối thường xảy ra
với các cô cậu mới lớn. Ở lứa tuổi này, các bạn nam nữ dễ bị chi phối bởi những
định kiến bất chợt hình thành vào một khoảng khắc ngắn ngủ nào đó. Có thể là một
cuộc chạm trán bất ngờ trên đường phố, có thể là cuộc hành trình trên xe lửa và
được có dịp ngồi bên cạnh nhau, hoặc sự xuất hiện bất ngờ của đối tượng trong buổi
tiệc nào đó...
Ngoài ra còn có nhiều trường hợp khác xảy ra trong thực tế nữa mà các bạn
trẻ chưa nhận ra được.

1.4. Quan niệm về tình yêu hiện đại.
Tình yêu trong xã hội "hiện đại" như thế nào? Nếu theo nghĩa chân chính của
nó thì từ " hiện đại" dùng trong bất cứ tình huống nào cũng không có gì là xấu. Con
người hiện đại thì cách nghĩ, lối sống, yêu đương cũng hiện đại hơn, đó là điều tất
yếu dễ hiểu.
Trước hết, chúng ta bàn về cách sống trong xã hội hiện đại. Tình yêu trong
xã hội hiện đại không hoàn toàn có nghĩa là phải tước hết những phần tốt đẹp, nhân
bản, cao thượng bác ái, nhưng điều cần chú ý là nó không bị ảnh hưởng bởi những
định kiến. Trong xã hội hiện đại, nam nữ có thể yêu và xây dựng gia đình với những
người khác mình về tôn giáo, giai cấp, màu da, dân tộc...Ở một khía cạnh nào đó
tình yêu trở nên tự do hơn và sâu rộng hơn. Mặt khác, tình yêu trong xã hội hiện đại
khoa học hơn, không bị ràng buộc những lề thói lạc hậu. Thay vì phải tìm người
mai mối như xưa, nam nữ ngày nay có thể làm quen với nhau tại môi trường làm
việc hoặc bằng những hình thức thật phong phú như tổ chức các buổi gặp mặt, đi
chơi xa, cắm trại, tìm bạn bốn phương...Nhờ vào hững điều kiện giao lưu hoàn cảnh
sống ngày nay đã khác xưa và con người sống trong thời đại văn minh đã ý thức rõ
ràng hơn về các quyền tự do cá nhân chính đáng, nhất là trong lĩnh vực tình cảm

9


cũng từ đó con người có cái nhìn mới mẻ hơn trong tình yêu. Song ở trong hiện đại
hay cổ điển thì sự hạnh phúc về mái ấm gia đình, sự chung thủy trong tình yêu chân
thành của người bạn đời là hết sức quan trọng.
1.5. Ý thức về tình yêu của người bạn trai.
Khi bước vào tuổi dậy thì, tâm sinh lý của bạn trẻ bắt đầu biến chuyển và
phát triển mạnh mẽ, nhiều khi “quá nhanh”, không đồng bộ nên nhiều lúc không
thích ứng, có những biểu hiện rối loạn, khi thì trầm cảm, chán nản học hành, có lúc
lại nồng nhiệt vui chơi quá đáng, v.v....Cả hai trạng thái đều không tốt nhưng cũng
may là qua rất nhanh. Theo thời gian, sự phát triển thân thể chín muồi, bạn trẻ bắt

đầu có cảm giác thiếu thốn tình cảm, chưa hẳn là tình yêu nhưng đã biết hướng đến
bạn khác phái một cách tự nhiên. Đa số các bạn trẻ trong thời gian ấy đều ít nhiều
có những ước mơ cháy bỏng hay một vài ảo tưởng về tình yêu.
Bạn trai vốn thiên về sắc dục nên luôn luôn nghĩ rằng bạn tình, bạn đời của
mình sau này phải là người có nhan sắc tuyệt trần, tính nết dịu dàng dễ thương,
v.v... Khi ấy ai nói rằng tình yêu không như tiểu thuyết, phải bao gồm cả yếu tố vật
chất như tiền bạc, sự nghiệp thì chắc chắn họ sẽ phản đối bằng được.
Một số bạn trai do phát triển hormone sinh dục mạnh mẽ, đã bắt đầu có
những thôi thúc đòi hỏi phải thỏa mãn. Đa số giải quyết bằng cách thủ dâm nhưng
cũng không loại trừ số ít môi trường xấu tiêm nhiễm như phim ảnh đồi trụy, tiếp
xúc với giới phụ nữ chuyên nghề" bán phấn buôn hương" nên rơi vào sa đọa, dâm ô.
Số lớn còn lại chưa biết tình yêu ra sao, mơ mộng đến một cuộc tình thanh cao
nhưng luôn luôn "nồng cháy" phù hợp với sinh lý lúc ấy. Bạn trai có thể tưởng
tượng ra những mối tình như trong tiểu thuyết, đầy rẫy gian khổ nhưng cuối cùng
bao giờ mình cũng là người chiến thắng. Có thể nói ý thức ban đầu về tình yêu của
bạn trai hết sức mong manh, hình như không có thật, diễm lệ nhưng khó thực hiện.
Chắc chắn bạn trai “hồi hộp” với những cảnh tưởng tình dục mà mình đóng vai
chính nhưng rất dễ kiềm hãm bằng những hoạt động thanh sạch như thể thao, dã
ngoại...v.v.
1.6. Ý thức tình yêu của bạn gái.
Bạn gái cũng có thời gian dậy thì như bạn trai, tuy rằng phát triển sớm hơn
vài năm, vì vậy ai cũng cho rằng bạn gái thường chín chắn hơn so với bạn trai cùng

10


tuổi. Điều này là lẽ tự nhiên bởi bản năng của bạn gái phải gánh chịu nhiều bổn
phận hơn bạn trai
1.7. Tình yêu chân chính
Như đã trình bày ở trên, tình yêu vốn là lĩnh vực phức tạp để định nghĩa như

thế nào là tình yêu chân chính thì thật không dễ dàng và chỉ định nghĩa một cách
tương đối mà thôi. Bạn trai vốn thiên về “truyền thống” cổ hủ, vẫn còn rơi rớt đâu
đó quan điểm “thống trị” và thiên về tình dục nên cho rằng bạn gái phải thật sự trao
hết thể xác thì mới chứng tỏ được tình yêu là chân thật. Họ biện luận: Yêu mà còn
do dự, yêu mà không dám dâng hiến tất cả cho người mình yêu tức còn tính toán.
Trong khi đó bạn gái với thiên chức làm mẹ, luôn luôn có khuynh hướng giữ gìn sự
trinh bạch và đề cao sự cao thượng của tình yêu nên bao giờ cũng bắt đầu bằng tình
cảm. Dĩ nhiên thì vẫn có bạn gái thiên về tình dục. Bạn gái có thể chiều theo nhục
dục đối với một người nhưng trong thâm tâm vẫn quan niệm nhục dục chỉ là
“phương tiện” hay sự “chứng minh” tình yêu chứ không đánh đồng nhục dục là tình
yêu. Ngoại trừ một số bạn gái có dục tính mạnh. Nhà thơ Nguyễn Du có viết về
Thúy Kiều và Kim Trọng
"Gương trong chẳng chút bụi trần,
Một lời quyết hẳn muôn phần kính thêm!
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá, phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại lợp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!.
Tình yêu chân chính vậy. Như vậy có thể nói tình yêu chân chính là sự kết
hợp hài hòa giữa tình cảm và thể xác của đôi trai gái, dưới sự chứng kiến của gia
đình và xã hội". Tình yêu chân chính không thể lén lút, vượt qua lễ giáo, xem
thường dư luận xã hội mà bền vững được. Tình yêu chỉ đẹp và bền vững khi đôi trai
gái đến với nhau bằng sự hòa hợp chân thành, tôn trọng lẫn nhau, chung vai chung
sức để cùng nhau hướng về tương lai. Sẽ không gì chia rẽ được đôi lứa biết tin
tưởng vào nhau, tôn trọng và hy sinh cho nhau. Tiếc rằng bạn trẻ ngày nay hiếm
được như thế.

11



Chương 2. THỰC TRẠNG QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU
SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤCTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
1. VÀI NÉT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ
Trường Đại học Sư phạm Huế nằm bên cạnh sông Hương với nhịp cầu Tràng
Tiền yên bình và êm ả, chúng ta sẽ thấy sự lãng mãn có cái gì đó riêng cho ngôi
trường này.
Trường Đại học Sư phạm Huế đã trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng
thành, trường là một trng những trường thành viên đầu tiên của Đại HỌC Huế.
Trong thời gian qua công tác giáo dục cuả nhà trường thực hiên tốt những gì mà bộ
Gíao dục đưa ra.
Tiếp xức với sinh viên trường Đại học Sư phạm Huế chúng ta sẽ cảm nhận
được một nét bình dị cái đó mang đậm chất Huế mà không phải sinh viên trường
nào cũng có. Trong họ không thiếu sự năng động, tự tin của thế hệ trẻ mà là những
sinh viên luôn chăm chỉ trong học tập và cố gắng trong rèn luyện bản thân, họ giản
dị trong cuộc sống thường ngày và luôn lịch thiệp trong giao tiếp, bởi họ đang được
đào tạo trở thành những nhà giáo tương lai.
Công tác giáo dục sinh viên của trường học được chú trọng trong cả hai mặt
tri thức chuyên nghành và đạo đức, chính trị, tư tưởng. nhà trường xác định công
tác giáo dục đạo đức, tư tưởng chính trị cho sinh viên là một hoạt động hết sức quan
trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Ngay từ đầu năm học nhà trường luôn tổ chức tuần sinh hoạt công dân để
nhằm giáo dục tư tưởng cho sinh viên. Ngoài ra trường còn phối hợp với các tổ
chúc khác để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu như: Lịch sử về trường, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các lớp tập huấn về sức khỏe sinh sản, HIV,…Cùng với đó là những hoạt
động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao giáo dục sinh viên phát triển một cách
toàn diện.
Đồng thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên
qua các giờ dạy trên lớp, qua các môn học giáo viên còn thực hiện tốt nhiệm vụ
giúp sinh viên hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp sinh viên nhìn nhận


12


những giá trị đúng đắn, phù hợp với truyền thống dân tộc và xu thế hiện đại.
Ngoài ra nhà trường đã biết phát huy sức mạnh tổng hợp trên cơ sở tận dụng
tốt khả năng của những đơn vị, đoàn thể trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo
đức, chính trị, tư tưởng ch sinh viên. Đoàn thanh niên và hội sinh viên là những tổ
chức có vai trò và ưu thế lớn trong tuyên truyền, tổ chức, vận động sinh viên tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư tưởng, ý thức chính trị.
Từ nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục động sinh viên bộc lộ
những năng lưc, phẩm chất của mình để nhà trường có sự phát huy và điều chỉnh.
Nhờ đó mà sinh viên có được nhận thức đúng đắn và có đời sống lành mạnh.
Từ nhận thức và hoạt động thực hiện, trường Đại học Sư phạm Huế đã tạo ra
được một môi trường giáo dục lành mạnh, đào tạo nên những thế hệ sinh viên có tác
phong sư phạm, không sa vào các tệ nạn xã hội và sẽ là những nhà giáo mô phạm
trong tương lai.
1.1. Một vài nét về quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của sinh viên
Dưới môi trường của Đại học Sư phạm Huế, sinh viên đều nhận thức được
mình là những nhà giáo tương lai, những người đứng trên bục giảng, “ thông qua
dạy chữ để dạy người” nên hầu hết sinh viên đều nhận thức được tầm quan trọng
của việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính trị cũng như học tập nên nâng
cao trình độ chuyên môn.
Sinh viên của trường Đại học Sư phạm Huế đều nhận thức được nhiệm vụ
của chính bản thân mình nên ai cũng có sự cố gắng trong học tập và rèn luyện. Sinh
viên luôn chấp hành tốt những nội quy, quy chế mà nhà trường đề ra như mang
trang phục đi học đúng quy định, đi học đúng giờ, tham gia hoạt động đầy đủ, nhiệt
tình … Thể hiện ý thức kỷ luật và tác phong sư phạm ở mỗi sinh viên.
Mặt khác sinh viên được sống trong môi trường xã hội hiện đại với cơ chế
thị trường nhưng sinh viên sư phạm vẫn xây dựng được cho mình nếp sống lành
mạnh, văn minh. Các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc…Hầu như không xuất hiện

trong sinh viên của trường. Điều đó chứng tỏ sinh viên dã nhận thức đúng đắn và có
sự nghiêm khắc với chính bản thân mình, xác định được cho mình những nguyên
tắc sống phù hợp để điều chỉnh hành vi, lối sống của mình để không sống buông
thả, đua đòi mà ngược lại sinh viên ở đây lại sống giản dị và chân phương.

13


Riêng về những quan niệm về tình bạn, tình yêu, sinh viên cũng đã có không
ít những tình bạn đẹp, tình yêu đẹp để giúp đỡ nhau, để là động lực cho mỗi sinh
viên trong cuộc sống thường ngày và học tập.
Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số sinh viên nhận thức chưa chín chắn, chưa
xác định được mục đích phấn đấu cũng như nhiệm vụ chính của bản thân, tư tưởng còn tỏ
ra do dự, học tập và rèn luyện không được các bạn quan tâm đúng mức, có một số bạn còn
thờ ơ trong việc học. Một số sinh viên có biểu hiện của lối sống thực dụng, vụ lợi, đua đòi
chưa biết cách quản lý tài khoản của bản thân. Một số ít sinh viên còn sống buông thả
trong tình yêu, yêu theo kiểu phong trào, lợi dụng nhau… Tuy chỉ là số ít nhưng những
sinh viên cần cố gắng nhận thức lại chính bản thân mình một cách chín chắn hơn.
Tóm lại, sinh viên của trường Đại học Sư phạm Huế hầu hết đã nhận thức
được tầm quan trọng của công tác học tập và rèn luyện và cũng đã có nhiều cố gắng
trong việc thực hiện hai nhiệm vụ đó. Cùng với môi trường giáo dục lành mạnh của
nhà trường, những hoạt động giáo dục mà nhà trường tổ chức sẽ đưa đến cho xã hội
những thầy giáo giỏi về chuyên môn và có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt.
2. THỰC TRẠNG QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ
Để nghiên cứu quan niệm về tình yêu của sinh viên năm thứ nhất khoa tâm
lý giáo dục trường tâm lý giáo dục: Điều tra được tiến hành trên 50 sinh viên bằng
phiếu điều tra và qua trò chuyện trao đổi, phỏng vấn sâu cũng đã giúp tôi bổ sung
thêm một số thông tin cần thiết.
Qua điều tra tôi đã thu được kết quả như sau:

2.1. Quan niệm về sự cần thiết đối với tình yêu
Với câu hỏi: Theo bạn sinh viên có nhất thiết phải có tình yêu lứa đôi hay
không? Kết quả thu được như sau:
Bảng 1. Quan niệm về sự cần thiết của tình yêu đối với sinh viên
Mức độ
Rất cần thiết
Cần thiết
Bình thường
Không cần thiết

Số lượng
0
5
32
11

14

Tỉ lệ (%)
0
10
64
22


Biểu đồ 1: Quan niệm về sự cần thiết của tình yêu đối với sinh viên
Bảng số liệu trên cho ta thấy được phần lớn sinh viên cho rằng tình yêu đôi
lứa là “ bình thường” đó là phần đông sinh viên không chú trọng đến điều đó, đối
với họ là một điều dĩ nhiên, có cũng được và không có cũng không sao? Điều này
cho thấy họ vẫn đặt nhiệm vụ học tập lên hàng đầu, còn vấn đề tình yêu đôi lứa họ

ít để ý tới. Song cũng có thể trong số những sinh viên này chưa hiểu hết được ý
nghĩa của tình yêu có thể mang lại.
Bên cạnh đó có 11/50 sinh viên, chiếm tỉ lệ 22% cho rằng đối với sinh viên,
tình yêu đôi lứa không cần thiết. Có thể những sinh viên chưa hiểu hết được ý nghĩa
của tình yêu, họ chỉ mới cảm nhận rất mơ màng về tình yêu hoặc một khía cạnh nào
đó họ thấy mặt trái của tình yêu, như sự đổ vỡ, đau khổ, tốn kinh phí, và còn nhiều
lý do khác nữa…Hay trong số đó có người đã từng trải qua một mối tình câm, với
mối tình đầu không mấy hạnh phúc.
Tình yêu xuất hiện ở lứa tuổi sinh viên như một quy luật tự nhiên của con
người vậy. “ Mọi người được sinh ra để yêu…Đó là nguyên lý và cứu cánh duy
nhất của cuộc sinh tồn” (B.Direseli) đón nhận và trao tặng, cho và nhận, sống cùng
nhau và sống vì nhau. Đó chính là một trong những đặc điểm chính của tình yêu và
phân biệt nó với những thứ tình cảm khác. Tình yêu đẹp nhất được biết đến ở lứa
tuổi sinh viên với những ước mơ bay bổng và lãng mạn nhưng cũng giản dị và chân
thành. Nó sẽ giúp sinh viên có một cuộc sống đậm chất sinh viên hơn, vui tươi, trẻ
trung và năng động hơn. Nhưng trong số còn lại họ không nghĩ đến và cảm thấy
tình yêu là một cái gì đó xa lạ đối với cuộc sống của chính bản thân họ, hay họ đang
e ngại không dám nói ra điều đó, họ không dám đối diện với thực tế và những gì
mình cảm nhận được và không dám nói ra, có lẽ sợ bạn bè chê cười, vì đây là
15


chuyện của người lớn. Cũng trong số này một số bạn có chịu ảnh hưởng của niềm
tin như đạo ki- tô giáo, đạo phật… Họ có chí hướng sống theo bậc sống khác đó là
chú tâm muốn dâng mình cho nhiều người hơn thông qua sự hy sinh, chấp nhận kìm
nén bản năng tính dục lại để hướng tới cái gọi là vinh phúc sau này, cho nên họ đã
sống ẩn mình trong các tu viện, chùa. Một số rất ít sinh viên cho rằng tình yêu là
cần thiết, 10% trong số được điều tra này họ đã hiểu và nhận thấy được mặt tích cực
của tình yêu, và họ đang tiến tới giúp tình yêu cao hơn và cũng từ đây họ tự hoàn
thiện bản thân mình hơn.

Như vậy phần đông sinh viên vẫn chưa nhận thức hết được ý nghĩa của tình
yêu chân chính mang lại, sinh viên còn có một cái nhìn phiến diện về tình yêu, lo sợ
và bị ám ảnh bởi những thực tế mà họ đã một lần nào đó vô tình chứng kiến, họ lo
sợ tình yêu sẽ làm cho nhiệm vụ học tập giảm sút, song cũng có một phần sinh viên
đã thể hiện sự hiểu biết về tình yêu của mình đang có và sẽ có.
2.2. Quan niệm về bản chất của tình yêu của sinh viên.
Tình yêu mang đến cho con người hạnh phúc, dù thứ khác cũng mang đến
hạnh phúc nhưng chỉ có tình yêu mới dẫn người ta đến tột đỉnh của hạnh phúc. Vậy
để đến được tột đỉnh của hạnh phúc đó không phải là chuyện dễ dàng mà cần hiểu
được bản chất của tình yêu.
Riêng đối với sinh viên, nhiệm vụ chính vẫn là học tập, vậy thì tình yêu sinh
viên cần phải như thế nào để đi cho đúng hướng? Sau đây là ý kiến của 50 bạn sinh
viên năm thứ nhất khoa tâm lý giáo dục trường Đại Sư phạm Huế:
Bảng 2: Tình yêu sinh viên cần phải
Nội dung
Trong sáng, thuần khiết
Chân thành, giản dị
Không vụ lợi
Không tình dục

Số lượng
19
6
3
18

16

Tỉ lệ (%)
38.0

12.0
6.0
36.0


Biểu đồ 2: Tình yêu sinh viên cần phải
Nếu như với những thực tế trên thì họ tỏ vẻ lạnh nhạt thờ ơ trong tình yêu,
nhưng thực ra với quá trình điều tra sâu vào thì họ đã đưa ra được bản chất của tình
yêu cần phải là trong sáng, thuần khiết chiếm 38% tỉ lệ đã đồng ý rằng tình yêu sinh
viên cần phải trong sáng và thuần khiết. Tình yêu trong sáng, thuần khiết là ở chỗ
họ yêu bằng trái tim nhiệt huyết của tuổi trẻ là sự nồng cháy của tuổi hai mươi mà
không hề một chút toan tính thiệt hơn, trong sáng, thuần khiết bởi vì nó vượt lên
trên những ham muốn tầm thường: Tiền tài, danh lợi và dục vọng. Vậy là phần
đông sinh viên đã suy nghĩ sẽ lựa chọn cho mình một tình yêu như vậy.
Cùng với đó là 6/50 sinh viên, chiếm 12% lựa chọn tình yêu sinh viên cần
phải chân thành và giản dị. Sự chân thành trong bất cứ tình cảm nào cũng cần thiết,
trong tình yêu thì sự chân thành, giản dị ở lứa tuổi sinh viên luôn thể hiện khá rõ.
Bên cạnh đó biết đâu tình yêu sinh viên luôn trong sáng không liên quan đến tình
dục đó là một trong những điểm mà sinh viên cự tuyệt không có và không nên có,
từ đó cho thấy rõ họ đã có cách nhìn nhận đúng đắn về tình yêu sinh viên, đó là một
dấu hiệu đáng mừng cho chính các bạn. Tình yêu trong sáng, thuần khiết sẽ là bản
chất của tình yêu ở sinh viên, cũng chính vì từ đây con người hiểu ra rằng tình yêu
không phải là lợi dụng, mang nặng vì tình dục mà đến với nhau để giải tỏa những
ham muốn tính dục, nhưng khi biết được bản chất của tình yêu rồi thì họ cảm thấy
tình yêu đúng nghĩa của nó thật đẹp biết bao, và đáng có nó làm sao? Chính từ đây
họ khám phá chính bản thân mình để hoàn thiện mình hơn.
Chứng tỏ rằng phần lớn sinh viên nhận thức được những gì cần có đối với
tình yêu sinh viên- sự trong sáng, chân thành, thuần khiết, và không vụ lợi, tình dục.

17



Đó là quan niệm hoàn toàn đúng đắn và hợp lí. Một số lượng sinh viên ít hơn lựa
chọn tình yêu sinh viên không nên vụ lợi và không tình dục, với 6/50 chiếm (12%)
tỉ lệ sinh viên lựa chon không vụ lợi, và (36%) sinh viên lựa chọn tình yêu không
tình dục.
Sự chân thành, giản dị trong tình yêu sinh viên không cho phép tình yêu ấy
có những toan tính, vụ lợi. Đặc biệt tình yêu sinh viên hoàn toàn không nên có quan
hệ tình dục, về vấn đề này hầu như bạn trẻ nào cũng phản đối kịch liệt. mặc dù
chúng ta có thể thấy qua quan hệ tình dục tình cảm có thể thăng hoa, tình yêu có thể
bền vững hơn, có bạn cho rằng yêu nhau là phải trao toàn thân cho nhau, và để
chứng minh lòng thành thì cần có sự trao thân cho người mình yêu, nhưng những
hậu quả nó mang lại là những cái mà mình phải trả giá thì quá đắt. Như vậy, đã có
một số ít sinh viên nhận thức được điều đó. Họ đã hiểu được rằng bản chất của một
tình yêu thực sự, một tình yêu đẹp.
Bên cạnh những ý kiến trên sinh viên còn đưa ra rằng vấn đề tình dục và bản
chất của tình yêu không chỉ bó hẹp trong tuổi sinh viên mà còn là vấn đề cần được
nhiều người biết đến thì đúng hơn: Tình yêu sinh viên cần phải chung thủy, tình yêu
sinh viên cần phải lãng mạn, tình yêu sinh viên phải là động lực là đòn bẩy để đưa
vấn đề học tập được nâng cao hơn, tình yêu sinh viên cần phải nghiêm túc, yêu theo
hướng tích cực, cần có sự đầu tư đúng mức… Mặc dù các ý kiến khác nhau nhưng
đều chung một chí hướng là đưa tình yêu chân chính đẹp đẽ, để tình yêu đúng bản
chất của nó và sẽ là động lực cho mỗi người trong cuộc sống và học tập.
2.3. Số người đã có người yêu.
Nếu như chưa có người yêu thì họ cũng đã có những cách nhìn nhận về tình
yêu theo đúng nghĩa của nó, dựa trên một số thực tế họ quan sát được, hay qua tìm
hiểu trên sách vở và nhiều phương diện khác. Để hiểu rõ hơn tôi chúng tôi đã có
cuộc điều tra thực tế, liệu rằng phần đông các bạn như thế nào thì hãy xem bảng số
liệu thống kê trên 50 sinh viên, năm thứ nhất khoa tâm lý giáo duc – Đại học Sư
pham- Đại học Huế.


18


Bảng 3: Số người đã có người yêu
Nội dung

không

Số lượng
19
21

Tỉ lệ (%)
47.5
52.5

Biểu đồ 3: Số người đã có người yêu
Như vậy phần đông sinh viên mà chúng tôi điều tra là chưa có người yêu với
21/50 sinh viên, chiếm tỉ lệ 42%. Điều đó cho thấy là sinh viên ở lứa tuổi này vừa
mới bước vào trường Đại học còn nhiều bỡ ngỡ cũng chưa dám làm quen nhiều, hay
môt lý do nào khác ngoài vấn đề trên làm họ chưa tìm và chưa tiết lộ cho chúng tôi
được biết, chắc các bạn vì chưa quen với phương pháp học ở Đại học nên ít có thời
gian tìm cho mình một mối tình vắt vai, sánh cùng những ngày tháng sinh viên sông
xa nhà, ngoài ra các bạn còn có nhiều lý do khác cũng nên đó là điều cũng khó tránh
khỏi. Thực ra vấn đề đến Đại học chưa có người yêu thì có người cho rằng là ế ẩm
nhưng theo những ý kiến của những người có học thức cao, và muốn có sự nghiệp
trước hôn nhân thì họ thường có tình yêu muộn hơn, song không phải nói thế là nõi
những người có người yêu sớm là học thức kém, nhưng đó là quan niệm của từng cá
nhân không ai có thể hiểu hết được và có chứng cớ gì để biện minh cho điều đó cả.

Có người yêu rồi mình sẽ ra sao, và kéo dài tình yêu đó dài hay ngắn nên kết thúc hay
tiếp tục thật không ai biết trước được mọi sự trong cuộc sống, chỉ biết sống tốt phút
hiện tại mà thôi. Bên cạnh những bạn không có người yêu thì vẫn có người đã có
người yêu, tính đến giây phút mà chúng tôi điều tra thì có sinh viên đã có người yêu
kéo dài khá lâu với con số không nhỏ 19/50 sinh viên, chiếm tỉ lệ 38%. Trong số này
thời gian họ kéo dài nhất là (>24 tháng) và thấp nhất (0-6 tháng). Đây đúng là một
khoảng thời gian không qua ngắn đối với một tình yêu, có người yêu nhau được một
tuần thì xin cưới hay có những mối tình sét đánh thì mọi việc đã xong. Nhưng kéo dài
19


tình yêu trên 24 tháng, như vậy họ có bí quyết gì không nhỉ? Chắc họ học cùng lớp,
cùng trường và cùng khối xóm cũng nên, cái cảm nhận, trong tâm lý học gọi là tình
cảm đầu đời họ đã bắt đầu tính vào tình yêu rồi. Nhưng dù sao tổng khoảng thời gian
đó chắc họ cũng cảm nhận được ý nghĩa của tình yêu mang lại nên mới kéo dài được
đến bây giờ, có thể nói đến từng giây phút hiên tại thì họ vẫn cảm nhận được tình yêu
chân chính là gì, họ thấy sự cần thiết của tình yêu. Như vậy là họ cũng một phần nào
khẳng định tình yêu là đáng có trong cuộc sống này, và cũng là động lực giúp họ học
tập tốt hơn, yêu đời hơn. Kết quả điều tra cho thấy những giả thiết mà tôi đưa ra là
đúng: phần lớn sinh viên năm nhất chưa có người yêu.
2.4. Quan niệm về tiêu chuẩn chọn người yêu của sinh viên
Người ta vẫn thường nói làm cái gì thì cũng có mục đích thì trong tình yêu
cũng có tiêu chuẩn, để hiểu rõ chúng tôi đã có bảng số liệu sau:
Bảng 4: Tiêu chuẩn chọn người yêu
Tiêu chí
Ngoại hình đẹp
Học giỏi, năng động
Có điều kiện kinh tế
Biết quan tâm, chăm sóc người


Số lượng
1
5
0
25

Tỉ lệ (%)
2
10
0
50

khác
Có năng khiếu thể thao, ca hát
Con nhà có giáo dục
Có tính tự lập
Sự nghiệp ổn định
Ý kiến khác

0
3
2
7
4

0
6
4
14
8


Biểu đồ 4: Tiêu chuẩn chọn người yêu
20


Như vậy nhìn chung số sinh viên lựa chọn tiêu chuẩn này không nhiều lắm.
Với ngoại hình bên ngoài chỉ có 2% sinh viên lựa chọn. Hầu hết ai cũng mong
người yêu của mình có ngoại hình đẹp, đó là một hãnh diện nhưng có không nên
quá đề cao tiêu chuẩn này.
Một lượng số ít sinh viên nhiều hơn lại chọn người yêu mình, hay mình yêu
người học giỏi, năng động (10%). Trong một xã hội hiện đại, nhất đối với sinh viên
sự trẻ trung, năng động thực sự cần thiết. Trong lúc đó số sinh viên chọn người yêu
có điều kiện kinh tế là không có (0%) phải chăng họ đã biết rằng tiền bạc sẽ không
mua được hạnh phúc cho chính mỗi người chúng ta, quả là các bạn đã đúng, trong
xã hội ngày nay có nhiều người giàu sang phú quý nhưng họ lại nghèo về mặt tinh
thần, đó là thiếu tình thương của bạn bè, gia đình, và nhiều mối quan hệ khác nữa.
Thật đáng vui mừng cho các bạn đã có một lựa chọn tốt đó là mẫu người biết quan
tâm, chăm sóc người khác, ý của các bạn khiến chúng tôi phải ngạc nhiên vì biết
quan tâm, chăm sóc người khác là chìa khóa cho mọi hành động, và sự lựa chọn tốt
cho mỗi tiêu chuẩn, có chăm sóc, quan tâm đến người khác thì mọi thứ sẽ không trở
nên nhẹ nhàng hơn. Với tiêu chuẩn này có 25 sinh viên chiếm (50%) tỉ lệ. Thật đối
nghịch là thường tuổi trẻ là năng động, thích những cái quần chúng và cho đó là
thần tượng…Nhưng phần những người có năng khiếu thể thao, ca hát không có một
sinh viên nào lựa chọn. Những tiêu chuẩn sau mang tính bền vững hơn là, con nhà
có giáo dục chiếm (6%), tính tự lập (4%), sự nghiệp ổn định (14%) tỉ lệ sinh viên
lựa chọn. Nên cạnh đó cũng có một số ý kiến khác về tiêu chuẩn lựa chọn người
yêu, họ không nói riêng về một tiêu chuẩn nào mà họ chọn người yêu dựa trên các
tiêu chuẩn mà chúng tôi đưa ra.Vậy là cho thấy rằng các bạn dù ở phương thế nào đi
nữa thì các bạn cũng có tiêu chuẩn cho mình khi lựa chọn một thứ gì đó, đặc biệt là
trong tình yêu, toàn bộ sinh viên chúng tôi điều tra luôn có một tiêu chuẩn cho mỗi

cá nhân của mình, chắc các bạn cũng suy nghĩ nhiều về vấn đề này.
2.5. Những điều tình yêu sinh viên mang lại cho bạn
Tình yêu mang đến cho mỗi người chúng ta, có được cả những niềm vui và
nỗi buồn thì trong tình yêu sinh viên cũng vậy. Chúng ta cùng xem bảng sau:
Bảng 5: Tình yêu sinh viên mang lại cho bạn.
Nội dung

Số lượng

21

Tỉ lệ (%)


Sống vui tươi, yêu đời hơn
Biết chăm sóc, quan tâm đến người khác
Phân tán tư tưởng
Mất nhiều thời gian
Ràng buộc tự do
Biết làm đẹp
Có động lực để học tập
Kết quả học tập giảm
Tốn chi phí
Ý kiến khác

20
11
3
4
5

7
1
1
3
10

40
22
6
8
10
14
2
2
6
20

Biểu đồ 5: Tình yêu sinh viên mang lại cho bạn
Có yêu thì mới có hành động, tình yêu cũng thúc đẩy con người ta tiến xa
hơn những gì mong đợi, phần lớn quan niệm về tình yêu trong sinh viên mà chúng
tôi điều tra, là làm cho các bạn cho rằng sống vui tươi, yêu đời hơn là 20/50 chiếm
40% tỉ lệ sinh viên. Ngoài ra còn có các ý kiến khác, biết chăm sóc, quan tâm đến
người khác 22%, phân tán tư tưởng 6%, mất nhiều thời gian 8%, ràng buộc tự do
10%, biết làm đẹp 14%, có động lực để học tập 2%, kết quả học tập giảm 2%, tốn
chi phí 20% tỉ lệ sinh viên lựa chọn. Nhưng ngoài các vấn đề chúng tôi đưa ra thì
các có một phần nhỏ sinh viên lại đưa các ý kiến khác về quan niệm những điều
tình yêu sinh viên mang lại, dựa trên những hiểu biết và qua thực tế đối với họ. từ
đó cho thấy rằng sinh viên đã hiểu biết được ý nghĩa của tình yêu trong sinh viên là
làm cho cuộc sống vui tươi hơn, yêu đời hơn. Đó là điều hoàn toàn đúng với bản
chất của tình yêu sinh viên mang lại. chứ không phải một lý do nào khác nữa.

2.6. Thời gian để gặp gỡ người yêu
Nếu như làm việc gì cũng cần có thời gian, có phương pháp, thì trong tình
22


yêu cũng vậy khi bạn đã có một tình yêu để giữ gìn và hiểu về người mình yêu thì
các bạn cũng đưa vào thời gian biểu của chính mình thì lúc đó bạn mới có thời gian
khác phân bố cho học tập.
Bảng số liệu sau:
Bảng 6: Thời gian để gặp gỡ người yêu.
Thời gian
< 1 giờ
1-24 giờ
24-48 giờ
48-62 giờ
62-84 giờ
>84 giờ

Số lượng
15
4
3
2
1
3

Tỉ lệ
30
8
6

4
2
6

Biểu đồ 6: Thời gian để gặp gỡ người yêu
Từ thực tế cho thấy thời gian dành cho tình yêu của sinh viên là 15/50, chiếm 30%
tỉ lệ sinh viên, sự lựa chọn còn lại 24-48 giờ chiếm (6%), 62-84 giờ chiếm (2%), 1-24 giờ
(8%), 48-62 giờ chiếm (4%), trên 84 giờ chiếm (6%) tỉ lệ sinh viên. Qua đó cho thấy đa số
sinh viên đã cân bằng được thời gian cho việc hẹn hò và các mối quan hệ khác.
2.7. Quan niệm về chi phí cho tình yêu của sinh viên
Để thành công trong lĩnh vực nào cũng cần sự đầu tư. Vậy theo sinh viên
quan niệm tình yêu sinh viên có mất nhiều kinh phí không, số liệu bảng sau:
Bảng 7: Chi phí cho tình yêu
Nội dung

không

Số lượng
24
21

Tỉ lệ
48
42

23


Biểu đồ 7: Chi phí cho tình yêu
Trong số chúng tôi điều tra thì có 24/50 chiếm (48%) tỉ lệ sinh viên cho

rằng là có mất kinh phí. Và có 21/50 chiếm (42%) tỉ lệ sinh viên cho là không.
Vậy tại sao lại có sự chênh lệch như vậy thì qua kết hợp thực tế cho chúng tôi biết
rằng cũng có nhiều lý do để các bạn đưa ra ý kiến cho mình, thứ nhất những sinh
viên chưa hiểu được bản chất của tình yêu sinh viên, và có hiểu biết về tình yêu thì
họ không đặt nặng vấn đề kinh phí lên hàng đầu là vì hoàn cảnh gia đình, sinh
viên còn phụ thuộc nhiều về gia đình, chưa tự lập được, sinh viên nghĩ rằng tình
yêu chỉ bền vững khi có tiền. Bên cạnh đó cũng có một số tương đối khá đông có
quan niệm tình yêu sinh viên cũng bền vững và đẹp khi không có kinh tế, và sinh
viên cần là sự chân thành, an ủi, động viên nhau trong học tập và cuộc sống.
Ngoài ra còn có một ít các bạn lại chọn cả hai phương án, không phải lúc nào tình
yêu cũng cần đến sự chi phí thì tình yêu mới bền được, có bạn lại cho rằng đã yêu
thì phải có quà để chứng minh tình yêu đó, đưa người yêu đi vào các quán nhậu,
uống càfe, chi tiêu cho các ngày lễ. Song một số sinh viên đã có quan niệm tích
cực trong tình yêu, vì không phải lúc nào sự chi phí được người đối phương chấp
nhận, có lúc món quà mà người yêu mình và người mình yêu mang đến không
phải là vật chất mà vượt trên hết đó là về mặt tinh thần, hai người lâu ngày không
gặp nhau đến với nhau, nhìn nhau cũng khiến các bạn thỏa mãn rồi, hay đến để kể
cho nhau về chuyện học tập.
2.8. Ảnh hưởng các yếu tố đến quan niệm về tình yêu của sinh viên
Quan niệm tình yêu của mỗi người do chính bản thân họ tạo nên, song cũng

24


không thể tránh khỏi những ảnh hưởng của một số yếu tố khác như: gia đình, bạn
bè, sách báo…Qua bảng số liệu dưới đây chúng ta sẽ thấy được mức đọ ảnh hưởng
của một số yếu tố đến quan niệm tình yêu cuả sinh viên năm thứ nhất khoa tâm lý
giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế.

25



×