Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần thực phẩm đóng hộp kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.15 MB, 83 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TRẦN THÙY DƯƠNG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301

Tháng 12/2014
1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN TRẦN THÙY DƯƠNG

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM
ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế toán
Mã số ngành: 52340301



GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ DIỆU

Tháng 12/2014
2


LỜI CẢM TẠ
Được sự giới thiệu của Trường Đại Học Cần Thơ cùng sự chấp nhận của Công ty Cổ
phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, em đã có cơ hội vào thực tập học hỏi tại công ty với
sự giúp đỡ nhiệt tình và hết lòng của các anh chị cô chú tại công ty nói chung cũng như
phòng kế toán nói riêng. Qua 4 tháng thực tập tại công ty, em đã hoàn thành bài luận văn với
đề tài “Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần thực
phẩm đóng hộp Kiên Giang”.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh, cùng toàn thể các thầy cô Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến
thức bổ ích, quý báo cho em trong suốt thời gian học tại trường.
Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Diệu đã hướng dẫn, chỉ dẫn tận tình
cho em để em có thể hoàn thành tốt đề tài này.
Em cũng vô cùng biết ơn và cảm ơn sâu sắc đến các anh chị cô chú trong Công ty Cổ
phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang nói chung và các anh chị trong phòng kế toán nói
riêng. Dù công việc bận rộn nhưng các anh chị đã hướng dẫn tận tình và cung cấp số liệu cho
em để em có thể hiểu sâu hơn về công ty cũng như công việc kế toán tại công ty.
Tuy nhiên, do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tiễn và thời
gian nghiên cứu có giới hạn nên bài luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót,
vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các anh chị phòng kế toán để đề tài
được hoàn thiện hơn.
Cuối lời, em xin kính chúc Quý thầy cô dồi dào sức khỏe và ngày càng thành công
trong công tác giảng dạy. Kính chúc các anh chị trong phòng kế toán dồi dài sức khỏe và

thành công trong sự nghiệp. Chúc Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang ngày
càng phát triển hơn trong tương lai.
Chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện

NGUYỄN TRẦN THÙY DƯƠNG

3


TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi
và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cung cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Người thực hiện

NGUYỄN TRẦN THÙY DƯƠNG

4


NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

5


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................................... 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................ 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.3.1 Phạm vi không gian ..................................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian ........................................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 3
2.1 Cơ sở lý luận .................................................................................................................. 3
2.1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (CVP) ............ 3
2.1.2 Mục tiêu phân tích CVP .............................................................................................. 3
2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí ............................................................. 3
2.1.4 Các khái niệm sử dụng trong phân tích CVP .............................................................. 10
2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn.............................................................................................. 13
2.1.6 Phân tích kết cấu mặt hàng ........................................................................................ 17
2.1.7 Một số vận dụng trong phân tích CVP để ra quyết định kinh doanh ............................ 17
2.1.8Hạn chế của mô hình phân tích CVP ........................................................................... 18
2.1.9 Các giả định khi thực hiện phân tích CVP .................................................................. 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 19
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................................... 19
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................................... 19
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG
HỘP KIÊN GIANG ........................................................................................................... 20
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty .............................................................. 20
3.2 Chức năng nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh ................................................................ 21
3.2.1 Mục tiêu .................................................................................................................... 21
3.2.2 Nhiệm vụ .................................................................................................................. 21
6



3.2.3 Ngành nghề kinh doanh ............................................................................................. 22
3.3 Cơ cấu tổ chức của công ty ........................................................................................... 23
3.3.1 Giới thiệu bộ máy quản lý.......................................................................................... 23
3.3.2 Giới thiệu bộ máy kế toán .......................................................................................... 24
3.4 Chính sách chế độ kế toán công ty áp dụng ................................................................... 27
3.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên
Giang từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................................................................... 27
3.5.1 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013 ......................... 27
3.5.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 và 6 tháng đầu năm
2014 31
3.6 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển ............................................................... 32
3.6.1 Thuận lợi ................................................................................................................... 32
3.6.2 Khó khăn................................................................................................................... 33
3.6.3 Định hướng phát triển ................................................................................................ 33
Chương 4: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ – KHỐI LƯỢNG – LỢI NHUẬN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP KIÊN GIANG ............................. 35
4.1 Phân tích tình hình kinh doanh các loại sản phẩm của công ty Cổ phẩn thực phẩm đóng
hộp Kiên Giang .................................................................................................................. 35
4.1.1 Sản lượng tiêu thụ của 2 mặt hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ................ 35
4.1.2 Doanh thu của 2 mặt hàng từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ............................ 38
4.2 Phân loại các chi phí phát sinh và tổng hợp theo căn cứ ứng xử .................................... 40
4.2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................................................................ 40
4.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp ........................................................................................ 41
4.2.3 Chi phí sản xuất chung .............................................................................................. 42
4.2.4 Chi phí bán hàng ....................................................................................................... 43
4.2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp .................................................................................... 44
4.3 Tổng hợp chi phí theo sản lượng sản xuất của các mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 45
4.4 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ............................................................................ 46
4.4.1 Số dư đảm phí ........................................................................................................... 46

4.4.2 Kết cấu chi phí .......................................................................................................... 48
4.4.3 Đòn bẩy kinh doanh................................................................................................... 49
4.4.4 Kết cấu hàng bán ....................................................................................................... 51
7


4.5 Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận ................................................ 51
4.5.1 Xác định điểm hòa vốn của công ty ........................................................................... 51
4.5.2 Đồ thị hòa vốn của 2 mặt hàng................................................................................... 54
4.5.3 Ứng dụng mô hình phân tích cvp để lựa chọn phương án kinh doanh ......................... 55
4.5.4 Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và giá bán ................................................................ 60
Chương 5: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẦM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CHO
CÔNG TY ......................................................................................................................... 63
5.1 Nhận xét và đánh giá về mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận của công ty cổ
phần thực phẩm đóng hộp kiên giang ................................................................................. 63
5.2 Đề xuất một số giải pháp nhầm kiểm soát và tăng lợi nhuận cho công ty ....................... 64
5.2.1 Giải pháp về chi phí................................................................................................... 64
5.2.2 Giải pháp về giá bán .................................................................................................. 65
5.2.3 Giải pháp về doanh thu .............................................................................................. 65
5.2.4 Giải pháp về kết cấu mặt hàng ................................................................................... 65
Chương 6: KẾT LUẬN ...................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 67
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 68

8


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí ................................................................... 10

Bảng 2.2 Mối quan hệ chi phí, doanh thu, lợi nhuận ........................................................... 14
Bảng 3.1 Bảng đánh giá khái quát hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 2011,
2012, 2013 ......................................................................................................................... 28
Bảng 3.2 Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 6 tháng đầu năm
2013 và 2014 ..................................................................................................................... 31
Bảng 4.1 Tình hình tiêu thụ của 2 mặt hàng trong giai đoạn 2011 – 2013.................... 36Bảng
4.2 Tình hình tiêu thụ của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 ................. 37
Bảng 4.3 Doanh thu của 2 mặt hàng qua 3 năm 2011, 2012 và 2013 ................................... 38
Bảng 4.4 Doanh thu các mặt hàng của công ty 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và 2014 .......... 39
Bảng 4.5 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 ............... 41
Bảng 4.6 Chi phí nhân công trực tiếp của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 ................ 42
Bảng 4.7 Biến phí sản xuất chung của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 .......................... 42
Bảng 4.8 Định phí sản xuất chung của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 .......................... 43
Bảng 4.9 Biến phí bán hàng của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 .............................. 44
Bảng 4.10 Định phí bán hàng của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2104 ............................ 44
Bảng 4.11 Chi phí QLDN của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2014 ................................. 45
Bảng 4.12 Bảng tổng hợp chi phí theo lượng sản xuất của 2 mặt hàng qua 6 tháng đầu năm
2014 46
Bảng 4.13 Báo cáo thu nhập theo số đảm phí của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 của
Công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang ............................................................ 47

Bảng 4.14 Kết cấu chi phí của 2 mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 ....... 49
Bảng 4.15 Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh theo từng mặt hàng 6 tháng đầu năm 2014 ....... 50
Bảng 4.16 Lợi nhuận của 2 mặt hàng khi doanh thu tăng 10% ............................................ 50

Bảng 4.17 Kết cấu hàng bán của 2 mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 ..... 51
Bảng 4.18 Dự kiến báo cáo thu nhập tăng thêm của 6 tháng cuối năm 2014 so
với 6 tháng đầu năm 2014 ............................................................................. 56
Bảng 4.19 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phương án 2 ........................... 57
Bảng 4.20 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiên phương án 3................................................. 59

Bảng 4.21 Lợi nhuận tăng thêm khi thực hiện phương án 4................................................. 60

9


Bảng 4.22 Mối quan hệ giữa giá bán và điểm hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà ....... 62

10


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Mô hình cách phân loại chi phí theo cách ứng xử .............................. 4
Hình 2.2 Đồ thị định phí .................................................................................. 4
Hình 2.3 Đồ thị biến phí .................................................................................. 6
Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp ...................................................................... 8
Hình 2.5 Minh họa C – V – P tổng quát ......................................................... 17
Hình 3.1 Cá Sardines sốt cà ........................................................................... 22
Hình 3.2 Cá Ngừ đóng hộp ............................................................................ 22
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng
hộp Kiên Giang ............................................................................................. 23
Hình 3.4 Cơ cấu tổ chức phòng kế toán của Công ty Cổ phần thực phẩm đóng
hộp Kiên Giang ............................................................................................. 25
Hình 4.1 Sản lượng tiêu thụ của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 ........... 37
Hình 4.2 Sản lượng tiêu thụ của 2 mặt hàng 6 tháng đầu năm 2012, 2013 và
2014 ............................................................................................................. 38
Hình 4.3 Biểu đồ tỷ lệ số dư đảm phí và chi phí khả biến trong 6 tháng đầu
năm 2014 ...................................................................................................... 48
Hình 4.4 Biểu đồ kết cấu chi phí trong tổng chi phí của công ty 6 tháng đầu
năm 2014 ...................................................................................................... 49

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ của 2 mặt hàng qua 6 tháng đâu năm 2014 .... 53
Hình 4.6 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng cá Sardiens sốt cà .............................. 54
Hình 4.7 Đồ thị hòa vốn của mặt hàng cá Ngừ đóng hộp ............................... 55

11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHXH

:

Bảo hiểm xã hội

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

BTC

:

Bộ tài chính

CPNVLTT

:


Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT

:

Chi phí nhân công trực tiếp

CPQLDN

:

Chi phí quản lý doanh nghiệp

CCDC

:

Công cụ dụng cụ

CVP

:

Mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận

GTGT

:


Giá trị gia tăng

HĐQT

:

Hội Đồng Quản Trị

KPCĐ

:

Kinh phí công đoàn

SXC

:

Sản xuất chung

SDĐP:

Số dư đảm phí

TSCĐ:

Tài sản cố định

TNDN


:

Thu nhập doanh nghiệp

12


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền
kinh tế thị trường, kế toán vừa là một công việc vừa là một công cụ quan trọng
phục vụ cho việc hạch toán và quản trị hoạt động kinh doanh trong doanh
nghiệp. Trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế thới giới và khu vực thì kế toán nói chung và kế toán quản trị nói riêng là
yếu tố rất quan trọng để tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp. Dựa vào thông
tin số liệu từ công việc của kế toán tài chính, kế toán quản trị tổng hợp, phân
tích, đánh giá số liệu để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về các mặt hoạt động
của doanh nghiệp, từ đó là người tham mưu đắc lực kịp thời cho các nhà quản
trị để đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn và giúp doanh nghiệp đạt kết quả
kinh doanh cao.
Bên cạnh đó phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
(CVP) là một kỹ thuật phân tích quan trọng của kế toán quản trị. Kỹ thuật này
được sử dụng để xác định các ảnh hưởng lẫn nhau giữa sản lượng, chi phí,
doanh thu và lợi nhuận. Qua đó, các nhà quản lý sẽ biết được ảnh hưởng của
các yếu tố như giá bán, sản lượng tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, kết cấu chi phí
đến lợi nhuận, từ đó giúp kế toán quản trị tham mưu cho nhà quản lý trong
việc ra những quyết định trong ngắn hạn cũng như ra quyết định trong dài hạn
để tăng lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Đồng thời việc phân loại chi phí
phát sinh theo căn cứ ứng xử giúp nhà quản trị kiểm soát quá trình biến thiên

của chi phí.
Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp
và tầm quan trọng của việc vận dụng mô hình phân tích mối quan hệ chi phí –
khối lượng – lợi nhuận và hoạt động điều hành, quản lý, kiểm soát hoạt động
kinh doanh của công ty nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích mối quan hệ
giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần thực phẩm đóng
hộp Kiên Giang”. Thông qua đề tài này, tôi có thể nắm vững hơn về kiến thức
kế toán quản trị đã học và vận dụng kiến thức đó vào điều kiện kinh doanh
thực tế tạiCông ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang, từ đó đề xuất
những giải pháp giúp công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

13


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận của các mặt
hàng tại công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên Giang.Từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
- Phân tích, phân loại chi phí phát sinh theo biến phí và định phí, từ đó
lập báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí của các mặt hàng.
- Phân tích tính toán các chỉ tiêu của số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí,
kết cấu mặt hàng, kết cấu chi phí và các chỉ tiêu hòa vốn để đánh giá tình hình
sản xuất kinh doanh các mặt hàng và sự tác động các yếu tố đó đến lợi nhuận
nhằm hổ trợ cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh.
- Vận dụng việc phân tích CVP để đề xuất một số phương án giúp công
ty kinh doanh có hiệu quả hơn, đạt lợi nhuận cao hơn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại công ty Cổ phần thực phẩm đóng hộp Kiên
Giang
1.3.2 Phạm vithời gian
- Đề tài sử dụng số liệu năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu của năm
2014 để nghiên cứu.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2014
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu khối lượng – chi phí – lợi nhuận của hai mặt hàng : cá
Sardines sốt cà và cá Ngừ đóng hộp.

14


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng –
lợi nhuận (CVP)
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận (gọi tắt là
phân tích CVP) là nghiên cứu sự tác động qua lại giữ nhân tố số lượng sản
phẩm tiêu thụ, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt
hàng.Đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của sự tác động qua lại của các nhân tố
đó đến lợi nhuận doanh nghiệp.
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công
cụ quan trọng trong nhiều quyết định sản xuất kinh doanh của nhà quản trị như
nên sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm nào, lựa chọn dây chuyền sản xuất, chọn
giá bán nào, năng lực sản xuất bao nhiêu, bán bao nhiêu sản phẩm thì hòa
vốn,… Nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.1.2 Mục tiêu phân tích CVP

Mục tiêu của phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi
nhuận là phân tích sự biến động về giá bán, cơ cấu chi phí (gồm chi phí bất
biến và chi phí khả biến), số lượng sản phẩm tiêu thụ để thấy được tác động
của các nhân tố đó đến lợi nhuận. Thông qua đó, nhà quản trị sẽ lựa chọn
phương án kinh doanh phù hợp để đạt lợi nhận cao nhất cho doanh nghiêp.
Vì vậy, khi phân tích mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận
phải, nắm vững cách ứng xử chi phí để tách chi phí thành chi phí bất biến và
chi phí khả biến, nắm vững các khái niệm cơ bản sử dụng trong phân tích CVP
như số dư đảm phí, tỷ lệ số dư đảm phí, kết cấu chi phí, đòn bẩy hoạt động,…
2.1.3 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Chi phí sử dụng trong kĩ thuật phân tích CVP cần được phân loạitheo căn
cứ ứng xử, nghĩa là chi phí phải phân thành biến phí và định phí. Việc phân
loại chi phí theo căn cứ ứng xử giúp doanh nghiệp có thể ra quyết định nhanh
trên cơ sở độ nhạy cảm khác nhau của thị trường.
Kế toán quản trị phân loại chi phí theo cách ứng xử, tức là khi mức độ
hoạt động thay đổi thì chi phí sẽ biến động như thế nào. Khi phân loại theo
cách ứng xử, chi phí gồm 3 loại: định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp.

15


Tổng chi phí

Chi phí hỗn hợp

Biến phí

Định phí

Biến phí


Biến phí

Định phí

Định phí

thực thụ

cấp bậc

bắt buộc

tùy ý

Hình 2.1 Mô hình cách phân loại chi phí theo cách ứng xử
2.1.3.1 Định phí
Một khoản mục chi phí được xem là định phí khi mức độ hoạt động của
nó biến động thì tổng số tiền thay đổi hoặc không thay đổi, còn khi tính theo
một đơn vị mức độ hoạt động thì nó thay đổi, ví dụ như chi phí khấu hao theo
tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng, chi phí thuê nhà,… Như vậy,
dù doanh nghiệp có hoạt động hay không thì vẫn tồn tại định phí và ngược lại.
Khi doanh nghiệp tăng mức độ hoạt động thì định phí trên một đơn vị mức độ
hoạt động sẽ giảm dần.
Tổng định phí

Định phí đơn vị

Y=B


Y=B/X

Mức độ hoạt động Mức độ hoạt động
Đồ thị tổng định phí

Đồ thị định phí đơn vị mức độ hoạt động
Hình 2.2 Đồ thị định phí

16


Xét ở khía cạnh quản lý chi phí, định phí được chia thành 2 loại: định phí
bắt buộc và định phí tùy ý.
 Định phí bắt buộc
Định phí bắt buộc là các chi phí phát sinh nhằm tạo ra các năng lực hoạt
động cơ bản của nhà doanh nghiệp và nhà quản trị không thể thay đổi dễ dàng,
thể hiện rõ nhất là chi phí khấu hao tài sản cố định hay tiền lương nhân viên
quản lý ở các phòng ban chức năng.
Định phí bắt buộc có hai đặc điểm:
-

Có bản chất sử dụng lâu dài.
Không thể cắt giảm toàn bộ.

Về mặt toán học, định phí bắt buộc thể hiện bằng phương trình:
Y = B ( Với B là hằng số)
Do định phí bắt buộc có bản chất lâu dài và ảnh hưởng đến mục tiêu của
doanh nghiệp nên việc hoạch định và kiểm soát định phí bắt buộc phải bắt đầu
từ lúc triển khai dự án, xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý và phải hướng tới
mục tiêu lâu dài. Định phí bắt buộc không thể tùy tiện cắt giảm, dù chỉ trong

một thời gian ngắn, vì sẽ có tác dụng đến khả năng sinh lợi hoặc các mục đích
lâu dài của tổ chức. Điều quan trọng trong việc quản lý loại chi phí này là tập
trung vào việc năng cao hiệu suất sử dụng các yếu tố vật chất và nhân lực cơ
bản của doanh nghiệp.
 Định phí tùy ý
Định phí tùy ý là những khoảng định phí mà nhà quản trị có thể quyết
định mức độ hay thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch hàng năm như chi phí
quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí nghiên cứu phát triển,… Định
phí tùy ý có bản chất ngắn hạn và trong trường hợp cần thiết có thể cắt giảm.
Tuy nhiên, định phí tùy ý bị tùy tiện cắt giảm trong các chương trình cắt giảm
chi phí thì có thể gây ảnh hưởng lâu dài. Ví dụ như cắt giảm chi phí quảng
cáo tùy tiện thì sẽ ảnh hưởng về sự nhận biết của người mua đối với hàng hóa,
tạo điều kiện cho đối thủ cảnh tranh mở rộng thị phần. Hoặc ở các doanh
nghiệp sản xuất thường phát sinh chi phí bảo trì, đôi khi chi phí này rất lớn
nhưng nếu cắt giảm thì sẽ dẫn đến chi phí sửa chữa cao hay gián đoạn sản xuất
vì máy hỏng.
2.1.3.2 Biến phí
Biến phí là những chi phí nếu xét theo tổng số sẽ thay đổi theo tỷ lệ
thuận với mức độ hoạt động (số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản
phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành,…), ngược lại nếu xét trên một đơn vị
17


mức độ hoạt động thì biến phí là một hằng số. Ví dụ như chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và một số chi phí sản xuất chung như
chi phí nhân công, chi phí điện nước,… Biến phí xuất hiện khi doanh nghiệp
hoạt động, mức độ hoạt động lớn hơn 0. Khi doanh nghiệp ngưng hoạt động
hoặc khi mức độ hoạt động bằng 0 thì biến phí bằng 0.
Tổng biến phí
Biến phí đơn vị


Y = aX

Y=a

Mức độ hoạt động
Đồ thị tổng biến phí
Y: Biến phí

Mức độ hoạt động
Đồ thị biến phí đơn vị

X: Mức độ hoạt động

a: Biến phí tính cho 1 đơn vị mức độ hoạt động
Hình 2.3 Đồ thị biến phí
 Biến phí thực thụ
Biến phí thực thụ hay biến phí tỷ lệ là biến phí mà sự biến động của
chúng thay đổi theo tỷ lệ thuận và biến động tuyến tính với mức độ hoạt động
như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí hoa hồng bán hàng (nếu hoa hồng
bán hàng tính theo cách là cứ bán được 1 sản phẩm thì được a tiền hoa
hồng),…
Về mặt toán học, biến phí thực thụ được thể hiện theo phương trình:
Y = aX
Trong đó:
Y: Biến phí
X: Mức độ hoạt động
a: Biến đổi đơn vị trên 1 đơn vị mức độ hoạt động
Để kiểm soát tốt biến phí thực thụ thì không chỉ phải kiểm soát tốt tổng
số mà còn phải kiểm soát tốt biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở các

mức độ hoạt động khác nhau. Biến phí thực thụ gắn liền với hoạt động nên nó
cũng gắn liền trách nhiệm và quyền quyết định của nhà quản lý cũng như tính
hữu ích của hoạt động gây nên chi phí.

18


Doanh thu bán hàng đạt được

Hoa hồng bán hàng (đồng)

(đồng)

0 – 10.000.000
B
10.000.000 – 30.000.000
i
…………….
ế
n phí cấp bậc

2.000.000
5.000.000

Biến phí cấp bậc là những biến phí mà sự thay đổi của chúng chỉ xảy ra
khi mức độ hoạt động đạt đến mức giới hạn, phạm vi nhất định, ví dụ như chi
phí hoa hồng bán hàng tính theo từng bậc:
Về mặt toán học, biến phí cấp bậc được thể hiện theo phương trình:
Y = aixi
Trong đó:

Y: Biến phí
a: Biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i
x: Mức độ hoạt động ở phạm vi i
Biến phí cấp bậc thay đổi theo từng bậc. Vì vậy để kiểm soát tốt và tiết
kiệm biến phí cấp bậc cần phải:
- Xây dựng, hoàn thiện định mức biến phí cấp bậc ở từng cấp bậc tương
ứng.
- Lựa chọn mức độ hoạt động thích hợp để đạt được một tỷ lệ biến phí
cấp bậc tiết kiệm nhất cho phép trong từng phạm vi.
- Kiểm soát tốt tính hữu ích của hoạt động phát sinh chi phí.
2.1.3.3 Chi phí hỗn hợp
Một khoản mục chi phí được xem là chi phí hỗn hợp khi sự ứng xử cuả
nó bao gồm cả hai loại: chi phí khả biến và chi phí bất biến. Vì thế, phần định
phí của chi phí hỗn hợp phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì
phục vụ và để giữ cho dịch vụ đó luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ.
Phần biến phí phản ánh phần thực tế phục vụ hoặc phần sự dụng vượt định
mức.
Công thức của chi phí hỗn hợp:
Y = Ax + B
Trong đó:
Y: Chi phí hỗn hợp
19


a: Biến phí đơn vị
X: Mức độ hoạt động
B: định phí
Tổng chi phí

Biến phí


Định phí
Mức độ hoạt động
Hình 2.4 Đồ thị chi phí hỗn hợp
Nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và chủ động điều tiết chi phí hỗn
hợp, nhà quản trị cần phân tích chi phí hỗn hợp nhằm tách riêng các yếu tố
định phí và các yếu tố biến phí.Việc phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí
và định phí được thực hiện bằng một trong ba phương pháp sau:
- Phương pháp cực đại - cực tiểu
- Phương pháp đồ thị phân tán
- Phương pháp bình phương bé nhất
 Phương pháp cực đại – cực tiểu
Phương pháp cực đại – cực tiểu phân tích chi phí hỗn hợp dựa trên cơ sở
khảo sát chi phí hỗn hợp ở điểm có mức độ hoạt động cao nhất và điểm có
mức độ hoạt động thấp nhất.
Cách xác định biến phí a

Biến phí (a) =

Chi phí ở mức độ
hoạt động cao nhất
Mức độ hoạt động cao nhất

=

Chi phí ở mức độ
hoạt động thấp nhất





Mức độ hoạt động thấp nhất

Ymax - Ymin
(2.1)

Ymax - Ymin
Cách xác định phí b
+ Ở mức độ hoạt động cao nhất
b = Chi phí ở mức độ



(Biến phí a * Mức độ hoạt động cao nhất)

hoạt động cao nhất

20


= Ymax -aXmax

(2.2)

+ Ở mức độ hoạt động thấp nhất
b = Chi phí ở mức độ



(Biến phí a * Mức độ hoạt động thấp nhất)


hoạt động thấp nhất
= Ymin- aXmin

(2.3)

Phương trình: Y = aX + b (ĐK: Xmin ≤ X ≤ Xmax)
Phương pháp cực đại – cực tiểu tính toán đơn giản, dễ áp dụng nhưng do
chỉ sử dụng hai điểm để xây dựng phương trình chi phí nên nếu không được
quan sát và lựa chọn phù hợp thì kết quả phân tích chi phí có thể không được
chính xác.
 Phương pháp đồ thị phân tán
Phương pháp đồ thị phân tán phân tích chi phí hỗn hợp thông qua quan
sát và dùng đồ thị để tìm ra các thành phần biến phí và định phí trong chi phí
hỗn hợp.
Đồ thị biểu diển tất cả các điểm với chi phí và mức độ hoạt động tương
ứng.Sau đó, ước lượng và kẻ một đường thẳng sao cho chúng đi qua nhiều
điểm nhất, thể hiện đặc trưng nhất về chi phí hỗn hợp ở mức độ hoạt động
khác nhau. Đường thẳng này cắt trục tung (trục chi phí) ở một điểm đó chính
là định phí. Từ đó xác định biến phí đơn vị và tổng chi phí.
Phương pháp này ứng dụng trên đồ thị, cho phép nhà quản trị thấy mô
hình chi phí một cách trực quan, do đó ít có khả năng bị ảnh hưởng của sự
kiện bất thường. Quan sát vào các điểm của chi phí tại các mức độ hoạt động
khác nhau ngay trên đồ thị cho thấy rõ mô hình mối liên hệ chi phí với mức độ
hoạt động như thế nào. Điều này phương pháp cực đại – cực tiểu không khó.
 Phương pháp bình phương bé nhất
Phương pháp bình phương bé nhất còn gọi là phương pháp hồi quy, có
độ chính xác cao hơn phương pháp cực đại – cực tiểu. Phương pháp này xác
định phương trình biến thiên của chi phí dựa trên sự tính toán của phương
trình tuyến tính trong phân tích thống kê, sự dụng các số liệu chi tiết đã

đượcthu thập để đưa ra phương trình.
Từ phương trình tổng quát Y = aX + b, vớ tập hợp n lần quan sát, ta có
hệ phương trình:
∑XY = a ∑ X2 + b ∑ X

(1)

∑Y

(2)

= a∑X+n*b
21


Trong đó:
Y: chi phí hỗn hợp
X: Số lượng đơn vị hoạt động
a: Biến phí đơn vị hoạt động
b: Tổng định phí
n: Số lần thống kê chi phí
2.1.4 Các khái niệm sử dụng trong phân tích CVP
2.1.4.1 Số dư đảm phí
Số dư đảm phí là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến.
Số dư đảm phí dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dư ra sau khi bù đắp chi phí
bất biến chính là lợi nhuận.Số dư đảm phí có thể tính cho các loại sản phẩm,
một loại sản phẩm hay một đơn vị sản phẩm.
Số dư đảm phí = Doanh thu – Chi phí bất biến
Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị
Ta có báo cáo thu nhập theo hình thức số dư đảm phí như sau:

Gọi x là số lượng sản phẩm tiêu thụ
a là biến phí đơn vị
b là định phí
g là giá bán
Bảng 2.1 Báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí
STT

Chỉ tiêu

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Đơn vị

1

Doanh thu

gx

g

100

2

Biến phí

ax


a

a/g

3

Số dư đảm phí

(g – a)x

g-a

(g – a)/g

4

Định phí

5

Lợi nhuận

b
[(g – a)x] - b

Từ báo cáo trên ta xét các trường hợp:
+ Tại x = 0 (doanh nghiệp không hoạt động) thì lợi nhuận P = -b, nghĩa là
doanh nghiệp bị lỗ một khoản bằng với định phí.


22


+ Khi số lượng bán ra xnmà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến thì
lợi nhuận bằng 0, nghĩa là doanh nghiệp đạt điểm hòa vốn:
(g –a)xn = b
X=

b
g-a

=

Chi phí bất biến

(2.4)

Số dư đảm phí đơn vị

+ Khi sô lượng bán ra x1 >xn thì lợi nhuận P1 = [(g-a)x1] – b
+ Khi số lượng bán ra x2 > x1 >xn thì lợi nhuận P2 = [(g-a)x2] – b
Như vậy, khi tăng một lượng bán ra là ∆x= x2 – x1 thì lợi nhuận tăng lên
một lượnglà∆P = P2 – P1 = (g – a) (x2 – x1)
Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí, ta thấy được mối quan hệ
giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là nếu số lượng
sản phẩm tiêu thụ tăng (hay giảm) một lượng thì số dư đảm phí tăng lên (hay
giảm xuống) một lượng bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên (hay giảm
xuống) nhân với số dư đảm phí đơn vị.
Nếu chi phí bất biến không đổi thì số dư đảm phí tăng thêm (hay giảm
xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm xuống).

Nhờ vào mối quan hệ giữa số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận có
thể giúp ta nhanh chống xác định được lợi nhuận.
Tuy nhiên, việc sử dụng khái niệm số dư đảm phí cũng có một số nhược
điểm sau:
+ Nếu trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản
phẩm thì các nhà quản trị sẽ không có cái nhìn tổng quát về giác độ toàn bộ
doanh nghiệp vì số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm không thể
tổng hợp ở toàn bộ doanh nghiệp.
+ Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định bởi vì
tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí đơn vị lớn
thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhưng đôi khi điều này có thể hoàn toàn ngược lại.
2.1.4.2 Tỷ lệ số dư đảm phí
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh
thu. Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, cho một loại sản
phẩm (một loại sản phẩm cũng chính bằng một đơn vị sản phẩm).

23


Tỷ lệ số dư đảm phí bằng =

Số dư đảm phí
Doanh thu

x 100%

Số dư đảm phí đơn vị
=

x 100%


Đơn giá bán
g-a

x 100%
g
Từ những giả thiết nêu trong báo cáo thu nhập ở phần trên, ta có:
=

(2.5)

+ Tại số lượng hàng bán ra x1 => Doanh thu = gx1
 Lợi nhuận: P1 = [(g – a)x1] – b
+ Tại số lượng sản phẩm tiêu thụ x2 => Doanh thu = gx2
 Lợi nhuận: P2 = [(g – a)x2] – b
Như vậy, khi doanh thu tăng một lượng là gx2 – gx1
 Lợi nhuận sẽ tăng một lượng : ∆P = P2 – P1 = (g – a) (x2 – x1)
=

g-a
g

(x2 – x1)g

(2.6)

Kết luận: Thông qua khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí, ta thấy được mối
quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Mối quan hệ đó là nếu doanh thu tăng
(hay giảm) một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng lên (hay giảm xuống) một lượng
bằng doanh thu tăng lên (hay giảm xuống) nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Kết

luận trên chỉ đúng trong trường hợp chi phí bất biến không đổi.Trong ngắn
hạn, bộ phân nào có số dư đảm phí cao hơn sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Như vậy, việc sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí khắc phục được
nhược điểm khi sử dụng khái niệm số dư đảm phí, đó là:
+ Nếu trường hợp doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì
các nhà quản trị sẽ có cái nhìn tổng quát giát độ toàn doanh nghiệp vì có thể
tổng hợp được doanh thu tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các mặt
hàng tiêu thụ.
+ Giúp nhà quản trị trong việc ra quyết định bởi vì nếu tăng cùng một
lượng doanh thucủa các sản phẩm khác nhau thì sản phẩm nào có tỷ lệ số dư
càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng càng nhiều.
2.1.4.3 Kết cấu chi phí
Cơ cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí khả biến, chi
phí bất biến của từng doanh nghiệp.

24


Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của phân tích hoạt động
kinh doanh, vì cơ cấu chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ
hoạt động thay đổi.
Thông thường doanh nghiệp hoạt động theo 2 dạng cơ cấu sau:
- Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì chi phí khả
biến chiếm tỷ trọng nhỏ, từ đó suy ra tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng (giảm)
doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) nhiều hơn. Doanh nghiệp có chi phí bất
biến lớn thường là doanh nghiệp có mức đầu tư lớn. Vì vậy, nếu gặp thuận lợi
thì lợi nhuận tăng nhanh nhưng nếu gặp rủi ro thì tổn thất lớn.
- Chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí thì chi phí khả
biến chiếm tỷ trọng lớn, từ đó suy ra tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ, nếu tăng (giảm)
doanh thu thì lợi nhuận tăng (giảm) ít hơn. Những doanh nghiệp có chi phí bất

biến chiếm tỷ trọng nhỏ thường là doanh nghiệp có mức đầu tư thấp do tốc độ
phát triển chậm. Vì vậy, nếu gặp rủi ro thì tổn thất ít hơn.
Hai dạng cơ cấu trên điều có những nhược điểm khác nhau. Tùy theo đặc
điểm kinh doanh và mục tiêu kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp xác lập kết cấu
chi phí riêng.
2.1.4.4 Đòn bẩy hoạt động
Đòn bẩy hoạt động cho biết khi ta tăng giảm doanh thu lên 1% thì lợi
nhuận sẽ tăng giảm bao nhiêu %. Đòn bẩy hoạt động có giá trị lớn khi doanh
nghiệp có tỷ lệ định phí trong tổng chi phí cao và ngược lại.
Lưu ý: đòn bẩy hoạt động luôn luôn lớn hơn 1.
Giả định có hai doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng
cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ số dư đảm phí
lớn sẽ có lợi nhuận tăng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ngược
lại.
Vậy công thức độ lớn đòn bẩy hoạt động là:
Độ lớn đòn bẩy hoạt động =

Số dư đảm phí
Lợi nhuận

(2.7)

Đòn bẩy hoạt động cung cấp cho người quản lý một công cụ hữu hiệu
cho thấy ảnh hưởng của biến động doanh thu đến lợi nhuận.
Khi doanh thu vượt quá điểm hòa vốn thì chỉ cần tăng một tỷ lệ nhỏ về
doanh thu sẽ có tác động làm tăng tỷ lệ lớn về lợi nhuận.
2.1.5 Phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích CVP.
Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán để
đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà

doanh số không mang lại lợi nhuận.Vì vậy, phân tích điểm hòa vốn có vai trò
25


×