Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài: Từ tượng hình, từ tượng thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.23 KB, 2 trang )

Soạn bài từ tượng hình – từ tượng thanh
I. Đặc điểm – công dụng
a. Đoạn trích Lão Hạc của Nam Cao có những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động trảng thái của sự vật,
những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người:
- Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc – đó là những từ tượng hình.
- Hu hu, ử ử, a! – đó là những từ tượng thanh.
b. Những từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động hoặc mô phỏng âm thanh rất có tác dụng trong văn
miêu tả, tự sự. Các từ này gợi ra những cảm xúc, suy nghĩ hoặ tưởng tượng, hình dung ra sự vật mà nhà văn
và tác phẩm muốn diễn tả.
II. Luyện tập
1. Từ tượng hình và tượng thanh trong những câu trích trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố.
a. Từ tượng thanh.
- Soàn soạt, bịch, đánh bốp.
- Nham nhảm.
b. Từ tượng hình.
- Rón rén, lực điền, chỏng queo.
2. Năm từ tượng hình gợi tả dáng đi.
- Tất bật, hùng hục, thoăn thoắt, lom khom, rón rén.
3. Phân biệt ý nghĩa tượng thanh tả tiếng cười:
- Ha hả: cười thành tiếng rất to, rất sảng khoái.
- Hì hì: cười tiếng nhỏ có ý giữ thái độ.
- Hô hố: cười to, có vẻ thô lỗ.
- Hơ hớ: cười thoải mái vui vẻ, không che đậy, giữ gìn.
4. Đặt câu với các từ tượng hình:
- Lắc rắc: trời hôm nay mưa lắc rắc suốt ngày.
- Lã chã: Lão Hạc thương con Vàng khóc hu hu, nước mắt lã chã rơi.
- Lấm tấm: cô giáo mặc áo dài lấm tấm hoa.
- Khúc khuỷu: Đoạn đường vào nhà bạn tôi quanh co, khúc khuỷu.


- Lập lòe: “Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe” (Nguyễn Khuyến)


Các em viết tiếp các câu có những từ còn lại.
5. Bài thơ có cách dùng từ tượng hình, tượng thanh:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo tao
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)
Bài thơ trên có những từ tượng hình, tượng thanh làm cho bài thơ rất giàu hình ảnh và gây ấn tượng.
a. Về từ tượng hình: trong veo, sóng biếc, tẻo teo, gợn tí, vắng teo, xanh ngắt.
b. Về từ tượng thanh: đưa vèo, đớp động.



×