Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.87 KB, 2 trang )
LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
1. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ Ở NHÀ
a) Ôn lại những kiến thức và kĩ năng về ngôi kể
- Kể theo ngôi thứ nhất là gì? Kể theo ngôi thứ ba là gì? Mỗi loại ngôi
kể này có thế mạnh như thế nào?
- Em đã được đọc những văn bản nào có cách kể theo ngôi thứ nhất,
văn bản nào có cách kể theo ngôi thứ ba?
- Em đã gặp trong văn bản nào sự thay đổi ngôi kể? Tại sao lại phải
thay đổi ngôi kể?
Gợi ý:
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể
thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể
kể theo ngôi thứ nhất - xưng "tôi" (Tôi đi học, Trong lòng mẹ,…) ; có
khi kể theo ngôi thứ ba - dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng
thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như
nhân vật tự kể, kể như "người ta kể" (Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối
cùng,…). Ngôi kể thứ ba cho phép người kể tự do hơn trong việc
chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện. Ngôi kể thứ nhất (tôi) không
thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng "tôi"
chỉ kể những gì "tôi" biết, "tôi" chứng kiến. Tuỳ theo từng trường hợp
với dụng ý khác nhau, người ta có thể thay đổi ngôi kể để tạo ra màu
sắc cá thể hoá, linh hoạt trong lời kể, điểm nhìn,…
b) Chuẩn bị ở nhà
- Kể lại đoạn trích sau theo lời kể của chị Dậu - ngôi kể thứ nhất:
“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay
hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!
- Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến
để trói anh Dậu.