Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Soạn bài: Vào nhà ngục quảng đông cảm tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.5 KB, 2 trang )

Soạn bài vào nhà ngục quảng đông cảm tác của Phan Bội Châu
I. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1. Phân tích cặp câu 1 – 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng
ngục tù.
- Hoàn cảnh thay đổi:
Thông thường bị tù đày đọa là lúc người anh hùng “lỡ bước” “sa cơ” tù đày làm nhụt đi ý chí của con người:
“Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (một ngày ngồi tù bằng nghìn thu ở ngoài), tù đày là mang đến sự cô
đơn, đau đớn.
- Khí phách thay đổi:
Đối với Phan Bội Châu, ông xem ngồi tù chỉ là trạm nghỉ của cuộc mỏi chân “chạy mỏi chân thì hãng ở tù”
còn khí phách không thay đổi “vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”.
+ Vẫn điệp từ khẳng định bản lĩnh anh hùng trước sau như một không gì lay chuyển.
+ Hào kiệt: Người có tài năng, chí khí phi thường, phong lưu. Sự ung dung đường hoàng thể hiện phong thái
uy nghi của bậc anh hùng dù ở chốn lao tù.
Câu 2. Đọc lại hai cặp câu 3 -4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao?
Lời tâm sự ở nay có ý nghĩa như thế nào?
- Giọng thơ thay đổi: từ bay bổng trầm hùng chuyển sang trầm lắng suy tư, dẫu sao người anh hùng cũng
phải đối diện với thực tế nghiệt ngã của chốn lao tù và khi con đường hoạt động cách mạng tạm gián đoạn.
- Ý nghĩa của lời tâm sự:
+ Khách không nhà: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân, bôn ba lênh đênh khắp năm châu bốn
biển, phải xa gia đình, quê hương và những người thân yêu.
+ Người có tội là luôn bị bọn giặc theo dõi ráo riết để bắt bớ truy nã vì “trung với nước hiếu với dân” (Hồ Chí
Minh).
+ Biện pháp đối chặt chẽ cân xứng:
Trong bốn biển với giữa năm châu
Khách không nhà với người có tội
+ Hình ảnh kì vĩ hào hùng, “cái tội” ấy và “người khách ây” trở nên thật cao đẹp.
Câu 3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5 -6? Lối nói khoa trưởng nay có tác dụng gì
trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt này?
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù




Nghệ thuật tương đối chặt chẽ làm khẩu khí câu thơ trở nên mạnh mẽ.
Bồ kinh tế là hoài bão tự muốn cứu đời, cứu nước, cứu đân, hai tay ôm chặt thật mạnh mẽ và quyết liệt, là
lời thề chiến đấu đến cùng
Cuộc oán thù là cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, thế mà có thể mở miệng cười tan cái cười
kia thật ngão nghệ, thật hào sảng biết bao.
Câu 4. Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu
thơ ấy?
Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu
- Điệp từ còn thể hiện niềm tin mãnh mẽ vào tương lai tươi sáng mặc dù bất cứ hoàn cảnh nào: Thân còn sự
nghiệp còn, lời thề thầm lăng thiêng liêng của một bậc anh hùng suốt đời vì dân vì nước.
- Câu thơ kết là lời thách thức với thự tế, nhà tù khắc nghiệt trước mắt và những chông gai khó khăn ở phía
trước. Tâm thức của người anh hùng vượt trên sự gian khổ và sự bạo tàn của kẻ thù.
Tóm lại, bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là
bức chân dung tự họa con người tinh thần của Phan Bội Châu với phong thái ung dung, đường hoàng và khí
phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù khốc liệt để tự an ủi mình giữ vững lí tưởng, niềm tin và
khát vọng cứu nước cứu dân.
II. Luyện tập.
Ôn lại những kiến thức đã học về thể thất ngôn bát cú đường luật. Em hãy nhận dạng thể thơ của bài Vào
nhà ngục Quảng Đông cảm tác về phương diện số câu, số chữ và cách gieo vần.
Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật. Chữ thứ hai của câu 1
là chữ « là » thuộc thanh bằng, như vậy bài thơ này được viết theo luật bằng.
Chữ « lưu » ở cuối câu 1 thuộc thanh bằng, dùng để gieo vần. Đây là căn cứ xác định bài thơ có vần bằng.
Toàn bộ bài thơ có 5 chữ gieo vần bằng : « lưu – tù – châu – thù – đâu ».




×