Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hướng dẫn soạn bài : HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.36 KB, 6 trang )

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA
(Trích Số đỏ)
Vũ Trọng Phụng
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939) quê ở làng Hảo (Bần Yên Nhân),
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất ở
Hà Nội. Ông viết văn sớm, có truyện đăng báo từ 1930. Vũ Trọng
Phụng viết nhiều thể loại nhưng nổi tiếng với hai thể tiểu thuyết và
phóng sự. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng tập trung vạch trần những
ung nhọt thối tha trong xã hội Việt nam những năm ba mươi. Những
lố lăng, kệch cỡm của lối sống Âu hoá nửa vời, những sản phẩm nhục
nhã của văn hoá nô dịch đã được ghi nhận bằng một ngòi bút sắc sảo,
cay nghiệt và đanh đá. Phóng sự, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng thể
hiện thái độ gay gắt của ông với xã hội đương thời. Vì lao động quá
sức, nhà văn đã mắc bệnh lao và mất khi còn rất trẻ, lúc mới 27 tuổi.
Số đỏ là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Vũ Trọng
Phụng. Tác phẩm là một vở đại hài kịch nhiều màn phản ánh chi tiết
một Tấn trò đời. Mỗi chương là một tiếng cười sâu cay của tác giả
ném vào mặt xã hội đương thời.
Đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia thuộc chương XV của tác
phẩm. Qua miêu tả một đám tang, nhà văn đã vạch trần thói đạo đức
giả của một đại gia đình bất hiếu, từ đó phản ánh sự xuống cấp của
đạo đức xã hội. Tính chất trào phúng của đoạn trích thể hiện :
+ Tình huống đầy mâu thuẫn: tang gia hạnh phúc. Cái chết của cụ tổ
làm cho đám con cháu sung sướng. Niềm hạnh phúc lớn nhất, lâu bền
nhất và chung nhất mà cái chết cụ Tổ mang lại cho mọi thành viên
trong gia đình là được thừa hưởng tài sản. Thản nhiên khi miêu tả đám
tang, nhà văn đã ném vào cái "xã hội chó đểu" những lời chửi cay
nghiệt nhất.
+ Đám tang rất to, đầy đủ nhưng xô bồ, láo nháo, con cháu và người
đi đưa đều chẳng chú ý gì đến người chết.


Qua đám tang nhà văn đã khái quát bộ mặt của xã hội Việt Nam trong
một giai đoạn vô cùng phức tạp, giai đoạn có sự chuyển đổi mạnh mẽ


về nhiều mặt do có sự giao lưu với văn hoá phương Tây. Vũ Trọng
Phụng đã ghi lại một cách chi tiết và chân thực hiện thực xã hội qua
đó thể hiện thái độ phản ứng gay gắt của nhà văn đối với những biểu
hiện tiêu cực của xã hội đương thời.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt nội dung đoạn trích:
Đoạn 1: Cái chết của cụ già và những người có công lớn nhất gây ra
cái chết ấy là Xuân tóc đỏ. Tác giả tái hiện lại quá trình chạy chữa để
giải thích nguyên nhân cái chết của ông cụ. Nhữ ng bài thuốc khủng
khiếp của các ông lang và sự bối rối của cụ cố Hồng khi cha chết cũng
được nhà văn chu ý miêu tả trong đoạn này.
Đoạn 2: Đám con cháu vô cùng hạnh phúc trước cái chết của cụ Tổ vì
họ đã phải chờ đợi quá lâu. Họ vô cùng sốt ruột vì việc chuẩn bị nghi
lễ được tién hành quá chậm chạp. Mỗi người một tính toán, một niềm
hạnh phúc riêng nên họ háo hức chờ đợi đám tang.
Đoạn 3: Tác giả tập trung miêu tả cảnh đám tang. Đặc biệt chú ý đến
những người được hưởng hạnh phúc từ đám tang này, từ người được
thuê trông coi, khách dự đám đến cô Tuyết và đám con cháu. Nổi bật
nhất trong đám tang là cô Tuyết với phục tang mang tên Ngây thơ.
Đám tang được tổ chức linh đình. Xuân xuất hiện vào giờ chót khiến
cụ bà và Tuyết rất cảm động.
Đoạn 4: Cảnh đưa tang. Đám tang được giễu qua các phố, đi đến đâu
làm nhốn nháo đến đó. Những người tham gia đám tang đều rất thời
trang, họ thì thầm những câu chuyện đang là mốt của thời thượng, họ
tántỉnh, chim chute nhau.
Đoạn 5: Cảnh hạ huyệt. Cậu Tú Tân say sưa chụp ảnh. Cụ cố Hồng cố

tỏ vẻ đau khổ, ông Phán vừa khóc than thảm thiết vừa lén trả tiền công
cho Xuân vì Xuân đã gây ra cái chết của ông cụ.
2. Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của đoạn trích là: tang gia >< hạnh
phúc. Cụ Tổ chết đi, đám con cháu không hề buồn đau xót thương mà
lại vô cùng hành phúc.
Niềm hạnh phúc chung mà cái chết cụ Tổ mang lại cho mọi thành
viên trong gia đình là được thừa hưởng tài sản. Họ được chia tài sản
và ai cũng được phần. Ngoài ra, cả người trong gia đình và những
người ngoài gia đình đều được hưởng một niềm hạnh phúc riêng.
Trong gia đình:
Cụ cố Hồng, con trai của người chết thì hạnh phúc vì được mặc áo xô


gai, chống gậy lụ khụ, để mọi người nhìn vào cụ mà trầm trồ. Đợi phát
phục, cụ "nhắm nghiền mắt lại để mơ màng cái lúc cụ mặc đồ xô
gai…".
Đám con cháu thì được thể hiện tài hoặc được diện những bộ đồ tang
thời trang nhất mà họ vừa sáng tạo ra để khai hoá văn minh. Đứng đầu
là Văn Minh, cháu đích tôn của người chết.
Đám cháu gái, cháu dâu thì hạnh phúc vì được mặc những bộ đồ xô
gai thời trang, được khoe mình còn "một nửa chữ trinh" với những
người đến đưa tang.
Cậu Tú Tân, cháu nội người chết, thì sung sướng vì được trổ tài chụp
ảnh.
Nhà văn nhận xét: "… một bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem
chôn cho chóng cái xác chết của cụ Tổ". Chúng đúng là "một bầy" thú
chứ không phải con người. Chắc phải chứng kiến những điều ngang
tai trái mắt lắm nhà văn mới có cái nhìn và thái độ cay nghiệt như vậy.
Ngoài gia đình:
Trước hết là nhà chức trách - hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min

Đơ và Min Toa, "Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương
buồn rầu như nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có
đám thuê thì sung sướng cực điểm…". Những ông bạn của cụ cố
Hồng, ngực đầy huân chương đến dự đám tang thì "ai nấy đều cảm
động hơn những khi nghe tiếng kèn xuân nữ ai oán não nùng" khi
"trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và
ngực Tuyết". Bộ mặt của xã hội được đại diện bởi những gia đình như
thế, những người cầm quyền như thế. Những kẻ đi đưa đám thì tranh
thủ chim chuột nhau, bình phẩm nhau. Cả một đám ma to, danh giá,
không có lấy một người đau đớn hay buồn bã khi nghĩ đến người chết.
Xuân Tóc Đỏ được hưởng nhiều hạnh phúc nhất: được thưởng tiền,
được gia đình cụ cố Hồng biết ơn và nhất là được danh giá, nổi tiếng
hơn.
3. Khi miêu tả đám tang, tác giả đã kết hợp đầy dụng ý giữa tả cận
cảnh và toàn cảnh.
Toàn cảnh đám tang khiến cho người đọc hình dung được sự nhốn
nháo, pha tạp Tây Tàu của đám tang. Nó làm lộ rõ vẻ học đòi vô học
và rởm đời của tang chủ. Khi miêu tả cận cảnh, tác giả chú ý đến
những hành động, những lời bàn tán thầm thì của những người đi đưa
đám. Những câu chuyện chẳng liên quan gì đến người chết.


Nhà văn đã lặp lại điệp húc "Đám cứ đi…". Điệp khúc này có ý nghĩa
châm biếm, hài hước. Một đám ma hỗn độn và hài hước, pha tạp đủ
thứ, học đòi đủ kiểu để khoe khoang. Xe chở người chết cứ đi, người
đưa cứ chim chuột nhau, con cháu cứ hưởng thụ niềm hạnh phúc sung
sướng của mình. Mỗi người một tâm lí, một mục đích khác nhau, hội
tụ lại để thực hiện “nghĩa tử là nghĩa tận” với người chết. Điểm nổi bật
nhất và chung nhất của đám người này là sự giả dối, thói đạo đức giả.
4. Lời văn trong đoạn trích đậm tính chất trào phúng, từ cách miêu tả

đến cách đặt tên đồ vật, lối so sánh ví von, cách tạo giọng văn... Ví dụ:
cảnh sát thất nghiệp “buồn như nhà buôn vỡ nợ”, Hai ông lang “từ
chối chạy chữa cũng như cá vị danh y biết tự trọng”, thuốc chữa bệnh
thì “công hiệu đến nỗi họ mất mạng”, “Cái chết kia đã làm cho nhiều
người sung sướng lắm”, “Thật là một đám ma to tát mà có thể làm
cho...”
Cách đặt tên gọi nhân vật, đồ vật cũng rất hài hước: ông TYPN,
Minđơ, Mintoa, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng...
Tác giả đặc biệt chú ý miêu tả các chi tiết hài hước, dùng những câu
văn miêu tả đầy tính châm biếm để đả kích, bóc trần bộ mặt đạo đức
gia dối của đám con cháu đại bất hiếu và những kẻ đi đưa vô tình. Ví
dụ: Những ông bạn thân của cụ cố Hồng... đều cảm động hơn khi nghe
tiếng kèn xuân nữ ai oán, não nùng; Sư cụ Tăng Phú thì sung sướng và
vênh váo... là cuộc đắc thắng đầu tiên của báo Gõ mõ vậy...
5. Qua đoạn trích, tác giả đã tập trung phê phán thói đạo đức giả của
một lopws người trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.
Đó là thói hám danh, hám lợi, thói hợm hĩnh... Cảnh đám tang là một
màn bi hài kịch. Nó gợi noĩi chua xót, cay đắng cho sự xuống cấp
trầm trọng về đạo đức, nhất là đạo đức gia đình. Từ đầu đến cuối tác
phẩm là tiếng cười châm biếm, chế giễu, một kiểu chế giễu rất cay độc
của nhà văn đối với những kẻ học đòi một cách vô học.
III. TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Về tác giả
… “Sáng tác và thế giới quan Vũ Trọng Phụng khác phức tạp và có
nhiều mâu thuẫn. Cuộc sống nghèo khổ bị hắt hủi, có thời kỳ ít nhiều
chịu ảnh hưởng cách mạng, khiến Vũ Trọng Phụng rất căm ghét cái xã
hội thực dân phong kiến đầy bất công, thối nát đương thời, do đó ông
đã dựng lên nhiều bức tranh xã hội sinh động bằng ngoài bút đả kích



sắc sảo. Nhưng sống trong cái môi trường chật hẹp, toàn những cái
xấu xa đồi bại ở thành thị, xa cách nhân dân lao động, Vũ Trọng
Phụng thiếu một căn bản nhân đạo vững vàng, dễ tiếp thu ảnh hưởng
của những tư tưởng tiêu cực. Vì vậy, bên cạnh những giá trị hiện thực
có sức mạnh tố cáo hiển nhiên, tác phẩm Vũ Trọng Phụng có nhiều
hạn chế, nhiều chênh lệch nặng nề. Chính mặt yếu này là cơ sở cho
những yếu tố tự nhiên chủ nghĩa đậm nét trong nhiều sáng tác của Vũ
Trọng Phụng, nhất là những tác phẩm đề cập đến cái “dâm” (Làm đĩ,
Lục xì). ở đó Vũ Trọng Phụng đã xa rời chủ nghĩa hiện thực và rơi
vào thứ văn học tự nhiên chủ nghĩa”.
Nguyễn Hoành Khung
(Từ điển văn học, tập 2, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1984)
… “Trong văn chương, tôi không bao giờ tin rằng có một cái tài nào đó
chỉ nhờ biết đặt câu, dùng từ cho khéo, biến quan sát và mô tả sự vật
cho tinh mà có thể tạo nên được những tác phẩm có giá trị thật sự.
Văn học là tâm huyết, là thứ tư tưởng- nhiệt tình tự nó hiện hình thành
những nhân vật đầy sức sống, tự nó đẻ ra những chữ có góc có cạnh,
có hình, có khối, có hơi thở phập phồng trên trang giấy.
Ở Vũ Trọng Phụng, cái tư tưởng- nhiệt tình ấy là gì?
Ấy là cái niềm căm thù mãnh liệt đối với xã hội độc ác, bất công, vô
lý và “chó đểu” thời thuộc Pháp và khát vọng muốn đập phá tan tành
nó đi để xây dựng một xã hội công bằng hơn, có nghĩa lý hơn.
Muốn đánh giá được niềm căm thù này cần tìm hiểu tình hình tâm lý
xã hội của tầng lớn thanh niên trí thức tiểu tư sản những năm 30 và số
phận bế tắc đến bi thảm của Vũ Trọng Phụng, đồng thời đặt nhà văn
vào cái môi trường sống cụ thể của ông, một trong những trung tâm
buôn bán và ăn chơi trụy lạc của Hà Nội cũ (phố Hàng Bạc kề bên
Sầm Công, Mã Mây, Hàng Buồm…). Người thanh niên ấy, đúng vào
lúc ý thức được giá trị và vai trò của cá nhân mình trong cuộc đời nhờ

ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, thì đồng thời cũng nhận ra rằng
mọi ngả đường sự nghiệp, công danh đều bị chặn lại một cách tàn
nhẫn. Sức mạnh thô bỉ của thằng thực dân và cũng đồng tiền làm chủ
tất cả.
Nếu không thể lao vào bão táp cách mạng thì mọi con đường của
người thanh niên muốn tìm đến vinh quang bằng đạo đức, tài năng và
lao động đều không được chấp nhận. Một xã hội như vậy đẻ ra vô vàn


những kẻ thờ bạo lực và đồng tiền, chúng biến xã hội thành một thứ
sân khấu đại hài kịch để đóng những vai thật là nhố nhăng, bỉ ổi mà
Vũ Trọng Phụng gọi là “chó đểu”, hay “vô nghĩa lý”...
... Vâng, có thể nói như thế: niềm căm thù mãnh liệt đối với xã hội
thực dân, tư sản tàn ác, lố bịch, đểu giả, thối nát, đó là tất cả tài năng
của Vũ Trọng Phụng…”.
Nguyễn Đăng Mạnh
(Vũ Trọng Phụng và niềm căm uất không nguôi.
Con đường đi vào thế giới nghệ thuật
của nhà văn, Sđd, tr.105-107)
2. Về tác phẩm
... "Muốn đánh giá đúng một tác phẩm nghệ thuật, phải nắm được đặc
điểm thể loại và khuynh hướng, cảm hứng của nó. Số đỏ là một cuốn
tiểu thuyết trào phúng được viết theo khuynh hướng hiện thực chủ
nghĩa. Về mặt là một cuốn tiểu thuyết trào phúng, thành công của nó
là đã gây được một tiếng cười, đúng hơn, một chuỗi cười ròn rã từ đầu
đến cuối, thông qua một loạt tình tiết, tình huống hài hước và một loạt
chân dung hí họa, biếm họa hết sức độc đáo và sinh động. Về mặt là
một tác phẩm hiện thực chủ nghĩa, nó đã phát hiện được một cách
chính xác và sâu sắc bản chất và quy luật khách quan của xã hội ở một
phương diện quan trọng.

Đặc điểm ấy của tác phẩm đặt ra một mâu thuẫn mà tác giả đã giải
quyết được một cách đầy tài nghệ. Mâu thuẫn ấy là, một mặt phải
dùng lối cường điệu, phóng đại một cách thoải mái - điều mà bút pháp
trào phúng đòi hỏi- để tạo nên những tình huống oái oăm vô lý, những
tính cách quái thai, kỳ quặc; mặt khác lại không hề được nói oan nói
ức cho bất kỳ cái gì, cho bất kỳ ai mà nó đề cập đến. Mâu thuẫn ấy
giải quyết trong một truyện ngắn đã khó, trong một truyện dài càng
khó hơn nhiều.".
Nguyễn Đăng Mạnh
(Con đường đi vào thế giới nghệ thuật
của nhà văn, Sđd, tr.119-120)



×