Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Hướng dẫn soạn bài : Tác giả NAM CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.01 KB, 5 trang )

NAM CAO

I. TIỂU SỬ
1. Cuộc đời
Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri. Ông sinh ra
trong một gia đình trung nông, đông con tại làng Đại Hoàng, tổng Cao
Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. nam Cao là người
con duy nhất được ăn học tử tế. Sau khi học hết bậc Thành chung, ông
bôn ba kiếm sống nhiều nơi. Nhưng do sức khoẻ yếu, ông phải trở về
quê kiếm sống bằng nghề dạy học và viết văn. Nam cao đã phải trải
qua những ngày chật vật vì miếng cơm manh áo như những nhân vật
trí thức tiểu tư sản trong các tác phẩm của ông. năm 1943, Nam Cao
tham gia nhóm Văn hoá cứu quốc. Năm 1948 ông có mặt trong đoàn
quân Nam tiến. Ông nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hoá phục
vụ kháng chiến. Tháng 11 - 1951, ông đã hy sinh trên đuờng đi công
tác vùng địch hậu Liên khu III khi tài năng đang ở độ chín. Năm 1996,
Nam Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ
thuật.
2. Con người
- Nam Cao là một người có đời sống nội tâm vô cùng phong phú. đằng
sau cái bề ngoài vụng về, hiền lành, ít nói là một tâm hồn nóng bỏng,
luôn diễn ra cuộc đáu tranh giữa cái tốt và cái xấu.
-Ông là người có tấm lòng nhân hậu, có tấm lòng thương yêu đối với
những conngười nghèo khổ bị áp bức. Mỗi tác phẩm của ông là sự
đồng cảm sâu sắc, là sự chia sẻ đầy ân tình đối với nhữung số phận bất
hạnh và là sự khẳng định bnả chất tốt đẹp bất diệt của người lao động.
- Luôn suy tư về bản thân, cuộc sống, đồng loại, từ kinh nghiệm thực
tế đưa ra những triết lí sâu sắc về lẽ sống.
II. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC
1. Quan điểm nghệ thuật



Nam Cao là một trong những nhà văn có nguyên tắc sáng tác nghệ
thuật rất rõ ràng. Những nguyên tắc ấy được ông thể hiện trong mỗi
tác phẩm của mình.
- Ông đánh giá cao văn chương, xem đó là một hình thái lao động cao
quý, đầy trách nhiệm xã hội. Văn chương là một hoạt động sáng tạo,
nó chỉ “dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những
nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo ra những gì chưa có”. Văn học phải
phản ánh hiện thực, phê phán cái xấu xa, phản nhân văn.
- Nhà văn phải có trách nhiệm với ngòi bút của mình. Trung thực, thân
trọng trong khi viết, không dối trá, cẩu thả.
- Ông nhìn nhận hiện thực với con mắt cảm thông chia sẻ. Ông quan
niệm con người là sản phẩm của hoàn cảnh (Tư cách mõ) song con
người cũng có khả năng cải tạo hoàn cảnh (Đôi mắt). Mỗi tác phẩm
của Nam Cao đều thể hiện những triết lí sâu sắc về cuộc sống, về nghệ
thuật.
2. Tác phẩm của Nam Cao xoay quanh hai mảng đề tài chính: người
trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Với cả hai đề tài, nhà văn
đều chú ý đến việc thể hiện tấn bi kịch tinh thần của con người, đó là
tấn bi kịch bị tha hoá. Nhân vật của Nam Cao dù là ai cũng đều rơi
vào tình trạng bị tha hoá, tất cả vì miếng cơm manh áo, vì bị áp bức,
dồn ép đến đường cùng. Nhà văn luôn trăn trở day dứt đến đau đớn
trước tình trạng con người bị tha hoá.
3. Nghệ thuật viết truyện của Nam Cao
- Nam Cao có tài đặc biệt trong việc phân tích và diễn tả tâm lí nhân
vật. Nhà văn thường chú ý khai thắc những biến đổi trong thế giới nội
tâm nhân vật, vì vậy sáng tác của ông có chiều sâu và rất hiện đại.
- Tác phẩm của Nam Cao có tính triết lí sâu sắc. Triết lí ấy được thể
hiện một cách rất giản dị qua hình tượng nhân vật.
- Giọng điệu kể chuyện rất hiện đại. Giọng điệu luôn thay đổi rất linh

hoạt, khi dửng dưng lạnh nhạt đến tàn nhẫn, khi băn khoăn day dứt.
Tác phẩm của Nam Cao luôn có sự đan cài nhiều giọng điệu.
- Nhân vật của Nam Cao đều đạt đến trình độ điển hình, giọng điệu kể
chuyện đạt trình độ cao của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại.
Nam Cao là nhà văn có tâm huyết và tài năng. Ông đã đưa văn học
hiện thực phê phán Việt Nam đến trình độ phát triển mới, góp phần
hoàn thiện thể truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên con đường
hiện đại hoá.


III. TƯ LIỆU THAM KHẢO
“Những người bạn mới gặp Nam Cao thường nói: anh ta lạnh lùng
quá. Kéo mép lên mới nẻ được một nụ cười khó nhọc. Chính Nam
Cao cũng đã tả mặt mình trong một truyện ngắn Cái mặt không chơi
được. Và tự giễu một cách mỉa mai là “chẳng may trời chi phú cho
mình cái mặt không chơi được ấy thì mình phải chịu”. Thật ra thì, mặt
anh ta lạnh, nhưng lòng anh rất sôi nổi. Sự trái ngược trong con người
Nam Cao, thể hiện ở cả những việc nhỏ bé như vậy. Vốn là một người
yếu đuối (cả người và tâm tính), sợ thay đổi, sợ cái gì khỏe quá, nhưng
chống những cái sợ đó, bao giờ Nam Cao cũng tìm cách tạo cho mình
một tính nết ngược lại, một thói quen mới. Trong nền nếp cải tạo tư
tưởng, nhân tố cưỡng lại ấy, tôi cho là một quan điểm đặc biệt, đáng
chú ý nhất ở cuộc sống tư tưởng và nghệ thuật của Nam Cao.".
Tô Hoài
(Người và tác phẩm Nam Cao (1956)
Theo Nam Cao, về tác giả và tác phẩm.
Nxb Văn học, Hà Nội, tr.52-53)
… "Chật vật, gian khổ và cố gắng không ngừng, ngòi bút Nam Cao đã
đem lại một nét thật đặc sắc. Có lẽ trong văn hóa Việt Nam, với ngòi
bút Nam Cao ta bắt đầu được thấy thật có sự sống, thật có con người

trong truyện ngắn, cùng với một số tác phẩm chân thực của một số
ngòi bút dũng cảm khác. Tuy ta đã được đọc không ít những truyện
viết về sự đói khổ, bóc lột, áp bức, về những cảnh thương tâm, đen tối
của một xã hội đầy rẫy những bất công, nhưng qua Nam Cao ta được
nghe thấy cất lên thật là những tiếng nói, ta được thấy lung linh thấm
thía thật là những tâm hồn, ta được chứng kiến thật là những cuộc đời,
những tiếng nói, những tâm hồn, ta được chứng kiến thật là những
cuộc đời mờ mịt, ngoi ngóp, xơ xác ở nông thôn mà từ trước đến giờ
ta rõ ràng đã trông, đã nghĩ mà gần như không hiểu, không thấy gì hết!
Mà sao heo hút, sao ngột ngạt đời những con người nông dân nghèo
túng, trơ trọi kia? Đọc Nam Cao, cười với Nam Cao xong, ta thấy tâm
trí nghẹn lại, ngực ta tức tối, ý thức ta có một cái gì nhấp nháy như
ánh sáng chỉ chờ bắt cháy, được thêm một sức mạnh gì đấy có thể nổ
bùng lên.
A! Cái cười làm thêm cay đắng, xót xa, không có Nam Cao làm sao ta
được cười một cái cười đặc biệt như thế! Không có Nam Cao làm sao


ta có được những hình ảnh như thị Nở, lão Hạc… cùng với bao nhiêu
hình ảnh sáng tạo khác để cho ta thương yêu thêm và hiểu sâu sắc
thêm cuộc sống của con người trên mặt đất này? Và cái thế giới của
những bá Kiến, đội Tảo, của cái làng Vũ Đại hẻo lánh dưới một quyền
hành cho ai sống được sống, bắt ai chết phải chết kia, càng làm ta
thêm suy nghĩ và thấy phải có một trách nhiệm gì trước những con
người bị đè nén, bóc lột ở trong đó…”.
Nguyên Hồng
(Đọc những truyện ngắn của Nam Cao.
Theo Nam Cao, về tác giả và tác phẩm. Sđd, tr.81-82)
… “Trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao, ngay từ trước cách
mạng tháng Tám, phải nói là có những điểm không thể xem thường.

Người ta hay nói đến truyện ngắn Trăng sáng. Tôi lại nghĩ nhiều hơn
đến cái truyện Đời thừa. Thật ra, cùng một quan điểm thống nhất cả
thôi, Đời thừa nói tâm trạng uất ức của một anh văn sĩ nghèo, có thể
diễn tả bằng câu thơ Tàn Đà “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”. Nhưng
tôi cho rằng nỗi đau đớn nhất của anh ta không phải ở đấy. Cái lý do
khiến anh ta đã phải đổ ra hàng suối nước mắt hối hận là đã vi phạm
vào chính cái lẽ sống thiêng liêng nhất của mình. Tác phẩm đã để lại
cho chúng ta một câu nói bất hủ: “Kể mạnh không phải là kẻ giẫm lên
vai kẻ khác để thảo mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ
khác giẫm lên trên đôi vai mình”. Lý tưởng của văn sĩ Hộ là thế: ao
ước viết được một tác phẩm lớn mang tính nhân đạo bao la. Vậy mà
chỉ vì một chút hơi men và một cơn chếnh choáng bởi toàn những
danh vọng hão, anh ta đã hành động như một con người tàn nhẫn, thô
lỗ với người vợ hiền lành tội nghiệp của mình. Qua tấn bi hài kịch
này, Nam Cao muốn nói một lời nghiêm chỉnh: nhà văn muốn viết cho
nhân đạo, trước hết hãy sống cho nhân đạo…”.
Nguyễn Đăng Mạnh
(Nhớ Nam Cao và những bài học của ông.
Sđd, tr.117-178)
… “Văn Nam Cao, ngay trong những tác phẩm đầu, đã thực sắc sảo.
Anh nhìn sâu vào sự thật một cách sắc cạnh, nhiều khi mỉa mai.
Không ve vuốt ngay bản thân mình và giai cấp mình như mọt vài nhà
văn tiểu tư sản tìm an ủi trong một triết lý hàng phục chế độ đương
thời, anh tạo được những điển hình giai cấp thật sống và cảm động.
Trong lúc văn lãng mạn tư sản đã xa rời lời ăn tiếng nói của nhân dân,


viết lai Tây như văn dịch, càng ngày càng trống rỗng, hình thức, anh
đã tạo cho mình một lối văn mới, đậm đà bản sắc bình dân, nhưng
không rơi vào chỗ thô tục. Và qua những phẫn uất, cũng đồng thời

thấy biết bao thương yêu. Nam Cao yêu trìu mến cái làng khổ sở của
anh, anh yêu những bến đò hiền lành, những buổi sáng, buổi trưa ở
thôn quê Việt Nam. Mỗi khi nói đến những cái ngốc dại quanh quẩn
của những người đau khổ quằn quại, biết bao nhiêu xót xa độ lượng
trong câu văn anh.
Trong những tâm hồn chất phác, bị nghèo khổ làm cho mụ mị cằn cỗi,
ngay trong một con người u mê cục súc như Chí Phèo, Nam Cao tìm
ra những rung động trong sáng của tình yêu, của niềm khát khao được
sống cho ra người, những rung động ấy đột ngột hé lên từng lúc rồi lại
bị đời sống vùi dập. Đó là chất thơ quý báu nhất, cảm động nhất trong
các truyện tả thực của anh. Đó cũng là cái làm chúng ta cảm thấy thấm
thía sự tàn bạo của chế độ cũ. Nam Cao chưa hiểu, sức mạnh bị cùm
trói của những con người cùng khổ, nhưng chính những ánh ý thức đó
làm cho truyện của anh không đen tối, tuyệt vọng và vượt qua cả ý
định của người viết mà hứa hẹn một sự thay đổi tương lai như một ánh
bình minh còn xa mờ. Nhờ biết quý trọng đời sống làm lụng vất vả,
nên cac biết nhìn rõ những chuyện nhỏ mọn hàng ngày trong cuộc đời
đầu tắt mặt tối của bao nhiêu người chung quanh và làm nổi rõ lên cho
ta thấy tất cả những sự vô lý của một chế độ thối nát, trong những
truyện tầm thường lặng lẽ nhất…”.
Nguyễn Đình Thi
(Nam Cao, 1952. Theo Nam Cao,
về tác giả và tác phẩm. Sđd,
tr.108112)



×