Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Hướng dẫn soạn bài : TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.61 KB, 4 trang )

TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN
(Trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét)
W. Sếch-xpia
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Sếch-xpia (1564-1616) là nhà soạn kịch Anh nổi tiếng cuối thời đại
Phục hưng ở Tây Âu. Quê ông là thị trấn Xtơ-rét-phớt Ê-vơn, miền tây
nam nước Anh. Cha ông là một thương gia. Sếch-xpia sớm phải vất vả
kiếm sống. Từ một chân giữ ngụa ở rạp hát đến người nhắc vở rồi diễn
viên và cuối cùng trở thành nhà viết kịch nổi tiếng.
Sếch-xpia để lại 37 vở kịch bao gồm cả ba thể loại: kịch lịch sử (Vua
Hen-ri VI, Vua Giôn,...); hài kịch (Chàng thương gia thành Vơ-ni-dơ,
Đêm thứ mười hai,...); bi kịch (Rô-mê-ô và Giu-li-ét, Vua Lia, Hămlet,...). Ông còn viết truyện thơ và làm thơ.
II. TÓM TẮT VỞ KỊCH
Rômêô và Giuliet là vở bi kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của
U.Sếch-xpia. ở thành Vêrôna nước ý có hai dòng họ phong kiến vốn
có mối thù truyền kiếp với nhau là Mông-te-ghiu và Ca-piu-let. Chàng
Rô-mê-ô là con trai họ Mông-ta-ghiu yêu Giu-li-et, con gái họ Ca-piulet. Họ là một đôi trai tài gái sắc. Hai người làm lễ thành hôn thầm
kín. Nhưng cùng trong ngày hôm đó, do một cuộc cãi lộn, Rô-mê-ô
đâm chết Ti-bân, anh họ Giu-li-et và bị kết tội biệt xứ. Gia đình Giuli-et ép nàng phải lấy bá tước Pa-rix. Nàng định tự sát, nhưng được tu
sĩ Lô-rân giúp kế tránh cuộc hôn nhân đó: tu sĩ cho nàng một liều
thuốc ngủ, uống vào sẽ như người đã chết; sau khi gia đình đặt thi thể
nàng vào hầm mộ, tu sĩ sẽ báo cho Rô-mê-ô đến cứu nàng trốn khỏi
thành Vê-rô-na. Nhưng người của tu sĩ chưa kịp báo tin thì người nhà
Môn-ta-ghiu lại đến trước báo cho Rô-mê-ô tin nàng Giu-li-et đã tự
sát. Rô-mê-ô tưởng nàng đã chết, nên đã tự sát bên nàng. Giu-li-et tỉnh
dậy, cũng tự sát theo. Và trước cái chết của hai người, hai họ đã quên
mối thù truyền kiếp.
Tác phẩm kết thúc bằng cái chết của hai nhân vật chính và sự hoà giải
của hai dòng họ. Một kết thúc đầy bi kịch nhưng âm hưởng chung của
tác phẩm lại thể hiện cái nhìn lạc quan của tác giả đối với sự chiến
thắng của lí tưởng nhân văn chủ nghĩa. Tình yêu say đắm thuỷ chung


của hai người trẻ tuổi đã xoá bỏ những tập tục thành kiến và thù địch
của hai dòng họ suốt hàng trăm năm.
III. RÈN KĨ NĂNG


1. Cuộc thề hẹn giữa Rômêô và Giuliet đã được Sếch-xpia tái hiện
bằng những đoạn đối thoại và độc thoại đầy chất thơ.
Từ lời thoại 1 đến lời thoại 7 là độc thoại của hai nhân vật. Tác giả để
hai nhân vật tự nhiên bộc lộ tình cảm của mình, qua đó thể hiện mối
tình say đắm của hai người.
Từ lời thoại 8 đến lời thoại 16 là lời đối thoại giữa hai người. Những
lời đối thoại ấy vẫn là lời trực tiếp thể hiện tình cảm. Ngôn ngữ đối
thoại của nhân vật cũng đầy chất thơ. Rômêô đã dùng một loạt hình
ảnh so sánh tuyệt vời nhất để miêu tả vẻ đẹp của nàng Giuliet.
“Nguyên là hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng đã tha
thiết nhờ mắt nàng lấp lánh chờ đến lúc sao về”.
Vượt lên mọi giàng buộc, mọi quy định của gia đình quý tộc, nàng
Giuliet dám nói lên một cách thành thực tình yêu chân thành say đắm
của mình, “Chàng Môngtaghiu tuấn tú ơi, em yêu chàng say đắm; ...
ngờ em là kẻ trăng hoa”. Lời nói của Giuliet cũng là lời tuyên ngôn
của những người trẻ tuổi.
Lời thề hẹn của họ đã chứng tỏ những thế lực và xiềng xích của những
hủ tục, thành kiến của mối quan hệ phong kiến đã dần mất tác dụng.
Nó đang bị phá bỏ hoặc tự tan rã. Thời đại trung cổ đã qua đi, con
người đã được giải phóng khỏi những quy tắc hà khắc vô lí. Bút pháp
lãng mạn và chất liệu hiện thực đã tạo nên một mối tình đẹp và Rômêô
và Giuliet.
2. Sau cuộc gặp Giu-li-et tại dạ hội, Rômêô đã yêu nàng say đắm.
Chàng đã lẻn vào vừơn nhà Capiulet. Nhìn thấy nàng bên cửa sổ và
chàng vô cùng hạnh phúc. Nhà văn đã miêu tả niềm hạnh phúc và tình

yêu tha thiết của Rômêô qua lời độc thoại nội tâm của chính nhân vật.
Độc thoại ấy thể hiện mạch suy nghĩ của nhân vật.
Nhìn thấy Giuliet xuất thiện bên cửa sổ, Rômêô choáng ngợp. Chàng
so sánh nàng với chị Hằng rồi phủ định, so sánh nàng với vầng dương.
Sau đó chàng tập trung miêu tả vẻ đẹp của đôi mắt. Trời đêm nên
chàng nghĩ ngay đến những ngôi sao và có liên tưởng độc đáo “Chẳng
qua là hai ngôi sao đẹp nhất ... chờ đến lúc sao về”. Sau đôi mắt,
chàng lại tập trung ca ngợi gò má rực rỡ của người yêu, chàng thốt lên
rất tự nhiên “Kìa, nàng tì má lên bàn tay...”.
Dưới ánh trăng đẹp trong vườn nhà Capiulet những liên tưởng và so
sánh của Rômêô rất lãng mạn và phù hợp với khung cảnh. Nó thể hiện
tình yêu mãnh liệt của đôi trai gái này.


3. Diễn biến tâm trạng của Giuliet
Tình yêu của Rômêô và Giuliet nảy sinh trong một hoàn cảnh rất éo
le, đó là mối hận thù truyền kiếp của hai dòng họ. Vì thế tâm trạng của
Giuliet sau buổi găp gỡ diễn biến rất phức tạp. Nó diễn biến qua các
chặng sau:
+ Thổ lộ tình yêu mãnh liệt với Rômêô và những lo lắng tình yêu của
mình sẽ gặp trở ngại.
+ Vô tình thổ lộ tình yêu của mình vì không biết Rômêô đang đứng
trong vườn. Nàng lo lắng cho người yêu.
+ Nàng tin tưởng vào tình yêu của Rômêô và luôn lo lắng cho sự an
nguy của chàng.
Giuliet cũng yêu Rômêô tha thiết, nhưng với trái tim phụ nữ nhạy cảm
nàng lo lắng cho mốitình đầy nagng trái của mình, Song tâm trạng của
Giuliet cho thấy nàng là một cô gái có trai tim biết yêu say đắm, nàng
sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tình yêu cho mình.
4. Trong đoạn trích không có sự xuất hiện của bất cứ xung đột nào

màchỉ là câu chuyện tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của một
mối hận thù. Trong nội tâm của cả hai nhân vật không hề có sự mâu
thuẫn giữa yêu và thù hận. Không hề có sự đắn do giữa yêu hay không
yêu mà chỉ có sự băn khoăn lo lắng về những trở ngại mà tình yêu của
họ phải đối diện.
Cuộc độc thoại và đối thoại của đôi trai gái đã thể hiện tình yêu trong
sáng và mãnh liệt của họ. đsolà một mối tình đẹp, say đắm và dũng
cảm. Đó là mối tình thể hiện tư tưởng nhân văn cao cả của văn học
phương Tây thời Phục hưng.
IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO
Rô-mê-ô và Giu-li-ét là vở bi kịch tình huống (ở đó nhân vật do hoàn
cảnh éo le, ngang trái, run rủi sa vào nỗi đau và cái chết) ra đời vào
giai đoạn sáng tác đầu tiên (1590 - 1600) của Sếch-xpia – giai đoạn
mà cảm quan hiện thực của ông đang còn tươi sáng, lạc quan. Tuy
Sếch-xpia có cảm nhận về cái bóng mây u ám trên bầu trời Phục hưng
của nước Anh – cái tàn dư của thành kiến và luân lý lễ giáo phong
kiến – nhưng ông chưa hề sa vào một cảm quan đen tối, bi quan về
hiện thực như ta sẽ thấy trong giai đoạn sáng tác thứ hai (1601-1608)
– giai đoạn xuất hiện hàng loạt những bi kịch tính cách (ở đó nhân vật
mang một nỗi đau giằng xé, phân xẻ tâm hồn trong cuộc đấu tranh nội
tại cũng như cuộc đấu tranh với thế giới bên ngoài). Vì vậy, trong Rô-


mê-ô và Giu-li-ét, tuy Sếch-xpia đã để cho các nhân vật chính sa vào
cái chết, song bởi ông còn tin vào chủ nghĩa nhân văn nên ông đã làm
cho vở bi kịch này trở thành một bi kịch lạc quan.
Mối tình của đôi nam nữ ở đây tự nó hoàn toàn không có tính bi kịch,
vì trong quan hệ của hai người có sự hài hoà tuyệt đối, có sự thông
cảm trọng vẹn. Sự bất hoà và thù địch của hai dòng họ, sự khắc nghiệt
của luân lý phong kiến đã ngăn trở mối tình của họ và làm cho số

phận của họ trở thành bi kịch.
Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một tình yêu thơ mộng, đắm say,
chân thành và chung thuỷ. Tình yêu đó rất trần thế, rất con người,
nhưng cũng rất trong sạch, rất cao thượng; nó xa lạ với những ảo
mộng viển vông hay những dục vọng thấp hèn. Trên đôi cánh của tình
yêu, chàng trai đã bất chấp mối thù truyền kiếp, vượt bức tường thành
lễ giáo phong kiến để đến với người yêu. Và cô gái cũng không để cho
những hận thù vô nghĩa lý ngăn cản, đã dám thẳng thắn bộc lộ tình
yêu, mãnh liệt mà duyên dáng, táo bạo mà ngây thơ. Họ biết trân trọng
từng khoảnh khắc ngắn ngủi quý giá khi gặp nhau và cũng sẵn sàng hy
sinh để bảo vệ lời thề chung thuỷ.
Vở kịch đã cho thấy cuộc đấu tranh cho hạnh phúc tình yêu chống lại
thành kiến và uy quyền của lễ giáo phong kiến là cuộc đấu tranh một
mất một còn. Rô-mê-ô và Giu-li-ét chết, nhưng chúng ta không hề
cảm thấy cái ý tưởng về sự đầu hàng của những con người hiện thân
cho lý tưởng nhân văn đẹp đẽ này. Họ đã chết, nhưng chủ nghĩa nhân
văn đã thắng ở cả hai phương diện: lễ giáo và thành kiến phong kiến.
Điều đó được thể hiện trong cái bắt tay của Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét
để đời đời ghi nhớ câu chuyện tình yêu bất tử của hai người.
Về nghệ thuật, Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã vươn đến cái tuyệt mĩ. Tính đa
dạng và biến hoá của hành động kịch, việc xen lẫn cái bi với cái hài,
cái cao cả với cái thấp hèn, vui gần kề với buồn, hạnh phúc bên cạnh
đau khổ làm cho kịch giống với cuộc đời; việc xây dựng những tính
cách vô cùng sinh động và chân thực, việc cá thể hoá ngôn ngữ cao độ
tạo nên sự hoà hợp tuyệt vời giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật, việc
sử dụng những ẩn dụ, so sánh, những hình ảnh đẹp… đã làm nên chất
trữ tình thi vị, chất men say ngất ngây có sức cuốn hút kỳ diệu của
Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
Nguyễn Hoàng Tuyên




×