Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

“Giáo án thi liên môn hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống pháp và thời kì kháng chiến chống mĩ qua bài thơ “đồng chí” của chính hữu và bài thơ “bài thơ về tiểu đội xe không kính” của phạm tiến duật”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 36 trang )

Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM NGƯỜI DỰ THI
- Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội
- Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ứng Hòa.
- Trường: THCS Đại Cường
- Địa chỉ: Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa- Hà Nội.
-Điện thoại: 0433987001.Email:
THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN
1. Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp
Ngày sinh: 04- 9 -1977
Môn: Văn- GDCD
Điện thoại: 01695015949. Email:
2. Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Nga
Ngày sinh: 26-6-1962
Môn: Văn
Điện thoại: 0975162996. Email:

.

__________________________________________________________________
1
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9


___________________________________________________________

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
I TÊN DỰ ÁN DẠY HỌC

“Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống
Pháp và thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ “Đồng chí” của
Chính Hữu và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của
Phạm Tiến Duật”
II. MỤC TIÊU DỰ ÁN
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ
đội thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trong bài thơ “Đồng chí” của
Chính Hữu và vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm
kháng chiến chống Mĩ qua sự sáng tạo hình ảnh và giọng điệu trẻ trung, hóm
hỉnh trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
+ Tình đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính cách mạng.
+ Hình ảnh chân thực về anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp và
hình ảnh độc đáo chiếc xe không kính cùng hình tượng người lính lái xe hiên
ngang, dũng cảm, lạc quan, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam trong
kháng chiến chống Mĩ.
+Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Chính Hữu và nhà thơ Phạm Tiến
Duật cùng những sáng tác của hai nhà thơ trong hai cuộc kháng chiến.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua hai bài
thơ: hình ảnh thơ chân thực, giản dị mà giàu chất biểu cảm, ngôn ngữ bình dị, cô
đọng, hàm súc trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và hình ảnh sáng tạo
độc đáo, ngôn ngữ trẻ trung, giọng điệu hóm hỉnh trong bài thơ “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu những bài thơ hiện đại.

- Cảm nhận, phân tích ý nghĩa của các hình ảnh, ngôn ngữ trong hai bài
thơ.
- Nhận ra mạch cảm xúc và đặc điểm kết cấu hình tượng của bài thơ
“Đồng Chí” của Chính Hữu và hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
- Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học đặc biệt là thực
hành, ứng dụng, bổ sung để phát huy năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự
quản bản thân…..)
__________________________________________________________________
2
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
3.Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Trân trọng, tự hào về hình ảnh cao đẹp của người lính trong thời kì kháng
chiến chống Pháp, chống Mĩ cũng như thời nay. Tự hào và biết ơn nhữngngười
lính của quê hương lên đường kháng chiến góp phần vào thắng lợi của dân tộc.
- Giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Cố
gắng học tập tốt để xứng đáng với thế hệ cha anh.
4.Tích hợp liên môn :
- Tích hợp môn Lịch sử: Giúp học sinh hiểu biết về hiện thực những năm
đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những năm kháng chiến chống
Mĩ khốc liệt của của dân tộc ta. Về những người lính tham gia hai cuộc kháng

chiến chống Pháp, chống Mĩ của quê hương Đại Cường ( Lịch sử địa phương).
- Tích hợp môn Địa lí: giúp học sinh có những hiểu biết về địa hình, khí
hậu miền Bắc nước ta vào mùa đông. Đặc biệt là vùng núi phía Bắc và địa hình
của tuyến đường Trường Sơn.
- Tích hợp môn Âm nhạc: Học sinh hát được bài hát “Đồng Chí” do nhạc
sỹ Minh Quốc phổ nhạc.
- Tích hợp môn Mĩ thuật: Học sinh vẽ tranh về người lính và kĩ thuật vẽ
bản đồ tư duy.
- Tích hợp môn GDCD, giáo dục kĩ năng sống: Học sinh sắm vai thể hiện
hình ảnh người lính trong thực tiễn hiện nay.
III. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN
- Đối tượng dạy học của dự án là: 29 HS lớp 9A – Trường THCS Đại
Cường - Ứng Hòa - Hà Nội
- HS học thụ động, chưa có ý thức học liên môn.
- Số lớp thực hiện: 1lớp.
- Khối lớp: 9
Một đặc điểm cần thiết khác:
Dự án mà chúng tôi thực hiện là 2 tiết ngữ văn lớp 9 đồng thời chúng tôi
giảng dạy luôn đối với học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực
hiện.
IV. Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
Theo thạc sĩ Trần Thị Hoa: “Dạy học liên môn ở môn Văn thực chất là sự
vận dụng những nội dung và phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên
quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả dạy học”.“Dạy học liên môn trong môn
Văn là làm cho người học nhận thức được tác phẩm văn học trong môi trường
văn hóa - lịch sử sản sinh ra nó hay trong môi trường diễn xướng của nó; thấy
được mối quan hệ mật thiết giữa văn học và lịch sử phát sinh; văn học với các
__________________________________________________________________
3
_


Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
hình thái ý thức xã hội khác đồng thời khắc phục được tính tản mạn trong kiến
thức văn hóa của học sinh“
- Qua quá trình dạy học, chúng tôi nhận thấy việc tham khảo tài liệu từ
các lĩnh vực khác có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, tái hiện hình ảnh
quá khứ. Tài liệu tham khảo giúp người học xây dựng được tầm đón nhận phù
hợp với văn bản.
- Việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để
hiểu rõ quy luật phát triển của văn học, hình thành củng cố nhiều phương
pháp nghiên cứu văn học. Như sử dụng tư liệu lịch sử : trong quá trình giảng
dạy giáo viên cần giúp học sinh đặt tác giả, tác phẩm vào môi trường ra đời của
nó để học sinh đánh giá được những đóng góp cũng như hạn chế của tác giả về
nội dung tư tưởng hay nghệ thuật. Mặc dù SGK đã có phần chú thích song giáo
viên vẫn cần nghiên cứu tư liệu lịch sử để giúp học sinh hiểu rõ hơn về yếu tố
thời đại.
- Sử dụng các yếu tố nghệ thuật như âm nhạc, mĩ thuật ....Bản thân văn
học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác. Một hình ảnh
nghệ thuật giúp người học sử dụng trí tưởng tượng của mình tập trung vào
những điểm quan trọng. Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh, đồ
dùng trực quan kết hợp với bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ
nhớ lâu và hứng thú hơn.
- Sử dụng tài liệu địa lí và ngôn ngữ học: những hiểu biết về điều kiện tự
nhiên, khí hậu, địa hình của một khu vực đóng vai trò vô cùng quan trọng để học
sinh hiểu thêm không gian nghệ thuật trong tác phẩm.

- Sử dụng tài liệu các lĩnh vực văn hóa khác: Việc vận dụng kiến thức liên
môn của giáo dục công dân, giáo dục kĩ năng sống, kiến thức dân tộc học, triết
học,….góp phần làm sáng rõ khi lí giải các khái niệm hay tư tưởng tác phẩm.
Có thể nói, tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học nói chung và dạy
Văn học nói riêng là cần thiết. Mục đích tích hợp trước tiên để học sinh hiểu
đúng, hiểu sâu kiến thức trong bài học đồng thời mở rộng vốn hiểu biết những
lĩnh vực khác liên quan đến bài học. Tích hợp phải tuân thủ nguyên tắc: Chọn
lọc, phù hợp, vừa đủ. Chọn lọc những kiến thức thật cần thiết để tích hợp nhằm
giúp học sinh lấy đó làm phương tiện khám phá, lĩnh hội kiến thức mới trong
bài. Phù hợp trình độ nhận thức, tâm sinh lí của học sinh; giáo viên tránh biến
giờ học thành phô diễn sự uyên bác của mình. Không vì tích hợp mà làm bài học
nặng nề kiến thức, quá tải cho học sinh hoặc giáo viên tham tích hợp nên bỏ qua
kiến thức cơ bản học sinh cần đạt trong chính tiết học đó. Tích hợp trong giảng
dạy sao cho giúp học sinh phát huy sự chủ động tích cực có những suy nghĩ, tư
duy, sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tế đời sống.
Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình
dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức,
hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học
một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh:
__________________________________________________________________
4
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________

- Cảm nhận được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ
đội thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trong bài thơ “Đồng chí” và vẻ đẹp
của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm kháng chiến chống Mĩ
qua sự sáng tạo hình ảnh và giọng điệu trẻ trung, hóm hỉnh trong bài thơ “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính”
+ Tình đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính cách mạng.
+ Hình ảnh chân thực về anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp và
hình ảnh độc đáo chiếc xe không kính cùng hình tượng người lính lái xe hiên
ngang, dũng cảm, lạc quan, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam trong
kháng chiến chống Mĩ.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua hai bài
thơ: hình ảnh thơ chân thực, giản dị mà giàu chất biểu cảm, ngôn ngữ bình dị,
cô đọng, hàm súc trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu và hình ảnh sáng tạo
độc đáo, ngôn ngữ trẻ trung, giọng điệu hóm hỉnh trong bài thơ “Bài thơ về tiểu
đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Ngoài ra việc tích hợp môn Lịch sử sẽ giúp học sinh hiểu biết về hiện
thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những năm
kháng chiến chống Mĩ khốc liệt của của dân tộc ta về những người lính tham gia
hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ của quê hương Đại Cường (Lịch sử
địa phương).
-Tích hợp môn Địa lí: giúp học sinh có những hiểu biết về địa hình, khí
hậu miền Bắc nước ta vào mùa đông. Đặc biệt là vùng núi phía Bắc và địa hình
của tuyến đường Trường Sơn.
- Việc tích hợp môn Âm nhạc sẽ giúp học sinh yêu ca hát, thích thú và
nhớ bài thơ hơn, cảm nhận sâu hơn hình tượng nghệ thuật trong thơ. Việc tích
hợp môn Mĩ thuật sẽ giúp học sinh tăng thêm kiến thức mĩ thuật giúp các em
biết vẽ sao cho đẹp, cho đúng, đạt hiệu quả thẩm mĩ cao nhất. Qua đó hình ảnh
anh bộ đội được các em cảm nhận đẹp hơn.
-Tích hợp môn GDCD, giáo dục kĩ năng sống giúp học sinh biết cư xử với
nhau cho tốt đẹp, giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.

Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức
của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn
những vấn đề đặt ra. Giáo viên cảm thấy hứng thú mong lên lớp hơn. Từ đó tổ
chức hướng dẫn học sinh linh hoạt, phù hợp hơn, tiết học sẽ sinh động không gò
bó, đơn điệu. Đảm bảo kiến thức trọng tâm vừa sâu vừa rộng. Học sinh có hứng
thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức. Các em tích cực, chủ động, suy
nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1.Giáo viên chuẩn bị:
* Đồng chí: Nguyễn Thị Nga chuẩn bị trong thời gian 3 ngày.
__________________________________________________________________
5
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
- Clip trích phim tuyến đường Trường Sơn trong thời chiến tranh chống
Mĩ.
- Ảnh chân dung của cụ Phạm Văn Quỳ thời kháng chiến.chống Pháp.
- Ảnh ba đồng chí trong kháng chiến chống Pháp: cụ Phạm Văn Quỳ, cụ
Lương Văn Hòa (Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội.) và cụ Lương
Văn Tý quê ở Thái Nguyên.
- Ảnh đồng chí Đoàn Công Chức quê Kim Giang - Đại Cường cùng đồng
chí, đồng đội của mình ở Trường Sa.
- Clips tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học: ảnh tác giả, ảnh tập thơ,
ảnh nước mặn đồng chua, ảnh đất cày lên sỏi đá, ảnh ngôi nhà tranh, ảnh biểu

tượng người lính....
- Bảng tổng hợp những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng
chiến của quê hương Đại Cường và số liệu thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt
Nam anh hùng của xã Đại Cường.
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến công nghệ thông tin.:
- Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet), máy chiếu...
* Đồng chí Nguyễn Thị Nghiệp chuẩn bị:
- Cùng học sinh làm clip ngắn phỏng vấn nhân chứng lịch sử của quê
hương -Bác thượng tá Phạm Đăng Cát - Nguyên chủ nhiệm hậu cần sư đoàn 361
Quân chủng phòng không không quân đã nghỉ hưu, quê Kim Giang - Đại Cường
- Ứng Hòa - Hà Nội, từng tham gia kháng chiến chống Mĩ, Lái xe trên tuyến
đường Trường Sơn lịch sử cùng nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Ảnh thượng tá Phạm Đăng Cát.
- Bản đồ tư duy nội dung bài học, bảng so sánh vẻ đẹp chung và vẻ đẹp
riêng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thời kì kháng
chiến chống Mĩ.
2. Học sinh chuẩn bị trong thời gian 1 tuần.
- Học sinh tự vẽ bản đồ tư duy ở nhà:
+ 4 nhóm cùng vẽ bản đồ tư duy nội dung bài cũ, văn bản “ Lục Vân Tiên
cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Nhóm 1: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới:
Cơ sở hình thành tình đồng chí. Và 1 nhánh bản đồ hình ảnh chiếc xe không
kính - hiện thực khốc liệt thời chiến tranh.
+ Nhóm 2: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới:
Biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí, đồng đội. Và tìm hiểu số liệu ở
địa phương những anh hùng đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến và những bà
mẹ Việt Nam anh hùng ở xã Đại Cường.
+ Nhóm 3: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới:
Hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng về người lính và tình đồng chí của họ.
Và nội dung người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn.

__________________________________________________________________
6
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
+ Nhóm 4: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới:
Hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lập bảng so sánh vẻ
đẹp chung và vẻ đẹp riêng của những người lính trong thời kì kháng chiến chống
Pháp và trong thời kì kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong hai bài thơ.
- Cả lớp tập hát bài hát “ Đồng chí” do nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc.
- Nhóm các bạn nam chuẩn bị nội dung và sắm vai thể hiện tình huống
với chủ đề: Giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
- Mỗi nhóm vẽ 2 bức tranh phù hợp với nội dung chủ đề.
VI . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY –HỌC
Chủ đề được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút).
1. Ổn định tổ chức: (1phút)
2. Kiểm tra bài cũ : (3 phút )
3 Tổ chức các hoạt động dạy- học: (80 phút)
- Hoạt động khởi động (5 phút)
- Hoạt động hình thành kiến thức mới: (58 phút)
+ Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp qua bài
thơ “Đồng chí”của nhà thơ Chính Hữu
+ Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật
+ Những liên hệ hình tượng người lính của quê hương Đại Cường - Ứng

Hòa - Hà Nội.
- Hoạt động thực hành. (5 phút)
- Hoạt động ứng dụng (7 phút)
- Hoạt động bổ sung. (5 phút)
4. Củng cố: 3 (phút)
5. Hướng dẫn về nhà: (3 phút)

CHỦ ĐỀ
“Hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống
Pháp và thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ “Đồng chí” của
Chính Hữu và bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của
Phạm Tiến Duật”
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh anh bộ
đội thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp trong bài thơ “Đồng chí” của
__________________________________________________________________
7
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
Chính Hữu và vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong những năm
kháng chiến chống Mĩ qua sự sáng tạo hình ảnh và giọng điệu trẻ trung, hóm
hỉnh trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”của Phạm Tiến Duật.
+ Tình đồng đội keo sơn gắn bó của những người lính cách mạng.

+ Hình ảnh chân thực về anh bộ đội thời kì kháng chiến chống Pháp và
hình ảnh độc đáo chiếc xe không kính cùng hình tượng người lính lái xe hiên
ngang, dũng cảm, lạc quan, chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng miền Nam trong
kháng chiến chống Mĩ.
+Những hiểu biết bước đầu về nhà thơ Chính Hữu và nhà thơ Phạm Tiến
Duật cùng những sáng tác của các ông trong hai cuộc kháng chiến.
- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật nổi bật được thể hiện qua hai bài
thơ: hình ảnh thơ chân thực giản dị mà giàu chất biểu cảm, ngôn ngữ bình dị, cô
đọng, hàm súc trong bài thơ của Chính Hữu và hình ảnh sáng tạo độc đáo, ngôn
ngữ trẻ trung, giọng điệu hóm hỉnh trong bài thơ của Phạm Tiến Duật.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu những bài thơ hiện đại.
- Cảm nhận, phân tích ý nghĩa của các hình ảnh, ngôn ngữ trong hai bài
thơ.
- Nhận ra mạch cảm xúc và đặc điểm kết cấu hình tượng của bài thơ
“Đồng Chí” của Chính Hữu và hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm tiến Duật.
- Làm việc nhóm, tham gia các hoạt động trong bài học đặc biệt là thực
hành, ứng dụng, bổ sung để phát huy năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn
đề, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự
quản bản thân…..)
3.Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc.
- Trân trọng, tự hào về hình ảnh cao đẹp của người lính trong thời kì
kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cũng như thời nay. Tự hào và biết ơn những
người lính của quê hương lên đường kháng chiến góp phần vào thắng lợi của
dân tộc.
- Giữ gìn và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ. Cố
gắng học tập tốt để xứng đáng với thế hệ cha anh.
4. Tích hợp liên môn

- Tích hợp môn Lịch sử: Giúp học sinh hiểu biết về hiện thực những năm
đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những năm kháng chiến chống
Mĩ khốc liệt của của dân tộc ta. Về những người lính tham gia hai cuộc kháng
chiến chống Pháp, chống Mĩ của quê hương Đại Cường ( Lịch sử địa phương).

__________________________________________________________________
8
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
- Tích hợp môn Địa lí: giúp học sinh có những hiểu biết về địa hình, khí
hậu miền Bắc nước ta vào mùa đông. Đặc biệt là vùng núi phía Bắc và địa hình
của tuyến đường Trường Sơn.
- Tích hợp môn Âm nhạc: Học sinh hát được bài hát “Đồng Chí” do nhạc
sỹ Minh Quốc phổ nhạc.
- Tích hợp môn Mĩ thuật: Học sinh vẽ tranh về người lính và kĩ thuật vẽ
bản đồ tư duy.
- Tích hợp môn GDCD, giáo dục kĩ năng sống: Học sinh sắm vai thể hiện
hình ảnh người lính trong thực tiễn hiện nay.
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG VÀ NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH ĐƯỢC PHÁT
HUY.
* Các kĩ năng học sinh được phát huy:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về nội dung bài học.
- Kĩ năng tư duy phê phán đối với những hành động vô ơn, không trân
trọng những tình cảm đẹp, phẩm chất cao đẹp của người lính cách mạng.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo về biện pháp hành động để học tập những
phẩm chất tốt đẹp của người lính cách mạng.
- Kĩ năng hợp tác cùng các bạn hoàn thành nhiệm vụ.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng giao tiếp.....
* Các năng lực học sinh được phát huy.
- Năng lực giao tiếp Tiếng Việt
- Năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
- Năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực hợp tác....
C. CÁC PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Động não
- Phương pháp dự án..
- Thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật phòng tranh.
- Kĩ thuật công đoạn.
-Kĩ thuật phân tích phim.
- Xử lý tình huống hoặc đóng vai.
- Kĩ thuật vẽ bản đồ tư duy.....
__________________________________________________________________
9
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
D. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên chuẩn bị:
* Đồng chí: Nguyễn Thị Nga chuẩn bị (trong thời gian 3 ngày)
- Clip trích phim tuyến đường Trường Sơn trong thời chiến tranh chống
Mĩ.
- Ảnh chân dung của cụ Phạm Văn Quỳ thời kháng chiến.chống Pháp.
- Ảnh ba đồng chí trong kháng chiến chống Pháp: cụ Phạm Văn Quỳ, cụ
Lương Văn Hòa ( Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội.) và cụ Lương
Văn Tý quê ở Thái Nguyên.
- Ảnh đồng chí Đoàn Công Chức quê Kim Giang - Đại Cường cùng đồng
chí đồng đội của mình ở Trường Sa.
- Clips tranh ảnh phù hợp với nội dung bài học: ảnh tác giả, ảnh tập thơ,
ảnh nước mặn đồng chua, ảnh đất cày lên sỏi đá, ảnh ngôi nhà tranh, ảnh biểu
tượng người lính....
- Bảng tổng hợp những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng
chiến của quê hương Đại Cường và số liệu thương binh, bệnh binh, bà mẹ Việt
Nam anh hùng của xã Đại Cường.
- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học liên quan đến công nghệ thông tin:
- Phần cứng ( Máy tính kết nối mạng intrnet), máy chiếu...
* Đồng chí Nguyễn Thị Nghiệp chuẩn bị:
- Cùng học sinh làm clip ngắn phỏng vấn nhân chứng lịch sử của quê
hương - Bác thượng tá Phạm Đăng Cát - Nguyên chủ nhiệm hậu cần sư đoàn
361- Quân chủng phòng không không quân, đã nghỉ hưu, quê Kim Giang - Đại
Cường - Ứng Hòa - Hà Nội, từng tham gia kháng chiến chống Mĩ, lái xe trên
tuyến đường Trường Sơn lịch sử cùng nhà thơ Phạm Tiến Duật.
- Ảnh thượng tá Phạm Đăng Cát.
- Bản đồ tư duy nội dung bài học, bảng so sánh vẻ đẹp chung và vẻ đẹp
riêng của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp và thời kì kháng
chiến chống Mĩ.
2.Học sinh chuẩn bị trong thời gian 1 tuần.
- Học sinh tự vẽ bản đồ tư duy ở nhà:

+ 4 nhóm cùng vẽ bản đồ tư duy nội dung bài cũ. Văn bản “ Lục Vân Tiên
cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Nhóm 1: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới:
Cơ sở hình thành tình đồng chí. Và 1nhánh bản đồ hình ảnh chiếc xe không kính
- hiện thực khốc liệt thời chiến tranh.
+ Nhóm 2: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới:
Biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí, đồng đội. Và tìm hiểu số liệu ở
__________________________________________________________________
10
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
địa phương những anh hùng đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến và những bà
mẹ Việt Nam anh hùng ở xã Đại Cường.
+ Nhóm 3: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới:
Hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng về người lính và tình đồng chí của họ.
Và nội dung người lính lái xe trên tuyến đường trường Sơn.
+ Nhóm 4: Chuẩn bị bài mới và vẽ 1 nhánh trong bản đồ tư duy bài mới:
Hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Lập bảng so sánh vẻ
đẹp chung và vẻ đẹp riêng của những người lính trong thời kì kháng chiến chống
Pháp và trong thời kì kháng chiến chống Mĩ được thể hiện trong hai bài thơ.
- Cả lớp tập hát bài hát “Đồng chí” do nhạc sỹ Minh Quốc phổ nhạc.
- Nhóm các bạn nam chuẩn bị nội dung và sắm vai thể hiện tình huống
với chủ đề: “Giữ gìn và phát huy phẩm chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ”
- Mỗi nhóm vẽ 2 bức tranh phù hợp với nội dung chủ đề.

E. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Giờ trước các em học văn bản: “Lục Vân
Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” của Nguyễn Đình Chiểu cô dặn các nhóm vẽ bản đồ
tư duy. Mời các nhóm giơ bản đồ tư duy để cô kiểm tra và mời nhóm 2 lên trình
bày.
3. Bài mới:

Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Slides2) (5 phút)
Mời các em quan sát trên màn hình và xem đoạn clip (Liên môn lịch sử
địa phương).
GV: Nhân vật trong clip cô giáo và các bạn đang trao đổi là ai vậy?
HS: Nhân vật trong clip là bác thượng tá Phạm Đăng Cát - Nguyên chủ
nhiệm hậu cần sư đoàn 361- Quân chủng phòng không không quân, đã nghỉ hưu,
quê Kim Giang - Đại Cường - Ứng Hòa - Hà Nội, từng tham gia kháng chiến
chống Mĩ, Lái xe trên tuyến đường Trường Sơn lịch sử cùng nhà thơ Phạm Tiến
Duật.
GV: Cảm xúc của em khi nghe bác tâm sự là gì?
Em xúc động, tự hào về những con người của quê hương đã lên đường
cứu nước. Xúc động về tình đồng chí, đồng đội, xúc động về hình ảnh người
lính cao đẹp với những phẩm chất đáng quý.
GV dẫn vào bài: Đúng rồi các em ạ! Cuộc kháng chiến chống Pháp và
chống Mĩ gian khổ và oanh liệt biết bao! Dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến
thắng kẻ thù viết lên những trang sử vàng chói lọi. Góp phần vào chiến thắng
__________________________________________________________________
11
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga



Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
ấy, từ những làng quê đất Việt, bao thế hệ người con yêu nước lên đường ra
trận. Họ từ bỏ tất cả, nén tình riêng để đi theo tiếng gọi của non sông đất nước.
Hình ảnh cao đẹp của họ được thể hiện trong biết bao bài thơ. Tiêu biểu nhất là
hai bài “Đồng chí” của Chính Hữu và bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
của Phạm Tiến Duật. (Slides3 )

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới (58 phút)

__________________________________________________________________
12
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
A. Hình ảnh người lính trong
GV hướng
dẫn
cáchĐại
đọc:Cường
chú ý đọc chậm,
tình
kháng

Trường
THCS
Giáo
áncảm,
thi liênthời
mônkìmôn
Ngữchiến
Văn 9chống
đúng
nhịp, ngân ở câu cuối. GV đọc mẫu một lần Pháp qua bài thơ “ Đồng chí”
___________________________________________________________
và gọi 2 HS đọc lại. Nhận xét, uốn nắn cách đọc của Chính Hữu.
cho HS.
I. Đọc -Tìm hiểu chung:
?Em hãy nêu vài nét về tác giả Chính Hữu?
1. Tác giả, tác phẩm
(Slides 5+6)
a.Tác giả:
HS: Nêu một số nét chính.
- Là nhà thơ – người chiến sĩ.
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh và nhận xét
- Thường viết về đề tài người
lính và chiến tranh.

- Nhận xét và bổ sung: Ông từng là là người lính
Trung đoàn thủ đô trở thành nhà thơ quân đội.
? Bài thơ Đồng chí ra đời trong hoàn cảnh nào?
Em trình bày những hiểu biết của em về lịch sử đất
nước ta những năm 1947-1948?
HS trả lời cá nhân (Tích hợp môn Lịch sử) GV bổ

sung.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ. Mở đầu
là cuộc chiến ở Hà Nội. Tiếp theo là chiến thắng
Việt Bắc thu – đông 1947. Bắt đầu từ đây cuộc
kháng chiến toàn quốc, toàn dân, toàn diện được
đẩy mạnh.Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ bị ốm,
đang phải điều trị.
Em hãy quan sát trên màn hình và điền từ thích
hợp?(Slides 7,8)
Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

b.Tác phẩm: viết năm 1948 sau
khi tác giả cùng đồng đội tham
gia chiến dịch Việt Bắc – Thu
đông.

2. Giải nghĩa từ khó: (SGK)
3. Thể thơ: thơ tự do

4. Bố cục:
? Bài thơ được chia làm mấy đoạn, nêu nội dung
gồm 3 đoạn
từng đoạn? (Slides 9)
Súng
Trăng
HS trả lời cá nhân:
Gần
Xa
Đoạn 1 (7 câu đầu): Cơ sở hình thành tình đồng

Chiến sĩ
Thi sĩ 13
__________________________________________________________________
chí.
Chiến đấu
Trữ tình
_
Đoạn 2 (10 câu tiếp theo): Biểu hiện tình
đồng
Chiến
tranh
Hòa bình
Nhóm
giáo
viên:
Nguyễn
Thị
Nghiệp
và Nguyễn Thị Nga
chí.
Thực tại
Mộng mơ
Đoạn 3 (3 câu cuối): Biểu tượng “đầu súng trăng


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
Hướng dẫn HS tiểu kết bài (Slides17,18)
GV cùng HS khái quát và gọi HS đọc ghi nhớ (SGK)


Bốn em học sinh nam cùng cả lớp hát bài “Đồng chí” do Minh Quốc phố
nhạc trên nền file ảnh tổng hợp các hình ảnh trong bài thơ.
( Tích hợp môn Âm nhạc)
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu “Hình ảnh người lính trong thời lì kháng
chiến chống Mĩ qua bài thơ “ bài thơ về tiểu đội xe không kính.”
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt
B. Hình ảnh người lính
trong thời lì kháng
chiến chống Mĩ qua bài
thơ “ bài thơ về tiểu đội
GV hướng dẫn cách đọc: giọng tự nhiên, sôi nổi, trẻ trung. xe không kính.”
GV đọc mẫu hai khổ thơ đầu, yêu cầu 2 HS đọc tiếp theo I. Đọc- tìm hiểu chung:
đến hết.
1.Tác giả, tác phẩm:
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Phạm Tiến Duật? a. Tác giả: là nhà thơ tiêu
? Kể tên một vài bài thơ của tác giả mà em biết?
biểu trong những năm
__________________________________________________________________
14
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________

(Slides19)
kháng chiến chống Mỹ.

- GV cung cấp một số bài thơ như: Trường Sơn đông,
Trường Sơn tây, Lửa đèn... Nội dung trong thơ Phạm Tiến
Duật chủ yếu viết về thế hệ trẻ như: thanh niên xung
phong, người lính trong kháng chiến chống Mỹ.
? Nêu hoàn cảnh ra đời của Bài thơ ?
GV cùng học sinh xem đoạn phim về tuyến đường Trường
Sơn- Đường Hồ Chí Minh lịch sử.
(Tích hợp môn Lịch sử và địa lí) (Slides20)
Em có cảm xúc gì khi xem đoạn phim tư liệu?
Xúc động tự hào về sự hiên ngang anh dũng của những
chiến sĩ nói riêng và những người lính nói chung. Họ đã
vượt qua mưa bom bão đạn trong tư thế ung dung, lạc
quan, yêu đời....
- GV nhận xét và gợi lại vài nét về cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của nhân dân ta những năm 1968, 1969.
- Học sinh giải nghĩa từ khó trong SGK.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Những hiểu biết
của em về thể thơ đó?
(GV nhắc lại thể thơ tự do).
Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
? Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ. (Slides 21)
GV nhấn mạnh thêm:
Nhan đề dài, tưởng như có chỗ thừa nhưng thu hút người
đọc ở cái vẻ lạ độc đáo của nó.
- Làm nổi bật hình ảnh toàn bài : những chiếc xe không
kính.
- Hai chữ “bài thơ” cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai

thác hiện thực của tác giả, tác giả muốn nói về chất thơ
của hiện thực khốc liệt thời chiến tranh, chất thơ của tuổi

b.Tác phẩm: rút từ tập
“Vầng trăng quầng lửa”,
viết năm 1969.

2. Giải nghĩa từ khó:
(SGK)
3. Thể thơ: Thơ tự do
II. Tìm hiểu chi tiết
* Nhan đề của bài thơ.
- Thu hút người đọc bởi
vẻ lạ độc đáo
- Nhan đề làm nổi bật nội
dung chủ đề của bài thơ.

__________________________________________________________________
15
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
trẻ hiên ngang, dũng cảm..
? Bài thơ tập trung làm rõ những đối tượng nào (HS phát
hiện hình ảnh người lính và những chiếc xe không kính.)

GV: Yêu cầu học sinh quan sát trên máy chiếu và trả lời
(Slides 22)
1.Hình ảnh những chiếc
xe không kính:

? Hình ảnh những chiếc xe không kính hiện ra qua những
khổ thơ nào (HS phát hiện khổ thơ đầu và cuối).
GV yêu cầu học sinh nhóm 1 lên trình bày phần chuẩn bị
của nhóm mình, GV kiểm tra bản đồ tư duy của học sinh.
- Nghệ thuật: điệp ngữ,
hình ảnh chân thực, giọng
thơ thản nhiên
Chiếc xe trầy xước, biến
dạng -> phản ánh hiện
thực chiến tranh khốc liệt
và những gian khổ người
lính trải qua..

GV bổ sung:
Những chiếc xe không kính và nguyên nhân của nó được
giới thiệu bằng lời thơ tự nhiên, mộc mạc như một lời
phân bua, tạo thú vị cho người đọc. Cảm hứng thơ bắt đầu
từ hiện thực ác liệt nơi chiến trường với “bom giật, bom
rung” giúp ta hình dung sự tàn phá của đạn bom trên
những nẻo Trường Sơn năm ấy vô cùng dữ dội.
- Liên hệ một số hình ảnh khác được mỹ lệ hóa đưa vào
__________________________________________________________________
16
_


Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
trong thơ như con tàu (Chế Lan Viên), con thuyền (Huy
Cận)...
? Hình ảnh những chiếc xe không kính gợi cho em những
suy nghĩ gì? Theo em điều cần nhất khi ngồi trong những
chiếc xe này là phải có tinh thần như thế nào?
2.Hình ảnh những chiến
? Nếu ở thời nay có chiến tranh xảy ra em có dám ngồi
sĩ lái xe:
trong những chiếc xe này không? Vì sao?
( Tích hợp môn GDCD)
Giáo viên yêu cầu thảo luận nhóm sử dụng kĩ thuật khăn
phủ bàn tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh người chiến sĩ
lái xe, cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Tư thế
- Nhóm 2: Thái độ
- Nhóm 3: Tinh thần
- Nhóm 4: Tình đồng đội
GV: Yêu cầu học sinh quan sát tranh trên máy chiếu, thảo
luận, trình bày.

GV yêu cầu học sinh nhóm 3 lên trình bày phần chuẩn bị - Tư thế: ung dung, hiên
của nhóm mình, GV kiểm tra bản đồ tư duy của học sinh ngang, tự tin.
- Thái độ: bất chấp khó
và chốt kiến thức.

khăn, nguy hiểm.
- Tinh thần lạc quan, yêu
đời.
- Tình đồng đội gắn bó
keo sơn.

__________________________________________________________________
17
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
Đó là những phẩm chất tốt đẹp. (Slides24,25,26.27.28)
? Để diễn tả những phẩm chất đó của người lính, tác giả đã
sử dụng những nghệ thuật nào, qua đó góp phần làm nổi
bật điều gì?
GV bình: Người lính lái xe hiện lên thật trẻ trung, yêu đời,
dũng cảm. Họ sống có lí tưởng cao đẹp, sẵn sàng hi sinh
vượt mọi gian khó. Dù bụi phun tóc trắng, dù mưa tuôn,
mưa xối họ vẫn không nao lòng. Những chiếc xe không
kính đem theo trái tim hướng về miềm Nam, hướng về tự
do, độc lập, thống nhất Tổ quốc. Chính điều này góp phần
làm nên chiến thắng của dân tộc.
GV: Yêu cầu học sinh nêu nội dung và nghệ thuật cuả văn
bản, HS đọc ghi nhớ (SGK) sử dụng bản đồ tư duy tổng
hợp. (Slides29)


→ Nghệ thuật: điệp ngữ,
giọng ngang tàng làm nổi
bật nét hồn nhiên, sôi nổi,
lạc quan, yêu đời.
“Xe vẫn chạy vì miền
Nam phía trước- Chỉ cần
trong xe có một trái tim”
→ Sức mạnh của tình yêu
nước → Quyết tâm chiến
đấu với kẻ thù, giải
phóng miền Nam.

__________________________________________________________________
18
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________

Hướng dẫn học sinh tổng kết chủ đề
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV tổ chức trò chơi tiếp sức hai dãy tạo thành C Tổng Kết
hai nhóm, chọn hai em làm nhóm trưởng. Nhóm Vẻ đẹp của hình tượng người lính
trưởng có nhiệm vụ gọi những thành viên trong trong hai cuộc kháng chiến chống

nhóm mình mỗi người trả lời một ý. Câu hỏi: Pháp và chống Mĩ.
Tìm vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của người
lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp qua *Vẻ đẹp chung:
bài thơ “Đồng Chí” và vẻ đẹp người lính trong - Sống có lí tưởng, có hoài bão, sẵn
thời kì kháng chiến chống Mĩ qua bài thơ “ Bài sàng ra đi vì nghĩa lớn.
thơ về tiểu đội xe không kính”?
- Dũng cảm, gan dạ, vượt qua mọi
HS tham gia trò chơi, giáo viên nhận xét yêu khó khăn gian khổ hoàn thành
__________________________________________________________________
19
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
cầu nhóm 4 lên trình bày phần chuẩn bị. GV nhiệm vụ.
chốt.
- Lạc quan yêu đời.
(Slides 30)
- Có tình đồng chí, đồng đội thắm
thiết.
- Có ý chí chiến đấu, chiến thắng kẻ
thù.
* Vẻ đẹp riêng
Vẻ đẹp người
Vẻ đẹp của
lính trong bài

người lính
“Đồng chí”
trong bài “Bài
thơ về tiểu đội
xe không kính”
-Xuất thân từ -Người lính lái
nông dân.
xe trẻ trung.
- Giản dị, chân - Hồn nhiên,
thành, chất
tinh nghịch, sôi
phác.
nổi, têu đời
GV giới thiệu ảnh của cụ Phạm Văn Quỳ, ảnh - Thể hiện tình - Thể hiện tinh
cụ và đồng chí của mình trong kháng chiến đồng chí đồng thần lạc quan ,
chống Pháp. Ảnh thượng tá Phạm Đình Cát đội thắm thiết. yêu đời, ý chí
trong kháng chiến chống Mĩ. Ảnh đồng chí
giải phóng
Đoàn Công Chức và đồng đội trên đảo Trường
Miền Nam
Sa. Đó là những người đại diện cho hàng ngàn
mạnh mẽ.
người lính của quê hương Đại Cường lên đường
ra trận.(Tích hợp lịch sử địa phương)

Hoạt động 3 : Hoạt động thực hành (5 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu nhóm 2 trình bày bảng số liệu đã tìm D.Luyện Tập
hiểu ở địa phương. HS quan sát bảng số liệu và

trả lời câu hỏi?
(Slides 31)
Bảng số liệu những anh hùng liệt sĩ, những
thương binh, bệnh binh, những bà mẹ Việt Nam
anh hùng của xã Đại Cường - Ứng Hòa – Hà
Nội trong hai cuộc kháng chiếnSố
chống
Pháp và
lượng
chống Mĩ.Liệt sĩ
106 người
Thương binh

46 người

__________________________________________________________________
Bệnh binh
37 người20
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga
Bà mẹ Việt Nam
7 bà mẹ
anh hùng


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________


Em cần làm gì để phát huy truyền thống của xã
anh hùng?
Học sinh trả lời cá nhân, giáo viên nhận xét, bổ
sung.
Thật tự hào cho quê hương Đại Cường thân yêu
của chúng ta. Trong hai cuộc kháng chiến, từ một
xã nhỏ, dân số ít nhưng đã có hàng nghìn lượt
người ra đi cứu nước. Trong đó có hơn 100 người
đã anh dũng hi sinh và hơn một trăm người đã để
lại một phần máu xương của mình nơi chiến
trường. Có 7 bà mẹ Việt Nam anh hùng. Vậy cô
trò ta cùng sống và làm việc sao cho xứng đáng
với thế hệ cha anh, xứng đáng là công dân của
một xã anh hùng.

- Giữ gìn và phát huy truyền thống
yêu nước của quê hương.
- Học tập và làm theo phẩm chất
tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
- Học tập thật tốt để xứng đáng với
công lao và sự hi sinh của các thế
hệ cha anh.....

Hoạt đông 4: Hoạt động ứng dụng (7 phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh hoàn thiện và trình bày -Tranh vẽ đúng chủ đề.
tranh vẽ với chủ đề “Hình tượng người lính trong -Thể hiện năng lực thẩm mĩ.
hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ
(Tích hợp môn Mĩ thuật)

HS cử đại diện trình bày, giáo viên nhận xét.
- GV nêu chủ đề học sinh sắm vai xử lý tình
huống. Nếu em là người lính, em sẽ sống và làm
việc như thế nào để phát huy phẩm chất anh bộ
đội cụ Hồ? Em hãy sắm vai trả lời câu hỏi đó?

- Sắm vai đúng chủ đề
- Thể hiện cách cư xử tốt đẹp,
phù hợp với phẩm chất cao
đẹp của người lính.

Học sinh nhận xét phần sắm vai của các bạn?

Hoạt động 5: Hoạt động bổ sung (5 phút)
Hoạt động của thầy và trò

Nội dung cần đạt

__________________________________________________________________
21
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
- Giáo viên tổ chức thi hai dãy: Sưu tầm những bài
thơ, bài hát ca ngợi về người lính?

Học sinh nhận thức được rằng dù
HS thi kể tên những bài thơ, bài hát.
đã có rất nhiều, rất nhiều những
GV nhận xét ........
bài thơ, bài hát, câu chuyện ca
Các bài thơ
ngợi về phẩm chất cao đẹp của
1.Hồi ức chiến tranh- Trường cangười lính nhưng vẫn chưa thể
2. Những người chết không trẻ mãi
ghi hết, nói hết được phẩm chất
3.Thơ tình người lính biển
cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
4. Gửi bạn bè làm xong nghĩa vụ - Phạm Sỹ Sáu
5. Bài thơ tình tặng người gác đèn biển - Nguyễn Bảo
6. Ngã ba không có ngã ba - Phan Xuân Hạt
7. Rừng ơi! - Nguyễn Thị Hồng Ngát
8. Núi đôi - Vũ Cao
9. Lên Cấm Sơn - Thôi Hữu
10.Tây Tiến - Quang Dũng
............

Các bài hát
1 Chút thư tình người lính biển.
2. Bài ca bên cánh võng.
3. Lá đỏ.
4.Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây.
5. Màu hoa đỏ
6. Vết chân tròn trên cát.
7. Nơi đảo xa.
8. Gần lắm Trường Sa.

9. Bước chân trên dãy trường Sơn.
10. Đồng đội
...............
d. Củng cố: (3 phút) Sử dụng hai bản đồ tư duy tổng hợp để khái quát nội dung bài
học.
e. Hướng dẫn học bài ở nhà (Slides 33) (3 phút)
- Học bài, đọc thuộc lòng hai bài thơ.
- Nắm chắc nội dung và nghệ thuật của mỗi bài.
- Tìm những tấm gương tiêu biểu về người lính trong các thời kì lịch sử.
- Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh người lính trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ mà em đã tìm hiểu được.
- Em hãy xây dựng kế hoạch và hành động học tập và làm theo phẩm chất của
anh bộ đội cụ Hồ.
VII KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

__________________________________________________________________
22
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________
Sau quá trình học tập, với thời lượng 45 phút (1 tiết học) các em đã làm một
bài kiểm tra đánh giá với những nội dung câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về những phẩm
chất tốt đẹp của người lính trong bài thơ “ Đồng chí’ của Chính Hữu và bài thơ
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật?

Câu 2: Hiện nay một số thanh thiếu niên sống thiếu ý chí, thiếu quyết tâm,
mờ nhạt lý tưởng không giống phẩm chất của người lính cách mạng. Em hãy
thuyết phục họ bằng đoạn văn khoảng 12 câu.
Câu 3: Cảm xúc của em như thế nào mỗi khi đi viếng nghĩa trang liệt sĩ?
Em định cùng các bạn làm một tập san với chủ đề “Uống nước nhớ nguồn” và
có những hành động đền ơn đáp nghĩa ....Em hãy thuyết phục các bạn bằng đoạn
văn khoảng 15 dòng nêu ý tưởng để các bạn làm cùng em?
VIII. CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
Học sinh đã hoàn thành phần chuẩn bị bài tốt, các em hăng hái hoạt động sử
dụng nhiều kiến thức liên môn trong bài học. Nhiều năng lực của học sinh được
phát huy. Các em say sưa tập hát, tích cực thảo luận, tích cực tham gia trò chơi,
hăng hái vẽ tranh. Đặc biệt các em thích thú vô cùng khi được cùng cô giáo đi
gặp gỡ những người lính của quê hương. Sự tự hào, kính trọng và biết ơn hiện
lên trên gương mặt ngây thơ của các em khi các em được nghe tâm sự của cụ
Phạm Văn Quỳ kể về tình đồng chí, đồng đội và những gian khổ thời kháng
chiến chống Pháp. Nghe thượng tá Phạm Đăng Cát kể về 10 năm làm việc trên
tuyến đường Trường Sơn cùng nhà thơ Phạm Tiến Duật. Từ sự xúc động và biết
ơn ấy, các em đã vẽ được những bức tranh đẹp, đã hát rất truyền cảm bài hát
“Đồng chí”, thảo luận và thống nhất kiến thức tốt trên bản đồ tư duy. Các em
còn sắm vai thể hiện được những phẩm chất cao đẹp của người lính cách mạng
cần được giữ gìn và phát huy trong thời đại ngày nay. Có thể nói đây là chủ đề
mà học sinh đã hoạt động tích cực, chủ động bằng sự say mê. Vì vậy dự án được
thực hiện thành công và có ý nghĩa sâu sắc.
Sau đây là những hình ảnh minh chứng .

__________________________________________________________________
23
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga



Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________

__________________________________________________________________
24
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


Trường THCS Đại Cường
Giáo án thi liên môn môn Ngữ Văn 9
___________________________________________________________

__________________________________________________________________
25
_

Nhóm giáo viên: Nguyễn Thị Nghiệp và Nguyễn Thị Nga


×