Tải bản đầy đủ (.ppt) (57 trang)

Bài giảng về nhiếp ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.82 MB, 57 trang )

HƯỚNG DẪN

NHIẾP ẢNH


NỘI DUNG







Đôi lời về giảng viên
Từ máy ảnh đến những bức ảnh
Kiến thức cơ bản về máy ảnh
Các thông số kỹ thuật cơ bản
Yếu tố cấu thành bức ảnh đẹp
Phương pháp chụp ảnh cơ bản


ĐÔI LỜI VỀ GIẢNG VIÊN
• NSNA Bùi Đăng Thanh (1950)
• Tước hiệu: A.FIAP, E.VAPA,
ES.VAPA
• Cử nhân Kinh tế (ĐH KTQD HN)
• Có bước đường sự nghiệp 50
năm và xuất sắc trong lĩnh vực
nhiếp ảnh
• 52 giải thưởng trong nước và
quốc tế




ĐÔI LỜI VỀ GIẢNG VIÊN
• Dạy nghề ảnh từ năm 1980
• Giáo trình dạy nghề ảnh đã được
công nhận là Giáo trình dạy nghề
quốc gia
• Giảng dạy nhiếp ảnh cho TC Liên
Hiệp Quốc từ 2004, cho UB Y tế Hà
Lan – VN từ 2006
• Hiện nay đang giảng dạy Nhiếp ảnh
NT ở ARENA, ĐH Quốc Gia, ĐH
KTQD, Design Global Group…



KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH
• Là thiết bị phức tạp dùng để chụp hình ảnh
• Có nhiều loại với cấu tạo khác nhau
– Máy cơ
– Máy điện tử
– Máy kỹ thuật số
• Đều có những bộ phận cơ bản giống nhau


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH

ỐNG KÍNH

• Là một hệ thống quang học phức tạp gồm

nhiều thấu kính ghép lại
• Dùng để thu ảnh của đối tượng chụp đưa lên
“phim”
• Đặc tính quan trọng nhất: Tiêu cự (f) – mm
• Cách cơ bản phân loại ống kính
– Dựa vào độ lớn của tiêu cự f
– Dựa vào khả năng thay đổi của tiêu cự f


PHÂN LOẠI ỐNG KÍNH

DỰA VÀO KHẢ NĂNG THAY ĐỔI TIÊU CỰ

Dựa vào khả năng thay đổi tiêu cự, có 2 loại
• Ống kính tiêu cự đơn (Fix)
– Chỉ có một tiêu cự, không thể thay đổi

• Ống kính tiêu cự kép (Zoom)
– Tiêu cự có thể thay đổi trong một dải
– Thuận lợi khi muốn phóng to, thu nhỏ hình


PHÂN LOẠI ỐNG KÍNH

DỰA VÀO ĐỘ LỚN TIÊU CỰ
• Tiêu cự càng lớn thì góc chụp càng hẹp, đồng
thời càng có khả năng “phóng đại” đối tượng ở
xa, dễ bị rung và nhoè hình
• Tiêu cự càng lớn làm “Khoảng nét sâu” càng
nhỏ, dùng để làm mờ hậu cảnh, phông nền,…

• Dựa vào độ lớn tiêu cự, có 3 loại ống kính
– Tiêu cự trung bình (Normal): f = 50mm
– Góc rộng (Wide): f < 50mm
– Tiêu cự dài (Tele): f > 50mm


DỰA VÀO ĐỘ LỚN TIÊU CỰ

ỐNG KÍNH TIÊU CỰ TRUNG BÌNH
• Cho bức ảnh trung thực, gần
như mắt người nhìn thấy
• Ít tạo ra góc nhìn lạ mắt
• Thích hợp chụp chân dung,
phong cảnh


DỰA VÀO ĐỘ LỚN TIÊU CỰ

ỐNG KÍNH GÓC RỘNG
• Trường ảnh rộng hơn ống kính
Tiêu chuẩn và Tele
• Tạo góc nhìn lạ mắt
• Thích hợp để chụp đám đông,
chụp trong không gian chật hẹp
• Thích hợp để chụp phong cảnh,
• Gây méo hình


DỰA VÀO ĐỘ LỚN TIÊU CỰ


ỐNG KÍNH GÓC RỘNG
Được chia làm 3 loại
• Góc bán rộng: 32 ≤ f < 50
• Góc rộng: 17 ≤ f < 32
• Góc siêu rộng f < 17


DỰA VÀO ĐỘ LỚN TIÊU CỰ

ỐNG KÍNH TIÊU CỰ DÀI
• Có thể coi là ống nhòm của các
nhà nhiếp ảnh
• Có thể chụp đặc tả vật ở rất xa
mà vẫn lên đủ chi tiết
• Ảnh chụp được tự nhiên
• Cồng kềnh, nặng nề


ỐNG KÍNH ĐẶC CHỦNG

FISHEYE

• Còn gọi là ống kính mắt cá, siêu rộng
• Tiêu cự f = 10.4 mm
• Tạo hình ảnh biến dạng


ỐNG KÍNH ĐẶC CHỦNG

MACRO


• Dùng để chụp đặc tả hoặc chụp vật
ở cự ly rất gần, hoặc kích thước nhỏ


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH

CỬA ĐIỀU SÁNG

• Là cửa sổ đặc biệt, có cơ cấu điều chỉnh độ
mở to nhỏ, để ánh sáng đi qua nhiều hay ít
• Là một bộ phận của ống kính
• Thông số đặc trưng là cho độ mở của ống
kính là “Khẩu độ”
• Dải khẩu độ là 1.4, 2.8, 4, 5.6, 8, 11,…


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH

CỬA ĐIỀU SÁNG

• Tác dụng
– Thay đổi cường độ ánh sáng
tác động lên phim

- Thay đổi “Khoảng nét sâu” của ảnh


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH


CỬA ĐIỀU SÁNG

• Điều chỉnh khẩu độ về hướng số lớn để thu
nhỏ cửa điều sáng, giảm cường độ ánh sáng
tác động lên phim và ngược lại
• Khẩu độ càng nhỏ thì khoảng nét sâu càng lớn
và ngược lại


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH

MÀN TRẬP

• Là màn chắn ánh sáng đặc biệt, chắn giữa cửa
điều sáng và “phim”
• Khi bấm nút “chụp ảnh”, màn trập mở ra cho
ánh sáng tác động lên phim rồi tự động đóng lại
• Khoảng thời gian từ lúc màn trập mở ra đến lúc
đóng lại gọi là tốc độ trập (tốc độ chụp ảnh)
• Tốc độ trập tính bằng giây: 1/16, 1/60, 1/250,…


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH

MÀN TRẬP


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH

MÀN TRẬP


• Tác dụng
– Thay đổi thời gian ánh sáng tác động lên phim



Ảnh thừa
sáng

Ảnh thiếu sáng
Ảnh đủ sáng


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH

MÀN TRẬP

• Tác dụng
– Tạo ra giá trị tĩnh động trên bức ảnh


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH

MÀN TRẬP

• Tốc độ trập càng lớn thì “phim” càng nhận được
ít ánh sáng và ngược lại
• Trong thời gian chụp ảnh, khung hình vẫn bị
thay đổi (dịch chuyển ảnh). Nếu sự dịch chuyển
đủ lớn sẽ tạo ra những vệt trên bức ảnh

• Đặt tốc độ chụp cao để hạn chế những vệt
chuyển động đó (khắc phục sự cố rung tay,
rung máy, vật chuyển động nhanh,…)


MÀN TRẬP

CHUYỂN ĐỘNG MỜ
• Là hiện tượng hình ảnh được
chụp để lại vệt mờ trên bức ảnh
(không phải do chỉnh sai nét)
• Do có sự chuyển động tương đối
đủ lớn giữa hình ảnh được chụp
với khung hình của máy ảnh, trong
thời gian màn trập mở ra


KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ MÁY ẢNH

PHIM

• Là bộ phận trực tiếp thu nhận
ánh sáng từ vật chụp (hình ảnh)
và biến ánh sáng đó thành các
dạng dữ liệu khác (hoá chất, dữ
liệu số,…)
• Là cuộn phim trên các máy ảnh
phim hoặc chip cảm biến trên
máy ảnh KTS
• Đặc tính quan trọng nhất của

phim là độ nhạy sáng (ISO)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×