Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Các biện pháp sử dụng hợp lý đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.85 KB, 8 trang )

CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI
Tìm lại chiếc áo khoác cho đất
Trong tự nhiên đất đai, con người và thế giới sinh vật đều sống dựa vào nhau. Rừng nuôi đất
và nước, đất và nước nuôi cây và con, cây và con nuôi người và nhiều sinh vật khác. Mặt khác,
nhu cầu sống trong môi trường lành mạnh dễ chịu của tự nhiên trở nên bức thiết, nhất là ở khí
hậu nhiệt đới ẩm nước ta. Nguyện vọng này cô đọng trong quan điểm "Thiên nhân hợp nhất"
mà Khổng Tử đã phát biểu trước đây và ở nước ta Bác Hồ luôn luôn khuyên dân thực hiện, chú
trọng cả 2 thành tố sinh thái: trồng cây và trồng người.
Rõ ràng, giữa rừng và đất luôn có mối quan hệ khăng khít, còn rừng là còn đất, ở đâu trên đất
có màu xanh của cỏ cây thì ở đó có sự sống và màu xanh của hy vọng.
Ở vùng đồi núi, các đất phát triển dưới thảm rừng cao lớn, cho dù là rừng thứ sinh hay nguyên
sinh, đều chứa lượng hữu cơ cao ở tầng mặt. Lượng hữu cơ tuy giảm dần theo chiều sâu,
nhưng nó làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, rễ cây lại càng ăn sâu hơn, tầng đất dày hơn.
Nếu không đốt nương thì lượng hữu cơ thu được bình quân trên 1ha là 20 tấn với lượng đạm
khoảng 40 - 60kg; lượng kali 30 - 50kg. Sau khi đốt thì hữu cơ cháy gần hết, đạm còn lại
khoảng 10kg, chỉ có kali được chuyển hoá thành khoáng dưới dạng tro nên mất không đáng
kể.
Một vấn đề khác cần phải nhấn mạnh là khi đất mất "chiếc áo khoác", thường thấy ở trên
những đất trống đồi núi trọc, nhiệt độ mặt đất tăng lên thì quá trình phân giải và khoáng hoá
chất hữu cơ lại càng xảy ra nhanh chóng (Bảng I.15).
Bảng I.15. Các yếu tố bị tác động khi phát, đốt rừng làm nương rẫy

Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, 1999
Do đó, việc trả lại “chiếc áo khoác” cho đất là một giải pháp tiên quyết cho một nền nông
nghiệp bền vững trên đất dốc (Khung I.20). Những biện pháp đó là:
- Tạo ra những hệ thống thích hợp cho từng loại đất ở những điều kiện tự nhiên khác nhau:
luân canh, xen canh, đặc biệt chú ý đến tập đoàn cây bộ đậu để chống xói mòn và cải thiện độ
phì nhiêu đất.
- Trồng cây ngắn ngày phối kết hợp với cây dài ngày, nếu có thể theo phương thức nông, lâm
nghiệp kết hợp.
Khung I.20. CÁC HỆ THỐNG SẢN XUẤT BỀN VỮNG TRÊN ĐẤT DỐC


Sản xuất + Bảo tồn = Bền vững
Bảo tồn đất được hiểu là:
Bảo tồn đất = Kiểm soát xói mòn + Duy trì độ phì nhiêu
Nguồn: Phương trình sử dụng đất bền vững (Young, 1989)
Ở khu vực miền núi, chúng ta đã có cả tập đoàn cây phân xanh như cốt khí, keo dậu,... được
trồng theo băng, vừa có tác dụng chống xói mòn, vừa là nguồn dinh dưỡng quý giá cung cấp
cho đất ở dạng hữu cơ nhiều ưu việt so với phân khoáng (Bảng I.15). Những bức tranh đẹp
như vậy trong nông nghiệp hiện nay không còn nữa, hiệu quả nhanh hơn, tiện lợi hơn. Đây
thực sự là một xu thế không lành mạnh bèo hoa dâu cứ lặng lẽ mất đi, còn cây làm phân xanh
thì phải là loại cây có khả năng cho nhiều mục đích cùng một lúc. Thay vào đó là các loại phân


khoáng cho trong nông nghiệp, sự cần thiết phải tìm ra thang thuốc hiệu nghiệm để chữa trị
căn bệnh này.
Sức mạnh của con người và ánh sáng của khoa học (đa dạng và thống nhất)
Thiên nhiên chứa đầy những bí ẩn, rất khắt khe nhưng cũng
rất hào phóng. Từ bao đời nay, trong sử dụng đất, ông cha
ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, đúc kết lại thành
những câu ngụ ngôn, truyền từ đời này qua đời khác như:
"đất nào cây ấy", "khoai đất lạ, mạ đất quen"... Hiện nay,
những kinh nghiệm này đã được ánh sáng của khoa học và
công nghệ làm sáng tỏ (Hình I.7). Sự hoà quyện giữa những
kinh nghiệm truyền thống với khoa học, công nghệ hiện đại
đã tạo ra những giá trị mới trong sử dụng đất. Thật vậy, nói
tới sử dụng đất hợp lý, nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và
bồi dưỡng đất, song muốn bảo vệ đất một cách cơ bản
không thể chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất. Nếu chỉ áp
dụng biện pháp đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp
đó sẽ mang lại hiệu quả thấp và không ít trường hợp một số
mặt yếu của biện pháp đó sẽ nhanh chóng bộc lộ và ngay

tức khắc bị các mục tiêu chung phủ định. Hãy lấy một ví dụ:
nếu chỉ áp dụng biện pháp công trình như làm ruộng bậc thang mà không trồng cây bộ đậu,
cây phân xanh thì cũng không thể làm cho đất màu mỡ, không nâng cao và ổn định được năng
suất cây trồng và vô hình trung bỏ quên một lực lượng bảo vệ đất vững chắc, bỏ quên những
"nhà máy sản xuất phân bón khổng lồ", bỏ quên những vật liệu cải tạo lý tính đất,... mà tất cả
những vật liệu đó lại do thiên nhiên ban tặng cho chúng ta, thông qua con đường quang hợp,
con đường đồng hoá đạm từ khí trời. Mặt khác, khi nói tới khai thác tiềm năng của đất đai, của
thiên nhiên ta thường sử dụng biện pháp sinh học nhằm tăng hàm lượng hữu cơ cho đất, tiến
tới cân bằng vật chất, song nếu không sử dụng một lượng phân bón hoá học ở giai đoạn đầu,
để cây phân xanh mọc khoẻ, phát tán mạnh thì làm sao tạo ra lượng chất xanh đáng kể để
thúc đẩy nhanh quá trình cân bằng ấy.
Hiện nay, dưới ánh sáng của khoa học và công nghệ người ta thấy rằng, trong các hệ thống sử
dụng đất tính đa dạng sinh học bao gồm: đa dạng về nguồn gen, đa dạng loài và đa dạng hệ
sinh thái có ý nghĩa cực kỳ quan trọng cho một nền nông nghiệp bền vững. Những loại hình
canh tác như: nông, lâm nghiệp kết hợp; vườn - ao chuồng (VAC); canh tác nông nghiệp bền
vững trên đất dốc (SALT); vườn rừng, làng sinh thái (Khung I.21)... tuy không xa lạ đối với
cha ông chúng ta trong nền nông nghiệp sinh thái trước đây, nhưng đã bị lãng quên trong các
hệ thống sử dụng đất gắn với cơ chế thị trường, thì gần đây lại trở nên thân quen đối với đông
đảo bà con nông dân ở mọi miền của đất nước. Tất cả các loại hình sản xuất này tuy có khác
nhau về hợp phần, nhưng có cái chung là lấy đa dạng sinh học và cấu trúc nông, lâm kết hợp
làm nòng cốt. Vậy nông, lâm kết hợp là gì?
Khung I.21. LÀNG SINH THÁI - NƠI GẮN KẾT CỘNG
ĐỒNG VỚI MÔI TRƯỜNG
Cuộc sống của người dân ở những vùng "đất có vấn đề" vô
cùng khốn khó, cái nghèo, cái đói luôn vây quanh họ. Đứng
trước tình hình đó, việc tạo dựng các "làng sinh thái" là
biện pháp hữu hiệu để ổn định cuộc sống và có một môi
trường bền vững.
Làng kinh tế sinh thái được xác định theo công thức:
Đặc trưng sinh thái + Kiến thức bản địa + Kiến thức khoa

học = Mô hình làng kinh tế sinh thái.
Đó là làng sinh thái Hợp Nhất, xã Ba Vì, Hà Tây trên vùng
đất dốc với người Dao xuống núi định canh. Trước đây, do
hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên cuộc sống của
đồng bào Dao rất thấp.
Từ khi xuống núi (1993) xây dựng "làng sinh thái" đến nay,
bộ mặt của Hợp Nhất đã từng bước thay đổi. Một màu xanh
mát mắt của ruộng bậc thang, của những vườn cây ăn trái


đã dần che phủ những đồi trọc nhức nhối. Cái nghèo, cái
đói đã dần đi vào dĩ vãng để thay vào đó là một cuộc sống
ấm no hơn, cơ sở hạ tầng phát triển, trình độ hiểu biết của
bà con được nâng cao, thay đổi cả về vật chất và tinh thần.
Nguồn: Minh Viễn, Những bài viết hay về môi trường, 2002
Nông, lâm kết hợp là tên gọi của các hệ thống sử dụng đất mà trong đó, việc gieo trồng và
quản lý có suy nghĩ và khôn khéo những cây trồng lâu năm (cây rừng, cây công nghiệp dài
ngày, cây ăn quả) trong sự phối hợp hài hoà, hợp lý với những cây trồng nông nghiệp ngắn
ngày, với gia súc, theo thời gian và không gian để tạo ra hệ thống bền vững về mặt tài nguyên
- sinh thái; kinh tế - xã hội và môi trường (Hình I.7).
Như vậy, nông, lâm kết hợp là một phương thức tiếp cận để sử dụng đất bền vững. Nó rất phù
hợp với việc quản lý đất đai vùng đồi núi, vốn có nhiều các yếu tố giới hạn cho canh tác
(Khung I.22).

Khung I.22. VAI TRÒ CỦA NÔNG, LÂM KẾT HỢP TRONG
CẢI THIỆN VÀ DUY TRÌ ĐỘ PHÌ NHIÊU ĐẤT

Sự kết hợp cây dài ngày, cây ngắn ngày, trong đó
có các cây bộ đậu làm tăng chất hữu cơ và đạm cho đất.


Các chất dinh dưỡng ở tầng đất sâu, được cây dài
ngày hút thu và biến đổi chúng ở tầng đất mặt thông
qua phần rơi rụng, cắt tỉa, tàn tích rễ, hình thành chu
trình dinh dưỡng, nuôi cây ngắn ngày.

Cung cấp đồng bộ và tổng hợp các chất dinh
dưỡng cho cây trồng, thông qua khả năng công phá
mạnh các chất khoáng bởi các cây dài ngày.

Cây dài ngày cùng cây ngắn ngày tạo độ che phủ
đất, giảm lực đập của hạt mưa phá vỡ cấu trúc đất, có
tác dụng chống xói mòn và rửa trôi do dòng chảy bề
mặt.

Các hệ thống nông, lâm kết hợp ở vùng sâu, vùng
xa, nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, góp phần
nâng cao thu nhập, ổn định đời sống, giảm áp lực vào
rừng do du canh, du cư.

Hạn chế đáng kể sự phá hoại của sâu hại do việc
trồng xen nhiều loài cây, tạo tính đa dạng sinh học cao,
do đó các sản phẩm nông nghiệp an toàn và không gây ô
nhiễm môi trường.
Nguồn: FAO, Quản lý tài nguyên đất dốc ở Đông Nam châu Á,
1995
Trong quá khứ cha ông chúng ta cũng đã thực hiện nhiều loại
hình sản xuất, mang đậm đà màu sắc sinh thái, đó là "vườn
trên ao dưới", "vườn trước ao sau" và ngày nay khoa học đã
hình tượng hoá thành loại hình sử dụng đất vườn - ao - chuồng
(VAC), hoặc RVAC, chỉ một hệ thống canh tác gồm: rừng vườn - ao - chuồng, mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa

hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi gia súc, gia cầm
(Hình I.8). VAC là một hệ sinh thái khép kín, có khả năng quay
vòng vật chất nhanh, tạo ra mối quan hệ khăng khít, qua lại
giữa các thành phần (Hình I.9).
Viện Dinh dưỡng đã điều tra và so sánh hai nhóm hộ, có làm
và không làm VAC để thấy rõ tác dụng tích cực của loại hình
sản xuất này (Bảng I.17).


Bảng I.16. Các đặc trưng của phân khoáng và các nguồn dinh dưỡng hữu cơ

Nguồn: FAO, Quản lý tài nguyên đất dốc ở Đông Nam châu Á, 1995
Bảng I.17. So sánh 2 nhóm hộ có VAC và không có VAC

Nguồn: Viện Dinh Dưỡng, 1998
* Tiêu thụ so với sản xuất


Những năm gần đây, nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động tại Việt Nam đã và đang khuyến
cáo các mô hình canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc, gọi tắt là mô hình SALT, mà cốt
lõi là phương thức nông, lâm kết hợp, bao gồm:
- Phần cứng gồm lâm phần trên đỉnh với những cây rừng, cây ăn quả hoặc các cây trồng dài
ngày khác và những băng kép cây bộ đậu đa mục đích (cây keo đậu, cây đậu công, cây cốt
khí,...) trồng theo đường đồng mức để làm phân xanh, thức ăn gia súc, chống xói mòn, giữ
ẩm, (Bảng I.16), tạo điều kiện sinh thái hài hoà và giảm sâu hại (Khung I.23).
Khung I.23. CÁC CHỨC NĂNG LÝ SINH CỦA BĂNG CÂY
SỐNG
- Giảm chiều dài sườn dốc; giảm tốc độ dòng chảy và kéo dài
thời gian để nước thấm lọc.
- Giảm xói mòn đất và rửa trôi bề mặt.

- Tạo điều kiện để lắng đọng các sản phẩm xói mòn, giữ lại các
chất dinh dưỡng và kiến tạo bậc thang dần.
- Duy trì, tạo mới và tăng độ phì nhiêu đất do các băng cây
sống họ đậu cố định nitơ từ khí trời.
- Cho phép gieo trồng và canh tác ổn định trên đất dốc.
- Băng cây sống đem lại nhiều lợi ích: quả và hạt, thức ăn gia
súc, phân xanh, củi đun, tiền mặt và cải tạo đất.
Nguồn: Alan G.Brown, 1997
- Phần mềm bao gồm những cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày khác nhau, tuỳ theo sở
thích của nông hộ, được trồng vào phần đất nằm xen kẽ giữa các băng kép cây bộ đậu (Hình
I.10).
Những loại hình này hiện đang được phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng núi và trung du khắp
trong cả nước và hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp (Khung I.24).
Khung I.24. SALT
SALT - một loại hình nông nghiệp tái sinh trên đất dốc. Nông
nghiệp tái sinh trên đất dốc là một thực tiễn nhằm cải thiện
nguồn tài nguyên đất dốc để tăng sức sản xuất của đất và sinh


lợi nhiều hơn. Đặc trưng nổi bật của nó là xúc tiến việc sử dụng
các nguồn tài nguyên dồi dào, sẵn có ở địa phương và giảm
thiểu đầu tư từ bên ngoài.
Nguồn: Harold R. Watson, 1994

Nhà nước và nhân dân cùng làm
Ở bất cứ quốc gia nào thì đất đai luôn là những
vấn đề xã hội bức xúc nhất. Nhận rõ được tầm
quan trọng của vấn đề này, Đảng và Nhà nước
ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà
bước đột phá đầu tiên là "Luật Đất đai" đã được

Quốc hội thông qua năm 1993, sửa đổi năm
1998; năm 2000 và năm 2003 lại đưa ra lấy ý
kiến rộng khắp của toàn dân, và sửa đổi trong
kỳ họp Quốc hội vào tháng 10 năm 2003. Điều
đó chứng tỏ, vấn đề đất đai là một vấn đề xã
hội nóng bỏng. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên
quan khác cũng đã được ban hành, ví dụ, Luật
Bảo vệ và phát triển rừng (1991); Luật Bảo vệ
môi trường (1994),... Đặc biệt ngay sau chiến
tranh chống Mỹ kết thúc, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 278, ngày 11-71975 về tiêu chuẩn sử dụng đất dốc (Bảng
I.18).
Bảng I.18. Tiêu chuẩn sử dụng đất theo Quyết định số 278 của Thủ tương Chính phủ,
ngày 11-7-1975

Số liệu bảng I.17 cho thấy, nhóm A làm VAC mang tính chất
sản xuất hàng hóa, ngoài việc tiêu thụ trong gia đình còn thu
thêm tiềm mặt gấp 2 lần so với nhóm B, sản xuất chủ yếu để
tự cung tự cấp.
Để tạo cho người dân địa phương có điều kiện tham gia nghề
rừng, năm 1968, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số
18/CT/TW với nội dung: "Nhà nước cần giao cho hợp tác xã
một số đất hoang hoặc rừng cây để hợp tác xã kinh doanh
nghề rừng, hợp tác xã được hưởng lợi tuỳ theo công sức bỏ
ra". Thực hiện chỉ thị nói trên, đã có gần 4.000 hợp tác xã


nông nghiệp được giao 2,5 triệu ha đất lâm nghiệp, trong đó có 1,25 triệu ha rừng tự nhiên.
Cùng với chính sách "khoán 100"; chính sách "khoán 10" trong thập niên những năm 80 của
thế kỷ trước, lần đầu tiên Chính phủ ban hành Quyết định 184/HĐBT(1982) cho phép giao đất

rừng cho hộ nông dân làm vườn rừng, với hạn mức 1ha/hộ. Thực hiện quyết định này đã có
gần 350.000 hộ nông dân khắp trong cả nước được giao đất. Hầu hết diện tích đất giao cho các
hộ, chỉ sau vài năm rừng đã được trồng hoặc khoanh nuôi tái sinh tự nhiên thành những vườn
rừng xanh tốt. Tuy nhiên, việc giao đất chỉ được thực hiện rộng khắp và bài bản kể từ sau khi
có Luật Đất đai và Nghị định 02/CP (1994) về việc giao đất nông lâm nghiệp cho các tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài với hạn định 50 năm cho đất lâm nghiệp và 20
năm cho đất nông nghiệp. Đến nay, 100% đất nông nghiệp đã được giao và phần lớn đất lâm
nghiệp cũng đã có chủ.
Có thể nói, chính sách giao đất, giao rừng của Đảng và Nhà
nước ta là "đòn bảy" và là" bà đỡ" cho mọi thành công của
nước ta trong lĩnh vực sử dụng hiệu quả và quản lý bền vững
tài nguyên đất, từ một nước phải nhập khẩu lương thực 500
- 800 nghìn tấn mỗi năm thành một nước sản xuất đủ lương
thực, đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và mỗi năm
xuất khẩu 3 - 4 triệu tấn, đưa số hộ nghèo từ 30% (1998)
xuống 14,3% (2003); từ chỗ có 13,3 triệu ha đất trống đồi
trọc với mật độ che phủ tương ứng là 28% năm 1998, đến
2003 giảm còn 7,7 triệu ha và mật độ che phủ là 35,8%.
Hiện nay, trong cơ chế thị trường, và với phương châm "đầu
tư, khai thác đất theo chiều sâu", "liên kết 4 nhà”: nhà nông, nhà quản lý, nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp và phong trào 50 triệu đồng cho 1 ha ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, chắc
chắn sẽ có những bước đột phá mới trong việc sử dụng và quản lý hiệu quả tài nguyên đất, mà
trước hết phải mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu diện tích
gieo trồng theo hướng giảm diện tích cây lương thực, tăng diện tích các loại cây thực phẩm,
cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao (Khung
I.25). Hướng sản xuất chuyển từ thực tế quảng canh sang chuyên canh cao để đáp ứng yêu
cầu của một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải đa dạng
hoá sản phẩm, vừa đảm bảo đáp ứng thị trường và vừa tham gia hội nhập có hiệu quả vào nền
kinh tế toàn cầu.
Khung I.25. MỖI NĂM THU 40 TRIỆU ĐỒNG TỪ CHĂN NUÔI

Bây giờ ông Vàng Khua Pao ở bản Co Nghè B, xã Co Mạ, huyện
Thuận Châu nổi lên là một trong những gia đình người Mông có
mức thu nhập cao từ chăn nuôi.
Với nguồn nhân lực dồi dào trong gia đình, phát huy lợi thế các
đồng cỏ rộng lớn, tươi tốt ở vùng cao, ông Pao đã đầu tư nuôi 8
con bò, 9 con trâu và 10 con dê trên trang trại có diện tích 40ha.
Đàn gia súc nhà ông phát triển rất nhanh, mỗi năm trừ tiền bán
trâu, bò nhà ông thu trên 18 triệu đồng, ấy là chưa kể 2.000m2
ao thả cá, gần 100 con gà vịt và 6ha diện tích nương trồng ngô
lúa. Tổng thu năm 2002 trên 40 triệu đồng lãi ròng từ chăn nuôi.
Năm 2003 gia đình phấn đấu thu 50 - 55 triệu đồng. Nhờ chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đúng hướng, đời sống gia đình ông
Pao đã trở nên khá giả, mua sắm nhiều tiện nghi sinh hoạt đắt
tiền phục vụ sinh hoạt.
Nguồn: Tạp chí Khuyến nông Sơn La, số 24, 6-2003

LÀM GÌ ĐỂ QUẢN LÝ BỀN VỮNG ĐẤT ĐAI?
Nhìn chung, công tác quản lý đất đai còn rất yếu kém, đất bị lấn chiếm, khai thác bừa bãi, khi
cần thiết sử dụng vào các mục đích khác, Nhà nước thu hồi và phải đền bù với giá quá đắt.
Nhà nước phải chi một khoản tiền rất lớn để "mua lại đất của chính mình". Một nghịch lý nữa là
nhiều loại đất phù sa màu mỡ, được quy hoạch để xây dựng các công trình, trong khi đó lại rất
tốn kém tiền của, sức lực và thời gian để cải tạo đất xấu mà trong nhiều trường hợp không đạt
được kết quả mong muốn. Do đó:
1. Cần có quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Ngoài quy hoạch tổng thể rất cần quy hoạch chi tiết
có giá trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quy hoạch sử dụng đất với các ngành công


nghiệp và dịch vụ như du lịch, chế biến nông sản, phát triển ngành nghề thủ công mà thị
trường đòi hỏi.
2. Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định,

lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước. Xác định rõ, công khai và tăng quyền sử dụng
đất. Đây là khâu đột phá, là vấn đề trung tâm then chốt và cũng là biện pháp về kinh tế, quản
lý để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai. Giao đất giao rừng cần kết hợp chặt chẽ với quy
hoạch sử dụng đất trong vùng, nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
sau thu hoạch.
3. Tăng cường quản lý đất đai về số lượng và chất lượng, mà nòng cốt là quản lý tổng hợp với
sự liên kết của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực theo phương châm "tiết kiệm đất", đặc biệt đất cho
xây dựng các công trình công cộng và nhà ở. Dành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp lâu dài.
4. Cần có các chương trình, dự án nghiên cứu và triển khai về quản lý, sử dụng đất lâu dài,
gắn kết chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở phạm vi vĩ mô (toàn quốc)
và vi mô (từng vùng đặc thù). Cần thiết có những chương trình nghiên cứu tổng hợp dài hạn
về bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất, kết hợp giữa chuyển giao công nghệ tiên tiến với các
tri thức bản địa, đảm bảo sử dụng đất bền vững, thích hợp cho từng vùng với điều kiện khai
thác khí hậu và kỹ thuật canh tác khác nhau.
5. Cần phát triển mạnh thị trường về quyền sử dụng đất. Đồng thời tăng cường quản lý thị
trường bất động sản. Nghiêm chỉnh thi hành Luật Đất đai, kết hợp với các biện pháp chính
sách, nhằm khuyến khích việc quản lý, sử dụng đất đúng mục đích. Kiên quyết thu hồi lại đất
từ các trường hợp sử dụng đất sai mục đích.

KẾT LUẬN
Gần 200 năm về trước, nhà kinh tế Thomas Malthus (1776-1883) đã tiên đoán rằng, tốc độ gia
tăng dân số sẽ vượt quá tốc độ sản xuất lương thực, thực phẩm và thảm họa đói khát sẽ đến
với nhân loại. Thời gian qua đi, dân số thế giới từ 1 tỷ nay đã lên 6 tỷ người, lời tiên đoán đã
không thành hiện thực, không một thảm họa nào có tính toàn cầu như vậy xảy ra.
Năm mươi năm về trước, dân số Việt Nam mới chỉ có 20 triệu. Dưới ách thống trị ngoại bang,
năm 1945 đã có 2 triệu người ở Đồng bằng Bắc Bộ chết đói. Năm mươi năm sau, dân số đã lên
80 triệu, nhưng chất lượng cuộc sống lại tốt hơn: tuổi thọ kéo dài, tỷ lệ trẻ em chết yểu giảm,
khẩu phần ăn nhiều calo hơn.
Đồng bằng hết cảnh "chiêm khê mùa thối", "sống ngâm da, chết ngâm xương". Đất phèn
không còn là vùng hoang vu mà trở thành vựa thóc. Đất bạc màu không còn là cánh đồng "chó

chạy thò đuôi" mà lúa màu tốt tươi trù phú như vùng phù sa ngọt. Nước biển không còn là mối
đe doạ cho vùng ven biển mà trở thành nguồn lợi thuỷ sản có giá trị,... Miền núi đã được trả lại
màu xanh bằng việc khoanh nuôi và trồng mới 5 triệu ha rừng. Diện tích đất nương rẫy giảm,
diện tích trang trại cây hàng hoá lâu năm tăng. Rõ ràng, tuy còn những yếu kém trong quản lý
đất đai nhưng đất đã được sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn. Đất đai là tài sản hàng đầu của một
quốc gia, đó là tài sản của chúng ta hôm nay và của các thế hệ mai sau.
Không để cho đất thoái hoá! Hãy làm cho đất màu mỡ hơn!
Theo vacne



×