Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Các giải pháp duy trì cạnh tranh bình đẳng và kiểm soát độc quyền (13 trang)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.53 KB, 13 trang )

CÁC GIẢI PHÁP DUY TRÌ CẠNH TRANH BÌNH ĐẲNG
VÀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN

Từ thực trạng độc quyền ở Việt Nam ta thấy rằng: còn nhiều tồn tại cần tháo
gỡ. Từ thực trạng cho thấy cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam còn có nhiều tồn tại, nguyên nhân của các
tồn tại đó là do:
- Hệ thống những quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ liên quan đến
cạnh trạnh và độc quyền chưa hoàn chỉnh, ý thức chấp hành pháp luật của mọi
người và của các doanh nghiệp chưa nghiêm minh, nên những hành vi cạnh tranh
không hợp thức còn tồn tại khá phổ biến.
- Quan điểm về vai trò của cạnh tranh và độc quyền chưa nhất quán nên nội
dung một số quy định pháp lý liên quan đến môi trường cạnh tranh còn mâu thuẫn
với nhau.
- Thủ tục hành chính chưa được cải thiện, đơn giản hoá kịp thời nên còn gây
nhiều phiền hà cho các nhà đầu tư và cũng tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh
tranh, làm tăng chi phí giao dịch, giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở trong
nước so với các nước khác.
- Hệ thống thông tin còn yếu kém, chưa kịp thời cân xứng thiếu minh bạch
đã gây ra sự bất bình đẳng trong các cơ hội kinh doanh, ảnh hưởng không tốt đến
môi trường cạnh tranh.
- Quá trình cải cách hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước diễn ra còn chậm.
Còn nhiều doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không có hiệu quả nhưng vẫn bao
cấp, duy trì, bảo hộ…
1


Trong thời gian tới trước yêu cầu duy trì phát triển kinh tế với nhịp độ cao và
của quá trình hội nhập thì việc cải thiện môi trường cạnh tranh là yêu cầu cấp bách
để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình,
thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện tự do hoá thương


mại và hội nhập kinh tế thế giới. Để duy trì cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc
quyền chúng ta cần phải thực hiện một số biện pháp sau:
Thứ nhất: tiếp tục đổi mới nhận thức về cạnh tranh, phải thống nhất quan
điểm đánh giá vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế. Phải coi cạnh tranh trong
nền kinh tế pháp luật hợp thức là động lực của sự phát triển và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các doanh nghiệp. Xác định một cách rõ ràng và hợp lý vai trò của
Nhà nước cũng như vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh
tế, hạn chế bớt những doanh nghiệp Nhà nước độc quyền kinh doanh. Thúc đẩy
nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước, đẩy nhanh quá trình cải cách
doanh nghiệp Nhà nước. Độc quyền của các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được
giảm dần, các rào cản đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cần
được tháo gỡ dần nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh chung
của toàn bộ nền kinh tế, tăng tính hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài, đồng thời
giảm gánh nặng cho ngân sách quốc gia.
Việc đổi mới nhận thức cần được thể hiện trong toàn bộ hệ thống quản lý
Nhà nước, trong các chương trình và chiến lược cải cách hành chính, trong tổ chức,
phong cách làm việc hành vi ứng xử của các cơ quan công quyền.
Muốn như vậy thì trước tiên cần phải đưa nội dung về cạnh tranh và độc
quyền vào chương trình giáo dục của các trường đại học thuộc khối kinh tế và kinh
doanh. Để có được đội ngũ cán bộ, các nhà kinh tế sau khi ra trường có một tầm
hiểu biết về cạnh tranh và độc quyền. Đào tạo các khoá ngắn hạn cho các doanh
nghiệp và công chức Nhà nước để nâng cao, trau dồi kiến thức về cạnh tranh và
2


độc quyền. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về cạnh
tranh và độc quyền. Để từ đó có một chính sách cạnh tranh phù hợp và việc thực
hiện các chính sách cạnh tranh này dễ dàng hơn.
Thứ hai: cải tổ pháp luật về cạnh tranh để cho cơ chế cạnh tranh được vận
hành một cách trôi chảy, hạn chế những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị

trường. Nới lỏng các điều kiện ra nhập và rút lui khỏi thị trường để khuyến khích
các nhà đầu tư tham gia sản xuất kinh doanh. Như vậy việc hình thành nên khung
pháp lý chung cho các loại hình kinh doanh thuộc các khu vực kinh tế khác nhau là
điều cần thiết. Việc cải tổ pháp luật về cạnh tranh cần phải sửa đổi từ quy trình ban
hành pháp luật:
Xây dựng luật: để đảm bảo tính chất khách quan về lâu dài cần chuyển việc
dự thảo luật từ cơ quan lập pháp sang cho cơ quan hành pháp. Trước mắt, việc
soạn thảo luật cần được tổ chức một cách dân chủ với sự tham gia của cơ quan có
liên quan.
Xây dựng văn bản dưới luật: phải đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh và sự tham
gia rộng rãi của những người chịu ảnh hưởng của quy định.
Việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý kinh doanh cần xoá bỏ những
quy định hiện hành không phù hợp với nền kinh tế thị trường, với những cam kết
quốc tế nhằm mở rộng quyền kinh doanh, quyền chủ động cho các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế.
Bổ xung những luật và văn bản dưới luật còn thiếu, chưa hướng dẫn thi
hành. Trong tâm xem xét là các lĩnh vực pháp luật về cạnh tranh độc quyền. Sửa
đổi những điều khoản của bộ luật dân sự có liên quan đến quan hệ giữa luật Việt
Nam và luật nước ngoài.

3


Để thực hiện được những việc như trên thì trong quá trình sửa đổi luật, bổ
sung và ban hành pháp luật có liên quan đến cạnh tranh và độc quyền thì cần có sự
phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương với sự tham gia
của các doanh nghiệp, các chuyên gia nghiên cứu kinh tế và người tiêu dùng. Việc
tham gia đồng bộ giữa các bên khi ban hành sửa đổi luật sẽ đưa ra được các quy
định phù hợp với tình hình thực tế về cạnh tranh và độc quyền hơn.
Thứ ba: xây dựng một cơ quan chuyên trách theo dõi, giám sát các hành vi

liên quan đến cạnh tranh và độc quyền. Rà soát lại và hạn chế bớt số lượng các lĩnh
vực độc quyền, kiểm soát giám sát độc quyền chặt chẽ hơn. Nhà nước cần giám sát
chặt chẽ hơn các hành vi lạm dụng của các doanh nghiệp lớn. Cần phải đổi mới chế
độ chứng từ, kế toán kiểm toán để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát tài
chính của các doanh nghiệp.
Thứ tư: cải thiện môi trường thông tin và pháp luật theo hướng minh bạch và
kịp thời hơn, đồng thời nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh. Cụ thể:
- Việc thành lập doanh nghiệp mới: việc quyết định thành lập các doanh
nghiệp Nhà nước cần được chuyển sang cho các cơ quan quyền lực đại biểu của
nhân dân. Việc tăng cường kiểm tra giám sát từ các cơ quan này sẽ thúc đẩy các
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tích cực và có hiệu quả hơn, tiết kiệm được các
nguồn lực của Nhà nước .
Thành lập, bổ sung đầy đủ, chi tiết và cập nhật hàng năm những ngành nghề
mà doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoải không được
đăng ký kinh doanh. Ngoài các mục này các doanh nghiệp được thành lập theo chế
độ đăng ký với một cơ quan đăng ký thống nhất trong quốc gia. Cơ quan đăng ký
kinh doanh đồng thời chịu trách nhiệm cả về việc điều chỉnh nội dung giấy đăng ký
kinh doanh và việc mở văn phòng đại diện, chi nhánh trong nước và nước ngoài
4


theo chế độ doanh nghiệp chủ động đăng ký. Xoá bỏ các điều kiện cấp phép về nội
địa hoá, tỉ lệ xuất khẩu, tự cân đối ngoại tệ.
Các cơ quan cấp phép hiện hành sẽ chuyển chức năng cấp phép, thẩm định
sang chức năng xúc tiến và cung cấp dịch vụ đầu tư.
- Đất đai: chuyển các thủ tục hành chính xin chuyển đổi mục đích và quyền
sử dụng về một cơ quan giải quyết. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền
bạc cho các doanh nghiệp khi xin thuê đất quy hoạch và xây dựng khu công
nghiệp.

- Về vốn: mở rộng khả năng vay vốn từ các nguồn ưu đãi để đầu tư phát triển
khả năng tự huy động vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp
nước ngoài thông qua các kênh phát hành trái phiếu và chứng khoán.
Trên cơ sở nguyên tắc cạnh tranh, chỉ áp dụng việc giới hạn mua cổ phần của
những doanh nghiệp lớn có khả năng chi phối thị trường, tạo nên độc quyền, còn
đối với những người quản lý, người ngoài doanh nghiệp, người nước ngoài nên
khuyến khích để tăng nguồn vốn của doanh nghiệp, tạo điều kiện đổi mới máy
móc, đầu tư trang thiết bị nâng cao năng suất lao động.
- Về lao động: các loại quy định về thang bảng lương, lương thực tế , trợn
cấp, chế độ thưởng, lương tối thiểu, thuế thu nhập, các hình thức tuyển dụng lao
động cần phải có sự thống nhất dựa trên khung pháp lý chung của Nhà nước và có
sự đóng góp ý kiến của công đoàn.
- Tiếp cận thị trường.
+ Quyền xuất nhập khẩu: mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho các doanh
nghiệp trong nước.

5


+ Xây dựng và ban hành các thủ tục, điều kiện cấp phép nhập khẩu, có nhiều
loại thuế thay thế hợp lý tương đương đối với các mặt hàng để khi thực hiện không
gây các cản trở cho việc trao đổi hàng hoá, thương mại.
+ Ban hành danh mục cấp và xuất nhập khẩu có điều kiện, ngoài những mặt
hàng này nên khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường hoạt động trao đổi
thương mại làm tăng luồng chu chuyển hàng hoá trong và ngoài nước.
Hạn ngạch là biện pháp hạn chế thương mại cần xoá bỏ. Việc xoá bỏ hạn
ngạch cần được giải quyết cùng với việc chỉ định đầu mối, bán ngoại tệ và Nhà
nước quy định giá. Việc phân bổ hạn ngạch cần phải dựa vào những mặt hàng cụ
thể, thay thế chế độ giá tính thuế tối thiểu bằng giá ghi trên hợp đồng, xoá bỏ chế
độ phụ thu.

Triển khai cải cách các thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hoá và phù hợp
với tiêu chuẩn quốc tế, thống nhất thủ tục trong cả nước.
- Về thuế quan: miễn giảm thuế tối đa đối với mọi mặt hàng xuất khẩu, kể cả
hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu tại chỗ.
Về thuế nhập khẩu: xoá bỏ cách đánh thuế đựa trên mục đích sử dụng, giảm
số thuế và mức thuế. giảm thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là nguyên vật liệu
phục vụ cho quá trình sản xuất trong nước tăng khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nước.
- Về chuyển giao công nghệ: cần tăng ngân sách cho các ngành nghiên cứu
khoa học công nghệ, có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm nghiên
cứu khoa học, trọng dụng nhân tài, được cung cấp phổ biến thông tin, phát biểu ý
kiến khách quan dưới góc độ nghiên cứu khoa học. Hạn chế việc chảy máu chất
xám, khuyến khích thu hút các nhà khoa học nước ngoài vào trong nước nghiên
cứu khoa học.
6


Khuyến khích tư nhân đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ sản xuất. Sửa đổi chế độ hoạch toán, kế toán nhằm khuyến khích khấu hao
nhanh để đổi mới công nghệ, phát triển thành lập các trung tâm nghiên cứu khoa
học, gắn nghiên cứu khoa học với việc chuyển giao công nghệ. Bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với quốc tế, sử dụng
kinh nghiệm quản lý của quốc tế để áp dụng cho các doanh nghiệp.
Đơn giản hoá thủ tục xuất nhập cảnh, cấp phép lao động, thuê chuyên gia
nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài làm việc cho các tổ chức, cơ quan
Việt Nam.
- Giảm chi phí đầu vào:
Cải tiến thủ tục và trình tự thu thuế, hạn chế tình trạng thu thuế ngoài thẩm
quyền của các bộ ngành và địa phương.
Giảm mức thuế, bao gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá

nhân thu nhập doanh nghiệp, tương đương với các nước trong khu vực. Xem xét
lại mức đóng góp bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và công đoàn phí. Từ đó giảm
chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp.
Thứ năm: cơ cấu lại và kiểm soát độc quyền kể cả độc quyền tự nhiên.
Cần xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh, chỉ duy trì độc quyền ở một số
ngành quan trọng phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế như: sản xuất và truyền
tải điện năng, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông, xây dựng cơ sở hạ tầng…
kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp độc quyền thuộc Nhà nước.
Việc xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh có thể thực hiện theo hai hướng
.
Hướng thứ nhất: cho phép nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh bằng
cách xây dựng điều kiện cấp phép cho các loại hình dịch vụ phù hợp với thời hạn
7


nêu trong cam kết quốc tế. Cần tạo điều kiện khuyến khích cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp khi tham gia hoạt động. Các doanh nghiệp mới có thể đến từ một
lĩnh vực kinh doanh khác có liên quan. Các doanh nghiệp này có thể sử dụng
chung cơ sở hạ tầng với doanh nghiệp đang sử dụng hoặc sẵn có của mình.
Hướng thứ hai: chia tách các doanh nghiệp đang chiếm vị trí chủ đạo trong
lĩnh vực thành các đơn vị nhỏ độc lập, đồng thời chia tách các doanh nghiệp không
trực tiếp gắn với cung cấp dịch vụ cơ sở hạ tầng khỏi doanh nghiệp chủ đạo. Việc
chia tách này cần đảm bảo các doanh nghiệp độc lập với nhau không phụ thuộc vào
nhau hay vào doanh nghiệp chủ đạo. Như vậy sẽ làm tăng sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp với nhau mà không bị hạn chế lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
Trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một lĩnh vực
thì sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào sự hoạt động của các doanh nghiệp là
không cần thiết. Trường hợp này Nhà nước chỉ cần ban hành một số quy định
hướng dẫn hoạt động và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh vào để cho các
doanh nghiệp tự điều chỉnh hoạt động của mình dựa vào thị trường.

Trường hợp vẫn phải duy trì độc quyền một số ngành chủ đạo thì Nhà nước
cần ban hành những quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động của các công ty
này. Xây dựng các luật đặc thù cho từng lĩnh vực như: luật viễn thông, luật điện
lực… Để kiểm soát độc quyền của các doanh nghiệp này và tránh tình trạng lạm
dụng ưu thế để chi phối thị trường mà vẫn đảm bảo quyền tự chủ của các doanh
nghiệp. Trong các tổng công ty độc quyền cần phải tách bộ phận xây dựng hoạch
định chính sách với bộ phận kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách để có một chính
sách kinh doanh có hiệu quả, khách quan.
Thứ sáu: Nhà nước cần phải có luật cạnh tranh với mục đích đảm bảo và duy
trì môi trường cạnh tranh. Nội dung luật cạnh tranh cần được thường xuyên nghiên

8


cứu, thay đổi cho phù hợp với những biến động của môi trường cạnh tranh trong
nước cũng như những yếu tố liên quan đến nước ngoài.
Thứ bảy: cần thành lập các hiệp hội người tiêu dùng với những hoạt động chủ
yếu là cung cấp thông tin phục vụ người tiêu dùng và kịp thời phát hiện những hành
vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Các hiệp hội này sẽ là đối trọng của
các doanh nghiệp khống chế thị trường. Kinh nghiệm các nước cho thấy hoạt động
bảo vệ lợi ích người tiêu dùng hỗ trợ rất tốt cho việc duy trì tốt môi trường cạnh
Nhật Bản:

tranh lành mạnh.
lợi ích
và cạnh
là 2 vệ
vấnngười
đề liên
Để bảoBảo

vệ vệ
người
tiêungười
dùng tiêu
Nhậtdùng
đã ban
hành tranh
luật bảo
tiêuquan
dùng,đến
yêunhau.
cầu của luật cần có "Những biện pháp cần thiết để điều chỉnh những
mật thiết

hoạt động hạn chế một cách vô lý tự do cạnh tranh và bình đẳng trong lĩnh vực
giá cả hàng hoá và dịch vụ là những điều hết sức quan trọng đối với cuộc sống
người dân". Luật bảo vệ người tiêu dùng ra đời thể hiện mối quan tâm về cách
ứng
bìnhnghiệm
đẳng giữa
cáctếdoanh
nghiệp
và mong
muốn
có dùng
một chế độ cạnh
Hộpxửkinh
quốc
về vấn
đề bảo

vệ người
tiêu
tranh tự do lành mạnh. Luật bảo vệ người tiêu dùng còn có những quy định cần
có những chỉ dẫn về đặc tính và chất lượng sản phẩm và "Những chỉ dẫn gian
dối và gây hậu quả nghiêm trọng phải bị xử lý". Ngoài luật bảo vệ người tiêu
dùng thì các cơ quan cạnh tranh của Nhật Bản cho rằng luật chống độc quyền
cũng bảo vệ người tiêu dùng.
Mặc dù vậy, thì việc bảo vệ người tiêu dùng cũng rất yếu về mặt thể chế,
ít hiệu lực hơn mức cần thiết đối với cải cách, do không được thể chế hoá giữa
việc bảo vệ người tiêu dùng và chính sách cạnh tranh. Thiếu cơ chế điều phối
rõ ràng, sự điều phối không có hệ thống giữa các vấn đề về cạnh tranh và
người tiêu dùng hay giữa các chính sách này với nhau, không có hỗ trợ chung
làm cho việc thực hiện một chương trình cải cách bị bỏ lỡ.
Để tạo điều kiện bảo vệ người tiêu dùng "Hội đồng bảo vẹ người tiêu
dùng" ra đời. Nó bao gồm các cơ quan quan tâm đến vấn đề này và ủng hộ
thực thi luật chống độc quyền không thiên vị và chặt chẽ, làm cho người tiêu
dùng luôn luôn nhận thấy lợi ích của việc có nhiều khả năng lựa chọn hơn, giá
cả thấp hơn do cạnh tranh mạnh mẽ và thị trường mở cửa đem lại.
Mỹ:
Mỹ coi việc thực thi luật pháp bảo vệ người tiêu dùng và chống độc
quyền là các công cụ bổ sung trong chính sách cạnh tranh của Mỹ nhằm đem
lại lợi ích từ cạnh tranh. Pháp luật cạnh tranh của Mỹ thường hướng tới việc
đảm bảo sự lựa chọn tự do của người tiêu dùng đối với hàng hoá - dịch vụ trên
thị trường. Các luật pháp ngăn cấm các hành vi hạn chế sự lựa chọn của người
tiêu dùng, kể cả khi trên thị trường chỉ có một đơn vị cung ứng hàng hoá.
Người tiêu dùng ở Mỹ thường ủng hộ việc thực thi luật cạnh tranh và việc thực
thi này càng tích cực, càng mạnh mẽ thì người tiêu dùng càng có được nhiều
lợi ích hơn.

9



10


KẾT LUẬN

Cạnh tranh là một quy luật, là một phần của nền kinh tế thị trường. Canh
tranh cũng có mặt trái của nó, cạnh tranh thường dẫn đến độc quyền, và nó được
đánh dấu bằng sự phá sản của một bên tham gia cạnh tranh, gây ra thất nghiệp, tạo
gánh nặng cho xã hội. Tuy nhiên xát trong một quá trình lâu dài và dựa vào toàn bộ
lợi ích của xã hội thì cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế với nhau sẽ làm nguồn lực của xã
hội được phân bố và sử dụng có hiệu quả hơn. Những mặt trái do cạnh tranh đem
lại là điều không đáng ngại nếu như chúng ta có một chính sách cạnh tranh và
chống độc quyền hợp lý.
Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tốt chính sách cạnh tranh trong phát
triển kinh tế và đem lại hiệu quả cao. Một trong những nước sử dụng rộng rãi và
thành công yếu tố cạnh tranh để phát triển kinh tế là Mỹ, Mỹ đã ban hành rất sớm
luật cạnh tranh.
Đối với Việt Nam, thực trạng hiện nay cho thấy môi trường cạnh tranh và
chống độc quyền ở nước ta còn nhiều hạn chế còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ. Đối
với chúng ta còn nhiều việc phải làm để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh,
nhưng trước mắt việc phải làm là Việt Nam cần có một chính sách cạnh tranh hợp
lý, cần phải có pháp luật về cạnh tranh hướng dẫn các doanh nghiệp khi tham gia
cạnh tranh, để cho cạnh tranh đúng với ý nghĩa của nó là động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội.
Tóm lại, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là một con dao hai lưỡi, nó có
là động lực cho sự phát triển kinh tế hay không còn tuỳ thuộc vào sự vận dụng quy
11



luật này ở mỗi nước. Nếu có chính sách cạnh tranh hợp lý thì nước đó sẽ được lợi to
do cạnh tranh đem lại, nhược bằng không thì nó sẽ là một cỗ máy nghiền nát nền
kinh tế. Việt Nam cũng sẽ không tránh khỏi thất bại nếu không biết vận dụng quy
luật cạnh tranh. Là nước áp dụng quy luật cạnh tranh muộn nên Việt Nam sẽ có
được nhiều kinh nghiệm của những nước đi trước, từ đó chúng ta hy vọng Việt Nam
sẽ chứng minh rằng: Việt Nam chính là mảnh đất mầu mỡcho cạnh tranh phát huy
hết ưu điểm của nó.

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. "Các vấn đề pháp lý và thể chế về chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc
quyền kinh doanh" của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
2. Tạp chí kinh tế và phát triển.
3. Nghiên cứu kinh tế số 254 - 2010.
4. Tạp chí thương mại 2010
5. Giáo trình kinh tế vĩ mô
6. Tham khảo internet, các báo chí, diễn đàn kinh tế.

13



×