Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

“Văn học là nhân học ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.07 KB, 3 trang )

Nhà văn M. Goocki cho rằng:“Văn học là nhân học ”Ý kiến của
em về quan niệm trên. Từ đó bàn luận thêm mối quan hệ giữa con
người trong cuộc đời và con người trong tác phẩm, sức sống của
nhân vật điển hình.
BÀI LÀM
Trên đời này, ngoài con người ra, còn có hai điều rất khó hiểu và khó hiểu đúng. Đó là tình yêu và văn
học. Có ai dám nói rằng mình hiểu tình yêu và cũng có ai dám nói rằng mình định nghĩa được văn học ?
Văn học cũng như tình yêu, có rất nhiều màu sắc. Chính vì ihế nó không phải là những vật thể chất dịch
có thể nắm bắt bằng tay, ngưởi bằng mũi hay nhìn bằng mắt được. Người ta nói về văn học nhiều lắm, dài
lắm, đẹp lắm! Còn Maxim Gorki thì : “Văn học là nhân học", súc tích như bản chất của văn học.
Các định nghĩa văn học gồm năm chữ ấy ngắn gọn về số lượng ngôn từ nhưng về mặt ý nghĩa lại chẳng
ngắn gọn chút nào. “Văn học là nhân học”, văn học là bộ môn học về con người, không phải chỉ là cái
con người sinh học với đầy đủ chân, tay, mắt, mũi... Mà đó là những con người với cuộc sống tinh thần
phong phú và đa dạng của họ. Học văn là để hiểu sâu hơn tâm hồn con người và đồng thời cũng là để học
cách làm người. Phải chăng đó chính là điều mà Goocki muốn nói với chúng ta?
Câu nói của Goocki dường như hun đúc lại từ chính cuộc đời cầm bút cũ ông. Đó là là một phát hiện mới
mà lại không mới, là một câu nói ngắn gọn mà lại không ngắn gọn. Đối với những người chỉ coi văn
chương là phù phiếm, câu nói ấy của ông cũng sớm héo úa như những bông hoa chưa nở đã tàn.
Với văn học, chất liệu đầu tiên để câu thành tác phẩm là ngôn từ. Nhưng yếu tố cuối cùng quyết định sự
sống còn của tác phẩm lại không phải là ngôn từ. Đó chính là hình tượng nhân vặt. Nhân vật văn học
không ai khác chính, những con người của cuộc sống. Là một đối tượng phản ánh của văn học, con người
hiện ra sinh động động trong mỗi tác phẩm. Đọc tác phẩm, ta nhận ra mình qua mỗi nhân vật ở từng ngõ
ngách nội tâm, hiểu đúng hơn và hiểu nhiều hơn về cái thế giới tinh thần phong phú bí ẩn vốn bị cái bề
ngoài bao phủ. Đến với Chí phèo, ta nhận ra một con người của thời một cổ mấy tròng khi ấy, một kẻ tha
hoá mất phẩm chất nhưng đồng thời cũng là những con người mang số phận bất hạnh của người nông dân
nghèo khổ cùng thời Pháp thuộc. Đau khổ độc ác, nghèo hèn, nhục nhã, hỗn hào chửi cả làng... và hơn hết
là nổi khái vọng được làm người, nỗi ước ao được trở về với cuộc sống lương thiện. Hiểu tâm lí của nhân
vật, hiểu nổi đau của nhân vật. độc giả lại càng hiểu về chính bản thân mình và cái thế giới quanh mình.
Học văn hay làm văn, viết văn cũng vậy thôi. Cũng là để nhận thức đúng đắn hơn về cuộc sống và con
người. Bản chất của cuộc sống cũng là bản chất của con người. Mỗi người khi chấp nhận con đường về
nghiệp văn tức là đã chấp nhận đương đầu với thử thách, khó khăn để sống đúng và hiểu đúng hơn về con


người. Chính vì thế mà văn học đã lựa chọn cuộc đời làm bạn đồng hành tri âm của mình. Cũng chính vì
lẽ đó mà văn học phải là nhân học, chứ không thể nào khác được.
Nhưng nếu chỉ hiểu như vậy thôi thì chưa đủ. Văn học cung cấp bấy nhiêu mảnh đời, bấy nhiêu số phận
không đơn giản chỉ để mỗi độc giả nhận ra mình qua từng mảnh đời, số phận đó. “Văn học là nhân học”,
vì thế văn học không chỉ thực hiện chức năng nhận thức, còn phải làm tốt cả chức năng giáo dục. Học văn
là học cách làm người. Học cách làm người tức là học về cái tốt, cái đẹp và cái thật. Cũng có lúc trong
văn học xuất hiện những thằng cơ hội như Xuân tóc đỏ (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), lưu manh như Chí
Phèo (Chí Phèo - Nam Cao).


đểu giả nham hiểm như Bá Kiến (Chí Phèo) và thậm chí dâm ô, trụy lạc như Nghị Hách (Giông tố - Vũ
Trọng Phụng). Nhưng điều tác phẩm văn học muốn đề cập đến qua những nhân vật ấy là con người phải
biết loại bỏ, căm ghét và chống lại cái xấu, đừng để những cái xấu, cái ác tồn tại. Điều đó cũng có nghĩa
là văn học giúp người đọc hướng thiện và đi tới sự hoàn thiện mình.
Câu nói của M.Gorki không dừng lại ở đó. Không phải cho đến lúc con người tiếp cận với văn học thì
mới biết nhận thức cái bản châ't tốt đẹp của con người. Mà có lẽ khi con người không coi văn chương là
phù phiếm mà là một môn học cao quý thì họ đã tự tìm được cái tốt đẹp. Vãn chương là người thầy dạy ta
và đồng thời cũng là tấm gương để ta tự soi mình. Đến với văn chương là đến với môn học về tâm hồn.
Đến với văn chương là phần nào thanh lọc chính mình, làm phong phú tình cảm, tâm hồn mình.
Có thể nói định nghĩa văn chương của Gorki rất đúng đắn. Nói không mới vì câu nói của ông đề cập đến
bản chất của văn học, một vấn đề mà nhiều người đã nêu lên và sau này Thạch Lam, Nam Cao hay
Nguyễn Khải cũng đừng đề cập. Nhưng câu nói của Gorki lại có giá trị triết lí, coi văn học là một môn
học về con người hay nói đúng hơn, đánh giá đúng và chuẩn xác trọng tâm bản chất của văn học. Không
dông dài, không hoa mĩ, ngắn gọn và chắc nịch, câu nói ấy đi vào lòng những người có tâm huyết với
nghề văn.
Xét theo một khía cạnh nào đó, Gorki đã đề cập tới nhân vật trong phát biểu của mình. Văn học giúp con
người tôi hơn thông qua nghệ thuật thể hiện nhân vật chứ không phải là ở những khái niệm lí lẽ giáo
huấn. Như vậy giữa con người trong tác phẩm và con người trong cuộc đời có gì giống và khác nhau ?
Sức sống của nhân vật điển hình mạnh như thế nào ?
Tác phẩm là sự thể hiện cuộc đời vì thế con người của tác phẩm cũng là sự thể hiện của con người trong

cuộc đời. Cũng yêu thương, cũng hờn ghét, cũng hình hài xấu đẹp. Nhưng sự phản ánh đó không phải là
cái sao chép nguyên xi. Nhà văn mượn nguyên mẫu trong cuộc sống rồi tưởng tượng thêm để tạo ra nhân
vật của mình. Chị Ràng, người nữ liệt sĩ trung kiên ở vùng đất Hòn chính là nguyên mẫu của chị Sứ trong
Hòn Đất của Anh Đức nhưng chị Ràng không đẹp bằng chị Sứ và cũng không có tình mẫu tử xúc động
như chị Sứ. Mối quan hệ giữa chị Ràng và chị Sứ cũng là mối quan hệ giữa cuộc đời và văn học. Cuộc
đời là nơi khởi đầu và cũng là hướng đi tới của văn học. Văn học viết về cuộc đời và đồng thời cũng là
tập hợp từ cuộc đời. Chính vì thế, nhân vật mà mỗi tác giả nhào nặn như câu thường có giá trị điển hình
cho con người của một xã hội, một thời đại. Đó chính là nét khác biệt giữa con người trong tác phẩm và
trong cuộc đời. Sức sống của nhân vật điển hình, “con người này” mà cũng nhiều người kia, chính là sức
sống của tác phẩm văn học. Nhiều lúc nó còn thật hơn cả người thật nữa. Những Tú Bà, sở Khanh, Thị
Nở. Xuân tóc đỏ... cho tới giờ phút này không còn là một danh từ riêng chỉ tên nhân vật nữa mà đã trở
thành một từ chỉ một loại người, tồn tại trong cuộc đời như đã bước ra từ tác phẩm. Nói như vậy để thấy
rằng, nhân vật điển hình là yếu tố rất quan trọng đối với tác phẩm. Nó quyết định sự trường tồn của tác
phẩm truyện và của tên tuổi tác giả. Mỗi nhà văn chỉ mong muốn để lại cho đời một, hai nhân vật điển
hình cao nhằm làm trong sạch hơn tâm hồn con người theo đúng bản chất và chức năng của văn học:
"Văn học là nhân học".
Điều tưởng là dễ hiểu ấy cứ sống mãi trong mỗi người như sự trường tồn của cuộc đời, của văn học. Mỗi
trang văn là mỗi trang đời. Và mỗi trang đời ấy được viết từ những mẫu, những mảnh con người. “Vạt áo
của triệu nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà Đời rơi vãi" (Chế Lan Viên) cũng như mãi mãi không có thứ
văn chương nào nằm ngoài quy luật của sự sáng tạo: “Văn học là nhân học”.
Trần Thị Hoài Dương - PTTH Chuyên Lê Hồng Phong, TP.HỒ Chí Minh
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
>>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín,
nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại
học.
Môn Toán

Môn Vật Lý

Môn Hoá Học



Click Học thử

Click Học thử

CLick Học thử

Môn Văn

Môn Sinh

Môn Anh

Click Học thử

Click Học thử

Click Học thử



×