Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.08 KB, 2 trang )
Biết ơn thầy cô, chúng ta cần phải luôn luôn giữ gìn và phát huy
truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc. Những con người
không biết “tôn sư trọng đạo” là những con người sống vong ân
bội nghĩa, không có đạo lí làm người, quên đi nguồn cội và dễ trở
thành những con người mất gốc, sống ích kỉ, nhỏ nhen, tầm
thường, là loài sâu mọt của xã hội.
Trong đời sống tinh thần của dân tộc ta có những tình cảm đã thành truyền thống trong đạo lí làm người
như: tình yêu quê hương, đất nước; lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ; lòng thủy chung, son sắt
trong đạo vợ chồng và “tôn sư trọng đạo" cũng là một nét đẹp trong truyền thống đạo lí của con người
Việt Nam ta.
Thật vậy, ngày trước người thầy có một vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội. Người thầy đươc mọi
người kính trọng và đề cao tuyệt đối: “một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy". Và tổ tiên ta đã từng răn
dạy:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy
Truyền thống ấy được lưu truyền từ nghìn xưa đến hôm nay. Trong cuộc sống hôm nay người thầy không
còn được kính trọng như xưa, bởi một số người trong xã hội hiện nay có xu hướng chạy theo đời sống vật
chất, sống bằng hình thức, ít coi trọng những giá trị tinh thần, đạo đức suy đồi. Hơn nữa, đời sống vật
chất của người thầy chân chính hiện nay quá khó khăn đã làm giảm đi các vị trí cao đẹp của người thầy
trong xã hội. Người thầy trong xã hội hiện nay không còn được trọng vọng như ngày xưa. Nói như thế
không phải là trong xã hội hiện nay cái đạo lí “tôn sư trọng đạo" đã hoàn toàn mất đi. Bên cạnh đó có một
nguyên nhân khác làm mất đi vẻ đẹp của người thầy, người cô là do đồng lương không đủ sống nên có
nhiều thầy, cô phải dạy thêm để kiếm sống. Nếu thầy cô nào dạy ngay thẳng, với cái tâm của một người
thầy thì không có gì để nói. Nhưng có những thầy cô thiếu lương tâm nghề nghiệp, đã gây khó khăn
những học sinh không chịu học thêm, gây nên sự bất bình của phụ huynh và học sinh. Chính những người
thầy, người cô đó đã tự đánh mất cái phẩm chất cao quý của người thầy. Nói như thế không phải là trong
xã hội hiện nay đạo lí “tôn sư trọng đạo" đã hoàn toàn mất đi, mà vẫn còn trong tâm trí và hành động của
những người học trò chân chính, những người còn biết đặt giá trị tinh thần lên trên giá trị vật chất. Ngày
nhà giáo Việt Nam 20 - 11, không phải là ngày toàn xã hội tri ân những người thầy, người cô đó ư? Tri ân
và tôn vinh những người thầy, người cô có lương tâm trong sáng, đạo đức sáng ngời, tất cả vì học sinh
thân yêu.