Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.01 KB, 2 trang )
Tuổi trẻ có bạn bè. Chọn bạn tốt mà chơi. Không đua đòi kẻ xấu.
Câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng giúp ta định
hướng lộ trình đi tới tương lai tốt đẹp.
Tục ngữ là kho tàng vô giá về kinh nghiệm trong sản xuất, trong học tập và đấu tranh. Nó cho ta nhiều
bài học hay, nhiều nhận xét sâu sắc trong ứng xử, giao tiếp. Trải qua bao đổi thay của thế sự, nhân tình,
lớp bụi thời gian có thể phủ mờ lên nhiều thứ, nhiều điểm có thể bị lãng quên... nhưng kho tàng vô giá
này vẫn có một sức sống lâu bền và có nhiều ý nghĩa đối với nhân sinh. Câu tục ngữ "'Gắn mực thì đen",
"Gần đèn thì sáng"- hai biểu tượng tương phản nhau: “mực”, "đèn". Do đó, tác dụng cũng trái ngược
nhau: “đen” và “sáng".
Màu đen của mực (mực tàu), nguồn ánh sáng của đèn là hai biểu tượng về cái xấu và cái tốt, về dở và
hay, cái lạc hậu, tiêu cực và cái tiến bộ, tích cực. "Gần" là bên cạnh, đặt bên cạnh, sống gần gũi. Đối lập
với gần là xa, là tách biệt, cách ly. "Mực thì đen" nhưng có ở "gần" thì mới “đen". "Đèn thì sáng" nhưng
có đặt gần, ở gần thì mới sáng. Câu tục ngữ chỉ ra mối tương quan gần gũi của hai sự vật. Nhân dân ta
mượn hai biểu tượng đối lập (mực, đèn) để nói lên tầm quan trọng to lớn của mối quan hệ xã hội, của môi
trường tác động đến con người.
Tóm lại, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" nêu lên một bài học, một kinh nghiệm về cách
sống, thái độ sống, khuyên bảo chúng ta nên biết gần gũi người tốt, xa lánh kẻ xấu, đặc biệt là biết chọn
bạn mà chơi.
Câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" chứa dựng một kinh nghiệm sống, cách sống đúng đắn
và hay. Con người ta sinh ra tính vốn thiện và lành nhờ sự dạy dỗ, giáo dục, học tập mà trở thành người
hữu ích. Nếu sống trong một môi trường xấu thì dễ trở nên xấu như "Gần mực thì đen" vậy. Nhưng nếu
sống trong một môi trường tốt, có quan hệ xã hội tốt thì có thể trở thành người tốt, chẳng khác nào “gần
đèn thì sáng". Sự nhiễm bẩn lây lan rất đáng sợ, khi sống “gần mực". Điều tốt đẹp, trong sáng, cái hay,
cái tôi của người, của đời sẽ toả sáng tâm hồn ta, cảm hoá lòng ta nếu ở “gần đèn".
Mối quan hệ xã hội, môi trường sống... đã tác động vào tâm hồn làm thay đổi tâm tính của mỗi người.
Gần người hiền, xa kẻ dữ, chọn bạn mà chơi, học cách làm người, cách làm ăn của những gương cần cù,
tài giỏi...là bài học quý báu hàm chứa trong câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
Đáng ngại biết bao khi ta phải sống gần gũi những kẻ bất lương, trộm cắp rượu chè, cờ bạc? Hạnh phúc
biết bao khi chúng ta được ở gần, có mối quan hệ với những người bạn tốt, láng giềng tốt. Ta sẽ học được
bao điều hay lẽ phải ở đời. Phương ngôn có câu: “bạn tốt quý hơn vàng" là thế! Truyện cổ tinh hoa nhắc
lại chuyện bà mẹ Mạnh Tử dời nhà nhiều lần; lần sau cùng bà chuyển đến trường học. bà mới yên tâm.