Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài 4: Em hãy tưởng tượng gặp lại một người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Em hãy kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.39 KB, 3 trang )

Vừa bước vào hội trường em chợt nhìn thấy chú Quang, người
bạn chiến đấu thân thiết của bố em năm xưa và chú cũng chính là
người lính lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính của nhà thơ
Phạm Tiến Duật mà em đã được nghe qua lời kể của bố.
Nhân dịp kỷ niệm ngày 22 tháng 12, thư viện tỉnh có tổ chức đêm thơ về người chiến sĩ Trường Sơn. Thật
vinh dự và tự hào, em là một đại biểu nhỏ tuổi cũng được mời đến dự. Vừa bước vào hội trường em chợt
nhìn thấy chú Quang, người bạn chiến đấu thân thiết của bố em năm xưa và chú cũng chính là người lính
lái xe trong Bài thơ tiểu đội xe không kính của nhà thơ Phạm Tiến Duật mà em đã được nghe qua lời kể
của bố.
Mừng quá, em vội chạy ra túm lấy tay áo chú:
- Cháu chào chú. Chú còn nhớ cháu không? Cháu là con bố Hà - người bạn chiến đấu của chú trên
tuyến đường Trường Sơn năm xưa ấy mà!
Lặng người đi một lúc, chú như lục soát lại trí nhớ của mình, sau mấy giây suy nghĩ chú nói với em:
-

Có phải bố Hà cháu người dong dỏng cao, da bánh mật và đôi mắt rất sáng không?

-

Vâng! Đúng đấy chú ạ!

Sung sướng quá em bỗng reo lên.
- Bố cháu vẫn nhắc đến chú luôn. Bố còn kể cho cháu nghe chuyện của bố và chú ở chiến trường. Chú
vẫn khoẻ chứ ạ! Hiện nay chú đang công tác ở đâu hay chú vẫn còn ở trong quân ngũ...
Em mừng quýnh lên, nói nhiều đến mức chú chẳng kịp trả lời.
- Uh! Chú dạo này vẫn khoẻ. Hiện giờ chú vẫn hoạt động trong quân đội. Chú còn tham gia câu lạc bộ
người yêu thơ nên hôm nay mới được mời đến đây đấy.
Nói xong chú dắt em vào ngồi ở hàng ghế cạnh chú.
-

Chú có thể kể cho cháu chuyện chú ở Trường Sơn không?



-

Tất nhiên rồi!

Chú giống hệt bố em, hễ nhắc đến chuyện ở chiến trường là giọng nói khỏe khoắn lên, chú như trẻ thêm
mấy tuổi, chú lại hoà mình vào dòng lịch sử và kỉ niệm của chú. Thời ki ấy chống Mĩ gian khổ và ác liệt
lắm cháu ạ!
Trên tuyến đường Trường Sơn, giặc Mĩ đánh phá ác liệt, chúng cày xới con đường, đốt cháy những cánh
rừng của chúng ta. Chú vẫn còn nhớ trên con đường ấy các đoàn xe vận tải vẫn ngày đêm nối đuôi nhau
ra tiền tuyến không quản ngại khó khăn vất vả. Đáng nhớ nhất là những chiếc xe đặc biệt: bọn Mĩ chúng
ném bom dội xuống như mưa làm cho xe cái thì vỡ kính, cái thì vỡ đèn, mui xe cái nào cũng bẹp và méo,
chú nhiều lúc còn tưởng hình bẹp ấy là chiếc xe cười, nó khuyến khích chú đừng nản chí, tất cả vì Tổ


quốc thân yêu.
-

Chú thật là có nghị lực và hài hước nữa.

Em chỉ nói được vậy, trong lòng em tràn ngập niềm kính phục chú. Chắc bố mình cũng từng phải chịu
qua cảnh như vậy.
- Cháu biết không lúc đó phương tiện của ta vô cùng thiếu thốn, đơn sơ như vậy mà vẫn đánh Mĩ giống
như Hồ Chủ tịch đã nói: Châu chấu đá xe. Chú còn nhớ trên ca-bin những chiếc xe bọn chú lái không có
vật gì che chắn cả nào gió táp vào mặt mang theo bao nhiêu là bụi đất, lúc đó mắt chú cay lắm nhưng vẫn
cố đi, mặt thì lấm lem, bụi bám đầy vào tóc như người già vậy thế mà chẳng ai cần rửa vẫn phì phèo
châm thuốc hút, ai nấy đều nhìn nhau thật ngộ và vui.
-

Chắc lúc đó nhìn chú và bố cháu buồn cười lắm nhỉ!


- Như thế vẫn chưa hề hấn gì đâu! Những ngày mưa bọn chú còn khổ hơn nhiều, không có kính nên
mưa nó cứ ào ào vào buồng lái, áo thì ướt đẫm, mặt thì tê rát vì mưa va vào... Có trải qua cháu mới hiểu
được. Thời tiêt ở đó thật khắc nghiệt. Thật đúng là Trường Sơn:
Trường Sơn đông nắng, tây mưa
Ai chưa đến đó như chưa rõ mình.
Thế mà anh em vẫn tiếp tục cầm vô-lăng lái thêm hàng trăm cây số nữa. Mưa ngừng gió lùa một lúc là
khô ngay ấy mà. Cứ như vậy ngày tháng trôi qua mới hiểu được sức chịu đựng của con người tài tình đến
mức nào.
Nhưng không có kính cũng thật là thú vị. Cả không gian rộng lớn thoáng đãng như ùa vào buồng lái. Vào
những đêm thời tiết đẹp chú còn nhìn thấy cả sao trời, nó đẹp lắm sáng lấp lánh trên bầu trời tối mù mịt,
những con đường dài, xa tít tắp như chạy thẳng vào trái tim bọn chú. Không những là con đường Trường
Sơn mà còn là con đường cách mạng chông chênh hiểm trờ nữa cháu ạ. Tất cả vì miền Nam thân yêu.
Nghĩ như vậy tâm hồn bọn chú lại vui phơi phới.
Em thầm nghĩ chú đúng là y như những chiến sĩ của cô giáo cháu dạy ở lớp:
Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
- Cháu biết không chú và bố cháu cũng như những anh em chiến sĩ khác mỗi khi gặp nhau thường bắt
tay qua cửa kính ấy đấy. Bọn chú còn có những lúc hội tụ lại trở thành một gia đình, họp thành tiểu đội
quây quần ấm cúng trong bữa cơm đạm bạc bên bếp Hoàng cầm giữa rừng. Cũng từ những khó khăn gian
khổ ấy mà tình cảm đồng chí đồng đội của bọn chú ngày càng gắn bó keo sơn.
Trong xe chú cái gì cũng không có nhưng cháu biết bọn chú có gì không?
Em vò đâu bứt tai:
-

Thật là khó quá! Có những vết xước hả chú!...

Không, không phải. Trong xe bọn chú mỗi xe đều có một trái tim, trái tim đầy nhiệt huyết luôn sôi
sục cháy bỏng, luôn lạc quan yêu đời đầy sức trẻ tất cả vì miền Nam ruột thịt.
Con đường bị bom Mĩ phá huỷ như vậy mà xe chú và đồng chí vẫn đi được chính là nhờ công không nhỏ

chút nào của những cô gái mở đường cháu ạ! Các cô đã hi sinh tuổi thanh xuân của mình vì chiến tranh,
hi sinh tình cảm riêng tư, mà có khi hi sinh cả tính mạng.


Nghe chú kể mà em lặng đi. Không ngờ rằng để có cuộc sống hoà bình cho chúng con ngày nay mà bố và
chú phải khổ như vậy. Cùng với bao chiến sĩ khác đã hi sinh để bảo vệ hoà bình. Chiến tranh thật là tàn
khốc tại sao nó lại xảy ra vậy?
-

Này!

Em giật nảy mình, chú vỗ mạnh vào vai em.
-

Nghĩ gì mà thơ thẩn ra vậy!

Thôi chú cháu ta về thôi, mải nói quá cuộc mít tinh đã kết thúc mất rồi. Cháu có tiếc không?
- Không! Chú ạ. Được nghe chuyện của chú cháu còn thấy quý hơn nhiều. Từ đó cháu sẽ thêm yêu cuộc
sống, yêu quê hương đất nước yêu hoà bình. Cháu sẽ học tập thật tốt để xứng đáng với các thế hệ trước.
-

Tốt, thế là tốt lắm cháu ạ!

Thôi lên xe để chú đưa về!
Ngồi trên xe chú trên đường về em thầm nghĩ giá mà trên thế giới không còn chiến tranh.
Trích: loigiaihay.com




×