Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp tâm hồn của một con người?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.6 KB, 1 trang )

Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy
cũng khó có thể được coi là \"người đẹp\" nếu như không có một
tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ
trang sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân
chính ở mỗi con người.
Một con người dù mang bên ngoài một vẻ đẹp đẽ, kiêu sa đến mấy cũng khó có thể được coi là
"người đẹp" nếu như không có một tâm hồn đẹp đẽ, trong sáng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là thứ trang
sức bên ngoài mà đó chính là yếu tố làm nên nét đẹp chân chính ở mỗi con người.
Vẻ đẹp tâm hồn sẽ được lý giải theo hai cách: một cách theo ngôn ngữ học, coi đẹp là thiện, người có
tâm hồn đẹp tức là có tấm lòng lương thiện. Nếu lý giải theo kiểu này sẽ hoàn toàn là vấn đề luân lý, đạo
đức. Cách lý giải thứ hai mang ý nghĩa Mĩ học, người có tâm hồn đẹp phải mang một lý tưởng cao đẹp.
Hai cách lý giải trên sẽ dẫn đến hai tiêu chuẩn, yêu cầu khác nhau, khi thực thi sẽ có hai phương pháp,
con đường khác nhau. Ý nghĩa thứ nhất, vẻ đẹp tâm hồn là một quy phạm đạo đức phổ biến. Nó yêu cầu
mọi người đều phải đạt tới. Ý nghĩa thứ hai chỉ là một lý tưởng mê hoặc người ta. Nếu coi nó là một quy
phạm đạo đức phổ biến, sẽ bị xa rời thực tế. Nếu trong nhận thức không chuẩn xác thì hành động dễ bị lẫn
lộn.
Tâm hồn chính là ý thức tư tưởng nội tại của con người, giống như nhận thức, quan niệm, động cơ lý
tưởng... Tâm hồn của một con người tốt đẹp hay xấu xa là điều vô cùng quan trọng. Tấm lòng lương
thiện, chính nghĩa mới có thể đồng tình thương cảm, vì việc công không vì tư lợi, coi việc giúp người là
niềm vui, lập trường kiên định, lý tưởng cao đẹp, vì nước vì dân, có chí vươn lên trong cuộc sống. Chính
từ những biểu hiện tốt đẹp của mỗi con người ta mới có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của họ. Vì vậy không
chỉ nói tầm quan trọng của tâm hồn một cách cô lập. Bởi tâm hồn vốn là một từ vô hình, nếu không thông
qua các hoạt động cảm tính như ngôn ngữ, hành động, tình cảm, thực tiễn xã hội... sẽ không thể hiểu nó
một cách chính xác. Đồng thời, biểu hiện tâm hồn của con người không phải lúc nào cũng đổng nhất với
nhau, có kẻ bề ngoài đường hoàng chững chạc nhưng đầu óc đen tối, có người có những ước mơ tốt đẹp,
nhưng lại không có đủ nghị lực đê thực hiện nó. Nếu nhìn một cách cô lập, trên phương diện nào đó có
thể phù hợp với đẹp hoặc thiện nhưng thực tế không phải thế, thậm chí hoàn toàn ngược lại. vẻ đẹp và cái
thiện chân chính phải hài hoà giữa biểu hiện bề ngoài với nội tâm, lời nói và việc làm phải nhất trí cao độ,
lý luận phải đi đôi với thực tiễn. Một biểu hiện bề ngoài tao nhã tương ứng với bản chất nội tại chân thật
không thể tự nhiên mà có được mà là kết quả của sự tu dưỡng của cá nhân cộng với ảnh hưởng cũa môi
trường xã hội, giáo dục. Ví dụ một vận động viên biểu diễn thể dục, hoặc bằng nghệ thuật cao siêu, hoặc


bằng những tư thế đẹp, hoặc bằng động tác linh lợi cương cường khiến khán giả nhìn thấy được sức sống
vẻ đẹp trí tuệ, cơ bắp, tình cảm của mình và khán giả được hưởng thụ cái đẹp. Vẻ khoẻ đẹp này, nếu
không có sự nghiêm túc học hỏi của cá nhân, sự khổ công rèn luyện, sự giúp đỡ của thầy, của bạn thì liệu
có đạt được chăng?
Trích: loigiaihay.com



×