Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Cây lúa trong đời sống người Việt Nam ( Bài 5 )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.63 KB, 1 trang )

Đối với người Việt Nam, lúa gạo là lương thực thiết yếu, không
thể thiếu cho cuộc sống hàng ngày. Nếu như với người phương
Tây, lương thực chính là lúa mì thì đối với người Việt Nam, lúa
gạo là thứ không thể thiếu trong mâm cơm hàng ngày. Cây lúa
đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Đối với người Việt Nam, lúa gạo là lương thực thiết yếu, không thể thiếu cho cuộc sống hàng ngày. Nếu
như với người phương Tây, lương thực chính là lúa mì thì đối với người Việt Nam, lúa gạo là thứ không
thể thiếu trong mâm cơm hàng ngày. Cây lúa đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.
Cây lúa cung cấp lương thực cho con người. Lúa cho thóc, gạo dùng làm cơm trong các bữa ăn hàng
ngày. Từ gạo người ta cũng có thể làm ra được các loại bánh như bánh chưng, bánh giầy, bánh nếp,... Từ
gạo người ta cũng làm ra bún, phở... Một món ăn rất ngon, một thức quà đặc biệt làm từ lúa non, đó là
cốm. Những hạt cốm xanh non, thơm mùi lúa là thức quà thanh nhã. Cây lúa khi đã lấy hết những hạt
thóc, còn lại thân và lá, người ta đem phơi khô làm thành rơm, rạ. Rơm làm thức ăn cho trâu, bò; làm chất
đốt, để lợp nhà,... Rơm ủ mục làm phân bón cho ruộng đồng. Từ rơm, người ta cũng có thể trồng nấm
rơm hay để làm chổi, đan, tết lại để làm mũ. Trong thời kì chiến tranh ngày trước, người dân thường rất
quý chiếc mũ rơm, vừa che nắng, che mưa, lại có thể dùng để ngụy trang, tránh được bom đạn. vỏ trấu có
thể dùng làm chất đốt hay để ấp trứng. Cám gạo còn là thức ăn chủ yếu cho gia súc. Cây lúa có rất nhiều
công dụng, từ thân đến lá, thóc, gạo đều có thể sử dụng.
Cây lúa không chỉ là yếu tố không thể thiếu trong đời sống vật chất mà trong đời sống tinh thần của người
Việt Nam, lúa cũng đóng vai trò rất quan trọng. Cây lúa là biểu tượng của nền văn minh lúa nước. Trước
kia Việt Nam là một nước thuần nông, cây lúa nước đóng vai trò chính trong nền kinh tế. Trong thời kì
trước đổi mới, ở các hợp tác xã luôn có phong trào trồng lúa giỏi, đạt năng suất cao, những cánh đồng
năm tấn dã tạo nên không khí thi đua nhộn nhịp. Cây lúa cho ta những món ăn thơm thảo để dâng lên ông
bà tổ tiên. Thời xa xưa, Lang Liêu làm bánh chưng, bánh giầy dâng lên vua Hùng. Ngày nay, trong dịp
Tết cổ truyền, trên mâm cỗ cúng tổ tiên cũng không thể thiếu bánh chưng, bánh giầy. Trong các dịp lễ,
Tết, xôi là món ăn rất phổ biến. Gạo nếp nấu cùng với một loại ngũ cốc khác làm thành những món xôi
rất ngon: xôi đỗ, xôi lạc... Cây lúa cũng tạo nên nền văn hoá ẩm thực da dạng và phong phú của nước ta.
Nào cốm làng Vòng, phở, các loại xôi,... Hình ảnh cánh đồng lúa rộng bát ngát đã đi vào các bài thơ, bài
hát, cũng như đã trở thành đề tài sáng tạo đầy hứng thú cho các nghệ sĩ. Chắc hẳn bạn nhỏ nào cũng biết
bài hát Em đi giữa biển vàng. Hình ảnh cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, xa xa là luỹ tre làng đã trở
thành biểu tượng của làng quê Việt Nam, thân thuộc, bình dị. Hạt gạo cũng đi vào bài thơ Hạt gạo làng ta


của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Trong lời ru của mẹ cũng có hình ảnh cánh đồng với con cò bay lả bay la.
Cây lúa có vai trò rất quan trọng trong đời sống người Việt Nam. Với cây lúa, Việt Nam đã trở thành
nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới. Ngày nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển,
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng cây lúa vẫn đóng vai trò rất quan trọng. Cây lúa vẫn
mãi mãi gắn bó với người dân Việt Nam.
Trích: loigiaihay.com



×