Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

pháp luật hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp, lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.03 KB, 73 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2011 – 2015
------

Đề Tài:

PHÁP LUẬT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP, LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

Cán bộ hƣớng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

T.S Cao Nhất Linh

Ngô Quốc Bảo

Bộ môn Luật Thƣơng Mại

MSSV: 5117370
Lớp: Luật Thƣơng Mại

Cần Thơ, tháng 12/2014


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn



LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô của trƣờng Đại học Cần Thơ
đã tận tình giảng dạy, cung cấp lƣợng kiến thức vô cùng quý báu cho em trong chƣơng
trình Đại học. Giúp em nắm vững những vốn lý thuyết để có thể tự tin vận dụng vào
thực tiễn, làm hành trang vững chắc bƣớc vào cuộc sống, cải thiện kinh tế và có thể
góp một phần nhỏ của mình vào việc xây dựng xã hội phát triển.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hƣớng dẫn – thầy Cao Nhất Linh,
em cảm ơn thầy đã giúp đỡ em trong thời gian em làm luận văn vừa qua. Cảm ơn thầy
đã tận tình sửa chữa, hƣớng dẫn em để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cử
nhân luật nhƣ hôm nay.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các quý thầy cô trong Hội
đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp đã cung cấp thêm những kiến thức mới để em có thể
sửa chữa những chỗ còn sai sót, cũng nhƣ bổ sung để vốn kiến thức của em đƣợc vững
vàng hơn. Cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình góp ý giúp em có thể hoàn thiện hơn luận
văn tốt nghiệp của mình.
Em xin gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến các Thầy, Cô. Em xin chân
thành cảm ơn!

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN


…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………..…………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn

NHẬN XÉT CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………..…………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tên viết tắt

1.

VTNN

Vật tƣ nông nghiệp

2.

BNNPTNT

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

3.

BVTV

Bảo vệ thực vật

4.

ATTP


An toàn thực phẩm

5.

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

6.

NN

Nông nghiệp

7.

ĐKKD

Đăng ký kinh doanh

8.

GCN

Giấy chứng nhận

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Ngô Quốc Bảo



Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................3
5. Bố cục luận văn ......................................................................................................3
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT TƢ
NÔNG NGHIỆP ............................................................................................................5
1.1. Khái niệm về kinh doanh vật tƣ nông nghiệp .................................................5
1.2.1. Khái niệm vật tư nông nghiệp ........................................................................5
1.2.2. Khái niệm những vật tư nông nghiệp được phép kinh doanh ........................5
1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp ............................... 9
1.3. Các nguyên tắc trong hoat động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp ................10
1.4. Sự cần thiết để điều chỉnh pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh vật tƣ
nông nghiệp ..............................................................................................................14
CHƢƠNG 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP .................................................16
2.1. Chủ thể kinh doanh vật tƣ nông nghiệp. ........................................................16
2.2. Điều kiện kinh doanh vật tƣ nông nghiệp ......................................................18
2.2.1 Điều kiện về vốn ............................................................................................ 18
2.2.2. Điều kiện về cơ sơ vật chất. .........................................................................20
2.2.2.1 Điều kiện hình thành cơ sở buôn bán kinh doanh .................................21
2.2.2.2. Điều kiện hình thành cơ sở sản xuất để kinh doanh .............................. 24
2.2.3. Điều kiện chứng chỉ nhân lực ......................................................................30
2.2.4. Điều kiện về môi trường ...............................................................................32
2.3. Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vật tƣ nông nghiệp ..................34

2.3.1. Quyền của chủ thể kinh doanh vật tư nông nghiệp ......................................34
2.3.2. Nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh vật tư nông nghiệp .................................35
2.4. Công tác kiểm tra kinh doanh vật tƣ nông nghiệp ........................................36
2.5. Xử lý vi phạm trong kinh doanh vật tƣ nông nghiệp ....................................39

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
KINH DOANH VẬT TƢ ............................................................................................ 47
NÔNG NGHIỆP ..........................................................................................................47
3.1. Thực trạng về kinh doanh vật tƣ nông nghiệp ...............................................47
3.1.1. Tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp ....................................................47
3.1.2. Một số bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật kinh doanh vật tư nông
nghiệp .....................................................................................................................49
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh vật tƣ nông nghiệp ............53
KẾT LUẬN ..................................................................................................................58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống và làm việc ở thế kỷ 21, môt thế kỷ mà ở đó mở ra rất nhiều cơ
hội. Cùng với sự phát triển rất nhanh về kinh tế, khoa học - kỹ thuật kéo theo một xu
hƣớng hội nhập toàn cầu hóa trên phạm vi toàn cầu, mặc nhiên xuất hiện nhiều hình
thức kinh doanh với các hàng hóa đa dạng khác nhau. Từ xƣa đến nay Việt Nam là
một quốc gia có truyền thống phát triển nông nghiệp mạnh mẽ. Những ngành nghề
kinh doanh liên quan đến nông nghiệp cũng phát triển theo. Cũng chính vì vậy lĩnh
vực kinh doanh vật tƣ nông nghiệp đã hình thành và phát triển rất mạnh mẽ và nhanh
chóng. Với những đặc điểm có riêng của mình kinh doanh vật tƣ nông nghiệp đem lại
khá nhiều những thuận lợi cũng nhƣ khó khăn trong các hoạt động sản xuất, kinh
doanh. Cùng với một nền kinh tế thị trƣờng hàng hóa nhiều thành phần ngày càng phát
triển thì sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt giữa những ngƣời kinh doanh trên
tất cả các lĩnh vực kinh doanh nói chung và kinh doanh vật tƣ nông nghiệp nói riêng.
Từ đó dẫn đến nhiều vấn đề bất cập. Theo Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn vật
tƣ nông nghiệp bao gồm: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), thức ăn chăn nuôi,
giống. Đây đều là những vật tƣ thiết yếu, song do có quá nhiều doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất kinh doanh sản xuất với hàng nghìn sản phẩm thƣơng mại, khiến cho công tác
quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn. Cùng với đó tình
trạng vật tƣ nông nghiệp giả, nhái, kém chất lƣợng vẫn tồn tại gây bức xúc trong nhân
dân. Theo thống kê, chỉ riêng lĩnh vực phân bón đã có tới 600 cơ sở sản xuất với số
lƣợng phân bón trong danh mục lên tới hơn 6.000 sản phẩm, thuốc BVTV có trong
danh mục cũng đƣợc phân ra nhiều loại khác nhau: thuốc trừ bệnh có 552 hoạt chất với
1.229 tên thƣơng phẩm; thuốc trừ cỏ có 217 hoạt chất với 664 tên thƣơng phẩm… Có
thể thấy kinh doanh vật tƣ nông nghiệp là một ngành nghề kinh doanh khá da dạng với
nhiều loại vật tƣ nông nghiệp đƣợc phép kinh doanh. Nhƣng hiện nay vẫn chƣa có
nhiều văn bản quy định, hƣớng cụ thể cho việc kinh doanh vật tƣ nông nghiệp dẫn đến
gây ra nhiều lỗ hổng từ đó xuất hiện nhiều tình trạng vi phạm gây ảnh hƣởng đến
ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ môi trƣờng xung quanh.
Vì những lý do trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động kinh

doanh vật tư nông nghiệp, lý luận và thực tiễn ” để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân
luật.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

1

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài
Tìm hiểu các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và
phân tích các quy định của pháp luật để mọi ngƣời đều có thể hiểu và thực hiện đƣợc.
Phân tích những khó khăn và đƣa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển
của hoạt động kinh doanh dƣợc phẩm và áp dụng pháp luật một cách hiệu quả.
Tìm hiểu về thực trạng kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và thực trạng áp dụng pháp
luật trong kinh doanh vật tƣ nông nghiệp đang diễn ra nhƣ thế nào và đƣa ra hƣớng để
khắc phục.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để đạt đƣợc các mục đích trên, luận văn thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về kinh doanh vật tƣ nông nghiệp đƣa ra
khái niệm về vật tƣ nông nghiệp, các khái niệm về các loại vật tƣ.
- Nghiên cứu các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh vật tƣ nông nghiệp,
những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm trong vật tƣ nông nghiệp, từ đó chỉ ra
những hạn chế trong quy định của pháp luật liên quan đến việc kinh doanh vật tƣ nông
nghiệp.
- Đƣa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện những vƣớng mắc trong quy định
của pháp luật về hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp còn chồng chéo và chƣa

thống nhất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật điều chỉnh về hoạt động kinh
doanh vật tƣ nông nghiệp ở Việt Nam. Từ đó đi sâu và phân tích về các quy định, làm
rõ các quy định của pháp luật và từ đó đƣa ra những bất cập, giải pháp để góp phần
hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ trên, luận văn tập trung nghiên cứu các
vấn đề sau:
- Lý luận chung về vật tƣ nông nghiệp.
- Các quy định về điều kiện trong kinh doanh vật tƣ nông nghiệp.
- Các biện pháp xử lý vi phạm trong vật tƣ nông nghiệp.
- Các bất cập trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn của kinh doanh vật tƣ nông
nghiệp.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

2

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
- Các giải pháp mang tính khắc phục các bất cập trong vật tƣ nông nghiệp.
- Các giải pháp nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về kinh doanh vật
tƣ nông nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, phạm vi nghiên cứu đƣợc giới hạn ở một
số vấn đề sau:
- Các khái niệm của các loại vật tƣ nông nghiệp.
- Những quy định của pháp luật liên quan kinh doanh vật tƣ nông nghiệp.

Riêng các mục:
+ Điều kiện cơ sơ vật chất
+ Điều kiện chứng chỉ nhân lực
+ Điều kiện về môi trƣờng
+ Xử lý vi phạm
Do phạm vi nghiên cứu của vật tƣ nông nghiệp khá đa dạng, nhiều loại vật tƣ khác
nhau mỗi loại vật tƣ có những quy định riêng biệt nên những mục trên ngƣời viết chỉ
tập trung nghiên cứu về loại vật tƣ nông nghiệp là thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.
- Nghiên cứu những thực trang, hạn chế pháp luật, khó khăn, vƣớng mắc, bất cập và
đƣa ra giải pháp trong việc kinh doanh vật tƣ nông nghiệp.
-Đề tài không đi sâu nghiên cứu trình tự thủ tục đăng kí kinh doanh cơ sở sản
xuất, kinh doanh vật tƣ nông nghiệp mà chỉ đi sâu nghiên cứu các điều kiện cụ thể để
chủ thể kinh doanh vật tƣ nông nghiệp phải đáp ứng nếu muốn tiến hành kinh doanh
vật tƣ nông nghiệp.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc ta
về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, về cải cách tƣ pháp trong thời kỳ
mới.
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp cụ thể để làm rõ những nội dung cần nghiên
cứu nhƣ: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phƣơng pháp thống kê.
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, thì phần nội
dung của đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp,
lý luận và thực tiễn” đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

3

SVTH: Ngô Quốc Bảo



Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
Chƣơng 1. Lý luận chung về hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp
Chƣơng 2. Các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh
vật tƣ nông nghiệp
Chƣơng 3. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh vật tƣ
nông nghiệp

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

4

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH VẬT TƢ NÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm về kinh doanh vật tƣ nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm vật tư nông nghiệp
Trƣớc tiên muốn biết thế nào là vật tƣ nông nghiệp chúng ta sẽ tìm hiểu xem thế
nào là khái niệm Vật tƣ. Có rất nhiều khái niệm nhƣng trong đó ta có thể hiểu chúng
theo khái niệm sao đây. Vật tƣ là một dạng biểu hiện của tƣ liệu sản xuất. Tƣ liệu sản
xuất tất cả những gì phục vụ cho sản xuất bao gồm tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao
động (tức ngƣời lao động). Tƣ liệu lao động bao gồm nhà xƣởng, công cụ, máy móc...
Đối tƣợng lao động bao gồm ngƣời lao động: nhân công, các thành phần đƣợc phân
chia cụ thể trong công việc... Theo đó ta có thể suy ra vật tƣ chỉ là một bộ phận quan
trọng của tƣ liệu sản xuất bao gồm tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động theo nghĩa

hẹp. Từ đó ta có thể hiểu đƣợc phần nào thế nào là vật tƣ nông nghiệp, chúng ta có thể
liên tƣởng đến những tƣ liệu sản xuất bao gồm cả đối tƣợng lao động và tƣ liệu lao
động liên quan đến nông nghiệp để có thể hình dung ra một khái niệm về vật tƣ nông
nghiệp.
Cùng với đó tại Điều 3, Thông tƣ 14/2011/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra,
đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tƣ nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy
sản cũng đã nêu ra khái niệm cụ thể về vật tƣ nông nghiệp. Theo đó những tƣ liệu
sản xuất phục vụ trong nông nghiệp bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân
bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa
chất, chế phẩm sinh học, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng trong sản xuất
kinh doanh nông lâm thủy sản, thủy lợi và muối thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc xem là vật tƣ nông nghiệp.
1.2.2. Khái niệm những vật tư nông nghiệp được phép kinh doanh
Thứ nhất, thuốc BVTV: hay còn đƣợc gọi là nông dƣợc bao gồm những chất độc có
nguồn gốc từ tự nhiên hay hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học
(chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …), những chất có nguồn
gốc thực vật, động vật đƣợc dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá
hoại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng,
nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, các tác nhân khác …) đến tài nguyên thực vật. Khái
niệm thuốc bảo vệ thực vật đƣợc quy định tại khoản 1, Điều 2 của Điều lệ quản lý
thuốc bảo vệ thực vật Ban hành kèm theo Nghị định số 58 /2002/NĐ-CP ngày 03
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

5

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
tháng 6 năm 2002 của Chính phủ Cụ thể : Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có

nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để
phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật. Ngoài tại khoản 2, Điều 1 của Điều lệ
quản lý thuốc bảo vệ thực vật cũng quy định về Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
- Các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
- Các chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật.
- Các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài
nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Theo quy định tại Điều 1, chƣơng 1, Điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm
theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những
chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trƣởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô
cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới đƣợc thuận tiện (thu hoạch bông
vải, khoai tây bằng máy móc, …). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút
các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt. Ở nhiều nƣớc trên thế
giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì
những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột,
chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một tên chung là những dịch hại, do vậy những
chất dùng để diệt trừ chúng đƣợc gọi là thuốc trừ dịch hại.1
Thứ hai, phân bón: là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trƣởng
và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm
canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
Phân bón vô cơ: Là loại phân bón đƣợc sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa
chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dƣỡng đa lƣợng, trung lƣợng,
vi lƣợng, có các chỉ tiêu chất lƣợng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia,
trong đó:
Chất dinh dƣỡng đa lƣợng là các chất bao gồm đạm tổng số (Nts), lân hữu hiệu
(P2O5), kali hữu hiệu (K2O) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu đƣợc.
Chất dinh dƣỡng trung lƣợng là các chất bao gồm canxi (Ca), magie (Mg), lƣu
huỳnh (S), silic hữu hiệu (SiO2) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu đƣợc.


1

Chi cục bảo vệ thực vật Phú Thọ, Định nghĩa và phân loại nhóm thuốc BVTV,
/>[Truy cập ngày 9/9/2014]..

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

6

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
Chất dinh dƣỡng vi lƣợng là các chất bao gồm bo (B), côban (Co), đồng (Cu), sắt
(Fe), mangan (Mn), molipđen (Mo), kẽm (Zn) ở dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thu
đƣợc.2
Phân bón hữu cơ: loại phân bón đƣợc sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các
chỉ tiêu chất lƣợng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.3
Thứ ba, thức ăn chăn nuôi: là những sản phẩm có nguồn gốc thực vật, động vật, vi
sinh vật, khoáng vật, những sản phẩm hóa học, công nghệ sinh học…, những sản
phẩm này cung cấp các chất dinh dƣỡng cần thiết cho con vật theo đƣờng miệng, đảm
bảo cho con vật khỏe mạnh, sinh trƣởng, sinh sản và sản xuất bình thƣờng trong một
thời gian dài.4 Ví dụ nhƣ các chất lấy từ nguyên liệu ngũ cốc chủ yếu là bắp và cám,
cám gạo, tấm …, một số từ các loại hạt nhiều dinh dƣỡng, nhƣ đậu xanh, đậu tƣơng,
bột cá các loại khoáng lấy từ muối, vôi (các loại trên là thức ăn chủ yếu cho các động
vật chăn nuôi), ngoài ra còn các phế phẩm nhƣ rơm, bã đậu bánh dầu, các loại thân cù
quả, nhƣ lá rau, củ, quả, làm thực phẩm cho ngƣời nhƣng bỏ, và những chất độn xơ
nhƣ cùi bắp xay cho heo, cát để trộn cám cho gia cầm, rồi các loại cỏ, xác bã thực vật
nuôi các loại gia cầm gia súc nhƣ thỏ, dê, trâu bò, vv… Các loại phế thải của gia cầm
gia súc làm thức ăn nuôi giun, nhƣ các loại phân chuồng ,vv.. Theo Nghị định 08/2010

của Chính phủ về Quản lý thức ăn chăn nuôi có định nghĩa về thức ăn chăn nuôi là
những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tƣơi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo
quản, bao gồm: nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hay thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp hoàn
chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn chăn nuôi, premix, hoạt chất
và chất mang.
Thứ tư, thức ăn thủy sản: là những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật, động vật, vi
sinh vật và hoá học mà có chứa các chất dinh dƣỡng ở dạng có thể hấp thu đƣợc và
không gây ra những tác động có hại đến sức khoẻ vật nuôi, chất lƣợng sản phẩm của
chúng. Những nguyên liệu này phải chứa các chất dinh dƣỡng ở dạng có thể hấp thu
để trong quá trình tiêu hoá sẽ đƣợc vật nuôi sử dụng cho nhu cầu duy trì, xây dựng các
mô, cơ quan và điều hoà trao đổi chất.
Những nguyên liệu có chứa các chất độc, chất có hại cũng có thể đƣợc sử dụng làm
thức ăn chăn nuôi sau khi đã khử hoặc làm vô hoạt hoàn toàn các yếu tố gây độc, gây
hại cho sức khoẻ vật nuôi, cho thế hệ sau và cho chất lƣợng sản phẩm của chúng.

2

Khoản 2, Điều 3, Nghị định về quản lý phân bón 202/2013/NĐ-CP.
Khoản 3, Điều 3, Nghị định về quản lý phân bón 202/2013/NĐ-CP.
4
Kho hàng Việt Nam, Thức ăn chăn nuôi, , [Truy
cập ngày 9/9/2014].
3

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

7

SVTH: Ngô Quốc Bảo



Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
Thứ năm, chế phẩm sinh học: có thể hiểu là một trong những sản phẩm hiện đại có
khả năng bổ sung giúp cho các loại vật nuôi hấp thụ thức ăn một cách tốt nhất mang
lại năng suất cao, đồng thời giảm đi những chi phí trong việc tiêu tốn thức ăn, vệ sinh
mùi hôi chuồng trại, tăng cƣờng sức đề khàng cho vật nuôi và đảm bảo tránh đƣợc tác
động xấu đến sức khỏe con ngƣời. Ngoài ra chế phẩm đƣợc sản xuất từ nguyên liệu
chính là các loài vi sinh vật gây bệnh cho sâu hại. Bản thân sâu hại cũng mắc các bệnh
tật, nguyên nhân mắc bệnh do nhiều yếu tố khí hậu cũng nhƣ các loài vi sinh vật gây
bệnh cho sâu. Dựa vào điều này, ngƣời ta sử dụng các loài vi sinh vật gây hại cho sâu
làm nguyên liệu chính sản xuất ra các chế phẩm sinh học. Cụ thể khái niệm về chế
phẩm sinh học đã đƣợc quy định tại khoản 24, điều 3 Pháp lệnh của Ủy ban thƣờng vụ
Quốc hội số 18/2004/PL - UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 về thú y. Theo đó
chế phẩm sinh học dùng trong thú y là sản phẩm có nguồn gốc từ sinh vật dùng để
chẩn đoán, phòng bệnh, chữa bệnh, điều chỉnh quá trình sinh trưởng, sinh sản của
động vật, xử lý môi trường nuôi động vật.
Thứ sáu, thuốc thú y: là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ động vật, thực
vật, vi sinh vật, khoáng chất, hóa chất đƣợc dùng để phòng bệnh, chẩn đoán bệnh,
chữa bệnh hoặc để phục hồi, điều chỉnh, cải thiện các chức năng của cơ thể động vật,
bao gồm dƣợc phẩm, hóa chất, vắc xin, hoocmon, một số chế phẩm sinh học khác và
một số vi sinh vật dùng trong thú y.5
Thứ bảy, giống vật nuôi: Khái niệm về giống vật nuôi trong chăn nuôi khác với khái
niệm về giống trong phân loại sinh vật học. Trong phân loại sinh vật học, giống là đơn
vị phân loại trên loài, một giống gồm nhiều loài khác nhau. Còn giống vật nuôi là đơn
vị phân loại trên của loài, có nhiều giống vật nuôi trong cùng một loài.
Có nhiều khái niệm về giống vật nuôi khác nhau dựa trên các quan điểm phân tích
so sánh khác nhau. Hiện tại, chúng ta thƣờng hiểu khái niệm về giống vật nuôi nhƣ
sau: giống vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc, đƣợc hình
thành do quá trình chọn lọc và nhân giống của con ngƣời. Các vật nuôi trong cùng một
giống có các đặc điểm về ngoại hình, tính năng sản xuất, lợi ích kinh tế giống nhau và

các đặc điểm này di truyền đƣợc cho đời sau.6
Ngoài ra còn nhiều đối tƣợng khác nhƣ giống cây trồng, thức ăn, thuốc thú y, hóa
chất, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng trong sản xuất kinh doanh nông lâm

5

Khoản 23, Điều 3, Pháp lệnh 18/2004/PL-UBTVQH11 về Thú y.
Đặng Vũ Bình, Giáo trình khái niệm về giống và công tác giống vật nuôi, Trƣờng ĐH Nông nghiệp, Hà Nội,
2007, Tr.7.
6

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

8

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
thủy sản, thủy lợi và muối… Tất cả đều đƣợc xem là đối tƣợng kinh doanh của vật tƣ
nông nghiệp.
1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp
Cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh khác kinh doanh vật tƣ nông nghiệp cũng mang
cho mình những đặc điểm riêng. Là một ngành kinh doanh liên quan đến nông nghiệp
nên phần nào đó cũng chịu tác động khá lớn từ những đặc điểm của ngành nông
nghiệp.
Thứ nhất, đối tượng mua có khả năng tiêu thụ đa dạng
Khả năng tiêu thụ vật tƣ nông nghiệp gắn liền trực tiếp với ngƣời sản xuất nông
nghiệp có khả năng kinh tế khác nhau. Vì vậy, trong việc kinh doanh vật tƣ nông
nghiệp ngƣời kinh doanh cần phải biết nắm bắt tâm lý của ngƣời sản xuất nông nghiệp

ở từng khu vực, địa bàn hoạt động mà ở nơi đó ngƣời mua cần những loại phân bón gì
để phục vụ cho sản xuất của họ. Thời gian phục vụ cần phải đáp ứng đƣợc yêu cầu
của sản xuất mùa vụ của ngƣời sản xuất nông nghiệp, địa điểm bán hàng cần phải
chọn những nơi thuận tiện cho nguời sản xuất.
Thứ hai, đòi hỏi phải có sử hiểu biết cách thức sử dụng hợp lý và khoa học
Các loại vật tƣ nông nghiệp ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất của ngƣời sản
xuất. Do đó, cần phải biết sử dụng hợp lý và biết kết hợp bón những loại phân bón
nào ở vùng nào, những loại cây trồng nào thì sử dụng loại phân gì và tỷ lệ phân bón
các loại là bao nhiêu, thời gian sử dụng phân bón cho các loại cây trồng. Các loại vật
tƣ có tác dụng làm tăng năng xuất cây trồng nhƣng nếu không biết kết hợp sử dụng thì
lại làm hạn chế kết quả sản xuất. Ngƣời sản xuất nông nghiệp chủ yếu là bà con nông
dân, trình độ hiểu biết của họ còn hạn chế. Vì vậy, việc kinh doanh dịch vụ vật tƣ cho
sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với việc hƣớng dẫn kỹ thuật, cách sử dụng từng loại
vật tƣ cho ngƣời nông dân nhất là những loại vật tƣ mới lạ ngƣời nông dân chƣa quen
sử dụng.
Thứ ba, mang tính thời vụ
Do chịu ảnh hƣởng từ tập hoán sản xuất nông nghiệp của nƣớc ta. Vật tƣ nông
nghiệp phục vụ cho ngành trồng trọt trên địa bàn rất rộng. Từ đồng bằng đến miền núi
ở mỗi vùng, mỗi địa bàn, mỗi loại cây trồng lại có nhu cầu về bón phân khác nhau, vì
vậy việc kinh doanh vật tƣ nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Sản xuất
nông nghiệp mang tính thời vụ, vì vậy hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp cũng
mang tính thời vụ rõ rệt, nó phụ thuộc vào quá trình sinh trƣởng và phát triển của các
loại cây trồng.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

9

SVTH: Ngô Quốc Bảo



Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
Thứ tư, khó bảo quản
Đặc điểm của các loại vật tƣ nông nghiệp là khó bảo quản, dễ mất mát hƣ hỏng.
Kinh doanh vật tƣ nông nghiệp mang tính thời vụ nên thƣờng có lƣợng hàng dự trữ
không nhỏ ở trong kho, vì vậy cần phải có biện pháp bảo quản tốt. Tránh sự hao hụt,
hƣ hỏng, giảm chất lƣợng sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả phục vụ cho cây trồng.
1.3. Các nguyên tắc trong hoat động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp
Nguyên tắc quản lý kinh doanh vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan.
Tính chủ quan thể hiện ở chỗ nguyên tắc do ngƣời quản lý đặt ra song do đƣợc hình
thành trên cơ sở ngƣời quản lý nhận thức và vận dụng hệ thống các quy luật, mà trƣớc
hết là quy luật kinh tế, vậy nên nguyên tắc quản lý mang lại tính khách quan. Để quản
lý thành công nhà quản lý cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau :
Thứ nhất, tuân thủ pháp luật và thông lệ kinh doanh
Hệ thống pháp luật đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng các các định hƣớng chính trị
nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không đƣợc làm và là cơ sở
để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Giữa các lĩnh vực chính trị – pháp luật – hoạt động quản lý, kinh doanh có mối liên
hệ hữu cơ, trong đó thể chế chính trị giữ vai trò định hƣớng chi phối toàn bộ các hoạt
động trong xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Sự ổn định chính trị pháp luật sẽ
tạo ra môi trƣờng thuận lợi đối với hoạt động kinh doanh, hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong
và ngoài nƣớc, cho phép tận dụng đƣợc những lợi thế so sánh cảu nền kinh tế, thu hút
vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý của bên ngoài và thâm nhập vào thị trƣờng thế giới.
Chính vì vậy trong nền kinh tế, vai trò của Nhà nƣớc cực kỳ quan trọng, mang tính
quyết định đối với tiền đồ kinh tế của một đất nƣớc.
Thứ hai, tập trung dân chủ
Là nguyên tắc cơ bản của quản lý, nguyên tắc tập trung dân chủ phản ánh mối quan
hệ giữa chủ thể kinh doanh và đối tƣợng kinh doanh cũng nhƣ yêu cầu và mục tiêu của
hoạt động kinh doanh. Nội dung của nguyên tắc phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và
khuôn khổ tập trung, đây là một nguyên tắc rất quan trọng song thực hiện không đơn
giản, phụ thuộc vào bản lĩnh phẩm chất đạo đức và phong cách của nhà quản lý. Bảo

đảm quyền tự chủ của các đơn vị các cấp là một tất yếu khách quan khi lực lƣợng sản
xuất cần đƣợc xã hội hoá, tiềm năng của các thành phần kinh tế phải đƣợc khai thác
triệt để.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

10

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
Thứ ba, xuất phát từ khách hàng
Kết quả kinh doanh tuỳ thuộc gần nhƣ quyết định vào ngƣời mua, doanh nghiệp cần
phải xây dựng và thực hiện triết lý kinh doanh vì khách hàng. Khách hàng là căn cứ để
xây dựng chiến lƣợc Marketing của doanh nghiệp và xây dựng các nội dung quản lý
của doanh nghiệp nên luôn phải nghiên cứu để nắm đƣợc khách hàng.
Doanh nghiệp phải nắm vững vòng đời của mỗi sản phẩm để luôn điều chỉnh, đổi
mới chiến lƣợc, đảm bảo sản phẩm, dịch vụ đáp ứng để thích nghi với thị trƣờng biến
động.
Thứ tư, hiệu quả và tiết kiệm
Là nguyên tắc quy định mục tiêu của quản lý, bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội, nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả đòi hỏi ngƣời kinh doanh vật tƣ nông
nghiệp phải có quan điểm hiệu quả đúng đắn, biết phân tích hiệu quả trong từng tình
huống khác nhau. Tiết kiệm và hiệu quả là vấn đề mang tính quy luật của các tổ chức
kinh tế – xã hội. Tiết kiệm không đồng nghĩa với hạn chế tiêu dùng, mà là tiêu dùng
hợp lý trên khả năng và điều kiện cho phép, là chi tiêu và sử dụng đồng tiền sao cho có
thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá có chất lƣợng cao, giá hành hạ, thoả mãn nhu
cầu của thị trƣờng. Hiệu quả đƣợc xác định bằng hai cách: cách thứ nhất là đầu tƣ
nhằm tạo việc làm và tăng khối lƣợng hàng hoá dịch vụ cho xã hội, cách thứ hai là so

kết quả với chi phí.
Hiệu quả và tiết kiệm có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hiệu quả chính là tiết kiệm
theo nghĩa rộng và đầy đủ nhất. Muốn tăng hiệu quả phải bằng cách tăng kết quả và
giảm chi phí, tăng kết quả bằng cách tăng năng suất lao động. Muốn giảm chi phí bằng
cách tiết kiệm các yếu tố đầu vào và tiết kiệm thời gian. Cũng có thể tăng hiệu quả
bằng cách tăng chi phí sản xuất để tăng kết quả với tốc độ nhanh hơn và quy mô lớn
hơn.
Thứ năm, chuyên môn hoá công việc
Nguyên tắc chuyên môn hoá đòi hỏi việc kinh doanh phải đƣợc thực hiện bởi những
ngƣời có chuyên môn đƣợc đào tạo, có kinh nghiệm và có khả năng điều hành để thực
hiện các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả. Để có đƣợc những phẩm chất và
năng lực này đòi hỏi các nhà quản lý hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp cần
phải nỗ lực không ngừng. Những kiến thức lý thuyết giúp cho việc tƣ duy có hệ thống,
còn những kinh nghiệm thực tế có thể tự tích luỹ bằng kinh nghiệm của bản thân.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

11

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
Chuyên môn hoá cần kết hợp với kinh doanh tổng hợp để tránh rủi ro. Ba biện pháp
đảm bảo chuyên môn hoá gồm:
- Xác định mặt hàng kinh doanh
- Tổ chức sản xuất cho phù hợp
- Đào tạo nâng cao tay nghề ngƣời lao động
Ngƣời kinh doanh vật tƣ nông nghiệp một mặt phải nắm vững chuyên môn nghề
nghiệp ở vị trí công tác của mình mặt khác họ phải ý thức đƣợc mối quan hệ của họ

với những ngƣời khác. Ngƣời kinh doanh vật tƣ nông nghiệp một mặt phải nắm vững
chuyên môn nghề nghiệp ở vị trí công tác của mình mặt khác họ phải ý thức đƣợc mối
quan hệ của họ với những ngƣời khác và bộ phận khác để cùng nhau đạt tới mục tiêu
chung của tổ chức.
Thứ sáu, kết hợp hài hoà các lợi ích
“ Các quan hệ giữa con ngƣời suy cho cùng là quan hệ về lợi ích “
Lợi ích của ngƣời lao động, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội là ba yếu tố cơ bản nhất
của hệ thống lợi ích, trong đó lợi ích của ngƣời lao động là động lực trực tiếp.
Lợi ích của ngƣời lao động là quyền lợi mà mỗi thành viên trong xã hội đƣợc hƣởng
thụ căn cứ vào khả năng cống hiến của họ. Lợi ích tập thể là những khoản lợi nhuận và
toàn bộ cơ sở vật chất – kỹ thuật đƣợc tạo ra bởi sự đóng góp của cả tập thể. Lợi ích xã
hội là các nguồn thu của ngân sách Nhà nƣớc và toàn bộ tài sản của nền kinh tế quốc
dân. Các hoạt động quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh phải quán triệt đầy đủ
nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích kinh tế, điều đó đƣợc thể hiện ở những yêu cầu
cơ bản sau đây:
- Các quyết định quản lý kinh doanh phải quan tâm trƣớc hết đến lợi ích ngƣời lao
đông.
- Phải tạo ra những véctơ lợi ích chung nhằm kết hợp các lợi ích kinh tế.
- Coi trọng lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần của các tập thể và ngƣời lao động.
Thứ bảy, bí mật trong kinh doanh
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc ở khả năng cạnh tranh trên thị
trƣờng, giành đƣợc thị trƣờng và mở rộng thị phần. “Thƣơng trƣờng là chiến trƣờng “
“Biết ngƣời biết ta trăm trận trăm thắng “ doanh nghiệp kinh doanh vật tƣ nông nghiệp
luôn phải đề phòng và đối phó với các thủ đoạn của đối thủ cạnh tranh, biết dấu kín ý
đồ, tiềm năng và các bí quyết kinh doanh của mình. Không để đối thủ cạnh tranh biết

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

12


SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
quyết sách của mình và ngƣợc lại phải tìm cách quyết sách của đối thủ nhƣng chấp
hành nghiêm túc pháp luật.
Thứ tám, tận dụng thời cơ và cơ hội kinh doanh
Môi trƣờng kinh doanh luôn biến động, trong đó xuất hiện những cơ hội cũng nhƣ
rủi ro, nguy cơ, những biến động đó rất đa dạng, từ nhiều phía và nhiều khi đột ngột.
Ngƣời kinh doanh vật tƣ nông nghiệp phải biết phát hiện và tận dụng thời cơ thuận lợi
của môi trƣờng kinh doanh, có các giải pháp tránh các yếu tố bất ngờ.
Ngoài ra còn phải biết khai thác thông tin có lợi từ mọi nguồn để kịp thời có đối
sách tận dụng thời cơ, đặc biệt về cung – cầu, về công nghệ mới và về chính sách của
Nhà nƣớc liên quan đến kinh doanh.
Thứ chín, dám mạo hiểm mạnh dạng đầu tư và dừng lại đúng lúc
Mạo hiểm không phải là liều lĩnh mà là sự phiêu lƣu có tính toán, trong kinh doanh
phải biết mạo hiểm mới đạt thành công lớn, với những giải pháp độc đáo, sáng tạo để
tận dụng thời cơ vƣợt qua đối thủ. Ngƣời kinh doanh phải biết sử dụng tốt các tài liệu,
phƣơng tiện dự báo một cách linh hoạt, nếu cần có thể thay đổi phƣơng án, điều chỉnh
mục tiêu cho phù hợp.
Tình huống mạo hiểm xuất hiện khi phải lựa chọn hai hay nhiều khả năng có thể
xảy ra mà ta không biết chắc kết quả sẽ nhƣ thế nào. Sự lựa chọn giữa “mạo hiểm” hay
“dừng lại “ ngƣời kinh doanh vật tƣ nông nghiệp phải đánh giá theo sự chủ quan để
quyết đoán. Điểm cần nhất ở nguyên tắc này là nhà quản lý phải biết lƣợng sức của
mình và có tinh thần hợp tác cao.
Thứ mười, đổi mới hoàn thiện không ngừng
Ngày nay chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên mà những thay đổi trên tất cả
mọi phƣơng diện của đời sống xã hội diễn ra với một tốc độ vũ bão, nền kinh tế thế
giới đang đƣợc toàn cầu hoá một cách hết sức mạnh mẽ. Trong bối cảnh thế giới đó,
các nhà kinh doanh cần hoạch định chiến lƣợc, đổi mới liên tục về nhận thức, hành

động để thích nghi và phát triển bền vững trong một thế giới luôn thay đổi.
Hoạt động kinh doanh là một quá trình rất năng động và đổi mới không ngừng, sự
thành công của nhà kinh doanh, sự sống còn của tổ chức phụ thuộc phần lớn vào
những chiến lƣợc đổi mới hữu hiệu.
Các nguyên tắc cơ bản trên đây thuộc về các nguyên tắc bậc cao, bậc quy luật, nó
định hƣớng cho sự hoạt động của ngƣời kinh doanh vật tƣ nông nghiệp. Tình hình
quản lý kinh tế xã hội hiện nay, việc vận dụng đòi hỏi nhà kinh doanh vật tƣ nông
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

13

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
nghiệp phải nắm vững nội dung và thực chất của nguyên tắc để từ đó đƣa ra những
hình thức và giải pháp thích hợp.
1.4. Sự cần thiết để điều chỉnh pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh vật tƣ
nông nghiệp
Về cơ bản, hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp đã có những văn bản điều
chỉnh tuy nhiên số lƣợng văn bản điểu chỉnh là khá ít và không đồng bồ và thống nhất
với nhau, cụ thể hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp bao gồm kinh doanh nhiều
mặt hàng nhƣ: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh
học,…. Tuy mỗi một mặt hàng có những quy định về pháp luật riêng nhƣng các văn
bản pháp luật vẫn chƣa đƣợc đồng bộ và thống nhất đƣợc với nhau mặc dù các mặt
hàng đó có thể đƣợc buôn bán chung tại môt cơ sở kinh doanh. Vì thế có thể dẫn đến
những tình trạng nhiều ngƣời khai thác nhiều lỗ hỏng để khi xảy ra những sự việc ảnh
hƣởng nghiêm trọng thì khó quy đổi trách nhiệm về một đối tƣợng cụ thể. Ngoài ra
việc quản lý tốt chất lƣợng vật tƣ nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông-lâm-thủy sản
sẽ góp phần nâng cao giá trị hàng nông-lâm-thủy sản, tạo điều kiện cho lĩnh vực nông

nghiệp phát triển ổn định.
Hiện nay, hoạt động kinh doanh vật tƣ nông nghiệp trong cả nƣớc ngày càng phức
tạp. Tình trạng kinh doanh vật tƣ nông nghiệp giả, kém chất lƣợng xảy ra ở nhiều nơi.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ vật tƣ nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn tỉnh
hiện còn nhiều tồn tại nhƣ cơ sở, đại lý kinh doanh không đảm bảo điều kiện theo quy
định của pháp luật, cung ứng VTNN không rõ nguồn gốc, trà trộn hàng giả, hàng kém
chất lƣợng và hàng cấm sử dụng… Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng vào thời điểm
mùa vụ, một số hộ dân có vốn đầu tƣ mua số lƣợng lớn phân bón, thuốc bảo vệ thực
vật (BVTV) dự trữ để phân phối lại cho ngƣời sử dụng để kiếm lời. Hình thức kinh
doanh này không chỉ ảnh hƣởng đến việc kiểm soát, quản lý chất lƣợng vật tƣ đƣa vào
sản xuất mà còn gây không ít khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm
soát thị trƣờng.
Và cách đây chƣa lâu, gần 2.000 m2 diện tích trồng dƣa hấu trong giai đoạn ra trái
non của gia đình bà Trƣơng Thị Lệ Sƣơng, xã Hƣng Lộc, huyện Thống Nhất (Ðồng
Nai) đã bị mất trắng. Nguyên nhân là do bà Sƣơng đã mua phải phân bón giả, nên chỉ
một thời gian ngắn sau khi bỏ phân, cả vƣờn dƣa đã bị cháy khô. Vụ này, bà chuyển
sang trồng bắp, nhƣng nỗi lo về chất lƣợng của các loại phân bón, thuốc BVTV giả,
kém chất lƣợng vẫn còn đeo bám trong tâm trí bà. Việc nông dân gần nhƣ "mù tịt"
thông tin về chất lƣợng phân bón, thuốc BVTV là thực trạng đang diễn ra khá phổ biến
hiện nay tại Ðồng Nai nói riêng và cả nƣớc nói chung. Nhiều nông dân cho rằng, họ
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

14

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
khó phân biệt đƣợc đâu là thật, đâu là giả, vì với "công nghệ" làm giả tinh vi nhƣ hiện
nay, nhìn bao bì bên ngoài khó mà phân biệt đƣợc.7

Mặc dù Thông tƣ 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 của Bộ NN&PTNT quy
định, việc kiểm tra đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh vật tƣ nông nghiệp
và nông, lâm, thủy sản đã đƣợc ban hành nhƣng hiện nay việc áp dụng thông tƣ ở
nhiều địa phƣơng trên toàn nƣớc còn hạn chế, một số nơi chỉ mới triển khai trên giấy
tờ, thực tế chƣa đi vào kiểm tra, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Do hoạt động quản lý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền dẫn đến
nhiều hình thức làm giả phân bón, thuốc BVTV và thủ đoạn của các đối tƣợng kinh
doanh bất chính làm nhiều nhất chính là việc làm giả, nhái nhãn hiệu của những
thƣơng hiệu thuốc BVTV có uy tín. Đây là một kẽ hở cũng nhƣ một bất cập cần phải
đƣợc điều chỉnh và cũng là sự cần thiết để điều chỉnh pháp lý về quản lý hoạt động
kinh doanh vật tƣ nông nghiệp.

7

Vƣơng Khánh, Cao Tân, Ngăn chặn tình trạng kinh doanh vật tƣ nông nghiệp giả, kém chất lƣợng ở Ðồng Nai,
2014, [Truy cập ngày 10/09/2014].

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

15

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn

CHƢƠNG 2
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT TƢ
NÔNG NGHIỆP

2.1. Chủ thể kinh doanh vật tƣ nông nghiệp.
Kinh doanh vật tƣ nông nghiệp đƣợc xem là một ngành nghề kinh doanh khá đặc
biệt. Do trong ngành nghề này có khá nhiều loại vật tƣ đƣợc phép kinh doanh. Đƣợc
xem là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện vậy nên những chủ thể muốn tham gia
hoạt động kinh doanh cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định của từng loại vật tƣ
riêng biệt mà chủ thể đó muốn kinh doanh. Nhƣng nhìn chung tất cả các chủ thể muốn
tham gia vào kinh doanh các loại vật tƣ nông nghiệp trƣớc tiên phải đƣợc cấp giấy
chứng nhân đƣợc phép kinh doanh của từng loại vật tƣ nông nghiệp. Đồng thời phải
đáp ứng riêng những điều kiện mà pháp luật quy định để có thể đƣợc cấp giấy chứng
nhận hành nghề. Do hiện tại chƣa có văn bản quy định cụ thể cho ngành nghề kinh
doanh vật tƣ nông nghiệp mà chỉ có những văn bản quy định cụ thể trong từng loại vật
tƣ nông nghiệp riêng biệt. Cụ thể trong lĩnh vực riêng biệt phân bón đối với chủ thể
sản xuất để kinh doanh căn cứ vào điểm a, khoản 1, Điều 5, Nghị định 202/2013/NĐCP về quản lý phân bón chủ thể muốn kinh doanh loại vật tƣ nông nghiệp là phân bón
cần đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón quy định tại Điều 8 Nghị định này mới
đƣợc cấp Giấy phép sản xuất phân bón và chỉ đƣợc sản xuất phân bón sau khi đƣợc cơ
quan có thẩm quyền cấp phép. Còn đối với chủ thể kinh doanh phân bón căn cứ vào
điểm b, khoản 1, Điều 5, Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón chủ thể
phải tuân thủ các điều kiện về kinh doanh phân bón đƣợc quy định tại Điều 15 Nghị
định này. Trong quá trình kinh doanh nếu không đáp ứng đƣợc các điều kiện quy định
tại Điều 15 Nghị định này sẽ bị đình chỉ có thời hạn kinh doanh phân bón cho đến khi
đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định.
Đối với vât tƣ nông nghiệp là phân bón: đây là loại vật tƣ nông nghiệp khá đặc biệt
trƣớc khi đƣợc chủ thể kinh doanh đƣợc cấp giấy phép kinh doanh chủ thể phải đƣợc
cấp chứng chỉ hành nghề. Đối tƣợng đƣợc cấp chứng chỉ hành nghề trong vật tƣ nông
nghiệp là thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:
Thứ nhất, chứng chỉ hành nghề chỉ cấp cho cá nhân không cấp cho tổ chức.8 Đây là
một đặc điểm khá đặc biệt đối với vật tƣ nông nghiệp là thuốc bảo vệ thực vật. Chính
8

Khoản 1, Điều 2, Quyết định 97/2008/QĐ-BNN về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai,

đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

16

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
vì đặc điểm trên nên có khá nhiều chủ thể kinh doanh vật tƣ nông nghiệp thuốc bảo vệ
thực vật là hộ gia đình vì chỉ cần cá nhân đáp ứng đƣợc điều kiện về cấp chứng chỉ
hành nghề thì sẽ thỏa đủ điều kiện đầu tiên trƣớc khi tiếp tục đƣợc cơ quan có thẩm
quyền cấp giấy phép kinh doanh.
Thứ hai, đối với công ty nhà nƣớc, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
công ty hợp danh, doanh nghiệp tƣ nhân và hợp tác xã có hoạt động sản xuất, gia công,
sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật thì những ngƣời sau phải có
chứng chỉ hành nghề:
Ngƣời trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc
bảo vệ thực vật tại các nhà máy, các xƣởng. Ngoài ra còn có Giám đốc hoặc Tổng
giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tƣ nhân. Các
thành viên công ty hợp danh. Những ngƣời đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của
ngƣời đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp. Một trong những ngƣời quản lý cơ sở
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tại cửa hàng đại lý của doanh nghiệp, hợp tác xã làm
dịch vụ bảo vệ thực vật.9
Thứ ba, đối với cửa hàng buôn bán thuốc tại một địa điểm cố định thì ngƣời trực
tiếp quản lý cửa hàng phải có chứng chỉ hành nghề.10
Đối với chủ thể buôn bán thuốc bảo vệ thực vật điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo qui định tại Điều 17 Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ
thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/ NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính

phủ. Cụ thể: phải có văn bằng về trung cấp nông, lâm nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã
tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp.
Phải có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy
định.
Có thể xem chứng chỉ hành nghề là một trong các điều kiện để đăng ký kinh doanh.
Tổ chức, cá nhân đƣợc quyền hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói hoặc
buôn bán thuốc bảo vệ thực vật kể từ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7, Điều
16 của Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số
58/2002/ NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ và phải bảo đảm các điều kiện đó
trong suốt quá trình hoạt động sẽ thay thế cho Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh thuốc bảo vệ thực vật đƣợc quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12

9

Khoản 2, Điều 2, Quyết định 97/2008/QĐ-BNN về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai,
đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
10
Khoản 3, Điều 2, Quyết định 97/2008/QĐ-BNN về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang
chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

17

SVTH: Ngô Quốc Bảo


Pháp Luật Hoạt Động Kinh Doanh Vật Tư Nông Nghiệp, Lý Luận Và Thực Tiễn
tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thƣơng mại về hàng hoá, dịch
vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.11 Qua đó ta có

thể thấy rõ chủ thể muốn kinh doanh vật tƣ nông nghiệp là thuốc bảo vệ thực vật thì
chỉ cần đáp ứng đƣợc điều kiện chứng chỉ hành nghề và sau đó đƣợc cấp giấy phép
kinh doanh nghành nghề. Từ đó hai loại vật tƣ nông nghiệp trên ta có thể nhận ra chủ
thể kinh doanh vật tƣ nông nghiệp có thể là hộ gia đình, doanh nghiệp, doanh nghiệp
có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài... đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì chỉ cần
ngƣời quản lý thực hiên đầy đủ các điều kiện về cấp chứng chỉnh hành nghề thì có thể
xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Tƣơng tự cũng áp dụng việc trên đối với các chủ
thể muốn tham gia kinh doanh khác chỉ cần các chủ thể trên đáp ứng đƣợc có điều kiện
cụ thể của từng loại vật tƣ trên thì chủ thể đó có quyền đƣợc kinh doanh loại vật tƣ
nông nghiệp mà chủ thể đó muốn kinh doanh.
2.2. Điều kiện kinh doanh vật tƣ nông nghiệp
2.2.1 Điều kiện về vốn
Kinh doanh vật tƣ nông nghiệp là một ngành nghề kinh doanh khá đa dạng. Các cá
nhân, tổ chức có thể kinh doanh một hoặc nhiều loại vật tƣ nông nghiệp khác nhau.
Tuy từng loại vật tƣ nông nghiệp có những quy định pháp luật riêng. Nhƣng nhìn
chung cũng giống nhƣ các loại hình kinh doanh khác để có thể kinh doanh các tổ chức,
cá nhân cần những điều kiện cơ bản để có thể hoạt động. Và một trong những điều
kiện cơ bản để có thể đi vào hoạt động kinh doanh đó là điều kiện về vốn. Do kinh
doanh vật tƣ nông nghiệp là một loại hình kinh doanh đa dạng , các tổ chức, cá nhân
muốn đáp ứng điều kiện về vốn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Đầu tiên kinh doanh vật tƣ nông nghiệp không phải là nghành nghề kinh doanh phải
có vốn pháp định.
Căn cứ vào khoản 7, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 thì Vốn pháp định là mức vốn
tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Một
số nghành nghề kinh doanh đòi hỏi mức vốn cao, tính rủi ro nhiều Nhà nƣớc quy định
mức vốn pháp định cho các ngành nghề sau:
Thứ nhất, tổ chức tín dụng căn cứ vào Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006
đối với các ngành nhƣ:
- Ngân hàng thƣơng mại cổ phần vốn pháp định: 1000 tỷ đồng
- Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài vốn pháp định: 15 triệu USD

11

Điều 5, Quyết định 97/2008/QĐ-BNN về việc cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng
gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

18

SVTH: Ngô Quốc Bảo


×