Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong thơ nôm hồ xuân hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (539.07 KB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN

NGUYỄN THỊ HUỆ
MSSV: 6106240

SUY NGHĨ VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ
TRONG THƠ NÔM HỒ XUÂN HƯƠNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Sư phạm Ngữ Văn
Khóa: 36
Cán bộ hướng dẫn: Th.s LÊ THỊ NGỌC BÍCH

Cần Thơ, 5 – 2014

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu, Ban chủ
nhiệm khoa, các quý thầy cô Khoa Sư Phạm - Trường Đại Học Cần Thơ đã truyền đạt cho
tôi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báo trong thời gian học tập tại trường.
Chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn Ths Lê Thị Ngọc Bích,
khoa Sư Phạm – trường Đại Học Cần Thơ đã dành rất nhiều thời gian để tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để luận văn được hoàn thành.
Cuối cùng xin cảm ơn đến cô cố vấn và các bạn thuộc chuyên ngành sư phạm ngữ
văn đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn!

2




A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồ Xuân Hương - một nữ sĩ tài hoa, thơ của bà đã làm rung động trái tim của biết
bao độc giả mọi thế hệ. thơ bà không chỉ có sức sống trong nước mà còn có tầm vóc quốc
tế sánh ngang tầm với đại danh hào Nguyễn Du hay ông Nguyễn Trãi. Người ta bàn luận,
phân tích về thơ bà. Có những người cho là thơ bà có yếu tố dâm và tục nhưng lại có
người yêu thích thư bà thì phản kháng lại ý kiến đó. Nhưng nhìn chung thì ngày nay thơ
bà được đánh giá cao nhất là mảng thơ nôm cũng như phẩm chất và tài năng của bà được
nhiều người mến mộ. Nhiều người trân trọng gọi bà là “ bà chúa thơ”.
Ngoài danh hiệu “ bà chúa thơ nôm” mà mọi người ưu ái tặng cho nữ sĩ Xuân
Hương còn được mệnh danh là “ nhà thơ của phụ nữ”. Qua chính cuộc sống của bản thân
và thêm vào đó, bà được đi nhiều thăm thú nhiều nơi tiếp xúc với nhiều người, bà xót xa
nhận ra những nỗi bất hạnh, thiệt thòi nhưng không ai dám lên tiếng đấu tranh. Trong giai
đoạn này, vấn đề về phụ nữ trong văn học chưa được đề cập nhiều thì có thể nói Xuân
Hương là nhà thơ đầu tiên trong lịch văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói
của người phụ nữ. Càng đi vào nghiên cứu về thơ ca và cuộc đời bà ta càng thấy rằng đây
là một hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp và còn nhiều vấn đề còn nghi vấn. Điều
này thôi thúc các nhà nghiên cứu tranh cãi, bàn bạc vô cùng sôi nổi về thơ bà.Thơ bà đã
thật xuất sắc khi đi vào miêu tả thế giới muôn màu, muôn vẻ của tâm trạng con người và
cảnh vật.
Ngày nay khi xã hội ngày càng văn minh hiện đại thì người phụ nữ ngày càng
được tôn trọng và bảo vệ nhưng có thể ở đâu đó trong cuộc sống này, người phụ nữ vẫn
phải chịu những bất công ngang trái. Có lẽ vì thế mà dù Xuân Hương đã cách ta hơn 3 thế
kỷ nhưng tính thời sự trong thơ bà chưa bao giờ cũ vì vậy mà thơ bà vẫn còn nguyên vẹn
giá trị và sức sống. khi đọc thơ Xuân Hương khó ai có thể hờ hững , chúng ta không chỉ
đồng cảm cho những số phận của những người phụ nữ kém may mắn mà còn nhận ra
được sự tàn ác, dã man của bọn cường hào ác bá hay nói rõ hơn là của xã hội đương thời
đã đẩy con người xuống vực thẳm của nỗi bất hạnh.


3


Tôi đã từng đọc và suy nghĩ, chiêm nghiệm nhiều về thơ bà, đó cũng là lý do thúc đẩy tôi
chọn đề tài suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong thơ nôm Hồ Xuân Hương cho bài
luận văn này.

2. Lịch sử vấn đề
Hồ Xuân Hương cũng như thơ của bà đã trở thành một hiện tượng độc đáo thu hút
bao thế hệ nhà nghiên cứu say mê tìm tòi, đào sâu nghiên cứu. Đề tài về Hồ Xuân Hương
cho đến nay vẫn còn nguyên sức hấp dẫn của nó. Các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp văn chương của Xuân Hương, đực biệt là
nghiên cứu thơ bà dưới danh nghĩa là một nhà thơ của phụ nữ. Các công trình nghiên cứu
về thơ Hồ Xuân Hương luôn quy mô và phức tạp với nhiều ý kiến trái chiều. Hơn thế nữa
cuộc đời và sự nghiệp của bà luôn là một chuỗi những bí ẩn. Có nhiều cách nhìn nhận
đánh giá khác nhau về cuộc đời, sự nghiệp và con người bà nhưng cho đến tận bây giờ
vẫn chưa ngã ngũ.
Chính vì gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thân thế chính xác của Hồ Xuân
Hương mà trước đây có ít các công trình nghiên cứu về bà nhưng khi bước sang thế kỉ xx
thì nhiều nhà nghiên cứu đã vào cuộc với nhiều những hướng nghiên cứu và tiếp cận khác
nhau và bức màn bí ẩn về cuộc đời của người nữ sĩ tài hoa đã dần dần được hé lộ. Nói đến
các công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương phải kể đến “Việt Nam hợp tuyển giảng
nghĩa” (1925) của tác giả Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Thành Ý, Quốc văn trích diễn
(1925) của Dương Quảng Hàm, Nam thi hợp tuyển (1927) của Nguyễn Văn Ngọc là
những cách chim đầu đàn trong việc thu thập những dữ liệu chính về thơ ca Hồ Xuân
Hương và bước đầu đi vào thơ Hồ Xuân Hương.
Về sau, các nhà nghiên cứu lại đua nhau tìm kiếm tung tích của người đàn bà bí ẩn
này với nhiều các nhiều hướng khác nhau. “Hồ Xuân Hương tác gia và tác phẩm” của
Ngô Gia Võ, “Xuân Hương đàm thoại” Của Đào Thái Tôn, “Hồ Xuân Hương thiên tài

huê nguyệt” của Trương Tửu trong,… Và người ta nhận ra được rằng đây chính là một
bậc thiên tài, thiên tài trong từng câu từ bà sử dụng, trong từng vần từng nhịp. Khi đi vào
tìm hiểu thơ của nữ sĩ các nhà nghiên cứu đã đi vào tìm hiểu nhiều khía cạnh về nội dung
và nghệ thuật để tìm th.ấy những nét đặc sắc và hấp dẫn của thơ bà. Trong cuốn “Văn học
Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX tập I, NXB ĐH THCN, 1982
4


Nguyễn Lộc đã nhận định: “Không phải người phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay
cung tần, mà là người phụ nữ bình thường, người phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh
trong cuộc sống” [15, 388]. Có thể nói là Nguyễn Lộc rất thông cảm với nỗi đau của
người phụ nữ trong thơ Xuân Hương và cũng rất đề cao vẻ đẹp của họ nhưng Nguyễn Lộc
vẫn không dành riêng được bài nào để nói về nghệ thuật khắc họa hình tượng người phụ
nữ trong thơ Xuân Hương. Khi đi vào nghiên cứu về nghệ thuật thơ Hồ Xuân Hương, Lê
Trí Viễn cũng đưa ra những nhận định xác đáng: “Ngôn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương
có nhiều đặc sắc. Nó biến hóa một cách tài tình thành ngữ, ca dao để phổ vào câu thơ
bảy chữ” [17,154]; “Lời thơ Xuân Hương nói chung rất tươi trẻ, giản dị và hồn nhiên.
Nó dùng toàn tiếng nói thông thường như biết lựa chọn cho xứng lời nên có được cái
trong sáng của tiếng nói nhân dân, cái ý vị tươi ngon của mớ rau vườn mới hái”
[17,155]. Nhìn chung, Lê Trí Viễn đã có những đánh giá rất cao về cả nội dung lẫn nghệ
thuật và đã đi vào khám phá, tìm hiểu về nỗi đau và vẻ đẹp của người phụ nữ trong thơ nữ
sĩ họ Hồ. Nhưng dù sao thì ông cũng chỉ mới đi vào phân tích một cách khái quát chứ
chưa đi sâu vào khai thác cụ thể về nỗi đau và vẻ đẹp của người phụ nữ cũng như nghệ
thuật khắc họa hình tượng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Trong cuốn “Các nhà
thơ cổ điển Việt Nam tập 1”, nhà xuất bản Văn Học Hà Nội, 1987, Xuân Diệu đã nêu
nhận xét: “Những bài thơ của Xuân Hương chung quanh người phụ nữ dưới chế độ là
một đóng góp độc đáo của lịch sử nước nhà” [4, 359]. Và khi đi vào nghiên cứu sâu về
thơ nữ sĩ thì ông hoàng thơ tình cho rằng: “Thơ Xuân Hương là đời của Xuân Hương, là
người của Xuân Hương trong đó. Thơ Xuân Hương là hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ,
chân đi, là nụ cười, nước mắt của Xuân Hương, là cá tính, là số phận của Xuân Hương”

[4, 337]. Qua những nhận định của ông, ta thấy Xuân Diệu có phần thấu hiểu được cuộc
đời của Xuân Hương cũng như nội dung những sáng tác của bà. Nhưng nhìn chung thì
nhà thơ chưa đi vào cụ thể, chưa phân tích hết các bài thơ viết về người phụ nữ trong thơ
Hồ Xuân Hương.
Nhìn chung thì các nhà nghiên cứu đều có những nhận xét chung về cuộc đời sự
nghiệp của Hồ xuân Hương và các nhà nghiên cứu đã đánh giá cao tài năng của thơ bà cả
về mặt nội dung và nghệ thuật. Nhất là những vần thơ viết về phụ nữ. dưới đay xã hội , họ
phải chịu nhiều nỗi đau, nỗi bất hạnh bởi lễ giáo phong kiến nhưng vẫn toat lên vẻ đẹp
5


tâm hồn và sức sống dồi dào mạnh mẽ vượt qua mọi nghịch cảnh của cuộc đời bạc bẽo.
Tuy nhiên ở một mức độ nào đó còn có những thái độ khen chê khác nhau thậm chí có
những ý kiến mâu thuẫn mà cho đến ngày nay vẫn chưa thể lý giải một cách thoả đáng
nhưng nhìn chung sức hấp dẫn của thơ bà vẫn không bao giờ nhoà đi. Tìm hiểu, khám
phá về thơ bà phải có sự say mê và phải biết tìm về cội nguồn của thơ ca truyền thống mà
chiêm nghiệm mới thấy hết được cái hay, cái đẹp của nó.

3. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài suy nghĩ về người phụ nữ trong thơ nôm Hồ Xuân Hương tôi
vận dụng những phương pháp nghiên cứu và thao tác nghiên cứu sau:
Bản thân đã sưu tầm những tài liệu về cuộc đời sự nghiệp cũng như những tài liệu nghiên
cứu về thơ Hồ Xuân Hương hiện đang được lưu hành trong thư viện và nhà sách. Để từ
đó có cơ sở để phân tích làm rõ vấn đề suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong thơ Hồ
Xuân Hương. Đồng thời phối hợp với một số thao tác khoa học như: So sánh, phân tích,
đối chiếu…để từ đó khái quát lên tư tưởng trong thơ Xuân Hương về thân phận người
phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Khẳng định vai trò và vẻ đẹp của người phụ nữ. Nội
dung được đặt trong sự so sánh với các bài thơ cùng giai đoạn của các văn sĩ khác viết về
người phụ nữ.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bàn về thơ Hồ Xuân Hương có rất nhiều vấn đề đã và đang được sự quan tâm của
nhiều người nhưng với vốn kiến thức hạn hẹp tôi chỉ xin được thực hiện đề tài xung
quanh vấn đề suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong thơ nôm Hồ Xuân Hương. Bên
cạnh đó còn mở rộng, tìm hiểu khái quát về hình tượng người phụ nữ trong thơ ca dân
gian và trong thơ ca trung đại Việt nam với mục đích làm sáng tỏ đề tài nghiên cứu.
Với đề tài của này tôi chọn phân tích những tập thơ trong tập “Lưu Hương Ký” và
một số bài thơ nôm truyền miệng quen thuộc. Cùng một số tài liệu khác có nội dung liên
quan đến đề tài để làm sáng tỏ vấn đề được nghiên cứu.

5. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu của bản thân và tiếp thu từ những tài liệu liên
quan tìm được cũng như học hỏi, kế thừa từ bài nghiên cứu của những người đi trước, bản
thân đã học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và tích luỹ được kiến thức cho mình. Đồng
6


thời thông qua đề tài này, cũng xin góp phần tạo dựng một tài liệu cho những người đi
sau khi họ bắt tay vào nghiên cứu Hồ Xuân Hương.
Với vốn kiến thức hạn hẹp của mình, người viết đi vào giải quyết các vấn đề về nỗi
đau, khát vọng và vẻ đẹp của hình tưởng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương trong
cái nhìn tổng thể có kết hợp so sánh với các tác giả cùng thời để từ đó thấy được nét khác
biệt nhưng cũng là nét đặc sắc của thơ bà. Tuy nhiên vì đây là lần đầu tiên bắt tay vào
nghiên cứu khoa học , thời gian có hạn và tầm hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài làm
không trách được có nhiều sai sót, kính mong quý thầy cô cùng các bạn thông cảm và góp
ý để bài làm hoàn chỉnh hơn.

7



B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Đôi nét về tác giả Hồ Xuân Hương
1.1.1. Tiểu sử
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ nổi tiếng về thơ nôm bình dân thuộc cuối thế kỷ 18
đầu thế kỷ 19. Bút hiệu là Nguyệt Cổ Đường. Năm sinh năm mất chưa rõ. Đáng tiếc là về
cuộc đời của nữ sĩ, chúng ta được biết quá ít. Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn
còn nhiều ý kiến trái chiều gây tranh cãi mà đến nay vẫn chưa thống nhất được. Chỉ xin
được gom nhặt vài nét về bà: Hồ xuân Hương là con ông Hồ Phi Diễn quê ở làng Quỳnh
Đôi, Nghệ An. Tương truyền Hồ Phi Diễn sinh văn 1704, đậu tú tài năm 24 tuổi dưới
triều vua Lê Bảo Thái. Vì nhà nghèo, Hồ Phi Diễn không có tiền để tiếp tục học thêm,
ông ra bắc dạy học để kiếm sống ở hai tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh. Về sau ông lấy cô
gái Bắc Ninh họ Hà làm vợ lẽ. Đó chính là mẹ của Xuân Hương. Xuân Hương sinh
trưởng ở đất bắc, phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận, gần Hồ Tây Thăng Long Hà
Nội. Bà vốn thông minh và được cho đi học từ nhỏ nhưng sau khi cha và anh mất vì nhà
nghèo nên bà được đi học rất ít nhưng với tinh thần ham học hỏi bà tự học và thành thạo
cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Khi trưởng thành bà có một ngôi nhà ở gần Hồ Tây lấy tên là
Cổ Nguyệt đường. Đây cũng là nơi bà họp mặt các bạn thơ và là một trong những nơi ghi
dấu những sáng tác của bà.
Theo lời ông Tấn Phong tả nữ sĩ Hồ Xuân Hương thì biết bà không chỉ tài hoa mà
còn là người phụ nữ đẹp và có duyên:
“Ngắm dường tiên nữ thác thân xuống trần
Hoan Châu vốn tiếng đẹp thuần
Sao khuê rạng vệ mười phân vẹn toàn
Nhớ chăng chín chín hồng san
Hoa mai riêng chiếm trời xanh để dành”
Bà sinh ra trong giai đoạn lịch sử nước nhà đang có những cuộc sóng gió. Trịnh
Sâm lên ngôi chúa mê tửu sắc. Vì yêu Thị Huệ, Trịnh bỏ con trưởng là Trịnh Khải, lập
con thứ lảTrịnh Cán. Gây ra sự tranh giành quyền lực. Đàng trong thì quận chúa Nguyễn
lăm le ra đánh. Trước nghịch cảnh đó, bọn quan lại thì chỉ biết lịnh bợ, luồn cúi làm lẽ

8


sống, người dân chịu cảnh loạn ly, các giá trị đạo đức bị băng hoại. Đây chính là giai
đoạn suy tàn của luân lý nho giáo phong kiến. Từ đó nhen nhóm lên tư tưởng cá nhân tự
do muốn thoát khỏi những định kiến khắt khe của nho giáo. Bà xuất thân trong một gia
đình phong kiến suy tàn, song hoàn cảnh của thời đại và cuộc sống của bản thân đã giúp
nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc những
tầng lớp bị áp bức, bác lộc trong xã hội nhất là những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ nhưng cuộc đời riêng tư của nữ sĩ chịu
nhiều đau khổ. Bà lấy chồng khá muộn mà đến hai lần đi lấy chồng, cả hai đều làm lẽ,
xây dựng gia đình chẳng mấy hạnh phúc. Hai cái tên được nhắc đến trong cuộc đời làm lẽ
của bà là Tổng Cóc và ông Phủ Vĩnh Tường:
Cuộc hôn nhân với Tổng Cóc (làm lẽ) một ông cai tổng goá vợ, một tên ác bá, ngu
dốt, là một nỗi đau buồn của nhà thơ. Cuộc hôn nhân buồn ấy cũng kết thúc sớm vì chẳng
bao lâu thì ông Tổng Cóc mất. “Chàng cóc ơi! chàng cóc ơi!/ Thiếp bén duyên chàng có
thế thôi”
Lời thơ Xuân Hương tiễn biệt Tổng Cóc, là lời của người vợ nhưng lại giống như
tiếng thở phào nhẹ nhõm chứng tỏ bà chẳng mặn nồng gì với người đã chết mà chỉ giống
như một sự giải thoát khỏi cảnh sống ô nhục.
Cuộc hôn nhân sau với ông phủ Vĩnh Tường cũng làm lẽ nhưng dù sao cũng lấy
được ông chồng hay chữ. Ông phủ coi bà như bạn văn chương nên duyên phận cũng
không đến nỗi bẽ bàng. Tình nghĩa vợ chồng thật quá ngắn ngủ, ít lâu sau thì ông cũng
qua đời. Và tiếng khóc chồng lại cất lên, lần này Xuân Hương không cộc lốc như đối với
Tổng Cóc, một kẻ cường hào dốt chữ mà nàng khóc cho tình duyên lỡ làng:“Trăm năm
ông Phủ Vĩnh Tường ơi!/ Thiếp bén duyên chàng có thế thôi”
Xuân Hương có bà giao du rộng rãi với nhiều bạn bè nhất là đối với những bạn bè
ở làng thơ văn, các nhà nho. Trong đó Xuân Hương có một người bạn phải gọi là tri âm
tri kỉ đó là Chiêu Hổ, họ khá tâm đầu ý hợp cùng nhau xướng hoạ thơ văn. Nhưng Chiêu
Hổ là ai? Điều đó vẫn còn là một ẩn số. Theo ông Văn Tân Tính Chiêu Hổ kém Xuân

Hương “chừng trên đưới mười tuổi gì đó”; Nhưng trên thực tế thì những bài thơ họ xướng
hoạ cả hai người lại bằng vai và rất hợp ý. E rằng nếu có khoảng cách tuổi tác lớn thế thì
rất khó mà xướng hoạ như vậy. Xuân Hương đối trọi từng câu chữ với Chiêu Hổ, ganh
9


đua nhau từng vần thơ rồi lại giễu cợt nhau. Xuân Hương ngang nhiên gọi Chiêu Hổ là
cuội: “Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt/ Nhớ hái cho xin nắm lá đa”
Chiêu Hổ cũng chẳng vừa, ông hoạ lại:“Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt/ Cho cả
cành đa lẫn củ đa”. Xuân Hương và Chiêu Hổ như đôi câu đối hợp nhau, hễ ở đau có
Xuân Hương thì ở đó có Chiêu Hổ. Nhắc đến Chiêu Hổ là nhớ đến Xuân Hương. Phải chi
hai người thành đôi thì hay biết mấy.
Sau khi trải qua các cuộc hôn nhân không mấy thành công, Xuân Hương có dịp
rảnh rỗi, bà dành thời gian đi thăm các danh lam thắng cảnh ở miền bắc và miền trung. Bà
đi đến đâu thì bước chân của bà lại in dấu thơ ở đó.
Có thể nói rằng Xuân Hương không phải một người phụ nữ bình thường của thời
đại mà bà là một nữ sĩ tài hoa nhưng cuộc đời bà đầy sóng gió và thử thách. Chính điều
đó đã làm nên một nét thơ, một nhân cách rất Xuân Hương.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài hoa, bà đã để lại nhiều bài thơ với phong cách thơ
vừa thanh vừa tục và được người đương thời yêu quý gọi là “bà chúa thơ nôm”. Thơ bà
được đánh giá cao trong nền văn học nước nhà. Hồ Xuân Hương được coi là một trong
những nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ
XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX là vì những sáng tác của bà đã nêu bật được những vấn đề
riêng tư đó là những nỗi bất công mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu
đựng và tin tưởng đấu tranh để bênh vực quyền lợi phụ nữ. Những vấn đề tưởng chừng
giản dị của đời thường nhưng khi đi vào thơ bà lại rất mới mẻ, sinh động.
Thơ bà được gom nhặt lại không nhiều do bị thất lạc và có nhiều bài thơ của bà còn gây
nhiều tranh cãi trong việc xác định liệu có phải thơ bà hay không? Nhìn chung bà để lại
khoảng 50 bài thơ nôm và tập thơ “Lưu hương ký”. Ta tạm chia thơ bà làm hai phần:

Vào năm 1964 nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện tập thơ “Lưu hương ký”
và được công bố trên tạp chí văn học. Tập thơ bao gồm thơ 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài
thơ chữ Nôm, nhiều nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng những bài thơ trong
đó là của Hồ Xuân Hương nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều tranh cãi. Nội dung chủ
yếu của tập thơ đề cập đến tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Trong tập thơ tác giả
viết về tình cảm và tâm sự của mình đối với những người bạn trai như ông Tống Phong
10


Thị, ông Hiệp trấn Sơn Nam thượng thọ Trần, ông Sơn Phủ, ông Chí Hiên và có cả ông
cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu tức Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Thơ nôm trong “Lưu
hương ký” có rất nhiều từ hán việt với giọng thơ hiền lành thể hiện tiếng lòng của người
phụ nữ muốn đấu tranh cho một tình yêu bình đẳng, niềm khát khao có được tình yêu
đích thực thuỷ chung với giọng thơ chân thành, tha thiết chứ không gân guốc, góc cạnh
như phong cách thơ Xuân Hương vốn quen thuộc trong những bài thơ nôm truyền tụng
như bánh trôi nước, vịnh cái quạt, lấy chồng chung, không chồng mà chửa...Nhìn chung,
tập thơ không thể hiện rõ cá tính mạnh mẽ của bà. Những bài thơ nôm cho đến nay chủ
yếu lưu truyền trong dân gian nên có nhiều dị bản.
Về nội dung, “Lưu hương ký” không phải là không có chỗ giống với thơ nôm của
Hồ Xuân Hương. Trong lưu hương ký, chúng ta vẫn nhìn thấy một người phụ nữ giàu
nhiệt tình, yêu đời bất chấp cả lễ giáo phong kiến lúc nào cũng tha thiết khát vọng yêu
đương nhưng lại không bao giờ có được tình yêu trọn vẹn. Nhưng giữa thơ nôm Hồ Xuân
Hương và Lưu hương ký vẫn có khoảng cách chủ yếu là về phong cách thể hiện. Thơ
nôm trong Lưu hương ký có nhiều từ hán việt được sử dụng với phong cách trang nhã,
giọng thơ lại hiền lành chứ không gân guốc góc cạnh như trong thơ nôm truyền tụng.
Nguồn thơ Xuân Hương chủ yếu lấy từ cuộc sống đời thường với nhiều lớp nghĩa,
nghĩa đen phô ra, nghĩa bóng nói về chuyện buồn the với tình yêu thân xác. Thi pháp của
bà khá già dặn nhưng cũng rất phóng khoáng. Bà đưa cuộc sống trần tục vào thể thơ
đường luật một cách điêu luyện tài tình.
Trong nghiên cứu phê bình thơ Xuân Hương nổi lên hai khuynh hướng đánh giá

đối lập nhau một cách rõ rệt. Khuynh hướng thứ nhất là những người mạt sát, chỉ trích
Xuân Hương. Tiêu biểu đó là Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu. Nguyễn Văn Hanh cho
rằng thơ Xuân Hương là sự khủng hoảng về sinh lý, và bản thân Xuân hương là một
người mắc bệnh tâm thần. Trương Tửu thì giải thích thiên tài của Xuân Hương là “cái
thiên tài hiếu dâm đến cực điểm” là sản phẩm của một não trạng mà “não trạng ấy là di
tích của một tôn giáo thờ sự sinh đẻ”.
Đối lập với khuynh hướng trên, là khuynh hướng hết sức tán tụng thơ của Hồ
Xuân Hương. Tiêu biểu là Hoa Bằng, Hoàng Thúc Trâm viết “Một cây bút thuần túy Việt
Nam hơn hết, đặc sắc hơn hết, không những làm rung động cả một rừng nho đương thời,
11


mà lại còn soi rọi trên trên đường văn học Việt nam những tia rất sang ngời, rất rực rỡ.
Ấy là nhà thơ cách mệnh Hồ Xuân hương” (Quốc văn đời Tây Sơn), lại một dịp khác ông
ca ngợi Hồ Xuân Hương “chẳng những là nhà đại thi hào, mà lại là nhà đại tư tưởng, đại
cách mạng nữa!” nhưng những danh tù to tát mà Hoa Bằng sử dụng dường như không
phù hợp với thực tế sáng tác của Hồ Xuân Hương
Khác với Hoa Bằng, lê Dư cũng khen ngợi nữ sĩ nhưng bằng cách khác “thơ nàng
xưa nay ai cũng kêu là có ý thô tục, nhưng xét kĩ tục mà thanh; Dù nàng không có cái vẻ
đứng đắn , cái giọng đa cảm đa sầu như bà huyện Thanh Quan, nhưng lắm bài rất có khí,
có tình”.
Khi bàn luận về thơ Xuân Hương luôn có những nhận định, đánh giá khác nhau. Thơ của
nữ sĩ cũng giống như trái sầu riêng vậy, kẻ thì tấm tắt khen ngon, người khi bịt mũi quay
đi chê nặng mùi. Nhưng dù thế nào thì trái sầu riêng đó vẫn tỏa hương cho đời mặc cho
người đời khen chê.
Nhìn chung, thơ Xuân Hương được lưu truyền nhiều trong dân gian nên “tam sao
thấp bản” là việc không thể tránh được. Nhưng dù sao thì qua những công trình nghiên
cứu, ta đã kết luận được một số vấn đề sơ bộ. Đó là nhà thơ có cuộc đời hoàn toàn không
như ý. Nữ sĩ họ Hồ sống vào thời kỳ mà chế độ phong kiến hoàn toàn mục rỗng, thêm vào
đó bà lại xuất thân trong một gia đình phong kiến suy tàn. Cuộc sống đã đẩy Xuân Hương

xuống tầng lớp tận cùng của xã hội. Lòng căm phẫn với xã hội bất công: Nỗi căm giận
cuộc sống riêng và sự lăn lộn với những người phụ nữ bị áp bức trong xã hội, tất cả đã
hun đúc nên con người và tài năng của Xuân Hương, thôi thúc những vần thơ thông minh
và tài tứ, những vần thơ rất quần chúng mà cũng rất độc đáo, rất Xuân Hương.
1.1.3. Phong cách nghệ thuật
Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam. Thơ bà
đánh dấu một bước phát triển mới của thơ ca dân tộc, là một hiện tượng văn học mới,
hoàn toàn không chịu bó mình vào khuôn khổ của truyền thống. Tôi dám chắc rằng không
có một người nào tương tự như thế trong văn học nước nhà trước đó cũng như sau này.
Chính vì vậy, bà đã trở thành đề tài nghiên cứu, phê bình của văn học nước ta trên nhiều
phương diện khác nhau. Bà là một hiện tượng độc đáo nhất trong các hiện tượng độc đáo.
Phong cách sáng tác của bà rất riêng và khó nhầm lẫn với nhà thơ nào được. Tìm hiểu
12


phong cách sáng tác của thơ Hồ Xuân Hương sẽ góp phần hiểu rõ hơn tài năng thơ của
bà.
Hoà với dòng chảy chung của các nhà thơ đương thời, Xuân Hương cũng dùng thể
thơ thể thất ngôn đường luật, một thể thơ ngoại nhập nhưng bằng bàn tay tài hoa của
người nghệ sĩ và vốn sống phong phú của mình để nhào nặn và việt hoá thành thứ thơ rất
dân tộc. Nó cứ nôm na, bình dân và tự nhiên như người dân nông thôn vậy. Và trước hết,
chúng ta khẳng định được một điều quan trọng nhất, đó là: Sự giàu đẹp của ngôn ngữ
tiếng Việt qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong thơ Xuân Hương. Nhất là việc khai thác
và sử dụng vốn từ ngữ của Xuân Hương nói chung, màu sắc ngôn từ trong thơ bà nói
riêng. Màu sắc ngôn từ trong thơ bà là màu sắc bình dị của dân gian, dân tộc.Điều này đã
làm cho thơ bà đã đạt được độ cao khi thống nhất được hai tính cách đó là dân tộc và đại
chúng.
Khi bắt tay vào làm thơ, Xuân Hương vứt hết mọi sách vở, khuôn sáo sẵn có, bà
đem vào đó nhịp điệu của sức sống. Cảnh vật và con người trong thơ bà không lúc nào
chịu đứng yên: Ba đèo tùm lum nóc, lún phún riêu, gió lắc léo, sương đầm đìa… Phong

cảnh như cựa mình bước ra từ trang giấy. Ta nói thơ bà bình dân là vì lúc nào trong thơ
cũng phản phất hương vị quê hương nào là con ốc, quả mít, cái bánh trôi nước, cỏ gà, lá
diếc lá trầu, quả cau, con ong, cái giếng… Những thứ tưởng chừng rất đỗi thân thuộc và
bình dị với người dân nông thôn nhưng bước vào thơ Xuân Hương lại trở nên sinh động
và ngồng ngộn sức sống.
Thơ bà bình dị nhưng không phải thứ thơ tầm thường vì khi cần dùng đến nghệ
thuật thì chẳng ai bì được. Thơ Xuân Hương từ đường nét đến âm thanh, mỗi chi tiết dù
nhỏ cũng rất độc đáo. Ngôn từ thật sắc bén với những từ láy được chọn lọc đem vào sử
dụng một cách tinh tế đến tài tình. Các bài thơ được bà gieo vần cũng quả thật là có một
không hai. Một điều đặc biệt là thơ Xuân Hương lấy đề tài trong cuộc sống bình thường
hàng ngày nhưng là những đề tài có tính chất úp mở hai nghĩa. Một nghĩa đen phô ra nói
trực tiếp về vấn đề mà nhà thơ muốn miêu tả trực tiếp. Bên cạnh đó còn một nghĩa ngầm
nói về chuyện buồng the, “phồn thực”. Chính vì những điều này mà có một số người cho
thơ bà là dâm, là tục. Nhưng thực ra thơ Xuân Hương đâu có khơi gợi tình dục mà chỉ tả
và thuật như chính nó vốn đã như thế.
13


Cái quạt thì: “Mỏng dày chừng ấy chành ba góc/ Rộng hẹp dường nào cắm một
cây”.
Con ốc thì:“Quân tử có thương thì bóc yếm/ Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi”.
Quả mít thì: “Quân tử có thương thì đóng cọc/ Xin đừng mâm mó nhựa ra tay”
Thơ bà được dân gian ưu chuộng là vì lối thơ của bà bình dân nhưng thâm thuý,
khi đọc lên cứ đọc thoải mái, dễ thuộc vì những câu thơ đăng đối với nhau theo vần nhịp
rất điêu luyện nhưng lại cứ như lời ăn tiếng nói hằng ngày.

1.2. Những đóng góp của thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong nền văn học
nước nhà.
Hồ Xuân Hương đã có cống hiến to lớn vào thơ ca Việt Nam cũng như cho ngôn
ngữ văn học của dân tộc. Thơ bà là một đóng góp độc đáo vào lịch sử văn học nước nhà.

Bà được đặt ngang hàng với Nguyễn Du, Nguyễn Trãi những nhà thơ lớn của dân tộc.
Nếu như Nguyễn Du đã có công trong việc nâng thể thơ lục bát của dân tộc chiếm một vị
trí quan trọng chính thức trong lịch sử văn học dân tộc và cùng một số nhà thơ đương thời
như bà huyện thanh quan đã hoàn thành quá trình việc hoá thể thơ vốn có nguồn gốc từ
Trung quốc để trở lên một thứ thơ dân dã, mang đậm chất thơ Việt Nam. Hồ Xuân Hương
là một trong những nhà thơ đầu tiên thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ hàng ngày
để sáng tác và cải tạo thơ đường luật. Trong thơ bà, ngôn ngữ dân tộc đã được sử dụng
một cách linh hoạt, khéo léo góp phần tạo lên sự phong phú của tiếng việt. “Một trái trăng
thu chín mõm mòm/ Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!” (Trăng thu).
Hơn thế nữa, chất liệu trong ca dao truyền thống được Xuân Hương vận dụng và
phát huy một cách đầy sáng tạo làm cho khi độc giả đọc vào câu thơ thì cảm thấy thật gần
gũi nhưng cũng thật mới lạ và hấp dẫn:

14


“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi!”
(Mời ăn trầu)
Thành công của thơ Xuân Hương đã cống hiến quan trọng cho nền văn học trung
đại. Nữ sĩ họ Hồ có được vị trí đặc biệt trên văn đàn là vì những tư tưởng, những tình cảm
của bà rất thật và được đề cập một cách mới mẻ, lạ mà gần gũi gây hứng thú cho người
đọc.
Có lẽ sự hấp dẫn đầu tiên mà thơ Xuân Hương mang lại cho người đọc đó chính là
thơ của người phụ nữ viết về giới phụ nữ với những rung động tinh vi và chân thành nhất.
Hồ Xuân Hương đến với thơ bằng một trái tim tha thiết đầy cảm thông và và bằng một
đôi mắt tinh đời. Thơ bà đã nêu bật được vấn đề thời sự nóng hổi của thời đại. Đó là tình
trạng người phụ nữ trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công. Bị áp bức cả về mặt thể

chất và tâm hồn. Từ đó Xuân Hương tìm thấy vẻ đẹp của người phụ nữ, nêu bật vẻ đẹp
bên trong, vẻ đẹp tâm hồn của họ và vạch trần bộ mặt thật của giai cấp thống trị tàn ác.
Xuân hương đã đi ngược với xã hội đó để cất tiếng nói đầy cá tính của mình. Đó là tiếng
nói mạnh mẽ của người phụ nữ nói về chính giới mình, giới nữ với vẻ đẹp tâm hồn, tài
năng và đặc biệt là vẻ đẹp hình thể. Nữ sĩ cất tiếng nói đòi quyền của người phụ nữ:
Quyền được làm vợ, làm mẹ, được tôn trọng và được hưởng hạnh phúc gối chăn một cách
trọn vẹn. Đó là những quyền sống tối thiểu và tất yếu của người phụ nữ. Tiếng nói ấy
chân thành, rõ ràng đầy tự hào và đầy bản lĩnh. Cái phần tích cực trong thơ Xuân Hương
là rất lớn vì bà đã dũng cảm lên tiếng đả kích xã hội thối nát bằng tất cả uất giận và tài
năng thi ca của mình. Chính sự lãng mạn, dũng cảm hơn người của bà : dám nói ra không
chút ngần ngại những điều bà suy nghĩ, những điều mắt thấy tai nghe. Những điều được
coi là cấm kị mà không ai dám nói tới. Chính điều đó đã làm cho người đọc thơ yêu mến
và hâm mộ bà.
Thơ bà là tiếng nói của tầng lớp bình dân, thấu hiểu cảm thông với họ. Đọc thơ
Xuân hương, người đọc sẽ tiếp nhận được một hồn thơ với đầy đủ dũng khí, táo bạo, một
hồn thơ hết sức độc đáo đã chống lại xã hội áp bức, đã bênh vực phụ nữ, đã hòa mình vào
15


tầng lớp bình dân. Vì lẽ đó mà thơ bà bao giờ cũng rất quần chúng, rất bình dân và cũng
rất Hồ Xuân Hương. Trong xã hội cũ tầng lớp phong kiến khắt khe, nghiệt ngã càng lên
án, cố gạt bỏ thơ Xuân Hương bao nhiêu thì quần chúng lao động lại càng yêu thích thơ
Xuân Hương bấy nhiêu. Có thể khẳng định rằng thơ Hồ Xuân Hương ngày càng được
người đời tiếp nhận và đánh giá cao vì họ cảm thấy thơ Xuân Hương gần giũi thân thiết
với họ. Xuân Hương nói lên tiếng lòng của họ bằng thứ ngôn ngữ nôm na , giản dị đời
thường còn giai cấp thống trị thì sợ hãi trước sự nổi loạn của bà. Thơ bà thấm đẫm tinh
thần nhân văn cao cả nhưng cũng giống như gáo nước lạnh tạt vào mặt bọn phong kiến
thối nát.
Nhìn chung, Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài năng. những bài thơ của Xuân
Hương xung quanh chủ đề người phụ nữ dưới chế độ cũ là một đóng góp độc đáo vào lịch

sử văn học nước nhà. Xuân Hương đã góp phần làm cho đời sống văn học thêm sôi nổi
bởi những vần thơ đầy tính nhân văn và tấm lòng nhân đạo cao cả của bà.

1.3. Vài nét về vấn đề viết về người phụ nữ trong văn học Việt Nam.
1.3.1. Trong thơ ca dân gian.
Văn học dân gian là nơi để người dân lao động giãi bày những tâm tư tình cảm của
mình. Vì thế mà văn học dân gian là bức tranh toàn cảnh về đời sống của người Việt Nam
ta. Trong bức tranh ấy, vẫn luôn thấp thoáng bóng dáng của người phụ nữ. Hình tượng
phụ nữ luôn là đối tượng được tập trung miêu tả nhiều nhất trong văn học dân gian. Có lẽ
bởi vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn đáng quý của họ và phụ nữ chân yếu tay mềm dễ bị tổn
thương. Hơn nữa, trong xã hội cũ hơn bất cứ ai họ là người chịu nhiều nỗi đau cả về vật
chất lẫn tinh thần.
Tư tưởng cổ hủ của xã hội phong kiến “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã
dành cho người đàn ông mọi sự ưu tiên và tạo ra nhiều quy tắc bất công cho ngườiphụ nữ.
Người phụ nữ trong xã hội đó chẳng bao giờ được làm chủ số phận của mình mà họ là
tấm lụa đào, là hạt mưa…Họ vui sướng, buồn khổ là tuỳ thuộc vào người khác.
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài cát hạt sa ruộng cày”
(Ca dao)

16


“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
(Ca dao)
Hay như:
“Con vua lấy thằng bán than
Nó dắt lên ngàn cũng phải đi theo”
(Ca dao)

Và cũng trong xã hội đó, người phụ nữ được cưới về là để thoả mãn cho người đàn
ông và để có sức lao động mà không phải bỏ tiền ra mướn nhân công. Họ quanh quẩn với
công việc nhà, việc đồng áng đầu tắt mặt tối rồi chồng con. Họ lúc nào cũng sống vì
người khác và phải cắn răng chấp nhận mọi đắng cay.
Vì thế mà từ xưa đến nay, người phụ nữ Việt Nam vốn dĩ có tính cần cù, chịu
thương chịu khó và giàu đức hi sinh. Chẳng biết từ bao giờ việc chăm lo cho chồng, yêu
thương các con là bổn phận của người phụ nữ:
“Con cò lặn lội bờ ao
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”
(Ca dao)
Chế độ của xã hội cũ cho phép người đàn ông có nhiều vợ, còn người phụ nữ chỉ
được “chín chuyên một chồng”. Chính vì thế mà phụ nữ luôn phải chịu thiệt thòi:
“Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh ham vợ bé bỏ bè con thơ”
(Ca dao)

Hay như:
“Có thịt anh tính phụ xôi
Có cam phụ quýt có người phụ ta”
(Ca dao)

17


Phải nói rằng phụ nữ trong xã hội cũ luôn được coi là tầng lớp dưới đáy của xã hội.
Họ không được quyền quyết định hạnh phúc, tương lai của mình, không được hưởng các
đặc quyền đặc lợi chỉ dành cho nam giới (như đi học, làm quan). Văn học dân gian phản
ánh một bức tranh toàn cảnh trong cái nhìn cận cảnh về nỗi khổ của người dân lao động
nói chung và nỗi thống khổ của người phụ nữ nói riêng. Họ có nhiều đóng góp cho gia
đình, xã hội nhưng chẳng bao giờ được nhìn nhận. Tiếng kêu của những người phụ nữ

bao giờ cũng xé lòng và đó là tiếng kêu của những cuộc sống lầm than, đau khổ.
1.3.2. Trong văn học trung đại
Chính vì sự áp đặt của các quy tắc phong kiến làm cho các nhà thơ ngần ngại khi
đem hình tương người phụ nữ vào thơ văn. Văn chương thời này có một sứ mệnh vô cùng
cao quý đó là sứ mệnh giáo huấn. Người ta nói nhiều đến bậc trượng phu, cái chí của
người anh hùng chứ văn chương không thể viết về người phụ nữ và xã hội này đã không
cho phép người phụ nữ bước vào văn chương.
Đến giai đoạn sau, vấn đề về phụ nữ trong văn học dần dần được nhìn nhận và
quan tâm. Đầu tiên có lẽ phải kể đến Nguyễn Dữ đã đưa “người con gái Nam Sương” hay
như bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương vào văn học để làm lên hình tượng người phụ nữ
đức hạnh, yêu chồng, thương con. Vì chồng vì con mà phải chịu mọi sự hi sinh đúng với
phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Nhìn chung, những tác giả viết trong văn học
trung đại nói về khát khao của người phụ nữ về một tình yêu tự do, ca ngợi vẻ đẹp cũng
như phẩm chất cao quý của người phụ nữ bằng cái nhìn đầy thiện cảm của các nhà thơ
nhà văn. Bên cạnh đó, cũng đề cập đến một vấn đề nổi cộm đó là nỗi đau khổ mà phụ nữ
phải chịu bằng nhiều cách khác nhau có khi công khai, khi ẩn ý lên án thế lực phong kiến
vô nhân đạo. Như đại thi hào Nguyễn Du đã cất lên tiếng lòng:
“Đau đớn thay phận đàn bà!
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu”
Hay như:
“Đau đớn thay phận đàn bà!
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Sở dĩ hình tượng phụ nữ được các cây bút quan tâm là vì thời kì này ý thức hệ
phong kiến dần dần suy yếu, chế độ phong kiến khủng hoảng và số phận người phụ nữ
18


ngày càng trở nên bất hạnh hơn. Chính hoàn cảnh ấy đã tác động mạnh đến các nhà thơ,
nhà văn, làm họ thức tỉnh sau một giấc ngủ dài và họ cầm bút lên để viết về phụ nữ.
Trong những cây bút ấy phải kể đến ba nhà thơ tiêu biểu của thời đại là Nguyễn Du, Hồ

Xuân Hương, Đặng Trần Côn.
Đại thi hào Nguyễn Du đã thành công rực rỡ khi ông viết về đề tài phụ nữ đặc biệt
là “Truyện Kiều”. Thuý Kiều là hiện thân về nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến. Mọi thứ trước mắt Kiều dường như vụn vỡ: Tình yêu tan vỡ, chịu kiếp lầu
xanh, làm nô tì, làm vợ lẽ, bị người đời chà đạp cả về thể xác lẫn nhân phẩm. Thế lực
quan lại, nhà chứa và đồng tiền đã đưa đến cho kiều một cuộc đời đầy sóng gió. Nguyễn
Du không phải phụ nữ nhưng lại thông cảm với Kiều đến lạ kì. Có lẽ chỉ có bậc thi hào
với lòng nhân đạo cao cả, tấm lòng yêu thương con người bao la mới có thể đồng cảm
đến như vậy.
Cũng viết về phụ nữ nhưng ở một phía cạnh khác đã gây được tiếng vang phải kể
đến “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn. Trong văn học Việt Nam đề tài chiến tranh
với tiếng nói oán trách đã vang lên từ rất lâu và nó đã để lại cho người đọc những niềm
xót xa thương cảm. “Chinh phụ ngâm là lời oán trách của người phụ nữ có chồng ra trận,
ngày ngày chờ đợi ngóng tin chồng làm cho người phụ nữ mòn mỏi, hao gầy.
“Hồn sĩ tử gió hù hù thổi
Mặt chinh phụ trăng dõi dõi theo”
Dõi tầm mắt ra chiến trường xa xôi ấy, nàng cảm nhận được cái lạnh của gió, cái
lạnh do chất sắt thép của vũ khí, của tiếng ngựa hí, tiếng quân reo và của cả những xác
chết...Người chinh phụ dường như linh cảm được việc chẳng lành.
“Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt, nào ai gọi hồn?”
Quả thật đúng vậy chiến tranh khi ra chiến trận mấy kẻ trở về, chiến tranh phong
kiến chỉ đem con người đến chỗ chết. Tác giả nói đến chiến tranh nhưng không phải dưới
cái nhìn của người đi chinh chiến cũng không phải cái nhìn chủ quan của tác giả mà bằng
con mắt đẫm lệ của người hậu phương. Nỗi sầu và sự bất lực bủa vây người chinh phụ,
Nàng nhớ chồng tha thiết và chỉ còn cách tìm đến giấc mộng, mượn mộng mơ làm cầu
nối để gặp chàng.
19



“Duy còn hồn mộng được gần
Đêm đêm thường đến Giang Tân tìm người
Tìm chàng thủa Dương đài lối cũ
Gặp chàng nơi Tương phố bến xưa”
Nàng phủ nhận lý tưởng công danh và cảm thấy hối hận khi xui chàng ra quân.
Nàng hiểu rằng hạnh phúc, sinh mệnh của con người có ý nghĩa hơn chiếc ấn phong hầu.
Chiếc ấn ấy chỉ là trò lừa bịp của bọn phong kiến để bảo vệ cho ngai vàng của chúng.
Nhà thơ khắc hoạ lên một người phụ nữ giàu đức hi sinh, yêu chồng bằng tình yêu vị tha.
Nàng đau khổ, giằn vặt luôn muốn bù đắp nỗi khổ sở của chồng nơi chiến trường.
So với giai đoạn văn học trước, văn học giai đoạn thế kỷ XVIII-XIX đã tạo ra sự
đột phá trong việc miêu tả ngoại hình người phụ nữ. Các tác giả giai đoạn này phác họa
nhân vật của mình với hình thể tràn đầy sức sống. Tác giả mạnh dạn ca ngợi vẻ đẹp của
người phụ nữ.
“Bút vương không dạm nên đồ
Đài hương hoa ánh đáy hồ nguyệt in
Dày dày da ngọc tuyết ken
Mày nga khói đượm tóc tiên mây lồng”
“Sóng ngời mắt phượng tình bông má đào
Rõ ràng ánh nguyệt chói sao
Mỉa đường tần nữ, kém nào hạ cơ”
(Song tinh bất dạ)
Nàng Ngụy Châu hiện lên với làn da mịn màng, thân hình đầy đặn, cân đối. Mày
thanh như sợi khói vương, tóc búi cánh tiên như mây, mắt phượng như song lóng lánh,
má đào lộ vẻ tình tứ…
Ngay cả Nguyễn Du khi tả về nhan sắc của kiều cũng đâu chịu dừng lại ở vẻ
đẹp”nghiêng nước nghiêng thành” hay “làn thu thủy nét xuân sơn” mà ông còn trực tiếp
miêu tả cơ thể tràn trề sức sống của một cô gái đang phơi phới tuổi xuân. Bức tranh khỏa
thân được vẽ từ một bậc thầy của ngôn ngữ thì quả thiệt là một kiệt tác:
“Rõ ràng trong ngọc trắng ngà
Dày dày đúc sẵn một tòa thiên nhiên

20


(Truyện Kiều)
Nguyễn Du dù mang tư tưởng nho gia cũng phải cho rằng đây là một sản phẩm của
đất trời và đưa nét đẹp tự nhiên này vào làm đẹp cho tác phẩm của mình.
Văn học thời kỳ này nổi lên với tiếng nói nhân đạo chủ nghĩa, thể hiện con người
cá nhân với bao khát khao hạnh phúc đời thường. Đặc biệt là đời sống tình cảm của người
phụ nữ. Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều là một tác phẩm miêu tả một cách
thống thiết số phận của người phụ nữ tài sắc nhưng bị đấng quân vương bỏ rơi và cũng
không chịu giải thoát họ khỏi cung cấm . Người cung nữ này chỉ được coi là một công cụ
tình dục để thỏa mãn cho bạc đế vương. Sau khi đã chán chường ong bướm rồi thì lại rũ
bỏ không chút thương tiếc.
“Bóng gương lấp ló dưới mành
Cỏ cây cũng muốn nổi tình mây mưa”
(Cung oán ngâm khúc)
Đề cập đến vấn đề quan hệ giới tính nhưng cái tài của Nguyễn Gia Thiều là ông
biết mô tả những chuyện ái ân trần tục dưới lớp ngôn ngữ nghệ thuật bác học, thanh tao:
“Cái đêm hôm ấy đêm gì
Bóng dương lồng bóng trà mi trập trùng”
Đặng Trần Côn thì miêu tả một dêm trăng nguyệt, hoa nguyệt như có tình, quấn
quýt giao hòa … Còn con người thì đơn chiếc:
“Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa hoa thắm từng bông
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trên hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau”
(Chinh phụ ngâm)
Nhìn hoa nguyệt có đôi có cặp người chinh phụ không khỏi chạnh lòng, cái chạnh
lòng sâu sắc của người đàn bà lẻ bóng đã từng yêu thương và được yêu thương.
Văn học giai đoạn này khám phá con người và khẳng định những giá trị chân

chính của con người. Vực dậy những giá trị vốn có của con người bị xã hội phong kiến
khinh rẻ, chà đạp, thủ tiêu. Con người cá nhân với số phận riêng, với những nhu cầu, đòi
hỏi chính đáng cả về vật chất và tinh thần. Hình ảnh của người phụ nữ với khát vọng về
21


tình yêu, hạnh phúc, tràn đầy sự sống, mang hơi thở của cuộc đời nhưng cũng tràn đầy
tính nhân văn.
Văn học trong thời kì này thể hiện rất phong phú những biến cố của xã hội, hiện
thực xã hội đen tối, những cảnh đời bất hạnh…Dặc biệt, hình ảnh người phụ nữ được các
giới nghệ sĩ quan tâm. Họ trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm văn học. Xuân
Hương cũng vậy, bà đã trở thành nhà thơ của phụ nữ, người biện hộ và là người gửi gắm
nỗi niền của chị em phụ nữ. Có thể nói rằng, văn học Việt Nam trước và cả sau này chưa
và sẽ không bao giờ lại viết nhiều, viết hay và sâu sắc về người phụ nữ bằng giai đoạn
này.

22


Chương 2: SUY NGHĨ VỀ THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG THƠ
HỒ XUÂN HƯƠNG.
2.1. Nỗi đau của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương.
2.1.1. Nỗi đau của khát vọng tình duyên không trọn vẹn.
Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ bằng cả kinh nghiệm của bản
thân và cả nỗi buồn của những người phụ nữ đương thời. Luật lệ hà khắc của xã hội
phong kiến đã ấn định cho họ tất cả, kể cả tình yêu điều thiêng liêng nhất của con người.
Đó là nhu cầu tất yếu của cuộc sống và không có gì là to tát, quá đáng nhưng trong xã hội
phong kiến thì nó trở nên mong manh và xa vời quá đỗi. Tình duyên với người phụ nữ
luôn long đong, trắc trở và họ cứ mãi buồn tủi cho số phận. Có thể nói đây là nỗi đau xót
xa nhất của người phụ nữ.

Đọc bài thơ “mời trầu” ta thấy đâu đây phản phất hương vị của truyền thống dân
tộc. Người Việt Nam ta từ ngàn xưa đã có tục lệ tiếp khác bằng quả cau, miếng trầu
“miếng trầu là đầu câu chuyện” và cách cắt cau, têm trầu như thế nào lại thể hiện sự khéo
léo của người phụ nữ. Từ cổ xưa dân tộc ta đã có truyện dân gian “Trầu cau” vừa giải
thích tục ăn trầu, vùa ngợi ca tình nghĩa keo sơn gắn bó giữa anh em, vợ chồng. Không
chỉ thế trầu cau còn là biểu tượng cho tình duyên, là cầu nối cho sự gắn bó lâu dài của lứa
đôi. Trong ca dao, miếng trầu quả cau nói về tình yêu trai gái:
“Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng thơm môi đỏ dạ sầu đăm chiêu”
(Ca dao)
Về những éo le trong tình duyên:
“Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không”
(Ca dao)

Hay như:
“Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng người thô tham dày”
(Ca dao)
23


Xuân Hương đã sử dụng nét truyền thống đó để bộc bạch khát khao hạnh phúc đơn
sơ của riêng mình cũng như của chị em phụ nữ:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
(Mời trầu)

“Quả cau nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, ý nhị của người phụ nữ trong ca dao mà
Xuân Hương đã tiếp thu rất khéo léo đã thế lại là “trầu hôi” chứ đau phải trầu cánh kiến,
cánh phượng. Miếng trầu mà Xuân Hương nói đến là miếng trầu nhỏ bé và bình dị , nếu
không muốn nói là tầm thường. Đọc câu thơ ta còn liên tưởng đến thân phận hẩm hiu, tội
nghiệp của người mời trầu. Vì vậy mà câu thơ khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi,
chua xót.
Hình ảnh miếng trầu, quả cau, ngôn ngữ tự xưng hô “Xuân Hương” mà không phải
xưng là “em” hay “thiếp” cũng như cách dùng khẩu ngữ “này” cho ta thấy rằng đây là
một người con gái rât có bản lĩnh nhưng đồng thời cũng rất đằm thắm, chân thành. Lời
mời trầu vừa tự nhiên vừa khiêm tốn nhưng vẫn thể hiện được sự chủ động , sự tự ý thức
bản thân của người mời. Người được mời chắn chắn sẽ rất ấn tượng với cách mời và sự tự
tin đó. Khi dâng miếng trầu mời người đối diện, người con gái ấy đã bộc lộ khát vọng về
tình yêu đôi lứa. Hai câu thơ như lời kêu gọi về tình yêu chân thành, sâu lắng. Hơn thế
nữa đó chính là khát vọng cháy bỏng ,mãnh liệt về hạnh phúc lứa đôi của tác giả.
Nếu hai câu đầu là khát vọng, hi vọng thì hai câu thơ sau tác giả lại sợ hãi thốt lên:

24


“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
(Mời trầu)
Nói như thế là vì Xuân Hương ý thức được rằng hiện thực rất đắng cay đối với
người phụ nữ trong đường tình duyên. Xuân Hương như thấy trước một con đường tình
duyên bấp bênh, không bền vững. Miếng trầu trong thơ Xuân Hương còn là sự dự cảm về
tương lai, về sự tách rời của cau trầu và cũng là của tình cảm lứa đôi. Bởi vì trong xã hội
cũ người phụ nữ khó có được tình yêu chân thành tha thiết mà chỉ có thể có trong tưởng
tượng, trong cõi mơ..Màu sắc bức tranh tâm trạng trong thơ Xuân Hương cũng chuyển
hoá với nhiều cung bậc “thắm – xanh - bạc”. Lấy cái xanh của lá để nói đến cái dửng
dưng, lạnh nhạt của tình người, lấy màu bạc của vôi để tượng trưng cho sự bạc bẽo. Màu

bạc là màu mà mỗi người phụ nữ phong kiến khi sinh ra đã phải mang lấy bởi thói đời
vốn dĩ bạc bẽo với người phụ nữ. Sau lời mời trầu là lời nhắn nhủ “xanh như lá” “bạc như
vôi” hai câu thơ biểu đạt hai tầng nghĩa. Tầng nghĩa thứ nhất nói về việc ăn trầu. tầng
nghĩa thứ hai nói về duyên đôi lứa: Nếu phải duyên thì hãy mở lòng ra để đến với nhau
chứ đừng có bội bạc, cạn tình. Nỗi buồn của nhân vật trữ tình trở nên sống động, đau sót,
tê tái hơn bao giờ hết từ việc rầu rĩ đến chỗ hờn giận cho duyên kiếp mình.
Bài thơ nói về trầu cau, biểu trưng cho sự nên duyên của vợ chồng, của hạnh phúc
lứa đôi nhưng miếng trầu trong thơ Xuân Hương nói lên một tấm lòng, một ước ao, lời
nhắn nhủ mời trầu cho ta thấy niền khát khao của nữ thi sĩ hướng tới chân trời hạnh phúc,
đồng thời là dự cảm về số phận của người phụ nữ. Trước cuộc đời bạc bẽo tàn nhẫn, nỗi
đắng cay trong tình duyên là lời nhắn nhủ cũng cho thấy cá tính mạnh mẽ của Xuân
Hương đòi hỏi trong tình yêu phải thủy chung, phải lên án thói bạc tình. Bà xoáy sâu vào
cuộc đời nêu lên những bi kịch: cuộc đời cũ ai cũng khổ nhưng khổ nhất là người phụ nữ.
2.1.2.Nỗi đau về thân phận làm lẽ
Xuân Hương đưa cuộc đời riêng của mình vào thơ. Lấy chồng hai lần đều làm lẽ
và cũng thật ngắn ngủi nên bà rất hiểu và thông cảm cho những người phụ nữ không gặp
may mắn trong đường tình duyên: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung/ Kẻ đắp chăn
bông kẻ lạnh lùng” (Lấy chồng chung)

25


×