Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.3 KB, 2 trang )
Ít ai hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên
kim\" một cách sâu xa như Nguyên, bạn học cùng lớp với em.
Dàn bài
I. MỞ BÀI
+ Giới thiệu hoàn cảnh và nhân vật.
+ Nguyên học toán kém nhưng muốn giỏi toán.
II. THÂN BÀI
+ Quá trình phấn đấu
Lớp bốn: mua sách, làm theo sách.
Lớp năm: chăm chứ nghe thầy giảng giải trên lớp về nhà chuyên tâm giải toán khó.
+ Bạn giúp đỡ, thầy sửa giúp.
+ Kết quả tốt, thầy khen trước lớp.
III. KẾT BÀI
Cảm nghĩ về việc phấn đâu.
Bài làm tham khảo
Ít ai hiểu được ý nghĩa câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim" một cách sâu xa như Nguyên,
bạn học cùng lớp với em.
Thật vậy. Em còn nhớ như in là trong năm học trước, năm lớp bốn, lần nào trả bài kiểm tra môn toán
thầy cũng, nhắc nhở bạn ấy bằng lời phê trên bài làm: “Toán còn yếu phải cố gắng nhiều” chưa lần nào
bài tập cùa Nguyên đạt được điểm năm.
Tuy là có thua kém với các bạn trong lớp nhưng Nguyên vẫn không nản lòng. Bạn ấy về nhà xin ba mua
đủ các sách giải toán rồi miệt mài đọc kỹ và tập giải với mong muốn mãnh liệt là mình sẽ giỏi toán.
Từ đó, nhất là từ đầu năm lớp năm, vào lớp em thấy Nguyên luôn để tâm nghe thầy giảng giải các bài
toán, về nhà, hôm nào cũng vậy, dùng bữa xong là bạn bắt tay ngay vào việc giải toán. Nguyên đã tìm hỏi
các bạn trong lớp trong đó có em, cách giải các bài toán mà bạn ấy bị điểm thấp. Em và các bạn đều vui
vẻ chi dẫn rành rọt cho bạn mình.
Có lần Nguyên đã khẩn khoản hỏi Nga, cô bạn học giỏi toán nhất lớp:
- Nga ơi! Bạn có cách nào mà học giỏi toán như vậy. Bạn chỉ cho mình đi.
Nga tươi cười cời mở:
- Chẳng có gì khó hết bạn ơi! Bạn chỉ cần tbuộc và hiểu kỹ bài học và làm cho thật nhiều bài tập là
được. Bạn cứ làm đi. Chỗ nào không làm được, nếu mình biết mình sẽ giúp. Ta sẽ cùng giải..