Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.46 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
Chương 1..............................................................................................................................5
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................5
1.1.Thông tin chung.........................................................................................................5
1.2. Giới thiệu tổng quan về kế hoạch.............................................................................7
1.2.1 Giới thiệu chung về khu mỏ của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn
......................................................................................................................................7
Hình ảnh 1.2. Tổng mặt bằng Công ty.................................................................................9
Hình : Sơ đồ dây chuyền sản xuất, kèm theo nguồn thải...................................................12
1.2.2.Tổng quan về kế hoạch.....................................................................................12
1.3.Định nghĩa và các chữ viết tắt..................................................................................13
1.3.1.Định nghĩa.........................................................................................................13
1.3.2.Viết tắt...............................................................................................................14
Chương II...........................................................................................................................15
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ.............................................15
2.1. Mục đích, đối tượng, kế hoạch...............................................................................15
2.1.1. Mục đích..........................................................................................................15
2.1.2. Đối tượng.........................................................................................................15
2.2. Phạm vi kế hoạch....................................................................................................16
2.3. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................16
Chương III..........................................................................................................................18
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI, ............................................18
3.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên....................................................................................18
3.1.1.Vị trí địa lý của Công ty CPĐTPT Ngân Sơn...................................................18
3.1.2.Đặc điểm khí hậu..............................................................................................20
3.1.3. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý.................................21
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội..........................................................................................22
3.2.1. Kinh tế và đời sống dân cư..............................................................................22
3.2.2. Công trình văn hóa, khu công nghiệp lân cận..................................................22
3.2.3. Công tác vệ sinh môi trường............................................................................23
3.3. Đặc điểm môi trường hệ sinh thái...........................................................................23


Chương 4............................................................................................................................24
ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU..............................................24
4.1. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra....................................................................24
4.2. Nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu.............................................................................24
4.2.1. Nguyên nhân thứ 1:..........................................................................................24
4.2.3. Nguyên nhân thứ 2...........................................................................................25
4.3. Đặc điểm và tính chất hóa lý của dầu DO (Diezel)................................................26
Bảng 4.1: Các thông số kỹ thuật của dầu DO....................................................................27
4.4.Diễn biến của dầu tràn.............................................................................................27
Chương 5............................................................................................................................29
CÁC KHU VỰC CÓ THỂ BỊ TÁC ĐỘNG VÀ ..............................................................29
ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU..........................................................................29
5.1. Khu vực chịu tác động từ sự cố tràn dầu................................................................29
Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

1


5.2. Những ảnh hưởng bởi sự cố tràn dầu......................................................................29
5.2.1. Tác động về môi trường...................................................................................29
5.2.2. Tác động kinh tế xã hội....................................................................................30
Chương 6............................................................................................................................31
PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ, NHÂN LỰC .......................................................31
ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU VÀ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ...........................................31
6.1.Phương tiện, trang thiết bị ứng phó.........................................................................31
Bảng: Các trang thiết bị ứng phó SCTD............................................................................31
6.2.Nhân lực ứng phó của công ty.................................................................................32
6.3.Nguồn nhân lực bên ngoài.......................................................................................33
6.4.Kế hoạch đầu tư, mua sắm phương tiện trang thiết bị ứng phó...............................34
Chương 7............................................................................................................................35

PHÂN CẤP QUY MÔ.......................................................................................................35
Chương 8............................................................................................................................36
QUY TRÌNH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU................................................................36
8.1.Quy trình thông báo.................................................................................................36
8.1.1.Quy trình...........................................................................................................36
Hình 8.1. Sơ đồ thông báo.................................................................................................37
8.1.3.Thông báo đến các khu vực lân cận..................................................................37
8.1.4.Các đơn vị, cơ quan, lực lượng có thể hỗ trợ ứng phó bên ngoài.....................37
8.1.5.Mẫu thông báo sự cố.........................................................................................37
8.2. Quy trình báo động.................................................................................................38
8.2.1. Quy trình..........................................................................................................38
8.2.2. Sơ đồ báo động................................................................................................39
Hình 8.2.Sơ đồ báo động...................................................................................................39
8.3. Quy trình tổ chức, triển khai ứng phó.....................................................................39
8.3.1. Quy trình chung...............................................................................................39
8.3.2.Sơ đồ tổ chức, triển khai ứng phó.....................................................................42
Hình 8.3.Sơ đồ tổ chức triển khai ứng phó........................................................................42
8.4.Danh sách liên lạc....................................................................................................42
8.4.1.Danh sách liên lạc nội bộ công ty.....................................................................42
8.4.2.Danh sách liên lạc bên ngoài............................................................................43
Chương 9............................................................................................................................44
CƠ CẤU TỔ CHỨC ỨNG PHÓ.......................................................................................44
9.1.Các cơ quan, lực lượng nòng cốt triển khai ứng phó liên quan tại tỉnh...................44
9.2.Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh................................................44
Hình 9.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh...........................................44
Chương 10..........................................................................................................................45
TRÁCH NHIỆM VÀ NHIỆM VỤ KHI CÓ SỰ CỐ.........................................................45
10.1.Trách nhiệm của Công ty.......................................................................................45
10.1.2.Trách nhiệm của Công ty................................................................................45
10.2.Nhiệm vụ của Ban chỉ huy ƯPSCTD và đội ƯPSCTD.....................................46

10.2.1.Nhiệm vụ của Ban chỉ huy ƯPSCTD.............................................................46
10.2.2.Nhiệm vụ của Đội ứng phó SCTD..................................................................48
Chương 11..........................................................................................................................49
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ KHI SỰ CỐ XẢY RA...........................49

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

2


11.1.Kế hoạch chiến lược..............................................................................................49
11.2.Hoạt động và ứng phó hiện trường........................................................................49
11.2.1.Các hoạt động ứng phó...................................................................................49
11.2.2.Các hoạt động quản lý và xử lý dầu thải, rác thải nhiễm dầu thu hồi.............51
11.2.3.Các hoạt động đánh giá môi trường................................................................52
11.2.4.Các hoạt động phương tiện truyền thông đại chúng.......................................52
11.3.Các thủ tục tài chính và hành chính.......................................................................52
11.4.Công tác hậu cần....................................................................................................53
11.4.1.Công tác đảm bảo thông tin liên lạc................................................................53
11.4.2.Công tác bảo đảm phương tiện, trang thiết bị, nhân lực và các thiết bị vật tư
khác............................................................................................................................54
11.4.4.Công tác đảm bảo sức khỏe và an toàn tại hiện trường..................................54
11.4.5.Công tác đảm bảo an ninh trật tự....................................................................54
Chương 12..........................................................................................................................56
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT SỰ CỐ VÀ KẾT THÚC ......................................................56
CÁC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ........................................................................................56
12.1.Kiểm soát sự cố và kết thúc các hoạt động ứng phó..............................................56
12.2.Quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc các hoạt động ứng phó..............................56
Hình 12.1.Quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc các hoạt động ứng phó.........................57
Chương13...........................................................................................................................58

CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TỪ SỰ CỐ TRÀN DẦU................................58
13.1.Cơ sở pháp lý.........................................................................................................58
13.2.Nguyên tắc, thủ tục và hồ sơ pháp lý bồi thường..................................................58
13.2.1.Nguyên tắc......................................................................................................58
13.2.2.Thủ tục và hồ sơ pháp lý đòi bồi thường........................................................59
13.3.Cơ quan, đơn vị thống kê thiệt hại từ sự cố của công ty........................................60
Chương 14..........................................................................................................................61
ĐÀO TẠO, DIỄN TẬP, CẬP NHẬT VÀ PHÁT TRIỂN KẾ HOẠCH...........................61
14.1. Đào tạo, tập huấn..................................................................................................61
14.1.1. Kế hoạch tập huấn..........................................................................................61
14.2.Diễn tập..............................................................................................................62
14.2.1.Giả định tình huống 1.....................................................................................62
14.2.2.Giả định tình huống 2.....................................................................................65
14.3. Cập nhật và phát triển kế hoạch............................................................................67
Chương 15..........................................................................................................................69
QUẢN LÝ, TRIỂN KHAI VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH..............................................69
15.1.Quản lý kế hoạch...................................................................................................69
15.2.Triển khai và thực hiện kế hoạch...........................................................................69
PHỤ LỤC...........................................................................................................................70

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

3


Danh mục hình và bảng
Hình1.1.Sơ đồ dây truyền cấp phát xăng, dầu.........................................10
Bảng 4.1.Các thông số kỹ thuật của dầu DO............................................21
Hình 8.1. Sơ đồ thông báo..........................................................................33
Hình 8.2.Sơ đồ báo động.............................................................................35

Hình 8.3.Sơ đồ tổ chức triển khai ứng phó...............................................37
Hình 9.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức và phối hợp ứng phó của tỉnh.................39
Hình 12.1.Quy trình kiểm soát sự cố và kết thúc các hoạt động ứng phó
.......................................................................................................................50

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

4


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Thông tin chung
Chủ dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn.
Địa chỉ: Phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Giấy chứng nhận kinh doanh số 5700495050 do Sở Kế Hoạch và Đầu
Tư tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 12 tháng 11 năm 2003, đăng ký thay
đổi lần thứ 12 ngày 24 tháng 03 năm 2013.
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn nằm tại phường Quang
Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh là một doanh nghiệp chuyên
khai thác và chế biến tiêu thụ đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại
mỏ đá vôi Km15.
Công ty quản lý và khai thác có hiệu quả các trang thiết bị, kỹ thuật,
tiền vốn, lao động…vào quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo an
toàn lao động, an toàn PCCC, vệ sinh môi trường và kinh doanh có hiệu quả.
Thực hiện nghiêm chỉnh chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy
định của ngành và Công ty. Chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức
năng Nhà nước và địa phương sở tại.
Địa chỉ liên hệ:
- Địa chỉ: Tổ 5, khu 10B, Phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả,

tỉnh Quảng Ninh..
- Điện thoại: 0333.3969.366

Fax: 0333.969.566

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn có giấy phép khai thác
khoáng sản số 2678/GP-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp
ngày 21 tháng 08 năm 2008.
- Hiện trạng công trình:

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

5


Tổng diện tích khu đất là 97.087,6m2.
- Giao thông:
Mỏ đá vôi tại Km15 cách trung tâm thành phố Cẩm Phả 7km về phía
Tây. Cách thành phố Hạ Long 8km về phía Đông, cách Quốc lộ 18A và khu
vực dân cư 400m về phía Bắc mỏ, phía Nam là quần thể các dãy núi có độ
cao trung bình từ 150 – 300m. Phía Bắc mỏ gần với tuyến đường quốc lộ 18
A là tuyến đường chính của thành phố nên rất thuận lợi cho hoạt động vận
chuyển, buôn bán đá vôi.
- Hiện trạng cấp nước:
Sử dụng nước của Xí nghiệp nước Cẩm Phả cấp.
Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt chủ yếu phục vụ cho việc sinh hoạt
khối văn phòng gồm khoảng 80 người.
Nhu cầu cấp nước được tính toán theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ
xây dựng (TCXDVN 33 - 2006) thì lượng nước cần cho 1 người là: 200 ÷
270 l/người, ta lấy giá trị để tính toán là 200 l/người, tương ứng 0,20

m3/người;
Khối lượng nước cần cho sinh hoạt: Qsh = 80 x 0,20 = 16m3/ng.đêm.
Nước phục vụ cho sản xuất được chở về khai trường bằng xe téc
chuyên dùng. Lượng nước phục vụ cho công tác cứu hoả, tưới đường tạm
tính bằng 5m3/ng.đêm. Tổng lượng nước cho toàn mỏ là Q = 21 m3/ng.đêm.
- Hiện trạng thoát nước:
Nước thải sinh hoạt của khu văn phòng và nước thải từ các khu tập kết
nguyên vật liệu được thu gom bằng hệ thống cống rãnh tự nhiên chảy qua bể
lắng và bể tự hoại 3 ngăn sau đó đổ ra các tuyến rãnh thoát.
Nước mặt chảy tràn được thoát theo các mương dọc đường và khu
vực khai thác, nghiền sàng về các hố thu nước trong khu vực để tự tiêu
- Cấp điện:

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

6


Khu mỏ khai thác đá Km15 lấy điện từ mạng 35 KV hiện có. Toàn bộ
mạng điện cấp cho khu mỏ sử dụng hệ thống cột điện bê tông li tâm, sử dụng
cần đèn cao áp gắn trên các đầu cột để chiếu sáng giao thông. Cột điện trồng
cách mép vỉa đường 0,8m, dây điện dùng cáp nhôm văn xoắn LV-ABC các
cỡ. Đèn đường được bố trí thành một nhóm, sử dụng một tủ điều khiển chiếu
sáng đóng cắt bằng tay để điều khiển chiếu sáng đèn đường, dây điện dùng
cho chiếu sáng đèn đường là dây nhôm vặn xoắn lv-abc (4x16). Để tiếp đất
cho các thiết bị sử dụng cọc hoặc trụ tiếp đất để tạo các hố tiếp đất cần thiết
với điện trở Rtđ < 10 Ω.
1.2. Giới thiệu tổng quan về kế hoạch
1.2.1 Giới thiệu chung về khu mỏ của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát
triển Ngân Sơn

Công ty đặt tại Tổ 5 khu 10B, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm
Phả,tỉnh Qảng Ninh. Có giấy phép khai thác khoáng sản số 2678/GP-UBND
do Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 21 tháng 8 năm 2008, và
được phê duyệt nâng công suất, thăm dò bổ sung mở rộng ranh giới khai
thác đá từ dưới 100.000m3/năm lên 300.000m3/năm do Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh phê duyệt theo quyết định số 736/UBND-CN ngày 06 tháng 02
năm 2015.
Mỏ đá vôi Km15 Quang Hanh thuộc tuổi CacbonPecmi đá hạt mịn,
xám, có lẫn xitic, vỡ sắc cạnh, rắn chắc có cấu tạo khối, độ cứng 8-10, phân
lớp dầy nghiêng 70-750, có đường phương chạy theo hướng Tây Tây Bắc,
Đông Đông Nam.
1.2.1.1.Quy mô của khai thác Mỏ đá Km15
Mỏ đá Km15 được đưa vào khai thác từ năm 1996, hiện mỏ đang khai
thác tầng cao nhất +110, tầng thấp nhất +25.
Công suất khai thác đá vôi của Công ty hiện nay là 300.000m 3/năm
theo giấy chứng nhận phê duyệt nâng công suất, thăm dò bổ sung mở rộng
ranh giới khai thác đá từ dưới 100.000m 3/năm lên 300.000m3/năm do Ủy
Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

7


ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phê duyệt theo quyết định số 736/UBND-CN
ngày 06 tháng 02 năm 2015.
Khu mỏ do Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn quản lý và
tiến hành khai thác có diện tích khu mỏ 97.087,6 km 2, địa hình phức tạp, độ
cao các núi đá vôi thay đổi từ 120÷200m, tạo nên các tay luy dốc 50÷80o.
Căn cứ Quyết định số 2016/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2012
của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh V/v Phê duyệt trữ lượng trong Báo
cáo tổng hợp tài liệu địa chất và tính trữ lượng mỏ đá vôi làm vật liệu xây

dựng thông thường Km15, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, Quảng
Ninh của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn, trữ lượng tài nguyên
là 1.291.481m3. Trong đó:
1 Trữ lượng cấp 121: 729.401m3.
2 Trữ lượng cấp 122: 376.588 m3.
3 Trữ lượng cấp 333: 185.499 m3.
Hiện nay mỏ đang áp dụng phương pháp khai thác theo lớp xiên tầng
nhỏ. Sử dụng máy khoan đường kính 32mm, khoan theo hộ chiếu được
duyệt, nổ mìn hất đá xuống chân núi. Sử dụng lao động phổ thông để cậy
bẩy đá treo. Sử dụng máy xúc và ô tô để vận chuyển đá về nơi chế biến.
Khu mỏ được chia làm 3 khu vực: Khu khai thác, Khu chế biến, Khu
điều hành phụ trợ sản xuất.
Có hệ thống đường giao thông, kho tàng, hạ tầng kỹ thuật, nhà cửa
đảm bảo yêu cầu trong khai chế biến đá vôi và phòng chống cháy nổ.
Danh các công trình mục bao gồm:
+ Khu vực khai thác với diện tích: 7,2ha
+ Khu chế biến và văn phòng với diện tích: 2,5ha

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

8


Hình ảnh 1.2. Tổng mặt bằng Công ty
1.2.1.2.Các giấy tờ pháp lý của Công ty
1 Giấy phép kinh doanh thay đổi lần thứ 12 ngày 24 tháng 03 năm 2013
do Phòng đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp
ngày 24 tháng 03 năm 2013.
2 Giấy phép khái thác khoáng sản số 2678/GP-UBND do Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 21 tháng 8 năm 2008.

3 Giấy chứng nhận số 736/UBND-CN V/v nâng công suất, thăm dò bổ
sung mở rộng ranh giới khai thác đá làm vật liệu xây dựng tại mỏ đá Đèo
Bụt, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả do Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh chứng nhận ngày 06 tháng 02 năm 2013.
4 Quyết định số 2437/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt ngày 29 tháng 7 năm 2011 về việc phê duyệt Dự án cải tạo, phục
hồi môi trường mỏ đá vôi Km15, phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh.
5 Quyết định số 598/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt ngày 06 tháng 03 năm 2009 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

9


tác động môi trường (ĐTM) của Dự án mở rộng, nâng công suất mỏ đá vôi
Km15, phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
6 Quyết định số 3468/QĐ-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
phê duyệt ngày 29 tháng 10 năm 2008 về việc cho Công ty cổ phần Ngân
Sơn INDEVCO thuê đất để khai thác đá tại khu 10, phường Quang Hanh, thị
xã Cẩm Phả. (Hết hạn ngày 09/10/2008).
1.2.1.3.Trình tự và hệ thống khai thác
- Mở vỉa: Làm đường vận chuyển thiết bị lên núi: tuyến đường lên núi
tuyến I-III từ mức +40 lên mức +80, chiều dài tuyến 244,3m. Tuyến IV-VI
đường lên núi từ mức +8 đến mức +110, chiều dài tuyến 122,71m. Nổ mìn
khoan nhỏ lọai có đường kính d = 42 mm, dùng máy xúc E = 1,5m 3 thi công
tạo tuyến đường dẫn đảm bảo độ dốc 12% cho các thiết bị đi lại thuận tiện.
Sử dụng búa khoan khí nén có đường kính d = 42mm, năng suất khoan
3m/h, năng suất phá đá 1,66m3/m sâu. Sử dụng máy xúc E = 1,5 m 3 kết hợp

ô tô máy gạt thi công tạo tầng công tác với các thông số: Chiều rộng tối
thiểu: 10m, chiều dài: 70m, độ dốc sườn tầng 80 0, khối lượng thi công:
760m3.
- Trình tự khai thác: Khai thác từ trên xuống dưới và hướng mỏ phát
triển tập trung theo hướng Đông Bắc sang Tây Nam. Đá đã nổ mìn dùng
máy gạt trên các tầng xuống các máng. Dưới chân máng +50 dùng máy xúc
đá lên xe công nông hoặc xe ô tô đến máng trượt thứ 2 từ +50 xuống mặt
bằng +27. Dưới mặt bằng +27 dùng máy xúc lên ô tô vận chuyển về máy
nghiền sàng.
- Công tác khoan: Làm tơi sơ bộ bằng khoan nổ mìn trước khi xúc
bốc. Lựac chọn bứa khoan d = 42mm đi với máy ép khí Qrung Quốc để
khoan nổ mìn.
- Công tác nổ mìn: Dùng phương pháp nổ mìn tức thời một hàng lỗ
khoan, dùng búa d = 42mm khoan nổ mìn cắt tầng B =3,1m, 80% đá rơi
xuống nhờ năng lượng thuốc nổ, phần còn lại dùng lao động thủ công. Mỗi
Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

10


làn khoan nổ mỏ phải lập hộ chiếu mẫu, khi Phó Giám đốc kỹ thuật duyệt
chính thức mới được tổ chức thi công.
Đường cản chân tầng: 1,5m
Chiều sâu lỗ khoan: 3,8m
Khoảng cách giữa các lỗ khoan: 1,2m
Lượng thuốc nổ cho 1 lỗ khoan: 1,58 kg/lỗ
Chiều dài nạp thuốc: 1,24m
Chiều dài bua: 2,56m
Ống dẫn khí nén: 300m
Máy nổ mìn: KB -1/100M: 4 chiếc

Máy đo điện trở: 4 chiếc
- Công nghệ nổ mìn: Áp dụng công nghệ nổ mìn vi sai qua lỗ qua
hàng, thuốc nổ và phương tiện nổ chủ yếu là của Công ty hóa chất Mỏ thuộc
Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam hoặc của Công ty GAET thuộc
Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng cung cấp. Vi sai bằng kíp điện vi sai hay
bằng dây nổ vi sai EXEM(MSC). Khởi nổ bằng máy nổ mìn chuyên dụng
hoặc dây cháy chậm và kíp số 8. Sử dụng mồi nổ TMN-15H hoặc Amazon
Power Pluc có tỷ trọng cao và vận tốc truyền nổ cao (500m/s). Mỗi lần
khoan nổ, mỏ phải lập hộ chiếu chi tiết cho từng đợt nổ theo đúng hướng
dẫn hộ chiếu khoan nổ mẫu cho lỗ khoan lớn – khi Phó Giám đốc kỹ thuật
duyệt chính thức mới được tổ chức thi công.

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

11


Mỏ đá

Khoan

Nạp mìn

Vỏ bao đựng thuốc

Nổ mìn

Bụi, tiếng ồn, độ rung,
khói thuốc nổ


Xúc bốc, gạt chuyển

Bụi, tiếng ồn, chất thải
rắn, khí thải máy xúc.

Vận chuyển về trạm
nghiền

Bụi, tiếng ồn, khí thải ô


Hình : Sơ đồ dây chuyền sản xuất, kèm theo nguồn thải
1.2.2.Tổng quan về kế hoạch
Căn cứ quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ
tướng Chính phủ “Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu”;
Thực hiện văn bản số 69/CV-UB ngày 5/3/2009 của Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm Cứu nạn “về việc hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhậy cảm, thành phố ven biển”. Với
tinh thần luôn sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả khi xẩy ra sự cố tràn dầu
trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm giảm đến mức thấp
nhất thiệt hại đến môi trường đất, nước, môi trường sống thủy sinh, kinh tế
xã hội và đời sống của người dân xung quanh….Công ty Cổ phần Đầu tư
Phát triển Ngân Sơn lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu khu vực Khai thác
mỏ thuộc phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả.
Nội dung của kế hoạch ƯPSCTD được xây dựng nhằm mục đích chủ
động và sẵn sàng ứng phó, xử lý sự cố tràn dầu phù hợp với từng tình huống

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

12



thực tế và khả năng tràn dầu. Xây dựng mạng lưới thông tin chặt chẽ giữa
Ban chỉ huy và lực lượng ứng cứu sự cố tràn dầu và các ban, ngành địa
phương, đơn vị liên quan để có những phương án ngăn chặn, xử lý kịp thời
sự cố cho khu bể chứa, nhập xăng dầu tại cửa cơ sở nhằm giảm thiểu đến
mức thấp nhất thiệt hại đối với môi trường.
Công ty có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cán bộ công
nhân viên và các phương tiện ra vào công ty có ý thức trách nhiệm phòng
ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu.
1.3.Định nghĩa và các chữ viết tắt
1.3.1.Định nghĩa
- Dầu DO: dầu Diezel.
- Sự cố tràn dầu: là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa khác nhau
thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con
người gây ra không kiểm soát được.
- Ứng phó sự cố tràn dầu: là các hoạt động sử dụng lực lượng, phương
tiện, thiết bị nhằm xử lý kịp thời, loại trừ hoặc hạn chế tối đa nguồn dầu tràn
ra môi trường.
- Sự cố tràn dầu đặc biệt nghiêm trọng: là sự cố tràn dầu xẩy ra với
khối lượng lớn, dầu tràn ra trên diện tích rộng, liên quan đến nhiều tỉnh,
thành phố hoặc địa bàn nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài
sản, môi trường và đời sống của nhân dân.
- Khu vực ưu tiên bảo vệ: là khu vực tập trung dân cư, điểm nguồn
nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, điểm di tích lịch sử được xếp hạng, khu
du lịch sinh thái, khu dự trữ sinh quyển, khu nuôi trồng thủy sản tập trung.
- Khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu: là các hoạt động làm sạch môi
trường đất, nước, hệ sinh thái khu vực bị nhiễm dầu và các biện pháp hạn
chế thiệt hại, phục hồi môi sinh, môi trường sau sự cố tràn dầu.


Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

13


- Cơ sở: là các cơ quan, đơn vị, cá nhân có phương tiện, thiết bị gây ra
hoặc có nguy cơ gây ra sự cố tràn dầu.
- Chủ cơ sở: là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, chịu trách nhiệm toàn
diện về pháp lý đối với hoạt động của cơ sở.
- Chỉ huy hiện trường: là người được phân công hoặc được chỉ định
trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động ứng phó tại nơi xẩy ra sự cố tràn dầu.
1.3.2.Viết tắt
- ƯPSC: Ứng phó sự cố
- ƯCSCTD: Ứng cứu sự cố tràn dầu.
- SCTD: Sự cố tràn dầu.
- SCMT: Sự cố môi trường.
- UBND: Ủy ban nhân dân.
- PCCC: Phòng cháy chữa cháy.
- CPĐTPT: Cổ phần Đầu tư Phát triển.

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

14


Chương II
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, CƠ SỞ PHÁP LÝ

2.1. Mục đích, đối tượng, kế hoạch
2.1.1. Mục đích

Mục đích của kế hoạch làm cơ sở để cán bộ công nhân viên trong
Công ty chủ động hơn trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và
ứng phó sự cố tràn dầu khi xẩy ra, cụ thể:
- Sẵn sàng và kịp thời ứng phó hiệu quả mọi trường hợp xẩy ra sự cố
tràn dầu để giảm tới mức thấp nhất thiệt hại đối với môi trường, ảnh hưởng
đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân xung quanh.
- Hàng năm tổ chức chỉ đạo diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu, đào tạo,
huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho các lực lượng ứng phó sự cố tràn dầu.
- Bố trí nhân lực, phương tiện, thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, xây
dựng nội quy, quy trình phù hợp để phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó, khắc
phục sự cố tràn dầu.
- Tuyên truyền, phổ biến đến các cá nhân, chủ phương tiện đường bộ
hoạt động ra vào khu xuất nhập xăng dầu và khu bể chứa xăng dầu có ý thức
phòng ngừa các ứng phó sự cố tràn dầu trong quá trình sản xuất,chế biến vận
tải tại Công ty CPĐTPT Ngân Sơn tại tổ 5 khu 10B phường Quang Hanh,
thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Mặt khác cũng là điều kiện, cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước thực
hiện chức năng giám sát trong quá trình thực hiện ứng phó sự cố tràn dầu
của Công ty.
2.1.2. Đối tượng

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

15


Sự cố tràn dầu xẩy ra trong quá trình sản xuất,chế biến, vận tải tại
Công ty CPĐTPT Ngân Sơn dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ
quan gây ra.
2.2. Phạm vi kế hoạch

Kế hoạch này quy định trách nhiệm của Công ty CPĐTPT Ngân Sơn
tại thành phố Cẩm Phả trong việc triển khai ứng phó, xử lý, khắc phục sự cố
tràn dầu xẩy ra trong quá trình sản xuất,chế biến, vận tải và quá trình kinh
doanh của cơ sở gây ra.
2.3. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ vào Quyết định số 129/2001/QĐ-TTg ngày 29/8/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia ứng phó sự cố
tràn dầu;
- Căn cứ Luật phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc
hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2011
và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội
Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và
các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Căn cứ Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND
tỉnh Quảng Ninh phê duyệt phương án phòng chống, khắc phục và xử lý ô
nhiễm môi trường.
- Căn cứ Chỉ thị số 08/2008/CT-TTg ngày 26/2/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn
năm 2008.
- Căn cứ văn bản số 69/CV-UB ngày 5/3/2009 của Ủy ban Quốc gia
Tìm kiếm Cứu nạn “về việc hướng dẫn triển khai xây dựng và cập nhật kế
hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, bản đồ nhậy cảm, thành phố ven biển”.

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

16


- Căn cứ Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
- Căn cứ Quyết định số 3805/2011/QĐ-UBND ngày 02/12/2011 của
UBND tỉnh Quảng Ninh về ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại trên
địa bàn tỉnh.
- Căn cứ Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ
tướng Chính phủ về việc “Ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn
dầu”.

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

17


Chương III
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI,
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
3.1.Đặc điểm điều kiện tự nhiên
3.1.1.Vị trí địa lý của Công ty CPĐTPT Ngân Sơn
Công ty CPĐTPT Ngân Sơn nằm tại tổ 5, khu 10B phường Quang
Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long 15km
về phía Đông. Công ty có vị trí tiếp giáp như sau:
+ Phía Bắc: giáp khu dân cư;
+ Phía Nam giáp: dãy núi cao trung bình 150m;
+ Phía Tây giáp: nghĩa trang An Viên, núi đá có chiều cao 120m;
+ Phía Đông giáp: núi đá có chiều cao 187m.
a.Đặc điểm địa hình
Khu mỏ do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Ngân Sơn quản lý và
đang tiến hành khai thác có địa hình phức tạp, độ cao các núi đá vôi thay đổi
từ 120 - 180m, tạo nên các tay luy dốc 50 - 80o.
Thảm thực vật khu vực phân bố đá vôi rất nghèo nàn chủ yếu là cây

bụi nhỏ và dây leo.
Trong khu vực không có sông suối chảy qua, chỉ có các mương, hố
thoát nước mưa, mùa khô không có nước ,nên rất thuận lợi cho quá trình tiêu
thoát nước cho khu mỏ.
b. Đặc điểm địa chất khu mỏ
- Về cấu trúc địa chất : Núi đá vôi phường Quang Hanh không có uốn
lượn dứt gãy. Thành phần cơ bản là CaCO 3 xen kẹp những giải thấu kính
đôlômít.

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

18


- Về chất lượng : Đá vôi khu vực Km15, phường Quang Hanh có thành
phần đồng nhất và sạch, hàm lượng CaO > 50% ; MgO <1% ; các thành
phần phụ: P2O5 và SO3 không có ; hàm lượng SiO2 < 1% ; hàm lượng tạp
chất <7%.
- Đá tương đối rắn chắc. Cường độ kháng nén ở trạng thái khô : 850 –
900kg/cm3 và độ cứng theo phân cấp của prôtôđiacônốp: f = 7-9; độ rỗng
1,5% ; độ ẩm 3 %.
- Khu vực khai thác được lộ rõ và đảm bảo tính sát thực, khi tiến hành
khai thác về chất lượng đá vôi của mỏ được kiểm định và đảm bảo chất
lượng, các tiêu chuẩn làm nguyên liệu xi măng và sản xuất vật liệu xây
dựng.
c. Đặc điểm cấu tạo của đá vôi
Mỏ đá vôi Km15 Quang Hanh thuộc tuổi CacbonPecmi đá hạt mịn,
xám, có lẫn xitic, đặc xít, vỡ sắc cạnh, rắn chắc có cấu tạo khối, phân lớp
dầy nghiêng 70-750, có đường phương chạy theo hướng Tây Bắc, Đông
đông nam. Xen kẽ các lớp đá là một số lớp sét mỏng và hang hốc, các tơ nhỏ

gây khó khăn cho công tác nổ mìn. Đá vôi ở đây có mà xám đen, rắn chắc,
độ cứng từ 8-10.
Khối lượng riêng: 2,65T/m3.
Tỷ trọng: 2,7T/m3.
Độ rỗng: 1,5%.
Độ ngâm nước: 0,3%.
Hệ số biến mầu: 0,85.
Sức kháng nén khi khô: 900-1200kg/cm2.
Sức kháng nén khi khô: 680kg/cm2
Hàm lượng CaO: 50-52%.
Hàm lượng Fe2O3: 0,3%.
Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

19


d. Địa chất công trình
- Kết quả phân tích các mẫu cơ lý đá cho kết quả: Cường độ kháng
nén bão hoà từ 727 - 836G/cm 2, cường độ kháng kéo khô gió từ 76 ÷
90kG/cm2; lực dính kết từ 142 ÷ 164kg/cm2, góc ma sát trong bão hoà từ
37o27’÷38o12’.
- Kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý trên cho thấy: đá vôi có độ
cứng lớn, độ gắn kết chắc chắn, thuận lợi cho quá trình khai thác lộ thiên, ổn
định bờ moong khai thác. Tuy nhiên cần chú ý hướng cắm, góc dốc của đá
vôi, các hệ thống khe nứt kiến tạo, mặt trượt trong đá, mặt phân lớp có thể
gây trượt lở bờ moong.
3.1.2.Đặc điểm khí hậu
Công ty CPĐTPT Ngân Sơn thuộc thành phố Cẩm Phả chịu ảnh
hưởng chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.
Một năm có hai mùa rõ rệt.

Theo số liệu của Trung tâm khí tượng thủy văn Quảng Ninh, điều kiện
khí tượng khu vực Dự án như sau:
a. Điều kiện khí tượng
Khu dự án nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, trong năm khí hậu được phân thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. Lượng
mưa hàng năm thay đỏi từ 1106mm đến 2834mm, trung bình từ 2600mm.
Nhiệt độ trong mùa biến thiên từ 25oC ÷ 30oC, có ngày lên tới 36oC.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có mưa nhỏ, khí hậu hanh,
khô ráo và lạnh. Nhiệt độ biến thiên từ 15 oC ÷ 18oC, có những ngày nhiệt độ
xuống dưới 10oC.
Chế độ gió ở khu vực như sau: Mùa đông từ tháng 10 năm trước đến
tháng 3 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, chủ yếu theo
hướng gió Bắc và Đông Bắc, mỗi tháng có từ 3 đến 4 đợt gió, mỗi đợt từ 5
Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

20


đến 7 ngày. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8 chủ yếu là gió Nam và Đông
Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 3 – 3,4m/s.
- Độ ẩm tương đối trung bình năm là 81%, độ ẩm tương đối thấp nhất
trung bình là 50,8.
Gió bão: Cẩm Phả chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió
Đông – Nam vào mùa hè và gió Đông – Bắc vào mùa đông.
Cũng như các huyện thị khác ven biển Bắc Bộ, trung bình mỗi năm có
khoảng 2-3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp tới Cẩm Phả.
Nhìn chung, khí hậu ở khu vực Cẩm Phả thuận lợi cho phát triển kinh
tế, đời sống và môi sinh.
b. Điều kiện thủy văn

Khu đất của dự án nằm ở địa hình có cốt cao, nên lượng nước phát sinh
của dự án chủ yếu là nước mặt, nước mưa. Xung quanh khu vực không có hệ
thống sông, suối chảy qua, dân xung quanh dự án 80 đến 90% sử dụng nước
do xí nghiệp nước Cẩm Phả cung cấp.
3.1.3. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý
Hiện mỏ đá vôi Km15 đang hoạt động với công suất 100.000m 3/năm.
Hằng năm công ty vẫn tuân thủ thực hiện Lập báo cáo quan trắc môi trường
định kỳ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2009 đã được phê
duyệt.
Qua kết quả quan trắc năm 2015 của đơn vị cho thấy các chi tiêu
thông số về môi trường không khí, môi trường nước mặt, nước thải công
nghiệp khá cao nhưng vẫn nằm trong quy chuẩn cho phép tại các quy chuẩn
hiện hành, trừ ở một số điểm quan trắc ở khu vực khai thác và nghiền sàng
có hàm lượng bụi cao hơn QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về môi trường không khí xung qunh tại khu vực khai thác là
(0,301/0,3mg/m3), tại khu vực nghiền sàng là (0,406/0,3mg/m3). (có báo cáo
quan trắc môi trường định kỳ năm 2015 kèm theo ở phần phụ lục).

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

21


3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.2.1. Kinh tế và đời sống dân cư
Quang Hanh được coi là cửa ngõ phía Tây thành phố Cẩm Phả nên có
nhiều điều kiện phát triển kinh tế. Phường có nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú như than, đá vôi, nguồn nước khoáng thiên nhiên chất lượng cao
nên thu hút được nhiều nhà đầu tư khai thác sản xuất.
Trong năm 2013 tỷ trọng phát triển kinh tế luôn được ổn định và duy

trì ở mức 10,3%. Trên địa bàn có gần 100 doanh nghiệp và 500 hộ sản xuất
cá thể hoạt động đã tạo công ăn việc làm cho một số lượng lao động lớn của
thành phố và các vùng lân cận, góp phần cơ bản cho nguồn thu ngân sách
địa phương. Các ngành nghề công nghiệp chính là khai thác than, khai thác
vật liệu xây dựng, sản xuất nước khoáng... Bên cạnh đó các loại hình thương
mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp phát triển với quy mô vừa và nhỏ. Sản
xuất nông, lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ.
Khu vực mỏ đá vôi nằm trong vùng kinh tế phát triển của tỉnh Quảng
Ninh. Đây là khu vực dân cư có điều kiện kinh tế phát triển, dân cư chủ yếu
là người Kinh, phần lớn làm việc trong các daonh nghiệp khai thác than, xi
măng, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng vì vậy đời sống kinh tế khá ổn
định.
Trình độ dân trí trong vùng tương đối đồng đều, cơ sở vật chất cho
công tác giáo dục, văn hoá được đầu tư và nâng cấp thường xuyên phục vụ
nhu cầu học tập và giao lưu của nhân dân trong và ngoài khu vực.
3.2.2. Công trình văn hóa, khu công nghiệp lân cận
Khu đất xin khai thác chế biến đá và khu vực xung quanh trong phạm
vi 1km không có các công trình di tích lịch sử hay kiến trúc nào.
Khu vực mỏ đá vôi nằm gần vùng công nghiệp khai thác than, sản
xuất xi măng nên điều kiện giao thông rất phát triển, đặc biệt là đường thủy
với các hệ thống cảng biển đang ngày một phát triển

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

22


3.2.3. Công tác vệ sinh môi trường
Hiện khu vực dự án nói riêng và phường Quang Hanh nói chung chưa
có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư,

nhà máy, xí nghiệp mới chỉ được xử lý sơ bộ qua bể phốt 3 ngăn trước khi
thải ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.
Rác thải sinh hoạt của dân cư trong khu vực được thu gom, vận
chuyển và xử lý bởi công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Cẩm
Phả.
3.3. Đặc điểm môi trường hệ sinh thái
a. Tài nguyên thực vật rừng
Tại khu vực núi đá lân cận khu vực khai thác có 29 họ với 50 loài
thực vật đang tồn tại sinh trường và phát triển tốt:
- Tầng cây cao (thân gỗ)
+ Diện tích loài cây này hiện không có nhiều, tập trung chủ yếu tại các
hẻm núi đá vôi. Chủ yếu là Đa, Hoàng Ảnh, Giẻ gai, Ké rừng, Trai lý, Ngát,
Trẹo, Trạm.
- Tầng cây bụi, thảm tươi
+ Đây là tầng chiếm ưu thế của rừng núi đá, mật độ cây rất dày, có nơi
lên đến 3.000 cây/ha, các loài cây trong tầng này hết sức phong phú và đa
dạng, loài cây bụi chủ yếu được xác định ở tầng này là ô rô, ngát giả, ngũ gia
bì, chè đắng... với hệ thống dây leo chằng chịt đan xen vào nhau.
b. Tài nguyên động vật
Qua kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy hiện nay hệ động vật khu vực dự
án, chỉ có một số loài động vật nhở như Tắc Kè, Rắn, Rết, Chim, Ong,
Chuột và một số loài côn trùng...

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

23


Chương 4
ĐÁNH GIÁ NGUỒN TIỀM ẨN NGUY CƠ TRÀN DẦU

4.1. Thống kê các sự cố tràn dầu đã xảy ra
Hiện nay Công ty CPĐTPT Ngân Sơn kinh doanh khai thác, chế biến,
vận tải các loại vật liệu và vận tải hành khách, hàng hóa ven biển và viễn
dương. Theo thống kê về các sự cố tràn dầu từ trước tới nay tại các vực khu
sản xuất, hoạt động của Công ty chưa có sự cố tràn dầu nào xẩy ra.
4.2. Nguồn tiềm ẩn nguy cơ tràn dầu
Ngoài phương tiện vào nhập hàng tại Công ty CPĐTPT Ngân Sơn còn
có phương tiện khác qua lại, vận hành trong các khu vực tại Công ty, do hoạt
động đi lại của các phương tiện khi ra vào trong khu vực cơ sở gây va chạm,
sự cố rủi ro ... đây chính là nguồn có nguy cơ gây tràn dầu trên khu vực ta có
thể đưa ra các nguy cơ tiềm ẩn xảy ra sự cố tràn dầu như sau:
- Nguyên nhân thứ 1: Rơi vãi trong quá trình bơm xăng dầu vào các
phương tiện vận tải đường bộ và đường thủy;
- Nguyên nhân thứ 2: Do khách quan đưa đến như va chạm các
phương tiện lưu thông trên biển hay trong khu vực Công ty ;
Đánh giá nguy cơ và biện pháp xử lý các tình huống:
4.2.1. Nguyên nhân thứ 1:
Rơi vãi trong quá trình bơm xăng dầu vào các phương tiện.
a. Xác định nguyên nhân:
Sự cố xảy ra do nguyên nhân rơi vãi trong quá trình bơm xăng dầu
vào các phương tiện có nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của công nhân
cung cấp xăng dầu cho tàu, xe tại Công ty. Trong quá trình xuất, nhập xăng
dầu công nhân phụ trách không tập trung, vận hành không đúng quy trình,
quy định gây rơi vãi xăng dầu ra môi trường.
b. Xác định lượng xăng dầu rơi vãi:
Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn

24



Sự cố xảy ra do công nhân thực hiện không đúng quy trình, không tập
trung trong quá trình xuất xăng dầu, công nhân có thể không phát hiện do
lượng xăng dầu rơi vãi quá nhỏ. Trong trương hợp lượng xăng dầu rơi vãi đủ
lớn, công nhân hoàn toàn có thể phát hiện và khắc phục, do đó lượng xăng
dầu rơi vãi hầu như không đáng kể.
c. Biện pháp phòng ngừa và ứng cứu sự cố:
Sự cố xảy ra do nguyên nhân chủ quan từ phía công nhân cung cấp
xăng dầu cho các phương tiên lưu thông, để hạn chế xảy ra sự cố trong
trường hợp này, Công ty sẽ xây dựng nội quy cho các nhân viên, công nhân
phụ trách việc xuất nhập xăng dầu, các công nhân điều khiển phường tiện
phải nghiêm túc chấp hành, đồng thời thực hiện tốt vệ sinh công nghiệp việc
bơm, nhận xăng dầu.
Trong trường hợp sự cố xảy ra, với những phân tích như trên, sự cố
chỉ có thể xảy ra với quy mô rất nhỏ, các công nhân có thể dễ dàng khắc
phục, xử lý bằng cách dùng nước và chất tẩy rửa được gom vào rãnh thu
gom nước thải nhiễm dầu chảy về hố lắng gạn.
4.2.3. Nguyên nhân thứ 2
Do khách quan đưa đến như va chạm các phương tiện trong quá trình
dầu lưu thông trong khu vực Công ty...
a. Xác định nguyên nhân và lượng xăng dầu tràn:
Nhóm nguyên nhân khách quan gây ra sự cố tràn dầu tại Công ty
CPĐTPT Ngân Sơn bao gồm cả nguyên nhân do con người và thiên tai như
va chạm giữa các phương tiện lưu thông, đổ các dụng cụ chứa đựng gây tràn
xăng dầu, thiên tại (sấm, sét, địa chấn ....) ....
Ngoại trừ sự cố do địa chấn có thể gây rò rỉ, bục bể chứa, các tác nhân
còn lại đều gây ra sự cố giống như nhóm nguyên nhân thứ 1, đó là những sự
cố có quy mô nhỏ, lượng xăng dầu tràn ra môi trường luôn nhỏ hơn 200 lít,
Cơ sở có thể dễ dàng khắc phục, xử lý.

Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Ngân Sơn


25


×