TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
o
PHAN TÍN HUY
Mssv: 6116179
TRƢỜNG TỪ VỰNG NGHỀ NGHIỆP TRONG TRUYỆN NGẮN
CỦA NHÀ VĂN SƠN NAM
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn
Cán bộ hƣớng dẫn: NGUYỄN THỊ THU THUỶ
Cần Thơ, 2014
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
****
1.
Lý do chọn đề tài
Từ vựng là những đơn vị hiển nhiên, thực tại, có hai mặt hình thức và nội dung,
lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ và nhỏ nhất để tạo câu. Đó là những đơn vị mà với
chúng ngôn ngữ thực hiện chức năng giao tiếp và tƣ duy thông qua thao tác lựa chọn
và kết hợp. Những đơn vị nhƣ vậy là từ. Mỗi từ trong hệ thống mang một ý nghĩa nhất
định. Trong lời nói và giao tiếp hằng ngày, việc kết hợp các từ rất linh hoạt vì thế mà
nghĩa của từ cũng phong phú và đa dạng. Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thì
giữa các từ có mối quan hệ về mặt ý nghĩa. Tập hợp các từ có quan hệ về nghĩa thì ta
gọi là “trƣờng nghĩa”, “trƣờng từ vựng” hay “trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa”. Nghiên cứu
lí thuyết trƣờng từ vựng sẽ giúp chúng tôi hiểu sâu ý nghĩa của từ.
Sơn Nam là một nhà văn, nhà báo, nhà khảo cứu, nhà văn hoá Nam Bộ mà
chúng tôi quý trọng. Ông sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, hình ảnh quê hƣơng
đất nƣớc, con ngƣời Nam Bộ đã thấm vào tâm hồn, cốt cách Sơn Nam mà phần nào đã
ảnh hƣởng đến những tác phẩm của ông. Cuộc đời của ông đã điền dã khắp các vùng
miền ở Nam Bộ để ghi chép, chắt lọc những chất liệu dân gian về làm tƣ liệu nghiên
cứu và sáng tác. Tác phẩm của Sơn Nam thể hiện thuần phong mỹ tục, đạo đức lối
sống, vẻ đẹp văn hoá dân tộc, vẻ đẹp của vùng đất và con ngƣời Nam Bộ bằng một
giọng văn nhẹ nhàng, mộc mạc. Áp dụng lí thuyết trƣờng từ vựng để tìm hiểu truyện
ngắn của ông, chúng tôi có cơ hội đƣợc trở về miền đất phƣơng Nam xƣa với những
ngày gian khổ, vất vả trên bƣớc đƣờng khẩn hoang. Thấu hiểu đƣợc thiên nhiên Nam
Bộ: “dưới sông sấu lội, trên rừng cọp um” và con ngƣời Nam Bộ trong lao động, sinh
hoạt. Thú vị hơn nữa là cùng với ngƣời nông dân Nam Bộ mƣu sinh bằng nhiều nghề:
bắt cá, bắt rắn, bắt ba khía, câu cua, bắt rùa, bắt cua, bắt lươn, bắt chim, gác cu, ăn
ong, làm rẫy, làm ruộng Lò Bom v.v…, đặc trƣng của vùng đất này. Do lợi thế sông
2
ngòi kênh rạch chằng chịt nên đất rừng phƣơng Nam có nguồn lợi cá tôm dồi dào, vì
vậy mà sản sinh ra nhiều nghề, nhiều cách thức đánh bắt độc đáo, lạ mắt thể hiện một
nét văn hoá mƣu sinh đặc trƣng của ngƣời Nam Bộ. Tìm hiều về Trường từ vựng nghề
nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam chúng tôi cảm nhận nhƣ đang trở lại
quá khứ và trải nghiệm thực tế với những ngƣời nông dân Nam Bộ cần lao đang tất bật
với nghề sông nƣớc. Trong truyện ngắn Sơn Nam, những từ chỉ nghề nghiệp, từ chỉ
công cụ lao động còn khá lạ lẫm với những ai chƣa từng sống ở nông thôn Nam Bộ và
xã hội ngày một phát triển, máy móc hiện đại dần thay thế lao động thủ công, vì những
từ chỉ công cụ lao động này càng lùi dần về quá khứ và còn rất ít ngƣời hiểu biết về nó.
Nghiên cứu đề tài này, hy vọng góp thêm một phần tài liệu tham khảo, góp thêm chút
lửa cho những ai yêu thích, tìm tòi và nghiên cứu lĩnh vực này. Đó là những lý do để
chúng tôi tìm đến Sơn Nam, tìm đến cái nghề trong truyện ngắn của ông để nghiên
cứu.
2.
Lịch sử nghiên cứu
Nói về lí thuyết trƣờng từ vựng thì tác giả Đỗ Hữu Châu là ngƣời có công lớn
nhất đối với việc đƣa khái niệm này vào Việt Nam. Ông đã trình bày lí thuyết này ở
các công trình nghiên cứu của ông nhƣ trong quyển Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt [2, tr.
145]. Tác giả có nói “Tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu
hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể
hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Mỗi tiểu hệ thống
ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau
về ngữ nghĩa.”. Trong quyển Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng [4, tr. 243], Đỗ Hữu Châu
nói “trường tự vựng – ngữ nghĩa chỉ bao gồm những tập hợp từ vựng có sự đồng nhất
về ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy”.
Trong quyển Giáo trình cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo
Dục 1997 của Bùi Tất Tƣơm (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng – Hoàng Xuân Tâm nói
rằng: [31, tr. 68] “Trường nghĩa là một phạm trù chưa được nghiên cứu nhiều và đang
còn nhiều kiến giải khác nhau về vấn đề xác định các trường nghĩa”. “Việc nghiên cứu
3
trường nghĩa chỉ có ý nghĩa khi nó giúp ích cho việc khai thác vốn từ trong kho từ vựng
để phục vụ cho chức năng giao tiếp của ngôn ngữ” [31, tr. 70].
Ngoài ra còn có một số tác giả hai miền Nam Bắc đã nghiên cứu về trƣờng từ
vựng dựa trên lí thuyết của Đỗ Hữu Châu.
Trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống [13, tr. 29], tác giả Nguyễn Thị Hƣởng
nghiên cứu Trường từ vựng thị giác trong truyện Kiều. Tác giả đã thu thập đƣợc 35 từ
thuộc trƣờng thị giác với tần số xuất hiện là 271 lần dựa trên 3254 câu Kiều. Nội dung
bài viết cho thấy, Nguyễn Du không chú trọng nhiều vào miêu tả ngoại hình mà đi sâu
vào thế giới nội tâm nhân vật. Đôi mắt đƣợc Nguyễn Du quan sát và miêu tả tỉ mỉ bởi
vì đó là đôi mắt nhìn đời, nhìn ngƣời của nhà văn. Đó là cái hay cái tinh tế của nhà văn
và là điểm nhấn của bài nghiên cứu.
Tác giả Đặng Thị Hảo Tâm [23, tr. 25], với đề tài Trường từ vựng – ngữ nghĩa
món ăn và ý niệm con người đã chia trƣờng từ vựng món ăn thành những tiểu trƣờng:
tên gọi món ăn, mùi vị món ăn, hoạt động của con người thưởng thức món ăn, cảm
giác của con người đối với món ăn. Bài viết phản ánh sự hiểu biết và sử dụng món ăn
của con ngƣời ở nhiều phƣơng diện.
Hay với Trường nghĩa về thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh [27, tr. 38], đăng
trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 9 – 2012. Phạm Tất Thắng cho chúng ta cái nhìn
toàn diện về thiên nhiên trong thơ Bác. Nó đẹp một cách tự nhiên và gắn bó với thân
thiết với con ngƣời.
Còn Tạp chí nghiên cứu Văn học, [12, tr. 103] của tác giả Nguyễn Thị Hiền đã
nghiên cứu Trường nghĩa Vườn trong thơ ca Việt Nam và sự tri nhận của người Việt về
ý niệm vườn tập trung làm sáng tỏ phạm trù Vườn tược trong mối quan hệ với không
gian nhà để hình thành mô hình tri nhận của ngƣời Việt qua ý niệm vƣờn bằng cách
xác lập những ẩn dụ ý niệm nhƣ: tình cảm con người là vườn, tâm trạng con người là
vườn và vị thế con người là vườn. Qua phạm trù vƣờn ta thấy đƣợc thế giới tâm hồn,
tình cảm và cách tƣ duy của ngƣời Việt.
Trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 7 (213) – 2013, tác giả Nguyễn Thị Thanh
[24, tr. 43] với bài viết Khảo sát trường từ vựng ngữ nghĩa về người phụ nữ trong sáng
4
tác của Nguyễn Minh Châu. Tác giả cho ta thấy đƣợc vẻ đẹp hình thức, vẻ đẹp tâm hồn
của ngƣời phụ nữ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc. Bài viết
đặc sắc, sinh động, hấp dẫn ngƣời đọc.
Nguyễn Thị Vân Anh có bài viết đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 12 – 2012 Đặc
trưng văn hoá vùng miền qua một số tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa thực vật
trong ca dao Nam Trung Bộ [1, tr. 74] đã chứng minh “(…) hệ thống tín hiệu thẩm mĩ
trong ca dao người Việt nói chung và hệ thống tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa
thực vật trong ca dao Nam Trung Bộ nói riêng đều mang đậm hồn quê xứ sở và mang
những giá trị nhân văn sâu sắc của con người Việt Nam nói chung, của cư dân Nam
Trung Bộ nói riêng”.
Gần đây nhất là bài viết của hai tác giả Lê Thị Hà [9, tr. 21] Phân chia các từ
trong trường trang phục theo quan hệ cấp loại và Hà Thị Mai Thanh [26, tr. 27]
Trường nghĩa bộ phận của thực vật vào mùa xuân trong Tổng tập Văn học Nôm Việt
Nam đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống. Lê Thị Hà cho ta cái nhìn khái quát
trƣờng trang phục dựa trên quan hệ cấp loại – loại và phân loại chỉnh thể - bộ phận. Hai
mối quan hệ này đan chéo vào nhau. Bài viết muốn khẳng định trang phục luôn luôn
hiện hữu cùng với cuộc sống con ngƣời, làm đẹp con ngƣời và gắn với sự phát triển
của xã hội. Hà Thị Mai Thanh dựa vào tác dụng, chức năng của các loài thực vật vào
mùa xuân phân nhóm nhƣ cây cảnh: mai, trúc, liễu, cây lấy hoa: mai, lan, đào, quỳnh,
thuỷ tiên, mẫu đơn, cây ăn trái: khế, chuối, cây nông nghiệp: mía, cây thân cỏ và cây
nói chung để thấy đƣợc trƣờng nghĩa bộ phận của thực vật mang những ý nghĩa biểu
trƣng rất phong phú, đa diện và giá trị. Đọc bài viết ta thấy đƣợc sự phong phú, đa
dạng của thế giới thực vật trong thơ nôm và giúp ta tiến gần với thể thơ mang tính quy
phạm và ƣớc lệ.
Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy đề tài Trường từ vựng
người trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam là một đề tài hoàn toàn mới. Hy vọng
đề tài này sẽ giúp tiếp cận tác phẩm Sơn Nam từ một góc nhìn mới.
5
3.
Mục đích yêu cầu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là khảo sát, thống kê những từ vựng có mối
quan hệ về nghĩa phù hợp với yêu cầu của đề tài Trường từ vựng nghề nghiệp trong
truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Trên cơ sở đó giải thích rõ ràng, chi tiết ý nghĩa
của từng nghề, từng công cụ và thao tác lao động, để phân tích giá trị sử dụng của các
từ chỉ nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam. Từ đó, thấy đƣợc cái hay, cái độc đáo
của các nghề nghiệp ở Nam Bộ. Bài nghiên cứu giúp ngƣời đọc thấy đƣợc sự trù phú
của thiên nhiên Nam Bộ, sự thích nghi cao độ điều kiện tự nhiên Nam Bộ cũng nhƣ là
đặc điểm lao động nghề nghiệp của ngƣời Nam Bộ và sự dung hoà giữa đời sống vật
chất và đời sống tinh thần.
4.
Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Trường từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam
chúng tôi đi sâu tìm hiểu về trƣờng chỉ nghề trong truyện ngắn của ông. Do nhiều yếu
tố khách quan và chủ quan, chúng tôi chọn 45 truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam để
làm tƣ liệu nghiên cứu. Cụ thể là tập truyện ngắn Tục lệ ăn trộm – NXB Tổng hợp
Kiên Giang [16], 1988 và 26 truyện ngắn của Sơn Nam – NXB Mũi Cà Mau, 1987
[17].
5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài Trường từ vựng người trong truyện ngắn của nhà văn Sơn
Nam chúng tôi đã kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
Phƣơng pháp thông kê – phân loại: vận dụng phƣơng pháp này, trƣớc hết chúng
tôi khảo sát 45 truyện ngắn của Sơn Nam, thống kê toàn bộ từ vựng chỉ nghề trong
truyện ngắn của ông, sau đó phân loại chúng theo các tiêu chí để làm cơ sở ngữ liệu
phân tích các chƣơng sau.
Phƣơng pháp phân tích – chứng minh – tổng hợp: đây là phƣơng pháp chính để
giải quyết các vấn đề đƣợc đặt ra của luận văn. Trên cơ sở phần thống kê, ngƣời viết
tiến hành phân tích giá trị sử dụng của từng từ vựng đƣợc tập hợp thông qua nội dung
phản ánh của chúng. Cuối cùng là tổng hợp khái quát vấn đề và rút ra những điểm
chung.
6
Phƣơng pháp so sánh – đối chiếu: trong quá trình giải quyết vấn đề, chúng tôi sử
dụng phƣơng pháp so sánh, đối chiếu giữa từ vựng chỉ nghề nghiệp trong truyện ngắn
của Sơn Nam và các nghề thủ công vẫn đang tồn tại ở đồng bằng sông Cửu Long để
xác định những điểm giống và khác nhau giữa chúng, từ đó làm nổi bật giá trị, đặc
trƣng vốn có của mỗi nghề.
7
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRƢỜNG TỪ VỰNG
****
1.1.
Trƣờng từ vựng
1.1.1. Các khuynh hướng nghiên cứu trường từ vựng
Có nhiều tên gọi về trƣờng từ vựng nhƣng nội dung thì hoàn toàn giống nhau,
có ngƣời gọi là “trƣờng từ vựng”, “trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa”, “trƣờng nghĩa”. Lí
thuyết trƣờng nghĩa thì đã xuất hiện mấy chục năm trở lại đây. Đến nay, đã có hai
khuynh hƣớng nghiên cứu chủ yếu, [6, tr. 141].
Khuynh hƣớng thứ nhất: Đại diện cho khuynh hƣớng này là L. Weisgerber và J.
Trier. Hai ông chịu ảnh hƣởng nhiều của học thuyết Humboldt cho rằng ngôn ngữ là
cái phản ánh tinh thần của một dân tộc và tƣ tƣởng của Saussure về tính hệ thống của
ngôn ngữ, hai ông nêu lên quan niệm trƣờng từ vựng là phạm vi các khái niệm mà các
từ trong ngôn ngữ biểu hiện, ngƣời ta có thể tập hợp các khái niệm lại thành trƣờng
bằng các đơn vị từ vựng của ngôn ngữ từng dân tộc. Theo ông, trường từ vựng bao phủ
lên trường khái niệm như một cái áo khoác hay tấm vải phủ. Tuy nhiên, khái niệm và
nghĩa của từ không hoàn toàn đồng nhất. Chính vì vậy thực chất của việc tập hợp các
khái niệm để lập thành các trƣờng từ vựng của trƣờng phái J.Trier không có liên quan
gì đến nghĩa của từ nói riêng hay ngôn ngữ học nói chung.
Khuynh hƣớng thứ hai: Khuynh hƣớng này gồm nhiều hƣớng quan niệm nhƣng
đều dựa vào những tiêu chí ngôn ngữ học.
Dựa vào hình thái và chức năng của từ: dựa vào tiêu chí này, Ipsen đã thành lập
các trƣờng từ vựng – ngữ pháp. Đây là các trƣờng cấu tạo từ, là tập hợp các từ có cùng
căn tố.
8
Ví dụ:
Measure
measured
measurable
Measurement
measuredness
measureless
Measurelessness
measurability
v.v…
Các từ trên có cùng trƣờng cấu tạo từ.
Dựa vào quan hệ ngữ pháp của từ: theo hƣớng này, Muller và Porrig tập hợp các
từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau, nghĩa là có khả năng kết hợp giống nhau với các
từ khác để thành lập trƣờng từ vựng – cú pháp.
Ví dụ:
Trƣờng từ vựng - cú pháp gồm các từ có khả năng kết hợp ở phía trƣớc với the
hoặc a, an hoặc this, that trong tiếng Anh; trƣờng từ vựng – cú pháp các từ có khả năng
kết hợp ở phía trƣớc với rất, hơi, khá, khí và ở phía sau với lắm, quá trong tiếng Việt.
Dựa vào các nét nghĩa phạm trù, các nét nghĩa loại: Ngƣời ta dựa vào các nét
nghĩa phạm trù, nét nghĩa loại để lập các trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa. Đây là tập hợp
các từ có quan hệ về mặt ngữ nghĩa.
Ví dụ:
Việc lập các trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa dựa vào nét nghĩa nhƣ màu sắc, hoặc
thời gian, hoặc phƣơng hƣớng, hoặc thức ăn, hoặc phƣơng tiện đi lại trên bộ, trên nƣớc.
Dựa vào các từ mà ngƣời nghe liên tƣởng tới khi nghe đƣợc một từ nào đó: theo
hƣớng này, ngƣời ta lập các trƣờng từ vựng ngữ nghĩa liên tƣởng.
Ví dụ:
Nghe từ mùa xuân thì trƣờng liên tƣởng ngữ nghĩa của ngƣời Việt có thể gồm
các từ sau đây: năm mới, hoa mai, hoa đào, bánh tét, dưa hành, câu đối đỏ…
1.1.2. Định nghĩa về trường từ vựng
Trong quyển Giáo trình Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo
Dục 1997 của Bùi Tất Tƣơm (chủ biên), Nguyễn Văn Bằng – Hoàng Xuân định nghĩa
về trƣờng nghĩa:
“Trường nghĩa là một phạm trù chưa được nghiên cứu nhiều và đang còn
nhiều kiến giải khác nhau về vấn đề xác định các trường nghĩa. Các từ trong từ vựng
9
có quan hệ với nhau thành các hệ thống lớn nhỏ tùy theo các tiêu chí tập hợp chúng.
Một tập hợp từ theo các tiêu chí về nghĩa gọi là một trường nghĩa” [31, tr. 68].
Đỗ Hữu Châu trong quyển Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo
Dục 1981:
“Tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua những tiểu hệ thống ngữ
nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ riêng lẻ thể hiện qua quan
hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa chúng. Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa gọi là
một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa” [2, tr.
145].
Mai Thị Kiều Phƣợng định nghĩa về trƣờng nghĩa, trƣờng từ vựng ngữ nghĩa
trong quyển Ngôn ngữ học đại cương – Nhà xuất bản Khoa học Xã hội [20, tr. 505]:
“Trường nghĩa là tập hợp các từ căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ
nghĩa. Hoặc có một quan niệm khác về trường nghĩa: Tập hợp tất cả các nghĩa từ vựng
khác nhau của một từ. Mỗi trường nghĩa là một tiểu hệ thống nằm trong hệ thống lớn
là từ vựng của một ngôn ngữ.”
“Trường từ vựng ngữ nghĩa là tập hợp các từ và ngữ cố định trong từ vựng
của một ngôn ngữ dựa vào sự đồng nhất nào đấy về ngữ nghĩa.”
Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu: “Trường từ vựng là tập hợp các đơn vị từ
vựng có quan hệ với nhau về ngữ nghĩa” [28, tr. 21].
1.2.
Phân loại trƣờng từ vựng
1.2.1. Trường nghĩa trực tuyến
Trƣờng nghĩa trực tuyến là tập hợp các từ có cùng nghĩa biểu vật hay cấu trúc
biểu niệm khái quát.
Trƣờng nghĩa biểu vật
Vậy nghĩa biểu vật là gì?
“Khái niệm giữ lại trong tư duy một hình ảnh rất khái quát và trừu tượng về sự
vật mà nó phản ánh. Cái hình ảnh khái quát và trừu tượng ấy của sự vật (đúng ra là
của cái chủng loại của sự vật ấy) là sở thị (hay nghĩa biểu vật) trong nghĩa từ.” [31, tr.
61]
10
“Sự vật, hiện tượng, đặc điểm… ngoài ngôn ngữ, được từ biểu thị tạo nên ý
nghĩa biểu vật của từ. Nói như trên dễ gây ra hiểu lầm, cho rằng ý nghĩa biểu vật trùng
hợp hoàn toàn với sự vật, hiện tượng, tính chất…trong thực tế khách quan. Quả nhiên
là trong từ vựng của tất cả các ngôn ngữ, có một bộ phận lớn các từ mà ý nghĩa biểu
vật của chúng trùng hợp với sự vật, biểu tượng, tính chất…ngoài ngôn ngữ. Đó là các
từ nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học.” [2, tr. 89].
Nghĩa biểu vật là loại sự vật đƣợc từ gọi tên, biểu thị. Nghĩa biểu vật của từ thực
vật là tất cả các loại cây: cây chanh, cây ổi, cây mận, cây quýt v.v…, mà chúng ta thấy.
Nghĩa biểu vật của từ hoa là tất cả các loài hoa: hoa cúc, hoa lan, hoa hồng, hoa huệ
v.v…, mà chúng ta nhìn thấy trong cuộc sống. Nghĩa biểu vật của từ còn là phạm vi sự
vật mà từ đó đƣợc sử dụng. Nghĩa biểu vật của từ meo meo là tiếng kêu của con mèo,
còn lại các con vật khác nhƣ: gà, chó, bò v.v…, không phải nghĩa biểu vật của từ meo
meo.
Nhƣ vậy: “Nghĩa biểu vật là một phạm trù của ngôn ngữ, là kết quả của sự
ngôn ngữ hoá các sự vật ngoài ngôn ngữ.” [5, tr. 95].
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu “Một trường nghĩa biểu vật là một tập hợp
những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật.” [2, tr. 146]
Theo đó, Trƣờng nghĩa biểu vật “động vật” gồm các từ: trâu, bò, heo, nai,
hươu, khỉ, voi, chó, mèo, sử tử, cọp, beo, hà mã, chuột, thỏ, sóc, nhím, v.v….
Trong trƣờng nghĩa biểu vật “động vật” lại có thể phân chia thành các tiểu
trƣờng:
Trƣờng động vật nhai lại: trâu, bò, dê, cừu, khỉ, hươu, nai v.v…
Trƣờng động vật gặm nhấm: chuột, thỏ, sóc, nhím v.v…
Trƣờng nghĩa biểu niệm
Nghĩa biểu niệm là gì?
“Khái niệm có trong nội hàm của nó mà nội dung là các thuộc tính bản chất
của sự vật. Các thuộc tính ấy được phản ánh trong nghĩa từ, làm thành sở biểu hay
(nghĩa biểu niệm) của từ. Hệ thống các nét nghĩa trong sở biểu ấy gọi là cấu trúc biểu
niệm của từ.” [31, tr. 61].
11
“Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái
quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét nghĩa có những
quan hệ nhất định. Tập hợp này ứng với một hoặc một số ý nghĩa biểu vật của từ.
Chính vì ý nghĩa biểu niệm là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể
gọi nó là cấu trúc biểu niệm.” [2, tr. 100].
Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Nói nghĩa biểu
niệm là hiểu biết về nghĩa biểu vật, không phải hiểu biết về chính sự vật có thực ở
ngoài đời. Hiểu biết về sự vật ở ngoài đời là khái niệm về sự vật đó. Nhƣ vậy, nếu
nghĩa biểu vật là sự ngôn ngữ hoá sự vật ngoài đời thì nghĩa biểu niệm là sự ngôn ngữ
hoá khái niệm về sự vật. Nhƣ thế cũng có nghĩa là nghĩa còn do quan hệ giữa các nghĩa
biểu niệm trong từ vựng của một ngôn ngữ mà có.
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu “Trường nghĩa biểu niệm là một tập hợp các
từ có chung một cấu trúc biểu niệm.” [2, tr. 151]
Cũng nhƣ các trƣờng biểu vật, các trƣờng biểu niệm lớn có thể phân chia thành
các trƣờng nhỏ và cũng có những “miền” với mật độ khác nhau.
Ví dụ:
Trƣờng (vật thể nhân tạo), (phục vụ ăn uống): chén, đũa, muỗng, ly, ấm trà,
bình thuỷ, nĩa v.v…
Trƣờng (vật thể nhân tạo), (vũ khí chiến đấu), (cầm tay): dao, gươm, kiếm, giáo,
mác, phảng, cung, tên v.v…
1.2.2. Trường nghĩa tuyến tính
Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Các từ trong một trường tuyến tính là những từ
thường xuất hiện với từ trung tâm trong các loại văn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng,
chúng ta có thể phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và
tính chất của các quan hệ đó”. (…) “Cùng với các trường nghĩa dọc, trường nghĩa
biểu vật và trường nghĩa biểu niệm, các trường nghĩa tuyến tính góp phần làm sáng tỏ
những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và
những đặc điểm hoạt động của từ.” [2, tr. 159].
12
Trƣờng nghĩa tuyến tính là tập hợp các từ có thể kết hợp với một từ trung tâm
của một ngôn ngữ. Ngoài ra, các từ còn có thể kết hợp với nhau theo trật tự trƣớc sau.
Ví dụ 1: Trƣờng nghĩa tuyến tính của từ bàn
(1) Làm bàn, đóng bàn, sửa bàn, la bàn, niết bàn
(2) Bàn bạc, bàn hoàn, bàn học, bàn ghế, bàn là, bàn tính, bàn ủi
Ví dụ 2: Trƣờng nghĩa tuyến tính của từ học
(1) Học hành, học tập, học hỏi, học đòi, học nghề
(2) Đi học, nghỉ học, ăn học, chăm học
1.2.3. Trường nghĩa liên tưởng
Nhà ngôn ngữ học ngƣời Pháp Ch. Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm
trƣờng liên tƣởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trƣờng liên tƣởng.
Ví dụ 1: từ bò trong tiếng Pháp có thể gợi ra do liên tƣởng: (1) bò cái, bò
mộng, bê, sừng, gặm cỏ, nhai trầu… (2) sự cày bừa, cái cày, cái ách... (3) những ý
niệm về tính chịu đựng, nhẫn nại, sự chậm chạp, nặng nề, tính thụ động mà chúng ta
gặp trong các lối so sánh, trong các thành ngữ Pháp v.v.
Đỗ Hữu Châu nói rằng: “Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên
tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ
trung tâm. Các từ trong một trường liên tưởng trước hết là những từ cùng nằm trong
trường biểu vật, trường biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu
trúc đồng nhất và đối lập về nghĩa với từ trung tâm.” [2, tr. 160]
Ví dụ 2: Các từ tùng, trúc, cúc, mai có thể liên tƣởng tới người quân tử, người
chính nghĩa, người có phẩm chất cao quý.
Ví dụ 3: Tên các loài hoa hoa hồng, hoa mai, hoa cúc, hoa lan, hoa huệ v.v…
trong các bài ca dao Nam Bộ có thể liên tƣởng về người phụ nữ, người con gái đẹp,
hiền lành, thuỳ mị, nết na.
1.3. Đôi nét về vùng đất Nam Bộ, tác giả và tác phẩm.
1.3.1. Đôi nét về vùng đất Nam Bộ
Chúng tôi xin khái quát sơ lƣợc về vùng đất Nam Bộ. Vùng đất này trƣớc đây
gọi là Chân Lạp hay còn gọi là Cao Miên, Campuchia. Sau này đƣợc gọi là Gia Định,
13
tức là Nam Bộ của ta ngày nay, bao gồm cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ hồi
mấy thế kỷ trƣớc công nguyên thì đất này đã đƣợc khai phá. Chúng tôi chỉ nói về Nam
Bộ trong giai đoạn Trịnh – Nguyễn phân tranh. Nam Bộ là vùng đất màu mỡ, trù phú,
tài nguyên khoáng sản phong phú, dồi dào. “Các tiên hoàng liệt thánh triều ta chưa
rảnh để mưu tính việc xa nên tạm để đất này cho Cao Miên ở, đời đời xưng là Nam
Phiên, lo việc triều cống không bao giờ dứt” [7, tr. 109]. Lúc ấy địa đầu của Gia Định
là Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai (Biên Hoà). Thế kỷ XVII là thời kỳ Trịnh – Nguyễn
phân tranh. Tình trạng mất mùa hạn hán liên miên ở miền Trung, vì vậy dân số dìu dắt
nhau tản cƣ vào phƣơng Nam, tìm nơi làm ăn sanh sống. Họ bắt đầu khai khẩn đất
hoang, lập ra những làng ngƣời Việt đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ. Dần dà, không
quay về nơi “chôn nhau cắt rốn” mà họ xem đây là quê hƣơng thứ hai sống hài hoà với
thiên nhiên. Một mặt thì họ đấu tranh để duy trì vốn bản sắc văn hoá riêng của dân tộc
mình, mặt khác thì họ cũng dần thay đổi một số nếp cũ để tiếp nhận nếp sống mới cho
phù hợp với môi trƣờng sống mới.
Năm 1679, Tổng binh thành Long Môn (Quảng Đông) của triều Minh là Dƣơng
Ngạn Địch cùng Phó tƣớng là Hoàng Tấn và Tổng binh là Trần Thƣợng Xuyên cùng
Phó tƣớng là Trần An Bình cử binh phản Thanh phục Minh. Tuy nhiên, do tƣơng quan
lực lƣợng không cân xứng nên hai Tổng binh đem binh lính xuống thuyền chạy sang
nƣớc Nam cầu cứu. Thấy vậy triều đình ta cho họ tới Nông Nại (tức Đồng Nai ngày
nay) để làm ăn, khai thác đất đai. Sau đó, bọn Long Môn họ Dƣơng đem binh thuyền
tiến nhanh vào cửa Xoài Rạp (Soi Rạp) và cửa Đại, cửa Tiểu rồi dừng chân tại xứ Mỹ
Tho thuộc trấn Định Tƣờng. Còn Tổng binh họ Trần thì tiến vào cửa Cần Giờ rồi đồn
trú tại xứ Bàn Lân thuộc Đồng Nai. Ngày ngày đất đai mở rộng, thành lập phố chợ
đông đúc, giao thƣơng buôn bán tấp nập.
Năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu sai Thống suất Chƣởng cơ Lễ Thành hầu
Nguyễn Hữu Cảnh sang kinh lƣợc đất Cao Miên. Lấy đất Đồng Nai làm phủ Gia Định,
đồng thời lập huyện Phƣớc Long, dựng nên Trấn Biên, lập sứ Sài Côn làm huyện Tân
Bình, lập dinh Phiên Trấn. Đất đai thì ngàn dặm, dân số hơn bốn vạn hộ, chiêu mộ lƣu
dân từ châu Bố Chính đến lập nghiệp.
14
Đến năm 1708, Mạc Cửu (ngƣời Quảng Đông) không khuất phục chính sách
của nhà Đại Thanh nên cùng đoàn tỳ tùng sang phƣơng Nam khai khẩn vùng đất Hà
Tiên. Ông chiêu mộ dân chúng thành lập bảy thôn đầu tiên: Hà Tiên, Phú Quốc, Lũng
Kỳ, Cần Bột (Kampot), Vũng Thơm (Kompong Som), Giá Khê (Rạch Giá), Cà Mau.
Ở trên, chúng tôi đã trình bày sơ lƣợc thuở sơ khai khai phá đất Nam Bộ.
1.3.2. Tác giả và tác phẩm
Sơn Nam [10, tr. 1565] tên thật là Phạm Minh Tài sinh năm 1926 tại huyện An
Biên tỉnh Rạch Giá, mất năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông là nhà văn, nhà
báo, nhà khảo cứu giàu tâm huyết. Suốt cuộc đời của nhà văn đã gắn liền với vùng đất
và con ngƣời Nam Bộ.
Vốn xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ ông học tiểu học ở Rạch
Giá, trung học ở Cần Thơ. Ông tham gia cách mạng từ năm 1945 và cùng nhân dân
cƣớp chính quyền ở địa phƣơng. Dần dà, ông giữ các chức vụ nhƣ: Phó bí thƣ Tỉnh
đoàn Thanh niên cứu quốc, Tỉnh uỷ viên Tỉnh uỷ Rạch Giá. Đến năm 1950 đƣợc
chuyển về Phòng Văn nghệ thuộc Ban Tuyên huấn Xứ uỷ Nam Bộ. Sau hiệp định
Genève (1954), ông cũng đƣợc phân công ở lại Sài Gòn tiếp tục làm báo, viết văn cùng
với các nhà văn khác nhƣ: Lý Văn Sâm, Dƣơng Tử Giang, Lê Vĩnh Hoà v.v…Ông viết
cho các báo Công lý, Ánh sáng, Tiếng chuông, Lẽ sống v.v… Đặc biệt trên tuần báo
Nhân loại – một tờ báo tập hợp nhiều cây bút yêu nƣớc đƣợc sự chỉ đạo của Thành uỷ
Sài Gòn mà gần nhƣ số nào cũng có bài viết của Sơn Nam.
Sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm (1901-1963) công bố Luật 10/59 - Lê máy
chém đi khắp miền Nam, nhằm khủng bố phong trào đấu tranh đòi thi hành hiệp định
Gienève, thống nhất đất nƣớc thì Sơn Nam bị bắt và giam ở nhà tù Phú Lợi gần hai
năm (1960-1961). Ra tù, ông tiếp tục làm báo, viết văn ở Sài Gòn. Sau năm 1975, Sơn
Nam tiếp tục hoạt động văn học. Ông là hội viên Hội nhà văn Việt Nam, trong Ban
Chấp Hành Hội liên hiệp văn học nghệ thuật và Ban Chấp Hành Hội nhà văn thành phố
Hồ Chí Minh.
Bằng vốn sống và sự trải nghiệm thực tế, Sơn Nam đã có nhiều công trình khảo
cứu, biên khảo công phu về địa dƣ, phong tục, tập quán ở miền đất cực Nam của tổ
15
quốc và đặc biệt là tính cách con ngƣời vùng đất Nam Bộ mang một sắc thái riêng, hấp
dẫn, sinh động, lôi cuốn ngƣời đọc bằng ngôn từ dung dị đời thƣờng mang đậm màu
sắc Nam Bộ. Chính vì thế, ông đƣợc coi là nhà Nam Bộ học có uy tín. Các tác phẩm
chính của ông nhƣ: Nói về miền Nam (1967), Thiên Địa hội và cuộc Minh Tân (1971),
Lịch sử khẩn hoang miền Nam (1973), Tìm hiểu đất Hậu Giang (1974), Gia Định xưa
(1984), Lịch sử An Giang (1988), Lăng Ông Bà Chiểu và lễ hội dân gian (1990),
Nguyễn Trung Trực (viết chung với Lê Đình Kỵ, 1987), Đình miếu và lễ hội dân gian
(1992), Văn minh miệt vườn (1992), Bến Nghé xưa (1992), Đồng bằng sông Cửu Long
– Nét sinh hoạt xưa (1993), Biển cỏ miền Tây (1993), Người Sài Gòn (1994) v.v…
Về lĩnh vực sáng tác, tiểu thuyết chính: Chim quyên xuống đất (1963), Ngôi nhà
mặt tiền (1992), Âm dương cách trở (1993), truyện ngắn Bên rừng cù lao Dung đƣợc
Giải thƣởng Văn nghệ Cửu Long của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ (19511952) và ký sự Tây dầu đỏ (1953-1954). Đặc sắc nhất là tập truyện ngắn Hương rừng
Cà Mau (1967), với 18 truyện ngắn đã đƣa ngƣời đọc đến với những kênh rạch chằng
chịt, đồng nƣớc mênh mông và một thế giới chim muông, cầm thú, cá tôm đặc trƣng
của xứ sở Cà Mau. Nơi đây, con ngƣời còn phải vật lộn với thiên nhiên với thú dữ để
giành lấy miếng cơm manh áo v.v… tất cả in đậm tính cách con ngƣời Nam Bộ gân
guốc, mãnh liệt, tài ba và trí dũng, vừa hào phóng, trọng nghĩa khinh tài, cởi mở, hồn
nhiên, bộc trực và tính khí ngang tàng của anh hùng hảo hán.
Với lòng yêu nghề, yêu quê hƣơng đất nƣớc và tình cảm đặc biệt với vùng đất
Nam Bộ, Sơn Nam đã để lại cho hậu thế một tài sản tinh thần vô cùng quý giá. Để mỗi
ngƣời Việt Nam rất đỗi tự hào và ghi ân sâu sắc sự đóng góp vô cùng to lớn ấy.
16
CHƢƠNG 2. TRƢỜNG TỪ VỰNG NGHỀ NGHIỆP TRONG
TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
****
2.1. Định nghĩa về trƣờng từ vựng nghề nghiệp
Trong quyển Giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học [32, tr. 389], các nhà Ngôn ngữ
học Việt Nam có định nghĩa từ nghề nghiệp nhƣ sau:
Đỗ Hữu Châu trong quyển Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt:
“Từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ
các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư)”
Nguyễn Thiện Giáp trong quyển Từ vựng học tiếng Việt:
“Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản xuất lao
động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này
thường được những người cùng ngành nghề đó biết và sử dụng.”
Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến trong quyển Cơ sở Ngôn
ngữ học và tiếng Việt:
“Từ nghề nghiệp là một lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ
biến trong phạm vi những người cùng làm một nghề nào đó. Ví dụ, các từ: cho òng, lò
chợ, lò thượng, đi là…là những từ thuộc nghề thợ mỏ. Các từ bó, vét, xịt, phủ, bay,
hom là nghề sơn mài.”
Nhƣ vậy, tập hợp những từ ngữ chỉ nghành nghề khác nhau, những thao tác lao
động, công cụ lao động, nguyên liệu lao động và tất cả những lớp từ này có mối quan
hệ với nhau về nghĩa thì đƣợc gọi là trƣờng từ vựng nghề nghiệp.
Ngoài lớp từ trung tâm này, nói đến trƣờng từ vựng nghề nghiệp ngƣời ta còn
liên tƣởng đến những từ chỉ sản phẩm, nguyên liệu có liên quan đến nghề nghiệp,
những con ngƣời lao động nghề nghiệp, những tính chất, đặc thù của nghề nghiệp
17
v.v… Tuy nhiên, do sự quy định về dung lƣợng của luận văn và thời gian nghiên cứu
hạn hẹp, luận văn này chỉ tập trung những nhóm từ nghề nghiệp chủ yếu:
(1) Nhóm từ vựng chỉ nghề nghiệp
(2) Nhóm từ vựng chỉ thao tác lao động
(3) Nhóm từ vựng chỉ công cụ lao động
(4) Nhóm từ vựng chỉ nguyên liệu – đối tƣợng – sản phẩm của nghề nghiệp
2.2. Phân loại trƣờng từ vựng nghề nghiệp trong truyện ngắn Sơn Nam
2.2.1. Nhóm từ vựng chỉ nghề nghiệp
Khi nói đến Sơn Nam là nghĩ ngay đến Nam Bộ, vùng đất cây lành trái ngọt,
ruộng lúa phì nhiêu với hệ thống sông ngòi chằng chịt có phù sa bồi đắp do hai con
sông Tiền và sông Hậu, bởi Ông đã dành trọn cuộc đời mình để điểm tô cho vùng đất
này bằng những công trình khảo cứu, những tác phẩm nổi tiếng đậm chất Nam Bộ. Tác
phẩm của ông phản ánh cuộc sống của dân “tứ chiếng”, từ nhiều nơi và do nhiều
nguyên nhân tụ hội về đây. Họ đã đấu tranh sinh tồn bằng nhiều nghề khác nhau. Khảo
sát 45 truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, chúng tôi thống kê đƣợc những nghề sau:
(1)
Nghề bắt cá
(2)
Nghề bắt rắn
(3)
Nghề bắt trăn
(4)
Nghề bắt sấu
(5)
Nghề bắt chim
(6)
Nghề bắt cua
(7)
Nghề bắt ba khía
(8)
Nghề bắt lươn
(9)
Nghề bắt rùa
(10)
Nghề gác cu
(11)
Nghề câu cọp
(12)
Nghề câu rắn
(13)
Nghề đánh cọp
(14)
Nghề đốt rừng
18
(15)
Nghề nông
(16)
Nghề thầy nò
(17)
Nghề đốn củi
(18)
Nghề săn heo rừng
(19)
Nghề ăn ong
(20)
Nghề chài lưới
(21)
Nghề ăn trộm
(22)
Nghề hát huê tình
(23)
Nghề làm rẫy
(24)
Nghề làm mướn
(25)
Nghề làm khô
(26)
Nghề làm mắm
(27)
Nghề chài cá
(28)
Nghề làm ruộng
(29)
Nghề săn khỉ
(30)
Nghề nuôi cá
(31)
Nghề câu cua
(32)
Nghề đươn cà ròn
(33)
Nghề giăng câu
(34)
Nghề cắm câu
(35)
Nghề chăn trâu
(36)
Nghề làm kẹo đậu phộng
(37)
Nghề móc cua
(38)
Nghề gặt lúa
(39)
Nghề nấu cao khỉ
Có thể chia những từ chỉ nghề trên ra làm sáu nhóm chính:
(1) Nhóm từ chỉ các nghề gắn với sông nƣớc, khai thác sản vật tự nhiên sông
nƣớc: bắt cá, bắt rắn, bắt trăn, bắt sấu, câu rắn, câu sấu, bắt cua, móc cua, câu cua,
19
bắt ba khía, chài lưới, bắt lươn, chài cá, nuôi cá, giăng câu, cắm câu, bắt rùa, làm khô,
làm mắm.
(2) Nhóm từ chỉ các nghề gắn với rừng tự nhiên: câu cọp, đánh cọp, đốt rừng,
săn heo rừng, săn khỉ, nấu cao khỉ, bắt chim, đốn củi, gác cu, ăn ong.
(3) Nhóm từ chỉ các nghề gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp: làm ruộng,
làm rẫy, nghề nông, gặt lúa.
(4) Nhóm từ chỉ các nghề tiểu thủ công nghiệp: làm kẹo đậu phộng, đươn cà
ròn.
(5) Nhóm từ chỉ nghề gắn với đời sống tinh thần: hát huê tình.
(6) Nhóm từ chỉ các nghề khác: ăn trộm, thầy nò, làm mướn, chăn trâu.
Tìm hiểu đặc điểm của từng nghề, chúng tôi giải nghĩa rõ ràng, chi tiết các từ
chỉ nghề trên.
Hệ sinh thái rừng nguyên sinh và sông ngòi kênh rạch chằng chịt nhƣ ở Nam Bộ
sản sinh ra nhóm nghề (1).
Nghề chài cá, chài lưới là nghề bắt cá bằng lƣới, mép ngoài lƣới gắn nhiều cục
chì, quăng xuống nƣớc úp cá.
Nghề câu cua là nghề dùng cần câu bằng tre, độ dài vừa phải, có dây và lƣỡi
câu, lấy cá làm mồi nhử cua. Khi cua tìm thấy thức ăn, nó sẽ kẹp mồi lại bằng cái càng
lớn. Lúc này ngƣời câu cua nhắc nhẹ cần câu lên khỏi mặt nƣớc và dùng cái vợt lƣới cỡ
trung vớt cua lên.
Nghề móc cua là nghề bắt cua trong hang bằng cây móc. Cây móc bằng kẽm,
một đầu bẻ cong, mài nhọn.
Nghề giăng câu (câu giăng) là nghề bắt cá bằng dây câu. Dây câu là một sợi
dây dài, trên mỗi khoảng cột một sợi dây câu có lƣỡi, dùng để giăng ở những nơi có
mặt nƣớc rộng, nhƣ ruộng, ao lớn, sông.
Nghề cắm câu (câu cắm) là hình thức bắt cá bằng cần câu. Cần câu làm bằng
tre, dài khoảng 50 cm, vót dẹp ở một đầu để tạo độ dẻo và độ đàn hồi, dùng để cắm vào
ban đêm ở bờ mƣơng, bờ ao, mé ruộng để bắt cá lóc, cá trê, rắn.
20
Nghề làm mắm - ủ cá bằng muối cục để ăn đƣợc lâu dài nhƣng phải trải qua
nhiều công đoạn nhƣ: thính cá, trao đƣờng.
Nghề làm khô – trữ cá ăn lâu đôi ba tháng. Cá làm sạch, muối mặn và gia vị
vừa đủ mang đi phơi nắng để cá khô không bị dòi, giữ ăn lâu đôi ba tháng.
Nghề nuôi cá – trong tác phẩm Đảng xăm mình, có đoạn văn giải thích nghề
nuôi cá nhƣ sau: “Mình cứ ở không, uống rượu mà chờ mùa nắng để bắt cá một lần.
Gọi tắt là mấy ông điền chủ “An Nam” đắp vuông nuôi cá. Nuôi cá trong cái
“vuông””. Vuông là gì thì chúng tôi xin trích một đoạn văn trong tác phẩm Đảng xăm
mình để giải thích “Đó là một khoảng đất rộng từ bảy chục – tám chục hoặc hai ba
trăm mẫu. Trong khoảng đất hoang vu, người ta đào nhiều đường mương nhỏ, như bàn
cờ, cho cá ở. Bên ngoài, có bờ bao ngạn như vòng thành khá cao. Cao hơn một thước
tây. Vì vậy cá lội quanh quẩn trong vùng đất bao la bên trong. Làm sao cá nhảy ra
khỏi bờ bao ngạn được. Cái vuông ấy không nhứt thiết theo hình vuông. Nó méo mó,
hoặc theo hình chữ nhựt.” [17, tr. 172].
Nghề bắt sấu - trong tác phẩm Con sấu cuối cùng, nhân vật Năm Hên đã nói về
cách thức bắt sấu nhƣ sau: “Bác cỡi lên lưng sấu, lật hai chân trước của nó cho trở
ngược lên lưng rồi bác điều khiển như người cầm cương ngựa. Nó phải quẹo lên bãi
như ý muốn của bác. Rồi bác thọt cho nó đui hai con mắt” [17, tr. 115]. Nghề này rất
nguy hiểm thậm chí mất mạng.
Nghề câu rắn – trong truyện Con rắn ri voi Sơn Nam có nói về nghề này, chúng
tôi trích vài đoạn văn để mô tả về nghề câu rắn của Bảy Đăng: “Ông ngồi một chỗ, thả
cần câu xuống nước, tay ôm cần như ông Khương Thượng trên thạch bàn. Kế bên có
chai rượu (…) Lão nốc một hơi rồi để chai rượu xuống bãi cỏ. Chai rượu nằm hơi
nghiêng, không đậy nút (…) Từ mé nước, một con rắn ri voi trườn lên….đến gần miệng
chai rượu rồi thập thò, rút lui như hoảng sợ. Bảy Đăng nâng chai rượu, nhểu vài giọt
xuống nước, trên cỏ. Con rắn… hăng hái bò trườn, đến gần miệng chai. Bàn tay lanh
lẹ của Bảy Đăng chụp xuống, bỏ rắn vào giỏ”[17, tr. 61].
Nghề bắt rắn, bắt trăn – số lƣợng của mỗi loài vô cùng phong phú nên hình
thành nghề bắt rắn, bắt trăn.
21
“Hết mùa cá dại, anh xoay qua bắt trăn, bắt rắn” [16, tr. 126]
Nghề bắt lươn - dùng ống tre đặt rải rác trên các cánh đồng, bên trong ống tre
có cái hom và mồi nhử lƣơn. Con lƣơn chui vào thì không thể chui ra.
Nghề bắt ba khía – ba khía là loài sống ở biển, cứ vài tháng là có một ngày hội
ba khía, tức là ngày chúng bắt cặp, số lƣợng vô cùng lớn. Tận dụng ngày này, ngƣời
nông dân bắt mang về làm mắm ba khía.
Nghề bắt rùa, bắt cá – nguồn lợi thuỷ hải sản vô cùng phong phú, đa dạng về
chủng loại, giàu có về sản lƣợng mà hình thành các nghề này. Trong tác phẩm Cấm bắt
rùa qua lời thoại của Thầy đội Bình và Bảy Đặng cũng đủ để chứng minh cái nghề
hình thành bất chợt nhƣ thế nào: “ – Chú Bảy rành nghề bắt rùa quá! – Đâu phải là
nghề. Bất chợt vậy thôi. Rùa xứ này nhiều quá mạng, tôi không muốn bắt hết. Con nào
quá nhỏ, tôi liệng bỏ. Còn rùa quạ thì tôi lựa toàn là rùa cái, rùa quạ đực ốm nhôm
nhốt chật chỗ” [16, tr. 20].
Nghề bắt cá - trong tác phẩm Con cá chết dại cũng nói lên nguồn lợi cá tôm
phong phú: “Ở xứ này, mỗi năm lại có một lần “cá dại”. Nước mặn cuối năm tràn vô
rạch. Bao nhiêu cá lóc quen nước ngọt bị say nước mặn, chạy trốn không kịp, chết trôi
lờ đờ như con cá hồi nãy cô thấy đó. (…) Còn tôi, mỗi năm uống rượu phủ phê vài
ngày, lúc trăng tròn cuối năm nhờ mớ cá trời cho này.” [16, tr. 124].
Bắt rùa, bắt cá là nghề đánh bắt bằng tay, không dùng dụng cụ. Nếu nghề câu
cá, giăng câu dùng dụng cụ cần câu, dây câu thì nghề bắt cá, bắt rùa, bắt động vật bằng
tay chủ yếu.
Đất rừng phƣơng Nam rộng lớn là ngôi nhà chung cho nhiều loài sinh vật sinh
sống là điều kiện để hình thành các nghề gắn với rừng tự nhiên (2).
Nghề câu cọp, đánh cọp, săn heo rừng – nhóm nghề này không phải để mƣu
sinh, làm giàu mà mục đích là xua đuổi các loài thú hung hăng đi nơi khác để có đất
canh tác.
Nghề đánh cọp – trong tác phẩm Hết thời oanh liệt Sơn Nam có nói về cách
thức đánh cọp nhƣ sau: “Nhờ các thầy võ giỏi, chuyên môn đánh cọp xuất thân ở các
trường võ Quảng Nam, Quảng Ngãi. Gặp lúc nước nhà loạn lạc, các thầy chạy vào
22
vùng Cà Mau mà ẩn lánh. Võ nghệ của các thầy quá đỗi cao cường, gặp cọp là rượt
bắt lại, nắm gáy đè xuống, nện vào lưng cọp những quả đấm thoi sơn chẳng khác nào
chúng ta ngày nay đánh một con mèo hoặc một con chó con…” [17, tr. 13].
Nghề săn heo rừng – heo rừng là một loài thú hung dữ, có mõm dài thành vòi
ngắn. Trong truyện Con heo khịt, nghề săn heo rừng hình thành là do “nội một đêm, nó
ủi phá gần hai chục công rẫy khoai mì. Củ lớn ăn đã đành, củ nhỏ cũng không chừa”
[17, tr. 96], vì thế ông Năm Tự, ông Hai Cháy săn heo rừng để nó không phá hoại mùa
màng.
Nghề câu cọp – trong tác phẩm Hai cõi U Minh có vài đoạn văn giải thích về
nghề này: “Ông Cai lựa một cái đùi heo khá to, buộc vào dây mây, rồi đốn một cây tre
rừng (…) Đến gốc tràm, ông ra lệnh cho anh chàng cảm tử nọ:
-
Đứng im, đừng chạy bất tử cọp khinh dễ. Rủi bề gì thì trèo lên ngọn cây.
Nhớ cầm cây cần câu này trong tay. Cầm thật chắc, đừng sợ, run tay.
Ông Cai di khuất dạng trong rặng cây thưa thớt rồi trở ra với con cọp theo sau.
Ông nói to:
-
Làm như người câu cá. Cái đùi heo là miếng mồi.” [16, tr. 10]
Nghề gác cu là nghề bắt chim cu rừng bằng cái lồng, bên trong lồng để vào con
chim cu mồi, ngoài lồng có lƣới chụp. Chim cu ghét nhau tiếng gáy nên cu mồi cất
tiếng gáy sẽ thúc giục cu rừng đến giao chiến và sập bẫy.
Nghề đốn củi là nghề chặt những cây gỗ to mang về bán hoặc làm cột cất nhà.
Nghề này khá vất vả “Hừng sáng, họ đi vào rừng đốn củi. Gặp cây nào to lớn, ngay
thẳng họ hạ xuống lột vỏ, ngâm bùn chôn giấu để làm cột nhà, bán với giá đắt hơn.”
[17, tr. 22].
Nghề đốt rừng – trong tác phẩm Cấm bắt rùa, Sơn Nam nói nghề đốt rừng là để
bắt rùa.
“Bảy Đặng là tay bợm nhậu, chuyên nghề đốt rừng để bắt rùa” [16, tr. 23]
Nghề săn khỉ, nấu cao khỉ là hai nghề đƣợc nhà văn Sơn Nam nhắc đến trong
truyện Cao khỉ U Minh.
23
Nghề săn khỉ - đuổi bắt hoặc giết chúng. Nghề nấu cao khỉ trong tác phẩm có
nói nhƣ sau: “đập đầu lột da, mổ bụng, lóc thịt để lấy xương khỉ làm thuốc. Họ bỏ
xương khỉ vào một cái chảo thật to, nấu với nước, nấu ngày nấu đêm, thỉnh thoảng, họ
cầm muỗng mà vớt mang màng, đổ bỏ. Năm bảy ngày, năm bảy đêm trôi qua, xương
khỉ trở thành mềm mại như “xí quách”. Họ quăng bỏ xương ấy. Dưới đáy chảo, còn
sót lại một thứ keo sền sệt. Đó là “cao khỉ” theo kiểu cao hổ cốt.” [17, tr. 147].
Nghề ăn ong là nghề nuôi ong lấy mật và sáp. Để lấy mật và sáp, ngƣời ta gác
kèo dụ ong tới. Gác kèo là dùng những cây tràm đặt lên những thân cây khác, chọn chỗ
có nhiều hoa và ít ngƣời sinh sống để ong làm tổ. Đối với nghề ăn ong, nhà văn Sơn
Nam từng nhận định: “Ở rừng tràm ven biển từ Cà Mau, Rạch Giá đến Hà Tiên ngày
trước, nghề quan trọng nhất là “ăn ong”, tức nghề lấy sáp và mật ong. Thuở xưa, ong
nhiều không người hái, ổ ong rơi rụng, lềnh bềnh, trên sông trắng xoá màu sáp. Người
Khơ – me gọi vùng Rạch Giá là “xứ sáp trắng” (Kramun So). Người ăn ong lãnh thầu
từ khu rừng thường lấy con rạch thiên nhiên làm ranh giới cho tiện, hằng năm trả thuế,
gọi “thuế phong ngạn”, cho nhà nước. Trong khu vực ấy, họ gác kèo; bố trí từng khúc
cây ngắn, đặt nghiêng nghiêng trên cao như kèo nhà, nếu hợp môi trường ánh nắng và
hướng gió, ong mật đáp vào kèo làm ổ” [18, tr. 101].
Nghề bắt chim – các loài chim ở Rạch Giá, Hà Tiên sinh sôi nảy nở theo cấp số
nhân nên cái nghề bắt chim đƣợc hình thành.
“Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim, của trời đất
dành riêng cho. Từ vàm đến ngọn sông Cái Lớn, bao nhiêu là sân: sân Cái Nước, sân
Thầy Quơn, sân Thứ Nhứt… Đó là chưa kể mấy sân ở giữa rừng mà chưa ai bước chân
tới. Từng vùng rộng chừng mười ngàn thước vuông, tụ tập hàng vạn con chim lớn.”
[17, tr. 36].
Nam Bộ là vùng đất phì nhiêu đƣợc bồi tụ phù sa quanh năm bởi hai con sông
Tiền và sông Hậu thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp (3). Nghề nông là nghề
làm ruộng, làm rẫy nói chung.
Nghề làm ruộng - cày bừa đất ruộng để trồng lúa, gạo nuôi sống con ngƣời. Từ
gạo có thể làm ra nhiều sản phẩm khác, nhƣ: bánh xèo, bánh khọt, chè xôi nƣớc v.v…,
24
đối với nghề này thì Sơn Nam từng nhận định: “Làm ruộng là nghề căn bản. Người
chuyên nghề này gọi là dân ruộng. Dân ruộng nhiều kinh nghiệm, làm ăn kỹ lưỡng,
dám đầu tư vốn liếng và công sức cả gia đình vào, trúng mùa năng suất cao hơn người
khác, năm thất bát thiệt hại cũng ít” [18, tr. 97].
Nghề làm rẫy là nghề gieo trồng các loại cây ngắn ngày, nhƣ: trồng khoai, trồng
cà, trồng hành, tỉa bắp, tỉa đậu v.v…
Nghề gặt lúa – là cắt để thu hoạch lúa đã chín vàng bằng lƣỡi hái.
“Mấy người gặt lúa, giăng câu họ thức nói chuyện sáng đêm để nói chuyện một
mình, nói chuyện hai mình” [16, tr. 120].
Không chỉ phát triển sản xuất nông nghiệp mà những ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp (4) cũng đƣợc hình thành và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho ngƣời nông
dân Nam Bộ thời bấy giờ nhƣ:
Nghề đươn cà ròn – là nghề đƣơn đệm, đƣơn vỏ xách, đƣơn manh, đƣơn nón
bằng cọng bàng. Cọng bàng là một loại cỏ, thân thẳng đứng rất đặc trƣng của vùng đất
Nam Bộ mà từ lâu đã đi vào trong ca dao.
“Bàu Gõ trên cỏ dưới bưng
Nhổ bàng đươn đệm em đừng đi đâu”
(ca dao)
Hay
“Trắng da vì bởi mẹ cưng
Đen da vì bởi lội bưng nhổ bàng”
(ca dao)
Hay
“Bông xanh mà lá cũng xanh
Em đi cấy lúa cho anh nhổ bàng”
(ca dao)
Để thuận lợi trong việc tạo tác sản phẩm, ngƣời ta mang cọng bàng phơi vài
nắng để cọng bàng dai hơn, không bị bở. Theo Sơn Nam nhận định thì đây là nghề
“không tốn sức lực, con nít trên mười tuổi có thể tiếp tay đươn cái mình cà ròn. Khó
25