Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan trong tiến trình tự do hóa thương mại nông sản với các nước nhật bản, trung quốc, hàn quốc, ấn độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 95 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I.Lí DO NGHIÊN CỨU

Lý do nghiên cứu

Với ý tưởng xây dựng khu vực mậu dịch tự do và hợp tác kinh tế trong khu
vực Châu Á, 4 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ên Độ mong muốn trở
thành đối tác toàn diện của ASEAN thông qua ký kết các Hiệp định khung về hợp
tác kinh tế toàn diện với ASEAN. Nước ta đã thực hiện nghĩa vụ của nước thành
viên theo AFTA, đang trong quá trình thực hiện giảm thuế, áp dụng các biện pháp
phi thuế theo lộ trỡnh đó cam kết đối với các nước trong khối ASEAN. Chóng ta
đã ký kết Hiệp định thương mại Việt -Mỹ và kết thúc các cuộc đàm phán song
phương và đa phương chuẩn bị gia nhập WTO. Thương lượng và ký kết Hiệp định
khung với 4 đối tác nói trên là mở rộng hợp tác trong khu vực và cũng là cơ sở cho
nước ta hội nhập sâu hơn khi trở thành thành viên của WTO. Ký kết Hiệp định
khung ASEAN với 4 đối tác, trong đó đặc biệt Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện
ASEAN -Trung Quốc, Việt Nam đã thoả thuận thiết lập khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Trung Quốc vào năm 2015. Tuy nhiên Trung Quốc đó cú chương trình
“Thu hoạch sớm”, rút ngắn thời gian thực hiện lộ trỡnh cam kết xuống vào năm
2008. Để thực hiện các Hiệp định với 4 đối tác đặc biệt là với Trung Quốc, đặt ra
cho chóng ta phải thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, rà soát và hoàn thiện
các văn bản pháp lý, khai thác những cơ hội do việc thực hiện các Hiệp định
khung, thúc đẩy tự do hoá thương mại và mang lại hiệu quả cao hơn cho ngành
nông nghiệp.
Trong các Hiệp định ký kết hợp tác giữa ASEAN và 4 đối tác lớn nói trên,
vấn đề thương mại nông sản là vấn đề nhạy cảm, đang chịu ảnh hưởng của chính
sách thuế quan và phi thuế quan của từng nước. Liệu chính sách của Việt Nam đã
phù hợp với các Hiệp định khung và cần bổ sung thêm những chính sách gì để thúc
đẩy tự do hóa thương mại nông sản và phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội
nhập. Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, cũng là vấn đề bức xúc
hiện nay. Cho đến nay, đó cú một số nghiên cứu về hội nhập nông nghiệp vào khu


vực và quốc tế. Nhưng chưa có nghiên cứu phõn tích chính sách thuế quan và phi
thuế quan của nước ta tương thích với các Hiệp định cụ thể. Từ thực tiễn đó, đặt ra
yêu cầu bức thiết nghiên cứu các chính sách về thuế quan và các biện pháp phi
thuế quan, các công cụ bảo hộ như thế nào để vừa phù hợp với các cam kết và thúc
đẩy tự do hóa thương mại vừa đảm bảo lợi Ých cho nông nghiệp nước ta trong quá
trình hội nhập kinh tế. Chính vì vậy, chúng tôi lùa chọn đề tài: "Nghiên cứu chính
sách thuế quan và phi thuế quan trong tiến trình tự do hóa thương mại nông sản
với các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ên Độ".

1


II. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
cứu

2.1.Mục tiêu

Mục tiêu và phương pháp nghiên

Mục tiêu

2.1.1Mục tiêu chung:

Mục tiêu chung:

Phân tích những bất cập về chính sách thuế quan và phi thuế quan của Việt
Nam với Hiệp định khung giữa ASEAN với 4 nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc và Ên Độ; đề xuất bổ sung chính sách phù hợp với Hiệp định khung và phát
huy lợi thế nông nghiệp của Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại nông
sản với 4 nước.

2.1.2.Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu cụ thể:

1) Tập hợp thông tin và phân tích vai trò nông nghiệp các nước;
2) Tổng quan kết hợp khảo sát để đánh giá thực trạng chính sách thuế quan và
phi thuế quan của Việt Nam;
3) Phân tích Hiệp định khung giữa ASEAN với 4 nước;
4) Phân tích, chỉ ra những bất cập của chính sách Việt Nam so với các HĐK;
5) Đề xuất bổ sung chính sách thích ứng với HĐK và phát huy lợi thế nông
nghiệp của Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại nông sản với 4
nước.
2.2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu

2.2.1.Phạm vi nội dung và đối tượng nghiên cứu:
đối tượng nghiên cứu:

Phạm vi nội dung và

Làm rõ khái niệm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, những qui định
về thuế quan và phi thuế quan trong khuụn khổ WTO và AFTA;
• Tóm lược các Hiệp định khung ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản,
ASEAN - Hàn Quốc, ASEAN -ấn Độ, trong đó tập trung quan tâm các nội
dung thuế quan và phi thuế quan liên quan đến thương mại hàng hóa nông
sản;
• Đánh giá tình hình nông nghiệp 4 nước và quan hệ thương mại nông sản với
Việt Nam;
• Phân tích chính sách thuế quan và phi thuế quan của Việt Nam, các chính
sách này được nghiên cứu tổng quát ở tầm vĩ mô và vi mô.



Phân tích và đánh giá sự bất cập của chính sách Việt Nam với Hiệp định khung:

2


Đề tài phân tích và đánh giá tính bất cập thể hiện: (1) Sự chưa phù hợp hay
chưa tương thích giữa chính sách Việt Nam với Hiệp định khung; (2) Tình hình
thực trạng và các điều kiện thể hiện khả năng thực thi Hiệp định của Việt Nam.
Tuy nhiên, đề tài cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu, chỉ tập trung vào:
Trong tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định của ASEAN với 4 nước lùa
chọn, tốc độ nhanh chậm và chi tiết diễn ra khác nhau. Cho đến nay, Hiệp
định hợp tác ASEAN - Trung Quốc đã thảo luận và ký kết khá cụ thể, cũn
cỏc Hiệp định khác tiến độ đạt được chậm hơn. Mặt khác các Hiệp định
khác cũng dự định dùa theo Hiệp định khung ASEAN - Trung Quốc. Hơn
nữa nội dung Hiệp định ASEAN - Trung Quốc bao quát toàn diện cả về biện
pháp thuế quan và phi thuế quan lấy nền tảng các qui định của GATT và
WTO. Do vậy, đề tài tập trung thời lượng nhiều hơn vào việc phân tích sự
bất cập giữa chính sách của Việt Nam theo Hiệp định khung ASEAN Trung Quốc và nền tảng của các Hiệp định khung đó là các thể chế thương
mại hàng hóa nông sản của WTO.
• Trong phân tích các Hiệp định khung với 4 nước nói chung và với Trung
Quốc nói riêng, đề tài cũng chỉ tập trung vào thương mại hàng hoá và các
nội dung liên quan đến thương mại hàng hoỏ. Cỏc nội dung khác về đầu tư,
dịch vụ v.v. đề tài chưa có điều kiện nghiên cứu.


2.2.2Phương pháp tiếp cận và khung phân tích Phương pháp tiếp cận và
khung phân tích
1) Tiếp cận tài liệu thứ cấp trong nước; thông tin nông nghiệp và thương mại

quốc tế qua các tài liệu, báo cáo và truy cập trên Internet các trang Website
của FAO, UNDP, WB, AMAD, UNCTAD ...
2) So sánh thuế quan giữa các nước (mức thuế quan trung bình giản đơn, thuế
quan trong và ngoài hạn ngạch);
3) Sử dụng phương pháp thống kê và phân tích tỷ lệ sử dụng các công cụ phi
thuế quan của các nước đối với hàng nông sản;
4) Sử dụng phương pháp phân tích khiếm khuyết (GAP approach) để phân tích
sự bất cập của chính sách Việt Nam với HĐK;
III.TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN Tổng quan các công
trình nghiên cứu liên quan

Cho đến nay ở trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong đó có ngành nông nghiệp. Phần lớn trong
các công trình nghiên cứu đó ở mức độ khác nhau đều có đề cập đến các chính
sách thuế quan và phi thuế quan. Một số công trình nghiên cứu hội nhập riêng về
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể nêu lên ở đây là:
3


Dự án: Tăng cường năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn (SCARDSII) do chương trình hợp tác phát triển
Việt Nam - Ôxtrõylia thông qua Quỹ CEG tài trợ. Các công trình đã xuất bản một
bộ sách (4 quyển) với các tiêu đề: WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam; Đánh
giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các quy định trong Hiệp
định khu vực và song phương; Tác động của tự do hóa thương mại đến ngành chăn
nuôi Việt Nam; Nghiên cứu điều kiện hình thành sàn giao dịch nông sản tại Việt
Nam. Bộ sách này đã giới thiệu một số vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu: (1)
các qui định và luật lệ quốc tế đối với ngành nông nghiệp, tập trung trong Hiệp
định nông nghiệp, Hiệp định SPS và Hiệp định TBT, doanh nghiệp thương mại nhà
nước, sở hữu trí tuệ trong thương mại nông nghiệp; (2) chính sách nông nghiệp của

Việt Nam, trong đó cú cỏc chính sách thuế quan và biện pháp phi thuế quan, so
sánh với các quy định trong Hiệp định khu vực và đa phương; (3) WTO, thương
mại nông sản và phát triển.
Dự án nghiên cứu nói trên đã đề cập tới các vấn đề thuộc đề tài nghiên cứu,
dự ỏn giới thiệu các Hiệp định và qui định của WTO, đối chiếu với chính sách
nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên sự so sánh đú cũn rất khái quát, chưa đề cập cụ
thể.
Bộ Thương mại cũng đã chủ trì thực hiện: Dự án hỗ trợ thương mại đa biên
giai đoạn 2 từ năm 2005 đến 2008, viết tắt MUTRAP II, do cộng đồng Châu Âu
tài trợ, trong đú cú 3 hợp phần về lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên dự án này bắt
đầu triển khai từ quớ IV năm 2005, muộn hơn so với thời gian thực hiện đề tài.
Trong nước cũng có một số nghiên cứu của Viện quản lý kinh tế Trung
ương, Viện nghiên cứu của Bộ Thương mại về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam. Các nghiên cứu này có nội dung rộng lớn hơn bao quát tất cả các ngành kinh
tế. Chính sách thuế quan và phi thuế quan trong nông nghiệp chỉ là một phần rất
nhỏ và chưa được đề cập chi tiết.
Trên thế giới đó cú rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Trước hết là phải kể đến các công trình nghiên cứu về khái niệm, phân loại và
lượng húa cỏc biện pháp phi thuế quan của các tác giả Bijit Bora, Aki Kuwahara
và Samlaird được Liên hiệp quốc ở NewYork và Geneva xuất bản năm 2002.
Nhóm nội dung nghiên cứu khác tập trung vào quá trình gia nhập và thực
hiện nghĩa vụ thành viên WTO của Trung Quốc. WTO đã tập hợp các kết quả đó
và đăng tải trên trang web của WTO (tài liệu dày trên 350 trang điện tử), trong đó
có một số chương liên quan vấn đề nghiên cứu. Tất nhiên là những nội dung đó
thuộc nền kinh tế Trung Quốc.
Các kết quả nghiên cứu trờn đó hỗ trợ thêm về ý tưởng và phương pháp
nghiên cứu của đề tài, giúp nhóm nghiên cứu có cách nhìn rõ hơn từ các công trình
trên.
4



PHẦN I.
CÁC BIỆN PHÁP THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN TRONG WTO VÀ AFTA
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN Cơ sở Lý luận về thuế quan
và phi thuế quan

1.1. Thuế quan

Thuế quan

1.1.1. Khái niệm thuế quan và mục đớchđỏnh thuế quan
Khái niệm thuế
quan và mục đíchđánh thuế quan
Thuế quan là thuế xuất nhập khẩu, đó là số tiền nhà xuất khẩu hoặc nhập
khẩu phải nép vào ngân sách nhà nước của nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu.
Mọi hàng hoá được phép xuất nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới của một
nước nói chung đều phải chịu thuế xuất nhập khẩu theo qui định của nước xuất
hoặc nhập khẩu.
Thông thường, thuế quan được áp dụng trước tiên nhằm mục đích tăng
nguồn thu ngân sách cho chính phủ. Tuy nhiên, thuế quan cũng có thể được áp
dụng vì những mục đích khác như ngăn chặn hàng nhập khẩu và bảo vệ hàng trong
nước, trả đũa một quốc gia khác, bảo vệ một ngành công nghiệp quan trọng hay
non trẻ, v.v.
Thuế quan được WTO coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì,
nhờ sự minh bạch và tính dễ dự đoán trong việc áp dụng biện pháp này.
1.1.2. Mức thuế quan và các loại thuế suất Mức thuế quan và các loại thuế suất
Mức thuế quan được qui định theo tỷ lệ % trị giá xuất, nhập khẩu hoặc trị
giá tuyệt đối trên một đơn vị sản phẩm xuất, nhập khẩu.
Mức thuế quan bao gồm các loại: Thuế suất ưu đãi; thuế suất ưu đãi đặc biệt;
thuế suất thông thường và thuế nhập khẩu bổ sung.

a)Thuế suất Thuế suất ưu đãi:
Là thuế suất chỉ áp dụng cho hàng nhập có xuất xứ từ nước, hoặc khối nước
có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại. Mỗi một nước có
quy định cụ thể cho từng mặt hàng trong biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi.
b)Thuế suất ư
Thuế suất ưu đãi đặc biệt:
Là thuế suất được áp dụng cho hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối
nước đó cú thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực
thương mại tự do, liên minh quan thuế, hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương
mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác. Mỗi một nước, thuế suất ưu đãi
đặc biệt được áp dụng cụ thể cho từng mặt hàng theo qui định trong thoả thuận.
c)Thuế suất thông th

Thuế suất thông thường:
5


Là thuế suất được áp dụng cho hàng nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối
nước không có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại. Đây là
thuế suất thương mại tự do không có thỏa thuận hoặc cam kết ưu đãi.
d) Thuế nhập khẩu bổ sung
Thuế nhập khẩu bổ sung
Ngoài thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt,
hàng nhập khẩu có thể còn bị đánh thuế theo thuế suất bổ sung. Tùy theo qui định
của từng nước và từng trường hợp để nước đó áp dụng các biện pháp thuế nhập
khẩu bổ sung.
1.1.3. Các bảng danh mục thuế để thực hiện lộ trỡnh cam kết cắt giảm thuế
trong AFTA
Ngoài các loại thuế nêu ở trên, trong lộ trỡnh cắt giảm thuế để thực hiện
AFTA, tất cả cỏc dũng thuế còn được phân thành cỏc nhúm sau đây:

Nhúm các mặt hàng cắt giảm thuế quan ngay (Inclusion List - IL), đây là
nhúm cỏc mặt hàng phải đưa vào cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn mức thuế
quan kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Theo AFTA, nhúm cỏc mặt hàng này
của Việt Nam phải cắt giảm xuống 0-5% vào năm 2006, mức giảm Ýt nhất
là 3 năm 1 lần, mỗi lần cắt giảm tối thiểu là 5%;
• Nhúm các mặt hàng loại trừ tạm thời (Temporary Exclusion List -TEL), đõy
là các mặt hàng tạm thời chưa cắt giảm ngay trong một số năm đầu, nhưng
thời gian sau đó phải được đưa vào cắt giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn. Theo
AFTA, đối với Việt Nam, nhóm mặt hàng này được loại trừ tạm thời từ 1995
-1999, sẽ phải đưa vào cắt giảm theo 5 bước trong giai đoạn 5 năm từ 1999
-2003;
• Nhúm các mặt hàng loại trừ hoàn toàn (General Exception List -GEL), có tài
liệu nêu là nhóm mặt hàng nhạy cảm là nhúm cỏc mặt hàng có vị trí quan
trọng đối với an ninh quốc gia, đạo đức, sức khỏe, sự tồn tại của động thực
vật, bảo tồn giá trị văn hóa v.v. được loại trừ khỏi việc cam kết cắt giảm
thuế quan.
• Trong các Hiệp định khung ASEAN với 4 nước, cũn cú khái niệm "thu
hoạch sớm" có nghĩa là các mặt hàng thuộc diện hoàn thành việc cắt giảm
nhanh trước thời hạn thông thường.


1.1.4.Phương phỏp tớnh thuế quan Phương pháp tính thuế quan
Thuế quan theo tỷ lệ % trị giá xuất, nhập khẩu được tớnh dựa trờn: Số lượng
từng mặt hàng xuất nhập khẩu, trị giá tính thuế và thuế suất.
Thuế xuất nhập khẩu được tính theo công thức:
6


Thuế xuất/nhập = Sè lượng (từng mặt hàng) * Trị giá tính thuế * Thuế suất
Trong đó:

Sè lượng từng mặt hàng: là số lượng hàng (tấn, bao, kiện ...) ghi trong tê
khai hải quan
Trị giá tính thuế: Là giá tiền của một đơn vị hàng hóa. Trị giá tính thuế được
xác định theo trị giá giao dịch.
Tuy nhiên trong thực tế các loại hàng hóa rất đa dạng và không phải hàng
hóa nào cũng có trị giá giao dịch cho nên ở Việt Nam trị giá tính thuế được xác
định theo 5 phương pháp khác nhau. Ngoài phương pháp theo giá trị giao dịch cũn
cú 4 phương pháp khác là: Tính theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
giống hệt; tính theo trị giá khấu trừ; tính theo trị giá tính toán và theo phương pháp
suy luận.
Thuế suất (nh đó nêu ở trên)
1.2.Các biện pháp phi thuế quan

Các biện pháp phi thuế quan

1.2.1.Khái niệm và mục đích áp dụng các biện pháp phi thuế quan Khái niệm
và mục đích áp dụng các biện pháp phi thuế quan
Cú mét số khái niệm và cách hiểu về biện pháp phi thuế quan, sau đây đề tài
sử dụng các khái niệm được một số tác giả đưa ra và được tóm lược nêu lên trong
tài liệu của WTO về chính sách thương mại và hàng hóa thế giới, chuỗi nghiên cứu
số 18 với tiêu đề "Định lượng các biện pháp Phi thuế quan" của Bijit Bora, Aki
Kuwahara and Sam Laird (2002):
- Thuật ngữ “cỏc biện pháp phi thuế quan” (Non-Tariff Measures, sau đây
viết tắt là NTM) bao hàm tất cả các biện pháp hạn chế định lượng xuất nhập khẩu,
trợ giá sản xuất, trợ giá xuất khẩu, hoặc các biện pháp khác có tác dụng tương tự,
không chỉ riêng hạn chế xuất khẩu (GATT và UNCTAD).
- Theo Baldwin (1970s), cho rằng “biện pháp phi thuế quan” là bất kì biện
pháp nào tác động đến việc phân bổ hàng hoá dịch vụ thông thương quốc tế, hoặc
các nguồn lực cho hàng hoá và dịch vụ đó sao cho giảm được thu nhập thực tế.
Từ các khái niệm và nhận dạng ở trên ta có thể khái quát: Biện pháp phi thuế

quan là các biện pháp (không bao gồm công cụ thuế quan) can thiệp vào hàng xuất
nhập khẩu, từ đó làm tăng hoặc giảm giá trị thương mại thực của hàng hóa làm
giảm hoặc tăng năng lực cạnh tranh.
Đối với nước nhập khẩu, mục tiêu hay động lực áp dụng các biện pháp phi
thuế quan xuất phát từ mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội lâu dài, hoặc
xuất phát từ mong muốn trước mắt cân bằng cán cân thanh toán, cũng có thể là
7


giúp một ngành sản xuất tránh được tình trạng nhập khẩu quá nhiều, gây tổn hại và
ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành đó. Biện pháp nước nhập khẩu áp dụng là
hạn chế hoặc làm tăng chi phí dẫn đến tăng giá làm giảm năng lực cạnh tranh của
hàng nhập khẩu.
Đối với nước xuất khẩu với mục tiêu xuất khẩu được nhiều, xuất khẩu với
giá cạnh trạnh nờn tỡm biện pháp hỗ trợ để giảm chi phí dẫn đến giảm giá hàng
xuất khẩu.
Tuy nhiên khi lạm dụng quá mức hoặc sử dụng trá hình các biện pháp phi
thuế quan sẽ bóp méo giá trị thương mại và trở thành các rào cản thương mại, có
tác động tiêu cực đến việc tiếp cận thị trường và cản trở tự do hóa thương mại.
1.2.2.Phân loại

Phân loại

a)Phõn loại theo biện pháp Phi thuế quan truyền thống và mới áp dụng
loại theo biện pháp Phi thuế quan truyền thống và mới áp dụng

Phân

Các hàng rào phi thuế quan truyền thống bao gồm hạn ngạch, cấp phép, định
giá hải quan, quy định về xuất xứ, kiểm tra hàng hóa trước khi xuống tàu..., trong

đó, ba biện pháp đầu tiên được sử dụng rộng rãi hơn cả là: (a) Hạn chế định lượng;
(b) Cấp phép nhập khẩu; (c) Các quy định về định giá hải quan để tính thuế.
Nhìn chung, các biện pháp hạn chế định lượng được coi là có tác dụng bảo hộ
mạnh hơn các biện pháp thuế quan và trực tiếp bóp méo thương mại. Do vậy, điều
XI của Hiệp định GATT không cho phép các nước thành viên áp dụng các biện
pháp hạn chế số lượng nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Không áp dụng hạn
chế định lượng là một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO. Tuy nhiên, Hiệp
định GATT đưa ra một số ngoại lệ với nguyên tắc này, cho phép các nước thành
viên được áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng theo những điều kiện nghiêm
ngặt. Thớ dụ nh để đối phó tình trạng thiếu lương thực trầm trọng (Điều XI:2), bảo
vệ cán cân thanh toán (Điều XVII:B), bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật
(Điều XXV) và bảo vệ an ninh quốc gia (Điều XXIV). Trước đây, cấp phép nhập
khẩu là một biện pháp được sử dụng rất rộng rãi nhằm hạn chế nhập khẩu. Hiện
nay, các quy định về cấp phép nhập khẩu của một nước thành viên phải tuân thủ
Hiệp định về thủ tục cấp phép Nhập khẩu của WTO, tức là đáp ứng các tiêu chí
như đơn giản, minh bạch và dễ dự đoán. Trình tự, thủ tục xin cấp phép cũng như lý
do áp dụng giấy phép phải được thông báo rõ ràng, đặc biệt là với các loại giấy
phép không tự động. Các quy định về định giá hải quan để tính thuế có thể trở
thành một rào cản lớn với hoạt động thương mại. Thớ dụ nh quy định việc áp giá
tối thiểu để tính thuế nhập khẩu. Chính vì vậy, Hiệp định về định giá Hải quan
ACV của WTO đã quy định cỏc nguyờn tắc cụ thể trong việc xác định giá trị tính
thuế của hàng hóa.
8


Các biện pháp phi thuế quan khác mới áp dụng đó là (a) Các quy định về kỹ
thuật, vệ sinh, dán nhãn. Đồng thời với những nỗ lực giảm thuế và điều chỉnh các
biện pháp phi thuế truyền thống trong WTO, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức
rào cản thương mại mang tính kỹ thuật như các quy định về vệ sinh, kỹ thuật, môi
trường, tiêu chuẩn sản phẩm... . Hiện nay, trong WTO, Hiệp định SPS điều chỉnh

việc áp dụng các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động, thực vật và Hiệp định TBT
điều chỉnh việc áp dụng các quy định liên quan tiêu chuẩn sản phẩm, dán nhãn,
chứng nhận và công nhận hợp chuẩn. Mục tiêu của hai hiệp định này là cho phép
các nước thành viên một mặt duy trì các biện pháp vệ sinh và kỹ thuật vỡ cỏc lý do
chính đáng, mặt khác hạn chế khả năng lạm dụng các biện pháp này để bóp méo
hoạt động thương mại. (b) Trợ cấp, đây là một công cụ chính sách được sử dụng
rộng rãi và phổ biến ở hầu hết các nước nhằm đạt các mục tiêu của chính phủ về
kinh tế, xã hội, chính trị... Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về trợ cấp, tuy nhiên,
theo WTO, trợ cấp là một khoản đóng góp về tài chính do chính phủ hoặc một tổ
chức nhà nước cung cấp, hoặc là một khoản hỗ trợ thu nhập hoặc hỗ trợ giá và
mang lại lợi Ých cho đối tượng nhận trợ cấp. Trong WTO, trợ cấp nông nghiệp
được điều chỉnh bởi Hiệp định Nông nghiệp. (c) Các quy định chống bán phá giá.
Nhìn chung, "bán phá giá" được hiểu là hành vi bán hàng hóa tại thị trường nước
nhập khẩu thấp hơn giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu. Bán phá giá
thường được thực hiện khi bên bán muốn chiếm lĩnh thị trường hay cạnh tranh
giành thị phần. Bán phá giá bị coi là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vỡ
khụng dựa trờn những tiêu chí thương mại và có xu hướng bóp méo thương mại,
gây ảnh hưởng ngành công nghiệp nước nhập khẩu. (d) Mua sắm chính phủ. Các
chính phủ thường chi một khoản rất lớn để mua sắm hàng hóa, thiết bị và dịch vụ
phục vụ hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc mua sắm đó thường không căn cứ
vào các tiêu chí thương mại thông thường. Dưới áp lực chính trị, các chính phủ
thường mua hàng hóa và dịch vụ từ các công ty trong nước, do vậy, tạo ra sự phân
biệt đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Hiện nay, WTO có Hiệp định Mua
sắm Chính phủ để điều tiết hoạt động này. Tuy nhiên, hiệp định này mới chỉ dừng
ở khuôn khổ của một hiệp định nhiều bên và việc tham gia hiệp định là trên cơ sở
tự nguyện. (e) Các biện pháp đầu tư liên quan thương mại, thí dụ như các quy định
yêu cầu các nhà đầu tư phải sử dụng nguyên liệu trong nước, quy định tỷ lệ xuất
khẩu sản phẩm hay hạn chế nguồn ngoại tệ dùng để thanh toán hàng nhập khẩu của
công ty... Các biện pháp này thường được các nước đang phát triển sử dụng rộng
rãi để hạn chế nhập khẩu và phát triển ngành công nghiệp trong nước. Để khắc

phục tình trạng này, Hiệp định TRIMS đã đưa ra mét danh mục các biện pháp đầu
tư bị coi là không phù hợp các quy định về tự do hóa thương mại của WTO và yêu
cầu các nước thành viên không duy trì những biện pháp này. (f) Bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ. Việc thực thi không đầy đủ quyền sở hữu trí tuệ cũng được coi là một
rào cản lớn với hoạt động thương mại quốc tế, vì hàng nhái, hàng giả, hàng vi
phạm bản quyền với giá rẻ sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm
đích thực. Vấn đề này thật sự trở nên nghiêm trọng với những quốc gia mà việc
9


thực thi quyền sở hữu trí tuệ không được nghiêm ngặt (Nguyễn Văn Long, UBQG
HNKTQT).
b)Phõn loại theo tính chất tác động của các biện pháp Phi thuế quan Phân
theo tính chất tác động của các biện pháp Phi thuế quan

loại

Trong tài liệu "Chính sách thương mại và hàng hóa thế giới, chuỗi nghiên
cứu 18 về Định lượng các biện pháp Phi thuế quan", theo Laird và Vossenaar
(1991), NTM có thể được phân loại theo mức độ tác động trực tiếp của các biện
pháp, các tác giả đã chia các biện pháp đó bao gồm năm phõn lớp sau đây:
(i)Cỏc biện pháp kiểm soát khối lượng hàng nhập khẩu Các biện pháp kiểm soát
khối lượng hàng nhập khẩu
Có hàng loạt các biện pháp được sử dụng để kiểm soát khối lượng hàng
nhập khẩu, nó bao gồm các lệnh cấm, các hạn ngạch hay hạn chế số lượng hàng
nhập khẩu (Quota Rate-QR), việc cấp giấy phép có điều kiện, giấy phép nhập
khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, Hiệp ước bình ổn thị trường và độc quyền
nhập khẩu hay kinh doanh của nhà nước.
Các biện pháp trong phõn lớp này áp dụng ngay tại biên giới hoặc trước đó,
do nước nhập khẩu thực hiện để ngăn chặn không cho vào biên giới nước nhập

khẩu.
(ii)

Các biện pháp kiểm soát giá hàng nhập khẩu

Những biện pháp này bao gồm: phần trả thêm, thuế theo mùa, hạn ngạch
thuế quan, chi phí phát sinh và chi phí quốc nội đánh thuế lên mặt hàng nhập khẩu,
các khoản thuế biến thiên, thuế chống phá giá và thuế nhập khẩu phụ thu.
Các biện pháp khác trong nhóm này như giá tối thiểu, thủ tục mua bán của
chính phủ, hạn chế giá xuất khẩu do quốc gia xuất khẩu đảm nhận, các biện pháp
khác làm tăng chi phí hàng nhập khẩu như qui định khoản đặt cọc, sử dụng tín
dụng khi nhập khẩu, vận chuyển trờn cỏc đội tàu quốc gia hoặc qui định cảng nhập
khẩu.
Các biện pháp này tập trung vào xem xét và tác động lên giá hàng nhập
khẩu. Nói là kiểm soát giá nhưng thực chất là các biện pháp kích hoạt làm cho giá
hàng nhập khẩu tăng thêm.
(iii)Cỏc biện pháp giám sát như điều tra giá cả và trọng lượng
pháp giám sát như điều tra giá cả và trọng lượng

Các

biện

Các biện pháp này là việc cấp giấy phép tự động, giám sát nhập khẩu, điều
tra giá và điều tra chống phá giá - bù đắp. Các biện pháp này xem xét mức độ
chênh lệch giữa giá bán ở thị trường nhập khẩu với chi phí sản xuất và lưu thông
10


hàng hóa. Các biện pháp này có tác động quấy rối, gây cản trở đối với các hoạt

động khác, làm nón lòng người xuất khẩu, và như vậy thì sẽ hạn chế xuất khẩu. Ở
nhiều nước như Mỹ và Liên minh Châu Âu thường xuyên cú cỏc cuộc điều tra
chống bán phá giá. Ban đầu họ điều tra xem liệu có bán phá giá hay trợ giá diễn ra
không. Nếu như có hiện tượng này, họ tiếp tục điều tra xem liệu có gây hại đến sản
xuất trong nước hay không. Từ đó họ áp đặt thuế bù đắp hay thuế bán phá giá.
(iv)Cỏc biện pháp trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất Các biện pháp trợ cấp
xuất khẩu và hỗ trợ sản xuất
Các biện pháp này có thể áp dụng trợ cấp cho sản xuất hoặc gián tiếp cho
đầu vào sản xuất, cũng có thể áp dụng cho dịch vụ tài chính hay vận chuyển trong
sản xuất và tiếp thị, đôi khi áp dụng cho các vùng nhằm hỗ trợ phát triển khu vực
đú. Nú được thực hiện dưới dạng hỗ trợ tài chính hay hoàn thuế hay lệ phí.
Các biện pháp trong phõn lớp này do các nước xuất khẩu thực hiện có tác
dụng hỗ trợ làm giảm giá thành sản phẩm khi đưa đến thị trừờng nhập khẩu và do
đó nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường nước nhập khẩu.
(v)Biện pháp kĩ thuật

Biện pháp kĩ thuật

Biện pháp kỹ thuật bao gồm những qui định và tiêu chuẩn kỹ thuật mà các
sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng khi đưa vào thị trường nước nhập khẩu. Đó là
các qui định, tiêu chuẩn về y tế, vệ sinh, kiểm dịch động thực vật, ATTP, tiêu
chuẩn môi trường và kết hợp của các tiêu chuẩn đó. Mục đích chính đáng của các
biện pháp kỹ thuật là vì lý do an toàn sức khoẻ của con người, bảo vệ cây trồng và
vật nuụi tránh nguy cơ bị xâm nhập lây lan các bệnh tõt. Để đáp ứng được các qui
định và tiêu chuẩn kỹ thuật nước nhập khẩu yêu cầu nhà sản xuất và xuất khẩu phải
tăng đầu tư, tăng chi phí làm tăng giá hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, một số mặt
hàng xuất khẩu không tuân thủ quy định có thể sẽ bị cấm hoặc bắt buộc phải đầu tư
nhiều cho việc nâng cấp quy trình sản xuất.
Nhúm các biện pháp kỹ thuật do nước nhập khẩu áp dụng nhằm mục tiêu rất
chính đáng là bảo vệ sức khỏe con người, ngăn chặn bệnh xâm nhập lây lan, nhưng

nấp dưới mục tiêu chính đáng đó là hàng rào kỹ thuật để ngăn chặn hàng hóa nhập
khẩu. Với nhóm biện pháp này các nước đang phát triển chịu nhiều thua thiệt hơn.
Biện pháp phi thuế quan có rất nhiều loại, theo OECD năm 1994, đã thống
kê chỉ riêng nông nghiệp, có khoảng 150 biện pháp NTM. Xu hướng của các biện
pháp Phi thuế quan đi từ các biện pháp can thiệp hành chính (ngăn cấm) chuyển
sang các biện pháp tác động lên giá thành và giá bán, đến ngày nay chuyển sang
hình thức tinh vi hơn thông qua hàng rào kỹ thuật. Cho dù ở mức độ nào thì các
nước đang phát triển cũng phải đối đầu với nhiều thách thức hơn là cơ hội thuận
lợi.
11


1.3. Tính chất hai mặt của thuế quan và biện pháp phi thuế quan Tính
hai mặt của thuế quan và biện pháp phi thuế quan
trong thể chế thương mại quốc tế

chất

1.3.1.Mặt tích cực Mặt tích cực
Với mục đích và các nguyên tắc hoạt động của WTO là tạo điều kiện hình
thành thể chế thương mại chung bao hàm trong các qui định về thuế quan, biện
pháp phi thuế quan và các lĩnh vực khác, nhờ vậy thể chế thương mại quốc tế cú
cỏc mặt tích cực thể hiện:










Về nguyên tắc, các biện pháp thuế quan và phi thuế quan theo WTO là tạo
nên thể chế thương mại minh bạch, bình đẳng, thông thoáng dựa trờn cơ sở
đàm phán thương lượng và loại bỏ rào cản.
Thể chế thương mại đó kích thích sản xuất nông sản theo qui trình kỹ thuật
tiến bộ đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng hóa.
Cũng tạo điều kiện để cho các loại nông sản đủ tiêu chuẩn có thể được mở
rộng thị trường, tự do cạnh tranh trên bất kỳ thị trường nào.
Tạo cơ hội cho các nước tiếp cận kỹ thuật, công nghệ, quản lý tiên tiến đổi
mới nền sản xuất và cơ chế quản lý kinh tế của chính nước mình.
Vì mục đích và những đòi hỏi ở trên, khuyến khích các nước hợp tác song
phương và đa phương, kích thớch các nước gia nhập các tổ chức hoạt động
trong các lĩnh vực tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm dịch, BVTV, v.v. để từng bước
hài hòa hóa tiêu chuẩn quốc gia tương thích với tiêu chuẩn quốc tế.
Cho phép các nước sử dụng công cụ thuế quan để điều khiển việc xuất, nhập
nông sản, cũng như tạo cho các nước đang phát triển những điều khoản linh
hoạt trong tiếp cận thương mại quốc tế và có một khoảng thời gian dài hơn
để cải cách và hoàn thiện các chính sách của mình hài hòa với thông lệ và
thể chế thương mại quốc tế.

Với những mặt tích cực của thể chế thương mại quốc tế như trên, thể chế
thương mại quốc tế đóng góp quan trọng vào việc tạo sức Ðp sự đổi mới, cải cách,
thóc đẩy sự phát triển nông nghiệp các nước cũng như đẩy nhanh quá trình hội
nhập nông nghiệp khu vực và quốc tế.
1.3.2.Mặt hạn chế Mặt hạn chế
Trái ngược với mục đích và mong muốn cao cả của thể chế thương mại quốc
tế, trong thực tế do cơ chế thị trường thể chế thương mại quốc tế không được trong
sáng như ý tưởng mong muốn mà nó bị bóp méo thể hiện trên một số điểm hạn chế
hoặc tiêu cực dưới đây:

• Việc thương lượng và đàm phán là cơ sở hàng đầu của sự thống nhất. Tuy
nhiên với vai trò và vị thế kinh tế, chính trị của mỡnh, cỏc nước lớn thường
12










có sức áp đảo và quyết định. Tiếng nói của các nước nhỏ, kinh tế yếu có
trọng lượng thấp. Chính vì vậy, trong thực tiễn nguyên tắc "thương lượng và
đàm phán" đã chứa đựng sự bất bình đẳng.
Các nước đang phát triển hoặc kém phát triển tổ chức sản xuất trong điều
kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật và qui trình sản xuất lạc
hậu nên chất lượng sản phẩm thấp, chứa đựng nhiều yếu tố và công đoạn bất
an toàn thực phẩm. Các sản phẩm với chất lượng nh vậy làm thế nào để xâm
nhập vào được các thị trường các nước phát triển với yều cầu tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng cao, tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ.
Chính vì vậy, đã tạo nên dòng chảy sản phẩm một chiều từ các nước phát
triển sang các nước đang và kém phát triển, dòng chảy ngược lại (từ các
nước đang và kém phát triển sang các nước phát triển) rất khó khăn. Các sản
phẩm chưa an toàn thực phẩm, chất lượng thấp do các nước đang và kém
phát triển sản xuất ra chỉ có thể tiêu dùng nội bộ và luân chuyển trong khu
vực các nước đang và kém phát triển.
Khai thác điểm yếu này của các nước đang và kém phát triển, các nước phát
triển dựng cỏc biện pháp kỹ thuật thực chất là hàng rào kỹ thuật về qui trình

sản xuất, về tiêu chuẩn sản phẩm, về môi trường để ngăn chặn các sản phẩm
các nước đang phát triển nhập khẩu vào nước họ, nhằm bảo hộ sản xuất
trong nước. Trong khi đó, các nước mạnh như EU, Mỹ thực hiện hỗ trợ sản
xuất trong nước rất lớn dưới nhiều hình thức làm cho giá thành nông sản của
họ giảm, giá bán có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm tương tự từ các
nước đang phát triển (ví dụ: Đường của châu Âu, ngô của Mỹ).
Về phương diện cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của nông sản về chất lượng
như đã nói ở trên, về phương diện giá bán có thể do giá công lao động rẻ
hơn nên giá thành sản phẩm các nước đang phát triển có giá bán thấp hơn.
Cho dù giá bán có thấp hơn chăng nữa, nó chỉ phù hợp với bộ phận thu nhập
thấp trong các nước phát triển mà thôi. Để hạn chế nhập khẩu các nông sản
có giá rẻ, các nước phát triển dùng chính sách chống bán phá giá để ngăn
chặn, làm cho giá hàng nhập khẩu tăng lên khó cạnh tranh với hàng nội địa.
Các nước đang phát triển rất khó có điều kiện về tài chính và quan hệ quốc
tế để theo đuổi các vụ kiện loại này. Việt Nam đã bị kiện bán phá giá cá Ba
sa, tôm, giày mà rất Ýt cơ hội để thắng kiện.
Điều cần quan tâm nhiều hơn là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp,
các ông chủ kinh doanh thương mại nông sản. Thương nhân của các nước
đang và kém phát triển phần lớn vốn liếng Ýt ỏi, năng lực tiếp cận thị trường
hạn chế, hệ thống giao dịch và phân phối hạn hẹp. Tất cả đó thể hiện năng
lực cạnh tranh của các thương nhân trong các nước đang phát triển không đủ
sức để đương đầu với các Tổng công ty xuyên quốc gia, các công ty lớn của
các nước phát triển dày dạn kinh nghiệm quản lý, thương trường và năng lực
tài chính khổng lồ. Điều đó phản ỏnh tớnh bất bình đẳng trong thương mại
13


cạnh tranh, cái được gọi là " công bằng" dựa trờn một thực tế "không ngang
sức".
• Về hưởng lợi của công nghệ và quản lý tiến bộ, các nước đang phát triển rất

tốn kém để tiếp thu công nghệ và quản lý do các nước phát triển chuyển
giao. Nhưng thông thường họ nhận được những loại công nghệ thuộc các thế
hệ trước, trong đó có loại đã lỗi thời. Thêm vào đó là sự chuyển giao không
đầy đủ về đặc tính công nghệ, kỹ năng sử dụng, vận hành. Chính vì vậy, khi
đưa vào ứng dụng gặp không Ýt trục trặc, hiệu quả thấp. Điều này làm
chậm sự phát triển của nước tiếp nhận và của xã hội. Các nước đang và kém
phát triển phải trả giá và tốn kém không Ýt nguồn lực.
Có thể là chưa đầy đủ khi phân tích những mặt hạn chế, tiêu cực. Nhưng với
nhưng điểm nêu trên cho thấy thể chế thương mại quốc tế mà các quốc gia đang
mong muốn xây dựng chứa đựng trong mình nó một số khuyết tật. Thực chất của
các điểm tiêu cực này đã hạn chế tự do hóa thương mại của các nước đang và kém
phát triển, một lực lượng đông đảo trên hành tinh này.
Khi nghiên cứu chính sách thuế quan và phi thuế quan phân tích các điểm
tiêu cực của thể chế thương mại quốc tế, không vì thế mà lung lay ý chí hội nhập
nông nghiệp quốc tế. Hội nhập kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riờng đã là xu
thế tất yếu khách quan và cũng là sức Ðp mạnh mẽ để nhanh chóng đổi mới nền
nông nghiệp nước ta. Phân tích những hạn chế này hàm ý rằng trên con đường hội
nhập có nhiều thách thức và nhiều đá ngầm mà chúng ta phải lường trước để lùa
chọn một cách linh hoạt, khôn ngoan.
1.4.Phương pháp xác định tác động của các biện pháp thuế quan Phương
pháp xác định tác động của các biện pháp thuế quan
và phi thuế quan
1.4.1.Phương pháp xác định tác động của thuế quan
tác động của thuÕ quan

Phương pháp xác định

Dùa vào mức độ cắt giảm thuế suất để đánh giá mức độ tiếp cận thị trường
của nước nhập khẩu. Thuế suất thuế nhập khẩu cam kết càng thấp điều đó đồng
nghĩa với tiếp cận thị trường cao hơn. Ngược lại mức thuế suất cao thì mức độ tiếp

cận thị trường giảm.
Các nhà phân tích định lượng cũng đã xây dựng mô hình để phân tích các
phương án cắt giảm thuế quan tác động đến lượng xuất nhập khẩu, giá cả nội địa,
phóc lợi đối với người sản xuất, người tiêu dùng, quốc gia nhập khẩu. Mô hình mô
phỏng chính sách thương mại nông sản (Agricultural Trade Policy Simulation
Model, viết tắt ATPSM) của Vazetti được sử dụng để phân tích tác động thay đổi
thuế quan của một số nước.
14


1.4.2.Xác định tác động của các biện pháp phi thuế quan
của các biện pháp phi thuế quan

Xác định tác động

Phương pháp tính toán xác định tác động của các biện pháp phi thuế quan
hết sức phức tạp. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu cố gắng tìm tòi các phương pháp
đánh giá tác động của nó. Hiện có nhiều phương pháp luận để xác định tầm quan
trọng của các biện pháp mậu dịch và dự đoán tác động của các biện pháp phi thuế
quan. Trong đó có 2 phương pháp chủ yếu: (1) phương pháp thống kê và (2)
phương pháp mô hình.
Phương pháp thống kê để tóm tắt thông tin về các biện pháp NTM được sử
dụng và phạm vi các mặt hàng chịu ảnh hưởng. Theo phương pháp này trước hết
xác định các biện pháp phi thuế quan mà một nước áp dụng. Tiếp đến là xác định
phạm vị sử dụng các biện pháp đó cho những sản phẩm nào, tỷ trọng khối lượng
sản phẩm được áp dụng biện pháp phi thuế quan. Cuối cùng phân tích tỷ trọng
phần nông sản áp dụng biện pháp phi thuế quan so với tổng khối lượng nông sản.
Chỉ số phân tích này chỉ cho chóng ta thấy phạm vi tác động của các biện pháp phi
thuế quan.
Phương pháp mô hình dùng để phân tích mô phỏng tác động định lượng của

các biện pháp NTM, tác động lên giá, lên lượng xuất nhập khẩu và do đó lờn phúc
lợi thu được. Các phương pháp này quan trọng ở chỗ nó tạo ra một khuôn khổ
vững chắc trên cơ sở đó phân tích tác động của phóc lợi, giá cả, sản xuất, và mậu
dịch.
II. NHỮNG VẤN ĐỀ THUẾ QUAN VÀ PHI THUẾ QUAN ĐỐI VỚI NÔNG SẢN Những
vấn đề thuế quan và phi thuế quan đối với nông sản
ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ AFTA

2.1.Qui định thuế quan và phi thuế quan trong WTO Qui định thuế quan và
phi thuế quan trong WTO
2.1.1Nguyên tắc chung Nguyên tắc chung
WTO là tổ chức thương mại quốc tế, tiền thân là Hiệp định chung về thuế
quan và thương mại (GATT). WTO xây dựng một hệ thống các qui định vô cùng
phức tạp và cụ thể trên 4 lĩnh vực: thương mại hàng hóa; dịch vụ; đầu tư và sở hữu
trí tuệ. Tất cả những qui định đú dựa trờn 5 nguyên tắc cơ bản, đó là:
(1) thương mại không phân biệt đối xử;
(2) thương mại ngày càng được tự do hơn thông qua đàm phán;
(3) dễ dự đoán, dự báo;
(4) tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng;
(5) dành cho các nước đang phát triển một số ưu đãi.
15


Nguyên tắc không phân biệt đối xử yêu cầu các nước thành viên phải dành
cho nhau ưu đãi tối huệ quốc (Most Favored Nation -MFN), không có sự phân biệt
đối xử về hàng hóa và dịch vụ giữa các nước thành viên với nhau, và đối xử quốc
gia (National Treatment -NT), tức là không phân biệt đối xử giữa hàng hóa và dịch
vụ sản xuất trong nước và nhập khẩu.
Để thúc đẩy tự do hóa thương mại, WTO yêu cầu các nước phải mở cửa thị
trường, loại bỏ dần dần các rào cản thương mại. Mức độ cắt giảm các rào cản

thương mại được thỏa thuận thông qua đàm phán song phương và đa phương. Thuế
quan được WTO coi là hợp lệ và cho phép các nước thành viên duy trì, nhờ sự
minh bạch và tính dễ dự đoán trong việc áp dụng biện pháp này. Yêu cầu bắt buộc
các quốc gia giảm thuế nhập khẩu, và có thể áp dụng hạn ngạch để mở cửa thị trường. Trong tương lai không được nâng mức thuế quan cao hơn mức đã cam kết.
Nếu muốn nâng cao mức cao hơn phải đàm phán lại với các quốc gia quan tâm. Từ
mức thuế cam kết làm cơ sở, các nước đang phát triển phải giảm thuế 24 % bình
quân và giảm tối thiểu 10% của mỗi dòng thuế trong vòng 10 năm. Chuyển tất cả
các rào cản phi thuế quan đối với thương mại thành các mức thuế quan tương ứng
(gọi là thuế húa). Khụng khuyến khích áp dụng lại các biện pháp phi thuế quan.
Ngoài ra, vòng đàm phán Uruguay còng khuyến khích nhập khẩu các sản phẩm mà
trước đây được bảo hộ bằng biện pháp phi thuế quan, thông qua sử dụng hạn ngạch
- thuế quan.
Nguyên tắc dễ dự báo dự đoán đòi hỏi chính sách thuế quan và phi thuế quan
của các nước thành viên phải không bị thay đổi một cách tùy tiện, thuế quan và các
biện pháp phi thuế phải rõ ràng, có thể tính toán và dự báo được. Khi thay đổi
chính sách, các nước thành viên phải thông báo với Ban thư ký WTO và các đối
tác thương mại liên quan, tham vấn ý kiến của họ trước khi đưa ra chính sách mới.
Nguyên tắc bình đẳng yêu cầu hạn chế các biện pháp cạnh tranh không bình
đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành đặc quyền nào đó cho một số doanh
nghiệp.
Dành ưu đãi cho các nước đang phát triển thông qua việc cho phép các nước
đang phát triển cú thờm một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay
có thời gian dài hơn để điều chỉnh chính sách trong nước phù hợp với qui định của
WTO. Đối xử ưu đãi đặc biệt và riêng biệt dành cho các nước đang phát triển và
kém phát triển gọi là điều khoản linh hoạt.
2.1.2.Qui định đối với nông nghiệp và hàng nông sản Qui định đối với nông
nghiệp và hàng nông sản
Đối với nông nghiệp, có một số Hiệp định của WTO liên quan đến nông
nghiệp như: Hiệp định nông nghiệp (Agreement on Agriculture - AoA); Hiệp định
áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phitosanitary

16


Agreement - SPS); Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
(Technical Barries to Trade - TBT). Ngoài ra cú cỏc hợp phần khác của thương
mại nông sản trong các Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS).
Hiệp định nông nghiệp trong vòng đàm phán Uruguay tập trung vào 3 nội
dung chủ yếu: (1) Giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản (2) Mở cửa thị trường nhập
khẩu; (3) Cắt giảm hỗ trợ sản xuất trong nước cho nông nghiệp.
Mục tiêu chính của Hiệp định nông nghiệp là cải cách các nguyên tắc, luật
lệ, chính sách trong nông nghiệp cũng như giảm bớt những bóp méo thương mại
nông sản do việc bảo hộ nông nghiệp và hỗ trợ sản xuất trong nước tạo nên.
Các điều khoản và cam kết về mở cửa thị trường bao gồm các nội dung:
Đối với nông nghiệp điều khoản mở cửa thị trường cũng phải tuân thủ theo
nguyên tắc chung. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các nước thành viên WTO
là những nước có nông sản là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã không khuyến khích
những nước đang xin gia nhập đưa ra bất kỳ một cam kết nào về hạn ngạch - thuế
quan. Đoàn công tác đã áp dụng điều này với Việt Nam.
Về điều khoản tự vệ đặc biệt:
Theo GATT năm 1994 (điều khoản XIX), các nước thành viên có quyền áp
dụng các biện pháp tự vệ để hạn chế trào lưu nhập khẩu ồ ạt làm thiệt hại đến sản
xuất trong nước. Hiệp định nông nghiệp cũng cho phép các nước thành viờn của
WTO áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt (SSG) mà không yêu cầu chỉ ra sự tổn
hại đối với sản xuất trong nước (tuy nhiên, rào cản phi thuế quan đối với nông sản
đú đó được thuế hóa và đánh dấu SSG). Đối với nông sản, biện pháp tự vệ đặc biệt
được áp dụng khi giá cả một mặt hàng nông sản nhập khẩu nào đó giảm xuống
dưới mức có thể gây ra nguy hại hoặc khối lượng mặt hàng nhập khẩu đó tăng đến
mức gây ra nguy hại đến kinh tế của nước nhập khẩu.
Hỗ trợ sản xuất trong nước:
Hiệp định nông nghiệp chia hỗ trợ sản xuất trong nước thành 3 nhóm (3 loại

hộp khác nhau: Hộp xanh lá cây; hộp xanh lam; và hộp hổ phách (hay hộp đỏ).
Các chính sách thuộc hộp xanh lá cây được hoàn toàn loại trừ khỏi cam kết
cắt giảm. Đó là các biện pháp hỗ trợ, nhưng không làm bóp méo giá trị thương
mại. Bao gồm các khoản hỗ trợ nh sau:
• Các chương trình trợ cấp lương hưu cho người sản xuất nông nghiệp;
• Chương trình chuyển đổi sản xuất, tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp;
• Các chương trình bảo vệ môi trường;
• Các chương trình hỗ trợ vùng;
• Dự trữ quốc gia vì mục tiêu an ninh lương thực;
• Chương trình trợ cấp lương thực trong nước;
• Các dịch vụ công của nhà nước như: Nghiên cứu khoa học, đào tạo, khuyến
nông, đầu tư cơ sở hạ tầng và thông tin thị trường.
17


Các chính sách thuộc hộp xanh lam, là những biện pháp có thể bóp méo giá
trị thương mại nhưng ở mức tối thiểu và vì vậy không yêu cầu phải cam kết cắt
giảm, bao gồm các khoản:
- Chi trả trực tiếp trong các chương trình hạn chế sản xuất, nếu chi trả này
tớnh trờn diện tích và sản lượng cố định hoặc số đầu con gia sóc, gia cầm cố định;
- Các chính sách thuộc "chương trình phát triển". Bao gồm: Trợ cấp đầu tư
như cho vay ưu đãi, hỗ trợ sau đầu tư, hỗ trợ lãi suất v.v.; Trợ cấp các loại vật tư
đầu vào, cho người nghèo, có thu nhập thấp hoặc nụng dân ở cỏc vựng khó khăn;
Hỗ rợ để chuyển đổi cây thuốc phiện sang trồng cỏc cõy khỏc
Các chính sách thuộc hộp hổ phách (hay hộp đỏ), là loại hỗ trợ làm bóp méo
thương mại, buộc phải cam kết cắt giảm khi vượt mức tối thiểu về tổng mức hỗ trợ
gộp. Tổng mức hỗ trợ gộp bao gồm cả những chính sách hỗ trợ trong nước được
qui cho là có tác động đến sản lượng, ở cấp độ sản phẩm còng nh cấp độ ngành
nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ gộp được xác định từ nguồn chi ngân sách của
chính phủ. WTO còng qui định loại trừ mức tối thiểu đối với tổng mức hỗ trợ gộp:

không lớn hơn 5% tổng giá trị sản xuất của sản phẩm (đối với nước đã phát triển)
và tương ứng không lớn hơn 10% (đối với nước đang phát triển). Nếu vượt quá
mức trên phải cắt giảm. Theo qui định của WTO, các nước phát triển được yêu cầu
cắt giảm 20% tổng mức hỗ trợ gộp trong thời kỳ 1995- 2000, các nước đang phát
triển phải cắt giảm 13,3 % trong giai đoạn 1995 -2004.
Tuy nhiên các nước đang phát triển sử dụng các biện pháp thuộc hộp hỗ
phách thường trở thành đối tượng cho các đối tác thương mại khác xem xét và áp
dụng các biện pháp thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá.
Trợ cấp xuất khẩu:
Đây là các chính sách được qui cho là có tác động bóp méo thương mại trên
thị trường thế giới cả về giá và bất ổn định thị trường. Trợ cấp xuất khẩu có tác
động trực tiếp và ngay lập tức đến thị trường nông sản. Tuy nhiên, trợ cấp xuất
khẩu nông sản được cho phép áp dụng với một số biện pháp giới hạn cụ thể. (Có 6
hình thức trợ cấp xuất khẩu:(1) Trợ cấp trực tiếp cho người sản xuất hàng xuất
khẩu; (2) Bán thanh lý hàng nông sản dự trữ xuất khẩu với giá rẻ hơn; (3)Tài trợ
các khoản chi trả cho xuất khẩu, kể cả phần được tài trợ từ nguồn thu thuế, các
khỏan được để lại; (4)Trợ cấp cho nông sản dựa trờn tỷ lệ xuất khẩu; (5)Trợ cấp để
giảm chi phí tiếp thị, kể cả chi phí xử lý, nâng cấp, tái chế sản phẩm, chi phí vận tải
quốc tế, cước phí vận chuyển; (6)Ưu đãi cước phí vận tải trong nước và quốc tế đối
với hàng xuất khẩu hơn hàng tiêu thụ nội địa. Các nước đang phát triển được phép
áp dụng 2 hình thức 5, 6).
Hiệp định nông nghiệp hạn chế những chính sách trợ cấp xuất khẩu mà
trước đây chưa có; khống chế cả khối lượng xuất khẩu được trợ cấp và chi tiêu
ngân sách cho trợ cấp trên cơ sở mức cam kết; các nước phát triển phải giảm 21%
18


khối lượng hàng hóa được hưởng trợ cấp và giảm 36% chi tiêu chính phủ cho trợ
cấp trong thời kỳ 1995- 2002, đối với các nước đang phát triển chỉ tiêu tương ứng
là 14% và 24% trong vòng 10 năm kể từ 1995. Bất kỳ một hình thức trợ cấp mới

nào, một loại mặt hàng nào không có trong biểu cam kết đều không được trợ cấp.
Hiệp định về vệ sinh kiểm dịch động, thực vật (Sanitory and Phytosanitory
measures - SPS)
Hiệp định này được áp dụng cho cả nông sản xuất và nhập khẩu, nhằm mục
đích bảo vệ sức khỏe của con người, cây trồng và gia súc, tránh nguy cơ bị xâm
nhập, lây lan các bệnh dịch.
Nội dung Hiệp định đòi hỏi các quốc gia thành viên phải:
Hài hòa các biện pháp SPS của quốc gia với quốc tế thông qua việc xây dựng
các tiêu chuẩn quốc gia dựa trờn cơ sở tiêu chuẩn của CODEX, OIE, IPPC,
FAO;
• Phân tích đánh giá nguy cơ dịch bệnh và ATTP dựa trờn chứng lý khoa học,
minh bạch và công khai;
• Chấp nhận các biện pháp SPS tương đương và thừa nhận lẫn nhau, thông qua
các Hiệp định hoặc các thỏa thuận giữa các nước;
• Minh bạch các thủ tục kiểm tra, giám sát và chấp thuận


Hiệp định này có tác dụng tích cực thúc đẩy các quốc gia tiêu chuẩn hóa qui
trình sản xuất và tiêu chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế với nỗ lực cao
nhất (không bắt buộc), khuyến khích các nước tham gia Hiệp ước quốc tế về kiểm
dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các nước phải thiết lập một Điểm hỏi đáp, đây là cơ quan chịu trách nhiệm
tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu về thông tin liên quan đến chính sách SPS
trong nước (các chính sách và qui định hiện hành, những chính sách mới ban
hành). Các nước phải thông báo với Ban Thư ký của WTO về những thay đổi (ban
hành mới hoặc sửa đổi) và dự kiến thực hiện những qui định mới về SPS trong
nước trước thời gian thực hiện, những thay đổi đú cú thể ảnh hưởng đến thương
mại quốc tế. Đồng thời cũng phải thông báo đến các đối tác thương mại liên quan
để tham vấn, tiếp nhận ý kiến đóng góp của họ.
Hiệp định này cũng có một số đối xử đặc biệt giành cho các nước đang phát

triển và kém phát triển (nới rộng khoảng thời gian, có một số ngoại lệ về nghĩa vụ
có thời hạn, tạo điều kiện tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, được
các nước phát triển trợ giúp kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực thực thi hiệp định
SPS).
Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on Technical
Barries to Trade - TBT)
Hiệp định này áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên của WTO kể từ
vòng đàm phán Tokyo. Hiệp định này bao gồm tất cả những qui định kỹ thuật và
19


tiêu chuẩn tự nguyện, thủ tục tiến hành để thực thi các qui định này. Hiệp định
TBT yêu cầu tất cả các nước thành viên phải cam kết: Tôn trọng nguyên tắc MFN
trong việc áp dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại; Giám sát quá trình xây
dựng các qui định kỹ thuật; ban hành các qui định kỹ thuật; thiết lập điểm hỏi đáp;
thông báo cho WTO và tạo điều kiện cho các nước thành viên góp ý kiến cho
những qui định kỹ thuật nếu các qui định kỹ thuật đó tác động đến thương mại
quốc tế; yêu cầu các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia thông qua qui tắc thực hành; áp
dụng qui tắc đối xử NT và MFN khi đánh giá tính phù hợp.
Về doanh nghiệp thương mại nhà nước (STEs)
GATT thừa nhận tính pháp lý của STEs cũng như các loại hình doanh
nghiệp khác. Tuy nhiên, WTO cũng nhận thấy các khả năng có thể xảy ra bóp méo
thương mại do chính sách đối xử của các nước đối với các STE, thông thường các
chính sách đó là: Các ưu tiên dành riêng cho STE tạo ra cạnh tranh không bình
đẳng có thể dẫn đến độc quyền của các STE; sự thiếu minh bạch trong việc định
giá cũng như hoạt động của các STE. Các nước thành viên lo lắng rằng các chính
sách này có thể sử dụng STE để trốn trỏnh thực hiện các cam kết về trợ cấp xuất
khẩu, tiếp cận thị trường và hỗ trợ trong nước.
Về sở hữu trí tuệ trong thương mại nông sản (TRIPs)
WTO đã ban hành TRIPs nhằm thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu về quyền sở

hữu trí tuệ. Đối với nông nghiệp, những qui định về giống cây trồng và vật nuôi
đòi hỏi các nước thành viên phải:
• Bảo hộ văn bằng sáng chế cho các chủng vi sinh, các qui trình vi sinh và phi
sinh học phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp;
• Bảo hộ văn bằng sáng chế hoặc một hệ thống riêng hoặc kết hợp cả hai hệ
thống này để bảo hộ các giống cây trồng, vật nuôi;
• Loại trừ các giống cây trồng, vật nuôi hoặc các qui trình cơ bản cho sản xuất
trồng trọt và chăn nuôi.
Hiệp định TRIPs đòi hỏi sự tuân thủ chặt chẽ từ các bên tham gia ký kết, thể
hiện: Các thủ tục rõ ràng và công bằng; được cơ quan có thẩm quyền xem xét,
nhưng không có nghĩa vụ phải thiết lập một hệ thống phán quyết riêng để giải
quyết các vấn đề về quyền SHTT; luôn có những giải pháp tình thế và biện pháp
xử lý ngay tại biên giới; có điều khoản phạt trong trường hợp vi phạm quyền
SHTT.
2.1.3.Cơ chế linh hoạt áp dụng cho các nước đang phát trỉển Cơ chế linh hoạt
áp dụng cho các nước đang phát trỉển
Cơ chế linh hoạt bao hàm phạm vi rộng rãi của các yếu tố khác nhau về đối
xử đặc biệt và ưu đãi cho các nước đang phát triển trong khuôn khổ GATT và
WTO. Đối xử đặc biệt và ưu đãi thiết lập một bộ các quyền và đặc ân được phép áp
dụng trong các nước đang phát triển, những điều mà các nước đã phát triển không
20


được phép. Nó tồn tại dưới dạng các điều khoản cam kết về pháp lý, các thỏa thuận
về chính sách và thông qua sự hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực.
Cả GATT và hầu hết các hiệp định của WTO hiện tại đã cho phộp cỏc nước đang
phát triển với điều khoản linh hoạt rộng rãi để theo đuổi tự do hóa thương mại
theo định hứơng yêu cầu phát triển của họ. Một số điều khoản linh hoạt áp dụng
tạm thời theo hướng tiếp tục tăng cường phát triển kinh tế.
Cả GATT và hầu

hết các hiệp định của WTO hiện tại đã cho phép các nước đang phát triển với điều
khoản linh hoạt rộng rãi để theo đuổi tự do hóa thương mại theo định hứơng yêu
cầu phát triển của họ. Một số điều khoản linh hoạt áp dụng tạm thời theo hướng
tiếp tục tăng cường phát triển kinh tế.
Các điều khoản linh hoạt chủ yếu được chấp thuận được mô tả theo ngành.
Nó được nêu lên một cách toàn diện thông qua tất cả các Hiệp định của WTO và
được tóm tắt tại bảng 1.

Bảng 1: Cơ chế linh hoạt của WTO áp dụng cho các nước đang phát triển
Các hình thức
của điều khoản
linh hoạt
1. Không nhân
nhượng/ có đi có
lại







2. Biện pháp hạn
chế thương mại
được sử dụng và

Nguồn văn bản
pháp lý

Dạng




Thỏa thuận về giảm thuế quan
thấp hơn;
Thỏa thuận thuế quan cam kết
thấp hơn;
Cam kết thấp hơn về tự do hóa
lĩnh vực dịch vụ;
Giảm Ýt hơn về hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp trong nước;
Không cam kết về giảm thuế
quan và giảm hỗ trợ sản xuất
nông nghiệp trong nước
Loại trừ khỏi một số qui tắc
chuyển sang thuế quan (thuế
hóa) trong nông nghiệp;
21

GATT;
Hiệp định về
nông nghiệp;
• Hiệp định chung
về thương mại
dịch vụ (GATS)







GATT;
Hiệp định về
nông nghiệp;


áp dụng trong
các nước ĐPT
i. Biện pháp thuế
quan và Phi thuế
quan













Các biện pháp bảo vệ các ngành
non trẻ;
Các biện pháp tự vệ đặc biệt
đảm bảo cân đối tài chính;
Các biện pháp tăng cường các
ngành nội địa;

Qui định về tiếp cận thị trường
dịch vụ, hạn chế các nhà cung
cấp nước ngoài;
Qui định về tiếp cận thị trường
dịch vụ đối với một số ngành
nhất định;
Miễn trừ/thay đổi của các qui
tắc áp đặt trách nhiệm bù đắp
thiệt hại, tự vệ đặc biệt;
Miễn trừ đặc biệt một số nghĩa
vụ;
Sử dụng hạn chế xuất khẩu
hàng dệt may














ii. Trợ cấp









Hiệp định chung
về thương mại
dịch vụ (GATS);
Hiệp định về trợ
cấp và biện pháp
bù đắp thiệt hại;
Hiệp định Phòng
vệ đặc biệt;
Hiệp định về VS
ATTP (SPS);
Hiệp định về
hàng rào kỹ thuật
đối với thương
mại (TBT);
Hiệp định về dệt
may (ATC);
Hiệp định về biện
pháp đầu tư liên
quan đến thương
mại (TRIMs);
Hiệp định về
định giá hải quan

Sử dụng trợ cấp trong nông

AoA;
nghiệp và PTNT;
ASCM
Sử dông một số hỗ trợ xuất
khẩu trong NN;
Miễn trừ một số qui định đối
với cấm và hạn chế xuất khẩu
nông sản;
Hỗ trợ xuất khẩu đối với sản
phẩm công nghiệp;
Miễn trừ hoặc điều biến của qui
tắc về khuyến khích các trợ cấp

3. Khoảng thời
gian thực hiện

Cho phép thời gian chuyển đổi dài
hơn để thực hiện các cam kết và loại
bỏ các biện pháp chưa tương thích
4. Ưu đãi thương Miễn nghĩa vụ (có đi có lại) trong
mại không có đi tiếp cận thị trường theo cơ chế ưu
có lại
đãi đơn phương
5. Ưu đãi thương Không tuân theo yêu cầu bao quát
22

AoA; SPS; TRIMs;
Định giá HQ; Quyền
SHTT liên quan TM


GATT, GATS


mại có đi có lại

tất cả thương mại chính yếu;
Linh hoạt trong việc bao quát các
ngành chủ yếu về Hiệp định dịch vụ

2.2.Những qui định về thuế quan và phi thuế quan trong AFTA
định về thuế quan và phi thuế quan trong AFTA

Những qui

Sáng kiến thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) do Thủ tướng
Thái Lan đưa ra năm 1991, được Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 23
(tháng 10/1991) nhất trí và Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ IV (tháng 1/1992)
quyết định thành lập trong vòng 15 năm. Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu
lực chung (CEPT) được bắt đầu từ 1/1/1993. Để thúc đẩy tiến trình thực hiện
AFTA, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế lần thứ 26 ở Chiang Mai (Thái Lan) tháng
9/1994 quyết định rút ngắn thời gian thực hiện AFTA xuống còn 10 năm, hoàn
thành vào năm 2003. Việt Nam gia nhập muộn hơn, nên phải hoàn thành vào năm
2006.
Những thỏa thuận chủ yếu trong AFTA:
2.2.1.Các bảng danh mục hàng hóa theo mức độ cắt giảm thuế quan
bảng danh mục hàng hóa theo mức độ cắt giảm thuế quan

Các

Theo CEPT, các nước ASEAN thỏa thuận về việc đưa các mặt hàng vào 3

danh mục cắt giảm: (1) danh mục hàng hóa cắt giảm thuế quan ngay; (2) danh mục
tạm thời chưa đưa vào cắt giảm;(3) danh mục các mặt hàng không giảm thuế. Mục
tiêu chung là giảm mức thuế quan xuống 0 -5% trong thương mại giữa các nước
vào năm 2003, đối với Việt Nam vào năm 2006. Theo AFTA, nhúm cỏc mặt hàng
cắt giảm ngay của Việt Nam phải cắt giảm xuống 0-5% vào năm 2006, mức giảm
Ýt nhất là 3 năm 1 lần, mỗi lần cắt giảm tối thiểu là 5%. Nhúm cỏc mặt hàng loại
trừ tạm thời, sau 5 năm loại trừ sẽ phải xóa bỏ, mỗi năm đưa 20% số mặt hàng vào
diện cắt giảm. Nhúm các mặt hàng nhạy cảm do các nước đề nghị và sẽ phải đưa
vào đàm phán vào năm 2015 đối với các nước ASEAN mới, trong đó có Việt Nam.
2.2.2Điều kiện để thực hiện ưu đãi thuế quan
thuế quan

Điều kiện để thực hiện ưu đãi

Các hàng hóa muốn đựơc hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ CEPT
cần có các điều kiện:
• Phải là các sản phẩm đưa vào danh mục giảm thuế và đã được Hội đồng AFTA
xác nhận;
• Chỉ có những sản phẩm đã ở mức thuế từ 29% trở xuống và nằm trong danh
sách giảm thuế giữa 2 nước thành viên;
23




Các sản phẩm phải có Ýt nhất 40% thành phẩm được sản xuất, chế tạo, có xuất
xứ từ ASEAN

2.2.3.Lộ trình thực hiện cắt giảm thuế quan
thuế quan


Lộ trình thực hiện cắt giảm

Việc thực hiện Hiệp định CEPT được tiến hành theo 2 quá trình: Chương
trình cắt giảm thuế nhanh (Fast Track) và chương trình giảm thuế bình thường
(Normal Track). 15 nhóm mặt hàng được đưa vào diện cắt giảm nhanh, trong đó
các sản phõm nông nghiệp nh dầu thực vật, các sản phẩm cao su, các sản phẩm da,
bột giấy, đồ dùng bằng gỗ, mây song. Theo chương trình cắt giảm thuế quan
nhanh, các mặt hàng có mức thuế quan trên 20% sẽ phải giảm xuống còn 0-5%
trong vòng 7 năm. Đối với các mặt hàng có mức thuế quan dưới 20%, thì trong 5
năm phải giảm xuống 0-5%. Theo chương trình giảm thuế quan bình thường thỡ
cỏc mặt hàng có mức thuế suất trên 20% sẽ giảm xuống còn 20% trong vòng 5
năm và còn 0 -5% trong 5 năm tiếp theo. Đối với các mặt hàng có mức thuế suất từ
20% trở xuống sẽ giảm xuống 0 -5% trong vòng 7 năm. Đưa dần các sản phẩm
nông nghiệp chưa chế biến vào chương trình CEPT.
2.2.4 Giảm các hàng rào phi thuế quan

Giảm các hàng rào phi thuế quan

Thành lập nhóm thương lượng về ưu đãi buôn bán, thảo luận, thực hiện
thương lượng song phương đi đến thỏa thuận về việc giảm các biện pháp phi thuế
quan. Các nước ASEAN đều cam kết thực hiện giảm các hàng rào phi thuế quan.
Hiệp định CEPT còng qui định các nước ASEAN phải cam kết xóa bỏ các hàng
rào phi thuế quan liên quan 5 năm sau khi AFTA hoàn thành.

PHẦN II.
THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN VÀ
TRIỂN VỌNG THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN CỦA 4 NƯỚC VỚI VIỆT Nam
I.THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP 4 NƯỚC, THƯƠNG MẠI NÔNG SẢN
nông nghiệp 4 nước, thương mại nông sản

VỚI VIỆT NAM

1.1.Nhật Bản

Thực trạng

Nhật Bản

1.1.1.Nông nghiệp và thương mại nông sản Nhật Bản Nông nghiệp và thương
mại nông sản Nhật Bản
Nhật Bản có diện tích tự nhiên 377 864 km2. Trong tổng diện tích tự nhiên,
73% là nỳi, cỏc vựng đất bằng nhỏ và một số vùng đồi là nơi canh tác nông nghiệp,
24


chỉ khoảng 15% diện tích đất phù hợp cho canh tác. Tiềm năng tự nhiên đáng kể là
nguồn khoáng sản và sản phẩm biển.
Với dân số năm 2004 là 127,7 triệu người, trong đó khoảng 80 triệu người
sống ở đô thị. Trong tổng sè 67 triệu lao động, chỉ có 5% lực lượng lao động hoạt
động nông lâm nghiệp và thủy sản; 43% hoạt động dịch vụ; 46% họat động trong
các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, xây dựng và khai khoáng. Tỷ lệ thất nghiệp
khoảng 5%.
Nhật Bản đã đạt tốc độ tăng trưởng phi thường trong 100 năm qua là kết quả
của sự thay đổi về khoa học, công nghiệp và xã hội học. Nhật Bản là nước công
nghiệp, nền kinh tế thị trường tự do, kinh tế xếp hàng thứ 2 trên thế giới. Kinh tế
Nhật Bản có hiệu quả và có tính cạnh tranh cao trong các lĩnh vực liên quan
thương mại quốc tế. Tuy nhiên năng suất thấp trong một số lĩnh vực nh nông
nghiệp, phân phối và dịch vụ. Sau những năm đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trên
thế giới từ những năm 60 đến những năm 80, nền kinh tế nước này giảm đột ngột
vào những năm đầu 90. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997- 1998 cũng

có tác động đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân những năm đầu 90 giảm
xuống còn khoảng 1% so với 4% những năm 60-80. Đến năm 2004, GDP đạt 4900
triệu tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 2,7%, GDP bình quân đầu người là 38 201
USD.
Sản xuất nông nghiệp tập trung vào lúa gạo, rau, quả, tơ tằm, thịt và sữa.
Nguồn thu nhập của rất nhiều nông dân được bổ sung từ hoạt động không thường
xuyên từ các đô thị quanh vùng. Kinh tế nông nghiệp Nhật Bản được trợ giá và bảo
hộ cao. Với diện tích canh tác khoảng 5,6 triệu ha, nhưng nhờ năng suất cây trồng
trên mỗi ha cao nhất thế giới, Nhật Bản duy trì tỷ lệ tự cung tự cấp nông nghiệp
khoảng 50%. Thông thường sản xuất dư thừa một Ýt lúa gạo, nhưng phải nhập
khẩu số lượng lớn lỳa mỳ, lúa miến, đậu tương chủ yếu từ Mỹ. Nhật Bản là thị
trường lớn nhất cho xuất khẩu nông sản của Mỹ.
Sự hỗ trợ kinh tế của Nhật Bản cho Trung Quốc hiện nay đang giảm xuống,
Nhật Bản hiện đang đàm phán thỏa thuận quan hệ đối tác kinh tế với Hàn Quốc,
Thái Lan, Malaysia và Philipine1. Đây có thể là một cơ hội cho Việt Nam khi Nhật
Bản chuyển hướng ưu tiên đầu tư từ Trung Quốc sang các nước khác, trong đó có
Việt Nam.
1.1.2.Thương mại hàng nông sản Việt
Nam với Nhật Bản

Thương mại hàng nông sản Việt

a) Xuất khẩu
Thương mại hàng hoá nông lâm sản giữa 2 nước tăng lên. Ta xuất siêu nông
sản sang Nhật. Nếu chỉ tính riêng 9 nhúm nụng, lâm sản chính (gạo, cà phê, cao su
chè, hạt điều, hạt tiêu, lạc nhân và sản phẩm gỗ), tốc độ tăng trưởng kim ngạch
1

Nguån: Bureau of East Asian and Pacific Affairs, April 2005 - cia.doe.gov


25


×