Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

tìm hiểu ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ của nguyễn bính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 90 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN


NGUYỄN THỊ CẨM LINH
MSSV: 6116186

TÌM HIỂU NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG
MỘT SỐ BÀI THƠ CỦA NGUYỄN BÍNH

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: Ths. GVC. CHIM VĂN BÉ

Cần Thơ, năm 2014


ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: VẤN ĐỀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ THƠ CA
TIẾNG VIỆT
1.1. Quan điểm của Nguyễn Phan Cảnh


1.2. Quan điểm của Hữu đạt
1.3. Quan điểm của Bùi Công Hùng
1.4. Quan điểm của Chim Văn Bé
1.5. Hướng tiếp cận đề tài
CHƯƠNG 2: NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG MỘT SỐ BÀI THƠ
CỦA NGUYỄN BÍNH
2.1. Vài nét về tác giả
2.1.1. Cuộc đời
2.1.2. Sự nghiệp văn chương
2.2. Phân tích một số bài thơ của Nguyễn Bính từ góc độ ngôn từ
2.2.1. Mưa xuân
2.2.2. Lỡ bước sang ngang
2.2.3. Tương tư
2.2.4. Ghen
2.3. Đánh giá chung về ngôn từ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính
PHẦN KẾT LUẬN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nếu như âm thanh, giai điệu là chất liệu của âm nhạc, đường nét màu sắc là
chất liệu của hội họa thì ngôn ngữ chính là viên gạch xây dựng nên những công
trình văn học. Macxim Gorki nói: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”.
Nhưng ngôn ngữ trong mỗi thể loại lại có những đặc điểm riêng. Thơ là một hình
thức nghệ thuật dùng ngôn ngữ làm chất liệu. Vì thế, trong thơ, ngôn ngữ giữ một vị
trí đặc biệt. Đó là thứ rượu được chưng cất cẩn thận, để rồi say lòng người đọc. Nó
đem lại cho thơ những đặc trưng mà những thể loại khác không có được. Về mặt
nội dung, có không ít những công trình tìm hiểu, nghiên cứu. Nhưng còn về mặt
ngôn ngữ, yếu tố góp phần không nhỏ cho thành công của tác phẩm, vẫn chưa được
quan tâm đúng mức. Một số công trình nghiên cứu vẫn còn nhiều chỗ chưa thỏa

đáng như Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh, Tiếp cận nghệ thuật thơ ca của
Bùi Công Hùng hay Ngôn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt. Vì thế chúng tôi thực
hiện công trình nghiên cứu này, nhằm tìm hiểu những đặc trưng của ngôn ngữ thơ
trữ tình, góp phần khám phá đặc sắc của thơ ca Việt Nam.
So với các nhà thơ lãng mạn trước cách mạng, Nguyễn Bính đứng riêng một
cõi. Về các nhà thơ khác, Hoài Thanh nhận xét: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ
tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên
cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong tình trường cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với
Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép,
tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn rồi
trở về hồn ta cùng Huy Cận”. Họ thì đi tìm cái khác lạ, mới mẻ. Riêng Nguyễn
Bính thì trở về với thiên nhiên, làng quê, với những tình cảm giản dị nhưng đậm đà
của con người.
Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính mang hương vị rất riêng. Đó là hương đồng
cỏ nội gần gũi với con người Việt Nam. Tình yêu ấy không chỉ khép kín giữa nam
và nữ, mà còn là nỗi niềm nhớ thương mẹ cha, người chị, đứa em, vườn dâu, ao cá,
bến đò…Những tình cảm gắn bó những người, những vật ở làng quê từ bao đời, nay
thức dậy thì thầm trong tâm thức chúng ta khi thưởng thức thơ Nguyễn Bính. Vì thế

1


chúng tôi quyết định chọn thơ của Nguyễn Bính để tìm hiểu đặc trưng của ngôn ngữ
thơ Việt Nam.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Về ngôn ngữ thơ
Theo Trần Đình Sử: “Văn học là một phương tiện giao tiếp đặc biệt giữa
người và người và với tư cách đó nó là một ngôn ngữ theo quan điểm của kí hiệu
học”. Ngôn ngữ văn chương (cũng gọi là ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ nghệ thuật
của văn học) là hệ thống cấu tạo để thực hiện chức năng giao tiếp thẩm mĩ của văn

học. Trước đây người ta hiểu ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ được sử dụng trong
văn bản, thể hiện qua các phép tu từ. Ngày nay người ta hiểu ngôn ngữ văn chương
là ngôn ngữ của toàn bộ văn bản văn chương. Trên cấp độ văn bản các đơn vị ngôn
ngữ không kết hợp giản đơn theo tuyến tính, mà trở thành một cấu trúc chỉnh thể có
nội dung và ý nghĩa riêng. Chỉ trong văn bản văn chương thì đặc trưng của ngôn
ngữ văn chương mới được bộc lộ đầy đủ, trọn vẹn. Thành phần của ngôn ngữ này
không chỉ bao gồm các yếu tố ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp như một ngôn ngữ mà lâu
nay ta hiểu, mà còn bao gồm các yếu tố của văn bản như thể thức cấu tạo, thể loại
văn học như thơ, truyện, nhân vật, kết cấu, cốt truyện, Motip, không gian, thời gian,
điểm nhìn… Chính vì vậy, đã xuất hiện nhiều khuynh hướng tiếp cận văn chương từ
nhiều góc độ.
Về khuynh hướng tiếp cận ngôn từ nghệ thuật từ góc độ Thi pháp học, có
thể kể đến công trình nghiên cứu của Hoàng Trinh, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Phan
Cảnh và Hữu Đạt. Đi sâu vào việc nghiên cứu ngôn từ thơ trữ tình từ góc độ Thi
pháp học, đáng chú ý là Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh và Ngôn ngữ thơ
Việt Nam của Hữu Đạt. Trong hai công trình này, tác giả đã vận dụng lí thuyết Thi
pháp học của R.Jakobson vào việc xem xét thơ trữ tình Việt Nam thông qua thao
tác kết hợp và lựa chọn. Qua đó, cũng nêu được đặc trưng cơ bản của ngôn từ thơ
trữ tình ở một số phương diện. Tuy nhiên, việc tiếp thu diễn giải quan điểm của
R.Jakobson đã bộc lộ nhiều bất cập, thậm chí là sai lệch.
Ngoài ra, ngôn ngữ thơ còn được xem xét trong các công trình nghiên cứu về
thơ của Hà Minh Đức, Bùi Công Hùng. Trong Tiếp cận nghệ thuật thơ ca của Bùi
Công Hùng, ông dành một chương để luận giải các thành phần trong câu thơ. Đó là

2


từ ngữ, nhịp điệu, vần, ngữ điệu. Tuy nhiên, ông không đưa ra được kiến giải mới
mẻ nào về đặc trưng ngôn từ thơ ca mà còn làm vấn đề thêm rối rấm và bộc lộ nhiều
hạn chế.

Một công trình đã giải quyết được những hạn chế vừa nêu và mang lại cái
nhìn toàn diện về đặc trưng ngôn ngữ thơ Việt Nam đó là quyển Ngôn ngữ học văn
chương Việt nam của Chim Văn Bé. Trong quyển sách này, ngôn từ nghệ thuật
được tiếp cận ở hai cấp độ vi mô và vĩ mô. Ở cấp độ vĩ mô, ngôn từ nghệ thuật được
xem xét ở tính chỉnh thể của nó. Ở cấp độ vi mô, ngôn từ nghệ thuật được xem xét ở
cấp độ Thi pháp học trong mối quan hệ với đặc trưng thể loại của thơ trữ tình và
truyện. Xét riêng đối với thơ trữ tình, ngôn từ nghệ thuật được tập trung lý giải về
phương diện ngữ nghĩa -ngữ dụng thông qua tính tạo hình- biểu cảm, tính biểu
trưng, tính hòa phối đa phương diện và mạch lạc trong tổ chức nội tại của câu và
mạch lạc của văn bản thơ trữ tình.
2.2. Về ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ của Nguyễn Bính
Trước tiên, khi đánh giá về phương diện nghệ thuật, các tác giả có những
nhận định như sau:
Trong công trình nghiên cứu Thơ Nguyễn Bính với nghệ thuật biểu hiện
đậm đà sắc thái văn hóa dân gian, Đoàn Đức Phương nhận xét: “Một đời thơ đã
khép lại, nhưng vẫn còn đó những vần thơ ngọt ngào như ca dao của Nguyễn
Bính... Có thể nói đến với thơ Nguyễn Bính là đến với những hình thức dân gian
dân tộc, đến với những giá trị văn hóa truyền thống của quảng đại nhân dân”.
[7,tr.325]
Hay trong Thi pháp dân gian trong thơ mới Nguyễn Bính, Nguyễn Quốc
Túy cho rằng: “Không gian nghệ thuật của thơ mới dân gian Nguyễn Bính là một
thứ không gian của cổ tích, của huyền thoại. Thời gian nghệ thuật là một thứ trộn
lẫn giữa xưa và nay”. [7, tr.342]
Mã Giang Lân nhận định: “Bản sắc dân tộc trong thơ Nguyễn Bính rất đậm,
rất rõ từ nội dung đến hình thức. Tâm hồn dân tộc, giọng điệu dân tộc là chất men
để thơ ông thấm sâu vào trí nhớ người đọc...trong thơ Nguyễn Bính bên những câu
thơ duyên dáng thuần thục như ca dao, ta thấy xen vào nhưng câu thơ quá mới, nên
thơ ông giống ca dao mà cũng khác ca dao” [7, tr.168-169].

3



Trong Đường về chân quê của Nguyễn Bính, Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Nhà
thơ muốn níu kéo cái quê hương đang dần đi đến “cảnh biến thiên”. Ông bòn mót
lại những giá trị của một nền văn hóa đang vơi cạn, kiếm tìm lại cái hài hòa đã
mất” [7, tr.179].
Còn trong Nguyễn Bính- Thi sĩ nhà quê, Đoàn Phương nhận định rằng:
“Thơ Nguyễn Bính đã tách khỏi dòng thơ dân gian, mở rộng thi pháp của nó để
biểu hiện những vấn đề của một nhà thơ mới, và bản thân nhà thơ đã tiếp nhận và
phát triển thi pháp và tư duy của thơ mới” [7, tr.191].
Việt Hùng nhận định trong Thơ mới và thơ Nguyễn Bính: “Chất liệu đồng
quê được tô điểm thi vị để tạo nên hương sắc lôi cuốn người đọc them trân trọng
mến yêu quê hương. Giọng điệu thơ Nguyễn Bính đằm thắm trữ tình và là tiếng nói
của cõi lòng tin yêu và xót xa trong cuộc đời cũ” [9, tr.232]. Và ông còn nhận xét
thêm: “Những hình ảnh ẩn dụ thường xuyên đi về trong thơ Nguyễn Bính. Nói đến
tình yêu lứa đôi, tác giả thường nhắc đến hoa bướm, trầu cau, bến đò. Nói về thân
phận người con gái đi lấy chồng mà không có hạnh phúc tác giả gọi là “lỡ bước
sang ngang, phím đờn ngang cung”. Ngôn ngữ ẩn dụ không những làm cho câu thơ
trở nên sinh động mà còn giúp tác giả nhắc đến đối tượng một cách gián tiếp, kín
đáo tế nhị” [9, tr.244].
Xét đến phần nội dung, các tác giả cũng đưa ra nhiều nhận định:
Hà Minh Đức nhận xét trong công trình Nguyễn Bính, Thi sĩ của đồng quê
rằng: “Với những chất liệu khác nhau nhưng về hiệu quả, thi ca Nguyễn Bính đã
nói được những khát vọng sâu xa của những người nông dân lam lũ ước mong về
cuộc sống tốt đẹp hơn, hòa đồng với cảnh vật làng quê tươi thắm” [7, tr.129].
Đoàn Thị Đặng Hương cũng có ý kiến tương tự: “Cho đến nay trong thơ Việt
Nam vẫn chưa ai có thể vượt ông khi nói về thân phận người con gái quê như ông.
Cái hồn quê trong ông là một thứ hồn quê đúng điệu, nó không phải một thứ giả vờ
hay bắt chước, hay chỉ là có cái vẻ giống bề ngoài, Đố ai viết được cái tình của cô
gái quê e ấp mà táo bạo, rụt rè mà mãnh liệt như ông” [9, tr.29].

Còn Đỗ Đình Thọ trong Nguyễn Bính, Nhà thơ của tình yêu thì nhận định:
“Nguyễn Bính đến với bạn đọc như một cô gái quê kín đáo, mặn mà, duyên dáng.
Người đọc thấy ở thơ ông những nét dung dị, đằm thắm, thiết tha, đậm sắc hồn dân

4


tộc, gần gũi với ca dao. Cái tình trong thơ Nguyễn Bính luôn luôn mặn mà, mộc
mạc, sâu sắc và tế nhị hợp với phong cách và điệu tâm hồn của người Á Đông”
[9,tr.154].
Trong Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính, Thanh Việt cũng nêu những đánh
giá của mình: “Thơ Nguyễn Bính thiên về tiếng nói tình cảm, những tâm trạng bộc
bạch của chính nhà thơ. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính chiếm đa phần trong cái
bầu cảm xúc của ông. Tình yêu nhất là tình yêu đơn phương bao giờ cũng tìm được
chỗ bám víu vu vơ nhất để mơ mộng. Mơ mộng một tình yêu không tưởng, một mái
ấm hạnh phúc lứa đôi, mơ mộng một tình yêu trong hoài niệm” [9, tr.164-165].
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiếp cận các công trình nghiên cứu của
các tác giả như Bùi Công Hùng, Nguyễn Phan Cảnh, Hữu Đạt, Chim Văn Bé. Trên
cơ sỡ đó, chúng tôi chọn ra một công trình nghiên cứu một cách toàn diện, khái quát
nhất để áp dụng vào việc nghiên cứu sự nghiệp thơ Nguyễn Bính. Thông qua đó,
chúng tôi có thể tìm hiểu nét đặc sắc của trang thơ Nguyễn Bính nói riêng cũng như
ngôn từ thơ ca Việt Nam nói chung.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nguyễn Bính bước vào thi đàn Thơ mới và để lại một dấu ấn khó phai trong
lòng người đọc bởi những nét vẽ rất đặc trưng về đời sống nông thôn Việt Nam.
Một dòng sông bên lở, bên bồi, một con đò nằm đợi khách sang ngang, một vườn
chè, một nương dâu, một gian nhà cỏ đầy trăng….đã đi vào hồn người như là
những hình ảnh rất đỗi thân quen nơi thôn dã. Nguyễn bính đã chinh phục độc giả
bằng nội dung lẫn nghệ thuật đậm đà màu sắc dân tộc. Xác định hướng đề tài là tìm

hiểu ngôn từ nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính và trên cơ sở các công trình của
những người đi trước, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu những bài viết có đề
cập đến ngôn ngữ thơ của tác giả để từ đó hệ thống lại những đặc trưng tiêu biểu.
Với hi vọng phần nào có thể phần nào nhìn nhận, đánh giá thơ Nguyễn Bính
một cách đúng đắn và toàn diện hơn, chúng tôi xin được phép tập trung khảo sát
ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ: Mưa xuân, Lỡ bước sang ngang, Tương tư,
Ghen.

5


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trước hết, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống để hệ thống lại những
đặc điểm nổi bật, độc đáo của Nguyễn Bính trong các bài thơ đã chọn trong mục IV.
Kế đến, bằng phương pháp so sánh, chúng tôi so sánh thơ Nguyễn Bính với
tác phẩm của những nhà thơ cùng thời. Qua đó chúng tôi khẳng định nét riêng, giá
trị của tập thơ và tài năng của tác giả.
Đặt tập thơ vào hoàn cảnh cụ thể, chúng tôi lựa chọn phương pháp lịch sử để
từng bước tiếp cận, tìm hiểu bối cảnh thời đại đã sản sinh ra nhà thơ tài hoa cũng
như khẳng định những thành công và đóng góp của nhà thơ Nguyễn Bính.
Kế đến, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích. Khi sử dụng phương pháp
này, chúng tôi sẽ phân chia đối tượng nghiên cứu thành những yếu tố cấu thành đơn
giản để đi sâu phân tích, phát hiện từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố và từ
đó giúp chúng tôi hiểu đối tượng một cách cụ thể hơn, chi tiết hơn.
Từ những điều phân tích được, chúng tôi tổng hợp lại để có cái nhìn toàn
diện, khái quát để tìm ra được quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Ngoài ra cũng không thể thiếu phương pháp thống kê trong hầu hết các công
trình nghiên cứu. Công trình nghiên cứu của chúng tôi cũng không ngoại lệ.
Tất cả các phương pháp vừa kể trên, chúng tôi không sử dụng riêng lẻ mà
phải sử dụng một cách kết hợp để mỗi phương pháp phát huy thế mạnh của mình.


6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG MỘT
VẤN ĐỀ ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN TỪ THƠ CA
TIẾNG VIỆT
Trong lịch sử phát triển của các thể loại văn chương thuộc nhiều nền văn hóa
Đông, Tây, thơ có lịch sử lâu đời nhất. Song song với lịch sử hình thành và phát
triển của thơ ca Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ và ngôn ngữ
thơ từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó có nhiều khuynh hướng tiếp cận khác
nhau về những vấn đề đặc trưng của ngôn ngữ thơ Việt Nam nhằm làm rõ sự khác
biệt giữa thơ và các loại hình ngôn ngữ nghệ thuật khác. Cũng đã có nhiều công
trình đi sâu vào nghiên cứu ngôn từ thơ trữ tình. Đáng chú ý nhất là Ngôn ngữ thơ
của Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt, Tiếp cận nghệ
thuật thơ ca của Bùi Công Hùng và tiêu biểu hơn cả là công trình nghiên cứu Ngôn
ngữ văn chương của Chim Văn Bé.
1.1. QUAN ĐIỂM CỦA NGUYỄN PHAN CẢNH
Trong công trình nghiên cứu về Ngôn ngữ thơ, Nguyễn Phan Cảnh đã tập
trung làm sáng tỏ các vấn đề như: hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, hai
phương thức của nghệ thuật ngôn ngữ, cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa hay
bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ, lắp ghép hai bản chất
các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ, mối quan hệ của ngôn ngữ thơ
và ngôn ngữ văn xuôi… Sau đây, chúng tôi xin trình bày những vấn đề ngôn ngữ
đáng chú ý mà Nguyễn Phan Cảnh đã trình bày trong công trình nghiên cứu của
mình.
1.1.1. Về thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ
Tác giả cho rằng: “Thao tác lựa chọn là một thao tác dựa trên một khả năng
của ngôn ngữ là các đơn vị có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tương đồng

giữa chúng.” [4, tr.11-12]

7


Ông dẫn ra ví dụ để minh họa cho nhận định vừa nêu đó là so sánh mối quan
hệ giữa từ “ăn” với từ “chén”, “xơi” như sau:

xơi

b

chén

ĂN

a

n

n

Nguyễn Phan Cảnh cho rằng, từ “ăn” sẽ mang nghĩa chung mà cả nhóm
cùng có (đưa thức ăn vào mồm), cộng với những sắc thái nghĩa a (không thân mật),
sắc thái nghĩa b (không trang trọng) và sắc thái nghĩa n…xuất hiện do đối lập với
mỗi từ trong nhóm.
Về việc nghiên cứu cách tổ chức ngôn ngữ để giao tế thì Nguyễn Phan Cảnh
cho rằng, các yếu tố ngôn ngữ bất kì ở cấp độ nào cũng đều được thực hiện dưới
dạng lớn hơn một. Ở cấp độ âm vị thì các âm vị tồn tại trong các chất biến thể. Còn
ở cấp độ hình vị, các hình vị cũng tồn tại trong các tha hình. Vì vậy, theo Nguyễn

Phan Cảnh, trong ngôn ngữ có hiện tượng biến dạng, các biến thể âm vị hay các tha
hình đều được phân công cụ thể, không dẫm chân nhau, nghĩa là được phân bố vào
những bối cảnh nhất định.
Theo tác giả, hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân tác
giả. Công việc này giúp cho tác giả nói được ý mình. Nếu xét từ phía người đọc, thì
hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân người đọc. Công việc
này giúp người đọc hiểu được ý tác giả.
Nguyễn Phan Cảnh kết luận rằng trong hoạt động ngôn ngữ thao tác lựa chọn
liên quan đến vốn ngôn ngữ, tức đến những đơn vị ngôn ngữ tồn tại trong óc các cá
nhân, và vận dụng năng lực liên tưởng để cung cấp sự lựa chọn cho những đơn vị
ngôn ngữ cần thiết.
8


Đề cập đến thao tác kết hợp, Nguyễn Phan Cảnh định nghĩa: “Thao tác kết
hợp dựa trên một khả năng khác của hoạt động ngôn ngữ, là các yếu tố ngôn ngữ
có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tương cận giữa chúng” [4, tr.19].
Các đơn vị ngôn ngữ đều là ngữ cảnh của những đơn vị ngôn ngữ đơn giản hơn và
đều tìm thấy ngữ cảnh của mình trong một đơn vị ngôn ngữ học phức tạp hơn. Thực
tế này cho phép giả định rằng có thể kết hợp vế này với vế khác trong khi nói, cũng
giống như trong quan hệ tương đồng ở đó các sắc thái của từ không được thể hiện ra
trong câu nói hiện thực mà nó được thể hiện chính bằng thao tác kết hợp, trong khi
đặt yếu tố ngôn ngữ này bên cạnh yếu tố ngôn ngữ khác, đã dùng mối quan hệ
tương cận đó để nói lên.
1.1.2. Về hai phương thức của ngôn ngữ nghệ thuật
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ nghệ
thuật là phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện.
Theo ông, nét nổi bật của phương thức tạo hình trong nghệ thuật là “trực tiếp
miêu tả các hiện tượng của hiện thực vẽ nên bức tranh về cuộc sống, mở ra trước
mắt người xem những tác phẩm giống với các đối tượng trong thực tế” [4, tr.28].

Chính khả năng này đã giúp ngôn ngữ hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ của một chất
liệu của hình thái nghệ thuật tạo hình: “nhờ khả năng nói về đối tượng, ngôn ngữ có
thể phản ánh hiện thực một cách trực tiếp trong tất cả tính cụ thể và tầm rộng lớn
của nó.” [4, tr.30]
Nguyễn Phan Cảnh còn nhận định rằng để thỏa mãn yêu cầu tạo hình của văn
bản, nghĩa là để làm cho tính định danh của các từ được phát huy đầy đủ nhất, nghĩa
trực tiếp của các từ đã nổi lên hàng đầu trong tác phẩm. Ở đây, văn bản nghệ thuật
được tri giác trên bình diện ngữ nghĩa thứ nhất của nó. Và do đó, ngôn ngữ sẽ hoạt
động trong phạm vi của nguyên lí gần nhau là nguyên lí lấy sự kết hợp giữa các yếu
tố làm giá trị.
Đồng thời, chính nhờ đặc tính của phương thức tạo hình này đã nảy sinh một
khả năng vô cùng quyết định đối với nghệ thuật ngôn ngữ là lắp ghép tức là “xây
dựng những kết hợp như thế nào đấy mà trong khi vẫn tập trung sự chú ý của người
nghe vào bình diện ngữ nghĩa thứ nhất, đã đồng thời lại tạo nên một ý nghĩa mới có
nội dung lớn hơn tổng số nội dung ý nghĩa của các thành tố của kết hợp” [4, tr.32].

9


Và chính ngay lúc chức năng định danh bị xóa nhòa đi thì chức năng biểu hiện được
nảy sinh.
Tác giả định nghĩa phương thức biểu hiện là “biểu hiện những cảm nghĩ nhất
định của con người, thể hiện cách nhận thức và đánh giá của con người đối với
cuộc sống” [4, tr.33].
Theo tác giả, khi một ý nghĩ trực tiếp của các từ bị đẩy lùi để làm cho chức
năng định danh của nó bị hạn chế đến mức cao nhất, tự khắc bình diện ngữ nghĩa
thứ hai của văn bản sẽ chiếm ưu thế trong sự tri giác, nhằm phát huy đầy đủ năng
lực biểu hiện của các yếu tố ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong những văn bản trữ tình hoạt
động theo nguyên lí của sự giống nhau, thay thế bằng tín hiệu khác bộc lộ hơn trong
cùng một mã ngôn ngữ.

Nguyễn Phan Cảnh cũng đưa ra lưu ý rằng: “Trong thực tiễn sinh động, cũng
như hai thao tác lựa chọn và kết hợp là xoắn xuýt với nhau, dạng tạo hình và biểu
hiện cũng luôn xen lẫn nhau”. Trong một tác phẩm biểu hiện có thể có những yếu
tố tạo hình và ngược lại. Thậm chí trong một đoạn tạo hình cũng có thể có những
chi tiết biểu hiện [4, tr. 38-39].
1.1.3. Về cách “tổ chức kép” các lượng ngữ nghĩa hay bản chất các
phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ
Nguyễn Phan Cảnh định nghĩa: “Tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa là kỹ
năng dựa vào sức liên tưởng của người nhận, đem liên kết các tín hiệu ngôn ngữ
hoặc cùng xuất hiện trên thông báo và tồn tại trong mã ngôn ngữ, để kiến lập
những chỉnh thể không phân lập về mặt mỹ học, tạo nên ý ngầm về chiều dày các
câu, chữ” [4, tr.81].
Ông quan niệm rằng “Tổ chức các lượng ngữ nghĩa” là lấy nghĩa đen làm
giá trị, tức nhân tố thứ hai không được sử dụng, nghĩa trực tiếp của từ là tất nhiên và
không gây bất cứ sự chú ý nào đối với người tiếp nhận. Còn về phần “Tổ chức kép
các lượng ngữ nghĩa” thì lấy nghĩa ngầm làm giá trị, trước mắt người đọc chỉ là
những câu chữ đơn sơ, tức nhân tố thứ nhất và khi đó nhân tố thứ hai mới là yếu tố
chính. Lúc này, nhân tố thứ nhất được nhận thức là một vế đối lập của ý ngầm được
tri giác.

10


Tác giả cũng khẳng định, muốn cho một tín hiệu gọi một tín hiệu khác, thì
phải tổ chức ngôn ngữ thành một đơn vị không phân lập, sao cho đủ liên tưởng đến
tín hiệu muốn kêu gọi. Theo Nguyễn Phan Cảnh, cách tổ chức lượng ngữ nghĩa kép
tối ưu là phương thức ẩn dụ, kế đến là so sánh và điển tích.
Ẩn dụ là kiểu mã hóa cơ bản “nơi mối liên tưởng do chỗ không bị quy định
bởi tín hiệu trên thông báo cũng như bởi nội dung của tín hiệu được kêu gọi, nên đã
trở thành vô cùng linh hoạt, đa dạng cho phép nhà thơ đi hết chiều sâu của năng

lực hình tượng của mình […] làm nên nội dung chủ yếu của một thời đại thi ca”
[4,tr.86]
So sánh là “cách tổ chức dễ thấy nhất, cho phép tín hiệu kêu gọi và tín hiệu
được kêu gọi cùng xuất hiện trên thông báo, và thông qua một tín hiệu chỉ dẫn
người đọc được báo về mối liên tưởng đó” [4, tr.91-92].
Điển tích thì “chỉ tín hiệu kêu gọi là xuất hiện trên thông báo, còn tín hiệu
được kêu gọi thì không những tiềm tàng trong mã mà còn chỉ có thể được liên
tưởng với điều kiện là phải có sự tích lũy văn học nhất định về phía người đọc”
[4,tr.98].

Nguyễn Phan Cảnh cho rằng các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn
dụ về bản chất vẫn là việc khai thác khả năng thi ca trên trục lựa chọn của ngôn
ngữ. Cái được sử dụng là các đơn vị, vì thế người ta trau chuốt từ, cảm xúc mỹ học
được xây dựng bằng hiệu quả của bất ngờ từ pháp, nghĩa là của tổ chức kép các
lượng ngữ nghĩa, của các cấu trúc ẩn dụ tính.
1.1.4. Về lắp ghép hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính
chất hoán dụ
Nguyễn Phan Cảnh định nghĩa: “Lắp ghép là kỹ năng dựa vào tình tiết và
thứ tự về sức chú ý và theo dõi của người nhận, đem nối các cảnh mô tả theo một
quy luật nhất định, để nhầm tạo nên ý ngầm giữa các khoảng cách của những cảnh
đó” [4, tr.103].
Theo tác giả, một văn bản thơ bao gồm nhiều cảnh miêu tả riêng lẻ với tư
cách là những yếu tố tạo thành của một tác phẩm. Khi nhân tố thứ hai không được
sử dụng, thì nhân tố thứ nhất cũng gần như không được tri giác, người đọc sẽ không
có cảm giác gì về khoảng cách giữa các cảnh, nghĩa trực tiếp của từ là tất nhiên và

11


không làm người đọc có suy nghĩ gì khác - đây là cách phân bố từ bình diện nghĩa

này đến bình diện ngữ nghĩa khác, tức là phân bố tuyến tính, lấy trật tự làm giá trị.
Ngược lại, khi một cảnh xuất hiện mà chúng ta không thể đoán trước được
thì sẽ xuất hiện một ý ngầm giữa khoảng cách của hai cảnh miêu tả. Từ đó, Nguyễn
Phan Cảnh suy ra mối quan hệ ẩn ngầm trong ngôn ngữ thơ là: “Khi mối quan hệ ẩn
ngầm được phát hiện đầy đủ, sẽ xuất hiện một bố cục thứ hai, trên cơ sở của bố cục
thứ hai đó, quá trình tri giác của văn bản nghệ thuật mới thật sự kết thúc”
[4,tr.109]
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng các phương thức chuyển nghĩa có tính chất
hoán dụ về bản chất vẫn là việc khai thác khả năng thi ca trên trục kết hợp của ngôn
ngữ. Cái được sử dụng là các quan hệ, vì thế người ta trau chuốt câu, cảm xúc mỹ
học được xây dựng bằng hiệu quả bất ngờ cú pháp - nghĩa là của lắp ghép, của cấu
trúc hoán dụ tính.
1.1.5. Về nhạc thơ
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “Chính yêu cầu truyền đạt thông tin đã được
xử lý về thời gian và không gian làm xuất hiện nhạc thơ”. [4, tr.117]
Ông khẳng định chức năng của nhạc thơ là: “phát các tín hiệu báo động
trước kết thúc đơn vị không phân lập để hướng đơn vị không phân lập theo sau vào
thế sẵn sàng. Với chức năng này, nhạc thơ tồn tại như một cơ chế hãm/ chặn chống
lại các hợp thành thi pháp không chương trình hóa, qua đó loại trừ mọi sai lệch khả
năng, đảm bảo độ trung thành cao cho hệ lưu giữ - truyền đạt” [4, tr.117]. Nhạc
thơ đóng vai trò đặc biệt trong thi pháp: “thiên chức tự điều chỉnh thiêng liêng đã
làm nhạc hòa hồn thơ” [4, tr.117].
Nguyễn Phan Cảnh nêu ra ba hệ thống nhịp điệu như sau:
“Một mặt, các thuộc tính âm thanh vừa có đối lập, nghĩa là một trong hai vế
của chúng (cao - thấp, mạnh - nhẹ, dài - ngắn) là được thực hiện trong một thông
báo.
Mặt khác, các thuộc tính âm thanh lại còn có tương phản, nghĩa là hai vế
của chúng chỉ nhận diện hoàn toàn khi cả hai cùng hiện diện trên chiết đoạn. Một
hệ luận quan trọng đã xuất hiện từ đây: nhờ quan hệ tương cận, tính chất của các
thuộc tính âm thanh đã được nêu bật.


12


Và chính các vế có tính chất cực này, một khi được luân phiên chính xác, sẽ
tạo nên những khoảng cách tương tự về thời gian.
Từ đó đã nảy sinh ba hệ thi pháp cơ bản của ngôn ngữ: nếu đối lập quan hệ
dài - ngắn trong nguyên âm có tính chất âm vị học, thì thi pháp của ngôn ngữ đó là
hệ câu thơ theo lượng như thơ La tinh…, nếu đối lập mạnh nhẹ ở âm tiết có tính
chất âm vị học, thì thi pháp của ngôn ngữ đó là hệ câu thơ theo trọng âm thơ
Nga…, còn nếu đối lập bằng - trắc ở âm tiết có tính chất âm vị học thì thi pháp của
ngôn ngữ này là hệ câu thơ theo thanh điệu như thơ Việt…
Hệ bằng- trắc, lấy đối lập thanh điệu làm chất liệu, chính là hệ thi pháp của
các ngôn ngữ thanh điệu chính danh, nơi sự luân phiên của các bước thơ theo trình
tự BẰNG - TRẮC - BẰNG - TRẮC…sẽ tạo nên tiết tấu thơ” [4, tr.120-121]
Nguyễn Phan Cảnh cho rằng “tiết tấu là các thuộc tính âm thanh được lưu
giữ- truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình thi ca. Vần là các đơn vị âm thanh
được lưu giữ truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình loại thể. Chính dưới hiệu
quả của tiết tấu và vần này mà đã chỉ cho phép xuất hiện các hợp thành thi pháp
chương trình hóa: mang cơ chế tự điều chỉnh trong mình, thơ ca đã đi vào quỹ đạo
của những hệ bền vững, từ đó tạo nên một nét riêng tiêu biểu - gọi là đặc trưng
nhạc tính. Mặt khác tiết tấu được tác giả định nghĩa là sự lặp đi lặp lại một cách
liên tục các hiện tượng tương tự có thể thay thế cho nhau trong thời gian và không
gian” [4, tr.119-120].
Theo tác giả có hai cách khai thác nhạc tính chủ yếu: “giai đoạn văn học khi
thơ là chủ đạo và giai đoạn văn học khi văn xuôi là chủ đạo. Trong giai đoạn văn
học khi thơ là chủ đạo thì văn bản ngôn ngữ xây dựng theo hệ lựa chọn, nhạc thơ
thì xây dựng theo hệ đối lập: mọi khai thác nhạc tính trong thơ sẽ xoay quanh vần.
Điều này làm cho thể loại chặt chẽ hơn. Nhạc thơ ở đây do nguyên âm và phụ âm
đưa lại. Các nguyên âm trong tiếng Việt nằm trong thế đối lập bao gồm trầm - bổng

và khép-mở” [4, tr.124]. “Trong giai đoạn văn học khi văn xuôi làm chủ đạo: văn
bản ngôn ngữ xây dựng theo hệ kết hợp, nhạc thơ xây dựng theo hệ tương phản:
mọi khai thác nhạc tính trong thơ sẽ xoay quanh tiết tấu. Điều này làm cho số lượng
âm tiết trong câu thơ tự do hơn. Nhạc thơ ở đây do thanh điệu tạo thành. Các
nguyên âm tiếng Việt nằm trong thế đối lập cao - thấp và bằng - trắc” [4, tr.127]

13


1.1.6. Nhận xét quan điểm của tác giả
Tên công trình nghiên cứu của Nguyễn Phan Cảnh là Ngôn ngữ thơ và hệ
thống thành mười hai chương nhưng chưa thực sự giúp người đọc nắm bắt được nội
dung, đặc điểm mà ông trình bày. Hơn nữa tiêu đề của mỗi chương lại là những
cách định danh xa lạ và khó hiểu.
Ông vận dụng quan điểm của R. Jakobson vào việc nghiên cứu thơ trữ tình
Việt Nam thông qua hai thao tác lựa chọn và kết hợp. Qua đó, Nguyễn Phan Cảnh
cũng nêu lên được một số phương diện của ngôn ngữ thơ trữ tình Việt Nam, nhưng
vẫn còn nhiều điểm bất cập cần xem xét.
Kế đến, tác giả đề cập đến “lắp ghép - một khả năng vô cùng quyết định với
nghệ thuật ngôn ngữ” [4, tr.32], nhưng khái niệm mà tác giả đưa ra không rõ nội
hàm gì cả. Mà thực chất cái mà tác giả gọi là lắp ghép chính là một tên gọi khác của
song hành cú pháp trong tu từ học.
Nguyễn Phan Cảnh đặt tên chương V là: Cách tổ chức kép các lượng ngữ
nghĩa hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ. Ngay phần
tiêu đề, ông đã đồng nhất tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa với phương thức ẩn dụ.
Mà bản thân khái niệm Tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa cũng đã là một khái
niệm quá mơ hồ, không có cơ sở ngôn ngữ học. Xét về mặt thao tác ngôn từ nói đến
tổ chức kép là nói đến việc tạo nghĩa bằng thao tác kết hợp ứng với quan hệ ngữ
đoạn. Và thực chất tổ chức kép không đơn giản chỉ là kép (hai) mà cón có thể nhiều
hơn hay chính xác hơn, đó là hiện tượng đa nghĩa theo tác giả Chim Văn Bé đã dẫn

ra trong công trình nghiên cứu Ngôn ngữ văn chương của ông. Còn ẩn dụ là việc
chuyển nghĩa theo thao tác lựa chọn ứng với quan hệ đối vị, dựa trên sự tương đồng
của sự vật. Vì vậy, không thể đồng nhất ẩn dụ và tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa
theo Nguyễn Phan Cảnh đã khẳng định. Theo chúng tôi ẩn dụ không phải là “kiểu
mã hóa cơ bản nơi mối liên tưởng do chổ không bị quy định bởi tín hiệu trên thông
báo cũng như bởi nội dung của tín hiệu được kêu gọi” [4, tr.86] như Nguyễn Phan
Cảnh đã nhận định, mà bởi lẽ ẩn dụ mang tính chất đơn nghĩa, nó chỉ được hiểu
theo nghĩa mới, nghĩa bóng, xuất hiện trong ngôn cảnh. Và ẩn dụ chỉ có giá trị tạo
hình và biểu cảm, chứ không phải là cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa như
Nguyễn Phan Cảnh đã nhìn nhận.

14


Bên cạnh đó, tác giả cho rằng: “ẩn dụ là phương thức mà các tín hiệu ngôn
ngữ cùng xuất hiện trên thông báo" [4, tr.81]. Đây hoàn toàn là một kết luận thiếu
chính xác, thiếu tính khoa học, bởi nếu cùng xuất hiện thì sao gọi là “ẩn” được.
Ngoài ra, khi nói “so sánh cho phép tín hiệu kêu gọi và tín hiệu được kêu gọi
cùng xuất hiện trên thông báo” [4, tr.91] thì lời giải thích này lại mâu thuẫn với
nhận định của ông khi cho rằng so sánh cũng là một hình thức của tổ chức kép các
lượng ngữ nghĩa. Vì đã cùng xuất hiện thì sao gọi là “kép” được. So sánh thực ra
được tạo lập trên thao tác kết hợp ứng với quan hệ ngữ đoạn, chứ không phải là
được tạo lập trên quan hệ đối vị của trục lựa chọn như tác giả đã nêu.
Ở chương VI, Lắp ghép hay bản chất các phương thức chuyển nghĩa có
tính chất hoán dụ, tác giả cũng đưa ra những nhận định thiếu cơ sở. Xét cho cùng,
lắp ghép chính là việc chuyển nghĩa theo thao tác kết hợp ứng với quan hệ ngữ
đoạn. Còn hoán dụ là việc tạo nghĩa theo thao tác lựa chọn ứng với quan hệ đối vị,
dựa trên sự gần gũi của sự vật. Cho nên không thể đồng nhất hoán dụ và lắp ghép.
Qua những nội dung được tác giả đề cập trong chương V và chương VI của
Ngôn ngữ thơ thì nếu tác giả có làm sáng tỏ được nội hàm ẩn dụ, hoán dụ hay so

sánh thì đó chẳng qua chỉ là việc khám phá lại những phương thức mà tu từ học đã
nghiên cứu và thành công từ rất lâu.
Ở chương VII, phần Nhạc thơ trên cơ sở xem xét các thuộc tính của âm
thanh bộc lộ qua quan hệ đối vị và quan hệ ngữ đoạn, Nguyễn Phan Cảnh đã nêu ra
ba hệ thống nhịp điệu [4, tr.121]. Cách phân loại hệ thi pháp của Nguyễn Phan Cảnh
rõ ràng là không nhất quán: Các thể đối lập trong ba hệ thi pháp khi thì được xem
qua nguyên âm có tính chất âm vị học, khi thì xem xét qua âm tiết có tính chất âm
vị học. Bản thân hai khái niệm nguyên âm có tính chất âm vị học và âm tiết có tính
chất âm vị học cũng chẳng rõ nội hàm gì cả. Đáng lưu ý là, mặc dù có đề cập đến
các thuộc tính cao - thấp mạnh - yếu, dài - ngắn của các nguyên âm và âm tiết,
nhưng Nguyễn Phan Cảnh lại khẳng định rằng, thơ Việt thuộc hệ thơ thanh điệu, tức
loại hình thơ có nhịp điệu phát triển trên cơ sở thanh điệu, và bước thơ chỉ là sự
luân phiên hai âm tiết đối lập về âm điệu (bằng - trắc) của thanh điệu. Nhưng nếu ý
kiến của Nguyễn Phan Cảnh là đúng, chẳng lẽ mọi bài thơ đều rập khuôn theo cách

15


ngắt nhịp 2/2, vậy đối với thể loại thơ ngũ ngôn, thất ngôn thì phải chia như thế nào,
chẳng lẽ ngắt nhịp 2/2?
Tác giả kết luận rằng loại hình nhịp điệu của thơ tiếng Việt thuộc loại thanh
điệu tính [4, tr.120-121], nhưng ông lại phản bác chính mình khi đưa ra những
khẳng định tiếp theo trong phần nhạc tính của tiếng Việt trong hai giai đoạn văn
học. Đó là đối với giai đoạn văn học thơ là chủ đạo thì ông khẳng định: “Nhạc thơ
ở đây chủ yếu do nguyên âm, phụ âm đưa lại [4, tr.124], còn đối với giai đoạn văn
xuôi là chủ đạo thì: “Nhạc thơ chủ yếu do thanh điệu tạo thành”. Nhưng thực chất
nhịp điệu thơ tiếng Việt thuộc loại trọng âm - âm tiết tính.
Mặt khác, sự hòa phối về thanh điệu, vần, nhịp điệu và tiết tấu chỉ tạo nên
tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca chứ không tạo nên nhạc thơ, tức âm nhạc của thơ
như tác giả đã diễn đạt. Vì trong âm nhạc, cao độ, trường độ của các nốt nhạc cũng

như nhịp, tiết tấu và quãng lặng là xác định. Còn tính nhạc của ngôn từ thơ ca là
khách quan nhưng nó vẫn mơ hồ, không rõ ràng. Điều đó cho thấy Nguyễn Phan
Cảnh không có ý thức xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố biểu hiện tính nhạc của
ngôn ngữ thơ và các thành tố âm nhạc.
1.2. QUAN ĐIỂM CỦA BÙI CÔNG HÙNG
Công trình nghiên cứu của Bùi Công Hùng về Tiếp cận nghệ thuật thơ ca là
một trong ba công trình nghiên cứu thơ của ông. Trong công trình vừa nêu, Bùi
Công Hùng đã nghiên cứu về các phương diện của nghệ thuật thơ ca. Trong đó,
phương diện ngôn ngữ được ông xem xét qua các cấp độ cấu trúc bài thơ.
Với điều kiện trong phạm vi luận văn, chúng tôi xin xem xét về hệ thống
ngôn ngữ, các thành phần của câu thơ trong bài thơ.
1.2.1. Về hệ thống ngôn ngữ
Theo Bùi Công Hùng: “ Hệ thống ngôn ngữ được xây dựng theo các quy luật
của mối quan hệ ngôn ngữ trong tác phẩm, giữa cái biểu đạt và cái biểu hiện trong
văn học. Vì vậy, khi nghiên cứu thơ ca, ta phải phân biệt ngôn ngữ nói chung ngôn
ngữ có tính nghệ thuật nói riêng.” [8, tr.62-63]
Bùi Công Hùng đi vào ngôn ngữ thơ, xác định ngôn ngữ thơ có nhiều nét
tương đồng với âm nhạc, nhưng lại có nhiều nét khác biệt. Ông cho rằng ngôn ngữ
thơ và ngôn ngữ âm nhạc đều có sự hòa âm, có các quãng cách giữa các nhịp, có sự

16


phân bố dài ngắn của các âm. Ông đã tiếp thu quan điểm của Jimunxki khi cho
rằng: “Trong ngôn ngữ thơ, quãng cách không xác định rõ ràng như trong âm
nhạc, còn quãng cách trong âm nhạc phải được xác định rõ ràng, không được tùy
tiện thay đổi. Trong ngôn ngữ thơ, sự phân bố độ dài ngắn của các âm trong từ
không có sự chình xác cố định. Còn sự phân bố độ dài ngắn của âm trong âm nhạc
được xác định thời gian cố định trong các nốt nhạc”. [8, tr.69]
Bên cạnh việc phân biệt ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ âm nhạc, ông còn phân

biệt ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ văn xuôi. Ông nêu nhận định của Tômasépki đó là
ngôn ngữ trong thơ không dày đặc như trong văn xuôi, mà chia cắt ra thành các
phần dài ngắn theo âm luật. Các thành phần này được chia ra thành câu thơ và
thường thường lại chia thành các dòng thơ nhỏ hơn. Hay theo Gôntrarôp, trong tác
phẩm Tổ chức âm thanh của câu thơ và vấn đề vần, thì “cấu trúc âm thanh của
văn xuôi chỉ có một bình diện, nghĩa là ngữ điệu và giọng đọc trùng khít với nhau,
đơn vị của viêc đọc và ngữ điệu trong văn xuôi là câu văn xuôi. Trong thơ, ngữ điệu
của câu thơ và giọng đọc không trùng khít với nhau”. [8, tr.71-72] .Còn theo Vêriê,
trong cuốn Lược khảo về những nguyên tắc của luật âm học Anh thì thơ khác văn
xuôi ở chỗ: “Trong thơ, sự phát âm có sự xác định rõ ràng lớn hơn, từng âm được
phát âm có sự nhấn mạnh, được chú ý hơn trong văn xuôi” [8, tr.74].
Bùi Công Hùng còn so sánh câu thơ văn xuôi với câu văn xuôi. Câu thơ văn
xuôi khác câu văn xuôi ở chỗ: “Câu thơ tự do tuy dài đến mấy cũng phải ngắt thành
nhiều dòng thơ riêng biệt trong khi đọc theo những chỗ ngắt có tính chất ngữ điệu nhịp điệu, và cuối cùng là các dòng thơ riêng biệt ấy vẫn tuân theo quy luật âm
thanh của các câu thơ bình thường”. [8, tr.74 -75].
Ngoài ra, Bùi Công Hùng còn có sự chú ý đặc biết đến tính cô đọng, hàm súc
trong thơ. Ông cho rằng: “Sự cô đọng trong sáng tác nghệ thuật về mặt hình thức là
thuộc về phương pháp trình bày súc tích, nhanh, gọn, trên cơ sở nghiên cứu rất kỹ
càng, chi tiết, lâu dài” [8, tr.77]. Và “sự hàm súc trong tác phẩm là sự trình bày
những bản chất của sự kiện, hiện tượng mà vẫn giữ nguyên sức hấp dẫn có tính
nghệ thuật của nó” [8, tr.78].

17


1.2.2. Các thành phần của câu thơ
Khi dựa vào thơ để nghiên cứu toàn bộ các bộ phận của bài thơ, Bùi Công
Hùng đã lấy câu thơ làm đơn vị cơ bản. Theo ông, một câu thơ gồm các thành phần
cơ bản: từ ngữ, nhịp điệu, vần, ngữ điệu.
Về Từ ngữ trong câu thơ, theo Bùi Công Hùng:

(1) “Từ ngữ trong thơ là những từ ngữ cô đọng, hàm súc có sự lựa chọn kĩ
càng.” [4, tr.165]
(2) “Từ ngữ trong thơ chứa đựng tiếng vang cảm giác được của các chữ
trong sự kết hợp của chúng”. [8, tr.168]
(3) “Trong từ ngữ của thơ, có những từ ngữ vị trí là vai trò, là chìa khóa của
bài thơ, là từ đặc biệt mang âm hưởng riêng, sắc thái riêng của bài thơ, là điểm
ngời sáng trong bài thơ”. [8, tr.172]
(4) “Từ ngữ trong thơ có sức tạo nên sự liên tưởng nhiều tầng” [8, tr.175].
(5) “Từ ngữ sử dụng trong thơ được vận dụng bởi nhiều phép chuyển nghĩa,
nhưng chủ yếu là ẩn dụ [8, tr.178].
Về Nhịp điệu, Bùi Công Hùng cho rằng: “Nhịp điệu là sự nối tiếp của các
tiếng sắp xếp thành từng khung đều đặn của giọng nói và theo thời gian” và “nhịp
điệu trong thơ xuất hiện trên cơ sở nhịp điệu của lao động, nhịp điệu của hơi thở
con người” [8, tr.178].
Ngoài ra, ông dẫn ra hàng loạt nhận định của các tác giả nước ngoài:
Theo Tômasépki: “Nhịp của bài thơ được xây dựng trên bản chất của chính
vật liệu ngôn ngữ và nó động viên chính các thuộc tính biểu hiện các vật liệu ngôn
ngữ, dù cơ cấu bài thơ có riêng biệt và đặc thù bao nhiêu đi nữa, thì cơ cấu ấy cũng
thuộc về một ngôn ngữ và không lặp lại ngoài giới hạn của các hình thức dân tộc
trong lời nói”.[8, tr.182].
Hay theo Jimunxki thì âm luật nghiên cứu quy luật chung của việc luân
phiên các âm mạnh và âm yếu. Nhịp điệu trog thơ gồm các phần cụ thể áp dụng
theo quy luật của âm luật. Nhịp điệu của thơ tạo nên theo quy luật của sự luân phiên
âm mạnh và âm yếu xuất hiện trong sự xuất hiện trong sự tác động của các bản chất
tự nhiên của tài liệu ngôn ngữ và âm luật.

18


Theo Calatorova , trong Thơ và nhịp điệu, thì nhịp điệu của câu thơ là dòng

thơ tương ứng vói sự thụ cảm trong đời sống. Sự lặp lại các đơn vị chia cắt được là
cơ sở của các dấu hiệu nhịp điệu.
Bùi Công Hùng kết luận nhịp điệu của thơ xuất hiện trên cơ sở lặp lại và luân
phiên các đơn vị âm luật theo sự cấu tạo đơn vị ngữ điệu của ngôn ngữ.
Về phần Vần, Bùi Công Hùng dẫn một số quan niệm của những tác giả nước
ngoài như theo Hêghen thì “vần trong thơ là do nhu cầu thực sự của tâm hồn muốn
nhìn thấy mình được biểu lộ rõ hơn, nhiều hơn, có sự vang dội đều đặn” [8, tr.188].
Còn theo Gôntrarốp trong Tổ chức âm thanh của câu thơ và vấn đề vần, thì
“vần xét về phương diện ngữ âm có thể coi như sự lặp lại các âm trong một tập hợp
âm nối giữa hai dòng thơ và kéo dài đến cuối bài thơ”. [8, tr.188-189]
Bùi Công Hùng nhận định: “Vần có khả năng tạo nên giọng đọc của đoạn
thơ: nó hoàn thành việc thông báo dòng thơ ở đơn vị kết thúc có tính chất thơ. Khi
trong thơ có sự tác động lẫn nhau giữa các đơn vị ngữ điệu và ngữ điệu giai đoạn,
vần có khả năng tạo nền sự liên hệ giữa chúng” và “ vần có ý nghĩa về phương
diện ngữ âm như một sự lặp lại âm thanh, và có ý nghĩa vận luật tạo nên giới hạn
của một dãy âm trong một câu thơ. Và có thể chia thành nhiều dấu hiệu khác nhau,
tùy theo sự phân loại nhấn mạnh mặt này hay mặt kia, theo cách người nghiên cứu
vần thơ chọn lựa”[8, tr.189].
Tác giả cũng nhấn mạnh rằng: “trong từng đoạn thơ, trong từng bài thơ cụ
thể, vần có thể không có. Nhưng xét chung trong toàn bộ thơ ca Việt Nam, từ quá
khứ đến hiện tại, vần vẫn chiếm một vị trí rất quan trọng” [8, tr.196]
Về Ngữ điệu, các nhận định của các nhà nghiên cứu được Bùi Công Hùng
dẫn ra như Vinôgrađốp, trong cuốn Về lý luận của ngôn ngữ nghệ thuật, ngữ điệu
của câu thơ là phương tiện ngữ pháp để tạo thành câu và xuất hiện với tư cách là
một trong những dấu hiệu thường xuyên của câu. Ngữ điệu trong ngữ pháp tự nó ở
ngoài nội dung của từ, ở ngoài quan hệ của lời đối với hiện thực. Timôpheép cho
rằng ngữ điệu là không gian và thời gian của một từ sống, nó tồn tại và thể hiện ý
nghĩa có tính hiện thực: cơ sở của ngữ điệu là sự xác định luân phiên của giọng cất
cao lên và hạ thấp xuống, đem lại sắc thái tư tưởng của câu. Tômasépki thì cho
rằng ngữ điệu trong thơ là âm thanh biểu hiện ở giọng lên cao và xuống thấp, lời


19


chậm và nhanh, giọng mạnh và yếu. Còn theo Khôsennhicốp, thì ngữ điệu bao gồm
các dấu hiệu như giọng lên cao và xuống thấp, chỗ ngắt mạnh nhiều hay mạnh ít
trong lời, sự sắp đặt các trọng tâm câu mạnh hay yếu, từng phần của nhóm từ
nhanh hay chậm tương đối.
Ngoài ra, theo Lâm Vinh (Tạp chí văn học số 6 - 1981) thì ngữ điệu bao gồm
các dấu hiệu: Lên cao và xuống thấp, chỗ ngắt mạnh nhiều hay mạnh ít trong lời
nói, sự sắp đặt các trọng tâm câu mạnh hay yếu và từng phần của nhóm từ nhanh
hay chậm tương đối.
Nhạc sĩ Lê Yên đã ghi thành ba nốt nhạc sau đây có thể xem như ba cung
bậc tiêu chuẩn của các thanh trong tiếng Việt: âm khu cao là sắc ngã, âm khu trung
là không dấu, âm khu trầm là huyền, hỏi, nặng.
Cuối cùng Bùi Công Hùng đúc kết lại: “Ngữ điệu trong thơ một mặt phụ
thuộc vào nhịp điệu, âm thanh, từ ngữ trong chính văn bản của câu thơ, một mặt do
người đọc, người đọc có thể nhấn mạnh vào các khía cạnh khác nhau, hoặc giọng
đọc cao hơn hay ít hơn một ít”. [8, tr.207]. Ngoài ra, ông còn cho rằng ngữ điệu
trong thơ được chia thành hai nhóm cơ bản: thơ để hát, để ngâm và thơ để nói, để
đọc.
1.2.3. Nhận xét quan điểm của tác giả
Tuy tựa đề công trình nghiên cứu của Bùi Công Hùng là Tiếp cận nghệ
thuật thơ ca, nhưng tác giả lại không đem đến cho người đọc điều gì là tiếp cận cả
ngoài những khái niệm mơ hồ, những nhận định mâu thuẫn và không hiểu ý định
cuối cùng của tác giả là gì.
Ông trích dẫn quá nhiều nhận định của những tác giả nước ngoài, nhưng
riêng phần mình thì ông không mang lại điều gì mới mẻ và cũng không tự mình nêu
lên được khái niệm cho công trình mình nghiên cứu.
Hơn nữa, chúng ta có thể nhận thấy đây là công trình thiếu tính hệ thống. Bởi

khi chúng ta xem xét từ cấp độ từ ngữ thì phải đến cấp độ cú pháp, nhưng tác giả lại
chuyển sang các thành phần câu.
Trong phần lấy ví dụ chứng minh: Trong thơ của ta, đơn vị nhịp điệu có thể
là từ một từ trở lên (thường là một âm tiết) và thường là từ hai trở lên, Bùi Công
Hùng dẫn chứng các câu thơ và ngắt nhịp rất tùy tiện là:

20


Trẻ/ nào/ (Hồ Chủ tịch)
Người/ bên ấy/ (Lê Đức Thọ)
Văn nghệ/ là thuyền/ (Tố Hữu)
Trăm năm/ trong cõi/ người ta/ (Nguyễn Du)
Nhưng ngắt nhịp đúng phải là:
Trẻ nào/
Người bên ấy/
Văn nghệ là thuyền/
Trăm năm trong cõi người ta/.

21


1.3. QUAN ĐIỂM CỦA HỮU ĐẠT
Công trình Ngôn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt đề cập đến các nội dung
như: Đặc điểm về loại hình ngôn ngữ và phong cách thơ ca Việt Nam, hai phương
thức cơ bản của ngôn ngữ thơ, tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ, một số
tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ, chơi chữ, vài nhận xét về sự
phát triển của ngôn ngữ thơ hiện đại.
Sau đây chúng tôi xin điểm qua một số nội dung của phương diện ngôn ngữ
trong công trình nghiên cứu của Hữu Đạt: hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ

thơ, tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ, một số tính chất và đặc điểm
quan trọng của ngôn ngữ thơ.
1.3.1. Về phương thức của ngôn ngữ
Theo Hữu Đạt, phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện là hai
phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ.
Về phương thức tạo hình thì Hữu Đạt định nghĩa rằng tạo hình là phản ánh
trực tiếp đối tượng, nghĩa là miêu tả đối tượng như nó vốn có trong thực tế khách
quan. Một tác phẩm thơ ca có tính chất tạo hình là một tác phẩm đem đến cho người
đọc những bức tranh sinh động về cuộc sống và hiện thực thực tế khiến người ta có
thể cảm nhận được. Muốn như vậy, nhà nghệ sĩ phải sử dụng hai thao tác cơ bản là
thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp. Thao tác lựa chọn cho phép nghệ sĩ lựa chọn
các yếu tố ngôn ngữ như là các bức tranh riêng lẻ về hiện thực. Thao tác kết hợp
cho phép nhà nghệ sĩ xây dựng những bức tranh chung rộng lớn hơn bằng việc kết
hợp những bức tranh riêng lẽ này lại với nhau theo những quy luật nhất định.
Từ  Ngữ  Câu  Đoạn văn  Văn bản
Từ khi tồn tại độc lập chỉ là một hình ảnh chứ chưa phải là một “bức tranh
tạo hình” với cái nghĩa đơn giản của nó. Nhưng khi “từ tồn tại trong ngữ thì từ đã
được hiện thực hóa bằng văn cảnh. Lúc này, từ không còn là bức tranh trừu tượng,
là hình ảnh của sự vật nữa, mà bắt đầu trở thành bức tranh hoàn toàn cụ thể, có thể
tri giác được bằng cảm giác. Nói cách khác, lúc này từ hoạt động với tư cách là bức
tranh tạo hình” [6, tr.40-41]. Một câu có thể được xem như bức tranh khá hoàn
chỉnh, trọn vẹn về sự vật. Còn một đoạn câu, một văn bản là bức tranh rộng lớn về
nhiều sự vật, hiện tượng được hòa phối với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

22


Ngoài ra ông cũng khẳng định: “Một văn bản thơ có tính tạo hình là văn bản có khả
năng gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh về một sự vật, hiện tượng nào đó. Hình
ảnh này thường khá cụ thể và có thể dễ dàng hình dung ngay được” [6, tr.41]

Hữu Đạt cho rằng phương thức tạo hình không đơn giản là để phô diễn tài
năng sử dụng ngôn ngữ mà còn thông qua phương thức này, tác giả thể hiện nội
tâm, biểu lộ cảm xúc của nhân vật trữ tình hay của chính tác giả.
Theo ông khi cần miêu tả những sắc thái nội tâm, những sự biến đổi trong
tình cảm con người, cần nhiều đến phương thức biểu hiện. Còn khi cần miêu tả về
không gian, thời gian, những bối cảnh trong đó có con người hoạt động thì lại cần
nhiều đến phương thức tạo hình. Để phát huy triệt để phương thức tạo hình, thơ ca
hiện đại thường nghiêng về cách “tạo hình để biểu hiện”. “Chính vì phương thức
tạo hình thường tiềm tàng to lớn, nên các nhà thơ có kinh nghiệm vẫn dùng phương
thức tạo hình để phát họa ra các tính cách nhân vật với các dáng vẻ riêng khác
nhau” [6, tr.47]
Ông còn khẳng định tiền đề vật chất của phương thức tạo hình trong thơ ca
Việt Nam là giá trị gợi hình của vần và nguyên âm.
Theo ông, các từ láy mang các vần trên cũng có giá trị gợi hình rất cao. Về
phần nguyên âm thì nguyên âm i là nguyên âm có giá trị gợi ra những hình ảnh có
kích thước, âm thanh nhỏ bé. Nguyên âm e có giá trị gợi ra hình ảnh về các sự vật
mảnh và nhỏ, các âm thanh bé và chói [6, tr.59]. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng
không phải tất cả từ nào mang các vần, các nguyên âm trên đều có khả năng tạo
hình.
Về phương thức biểu hiện, theo Hữu Đạt: “Phương thức biểu hiện là việc
khai thác các khả năng biểu hiện của đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa chọn
và thao tác kết hợp trong quá trình tổ chức văn bản”. [6, tr.65]. Ông cũng cho rằng
thao tác lựa chọn cho phép nhà nghệ sĩ lựa chọn một đơn vị trong một loạt đơn vị
có giá trị tương đương nhau, có thể thay thế nhau trên trục dọc còn thao tác kết hợp,
nhà nghệ sĩ sau khi đã lựa chọn có thể tạo ra những kết hợp bất ngờ sáng tạo dựa
trên tiền đề vật chất mà ngôn ngữ dân tộc cho phép.
Theo ông nhận định thì phân tích phương thức biểu hiện của ngôn ngữ thơ
thực chất phải bao gồm hai mặt: Mặt thứ nhất là phải phân tích những kiểu diễn đạt

23



×