Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân tích truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.19 KB, 4 trang )

Đề bài: Phân tích truyện ngắn Vi Hành của Nguyễn Ái Quốc.
Bài làm
Đối với Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thì sáng tạo nghệ thuật là hành vi cách mạng. Ngay những tác phẩm
đầu tay viết trên đất Pháp đã mang tính chiến đấu quyết liệt vào thực dân Pháp và bọng phong kiến tay sai.
Năm 1922, Khải Định được bọn thực dân đưa sang “mẫu quốc” dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Macxây. Chuyến
đi ô nhục này nhằm mục đích lừa dối thực dân Pháp, khẳng định bọn thực dân xâm lược là những “bậc” khai
hóa. Mục đích chính của chúng là kêu gọi các nhà đầu tư Pháp đổ tiêng vào Đông Dương. Những người yêu
nước Việt Nam đã phản đối, lên án chuyến Tây nhục ngã của vương quốc An Nam. Và hàng loại các tác
phẩm của Nguyễn Ái Quốc đã ra đời như: “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, “Sở thích đặc biệt”, “Con rồng
tre”…
Năm 1923, Khải Định đã về nước nhưng bóng ma của hắn vẫn gây bất lợi cho các nhà hoạt động cách mạng
ở Pháp. Bác viết “Vi hành” là một đòn chí tử, hạ gục tên vua bù nhìn bán nước cũng như bọn thực dân pháp
đang đeo mặt nạ “khai hóa” kia.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu tên của tác phẩm này. Trong tiếng Pháp thì tên tác phẩm này có nghĩa là
không ai biết, dùng tên giả. Nguyễn Ái Quốc muốn ngụ ý châm biếm rằng Khải Định ứ tưởng người Pháp
kính trọng y lắm, nhưng thật sự thì chẳng ai biết mặt, biết tên y cả.
Dịch giả Phạm Huy Thông đã chọn một cái tên dịch ra tiếng Việt rất thích hợp với dụng ý của Bác, đó là “Vi
hành”. Nghĩa của cái tên này có ba vấn đề cần phải chú ý. Thứ nhất, người vi hành phải là vua chúa, những
người có quyên uy trong xã hội. Điều thứ hai là những bậc vua chúa ấy phải cải trang, cải danh, phải đi vào
trong sinh hoạt của quần chúng. Còn nét nghĩa thứ bac ho ta hiểu vi hàn gắn với những mục đích cao đẹp.
Sauk hi tìm hiểu những điều mắt thấy tai nghe, những bậc vua chúa ấy thường đưa ra những chính sách phù
hợp với quyền lợi của nhân dân.
Còn quốc vương An Nam thì sao? Ngay trong phần bình luận của nhân vật “tôi” thì ta đã thấy sự đối lập giữa
những người vi hành thật và giả. Nhân vật “tôi” đã dẫn ra hai bằng chứng về những đấng minh quân, một
người ở Phương Đông, một người ở Phương Tây, một người ở trong truyền thuyết, một người bằng xương
bằng thịt rất nổi tiếng thời hiện đại. Đó là vua Thuấn người đã từng mặc áo tơi đi cày với nông dân; đó là
vua Pie, người đã từng làm công nhân ở các công xưởng nước Anh. Khải Định là vị hoàng đế của chúng ta –
cùng vi hành đấy, ngài đã sang Pháp. Có phải chăng ngài đang theo bước vua Thuấn và vua Pie để làm một
vị minh quân sáng suốt? Không! Mục đích vi hành của ông vua này là để thỏa mãn những thú vui bản thân,
để thực hiện những hành vi ám muội. Nhân vật “tôi” đã gọi chuyến đi của Khải Định là “nếm thử cuộc đời
của các cậu công tử bé”. Đó là một kẻ đang tập tành thói ăn chơi bừa bãi bằng chính những đồng tiền


xương máu của người dân An Nam.
Như vậy, tên truyện “Vi hành” cho người đọc một tư duy ngược, một vi hành trong ngoặc kép. Cách thức tạo
liên tưởng là một thủ pháp châm biếm rất sắc sảo vốn được người phương Tây ưa dùng trong văn chương
trào phúng.
Điều đặc sắc thứ hai của “Vi hành” chính là Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra một loại những chuối tình huống
nhầm lẫn.
Quả thật, Bác chưa bao giờ tự nhận mình là nghệ sĩ. Nhưng những sáng tác của Bác đã bộc lộ cho ta thấy tư
cách của một người nghệ sĩ vĩ đại. Tác giả Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã tạo ra cho mình một phong
cách rất độc đáo, đó chính là yếu tố “kí” ở trong một thiên truyện. Trong tác phẩm “Vi hành” này thì nửa đầu
là một truyện ngắn đích thực nhưng đến phần sau, khi chất “kỉ” quen thuộc của Người lại xuất hiện và cuốn
hút người đọc.


Bác đã vẽ ra cho chúng ta thấy ở trong một toa tàu điện ngầm vắng khách để nói về tình huống nhầm lẫn
thứ nhất. Đôi tình nhân trẻ người Pháp ấy ngồi canh bên nhân vật “tôi” mũi tẹt, da vàng, để phiếm đàm về
quốc vương An Nam. Và “tôi” đã ghi lại cho cô em trong một bức thư dường như toàn bộ sự thật mà không
hề thêm bớt. Câu chuyện về Khải Định, sự kiện Khải Định sang nước Pháp đã được bọn quan thầy tô son
trát phấn, làm rùm beng ở Việt Nam. Thì khi đến nước Pháp, thảm hại thay nso chỉ là một câu chuyện phiếm.
Cặp tình nhân đang nói chuyện về vua mà lại sử dụng cách xưng hô hết sức phạm thượng. Chàng trai khẳng
định “Hắn đấy!” mà không một chút sợ sệt. Pháp là một đất nước dân chủ cộng hòa, vua chúa đối với thanh
niên chỉ là những đồ vật cũ lỗi thời. Nó kích thích sư tò mò hơn là sự sùng bái.
Cuộc nói chuyện đã diễn ra rất tự nhiên, chi tiết gây ấn tượng đầu tiên chính là “cái chụp đèn” ngài đã “chụp
lén đầu quấn khăn”. Thực ra đây là cái nón chóp, một biểu hiện quyền uy tuyệt đối của vua chúa phương
Đông. Nhìn thấy cái nói chóp ấy là nhìn thấy Thiên tử. Nhưng khổ thay, thanh niên người Pháp lại không hề
biết tới cái nón chóp biểu hiện quyền uy này. Họ không hiểu cái vật Khải Định đội trên đầu là gì. Ở một thủ
đô văn minh, tráng lệ như Pari thì cũng không kiếm đâu ra cái nón nào đặc biệt đến như vậy. Vì thế, đôi tình
nhân ấy đã nghi Khải Định đang đội cái chóp đèn ở trên đầu. Đức hoàng thượng này quả thật rất biết cách
gây tò mò, gây cho người ta những cảm nhận thú vị. Nhưng hình tượng cái chụp đèn còn mang ý nghĩa
châm biếm thâm độc hơn nữa! Dưới cái chọp đèn bình thường là cái bóng đèn thủy tinh, đến thời hạn thì
phải thay. Cái chụp đèn này rất đặc biệt vì phía dưới nó là… cái đầu của Khải Định. Đặt ra một sự so sánh

thật hài hước mà thấm thía này, phải chăng Bác cũng ngụ ý nói rằng quốc vương An Nam cũng như cái bóng
đèn thủy tinh không hơn không kém. Không sử dụng được nữa thì sẽ bị bọn thực dân Pháp hạ xuống rồi vứt
đi không thương tiếc! Chỉ qua có một chi tiết cái chụp đèn mà bộ mặt bán nước bù nhìn của Khải Định đã bị
vạch trần thật đích đáng!
Lâu nay, nhiều ý kiến phân tích cho rằng cách nhìn của đôi tình nhân trẻ người Pháp về gương mặt Khải
Định chứa đựng sự phân biệt chủng tộc. Nhưng chúng ta hãy thử tìm hiểu đôi chút về khoảng thời gian sau
chuyến du Tây của ông vua này. Sau khi về nước (vào năm 1923) thì đến năm 1924, Khải Định đã tổ chức sự
kiện mừng thỏ. Và đến năm 1925 – từ là chi một năm sau – hắn đã qua đời. Như vậy, đôi mắt tò mò tinh
quái của đôi tình nhân kia (thực chất là đôi mắt của Nguyễn Ái Quốc) đã cho ta thấy được hiện tình bệnh
hoạn của ông vua sắp chết non này.
Quả thật, qua chi tiết cái chụp đèn, ta thấy Khải Định là người đã lấy cái uy quyền của mình để làm trò lạ
mắt cho người Pháp. Còn những nét trên gương mặt Khải Định với “cái mũi tẹt”, “đôi mắt xếch”, “cái mặt
bủng như vỏ chanh” đã miêu tả quá rõ thể chất yếu ớt, bạc nhược của hắn. Hắn lo cái thân mình chưa xong
mà đòi chèo lái con thuyền dân tộc. Mà thật ra Khải Định cũng đâu có ý định chèo lái cho vận mệnh nước
nhà. Hắn giữ ngôi báu ấy chỉ vì mục đích ăn chơi, hưởng lạc của chính bản thân hắn.
Phần chân dung còn lại của tên vua bạc nhược ấy được nhìn qua cặp mắt hết sức rành ròi thời trang cua cô
gái Pari. Hắn đã đeo lên người “đủ cả bộ lụa là”, “đủ cả bộ hạt cườm”. Bộ dạng kì lạ của hắn khiến cho người
Pháp phải bật cười. Quá quắt hơn nữa cả mười ngón tay của hắn “đeo đầy những nhẫn”. Than ôi! Khải Định
thật sự không còn nhận dạng của một ông vua. Cô gái Pari đã coi hắn như mọt hình nhân biểu diễn thời
trang, cái gì cũng được tính toán chăm chút, đủ bộ. Nhờ tất cả các bộ trang sức ấy đều gây nên sự tò mò
đặc biệt, sự phản cảm đặc biệt. Càng không hiểu được thì đôi tình nhân Pháp, thì người Pháp càng có
khuynh hướng nhìn Khải Định như một trò chơi.
Cuối cùng, tính cách của nhân vật trào phúng Khải Định được lột tả qua việc làm, hành động của y. Cô gái đã
nhìn thấy y ở trường đua ngựa với điệu bộ “nhút nhát”, “lúng ta lúng túng như một kẻ dân quê lần đầu tiên
được nhìn thấy chốn thị thành. Hắn đang tập tành ăn chơi ở Pari, và thảm hại hơn nữa, hắn chỉ là một tên
“công tử bé” phải tập theo thói ăn chơi trác tang của những bậc đàn anh. Khải Định không là vua không
được là một người dân bình thường, mà ngay cả trong lĩnh vực cờ gian bạc lận hắn cũng không có đủ tự tin
để làm một tay ăn chơi thực thụ.
Còn chàng trai thì thuyết phục người bạn gái của mình, rằng Khải Định đang ngồi trước mặt hắn, hắn đang đi
vi hành, còn các ông quan bà kiếc đi theo đã bị “gửi tuốt ở kho hành lí” để ông vua này “đi chơi vi hành”. Lại

một chi tiết châm biếm thật hài hước, sâu sắc. Khải Định đi vi hành mà chàng trại lại nói là “đi chơi vi hành”
vậy tức là hắn đang đi chơi lén. Quan lại triều đình phong kiến đi theo chỉ là những đồ vật, những “hành lí”
mang theo của Khải Định. Còn “vị” vua An Nam này thực ra cũng chỉ là một đồ vật được vặn dây cót sẵn mà
thôi.
Mà thâm sâu hơn nữa, tác giả đã thông qua cuộc nói chuyện phiếm của đôi thanh niên này mà phác họa lên
sự đánh giá của dư luận Pháp đối với ông vua dị hơm này. Thông qua câu nói của chàng trai “nghe nói ông
bầu Nhà hát Múa rối có định kí giao kèo thuê đấy…” cũng đủ để ta hiểu Khải Định trước mắt người Pháp chỉ


là một trò cười để mua vui. Hắn sẵn sàng thay thế những con rối lòe loẹt, ngộ nghĩnh để làm cho con rối
“sống” cho người khác giật dây. Khải Định – một ông vua uy quyền – trước mặt người dân An Nam thì khi
sang Pháp hắn lại là một kẻ có thân phận thấp hèn nhất, phải bán mình đê mua vui cho thiên hạ. Mà tệ hại
hơn, hắn không phải là một nghệ sĩ hài như Saclô, mà chỉ là một con rối cho người khác giật dây. Như vậy,
giá trị của Khải Định dưới ngòi bút của Nguyễn Ái Quốc có cứ hạ thấp xuống dần. Từ một ông vua thích khoe
khoang, chưng diện đến lố lăng, từ một ke bạc nhược yếu ớt bệnh hoạn, từ một tên “công tử bé” giờ trở
thành một con rối mua vui không chút tự do. Nhưng thực sự, trên phương diện chính trị thì Khải Định đã là
một con rối. Một con rối trong vai vua bù nhìn không nhất thiết là phải bán mình làm rối. Vậy phải chăng
động cơ khiến hắn phải làm như vậy là vì cần có tiền để vào trường đua ngựa, vào những “hộp đen”…. Thật
là hèn kém, nhục nhã…!
Xã hội Pháp nhìn Khải Định như môt món đồ chơi. Họ cho rằng hắn rất có ích cho họ. Vì sao vậy? Bởi vì khi
Khải Định chưa tới thì người Pari đang “đói” những tin “thời sự” giật gân. “Cái lò ở Giăngbe đã bán chặt ra
từng khúc thì không thu hút được công chúng lắm…”. Và thật may mắn cho họ, “đúng lúc đó thì có một anh
vua” đã đến với đất Pháp để mua vui cho họ. Họ tìm hiểu Khải Định bởi tính hiếu kì, quan tâm tới Khải Định
cũng như quan tâm những chuyện hình sự vậy. Khải Định thật là một món đồ chơi thú vị cua người Pháp.
Thế còn giá trị tiền bạc của món đồ chơi ấy thì sao? Đôi thanh niên người Pháp đã có một bảng giá trị so
sánh rất đặc biệt. Họ phải trả tới nghìn rưỡi Phrăng để xem vợ lẽ nàng hầu của Cao Miên, xem trò leo trèo
nhào lộn của bọn sư thánh xứ Cônggô. Còn hôm nay thì họ “có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang
ngay cạnh”. Như vậy Khải Định là một món đồ chơi miễn phí cho người Pháp.
Hai tình huống nhầm lẫn liên tiếp theo đã được nhân vật “tôi” kể thoáng qua cho cô rm họ ở chốn quê nhà.
Sự “thật thà, khờ khạo” của “tôi” đã cho chúng ta cái logic ngược. Chính người trong cuộc đã kể về sự đón

tiếp nồng nhiệt của người Pháp khi thấy một người “mũi tẹt”, “da vàng”, Những tiếng “hắn đấy!” hay “xem
hắn kìa!” là những lời chào mừng kín đáo và kính trọng mà chúng ta thường gặp dọc đường”. Dĩ nhiên là mọi
người đã nhầm lẫn nhân vật “tôi” mà cũng như bất cứ người dân Việt Nam nào mà họ thấy là Khải Định. Và
chính ông vua An Nam ấy, với người Pháp chỉ là một kẻ tầm thường, cần bài xích.
Trường hợp nhầm lẫn thứ ba là chính quyền quyền thực dân nhầm lẫn “tôi” là Khải Định”. Vì thế “các vị ân
cần theo dõi tôi chẳng khác bà mẹ hiền rình con thơ chập chững bước đi thứ nhất (…) các vị bám lấy đế giày
tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng”. Thông qua chi tiết nhầm lẫn này, Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ
mặt thật của bọn thực dân cướp nước. Chúng đã cho mật thám theo dõi những người yêu nước Việt Nam
trên đất Pháp như hình với bóng. Chúng đã lừa dối nhân dân Pháp. Ngay trên chính quốc mà chúng cũng
không ngần ngại thực hiện những hành vi ám muội. Chúng đã vi phạm hiến pháp, tước đoạt quyền tự do của
con người ngay tại thủ đô Pari dân chủ, văn minh nhất châu Âu thời bấy giờ.
Sở dĩ tình huống của truyện độc đáo như vậy là vì Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên một giọng điệu rất độc đáo
thông qua hình thức một bức thư. Thực ra dùng thư để sáng tạo văn chương không phải là trường hơp hiếm
hoi trong văn chương phương Tây. Nhưng với tư cách là một tác phẩm của dòng văn học cách mạng Việ
Nam. “Vi hành” đã đóng góp vào văn chương hiện đại một hình thức mới được du nhập từ phương Tây.
Thư từ vốn thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày trong giao tiếp. Đặc điểm chính cua nó là rất tự
nhiên, rất nhiều giọng điệu, nhiều đề tài. Nguyễn Ái Quốc đã biết lợi dụng vào đặc điểm này của thư từ để
tạo ra một cảm giác thật cho một chuyện rất bịa của mình. Mâu thuẫn này đã làm cho hình tượng Khải Định
trở nên đặc sắc và nhiều ý nghĩa.
Ta bắt gặp ở đây, những lằn roi châm biếm mỉa mai, quất thẳng vào mặt Khải Định theo phong cách châm
biếm phương Tây. Ta bắt gặp cái giọng điệu có vẻ ngờ nghệch, cả tin của nhân vật “tôi” nhưng thực ra đó là
sự cả tin giả vờ của một người hiểu đến chân tơ kẽ tóc đối tượng mình châm biếm. Ngôn ngữ trong văn bản
đã tạo nên một hiệu ứng ngược cho độc giả… Cũng chính nhờ giọng điệu thư từ, ta nghe được tiếng nói của
trái tim người viết bồi hồi xao xuyến với quê nhà, với những kỉ niệm thời ấu thơ.

“Vi hành” là một tác phẩm văn chương đích thực, mặc dù người viết chỉ coi đó là một hành vi cách mạng.
Nếu không có một trái tim yêu nước, không có lòng căm thù bọn phong kiến tay sai, bọn thực dân xâm lược,
không có sự phẫn uất nhục nhã khi chứng kiến cảnh ô nhục của Khải Định thì sẽ không có tác phẩm “Vi
hành” ra đời. Tuy nhiên cũng cần khẳng định, để làm nên thành công rực rỡ của tác phẩm “Vi hành” một
phần là do sự hiểu biết sâu sắc về văn học phương Tây và một năng khiếu trời phú cho Nguyễn Ái Quốc. Tác

giả đã sáng tạo được những phần nữa là tình huống nhẫm lẫn, vẽ nên bức chân dung trào phúng độc đáo
về Khải Định. Tác phẩm được viết năm 1923, nhưng chúng ta thấy hoàn toàn có lí khi xếp nó vào dòng văn


học cách mạng Việt Nam 1930 – 1945.



×