PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
Phụ lục II
Phiếu mô tả dự án dự thi của giáo viên
1. Tên hồ sơ dạy học: “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long - một
truyện ngắn khơi gợi nhiều dư âm.
2. Mục tiêu dạy học
a) Kiến thức:
a1. Ngữ văn
- Vẻ đẹp của hình tượng con người lao động thầm lặng, cống hiến quên mình
vì Tổ quốc trong tác phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Chất thơ trong một truyện ngắn.
a2. Địa lí
- Nhiệt độ không khí và sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
- Hiểu được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa.
a3. Giáo dục công dân
- Khái niệm lí tưởng sống và những biểu hiện của con người sống có lí tưởng.
- Hiểu cách phấn đấu, rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại
ngày nay.
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp dựng xây đất nước.
a4. Mĩ thuật
- Nắm bắt được đặc điểm của tranh chân dung và phương pháp vẽ tranh chân
dung.
- Hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả cảnh đẹp thiên nhiên thông qua
cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
b) Kỹ năng:
b1. Ngữ văn
- Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Vận dụng các hiểu biết về thể loại truyện để phân tích cốt truyện, tình
huống, nhân vật, nghệ thuật trần thuật của tác phẩm.
- Phân tích nhân vật chính và các nhân vật khác trong mối quan hệ với nhân
vật chính.
- Cảm nhận một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc và chất thơ trong truyện.
b2. Địa lí
- Phân tích sự thay đổi khí hậu theo độ cao.
- Chỉ bản đồ để xác định vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa;
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
1
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
b3. Giáo dục công dân
Biết lập kế hoạch học tập, rèn luyện và tu dưỡng của bản thân để có đủ khả
năng góp phần tham gia sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai và để thực
hiện lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp của bản thân phù hợp với yêu cầu của xã
hội.
b4. Mĩ thuật
- Thể hiện bài vẽ chân dung đúng tỷ lệ, có đặc điểm riêng, sử dụng màu sắc
hài hòa.
- Biết chọn chi tiết miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên (trong một tác phẩm văn học)
để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản, tranh minh họa tình huống truyện
có bố cục và màu sắc hài hòa.
c) Thái độ:
- Yêu quý, trân trọng những con người lao động cống hiến quên mình cho sự
nghiệp xây dựng đất nước.
- Có ý thức nuôi dưỡng và bồi đắp cho bản thân lẽ sống, lí tưởng sống cao
đẹp để cống hiến nhiều nhất cho gia đình, quê hương, đất nước.
- Tích cực học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để góp phần tham gia tích
cực vào sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai.
- Yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên trên khắp mọi miền đất nước. Từ
đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp đó.
- Ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành: biến những điều học được trong
sách vở thành những việc làm, hành động
- Hình thành các kĩ năng sống cho bản thân: Tự nhận thức, Tự quản bản thân
3. Đối tượng dạy học của dự án
Đối tượng: Học sinh lớp 9 - trường THCS Sài Sơn
Số lượng: 25 học sinh của các lớp đại trà 9C, D, G mà giáo viên thực hiện dự
án trực tiếp giảng dạy.
Đặc điểm cần thiết khác của học sinh: Học sinh có hứng thú học tập, thích
được tìm tòi, nghiên cứu, thể hiện khả năng của bản thân và có nguyện vọng
muốn tham gia chủ đề.
4. Ý nghĩa của dự án
- Qua bài học giúp các em có khả năng phát triển tư duy, tìm tòi và nghiên
cứu. Tạo điều kiện cho học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập bộ
môn Ngữ văn.
- Hình thành ở giáo viên và học sinh ý thức thường xuyên vận dụng phương
pháp dạy - học tích hợp các bộ môn; giúp học sinh có tư duy tổng hợp các kiến
2
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
thức liên môn để vận dụng vào việc cảm thụ tác phẩm văn chương.
- Có ý thức, thái độ nghiêm túc trong việc học đi đôi với hành.
- Giúp các em thêm yêu thích tìm hiểu, khám phá cái hay, cái đẹp của tác
phẩm văn chương và yêu thích hơn bộ môn Ngữ văn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Sách giáo khoa: Ngữ văn 9; Địa lý 6, 9; GDCD 9; Mĩ thuật 7, 8.
- Lược đồ tự nhiên vùng trung du và miền núi Bắc bộ, audio “Sa Pa thành phố
trong sương” (sáng tác: Vĩnh Cát), tranh ảnh minh họa.
- Đồ dùng cho học sinh hoạt động nhóm: giấy A4; bút màu, phiếu học tập.
- Các ứng dụng CNTT trong việc dạy và học: Máy tính, máy chiếu, webcam,
phần mềm hỗ trợ cắt nhạc Sound Forge 7.0
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
Dạy học theo chủ đề: “LẶNG LẼ SA PA” CỦA NGUYỄN THÀNH LONG MỘT TRUYỆN NGẮN KHƠI GỢI NHIỀU DƯ ÂM được tiến hành thử nghiệm
cho 25 học sinh khối 9 dưới hình thức ngoại khóa (vào buổi chiều)
Thời lượng thực hiện dự án: 3 tiết
6.1 Tiết 1: Chuẩn bị
Hoạt động 1: Học sinh và giáo viên cùng xác định yêu cầu, các tiểu chủ đề
dưới sự định hướng và hướng dẫn của giáo viên.
- Yêu cầu chung: Tất cả học sinh đọc và soạn bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn
Thành Long.
- Các tiểu chủ đề có thể tích hợp là:
Văn học
Địa lý
Giáo dục công dân
Mĩ thuật
- Sau khi xác định các tiểu chủ đề, học sinh lựa chọn nhóm theo khả năng và
cùng sở thích. Tuy nhiên giáo viên cần lưu ý các em về tính cân đối giữa số lượng
các thành viên trong mỗi nhóm. Các nhóm thực hiện các tiểu chủ đề như sau:
Nhóm 1: Văn học
(7 học sinh)
Nhóm 2: Địa lý
(6 học sinh)
Nhóm 3: Giáo dục công dân (6 học sinh)
Nhóm 4: Mĩ thuật
(6 học sinh)
Hoạt động 2: Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc:
Bước 1: Phác thảo đề cương.
Học sinh trong nhóm sẽ thảo luận các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề,
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
3
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
giáo viên tham vấn cho các em, sau đó các thành viên trong nhóm sẽ phác thảo đề
cương.
Bước 2: Xác định các nguồn tài nguyên cần khai thác để thực hiện dự
án:
Chủ yếu từ nguồn sách giáo khoa trong nhà trường gồm:
- Ngữ văn 9: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (trang 180 188, SGK Ngữ văn 9, tập
một)
- Địa lý 6: Bài 18- Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí (trang 55 57);
Địa lí 9: Bài 17- Vùng trung du và miền núi Bắc bộ (trang 61 63)
- Giáo dục công dân 9: Bài 10- Ngoại khóa về lí tưởng sống của thanh niên
(trang 34 36); Bài 11- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (trang 37 39)
- Mĩ thuật 7: Bài 4 Vẽ tranh- Đề tài tranh phong cảnh (trang 87 89); Mĩ
thuật 8: tiết 20, 21- Vẽ chân dung (trang 128 131)
Bước 3: Phân công công việc cho các nhóm theo phiếu học tập (số 1) và
nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm. Cụ thể:
Nhóm
Nội dung công việc
Qua việc đọc và soạn bài Lặng lẽ Sa Pa, em cảm nhận như thế
1. Ngữ văn
nào về nhân vật anh thanh niên. Hãy trình bày những cảm nhận
ấy của em bằng một bài thơ tám chữ.
1. Em hiểu gì về ngành khí tượng?
2. Địa lí
2. Em hãy cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa?
3. Dựa và kiến thức Địa lí, em hãy giải thích: Vì sao càng lên cao
thì nhiệt độ không khí càng giảm?
1. Lí tưởng sống là gì?
3. Giáo dục 2. Hãy nêu những biểu hiện của lí tưởng sống ở nhân vật thanh
công dân
niên?
3. Hãy nêu vai trò, vị trí và trách nhiệm của thanh niên trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đọc truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long,
độc giả sẽ cảm nhận được rằng truyện đã gợi cho chúng ta những
ấn tượng đẹp về cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng vô cùng ý nghĩa
4. Mĩ thuật giữa bác họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên, về hình tượng nhân
vật chính - anh thanh niên, về vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa. Bằng
khả năng hội họa của mình, các em hãy vẽ tranh minh họa cho
4
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
những điều đó.
Học sinh làm việc cá nhân và theo nhóm như kế hoạch, trong 10 ngày.
Những yêu cầu về nội dung kiến thức cần đạt được cho từng nhóm như sau:
Nhóm
1. Ngữ văn
2. Địa lí
Nội dung công việc
Học sinh trình bày được những cảm nhận về nhân vật anh thanh
niên (công việc anh làm, suy nghĩ, phẩm chất cao đẹp của nhân
vật) bằng một bài thơ tám chữ (tối thiểu 8 câu).
1. Em hiểu gì về ngành khí tượng?
Ngành khí tượng: là bộ môn khoa học nghiên cứu về khí
quyển nhằm chủ yếu để theo dõi và dự báo thời tiết. Những biểu
hiện thời tiết là những sự kiện thời tiết quan sát được và giải
thích được bằng khí tượng học. Những sự kiện đó phụ thuộc vào
các tham số của khí quyển Trái Đất. Các tham số này bao
gồm nhiệt độ, áp suất, độ ẩm cũng như các biến thiên và tác động
tương hỗ của các tham số này và những biến đổi theo thời gian
và không gian của chúng.
2. Em hãy cho biết vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa?
a) Vị trí địa lí của Sa Pa:
Thị trấn Sa Pa thuộc tỉnh Lào Cai, nằm ở vùng trung du và miền
núi phía Bắc nước ta. Sa Pa thuộc tiểu vùng Tây Bắc của trung
du và miền núi Bắc bộ.
b) Điều kiện tự nhiên của Sa Pa:
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình
nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc.
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia
cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng
năm ở Sa Pa là 15,4oC, nhiệt độ trung bình từ 18 - 20oC vào
tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 12 oC. Nhiệt độ thấp
nhất vào tháng 1 là 0oC (đặc biệt có những năm xuống tới 3,2oC).
3. Dựa và kiến thức Địa lí, em hãy giải thích: Vì sao càng lên cao
thì nhiệt độ không khí càng giảm?
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
5
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
Càng lên cao thì không khí sẽ loãng đi, tức là số phân tử khí sẽ
giảm đi nên nhiệt năng của khí khi c
àng lên cao sẽ càng giảm dẫn tới nhiệt độ không khí cũng giảm.
Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm 0,6oC
1. Lí tưởng sống là gì?
Lý tưởng sống (lẽ sống) là cái đích của cuộc sống mà mỗi
người khát khao muốn đạt được.
2. Hãy nêu những biểu hiện của lí tưởng sống ở nhân vật thanh
niên?
Anh thanh niên là người sống có lí tưởng cao đẹp. Dù phải
sống và làm việc một mình nhưng anh luôn suy nghĩ nghiêm túc,
có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Anh luôn cố gắng
hết mình vượt qua mọi khó khăng, gian khổ để thực hiện lí tưởng
sống của mình: được làm việc, được cống hiến sức mình cho đất
nước.
3. Hãy nêu vai trò, vị trí và trách nhiệm của thanh niên trong sự
3. Giáo dục nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
công dân
Thanh niên luôn giữ vai trò, vị trí quan trọng trong các giai đoạn
lịch sử của dân tộc và trong cả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước hiện nay. Bởi lẽ, họ chủ nhân tương lai của đất
nước, là lực lượng xung kích, luôn phát huy truyền thống dân tộc,
nêu cao tinh thần xung phong, gương mẫu, tình nguyện đi đầu
thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân
dân giao phó. Họ là một trong những nhân tố quyết định sự
thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Trách nhiệm của thanh niên là phải ra sức phấn đấu thực hiện
mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trước mắt là thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Thanh niên học sinh phải ra sức học
tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết
nhằm đáp ứng những yêu cầu mà xã hội đặt ra cho họ.
4. Mĩ thuật
Học sinh vẽ được tranh phong cảnh, chân dung nhân vật, tranh
minh họa có bố cục hợp lí, màu sắc hài hòa.
Trình bày kết quả của nhóm trong giờ dạy - học chủ đề (tiết 2, 3)
6
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
6.2 Tiết 2, 3: Thực hiện dự án dạy - học theo chủ đề tích hợp
Các phương pháp dạy học: Dạy học hợp tác, Động não, Nêu vấn đề, Vấn
đáp, Thuyết trình, Thực hành có hướng dẫn, Viết sáng tạo.
Tiết 64, 65 - Chủ đề
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
1.1. Ngữ văn
- Vẻ đẹp của hình tượng con người lao động thầm lặng, cống hiến quên mình
vì Tổ quốc trong tác phẩm
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Chất thơ trong một truyện ngắn.
1.2. Địa lí
- Nhiệt độ không khí và sự thay đổi nhiệt độ của không khí.
- Hiểu được vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa
1.3. Giáo dục công dân
- Khái niệm lí tưởng sống và những biểu hiện của con người sống có lí tưởng.
- Hiểu cách phấn đấu, rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại
ngày nay.
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp dựng xây đất nước.
1.4. Mĩ thuật
- Nắm bắt được đặc điểm của tranh chân dung và phương pháp vẽ tranh chân
dung.
- Hiểu được tranh phong cảnh là tranh diễn tả cảnh đẹp thiên nhiên thông qua
cảm thụ và sáng tạo của người vẽ.
2. Kỹ năng:
2.1. Ngữ văn
- Đọc - hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Vận dụng các hiểu biết về thể loại truyện để phân tích cốt truyện, tình
huống, nhân vật, nghệ thuật trần thuật của tác phẩm.
- Phân tích nhân vật chính và các nhân vật khác trong mối quan hệ với nhân
vật chính.
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
7
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
- Cảm nhận một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc và chất thơ trong truyện.
2.2. Địa lí
- Phân tích sự thay đổi khí hậu theo độ cao.
- Chỉ bản đồ để xác định vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Sa Pa;
2.3. Giáo dục công dân
Biết lập kế hoạch học tập, rèn luyện và tu dưỡng của bản thân để có đủ khả
năng góp phần tham gia sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai và để thực
hiện lí tưởng sống đúng đắn, cao đẹp của bản thân phù hợp với yêu cầu của xã
hội.
2.4. Mĩ thuật
- Thể hiện bài vẽ chân dung đúng tỷ lệ, có đặc điểm riêng, sử dụng màu sắc
hài hòa.
- Biết chọn chi tiết miêu tả cảnh đẹp thiên nhiên (trong một tác phẩm văn học)
để thực hiện bài vẽ tranh phong cảnh đơn giản, tranh minh họa tình huống truyện
có bố cục và màu sắc hài hòa.
3. Thái độ:
- Yêu quý, trân trọng những con người lao động cống hiến quên mình cho sự
nghiệp xây dựng đất nước.
- Có ý thức nuôi dưỡng và bồi đắp cho bản thân lẽ sống, lí tưởng sống cao
đẹp để cống hiến nhiều nhất cho gia đình, quê hương, đất nước.
- Tích cực học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để góp phần tham gia tích
cực vào sự nghiệp dựng xây đất nước trong tương lai.
- Yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên trên khắp mọi miền đất nước. Từ
đó có ý thức giữ gìn, bảo vệ những cảnh đẹp đó.
- Ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành: biến những điều học được trong
sách vở thành những việc làm, hành động
- Hình thành các kĩ năng sống cho bản thân: Tự nhận thức, Tự quản bản thân.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Tài liệu, kế hoạch giảng dạy
- Nghiên cứu bài và soạn bài
- Máy tính, máy chiếu, webcam
- Tư liệu: hình ảnh, audio
- Giấy A4, phiếu học tập cho cho học sinh làm việc nhóm.
2. Học sinh:
- Chia nhóm theo sở thích và khả năng
8
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
- Đọc và soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
- Sưu tầm tài liệu để thực hiện nhiệm vụ của nhóm vào phiếu học tập (số 1):
Sách giáo khoa Ngữ văn 9; Địa lí 6, 9; Giáo dục công dân 9; Mĩ thuật 7, 8.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
Bước 2: Kiểm tra sự chuẩn bị cho chủ đề theo những nhiệm vụ đã phân công
của từng nhóm
Bước 3: Dạy - học chủ đề
HĐ 1: Khởi động
Thời gian: 3 phút
Giáo viên và học sinh cùng lắng nghe một đoạn trong bài hát Sa Pa thành phố
trong sương, sáng tác của Vĩnh Cát.
Giáo viên dẫn vào chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC GHI NHỚ
HĐ 2
I- Đọc và tìm hiểu
chung
Hỏi: Dựa vào chú thích trong
SGK, hãy trình bày ngắn gọn Nêu nét chính
những hiểu biết của em về tác giả về tác giả
Nguyễn Thành Long?
Bổ sung: Phong cách viết văn Lắng nghe
của Nguyễn Thành Long không
gân guốc, gai góc mà thường pha
chất kí, mang vẻ đẹp thơ mộng,
trong trẻo, đầy chất thơ.
1. Tác giả
- Nguyễn Thành Long
(1925 - 1991), quê Quảng
Nam.
- Là cây bút chuyên về
truyện ngắn và kí.
Thời gian: 12 phút
Phương pháp: Vấn đáp, Động não
Hỏi: Văn bản Lặng lẽ Sa Pa ra
đời trong hoàn cảnh nào? Nêu
xuất xứ của truyện?
Hướng dẫn đọc: chậm, cảm
xúc, thể hiện nét trẻ trung của
nhân vật anh thanh niên
Đọc mẫu một đoạn và gọi HS
2. Tác phẩm
Xác định hoàn a) Hoàn cảnh sáng tác
cảnh ra đời của - Sáng tác 1970, là kết
tác phẩm
quả của chuyến đi lên
Lào Cai.
- Rút từ tập Giữa trong
Đọc diễn cảm
xanh, in 1972.
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
9
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
đọc tiếp những đoạn chữ in
thường
Hỏi: Hãy tóm tắt ngắn gọn nội
dung cốt truyện bằng một câu?
Hỏi: Qua đó, em có nhận xét gì
về cốt truyện, tình huống truyện?
(tình huống giản dị, nhẹ nhàng)
Hỏi: Xác định nhân vật chính,
nhân vật phụ? Các nhân vật phụ
có vai trò như thế nào trong
truyện?
Hỏi: Truyện được kể theo ngôi
thứ mấy?
Tìm hiểu nghĩa
của một số từ
Tóm tắt nội
dung của truyện
theo yêu cầu
Nêu nhận xét về
cốt truyện, tình
huống
b) Cốt truyện và nhân vật
* Cốt truyện: Tình huống
gặp gỡ bất ngờ giữa ông
họa sĩ già, cô kĩ sư và anh
thanh niên làm công tác
khí tượng trên đỉnh Sa
Pa. Cốt truyện đơn
giản
* Nhân vật:
Chỉ ra nhân vật - Nhân vật chính: anh
chính và các thanh niên
nhân vật phụ
- Nhân vật phụ: bác lái
xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư
làm nổi bật nhân vật
chính và chủ đề của
truyện
Hỏi: Truyện được trần thuật Xác định ngôi
theo điểm nhìn và ý nghĩ của nhân kể, điểm nhìn
vật nào? Tác dụng của lối kể này? trần thuật
Diễn giảng: Truyện được kể
ngôi 3 và điểm nhìn trần thuật 3là
người họa sĩ. Chọn ngôi kể và
điểm nhìn trần thuật như vậy có
tác dụng tạo sự khách quan, chất
trữ tình cho câu chuyện; đào sâu
suy tư cho nhân vật, phù hợp với
suy nghĩ của tác giả.
HĐ 3
II- Đọc - hiểu văn bản
Thời gian: 55 phút
Phương pháp: Vấn đáp, Động não, Dạy học hợp
tác, Nêu vấn đề, Thuyết trình.
HS theo dõi phần đầu văn bản.
10
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
GV: Anh thanh niên không xuất hiện ngay từ đầu truyện mà chỉ hiện ra trong
cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với các nhân vật kia, khi xe của họ dừng lại nghỉ 30 phút.
Chỉ 30 phút nhưng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, kịp để
ông họa sĩ thực hiện một "kí họa chân dung" về anh, rồi anh lại khuất lấp vào
mênh mông mây mù và cái im lặng muôn thuở của Sa Pa, và mọi người thấm
thía điều nhà ăn muốn nói: "Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự
cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ
ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."
Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn
nhận, suy nghĩ và đánh giá của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ già, cô
kĩ sư nông nghiệp. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, nhân vật anh
thanh niên càng thêm rõ nét và đáng mến hơn.
Hỏi: Qua câu chuyện của ba
người, em biết gì về nhân vật anh
thanh niên?
Hai mươi bảy tuổi; một
trong những người cô độc nhất
thế gian, rất "thèm người".
Hỏi: Hoàn cảnh sống và làm
việc của anh thanh niên có gì đặc
biệt? Tìm những những chi tiết
nói về công việc của anh? Công
việc đó như thế nào? (đòi hỏi sự tỉ
mỉ, chính xác, có tinh thần trách
nhiệm cao)
Tích hợp với môn Địa lí
Em hãy cho biết vị trí địa lí
và điều kiện tự nhiên của Sa Pa?
Treo lược đồ
1. Nhân vật anh thanh
Nêu cảm nhận niên
cá nhân
a) Hoàn cảnh sống và làm
việc
Tìm chi tiết
- Sống một mình ở độ cao
2.600 m, quanh năm bốn
bề chỉ có cây cỏ và mây
Đại diện nhóm 2 mù lạnh lẽo.
trình bày
Học sinh khác
trong nhóm chỉ
bản đồ tự nhiên
Vùng trung du
và miền núi
phía Bắc
Dựa và kiến thức Địa lí, em Nhiệt độ giảm
hãy giải thích: Vì sao càng lên cao dần theo độ
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
11
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
thì nhiệt độ không khí càng giảm?
cao, cứ lên cao
100m nhiệt độ
giảm 0,6oC
Em hiểu gì về ngành khí
tượng?
Chiếu hình ảnh: trạm khí
tượng Sa Pa
Hỏi: Em cảm nhận như thế nào
về công việc mà anh thanh niên đã
làm?
Bình: Hoàn cảnh sống và làm
việc của anh thanh niên rất đặc
biệt, quanh năm suốt tháng chỉ có
một mình nơi trạm khí tượng trên
đỉnh Yên Sơn giữa mây mù và cái
im lặng hãi hùng trên núi cao. Sự
khó khăn thách thức lớn nhất với
anh chính là sự cô đơn khiến anh
thèm được gặp người.
Hỏi: Thái độ và ý thức làm việc
của anh ra sao?
Có sự thay đổi theo thời
gian; ban đầu cũng không quen sự
cô đơn trong công việc.
Hỏi: Tìm những chi tiết nói lên
tâm sự, suy nghĩ của anh thanh
niên về công việc mà anh làm?
- Công việc: đo gió, đo
mưa, đo nắng, tính mây,
đo chấn động mặt đất…
Công việc có vẻ đơn
điệu nhưng vất vả và cực
Bộc lộ cảm nhận kì quan trọng (phục vụ
cá nhân
sản xuất, phục vụ chiến
đấu)
Nêu nhận xét cá
nhân
Theo dõi SGK,
tr. 185 để tìm
chi tiết
Hỏi: Em cảm nhận được phẩm Cảm nhận của
chất gì đáng quý của người thanh cá nhân
niên?
Hỏi: Điều gì đã giúp anh thanh
niên vượt qua hoàn cảnh sống Suy ngẫm và lí
12
b) Ý thức, thái độ làm
việc
- Anh suy nghĩ: ta với
công việc là đôi, sao gọi
là một mình được.
- Công việc… gian khổ
nhưng nếu cất nó đi…
buồn chết
- Góp phần phát hiện một
đám mây khô… từ ấy
sống thật hạnh phúc
Anh là người say mê
công việc, có tinh thần
trách nhiệm cao
c) Tổ chức cuộc sống:
- Trồng hoa
- đọc sách
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
khắc nghiệt và sự cô đơn nơi núi giải
cao vòi vọi?
Hỏi: Em có nhận xét như thế
nào về cuộc sống của anh thanh
niên?
Với anh, cuộc sống không
hề cô đơn, buồn tẻ. Anh tìm nguồn
vui trong công việc, từ những
cuốn sách. Sách là người bạn để
anh cùng trò chuyện.
- nuôi gà
- sắp xếp nhà cửa ngăn
nắp, sạch sẽ
Cuộc sống vừa khoa
Bộc lộ cảm nhận học vừa lãng mạn giúp
cá nhân
anh vượt qua sự cô đơn,
buồn tẻ, tìm thấy niềm
vui trong cuộc sống
Hỏi: Qua cuộc gặp gỡ với các
nhân vật khác, anh thanh niên đã Khái quát những
bộc lộ nét tính cách nào đáng quý? phẩm chất của
nhân vật
Hỏi: Em có cảm xúc và suy
nghĩ gì về nhân vật anh thanh
niên?
Tích hợp với môn Giáo dục
CD
Lí tưởng sống là gì?
Hãy nêu những biểu hiện của
lí tưởng sống ở nhân vật thanh
niên?
Hỏi: Hãy trình bày những cảm
nhận ấy của em về nhân vật anh
thanh niên bằng một bài thơ tám
chữ.
Chiếu bức vẽ chân dung nhân
vật anh thanh niên.
Đại diện nhóm 3
trình bày
Cá nhân khác
nhận xét, bổ
sung
d) Tính cách
- Cởi mở, chân thành
- Quý trọng tình cảm
- Ân cần, chu đáo
- Khiêm tốn, không nhận
thành tích về mình
Kết luận: Anh thanh niên
là con người sống có lí
tưởng, có nếp sống đẹp,
suy nghĩ và hành động
đẹp, có khát vọng cao
quý, luôn lo cho hạnh
phúc của mọi người, có
tinh thần trách nhiệm cao.
Đại diện nhóm 1
trình bày bài thơ
Đại diện nhóm 4
giới thiệu sản
2. Các nhân vật khác
phẩm
a) Ông họa sĩ:
Chuyển ý…
- yêu nghề, từng trải,
Hỏi: Trong văn bản có một
nhân hậu
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
13
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
người lặng lẽ quan sát, xúc cảm và
suy nghĩ, đó là nhân vật nào?
Những xúc cảm của người Phân tích, cảm
họa sĩ được gợi lên mãnh liệt hơn nhận về nhân
từ chính những con người đang vật ông họa sĩ
âm thầm làm việc trên đỉnh Sa Pa.
Hỏi: Vì sao người hoạ sĩ xúc
động mạnh khi nghe bác lái xe kể
anh thanh niên thèm người như
thế nào?
Hỏi: Khi chứng kiến anh thanh
niên hái hoa tặng cô kĩ sư, nghe
anh kể về công việc gian khó, hoạ
sĩ thấy bối rối, vì sao?
Cái bối rối của người đi tìm
kiếm cái đẹp, bỗng phát hiện cái
đẹp hiển hiện trước mắt mình
Hỏi: Nhân vật này đã bộc lộ
quan điểm về con người và nghệ
thuật ở chi tiết nào? Chủ đề của
truyện bộc lộ qua cái nhìn của nhân
vật này ra sao?
- Ghi lại hình ảnh anh
thanh niên ... nhọc quá
say mê sáng tạo, trăn trở
về nghệ thuật làm thế
nào để đặt được tấm lòng
của người hoạ sĩ vào
trong sáng tác.
- Xúc động và bối rối khi
nghe bác tài, rồi chính
anh thanh niên kể
chuyện. trái tim nhạy
cảm, luôn trân trọng cái
đẹp
Những xúc cảm và suy
tư của nhân vật họa sĩ về
anh thanh niên và những
điều khác nữa làm cho
chân dung nhân vật chính
sáng đẹp và chứa đựng
chiều sâu tư tưởng.
GV: Dù không phải là nhân vật chính, nhưng ông họa sĩ có vai trò rất quan
trọng trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của
ông họa sĩ để trần thuật, để quan sát, miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật
chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con
người, về cuộc sống, nghệ thuật.
Gặp anh thanh niên, ông muốn làm một bức phác họa chân dung về anh,
nhưng làm thế nào "cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một
ngôi sao xa? Và làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức
tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho
sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài".
14
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
Ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác, đã bắt cảm hứng của
mình hiện lên trang giấy: "Cũng may mà bằng mấy nét, họa sĩ ghi xong lần đầu
gương mặt của người thanh niên. Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho
ông nhọc quá. Với những điểu làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những
điều anh suy nghĩ…
Hỏi: Nhân vật cô gái có vai trò
như thế nào trong câu chuyện?
Suy ngẫm và lần
Hỏi: Cuộc gặp gỡ khiến cô lượt trả lời các
bàng hoàng, vì sao?
câu hỏi
Hỏi: Từ anh thanh niên, cô hiểu
ra điều gì?
Ở cô bừng dậy những tình
cảm lớn lao cao đẹp khi gặp ánh
sáng đẹp đẽ tỏa ra từ cuộc sống
và tâm hồn anh thanh niên.
Hỏi: Qua lời giới thiệu của anh
thanh niên, em biết được những ai
nữa trong "thế giới những con
người như anh"?
Hỏi: Em có cảm nhận ra sao về
"thế giới những con người như
anh"?
b) Cô kĩ sư
- Gặp anh thanh niên
bàng hoàng, hiểu thêm về
cuộc sống một mình dũng
cảm tuyệt đẹp của anh,
của những con người như
anh.
- Yên tâm hơn với quyết
định của mình.
c) Bác lái xe: làm nổi bật
anh thanh niên.
d) Những nhân vật:
Suy ngẫm và lí - Anh bạn một mình trên
giải
trạm Phan-xi-păng cao
3.142m.
- Ông kĩ sư ở vườn rau Sa
Pa.
- Đồng chí nghiên cứu
khoa học về sét….
Tự bộc lộ
là những tấm gương
miệt mài, lao động quên
mình vì đất nước.
Hỏi: Theo em, vì sao tác giả
không đặt tên riêng cho các nhân Suy ngẫm và
vật của mình mà chỉ gọi họ theo trình bày ý kiến
giới tính, tuổi tác hoặc nghề cá nhân
nghiệp?
GV nhấn mạnh: Các nhân vật không có tên riêng, họ chỉ là: bác lái xe, ông
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
15
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên. Đây là dụng ý của tác giả muốn nói về những
con người vô danh đang ngày đêm lặng lẽ, say mê cống hiến cho đất nước. Họ ở
mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp, ở nhiều nơi trên đất nước, ở cả những miền xa
xôi hẻo lánh. Họ đã lặng lẽ dâng cho đời tình yêu và phần công sức nhỏ bé của
mình. Họ có cuộc sống âm thầm mà cao đẹp.
HĐ 4 III- Tổng kết
Thời gian: 10 phút
Phương pháp: Động não, Thực hành có hướng dẫn
1. Nghệ thuật
- Kết hợp tự sự, nghị
luận, trữ tình.
- Yếu tố trữ tình thể hiện
ở những đoạn văn miêu tả
làm cho câu chuyện mượt
mà, đậm đà chất thơ; thể
hiện ở giọng văn nhẹ
nhàng kín đáo mà sâu
sắc.
Hỏi: Câu chuyện sử dụng những Xác định các
phương thức biểu đạt nào?
phương
thức
biểu đạt
Hỏi: Em hãy chỉ ra các chi tiết Tìm những chi
tạo nên chất trữ tình của tác phẩm tiết biểu hiện
và nêu tác dụng của chất trữ tình chất trữ tình
đó?
trong truyện.
Chất trữ tình toát lên từ
phong cảnh thiên nhiên đẹp và
đầy thơ mộng của Sa Pa được
miêu tả qua cái nhìn của người
họa sĩ già.
Tích hợp với môn Mĩ thuật
Chiếu tranh vẽ phong cảnh Sa Đại diện nhóm 4
Pa của nhóm 4
giới thiệu sản
Chất trữ tình trong truyện còn phẩm
thấm đượm vẻ đẹp cuộc sống một
mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của
nhân vật anh thanh niên, trong
cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân
vật mà để lại nhiều dư vị trong
lòng mỗi người, từ những nét đẹp
giản dị rất đáng yêu của người
thanh niên, từ những câu chuyện
kể về cuộc sống của mình giữa Sa
Pa lặng lẽ và từ những tình cảm,
cảm xúc mới nảy nở của ông họa
sĩ, cô kĩ sư đối với anh thanh niên.
Hỏi: Qua đọc hiểu văn bản, em Nêu chủ đề của 2. Nội dung
16
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
hãy nêu chủ đề của truyện?
truyện
Chủ đề: Truyện ca ngợi
những con người vô danh
đang ngày đêm thầm
lặng, lao động hết mình
xây dựng đất nước.
Đọc thầm Ghi Ghi nhớ: (SGK,
nhớ
trang 189)
HĐ 5 IV - Luyện tập
Thời gian: 20 phút
Phương pháp: Dạy học hợp tác, Thực hành có
hướng dẫn, Viết sáng tạo
Tổ chức cho HS luyện tập theo Trao đổi, thảo
nhóm
luận và trả lời 3
câu hỏi ở phiếu
học tập số 2
Nhóm
Nội dung công việc
Ngữ văn, Câu 1: Lí giải tại sao truyện lại mang tên "Lặng lẽ Sa Pa"?
Địa lí; Mĩ Câu 2: Nếu đặt lại nhan đề cho truyện, em sẽ chọn nhan đề nào?
thuật
Câu 3: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh
niên? Em sẽ làm gì để học tập tấm gương lao động quên mình
của nhân vật này
Câu 1: Lí giải tại sao truyện lại mang tên "Lặng lẽ Sa Pa"?
Giáo dục Câu 2: Nếu đặt lại nhan đề cho truyện, em sẽ chọn nhan đề nào?
công dân
Câu 4: Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ
Sa Pa vừa học, em suy nghĩ như thế nào về lý tưởng sống và
trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước?
Những yêu cầu về nội dung kiến thức cần đạt trong phiếu học tập số 2 như
sau:
Nhóm
Nội dung công việc
Câu 1: Lí giải tại sao truyện lại mang tên "Lặng lẽ Sa Pa"?
Tên truyện đã gợi lên chủ đề tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” chỉ là cái
không khí bề ngoài của cảnh vật. điều mà tác giả đã khám phá ra
và muốn truyền đến người đọc là một Sa Pa lặng lẽ mà không
lặng lẽ chút nào. Đằng sau vẻ lặng lẽ ấy là sự miệt mài, hăng say
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
17
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
lao động, cống hiến cho đất nước một cách bề bỉ, thầm lặng
Từ đó, tác giả muốn gợi ra những suy nghĩ triết lí về ý nghĩa của
Ngữ văn, công việc, của sự cống hiến thầm lặng bằng lao động miệt mài, tự
Địa lí; Mĩ giác của mỗi người cho sự nghiệp chung.
thuật
Câu 2: Nếu đặt lại nhan đề cho truyện, em sẽ chọn nhan đề nào?
Học sinh đặt được nhan đề mới cho truyện, miễn sao phù hợp và
thể hiện được chủ đề của truyện.
Câu 3: Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh
niên? Em sẽ làm gì để học tập tấm gương lao động quên mình
của nhân vật này
Nêu được cảm nghĩ về anh thanh niên: ý thức trong công việc,
phẩm chất và tính cách nhân vật.
Nêu được phương hướng rèn luyện, phấn đấu của bản thân để
học tập nhân vật anh thanh niên: Tích cực trong học tập, lao
động, tham gia hoạt động tập thể
Câu 1, 2: Như trên
Câu 4: Từ nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ
Sa Pa vừa học, em suy nghĩ như thế nào về lý tưởng sống và
Giáo dục trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
công dân
hiện đại hóa đất nước?
Từ nhân vật anh thanh niên, học sinh phải liên hệ bản thân và
xác định được lí tưởng sống và trách nhiệm của thanh niên hiện
nay trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dựng xây
đất nước. Đặc biệt phải nhận thức rõ được nhiệm vụ của thanh
niên học sinh lớp 9.
Chiếu kết quả phiếu học tập của Đại diện các
từng nhóm
nhóm
thuyết
trình
Nhận xét ý thức, tinh thần hợp Nhóm khác theo
tác, chia sẻ khi làm việc nhóm
dõi, nhận xét, bổ
sung
Công bố kết quả của từng nhóm Chấm điểm cho
nhóm mình và
nhóm bạn
HĐ 6: Hướng dẫn tự học
Nêu và phân tích chủ đề của truyện.
18
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN- Phụ lục II
Chọn và bình luận một trong những suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
7.1 Cách thức đánh giá
- Đánh giá kết quả học tập theo nhóm. Giáo viên đánh giá năng lực của học
sinh: năng lực tư duy tổng hợp, năng lực sáng tạo.
- Kết quả học tập, thái độ hợp tác, ngôn ngữ nói và viết, xử lí các tình huống
của học sinh trong quá trình làm việc nhóm.
- Đánh giá qua kết quả bài viết của học sinh trước khi học chủ đề và kết quả
sau khi học chủ đề.
7.2 Cách thức kiểm tra:
- Trước khi dạy học chủ đề: Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh: vẽ tranh,
làm phiếu học tập, sáng tác thơ.
- Sau khi dạy học xong chủ đề: Bài viết của các nhóm về những cảm xúc
được khơi gợi từ nhân vật anh thanh niên.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Điểm cho cả nhóm.
+ Điểm của mỗi học sinh là điểm trung bình cộng điểm của mỗi nhóm trước
và sau khi thực hiện chủ đề
Nhóm
Điểm cho phiếu học tập
(số 1)
Điểm cho phiếu học tập
(số 2)
Ngữ văn
Địa lí
Giáo dục công dân
Mĩ thuật
8. Các sản phẩm của học sinh
Các bản vẽ về phong cảnh Sa Pa, chân dung nhân vật anh thanh niên, minh
họa tình huống truyện.
Các phiếu học tập theo nhóm (Nhóm 1: Ngữ văn; Nhóm 2: Địa lí; Nhóm 3:
Giáo dục công dân; Nhóm 4: Mĩ thuật) trước khi học chủ đề (phiếu số 1) và sau
khi học chủ đề (phiếu số 2).
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan - Trường THCS Sài Sơn
19