Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

tìm hiểu về lễ hội của đồng bào khmer ở trà vinh và khả năng khai thác trong du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ-DU LỊCH
_____________

TRẦN HỒNG HUÂN

TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Cần Thơ, tháng 12/2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
BỘ MÔN LỊCH SỬ-ĐỊA LÝ-DU LỊCH
_____________

TRẦN HỒNG HUÂN
MSSV: 6106670

TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH DU LỊCH

Người hướng dẫn: CAO MỸ KHANH



Cần Thơ, tháng 12/2013


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH

LỜI CẢM ƠN
Thắm thoắt 4 năm đại học đã sắp kết thúc, nhờ vào sự dạy dỗ tận tụy của
thầy cô, giờ đây tác giả đã trưởng thành hơn. Theo từng ngày tác giả càng cảm
nhận được lòng nhiệt tình và những tình cảm chân thành của thầy cô, đặt biệt là
thầy cô trong bộ môn Lịch sử - Địa Lý và Du Lịch – những người đã giúp cho tác
giả có một nền tảng kiến thức để sẵn sàng với những thử thách trong cuộc sống.
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp,
tác giả đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình và quý báu của nhiều cá
nhân và tập thể.
Trước tiên, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Cao Mỹ Khanh, người đã
tận tình hướng dẫn cho tác giả hoàn thành luận văn. Chân thành cảm ơn các thầy cô
trong bộ môn Du lịch, khoa Khoa học xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tác giả thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn các thầy cô, anh chị trong Trung tâm học liệu trường Đại Học
Cần Thơ và Thư viện thành phố Cần Thơ, giúp tác giả có những tư liệu bổ ích
trong việc thực hiện đề tài luận văn.
Xin cảm ơn các quý cơ quan tỉnh Trà Vinh: Sở văn hóa thể thao và du lịch
Trà Vinh, Bảo tàng tổng hợp Trà Vinh, Bảo tàng văn hóa Khmer Trà Vinh, Cục
thống kê tỉnh Trà Vinh đã cung cấp những thông tin, số liệu, tư liệu liên quan đến
đề tài để luận văn của tác giả được đầy đủ thông tin và phong phú hơn, quý cơ
quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong qua trình tác giả thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các công ty du lịch trong tỉnh Trà Vinh đã cung cấp những
thông tin về tour du lịch giúp bài viết của tác giả thêm sinh động và cụ thể.

Xin cảm ơn các sư sãi trong các chùa Khmer ở Trà Vinh đã hỗ trợ, đóng góp
những ý kiến quan trọng liên quan đến lễ hội của người Khmer phục vụ cho bài
viết của tác giả.
Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và chia
sẽ giúp tác giả hoàn thành luận văn một cách trọn vẹn.
Mặc dù tác giả đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn bằng cả sự nhiệt quyết và
năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót hoặc những
phần chưa tìm hiểu sâu. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các Thầy, Cô.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 28 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Hồng Huân

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
2. TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
3. TNNV: Tài nguyên nhân văn
4. TNDL: Tài nguyên du lịch
5. DTLSVH: Di tích lịch sử văn hóa
6. UBND: Ủy ban nhân dân
7. Bộ VHTTDL: Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch

8. GSTS: Giáo sư tiến sĩ
9. HDV: Hướng dẫn viên
10. NXB: Nhà xuất bản
11. DSVH: Di sản văn hóa
12. Công ty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn
13. DN: Doanh nghiệp

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.
2.
3.
4.
5.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................. 2
QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
5.1.
5.2.

5.3.
5.4.

Quan điểm thực tiễn .......................................................................................... 2
Quan điểm viễn cảnh ......................................................................................... 3
Quan điểm lịch sử ............................................................................................. 3
Quan điểm phân tích tổng hợp........................................................................... 3

6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
6.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu ............................................................ 3
6.2. Phương pháp thực địa ........................................................................................ 3
6.3. Phương pháp điều tra xã hội học ....................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................. 4
CHƯƠNG I .............................................................................................................. 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ LỄ HỘI ................................................. 4
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH ..................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch ............................................................. 4
1.1.1.1. Du lịch .................................................................................................. 4
1.1.1.2. Khách du lịch........................................................................................ 4
1.1.2.
1.1.3.
1.1.4.
1.1.5.

Thị trường và sản phẩm du lịch ................................................................... 5
Tài nguyên du lịch ...................................................................................... 5
Các loại hình du lịch ................................................................................... 6
Chức năng du lịch ....................................................................................... 7


1.1.5.2. Chức năng kinh tế ................................................................................. 7
1.1.5.3. Chức năng sinh thái .............................................................................. 8
1.1.5.4. Chức năng văn hóa – chính trị - xã hội ................................................. 8
1.1.6. Nhân tố tác động đến du lịch ....................................................................... 9
1.2. LỄ HỘI ............................................................................................................. 9
1.2.1. Khái niệm lễ hội.......................................................................................... 9
1.2.2. Phân loại lễ hội ......................................................................................... 10
1.2.1.1. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội .................... 10
1.2.1.2. Căn cứ theo mục đích tổ chức ............................................................. 12
1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch ............................................................ 13
1.2.2.1. Tác động của lễ hội đối với du lịch ..................................................... 13

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
1.2.2.2. Tác động của du lịch đối với lễ hội ..................................................... 13
1.3. DU LỊCH LỄ HỘI........................................................................................... 14
1.3.1. Khái niệm du lịch lễ hội ............................................................................ 14
1.3.2. Đặc trưng của du lịch lễ hội ...................................................................... 14
1.3.3. Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch .................................................................. 15
1.4. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI Ở VIỆT NAM ...................... 16
1.4.1. Tiềm năng du lịch lễ hội ở Việt Nam ........................................................ 16
1.4.2. Thực tiễn du lịch lễ hội ở Việt Nam .......................................................... 16

CHƯƠNG II ........................................................................................................... 19
TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH LỄ HỘI

CỦA ĐỒNG BÀO KHMER, TỈNH TRÀ VINH TRONG DU LỊCH ........ 19
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.

KHÁI QUÁT TỈNH TRÀ VINH .............................................................. 19
Lịch sử ...................................................................................................... 19
Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 19
Kinh tế - văn hóa - xã hội .......................................................................... 20

2.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỒNG BÀO KHMER TẠI TỈNH TRÀ VINH ..... 21
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.

Tổ chức xã hội .......................................................................................... 21
Đặc điểm văn hóa vật chất ........................................................................ 23
Đời sống văn hóa tinh thần ....................................................................... 24
Văn học dân gian ...................................................................................... 28
Nghệ thuật ................................................................................................ 28

2.3. CÁC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG BÀO KHMER, TỈNH TRÀ
VINH VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG DU LỊCH .................................................. 29
2.3.1. Sơ lược chung một số lễ hội của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh............ 29
2.3.1.1. Lễ hội bắt nguồn từ phật giáo ............................................................. 30
2.3.1.2. Lễ hội bắt nguồn từ truyền thống dân gian và tín ngưỡng dân gian .... 32
2.3.2. Một số lễ hội tiêu biểu của đồng bào Khmer ở tỉnh Trà Vinh .................... 33

2.4. NHỮNG ĐIỀU KIỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHAI THÁC LỄ HỘI KHMER
Ở TỈNH TRÀ VINH ............................................................................................... 43
2.4.1. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................ 43
2.4.1.2. Hệ thống giao thông vận tải ................................................................ 43
2.4.1.3. Hệ thống bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước .......................... 44
2.4.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật.............................................................................. 45
2.4.2.1. Khu vui chơi giải trí và cơ sở lưu trú .................................................. 45
2.4.2.2. Hệ thống dịch vụ ăn uống ................................................................... 45
2.4.3. Nguồn nhân lực trong du lịch .................................................................... 46
2.4.4. Điều kiện ưu đãi........................................................................................ 46

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
2.4.5. Các nhân tố khác ....................................................................................... 47
2.4.6. Nhận xét chung ......................................................................................... 47
2.5. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TỈNH
TRÀ VINH TRONG DU LỊCH .............................................................................. 48
2.5.2. Hiện trạng chung về hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh ................................ 48
2.5.2.1. Hiện trạng khách du lịch..................................................................... 50
2.5.2.3. Hiện trạng về kết quả hoạt động du lịch.............................................. 50
2.5.2.4. Công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến............................................ 51
2.5.3. Hiện trạng khai thác lễ hội của đồng bào Khmer, tỉnh Trà Vinh ................ 52
2.5.3.1. Hiện trạng về tình hình khai thác du lịch lễ hội Khmer ....................... 52
2.5.3.2. Hiện trạng về điểm du lịch diễn ra lễ hội ............................................ 53
2.5.3.3. Hiện trạng về tình hình hoạt động du lịch lễ hội ................................. 53

2.5.3.4. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng, vật chất kỷ thuật phục vụ du khách,
tuyến du lịch lễ hội đã được khai thác trong những ngày lễ hội........................ 55
2.5.3.5. Hiện trạng về công tác quảng bá xúc tiến vào dịp lễ hội ..................... 56
2.5.3.6. Nhận xét chung về hiện trạng phát triển du lịch lễ hội Khmer ............. 57
2.6. ĐÁNH GIÁ CHUNG ...................................................................................... 58

CHƯƠNG III ......................................................................................................... 58
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC LỄ HỘI CỦA ĐỒNG
BÀO KHMER Ở TRÀ VINH TRONG DU LỊCH ......................................... 58
3.1. ĐỊNH HƯỚNG ............................................................................................... 58
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh ............................................. 59
3.1.2. Định hướng phát triển du lịch lễ hội đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh ......... 61
3.1.2.1. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch ............................................. 61
3.1.2.2. Định hướng thị trường khách du lịch .................................................. 61
3.1.2.3. Định hướng tổ chức không gian du lịch lễ hội đồng bào Khmmer ....... 61
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ..................................................................................... 62
3.2.1. Thiết kế những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù .................................. 62
3.2.2. Đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá du lịch ......................................... 63
3.2.3. Các cộng đồng sở tại phải là chủ thể của lễ hội truyền thống..................... 63
3.2.4. Thêm những yếu tố đương đại trong lễ hội truyền thống sao cho phù hợp
để tăng tính chất cho lễ hội .................................................................................. 63
3.2.5. Tổ chức lễ hội truyền thống như là tổ chức như một sự kiện ..................... 65
3.2.6. Nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất để du khách tiếp cận với nơi diễn ra lễ
hội dễ dàng hơn ................................................................................................... 66
3.2.7. Giải pháp khác .......................................................................................... 68
3.2.8. Nhận xét chung ......................................................................................... 68

PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................... 69

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ........................................................................................ 69
2. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ............................................................................................... 69
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................................................................. 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 71
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................. 73

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Du lịch lễ hội hiện nay đang là một loại hình du lịch được quan tâm bởi các
quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Thái Lan, Indonesia,
Malaysia, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ.... trong đó có Việt Nam, vì nó
không chỉ thu hút một lượng lớn du khách nội địa và quốc tế mà thông qua hoạt
động du lịch lễ hội có thể góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống
tốt đẹp của tổ tiên đã dày công xây dựng và bảo vệ cho các thế hệ sau, bởi lễ hội là
biểu trưng cho quốc hồn, quốc túy của dân tộc, không chỉ phản ánh những ước

mong, nguyện vọng của nhân dân trong đời sống sản xuất mà còn thỏa mãn nhu
cầu tín ngưỡng, vui chơi, giải trí của nhân dân, cũng như góp phần gìn giữ và bảo
tồn tinh hoa của dân tộc bền vững theo dòng chảy của thời gian.
Cùng với 54 dân tộc anh em chung sống trong một đại gia đình trên đất
nước Việt Nam, theo thời gian dân tộc Khmer đã góp phần hình thành nên một hệ
thống lễ hội vô cùng phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc trải dài cả ba
miền Bắc, Trung, Nam và thực tiễn hiện nay cho thấy có một số lễ hội đã và đang
được khai thác vào họat động du lịch rất thành công.
Trà Vinh được biết đến là một trong hai tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu
Long có đông đồng bào dân tộc Khmer - sau tỉnh Sóc Trăng. Tuy là vùng đất trẻ
nhưng Trà Vinh là một vùng cư trú cổ xưa nhất của người Khmer ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long mà minh chứng là những chùa tháp được xây dựng từ khoảng 400
năm về trước hiện vẫn còn lưu giữ ở đây. Đây cũng là nơi phản ánh những đặc
điểm văn hóa - xã hội mang tính tộc người và những sắc thái địa phương của một
vùng môi sinh - xã hội riêng, cũng như là một trong những nơi diễn ra nhiều lễ hội
truyền thống của người Khmer như Ok Om Bok, Chol Chanam Thmay, Sen
Đolta... đặc sắc và giàu tính dân tộc. Những lễ hội ấy không chỉ là một bức tranh
sống động thể hiện tổng thể tất cả những mặt cuộc sống văn hóa của đồng bào
Khmer mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với họ. Và ngày nay món ăn
tinh thần ấy đang ngày càng không chỉ sống trong lòng người dân Khmer mà còn
sống trong lòng của những dân tộc anh em khác trên đất nước, chính vì lẽ đó những
lễ hội của người Khmer đang có sức thu hút mãnh liệt đã và đang được đưa vào
phát triển du lịch.
Nhưng qua thời gian học tập và đi thực tế khu vực đồng Bằng Sông Cửu
Long cũng như tỉnh Trà Vinh, tác giả nhận thấy một thực trạng hiện nay là lễ hội
truyền thống cộng đồng Khmer mới chỉ được tổ chức ở góc độ văn hóa, chưa được
đầu tư khai thác đúng mức, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nên không phát huy hết
sức mạnh tiềm lực, thế mạnh vốn có của lễ hội Khmer một cách hoàn chỉnh và
mang lại hiệu quả tối ưu trong phát triển du lịch, thu hút du khách.
Nhận định từ thực tế như vậy và nghiên cứu tài liệu, tác giả quyết định chọn

đề tài “ Tìm hiểu về lễ hội của đồng bào Khmer ở Trà Vinh và khả năng khai
thác trong du lịch”, để tiến hành nghiên cứu tìm ra những phương hướng, giải
pháp phù hợp, giúp du lịch lễ hội của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh phát huy hết
những tiềm năng vốn có, đem lại lợi ích kinh tế góp phần vào sự phát triển chung

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
của tỉnh mà quan trọng hơn cả là bảo tồn giá trị văn hóa quý báu của dân tộc Việt
Nam.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tập trung tìm hiểu những lễ hội của cộng đồng Khmer vào khai thác trong
hoạt động du lịch để từ đó đưa ra những đề xuất về định hướng và giải pháp khai
thác lễ hội của đồng bào Khmer vào hoạt động du lịch cho tỉnh Trà Vinh cụ thể
như:
− Nêu được những lễ hội tiêu biểu của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh.
− Phân tích hiện trạng khai thác những lễ hội truyền thống Khmer trong du
lịch cũng như tìm ra những mặt tích cực và hạn chế vẫn đang tồn tại của cộng đồng
Khmer, tỉnh Trà Vinh vào hoạt động kinh doanh du lịch.
− Đưa ra những đề xuất, kiến nghị cụ thể giúp cho khai thác lễ hội truyền
thống của cộng đồng Khmer, tỉnh Trà Vinh vào phát triển trong du lịch nhanh
chống và đạt hiệu quả cao hơn.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu tập trung vào đối tượng là các lễ hội như: Lễ Ok Om Bok,

Cholchanamthamay, Đolta...
Phạm vi nghiên cứu là những gía trị văn hóa độc đáo từ lễ hội truyền thống
của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lễ hội của dân tộc Khmer là vấn đề được đề cập trong rất nhiều công trình
nghiên cứu văn hóa, phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc Khmer.
Ở Việt NamTìm hiểu về du lịch lễ hội nói chung đã có một số tài liệu, công
trình như Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch (Dương Văn Sáu – Đại học
Văn Hóa Hà Nội), Kỷ yếu du lịch Việt Nam - số 3/2011: “Đồng Bằng Sông Cửu
Long phát triển du lịch lễ hội” (THS.Nguyễn Quốc Nghi và Huỳnh Thị Thúy Loan
- Đại Học Cần Thơ).
Tìm hiểu Lễ hội Khmer ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với những công trình
Phong tục và nghi lễ vòng đời người Khmer Nam Bộ; Một số lễ tục dân gian của
người Khmer Đồng bằng Sông Cửu Long (TrầnVăn Bổn - Đại Học Quốc Gia Hà
Nội), Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ (Sơn Phước Hoan –
1998), Lễ hội Khmer Nam Bộ (Sorya – 1988) và Phong tục nghi lễ của người
Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long (Thạch Voi – 1988).
Những công trình trên chỉ nghiêng về nghiên cứu phong tục tập quán, cũng
có trình bày về các lễ hội nhưng là nói chung của cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long và chưa đi sâu vào nghiên cứu lễ hội truyền thống của dân tộc Khmer, cũng
như chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về văn hóa nên chưa nêu lên sự kết hợp văn hóa
với du lịch. Kế thừa kết quả của các công trình trên, đề tài này mong muốn đi sâu
vào các lễ hội lớn tiêu biểu có thể gắn với hoạt động du lịch kết hợp bảo tồn và
phát huy các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Trà
Vinh.
5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
5.1. Quan điểm thực tiễn

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)


2

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
Thông qua đề tài luận văn, tác giả hy vọng có thể góp phần đánh giá tiềm
năng lễ hội của người Khmer và đưa một số giải pháp khai thác lễ hội Khmer tại
Trà Vinh. Vì vậy tác giả đã vận dụng những quan điểm trên cơ sở về tình hình thực
tiễn trên cơ sở có những nghiên cứu về tình hình thực tế tại địa phương quan sát
thực tế để bài viết có sức thuyết phục hơn khi áp dụng vào thực tiễn về khai thác lễ
hội của người Khmer ở tỉnh Trà Vinh.
5.2. Quan điểm viễn cảnh
Khi nghiên cứu đề tài này, bên cạnh việc phân tích và đánh giá tiềm năng
của lễ hội Khmer trong phát triển loại hình du lịch lễ hội ở Trà Vinh, nghiên cứu
những nét đặc sắc trong lễ hội của họ, tác giả còn nghiên cứu ảnh hưởng và nhận
định vai trò của nó trong sự phát triển du lịch lễ hội của người Khmer ở Trà Vinh.
5.3. Quan điểm lịch sử
Trong đề tài luận văn tác giả có sự nghiên cứu về nguồn gốc cũng như sự
hình thành của tộc người Khmer ở Trà Vinh, từ những yếu tố đó tạo nên những nét
đặ sắc trong lễ hội của người Khmer. Vì vậy tác giả dựa trên quan điểm lịch sử để
hiều rõ hơn về nguồn gốc cũng như những nét đặc sắc ấy nhằm đưa vào loại hình
du lịch lễ hội thu hút du khách.
5.4. Quan điểm phân tích tổng hợp
Từ những tài liệu về người Khmer ở Trà Vinh, thu thập các số liệu về hiện
trạng du lịch trong tỉnh, từ đó tác giả tiến hành phân tích các tài liệu trên làm cơ sở
cho việc đánh giá tiềm năng của lễ hội Khmer đưa vào du lịch tỉnh; đồng thời tác
giả cũng tổng hợp những nguồn tài liệu trên để đưa ra những nét đặc sắc trong các
lễ hội của người Khmer, làm điểm nhấn, sức hút của các yếu tố này trong du lịch

của tỉnh. Vì vậy, tác giả đã vận dụng quan điểm phân tích tổng hợp để đưa ra
những nhận định đúng đắn về tiềm năng lễ hội Khmer góp phần vào sự phát triển
du lịch lễ hội của người Khmer ở Trà Vinh.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã thu thập, tổng hợp các
nguồn tư liệu liên quan đến các lễ hội truyền thống của cộng đồng Khmer, những
vấn đề liên quan du lịch ở địa bàn tỉnh Trà Vinh thông qua sách, báo, internet, niên
giám thống kê của sở văn hóa thể thao và du lịch Trà Vinh. Từ đó tham khảo và xử
lý thông tin để đưa ra nội dung hợp lý.
6.2. Phương pháp thực địa
Là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, thu thập thông
tin, số liệu, áp dụng việc nghiên cứu gắn vào lý luận vào trong thực tiễn, đây là
phương pháp quan trọng trong việc nghiên cứu vì khi tác giả đặt chân đến với Trà
Vinh, trực tiếp tìm hiểu về những hoạt động lễ hội truyền thống nơi đây, tác giả sẽ
có cách nhận định đúng đắn hơn, có sự so sánh với những tài liệu thu thập trước đó
và sẽ tìm được những số liệu cụ thể hơn.
6.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Trong quá trình làm luận văn, nhằm phục vụ cho bài viết tác giả đã thu thập
những số liệu, liên quan đến du lịch tỉnh Trà Vinh, và tham khảo những ý kiến của
các sở ban nghành du lịch, công ty du lịch và người dân trong tỉnh để có những
nhận định khách quan hơn trong bài luận văn.

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

3

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ LỄ HỘI

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DU LỊCH
1.1.1. Khái niệm du lịch và khách du lịch
1.1.1.1. Du lịch
Theo I.I.Pirojnic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong
thời gian rãnh rỗi lien quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên của mình nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh, phát triển
thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo
việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa.
Theo IUOTO (International Union of Official Travel Organization): Du lịch
là một hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của
mình nhằm mục đích không phải làm ăn, sinh sống.
Theo Hội Nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Ý (21/08 – 05/09/1963): Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ
các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ
với mục đích hoà bình.
Theo Bộ luật Du lịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/01/2006: Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, tìm hiểu, nghỉ dưỡng
trong khoảng thời gian nhất định.
1.1.1.2. Khách du lịch
− Khách du lịch (Tourist) được coi là yếu tố trung tâm trong hoạt động du
lịch. Có thể hiểu đơn giản rằng: Khách du lịch là người đi du lịch. Tuy nhiên để có
thể hiểu và xác định rõ khách du lịch với những đối tượng khác, một số tác giả đã

đưa ra định nghĩa như sau:
Lozep Stander (nhà kinh tế học người Áo): Khách du lịch là hành khách xa
hoa, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn nhu cầu cao cấp
mà không theo đuổi mục đích kinh tế.
Odgilvi (nhà kinh tế học người Anh): để trở thành khách du lịch phải có hai
điều kiện: (1) Đi xa nhà trong thời gian một năm; (2) Phải chi tiêu tại nơi nghĩ lại
bằng tiền kiếm được ở nơi khác.
Hội nghị của tổ chức du lịch quấ tế họp tại Roma (1968) đã xác định: “bất
cứ ai ngủ lại một đêm không phải là nhà của mình và mục đích chính của cuộc
hành trình không nhằm kiếm tiền đều được coi là khách du lịch”.
Theo Luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp
đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập tại nơi
đến.
− Khách tham quan (Excursionist), còn gọi là khách thăm viếng 1 ngày (Day
visitor), là loại du khách thăm viếng lưu lại ở một nơi nào đó dưới 24 tiếng đồng hồ
và không lưu trú qua đêm.
− Du khách quốc tế (International Tourist):

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
Ở Việt Nam, theo Điều 20 Chương IV pháp lệnh du lịch, những người được
thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào

Việt Nam du lịch.
+ Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra nước
ngoài du lịch.
+ Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân nhân, tham dự
hội nghị, kháo sát thị trường, đi công tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ
ngơi.
− Du khách nội địa (Domestic Tourist) là công dân của một nước đi du lịch
(dưới bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
Theo pháp lệnh du lịch Việt Nam: Khách du lịch trong nước là công dân
Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam tạn thời rời nơi cư trú thường
xuyên của mình với mục đích tham quan du lịch trên lãnh thổ Việt Nam hoặc kết
hợp tham quan du lịch, sử dụng dịch vụ của các tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh
du lịch.
Theo Luật du lịch Việt Nam: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam,
người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt
Nam.
1.1.2. Thị trường và sản phẩm du lịch
− Sản phầm du lịch là một tổng thể phức tạp được tạo ra từ:
+ Các tài nguyên du lịch (TNTN, TNNV, lịch sử hay công nghệ...) có khả
năng thu hút khách du lịch và thúc đẩy chuyến đi của họ.
+ Những trang thiết bị như cơ sở lưu trú, ăn uống, hệ thống dịch vụ thương
mại, các trang thiết bị về văn hóa, vui chơi và thể thao...đảm bảo sinh hoạt hàng
ngày cho du khách.
+ Những thuận tiện từ nơi xuất phát đến nơi đến liên quan chặt chẽ với
những phương tiện vận chuyển, thủ tục VISA, xuất nhập cảnh, hải quan...
− Thị trường du lịch: là nơi (quá trình) diễn ra mua bán sản phẩm du lịch.
 Cầu du lịch là cầu về sản phẩm du lịch.
Thống kê về lượng cầu du lịch:
+ Đối với du lịch quốc tế: Lượng cầu du lịch được thống kê bằng số lượng
khách vào (ra khỏi) mỗi quốc gia tại các cửa khẩu hải quan (ở biên giới, hải cảng

và các sân bay).
+ Đối với du lịch trong nước: Lượng cầu du lịch được thống kê bằng số
lượt khách trong nước lưu trú tại các cơ sở lưu trú trọ du lịch (khách sạn, nhà
nghỉ...).
 Cung (hay khả năng cung ứng): là một trong những biến số kinh tế cơ
bản cho bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào.
Cung du lịch của một quốc gia được tính bằng tiền tệ, bao gồm giá trị sản
phẩm và dịch vụ hoàn chỉnh có thể tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định,
thường là một năm nhằm đáp ứng cầu của du khách.
1.1.3. Tài nguyên du lịch

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

5

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
TNDL là loại tài nguyên có những đặc điểm giống những loại tài nguyên nói
chung, song có một số đặc điểm riêng gắn với sự phát triển của ngành du lịch.
Pháp lệnh du lịch Việt Nam (1999): “Tài nguyên du lịch là cảnh quan tự
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng
tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ
bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”.
Khoảng 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam 2005 quy định:
“TNDL là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLSVH, công trình lao động
sang tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch,

tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
TNDL theo Pirojnik: “TNDL là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử
và những thành phần của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể
lực tinh thần của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc
nhu cầu du lịch hiện tại và tương lai, trong khả năng kinh tế và kỉ thuật cho phép,
chúng được dung để trực tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghĩ
ngơi”.
1.1.4. Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tuỳ thuộc tiêu
chí đưa ra. Hiện nay đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại
hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây.
− Phân chia theo môi trường tài nguyên.
Du lịch thiên nhiên
Du lịch văn hoá
− Phân loại theo mục đích chuyến đi.
Du lịch tham quan
Du lịch giải trí
Du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch khám phá
Du lịch thể thao
Du lịch lễ hội
Du lịch tôn giáo
Du lịch nghiên cứu (học tập)
Du lịch hội nghị
Du lịch thể thao kết hợp
Du lịch chữa bệnh
Du lịch thăm than
Du lịch kinh doanh
− Phân loại theo lãnh thổ hoạt động.
Du lịch quốc tế

Du lịch nội địa

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

6

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
Du lịch quốc gia
− Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch.
Du lịch miền biển
Du lịch núi
Du lịch đô thị
Du lịch thôn quê
− Phân loại theo phương tiện giao thông.
Du lịch xe đạp
Du lịch ô tô
Du lịch bằng tàu hoả
Du lịch bằng tàu thuỷ
Du lịch máy bay
− Phân loại theo loại hình lưu trú.
Khách sạn
Nhà trọ thanh niên
Camping
Bungaloue
Làng du lịch
− Phân loại theo lứa tuổi du lịch.

Du lịch thiếu niên
Du lịch thanh niên
Du lịch trung niên
Du lịch người cao tuổi
− Phân loại theo độ dài chuyến đi.
Du lịch ngắn ngày
Du lịch dài ngày
− Phân loại theo hình thức tổ chức.
Du lịch tập thể
Du lịch cá thể
Du lịch gia đình
− Phân loại theo phương thưc hợp đồng.
Du lịch trọn gói
Du lịch từng phần
1.1.5. Chức năng du lịch
1.1.5.2. Chức năng kinh tế
Du lịch được mệnh danh là con gà đẻ trứng vàng bởi nó đang là nghành kinh
doanh lớn nhất và có vai trò trọng yếu trong nền kinh tế của nhiều nước cũng như
nền kinh tế của toàn cầu.

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

7

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
Du lịch hiện nay là nguồn thu nhập đáng kể của nhiều quốc gia. Ở các nước

phát triển, thu nhập ngoại tệ từ du lịch chiếm tới 20% hoặc cao hơn trong tổng thể
nguồn thu ngoại tệ của đất nước.
Đối với du lịch quốc tế, thu nhập từ du lịch gọi là xuất khẩu vô hình. Xuất
khẩu du lịch phần lớn là xuất khẩu dịch vụ (lưu trú, vận chuyển, dịch vụ bổ sung...)
đó là điều mà nghành xuất khẩu thực sự không thực hiện được. Riêng đối với hàng
hóa vật chất, người ta gọi bán hàng cho khách nước ngoài tại điểm du lịch là “Xuất
khẩu tại chỗ”. Việc bán hàng cho khách du lịch vừa giảm nhiều chi phí vừa đạt
hiệu quả cao hơn nhiều lần so với xuất khẩu cùng một loại hàng.
Các hoạt động du lịch thường có sự liên kết với các loại hình dịch vụ: vận
chuyển, lưu trú, y tế, thông tin và một khối lượng lớn về vật tư hàng hóa...Chính
những yếu tố này làm động lực phát triển các ngành kinh tế khác như: ngành kinh
tế nông nghiệp, công nghiệp, ngành thông ti, y tế, văn hóa và ngay cả ngành sản
xuất thủ công cổ truyền.
Bên cạnh đó du lịch là công cụ quảng cáo không mất tiền nhưng lại rất hiệu
quả cho nước chủ nhà. Những phong cảnh đẹp, những đặc trưng văn hóa cùng
những sản phẩm du lịch...sẽ được khách du lịch quan tâm và chú ý tới trong chuyến
tham quan và họ sẽ trở thành những người quảng bá, tiếp thị đáng tin cậy cho các
sản phẩm mà họ biết trong chuyến tham quan.
1.1.5.3. Chức năng sinh thái
Du lịch tạo sự gắn bó giữa con người và môi trường, đưa con người đến với
thiên nhiên. Ngày nay khi hoạt động công nhiệp ngày càng hiện đại hơn, phát triển
hơn thì cuộc sống con người càng bị đe dọa trước sự ô nhiễm không khí, ô nhiễm
tiếng ồn và bệnh tật. Con người luôn có mong muốn được đi đến với thiên nhiên
yên bình, không khí trong lành, thoáng đãng. Trên cơ sở đó du lịch giúp du khách
làm quen với các danh thắng, môi trường tự nhiên tạo điều kiện cho họ mở rộng sự
hiểu biết về thiên nhiên, tăng thêm tình yêu thiên nhiên cũng như nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường sống, góp phần giáo dục du khách về mặt sinh thái học.
Ngoài ra những động du lịch cũng tạo sự chú ý quan tâm của chính quyền
các cấp, các nhà đầu tư trong việc bảo tồn và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, môi
trường sinh thái. Các nguồn thu trong du lịch là cơ sở quan trọng để tôn tạo cảnh

quan, bảo vệ môi trường. Thêm vào đó hoạt đông du lịch làm chuyển đổi hợp lý
nghề nghiệp của người dân ở những khu vực cần bảo tồn thiên nhiên tạo điều kiện
cho họ tham gia phục vụ du lịch cải thiện cuộc sống, và cũng là biện pháp rất hữu
hiệu để góp phần bảo vệ môi trường.
1.1.5.4. Chức năng văn hóa – chính trị - xã hội
Du lịch góp phần thỏa mãn nhu cầu, nâng cao nhận thức, mở rộng tầm hiểu
biết. Du lịch còn góp phần phục hồi sức khỏe, hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ,
nâng cao thể lực và khả năng lao động, giảm đáng kể các chi phí cho việc khám
phá và chữa bệnh, nâng cao số ngày làm việc và số ngày lao động sản xuất xã hội.
Theo các ghiên cứu về sinh học đã chứng minh nhờ chế độ nghĩ ngơi và du lịch
hợp lý, bệnh tật của dân cư giảm trung bình 30%, bệnh về hô hấp giảm còn 40%,
bệnh thần kinh giảm 20% (Crivosep, Dorin 1981).

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

8

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
Du lịch là yếu tố tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ xã hội, tăng thêm
tình hữu nghị đoàn kết giữa các dân tộc, quốc gia...Từ đó góp phần tuyên truyền và
thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Du lịch còn là nhân tố rất quan trọng cũng cố nền hòa bình thế giới. Mỗi
năm hoạt động du lịch với nhiều chủ đề khác nhau, năm 1967 với chủ đề “Du lịch
là giấy thông hành hòa bình”, năm 1983 với chủ đề “Du lịch không chỉ là quyền lợi
mà còn là trách nhiệm của mỗi người”. Như vậy du lịch kêu gọi hàng trăm triệu
người quý trọng lịch sử, văn hóa và truyền thống của các quốc gia. Du lịch quốc tế

giúp cho con người gần gũi và thân thiện nhau hơn. Nhờ đó làm tăng cường tình
hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
1.1.6. Nhân tố tác động đến du lịch
Theo TS. Đào Ngọc Cảnh trong cuốn tổng quan du lịch trường Đại Học
Cần Thơ chia ra từng nhóm nhân tố ảnh hưởng đến du lịch:
− Các nhân tố ảnh hưởng đến “cầu” du lịch bao gồm: Thời gian rãnh rỗi,
mức sống, trình độ văn hóa và đặc điểm nhân khẩu (tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
văn hóa, tôn giáo...) và tâm lý cá nhân (thị hiếu du lịch).
− Các nhân tố ảnh hưởng đến “cung” du lịch: Tài nguyên du lịch, kết cấu
hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cung ứng điện nước...), cơ sở vật
chất kỷ thuật du lịch (hệ thống nhà hàng, khách sạn, các cơ sở dịch vụ thương mại,
y tế thể thao, ngân hàng, cơ sở vui chơi, giải trí...).
− Các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến du lịch: Môi trường kinh tế, môi
trường kỹ thuật (công nghệ hiện đại, đô thị hóa), môi trường sinh thái, môi trường
xã hội (đường lối chính sách, các thủ tục xuất nhập cảnh...)
1.2. LỄ HỘI
1.2.1. Khái niệm lễ hội
Beverly J.Stoeltie cho rằng: “Lễ hội là một hình thức cổ xưa và linh hoạt,
giàu biến thái về mặt tổ chức và mặt chức năng trong các xã hội trên khắp thế giới.
Tuy nhiên do tính đa dạng của chúng các lễ hội thể hiện một số đặc trưng. Chúng
diễn ra theo những khoảng thời gian, lịch quy định và công khai về bản chất. Lễ
hội có tính chất cùng tham gia về nội dung, lại phức tạp về cấu trúc, phong phú về
cách bày tỏ, cảnh trí và mục đích”.
M.Bachin cho rằng: “ Thực chất lễ hội là cuộc sống được tái hiện dưới hình
thức lễ tế và trò diễn là cuộc sống lao động và chiến đấu của cộng đồng cư dân.
Tuy nhiên, bản thân cuộc sống không thể thành lễ hội được nếu như nó không được
thăng hoa, liên kết và quy tụ lại thành thế giới của tâm linh, tư tưởng của các biểu
tượng vượt lên trên tôn giáo của các phương tiện và điều kiện tất yếu. Đó là thế
giới, là cuộc sống thứ hai thoát ly tạm thời thực tại hữu hiệu, đạt tới lý tưởng mà ở
đó mọi thứ đều trở nên đẹp đẽ, lung linh, siêu việt và cao cả.”

Theo GS.Kuahayashi (Nhật Bản): “Xét về tính chất xã hội, lễ hội là quảng
trường của tâm hồn. Xét về tính chất văn hoá, lễ hội là cái nôi sản sinh và nuôi
dưỡng nghệ thuật như: mỹ thuật, nghệ thuật, giải trí, kịch văn học và với ý nghĩa
đó lễ hội tồn tại và có liên quan mật thiết với sự phát triển của văn hoá.”
Theo Bùi Thị Hải Yến: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa tập thể
của nhân dân sau thời gian lao động vất vả. Lễ hội là dịp để mọi người thể hiện

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

9

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
lòng nhớ ơn tổ tiên, những người có công với địa phương và với đất nước, có liên
quan đến những nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, ôn lại những giá trị văn hóa nghệ
thuật truyền thống hoặc hướng về một sự kiện – văn hóa, kinh tế trọng đại của địa
phương, của đất nước hoặc là những hoạt động vui chơi giải trí, là dịp để tăng thêm
tinh thần đoàn kết cộng đồng.[Tài nguyên du lịch, tr.68]
Lễ hội gồm có 2 phần: phần lễ và phần hội.
− Phần lễ: Theo từ điển tiếng Việt 2002 Nhà xuất bản Đà Nẵng: “Lễ là
những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một sự việc, sự kiện có ý
nghĩa nào đó”.
Nghi lễ là nghững nghi thức tiến hành theo những quy tắc, luật tục nhất định
mang tính biểu trưng.Tùy vào tính chất của lễ hội mà phần lễ có ý nghĩa riêng, có
những lễ hội được tổ chức để tưởng niệm về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng
niệm, tôn vinh những danh nhân, các vị anh hùng dân tộc. Cũng có những lễ hội
phần lễ thực hiện những nghi lễ tôn kính, dâng hiến lễ vật cho các vị thiên thần,

thánh nhân, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
− Phần hội: Theo từ điển tiếng Việt 2002 Nhà xuất bản Đà Nẵng: “Hội là
những cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo người dự, theo phong tục hoặc nhân
dịp đặc biệt”.
Hội thường tổ chức vui chơi giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, yếu tố
nuôi dưỡng lễ hội là kinh tế - xã hội và tự nhiên nên nội dung của phần hội không
chỉ giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống mà luôn có xu hướng bổ sung
thêm những thành tố văn hóa mới. Đặc điểm này vừa làm cho lễ hội thêm sống
động, vui nhộn, phong phú, hấp dẫn. Song nếu không được chọn lọc và giám sát
chặt chẽ cũng như tuyên truyền, giáo dục, đầu tư để bảo vệ, phát triển những giá trị
văn hóa truyền thống thì dễ cho những giá trị văn hóa truyền thống bị lai tạp, mai
một và suy thoái.[Tài nguyên du lịch, tr.69]
1.2.2. Phân loại lễ hội
1.2.1.1. Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển của lễ hội
Căn cứ vào thời gian hình thành và phát triển thì Lễ hội bao gồm lễ hội
truyền thống và lễ hội hiện đại:
− Lễ hội truyền thống:
GSTS. Nguyễn Duy Quý có định nghĩa như sau: “Lễ hội truyền thống là
một sinh hoạt văn hóa tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín
ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường. Đó còn là một sinh hoạt
có quy mô lớn về tầm vóc và có sức cuốn hút một số lượng lớn những hiện tượng
của đời sống xã hội…”
Theo GS. Trần Quốc Vượng thì lễ hội truyền thống ở Việt Nam chính là lễ
hội nông nghiệp và nó không chỉ bao hàm những lễ hội gắn một cách trực tiếp với
nghề nông mà ta có thể gọi là nghi thức hay nghi lễ nông nghiệp như lễ hội “Tồng
Ngồng” của người Tày, lễ tế Thần Nông, lễ hạ điền (xuống đồng của người
Mường), lễ hội thượng điền của người Việt mà bao gồm cả những hội săn chim,
đuổi cuốc, săn hố, bắt cáo, hội đánh bắt cá ở suối, ao, hồ, hội hái lá, hái măng, hái
nắm ở rừng bao gồm cả những hội đền, hội phủ, hội chùa, hội đình…tất cả chúng
được gọi là lễ hội nông nghiệp vì chúng diễn ra trong không gian thôn dã với một


TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
thời gian thôn dã (mang tính chất chu kì). Chủ nhân của những lễ hội này phần lớn
là nông dân, là thợ thủ công, địa chủ, quan lại sống ở vùng quê và có lối sống thôn
dã. Bản sắc văn hóa Việt Nam được thể hiện đậm nét nhất ở văn hóa làng. Lễ hội
cổ truyền là sinh hoạt văn hóa điển hình của văn hóa dân gian truyền thống – thành
tố làm nên bản sắc văn hóa làng.
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa cộng đồng, lễ hội
do nhân dân tự tổ chức, chi phí do mọi người cùng đóng góp. Họ cùng nhau sáng
tạo và tham gia tái hiện lại sinh hoạt cộng đồng thể hiện tinh thần dân chủ nhân bản
sâu sắc.
− Lễ hội hiện đại:
Những sự kiện mà có sử dụng thuật ngữ “lễ hội” trong tên gọi của chúng thì
nói chung là mới hình thành trong thời điểm hiện đại, có sử dụng các đặc điểm của
lễ hội nhưng lại phục vụ cho các mục đích như: hệ tư tưởng, chính trị, thương mại,
của các nhà cầm quyền hay các nhà kinh doanh.
Từ nguyên của thuật ngữ “festival” bắt nguồn từ một từ Latinh festum mà
ban đầu có nghĩa là sự “vui chơi, ăn mừng, hân hoan” của công chúng, được sử
dụng chủ yếu ở dạng số nhiều để nói lên rẳng một tập hợp của các hoạt động và kỷ
niệm là nét đặc trưng của lễ hội thời cổ xưa. Từ Latinh của festa là nguồn gốc của
các từ festa (số ít) trong tiếng Italia, fiesta trong tiếng Tây Ban Nha, fête trong
tiếng Pháp, festa trong tiếng Bồ Đào Nha. Trước khi trở thành danh từ để chỉ bản

thân các hoạt động như trên, từ Festival nguyên gốc trong tiếng Anh và tiếng Pháp
là một tính từ biểu thị đặc tính của những sự kiện nhất định. Nghĩa thứ hai của
thuật ngữ đó trong các ngôn ngữ khác nhau biểu thị các cấu trúc riêng biệt của từng
lễ hội và các dạng thức khác nhau của nó. Trong tiếng Latinh, festa là những lể vật
thiêng liêng, trong tiếng Anh feast là một buổi tiệc vui vẻ, trong tiếng Tây Ban Nha
fiesta là một trận đấu trước công chúng để biểu thị và phô bày năng lực và lòng
dũng cảm. Festa trong tiếng Rumani là một trò đùa ác tâm, khôi hài. Fête trong
tiếng Pháp là lễ kỷ niệm sinh nhật hoặc đơn thuần là một bữa tiệc tương đối thịnh
soạn.
Theo cách sử dụng hiện nay, Festival có thể được hiểu là một khoảng thời
gian của hoạt động có tính chất thiêng liêng hoặc thế tục như: thu hoạch một vụ
mùa đặc biệt; một loạt diễn xướng trong nghệ thuật hay là cuộc đình đám và sự hân
hoan.
Trong các nghành khoa học xã hội thông thường festival có nghĩa là một
hoạt động kỉ niệm định kì bao gồm vô số các hình thức và các sự kiện nghi lễ trực
tiếp hoặc gián tiếp tác động đến tất cả các thành viên của một cộng đồng và công
khai ngấm ngầm biểu lộ các giá trị cơ bản, hệ tư tưởng và các thế giới quan của các
thành viên trong cộng đồng đó và là bản sắc xã hội của họ.
Người ta sử dụng từ này để chỉ về những lễ hội hiện đại ở Việt Nam, nó
được đặt ở vị trí đầu tên gọi lễ hội như: Festival Huế, lễ hội Festival làng nghề
truyền thống 2005…và một số hình thức lễ hội hiện đại khác như: Lễ hội văn hóa
thể thao, liên hoan du lịch, hội chợ, Canaval. Ví dụ: Canaval Hạ Long, Lễ hội pháo
hoa Đà Nẵng…Điều này cũng làm nên sự khác biệt tuyệt đối giữa lễ hội truyền
thống và lễ hội hiện đại.

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

11

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP



TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
Lễ hội hiện đại ra đời từ sau năm 1945 ở Việt Nam mà nội dung tính chất
của nó có liên quan tới các sự kiện chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội nổi bật trong
tiến trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc như các hoạt động chào mừng sự kiện lớn
của đất nước, lễ bế mạc, lễ khai mạc của sự kiện quan trọng gắn với một tổ chức
hay rộng hơn phạm vi quốc gia – dân tộc. Lễ hội hiện đại thường diễn ra do các
chính quyền, địa phương tổ chức và không gian diễn ra ở các trung tâm thành phố
lớn, thủ đô của đất nước có sử dụng các thành tựu khoa học kỉ thuật, các yếu tố cấu
thành của đời sống hiện đại như: Nghi thức, phương tiện âm thanh, hình ảnh, ánh
sáng, trang phục, ngôn ngữ, biểu trưng, biểu tượng…được truyền thông, truyền bá
rộng rãi và nhanh chống, đầy đủ chi tiết các hoạt động diễn ra bên trong và bên
ngoài của lễ hội qua các phương tiện radio, báo in, báo điện tử…các phương tiện
truyền thông hiện đại tường thuật trực tiếp qua làn sóng điện.
Khi tiến hành lễ hội, bên cạnh sự tham gia tự nguyện của quần chúng nhân
dân còn có sự tổ chức, sắp đặt của ban tổ chức đối với các cá nhân và các tập thể
tham gia. Hầu hết mọi hoạt động của lễ hội được sắp xếp của một đạo diễn, những
người tham dự được tổ chức thành từng khối, đội hình chặt chẽ và khoa học phục
vụ những mục đích khác nhau của lễ hội theo chương trình đã định sẵn.
1.2.1.2. Căn cứ theo mục đích tổ chức
Ở nước ta lễ hội là sinh hoạt văn hóa vô cùng đa dạng và phong phú mà lại
thường đang xen hòa lẫn vào nhau về cả nội dung lẫn hình thức. Vì vậy việc phân
loại lễ hội càng trở nên cần thiết trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu.
− Năm 1989 Đinh Gia Khánh cũng chia lễ hội thành hai loại đó là căn cứ vào
lễ hội có nguồn gốc tôn giáo hay không tôn giáo.
− Theo tác giả Hoàng Lương trong cuốn “Lễ hội truyền thống của các dân tộc
phía Bắc – NXB Đại học quốc gia Hà Nội” có thể phân chia lễ hội ra làm hai loại
chính:

+ Lễ hội liên quan đến tín ngưỡng cầu mùa: Đây là loại lễ hội phổ biến nhất ở
tất cả các dân tộc. Tuy ở một địa phương, mỗi dân tộc có những nghi thức, nghi lễ
khác nhau nhưng đều dung chung một nội dung cầu mùa. Những nội dung đó được
thể hiện một cách sinh động ở các nghi thức sau:
+ Lễ thức liên quan đến chu trình sản xuất nông nghiệp: Bao gồm các lễ hội
tái hiện các sinh hoạt kinh tế tiền nông nghiệp như săn bắn, hái lượm, lễ mở của
rừng, hội đánh cá và các lễ thức tái hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp như
hội cấy, trình nghề nông,…
− Theo TS. Đào Ngọc Cảnh trong cuốn tổng quan du lịch – Trường Đại học
Cần Thơ (2008) chia ra một số loại lễ hội như sau:
+Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự
nhiên là các ngày hội nghề nghiệp trong đó quan trọng nhất là các lễ hội nông
nghiệp bao gồm các lễ hội cầu mưa, chống hạn. Ngoài ra còn có những lễ hội các
nghề thủ công nghiệp như các nghề đúc đồng, nghề làm trống, nghề dệt vải, nghề
rèn, nghề pháo...
+Lễ hội liên quan đến các nhân vật lịch sử là những lễ hội ca ngợi các anh
hùng dân tộc giữ nước và dựng nước như lễ hội đền Hùng - giỗ tổ Hùng Vương
vào 10/3 âm lịch, lễ hội đền Hai Bà Trưng (Hà Nội) vào ngày 3/2; lễ hội đền Kiếp

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
Bạc kỷ niệm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần QuốcTuấn; lễ hội Đống Đa (Hà
Nội) kỷ niệm chiến thắng của Quang Trung...

+Lễ hội liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng: Gồm các lễ hội chùa Hương
(Mỹ Đức - Hà Tây), hội chùa Tây Phương (Thạch Thất - Hà Tây), lễ hội Yên Tử
(Quảng Ninh), hội Phủ Giầy, lễ hội Bà Chúa Xứ…
+Lễ hội liên quan đến sinh hoạt cộng đồng: Tết Nguyên Đáng, Hội Lim (Hát
Quan Họ), Hội Xuống Đồng, Lễ cúng cơm mới, Lễ Kì Yên, Lễ hội Cầu Ngư, Ok
Om Bok ( Trà Vinh – Sóc Trăng).[8, tr.56]
1.2.2. Mối quan hệ giữa lễ hội và du lịch
1.2.2.1. Tác động của lễ hội đối với du lịch
Trong điều 79 Luật du lịch đã xác định rõ nhà nước tổ chức hoạt động
hướng dẫn du lịch xúc tiến du lịch với các nội dung tuyên truyền giao tiếp rộng rãi
về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…có lễ hội
sẽ làm cho du lịch phát triển hơn, lễ hội làm cho du lịch trở nên hấp dẫn tạo cho số
lượng khách đông hơn. Lễ hội luôn tác động đến du lịch và làm cho du lịch ngày
càng phát triển.
Du khách đến lễ hội đông kéo theo những nhu cầu khác nhau, khi đó những
mặt hàng du lịch tăng lên như những dịch vụ du lịch tăng cao về kinh tế, lễ hội làm
cho bản sắc văn hóa vùng miền thêm hấp dẫn thu hút khách du lịch làm cho du lịch
tăng lên về lượng khách lớn hàng năm.
Bản chất của du lịch Việt Nam là du lịch văn hóa, du lịch Việt Nam muốn
phát triển tất yếu phải sử dụng giá trị văn hóa truyền thống, cách tân và hiện đại
hóa sao cho phù hợp hiệu quả trong đó có kho tang lễ hội truyền thống. Đây là một
số thành tố đặc sắc văn hóa Việt Nam cho nên phát triển du lịch lễ hội chính là lễ
hội sử dụng ưu thế của du lịch Việt Nam trong việc thu hút và phục vụ khách du
lịch. Mùa lễ hội cũng là mùa du lịch tạo nên hình thức du lịch lễ hội mang bản sắc
văn hóa dân tộc được thể hiện qua các sắc thái văn hóa các địa phương, vùng miền
phong phú, đặc sắc. lễ hội tác động du lịch làm cho lượng khách du lịch tăng lên
cao, tăng doanh thu và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2.2. Tác động của du lịch đối với lễ hội
− Tác động tích cực.
Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, thống kê, đầu tư cho khôi phục nhiều lễ hội

văn hóa, truyền thống, tôn vinh các giá trị văn hóa, phong tục, tập quán truyền
thống.
Thông qua việc tham quan hấp dẫn của du khách, sự kính trọng của du
khách tới những phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống, người dân sẽ tự hào hơn
về truyền thống văn hóa, họ nhận thức rõ hơn về việc bảo tồn các giá trị của lễ hội.
Việc tổ chức các lễ hội không chỉ tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du
khách mà còn là dịp để giáo dục long yêu quâ hương, đất nước, tôn vinh, nhớ ơn
những người có công với quê hương, đất nước và tôn vinh giữ gìn các giá trị đạo
đức của địa phương như ôn lại, khôi phục các giá trị văn hóa nghệ thuật, các trò
chơi dân gian…
Đầu tư tổ chức nhiều lễ hội, đặc biệt đối với các lễ hội lớn mang tính chất
quốc gia là những yếu tố nuôi dưỡng quan trọng để bảo tồn, phát triển loại hình văn

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

13

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
hóa nghệ thuật; những làng nghề truyền thống; những món ăn, đồ uống truyền
thống cũng góp phần làm cho những giá trị văn hóa của lễ hội thêm đa dạng, đặc
sắc, hấp dẫn và bảo tồn những thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp.
− Tác động tiêu cực.
Lượng du khách đến đông nếu không có sự quản lý và khai thác chặt chẽ và
hiệu quả sẽ gây ra những tiêu cực cho lễ hội: du khách xả rác bừa bãi, ô nhiễm môi
trường, ồn ào, mất trật tự an ninh, trộm cắp, bán hang rong, ăn xin, lừa đảo…
Nhằm thu hút du khách nhiều trò chơi và loại hình văn hóa hiện đại cũng

được đưa vào biểu diễn một cách quá đáng, làm cho nhiều giá trị văn hóa truyền
thống của lễ hội bị thay đổi, cải biến làm giảm ý nghĩa, giá trị truyền thống và giá
trị vốn có của lễ hội.
Giá cả dịch vụ được bán tại lễ hội thường cao hơn nhiều so với giá trị thực
đã làm cho lễ hội bị thương mại hóa, mất đi giá trị vui nhộn, linh thiêng và giáo
dục của lễ hội.
Thông qua việc gặp gỡ, giao tiếp với du khách làm cho nhận thức về nhiều
mặt của cư dân được nâng cao, nhiều hủ tục lạc hậu dần dần bị loại bỏ giúp cho đời
sống tinh thần, vật chất của dân cư được nâng cao, nhưng cũng có thể nhiều phong
tục, tập quán và giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống cũng bị xói mòn, mai một
và lai căng.[Tài nguyên du lịch, tr.154 - 155]
1.3. DU LỊCH LỄ HỘI
1.3.1. Khái niệm du lịch lễ hội
Theo thông lệ có tính truyền thống, lễ hội dân gian thường được mở vào
nững dịp nông nhàn, trong khi đó du lịch là một hoạt động dành cho du khách khi
họ có thời gian, tiền bạc và có nhu cầu được tham quan tìm hiểu và giải trí. Việc
gặp nhau giữa hai yếu tố tạm gọi là cung và cầu này thông qua hoạt động du lịch
tạm gọi là du lịch lễ hội hay du lịch văn hóa lễ hội.
Việc tổ chức các tour du lịch tới các địa phương trên khắp mọi miền đất
nước trong một khoảng thời gian nhất định trong năm mà thời gian đó trùng với
thời gian mở hội của địa phương. Hoạt động này giúp cho du khách tìm hiểu và
thẩm định những giá trị nhiều mặt thông qua hoạt động lễ hội của địa phương gọi
là du lịch lễ hội.
Vậy ta có thể hiểu du lịch lễ hội là loại hình du lịch mà thời gian hoạt động
du lịch trùng với thời gian diễn ra những lễ hội mà chủ thể du lịch (khách du lịch)
có nhu cầu tìm hiểu, thời gian và tiền bạc sẽ tìm đến thông qua những chương trình
tour của các công ty du lịch hoặc chủ thể tự tổ chức để tham gia lễ hội đó.
1.3.2. Đặc trưng của du lịch lễ hội
− Thời gian lễ hội.
+ Diễn ra theo thời gian mùa vụ: Hàng năm thường tập trung vào các tháng

mùa xuân và cuối thu.
+ Thời gian diễn ra lễ hội thường từ vài ngày trở lên.
− Quy mô của lễ hội.
+ Thường mang tính hoành tráng, có ảnh hưởng đến một quốc gia, một vùng
rộng lớn thu hút người đi du lịch nhiều hơn.

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

14

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
+ Các lễ hội thường được tổ chức tại những di tích lịch sử tích lịch sử – văn
hoá.
− Một số hình thức lễ hội chính:
+ Lễ hội mừng sự kiện đời sống.
+ Lễ hội “phục hồi” vì chúng làm sống lại một cách ngoạn mục ký ức về quá
khứ hay một nền văn hoá bị diệt vong.
+ Lễ hội mô phỏng một cuộc tế lễ, nó mang khía cạnh sân khấu và có vẻ đẹp
nghiêm trang.
+ Lễ hội kỷ niệm tất cả các chế độ, các quốc gia đều tổ chức một cách trang
nghiêm, long trọng để nhắc nhở bằng biểu tượng thích hợp một công ước hay khế
ước, giữa một dân tộc, hoặc một sự kiện khai sinh ra nhà nước hiện đại.
Khách du lịch thường có nhu cầu tham gia các lễ hội này. Họ thường thấy
một sự hoà đồng mãnh liệt, say mê nhập cuộc. Những hội hè như vậy gắn kết vào
kết cấu của đời sống khu vực hay quốc gia và chính tại đây tình cảm cộng đồng, sự
hiểu biết về dân tộc được bộc lộ mạnh mẽ.

1.3.3. Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch
 Khái niệm lễ hội du lịch:
Việc ra đời lễ hội du lịch là một sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển, đó
chính là một động thái quan trọng đánh dấu trình độ đã đạt được của một quốc gia,
dân tộc. Việc ra đời, tổ chức các lễ hội du lịch nhằm phát huy thành tựu văn hóa
tổng hợp của cha ông, kết hợp nhuần nhuyễn với tiềm năng văn hóa địa phương.
Kết hợp sức mạnh tổng hợp về cơ sở hạ tầng, con người, đặc biệt là thời cơ và vận
hội mới để vươn tới những tầm cao mới. Đây là kết quả của sự tổng hợp sáng tạo
những thành tựu của quá khứ và hiện tại chứ không phải sự chấp vá, cóp nhặt
thông thường.
Lễ hội du lịch là một hoạt động kinh tế mở: Thông qua lễ hội để quảng bá
cho du lịch địa phương. Tổ chức sản xuất, giới thiệu và chào bán các chương trình
du lịch. Cùng với đó là tổ chức trưng bày, trình diễn, bán các sản phẩm du lịch
truyền thống của địa phương, biến chúng hành sản phẩm du lịch phục vụ khách du
lịch. Thông qua lễ hội du lịch, tổ chức đón được nhiều đối tượng khách hoạt động
trong các loại hình kinh tế khác nhau, từ đó mở ra triển vọng về sự hợp tác kinh tế
với nhiều đối tác trong và ngoài nước. Cũng thông qua hoạt động này để tích cực
chỉnh trang đô thị, bổ sung, nâng cấp và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng nói chung và
cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng của các địa phương.
Lễ hội du lịch thường diễn ra vào những mùa du lịch, thời điểm có nhiều
khách du lịch đến các tuyến điểm du lịch thông qua các chương trình du lịch của
các hãng lữ hành, các công ty du lịch của Việt Nam và quốc tế, trong quá trình diễn
ra lễ hội du lịch có tổ chức các văn hóa nghệ thuật phục vụ du khách, tạo điều kiện
cho du khách tiếp xúc trực tiếp và thẩm định giá trị nhiều mặt của địa phương bằng
con đường ngắn nhất.
 Như vậy có hai khái niệm gữa du lịch lễ hội và lễ hội du lịch. Ta có thể
hiểu một cách sau đây:

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)


15

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH
VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
Du lịch lễ hội là hoạt động của khách du lịch đi du lịch mà điểm đến là
những nơi có tổ chức lễ hội nhằm mục đích tham gia các trò chơi cũng như tìm
hiểu những giá trị có trong lễ hội.
Lễ hội du lịch là hoạt động của các nhà quản lý khai thác và tổ chức những
lễ hội đưa vào hoạt động du lịch để thông qua đó phát huy thế mạnh tổng hợp các
tiềm năng du lịch của địa phương, thông qua các hoạt động trưng bày, trình diễn,
chào bán các sản phẩm của văn hóa ẩm thực, đặc sản của địa phương, các loại hình,
hình thức văn hóa sinh hoạt nghệ thuật tổng hợp…tất cả những điều đó được
chuyển tới du khách thông qua thái độ và phong cách phục vụ mang sắc thái văn
hóa riêng, độc đáo và đặc sắc, gây ấn tượng mạnh tới du khách.
1.4. THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH LỄ HỘI Ở VIỆT NAM
1.4.1. Tiềm năng du lịch lễ hội ở Việt Nam
Phải khẳng định rằng: Du lịch lễ hội nước ta rất có tiềm năng “dư thừa” để
phát triển du lịch. Lễ hội nước ta thật đa dạng và phong phú.
Theo số liệu thống kê của Bộ VHTTDL, hiện cả nước có 7.966 lễ hội lớn
nhỏ, tức cứ trung bình một ngày trên đất nước chúng ta diễn ra 22 lễ hội, trong đó
có 7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%), 544 lễ
hội tôn giáo (chiếm 6,28%)... còn lại là các lễ hội khác. Nằm trong tổng thể tiến
trình phát triển văn hóa của đất nước, tăng cường và đổi mới công tác tổ chức,
quản lý lễ hội là góp phần tôn vinh giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống trong
cuộc sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân,
đồng thời góp phần thúc đẩy sự nghiệp du lịch của nước nhà, giới thiệu với bạn bè
quốc tế những hình ảnh đẹp của đất nước Việt Nam. Con số đó cho thấy tiềm năng

du lịch Việt Nam là quá dồi dào. Trải qua khắp đất nước trong bốn mùa xuân, hạ,
thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng nhưng bao giờ cũng
hướng tới một đối tượng linh thiêng cần được suy tôn như những vị anh hùng
chống ngoại xâm, những người có công dạy dỗ truyền nghề, chống thiên tai, diệt
trừ ác, giàu long cứu nhân độ thế…Nhìn chung lại thì các lễ hội ngày nay đều có
chung mục đích là thu hút khách du lịch.
1.4.2. Thực tiễn du lịch lễ hội ở Việt Nam
− Hoạt động du lịch lễ hội trong thời gian qua đã đạt được một số thành
công ban đầu như sau:
Công tác tôn tạo cơ sở vật chất, các di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội,
các làng nghề truyền thống được khơi dậy và từng bước phát triển.
Công tác tổ chức lễ hội, quản lý các lễ hội ngày càng được tăng cường. Việc
thanh tra, kiểm tra lễ hội và các hoạt động văn hóa dịch vụ văn hóa được đẩy mạnh.
Một số lễ hội đặc sắc được tổ chức thành công ở cả 3 miền Bắc - Trung Nam thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế, thuận lợi cho phát triển du
lịch gồm: Lễ tết âm lịch, Lễ tết trung thu, Lễ hội đền Hùng (Phú Thọ), Lễ hội đền
Trần (Nam Định), Lễ hội Phủ Giầy (Nam Định), Lễ hội đền Đô (Bắc Ninh), Lễ hội
Lim (Bắc Ninh), Lễ hội đền Cổ Loa (Hà Nội), Lễ hội đền vua Đinh, vua Lê (Hoa
Lư – Ninh Bình), Lễ hội chọi trâu (Đồ Sơn – Hải Phòng), Lễ hội chùa Tiên (Lạng
Sơn), Lễ hội Quan Âm (Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng), Lễ hội đèn lồng (Hội An), Lễ
hội katê (Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận), Lễ hội vía Bà (Ang Giang), Lễ hội
đua ghe ngo (Sóc Trăng, Trà Vinh),…Bên cạnh việc tổ chức các lễ hội truyền

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

16

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO KHMER Ở TRÀ VINH

VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC TRONG DU LỊCH
thống, khoảng một thập kỷ trở lại đây, để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch
của địa phương và của đất nước, nhiều Festival và các sự kiện văn hóa đã được tổ
chức như: Festival Huế được tổ chức 2 năm một lần, Festival du lịch Hà Nội,
Festival kỷ niệm 5 năm được công nhận DSVH thế giới ở phố cổ Hội An và Thánh
địa Mỹ Sơn,các Festival du lịch Vịnh Hạ Long (2003), năm du lịch Điện Biên
(2004), năm du lịch Nghệ An (2005), năm du lịch Quảng Nam (2006), năm du lịch
Thái Nguyên (2007), Festival hoa Đà Lạt (2005,2006), Festival du lịch biển Khánh
Hòa (2007), Chương trình du lịch Việt Nam (2008) và “Miệt vườn sông nước đồng
bằng song Cửu Long”…[Tài nguyên du lịch, tr.249 - 250]
Việc khôi phục lễ hội dân gian, trong đó có lễ hội dân gian của các dân tộc
thiểu số được chú trọng.
Thông qua lễ hội, các thế hệ người Việt hiểu hơn về những giá trị văn hóa
truyền thống của dân tộc từ đó nâng cao lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Lễ
hội đã giúp cho du khách quốc tế thay đổi những nhận thức trước đây về Việt Nam.
Nhận thức này đã tạo điều kiện cho ngành Du lịch Việt Nam phát triển.
Trong bài báo công tác quản lý và tổ chức lễ hội năm 2012: Những chuyển
biến tich cực của Bộ VHTTDL số ra ngày 24 tháng Giêng 2013 có ghi: “Sau hai
năm thực hiện Công điện 162 của Thủ tướng Chính phủ, các lễ hội đã diễn ra sôi
nổi trên địa bàn cả nước, thực sự hấp dẫn nên lượng du khách tăng, cao điểm nhất
là trong dịp lễ hội Xuân. Theo thống kê đến ngày 30/3/2012 các lễ hội lớn như lễ
hội Chùa Hương (Hà Nội) đón 1,4 triệu khách (đợt cao điểm từ mồng 1 đến mồng
8 Tết đón 26 vạn khách, riêng ngày khai hội mồng 6 Tết đón 4 vạn khách) ; lễ hội
Yên Tử (Quảng Ninh) đón 2,1 triệu khách (chỉ trong một tuần Tết Nguyên đán đón
26 vạn khách); lễ hội Đền Hùng đón trên 5 triệu khách; Đền Bà Chúa Xứ (An
Giang) đón 1,2 triệu khách; lễ hội Đền Trần (Nam Định) đón trên 50 vạn khách.
Một số lễ hội dân gian truyền thống mang tính chất vui xuân được khôi phục và tổ
chức khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam như lễ hội Thư pháp và cho chữ đầu xuân
(Thanh Hóa, Hà Nội), lễ hội đua thuyền rồng trên biển (Đồ Sơn-Hải Phòng), đua
thuyền, đua ghe truyền thống (Đồng Nai, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế)…

Các lễ hội mang tính sự kiện như festival Hoa Đà Lạt, lễ hội du lịch về
nguồn 3 tỉnh Phú Thọ-Yên Bái-Lào Cai, festival Dừa Bến Tre… được tổ chức định
kỳ và nâng cao về chất lượng các chương trình biểu diễn nghệ thuật.
Lễ hội lịch sử cách mạng như: lễ hội kỷ niệm 515 năm ngày mất của vua Lê
Thánh Tông (Bình Sơn-Quảng Ngãi), lễ hội Đền Thượng (Lào Cai)… được tổ chức
nghi lễ trang nghiêm, thành kính.
Đặc biệt, lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số được khôi phục và được
tổ chức tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Lễ hội dân gian của làng, thôn, ấp, bản
tại các địa phương quy mô tổ chức không lớn nhưng mang giá trị sinh hoạt nghi lễ
cộng đồng được tổ chức phần lễ kết hợp tổ chức một số trò chơi dân gian truyền
thống và các môn thể thao hiện đại, sinh hoạt văn hóa văn nghệ đã thu hút đông
đảo người dân tham gia.
Năm 2012 Bộ VHTTDL đã quyết liệt kiểm tra đến 60 điểm di tích tại 21 địa
phương trên cả nước. Năm 2013, Bộ sẽ tổ chức các đoàn công tác để kiểm tra lễ
hội, kiểm tra và chỉnh đốn các hoạt động của lễ hội trước Tết, trong Tết và sau Tết.
Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh đã yêu cầu các đoàn kiểm tra đến trực tiếp các cơ sở

TRẦN HỒNG HUÂN (6106670)

17

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP


×