Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 36 (2010 – 2014)

ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN TẢI
HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG
TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TS. Cao Nhất Linh

Mai Thị Út

Bộ môn: Luật Thương mại

MSSV: 5106208
Lớp : Luật Thương mại 2

Cần Thơ, tháng 11/2013


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM ............................ 7
1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không…………. ......................................................................................................... 7
1.1.1 Khái niệm hàng hóa ....................................................................................... 7
1.1.2 Khái niệm vận tải ........................................................................................... 8
1.1.3 Khái niệm vận tải hàng hoá bằng đường hàng không................................. 9
1.2 Đặc điểm của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ............................. 10
1.2.1 Ưu điểm ........................................................................................................ 10
1.2.2 Nhược điểm .................................................................................................. 11
1.3 Vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ................................. 12
1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không….. .................................................................................................................. 13
1.4.1 Thế giới ......................................................................................................... 13
1.4.2 Tại Việt Nam ................................................................................................. 15
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM .............. 19
2.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không…. ................................................................................................................... 19
2.1.1 Điều kiện chung đối với doanh nghiệp ....................................................... 19
2.1.2 Điều kiện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ....................... 22
2.2 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không............................ 23
2.2.1 Chủ thể có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không ............................................................................................................ 23
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

1


SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

2.2.1.1 Người vận chuyển ............................................................................... 23
2.2.1.2 Người thuê vận chuyển ....................................................................... 24
2.2.1.3 Người nhận hàng ................................................................................ 25
2.2.2 Hình thức hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ...... 25
2.2.3 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không 26
2.2.4 Nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không . 27
2.2.4.1 Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không ................. 27
2.2.4.2 Điều lệ vận chuyển.............................................................................. 28
2.2.4.3 Giá cước vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ......................... 29
2.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng không .................................................................................................. 30
2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển.................................................. 31
2.3.1.1 Quyền của người vận chuyển.............................................................. 31
2.3.1.2 Nghĩa vụ của người vận chuyển ......................................................... 32
2.3.2 Quyền và nghĩa vụ của người gửi hàng...................................................... 33
2.3.2.1 Quyền của người gửi hàng ................................................................. 33
2.3.2.2 Nghĩa vụ của người gửi hàng ............................................................. 34
2.4 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.................................................................... 35
2.4.1 Bồi thường thiệt hại cho người gửi hàng ................................................... 35
2.4.2. Bồi thường thiệt hại cho người vận chuyển .............................................. 37
2.5 Giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển .............. 37
2.5.1 Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển ... 38
2.5.2 Đơn vị tính mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ...................... 39
2.5.3 Những trường hợp không được hưởng giới hạn trách nhiệm bồi thường
thiệt hại .................................................................................................................. 39

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

2

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

2.6 Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển .................... 40
2.7 Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không............................................................................................................... 43
2.7.1 Tranh chấp và các phương thức giải quyết tranh chấp ............................. 43
2.7.2 Khiếu nại ...................................................................................................... 44
2.7.3 Khởi kiện....................................................................................................... 44
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH
VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TRONG LÃNH
THỔ VIỆT NAM .................................................................................................... 46
3.1 Thực trạng kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ............ 46
3.1.1 Thuận lợi ...................................................................................................... 46
3.1.2 Thành tựu trong kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 48
3.1.3 Những vấn đề bất cập trong kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng không ................................................................................................ 49
3.2 Một số bất cập trong quy định của pháp luật về vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không .................................................................................................. 53
3.3 Giải pháp phát triển kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
ở Việt Nam ............................................................................................................... 54
3.3.1 Định hướng phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không .......... 54
3.3.2 Một số giải pháp phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
trong lãnh thổ Việt Nam ....................................................................................... 55

3.4 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không .................................................................................................. 56
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 60

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

3

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong các hoạt động vận tải thì vận tải hàng không là một loại hình vận tải

quan trọng góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy quá trình mua bán, trao đổi hàng
hóa. Mặc dù chỉ vận chuyển 1% tổng khối lượng hàng hóa nhưng vận tải hàng
không lại chiếm đến 20% giá trị hàng hóa thế giới. Trong xu hướng hội nhập toàn
cầu của nền kinh tế hiện nay, vai trò của vận tải hàng không ngày càng được nâng
cao.
Từ khi Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO, đã tạo
điều kiện cho ngành kinh tế cũng như ngành hàng không hội nhập vào thị trường
khu vực và thế giới. Điều này vừa tạo ra những thời cơ thuận lợi cũng như thách
thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không. Cơ hội được mở rộng
thị trường, tiếp thu những kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triển, thu hút nguồn

vốn đầu tư nước ngoài,…Mặt khác, khi trở thành thành viên chính thức của WTO,
Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường dịch vụ. Điều này đã tác động trực tiếp đến
vận tải hàng không. Bởi vì, bên cạnh những cơ hội, doanh nghiệp vận tải hàng
không còn phải đối mặt với nhiều thách thức. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa
doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài với những ưu thế về vốn, kinh
nghiệm quản lý, phương tiện vận chuyển hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật
về hàng không chưa thật sự đáp ứng được sự phát triển đa dạng của hoạt động vận
tải hàng không. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa am tường về các quy định
pháp luật về vận tải hàng không trong nước và quốc tế. Chính những điều này đã
hạn chế sự phát triển của ngành hàng không nói chung và ngành vận tải hàng không
nói riêng.
Để tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn các quy định
của pháp luật về vận tải hàng không, đặc biệt là vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không trong nước, nhằm hạn chế những rủi ro về khía cạnh pháp lý có thể phát sinh
trong tương lai và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nước ta ngay
trên sân nhà. Đó chính là lý do người viết chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh vận
tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam” làm đề tài luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

4

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không được xem là một ngành dịch vụ

đầy tiềm năng với những ưu thế về vị trí địa lý, nguồn nhân lực, chính sách phát
triển của nhà nước,… Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa làm chủ được
thị trường hấp dẫn này bởi họ vẫn chưa am tường những quy định của pháp luật về
hàng không trong nước. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, người viết chỉ đề cập
đến những quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không trong lãnh thổ Việt Nam và thực tế áp dụng. Qua đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong nước.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề “Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam” nhằm giúp các doanh nghiệp trong
nước hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về vận tải hàng không. Từ đó, đề xuất
một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hàng không, góp phần phát triển vận tải
hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn này, người viết đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu bao gồm: phương pháp phân tích luật viết, liệt kê, thu thập và xử lý tài
liệu.
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn ngoài mục lục, lời mở đầu, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dụng chính của luận văn gồm có ba chương:
Chương 1. Khái quát chung về vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không trong lãnh thổ Việt Nam. Ở chương này, người viết giới thiệu đến người đọc
một cách khái quát về các khái niệm cơ bản liên quan đến vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không, đặc điểm, vai trò cũng như lịch sử hình thành và phát triển của
loại hình vận tải này, nhằm giúp người đọc hiểu một cách khái quát về vận tải hàng
hóa bằng đường hàng không.
Chương 2. Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không. Trong chương này, người viết tập trung phân tích về điều kiện kinh
doanh, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, cơ sở pháp lý điều
chỉnh về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia và quy định về vấn đề giới hạn

trách nhiệm và miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

5

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

Chương 3. Thực tiễn và giải pháp phát triển kinh doanh vận tải hàng
hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam. Nội dung của chương này
bao gồm những thành tựu về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đạt được
trong thời gian qua và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Từ đó, người viết đưa
ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vận tải hàng không
trong tương lai.
Sự hiểu biết của con người luôn nhỏ bé so với sự vận động và phát triển
không ngừng của cuộc sống. Người viết đã hoàn thành luận văn này bằng sự nỗ lực
của bản thân và sự giúp đỡ của thầy cô, đặc biệt là Giảng viên hướng dẫn luận văn.
Tuy nhiên, những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu là điều không thể tránh khỏi
bởi người viết chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và hiểu biết còn hạn hẹp. Vì
vậy, người viết rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô, bạn bè để luận văn
được hoàn thiện hơn.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

6

SVTH: Mai Thị Út



Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG
HÀNG KHÔNG TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM
1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không
1.1.1 Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa ra đời từ rất sớm và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của
con người. Trải qua các thời kỳ phát triển của xã hội, hàng hóa càng trở nên phong
phú và đa dạng hơn.
Hàng hóa là một trong những phạm trù cơ bản của kinh tế chính trị. Theo
nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được. Theo nghĩa
hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có thể
trao đổi, mua bán được.
Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã cho chúng ta một cái nhìn rõ nét
hơn về khái niệm hàng hóa. Theo đó, “hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có
thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi,
mua bán”. Hàng hóa có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử dụng1.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm hàng hóa không được quy
định chung mà tùy thuộc vào từng lĩnh vực sẽ có các quy định cụ thể về hàng hóa.
Điều này nhằm tạo sự thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật, bởi mỗi lĩnh vực hoạt
động đều mang những đặc trưng riêng.
Trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa, “hàng hóa là bất cứ tài
sản nào, kể cả container, cao bản hay công cụ vận chuyển, đóng góp tương tự khác
mà không do người vận tải cung cấp”2.
Theo Luật Thương mại năm 2005 quy định: “hàng hóa bao gồm tất cả
các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền
với đất đai”3.

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định khá chi tiết về hàng hóa.
Theo đó, hàng hóa được hiểu là “…máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu,
Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối
không chuyên ngành Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.195 –
196.
2
Khoản 1 Điều 2, Quy định về vận tải hàng hóa đường thủy nội địa (ban hành kèm theo Quyết định số
33/2004/QĐ-BGTVT ban hành quy định về vận tải hàng hóa nội địa).
3
Khoản 2 Điều 2, Luật Thương mại năm 2005.
1

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

7

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

hàng tiêu dùng, động vật sống và các loại động sản khác được vận chuyển bằng
phương tiện giao thông đường bộ”4.
Trong lĩnh vực vận tải đường biển nội địa, “hàng hóa là máy móc, thiết
bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động vật khác, kể cả động vật
sống, công-te-nơ hoặc công cụ tương tự do người gửi hàng cung cấp để đóng hàng
được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển”5.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực vận tải hàng không, “Hàng hóa là tài sản được
chuyên chở bằng tàu bay trừ thư, bưu phẩm, bưu kiện, hành lý, đồ vật phục vụ trên
tàu bay và suất ăn”6.

1.1.2 Khái niệm vận tải
Trong tác phẩm “Bàn về vận tải và giao nhận ngoại thương”, I.ta-rơ-xki
đã viết “Ai nói đến buôn bán cũng phải nói đến vận tải. Buôn bán có nghĩa là hàng
hóa được thay đổi người sở hữu, còn vận tải làm thay đổi vị trí”7. Thật vậy, vận tải
luôn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và lưu thông thương mại.
Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm làm thay
đổi vị trí của con người, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.8
Vận tải được xem là một ngành sản xuất đặc biệt. Bởi vì, nó mang nhiều
đặc điểm khác với những ngành sản xuất vật chất thông thường.
Một là, sản xuất trong vận tải là sự tác động về không gian và thời gian,
không có sự tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động. Hơn nữa, trong quá
trình sản xuất của vận tải cũng không tồn tại đối tượng lao động mà chỉ có đối tượng
chuyên chở là con người, hàng hóa.9
Hai là, tương tự như các ngành sản xuất khác, sản xuất trong vận tải cũng
tạo ra sản phẩm, đó là sự di chuyển vị trí của đối tượng chuyên chở.
Sản phẩm vận tải cũng có hai thuộc tính cơ bản là giá trị và giá trị sử
dụng. Tuy nhiên, sản phẩm vận tải không có hình dạng, kích thước nhất định, không
Khoản 28 Điều 3, Luật Giao thông đường bộ năm 2008.
Khoản 4 Điều 3, Thông tư số 04/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục cấp phép cho
tàu biển nước ngoài vận tải nội địa.
6
Khoản 12 Điều 3, Thông tư số 30/2012/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Chương
trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng.
Khoản 41 Điều 3, Thông tư này cũng định nghĩa: “Suất ăn là đồ ăn, đồ uống, các dụng cụ sử dụng cho bữa
ăn trên tàu bay”
7
I.ta-rơ-xki: Bàn về vận tải và giao nhận ngoại thương, Nxb. Vasava – Ba Lan, 1968, tr.267.
8
Phạm Mạnh Hiền, nhà giáo ưu tú Phan Hữu Hạnh (hiệu đính): Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm
trong ngoại thương, Nxb.Lao động – xã hội, 2012, tr.19.

9
Phạm Mạnh Hiền, nhà giáo ưu tú Phan Hữu Hạnh (hiệu đính): Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm
trong ngoại thương, Nxb.Lao động – xã hội, 2012, tr.20.
4
5

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

8

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

tồn tại ngoài quá trình sản xuất ra nó, cũng không có khoảng cách về thời gian sản
xuất và tiêu dùng. Bởi vì, quá trình sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng lúc, khi sản
xuất kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay.
Ba là, sản xuất trong vận tải không có khả năng dự trữ sản phẩm, bởi vì
thực tế sản phẩm vận tải không tồn tại ở dạng vật chất nhất định. Vì vậy, để đáp ứng
được sự gia tăng về nhu cầu vận tải, đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
này phải dự trữ năng lực chuyên chở của các công cụ vận tải.
Dựa vào đối tượng vận chuyển, có thể chia vận tải thành 2 loại:
- Vận tải hành khách;
- Vận tải hàng hóa.
Dựa vào phương thức vận tải, có thể chia vận tải thành 5 loại:
- Vận tải đường bộ;
- Vận tải đường thủy (đường sông, đường biển);
- Vận tải đường sắt;
- Vận tải đường hàng không;

- Vận tải đường ống.
Dựa vào phạm vi hoạt động, có thể chia vận tải thành 2 loại:
- Vận tải trong nước;
- Vận tải quốc tế.
Mỗi loại hình vận tải có vị trí, vai trò khác nhau đối với một nền kinh tế,
nó gắn kết với nhau cùng thúc đẩy phát triển, tạo nên sức mạnh tổng hợp cho nền
kinh tế.
1.1.3 Khái niệm vận tải hàng hoá bằng đường hàng không
Nền sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu giao thương của xã hội càng
cao đòi hỏi sự phát triển tương xứng của mạng lưới lưu thông, thương mại. Trong
đó, quá trình vận tải, đặc biệt là vận tải hàng hóa đóng vai trò hết sức quan trọng, là
sợi dây gắn kết giữa sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Về cơ bản, vận tải hàng hóa là một dạng khá phổ biến của dịch vụ
10
logistics . Dịch vụ vận tải hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó, thương nhân
tổ chức thực hiện việc nhận hàng, vận chuyển và giao hàng theo thỏa thuận với
khách hàng để hưởng thù lao.
Điểm c Khoản 2 Điều 4, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại
về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ
Logistics.
10

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

9

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam


Trong số các loại hình dịch vụ vận tải hàng hóa, vận tải hàng hóa bằng
đường hàng không được xem là còn khá non trẻ. Tuy nhiên, đây là loại hình dịch vụ
vận tải có nhiều ưu thế hơn hẳn và đang không ngừng phát triển.
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không được hiểu là việc vận chuyển
hàng hóa từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng đường hàng không với
phương tiện chủ yếu là tàu bay11.
Dựa vào phạm vi hoạt động, có thể chia vận tải hàng hóa bằng đường
hàng không thành 2 loại: vận tải hàng hóa hàng không nội địa và vận tải hàng hóa
hàng không quốc tế.
Vận tải hàng hóa hàng không nội địa là việc vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp hàng hóa từ thị
trường trong nước vào khu phi thuế quan12 và từ khu phi thuế quan vào thị trường
trong nước, theo pháp luật về xuất nhập khẩu, phải làm thủ tục hải quan đối với
hàng hóa đó13.
Vận tải hàng hóa hàng không quốc tế là việc vận chuyển hàng hóa từ Việt
Nam ra nước ngoài, từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc quá cảnh qua Việt Nam đến
nước thứ ba bằng đường hàng không.
1.2 Đặc điểm của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
1.2.1 Ưu điểm
So với các loại hình vận tải khác, vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không có khá nhiều ưu điểm.
Thứ nhất, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là loại hình vận tải
duy nhất không bị ảnh hưởng bởi điều kiện địa hình. Với ¾ địa hình nước ta là núi
non hiểm trở, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt gặp nhiều khó
Khoản 1 Điều 13, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định: “Tàu bay là thiết bị được
nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí
cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí
phản lại từ bề mặt trái đất.”.
12

Khoản 2 Điều 1, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu năm 2005: “Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp
chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại-công
nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ có quan hệ
mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu”
13
Khoản 2 Điều 2, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu năm 2005.
11

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

10

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

khăn vì phải xây dựng các tuyến đường lưu thông. Bên cạnh đó, vận tải đường thủy
cũng phải chịu ảnh hưởng của mực nước thủy triều. Tuy nhiên, những điều này lại
không gây trở ngại đối với vận chuyển bằng đường hàng không. Bởi vì, tuyến
đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là đường thẳng, không
tốn kém chi phí xây dựng.
Thứ hai, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có tốc độ vận chuyển
rất lớn, có thể đạt từ 900 đến 1000km/h, gấp 27 lần vận tải đường biển, gấp 10 lần ô
tô và 8 lần tàu hỏa14, nhờ đó rút ngắn được thời gian vận chuyển, đem lại hiệu quả
kinh tế cao. Nếu so sánh trên cùng một tuyến đường 500 km, tàu hỏa đi hết 8 giờ, ô
tô đi hết 10 giờ, tàu biển đi hết 27 giờ, trong khi máy bay chỉ mất 1 giờ15. Loại hình
vận tải này thích hợp cho việc vận chuyển các loại hàng hóa có thời gian bảo quản
ngắn (thực phẩm, hoa quả,…) hoặc có nhu cầu khẩn cấp như viện trợ, cứu trợ,…

Thứ ba, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có độ an toàn cao và
hành trình đều đặn. Các loại máy bay được trang bị thiết bị hiện đại nhất, ít chịu
ảnh hưởng bởi các điều kiện tự nhiên như mưa bão, sấm sét,…, rất ít và hầu như
không xảy ra thất thoát hàng hóa. Vì vậy, vận tải hàng không thích hợp cho việc vận
chuyển những loại hàng hóa có giá trị cao như vàng bạc, đá quý, đồ trang sức,…Bên
cạnh đó, vận tải hàng không còn cung cấp các dịch vụ có tiêu chuẩn chất lượng cao
hơn so với các phương thức vận tải khác.
Ngoài những ưu điểm nêu trên, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
còn có khả năng đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về chính trị-xã hội trong từng thời
điểm khác nhau, chẳng hạn việc vận chuyển hàng cứu trợ khẩn cấp khi có thiên tai,
chiến tranh,… điều mà không phải loại hình vận tải nào cũng có thể làm được.
1.2.2 Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cũng
có một số nhược điểm sau:

Giáo trình Luật Thương mại quốc tế (tái bản lần thứ 4 có sửa đổi, bổ sung), Trường Đại học luật Hà Nội,
Nxb.Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr.317.
15
TS. Vũ Sĩ Tuấn: Trách nhiệm của người chuyên chở đường biển và đường hàng không quốc tế, Nxb. Chính
trị quốc gia, 2002, tr.7.
14

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

11

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam


Một là, giá cước vận tải rất cao, gấp 8 lần vận tải đường biển, gấp 2 đến 4
lần vận tải bằng ô tô và tàu hỏa16. Vì vậy, những loại hàng hóa thông thường không
được vận chuyển bằng loại hình vận tải này.
Hai là, vận tải bằng đường hàng không không thích hợp cho việc vận
chuyển các loại hàng hóa cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng lớn hoặc hàng hóa có
giá trị thấp. Bởi vì, nếu chi phí vận tải chiếm một tỉ lệ quá lớn trong giá bán của
hàng hóa sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa đó so với các mặt hàng cùng
chủng loại, mặt hàng thay thế.
Ba là, vận tải bằng đường hàng không đòi hỏi vốn đầu tư lớn về cơ sở vật
chất kỹ thuật như xây dựng cảng hàng không, sân bay, mua sắm các thiết bị phục vụ
việc vận chuyển cũng như đào tạo nguồn nhân lực.
Bốn là, mặc dù, vận tải hàng không được xem là phương thức vận tải an
toàn nhất. Tuy nhiên, tổn thất khi có rủi ro rất lớn và hậu quả thảm khốc.
Năm là, việc tăng cường tần suất hoạt động của các phương tiện hàng
không góp phần gây ô nhiễm không khí. Các chất khí độc hại như nitơ ôxit, sunfur
ôxit, hydrocacbon,…gây ô nhiễm tầng ô-zon và góp phần tăng lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng dần lên.
1.3 Vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không
Các nhà kinh tế học đã ví rằng: “Nếu nền kinh tế là một cơ thể sống, trong
đó hệ thống giao thông là huyết mạch thì vận tải là quá trình đưa các chất dinh
dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó”17. Có thể nói, vận tải, đặc biệt là vận
tải hàng hóa, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của
mọi quốc gia trên thế giới.
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng và vận tải hàng hóa
nói chung, là cây cầu nối liền hai bờ sản xuất và tiêu dùng. Thông qua việc vận
chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng,
vận tải hàng hóa bằng đường hàng không góp phần phục vụ quá trình sản xuất và
thúc đẩy sản xuất phát triển. Hơn thế nữa, việc vận chuyển hàng hóa bằng đường
Phạm Mạnh Hiền, nhà giáo ưu tú Phan Hữu Hạnh (hiệu đính): Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm

trong ngoại thương, Nxb.Lao động – xã hội, 2012, tr.152.
17
Tin tức online, Vận tải – Vai trò và tầm quan trọng, />[ngày truy cập: 25/10/2013].
16

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

12

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

hàng không còn tiết kiệm thời gian giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng,
tạo ra sản phẩm đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Từ đó sản sinh ra lợi nhuận
cho nhà sản xuất.
Vận tải hàng không góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân,
tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Khi vận tải hàng không phát triển sẽ
kéo theo nhiều lĩnh vực kinh tế khác cùng phát triển, là phương tiện vận tải kết nối
nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên thế giới, góp phần khắc phục
sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền; đồng thời cải thiện đời sống
nhân dân.
Mặt khác, vận tải hàng không còn đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân
sách nhà nước. Các khoản nộp vào ngân sách ngày càng tăng: năm 1990 là 58,6 tỷ
đồng, năm 2004 đạt 1.287 tỷ đồng, tăng 21,96 lần so với năm 199018.
Sự phát triển của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không kéo theo sự
phát triển của các loại hình dịch vụ hỗ trợ như bốc dỡ hàng hóa, thủ tục hải quan,
kho bãi,…tạo thêm hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tỉ lệ
thất nghiệp và các vấn đề tiêu cực trong xã hội.

1.4 Lịch sử hình thành và phát triển của vận tải hàng hóa bằng đường hàng
không
1.4.1 Thế giới
Từ thế kỷ XV, Leonardo da Vinci đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu
động cơ đập cánh. Tuy nhiên, không có sáng kiến nào đáng chú ý cho đến thế kỷ
XVIII.19
Từ năm 1799 – 1890, Nam tước Anh George Cayley đã lập ra khái niệm
mới cho máy bay, đặt nền tảng cho khí động học. Năm 1843, nhà sáng chế William
Samuel Henson tung ra mẫu thiết kế có bản quyền về máy bay hoạt động bằng hơi
nước. Đến năm 1890, kỹ sư Pháp Clément Ader chế tạo thành công máy bay hơi
nước nhưng cuộc thử nghiệm của ông đã thất bại.
Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam: Sơ lược lịch sử ngành Hàng không dân dụng Việt
Nam, [ngày truy cập:
20/8/2013].
19
Hoàng Minh: Hàng không – Quá khứ và tương lai, Báo Sài Gòn Giải Phóng online,
[ngày truy cập: 17/8/2013]
18

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

13

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

Giai đoạn 1891 - 1896, kỹ sư Đức Otto Lilienthal thực hiện hàng ngàn
chuyến bay thử nghiệm thành công với máy bay lượn do ông thiết kế. Tuy nhiên,

loại máy bay này không có hệ thống điều khiển và động cơ. Trong khi đó, tại Mỹ,
nhà sáng chế Samuel Pierpont Langley – Giám đốc Viện nghiên cứu Smithsonian –
cũng đầu tư nhiều công sức cho máy bay, tuy nhiên không thành công.
Có rất nhiều cuộc thử nghiệm trước cột mốc lịch sử ngày 17/12/1903,
nhưng chỉ có anh em Wright là những người đầu tiên thử nghiệm thành công máy
bay có động cơ và được điều khiển, mặc dù chuyến bay của họ chỉ kéo dài 12 giây.
Năm 1913 được đánh dấu là “năm huy hoàng của lịch sử hàng không” với
những chuyến bay đường dài 4000 km từ Pháp đến Ai Cập (qua nhiều chặng
đường).
Hàng không dân dụng được khai sinh vào tháng 1-1914. Tuyến hàng
không dân dụng có lịch sử bay ổn định đầu tiên trên thế giới là chặng đường từ
Saint Petersburg đến Tampa (Florida). Đến năm 1933, Boeing tung ra thế hệ 247,
được xem là máy bay dân dụng hiện đại đầu tiên trên thế giới.
Sự ra đời của máy bay đã đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của con người về
khoa học kỹ thuật. Nó không chỉ thỏa mãn óc nghiên cứu khoa học mà còn góp
phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới với sự xuất hiện của vận tải hàng không.
Mặc dù vận tải hàng không được đánh giá là khá non trẻ so với các
phương thức vận tải khác. Tuy nhiên, nó đã có nhiều bước tiến vượt trội. Trong
những năm gần đây, vận tải hàng không đã phát triển nhanh chóng nhất là ở khu vực
Châu Á Thái Bình Dương. Năm 1995, toàn thế giới có 360 hãng hàng không, 6.000
sân bay, khoảng 11.500 chiếc phi cơ, thu nhập 700 tỉ USD20.
Ngày nay, vận tải hàng không đã có những phi cơ trọng tải 70 tấn (B747300) của Boeing và vận tốc đạt 11.000 km/h (Boost.Glide.Vihicle-BGV), đóng vai
trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa các vùng kinh tế khác nhau trên
thế giới. Mặc dù, chỉ vận chuyển 1% tổng khối lượng hàng hóa nhưng vận tải hàng

Vũ Văn Bá: Sơ lược về thị trường giao nhận vận tải trên thế giới, Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam,
[ngày truy
cập: 08/8/2013].
20


GVHD: TS. Cao Nhất Linh

14

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

không lại chiếm đến 20% giá trị hàng hoá thế giới. Các cụm cảng hàng không chủ
yếu tập trung ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Bắc Á, Châu Á Thái Bình Dương21.
1.4.2 Tại Việt Nam
Ngày 15/01/1956, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
ban hành Nghị định số 666/TTg thành lập Cục Hàng không dân dụng Việt Nam –
mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. 22
Vào thời gian đầu sau khi thành lập, đội bay chỉ có 5 chiếc máy bay cánh
quạt IL 14, AN 2, Aero 45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào
tháng 9/1956.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, Hàng không dân dụng nước ta, đặc biệt là lĩnh
vực vận tải, đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển với những biến cố, thăng trầm về
chính trị - xã hội và kinh tế trong nước và thế giới.
* Trước năm 1956
Ngày 13/11/1917, Pháp cho xây dựng sân bay đầu tiên ở Việt Nam. Đến năm
1918, tiếp tục cho phép xây dựng sân bay Bạch Mai ở Hà Nội. Ngày 04/6/1936,
khánh thành ga hàng không Gia Lâm – một trong những ga được trang bị hoàn hảo
nhất vùng Viễn Đông thời kỳ này. Một số nhà tư sản Việt Nam đã liên doanh với
hãng hàng không Pháp thành lập Công ty Hàng không Việt Nam với tên là Air
Vietnam vào năm 1951. Trong những năm đầu, công ty có 3 chiếc DC3, 3 chiếc
DC4 và 3 chiếc Bristol dùng để chở hàng23.
* Giai đoạn 1956 – 1990

 Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước: Dưới sự chỉ đạo của Bộ
trưởng Bộ Giao thông vận tải, ngành Hàng không dân dụng phối hợp với các đơn vị
vận tải khác thực hiện nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam. Hàng không
dân dụng Việt Nam đã thực hiện hơn 56.000 chuyến bay với trên 224.000 giờ bay,
Vũ Văn Bá: Sơ lược về thị trường giao nhận vận tải trên thế giới, Tài nguyên giáo dục mở Việt Nam,
[ngày truy
cập: 08/8/2013].
22
Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam: Sơ lược lịch sử ngành Hàng không dân dụng Việt
Nam, [ngày truy cập:
20/8/2013].
23
Trang thông tin điện tử của Cộng đồng kỹ thuật ô tô Việt Nam, Lịch sử hàng không dân dụng Việt Nam,
[ngày truy cập:
29/10/2013].
21

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

15

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

vận chuyển hơn 60.000 lượt bộ đội, trên 31.000 tấn vũ khí, đạn dược, khí tài, lương
thực, thuốc men, hàng hóa quân sự,…
 Trong chiến dịch mùa xuân năm 1975: Ngành hàng không dân dụng
tiếp tục lập thành tích xuất sắc khi thực hiện 163 chuyến bay, cơ động 4.250 chiến

sĩ, vận chuyển 120,7 tấn vũ khí, đạn dược, khí tài, tài liệu, bản đồ, lương thực, thuốc
men,..góp phần vào thắng lợi lịch sử ngày 30/4/1975 của đất nước.
 Trong chiến tranh biên giới Tây Nam: Với tinh thần cộng sản quốc tế
mãnh liệt, không ngại gian khổ, hy sinh, hàng không dân dụng Việt Nam đã huy
động toàn bộ lực lượng vận chuyển hơn 10.000 cán bộ, chiến sĩ, vũ khí, khí tài,
quân dụng,… góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta và nước bạn
Campuchia.
 Trong chiến tranh biên giới phía Bắc: Hàng không dân dụng đã vận
chuyển 27.000 bộ đội chiến đấu, thuốc men, lương thực chi viện kịp thời cho các
đơn vị chiến đấu và người dân vùng chiến.
 Sau khi đất nước thống nhất, mặc dù gặp nhiều khó khăn (nền kinh tế
bị tàn phá nặng nề, các hệ thống sân bay do ảnh hưởng chiến tranh đã bị hư hại
nhiều,…). Nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước ta, cùng với sự
nỗ lực của ngành, Hàng không dân dụng đã đạt nhiều thành tích nổi bật. Đến cuối
năm 1990, Hàng không Việt Nam đã vận chuyển 1.149.000 lượt hành khách, 3.040
tấn hàng hóa, điều hành 43.300 chuyến bay. Mở lại hầu hết các đường bay trong
nước và một số đường bay quốc tế,..
 Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu bước ngoặt lớn khi khai thác hiệu quả
nhiều tuyến bay quốc tế đi đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung
Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po. Vào cuối giai đoạn này,
hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân
dụng Quốc tế (ICAO)24.
* Giai đoạn 1990 đến nay
Tháng 4/1993 chính là thời điểm quan trọng lịch sử của hàng không
Việt Nam khi Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức
Trang thông tin điện tử của Công ty cổ phần dịch vụ giao nhận tiếp vận DVN: Hàng không Việt Nam hình
thành và phát triển như thế nào?, [ngày truy cập: 29/10/2013].
24

GVHD: TS. Cao Nhất Linh


16

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

được hình thành với tư cách là một tập đoàn kinh doanh vận tải hàng không có quy
mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1996, ngành hàng không Việt Nam được
thành lập trên cơ sở liên kết với 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong dịch
vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines chủ chốt25.
Sản lượng hành khách, hàng hóa, bưu kiện thông qua các cảng hàng
không trong nước, đặc biệt các cảng hàng không quốc tế, một số cảng hàng không
địa phương có mức tăng trưởng rất cao.
Năm 1990 vận chuyển trên 18 nghìn tấn hàng hóa, năm 2009 vận
chuyển đạt gần 350 nghìn tấn, tăng 19 lần so với năm 1990. Nếu năm 1990, thị
trường vận chuyển hàng không Việt Nam mới vận chuyển được trên 900 nghìn hành
khách thì đến năm 2009 đã vận chuyển 17,5 triệu khách, tăng 19 lần so với năm
1990.
Đến tháng 8/2010 các hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines,
Jetstar Pacific Airlines, VASCO) đang khai thác đội tàu bay gồm 74 tàu bay hiện
đại gồm B777, A330, A321, A320, B737, ATR72-500 với độ tuổi trung bình 7,1
tuổi. Trong thời gian tới, các hãng hàng không Việt Nam đã có kế hoạch mua/thuê
bổ sung nhiều chủng loại tàu bay mới, hiện đại trên thế giới như B787-9, A350-900,
Bombardier CRJ900. Dự kiến đến năm 2015, đội tàu bay của hàng không Việt Nam
sẽ đạt từ 150-160 tàu bay các loại26.
Với những tiềm năng vượt trội và sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và nhà
nước ta, tin rằng trong thời gian sắp tới vận tải hàng không nói riêng và ngành Hàng
không dân dụng Việt Nam nói chung sẽ ngày càng phát triển và góp phần vào sự

phát triển bền vững của đất nước.
Tóm lại, mặc dù vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ở nước ta ra
đời chưa lâu nhưng loại hình dịch vụ này đã có sự phát triển nhanh chóng do sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật và nhu cầu lưu thông hàng hóa của nền kinh tế thị trường.
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đã có những đóng góp tích cực vào sự
tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Với việc phát huy những ưu thế về chất lượng
Trang thông tin điện tử của Công ty cổ phần dịch vụ giao nhận tiếp vận DVN: Hàng không Việt Nam hình
thành và phát triển như thế nào?, [ngày truy cập: 29/10/2013].
26
Trang thông tin điện tử của Cục Hàng không Việt Nam: Sơ lược lịch sử ngành Hàng không dân dụng Việt
Nam, [ngày truy cập:
20/8/2013].
25

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

17

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

dịch vụ và khắc phục những hạn chế về khối lượng vận tải, giá cước vận
chuyển,…vận tải hàng hóa bằng đường hàng không hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa,
góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước.

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

18


SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

CHƯƠNG 2
PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM
2.1 Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng
không
Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là một ngành dịch vụ đòi hỏi trình
độ kỹ thuật cao và vốn đầu tư lớn. Vì vậy, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể
kinh doanh loại hình dịch vụ này. Theo quy định của pháp luật về hàng không Việt
Nam, để được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, doanh nghiệp
phải có Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không. Riêng đối với doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài, để được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng
không, bên cạnh những điều kiện chung đối với doanh nghiệp còn phải đáp ứng
thêm một số quy định khác.
2.1.1 Điều kiện chung đối với doanh nghiệp
Doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không
khi có đủ các điều kiện sau đây27:
Thứ nhất, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà ngành kinh doanh
chính là vận chuyển hàng không. Để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về đăng ký kinh doanh theo
Luật Doanh nghiệp năm 200528, nhằm hợp pháp hóa việc thành lập và hoạt động tại
Việt Nam. Như vậy, theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006, doanh
nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không nói chung và doanh nghiệp kinh doanh
vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng, có thể được thành lập dưới
các hình thức như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm

hữu hạn, công ty hợp danh, công ty tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Khoản 1 Điều 110, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
Điều 24 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
“Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh;
2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 31, 32, 33 và 34 của Luật này;
3. Có trụ sở chính theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật này;
4. Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định của pháp luật;
5. Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề đăng ký kinh doanh; mức lệ phí
cụ thể do Chính phủ quy định.”.
27
28

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

19

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp. Trong đó, ngành kinh doanh chính là
vận chuyển hàng không. Hiện nay ở Việt Nam tồn tại các loại hình doanh nghiệp
kinh doanh vận chuyển hàng không như Công ty TNHH một thành viên – Vietnam
Airlines (doanh nghiệp nhà nước), Công ty cổ phần hàng không Jesta Pacific
Airlines, các hãng hàng không tư nhân như VietjetAir, Indochina Airlines, Trãi
Thiên, Blue Sky, Air Mekong,…
Thứ hai, có phương án bảo đảm có tàu bay khai thác. Phương án bảo

đảm có tàu bay khai thác trong 05 năm kể từ ngày dự kiến bắt đầu kinh doanh bao
gồm các nội dung29:
- Số lượng, chủng loại tàu bay;
- Hình thức chiếm hữu (mua, thuê mua hoặc thuê);
- Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai
thác, bảo dưỡng tàu bay;
- Nguồn vốn bảo đảm chiếm hữu tàu bay.
Phương án này nhằm đảm bảo tính khả thi và hoạt động có hiệu quả dịch
vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Thứ ba, có tổ chức bộ máy, có nhân viên được cấp giấy phép, chứng chỉ
phù hợp bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không. Kinh
doanh vận chuyển hàng không nói chung và kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng
đường hàng không nói riêng, là một ngành đòi hỏi cao về khoa học kỹ thuật. Vì vậy,
để hoạt động tốt loại dịch vụ này, doanh nghiệp cần phải tổ chức bộ máy quản lý
chặt chẽ, khoa học trong đó, phải đảm bảo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có
kinh nghiệm và được đào tạo chuyên môn vững vàng.30

Khoản 1 Điều 6, Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng
không chung.
30
Điều 7, Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không
chung.
“ Điều kiện về tổ chức bộ máy bảo đảm khai thác tàu bay, kinh doanh vận chuyển hàng không, kinh doanh
hàng không chung vì mục đích thương mại:
1. Có tổ chức bộ máy thực hiện hệ thống quản lý an toàn, an ninh, hoạt động khai thác tàu bay, bảo dưỡng
tàu bay, huấn luyện bay, khai thác mặt đất; phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ vận chuyển hàng
không, dịch vụ hàng không chung; hệ thống thanh toán tài chính.
2. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách trong hệ thống quản lý an toàn, an ninh, khai thác tàu bay, bảo
dưỡng tàu bay, huấn luyện bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm công tác liên tục trong lĩnh vực được bổ
nhiệm, có văn bằng, chứng chỉ liên quan được cấp hoặc công nhận theo quy định của pháp luật.

29

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

20

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

Thứ tư, đáp ứng điều kiện về vốn theo quy định của Chính phủ. Theo quy
định của pháp luật, kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là
ngành nghề có vốn pháp định. Vì vậy, để kinh doanh dịch vụ này doanh nghiệp phải
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vốn. Theo đó, vốn tối thiểu để thành lập hãng hàng
không và duy trì kinh doanh vận chuyển hàng không cụ thể là31:
-

Khai thác đến 10 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng hàng

không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế, 300 tỷ đồng Việt Nam đối với
hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
-

Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 1.000 tỷ đồng Việt Nam đối với

hãng hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế, 600 tỷ đồng Việt
Nam đối với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa;
- Khai thác trên 30 tàu bay: 1.300 tỷ đồng Việt Nam đối với hãng
hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế, 700 tỷ đồng Việt Nam đối

với hãng hàng không chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.
Thứ năm, có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển sản phẩm
vận chuyển hàng không phù hợp với nhu cầu của thị trường và quy hoạch, định
hướng phát triển ngành hàng không. Nội dung của phương án kinh doanh và chiến
lược phát triển sản phẩm bao gồm32:
- Nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường;
- Đánh giá thực tiễn và mức độ cạnh tranh dịch vụ được cung cấp trên
thị trường;
- Chiến lược phát triển sản phẩm vận chuyển hàng không và kế hoạch
phát triển kinh doanh của 05 năm đầu kể từ ngày khai thác.

3. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách giám sát hoạt động phát triển sản phẩm, tiếp thị và bán dịch vụ
vận chuyển hàng không, dịch vụ hàng không chung phải có bằng đại học các ngành kinh tế, thương mại hoặc
tài chính.
4. Người được bổ nhiệm giữ vị trí phụ trách giám sát hệ thống thanh toán tài chính phải có bằng đại học các
ngành tài chính, bằng kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kế toán quốc tế được công nhận tại Việt Nam”.
31
Khoản 1 Điều 8, Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng
không chung.
32
Điều 10, Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không
chung.
GVHD: TS. Cao Nhất Linh

21

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam


Thứ sáu, có trụ sở chính và địa điểm kinh doanh chính tại Việt Nam.
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm
liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ
được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện
thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”33.
2.1.2 Điều kiện đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bên cạnh những điều kiện chung đối với doanh nghiệp, để được cấp Giấy
phép kinh doanh vận chuyển hàng không, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
còn phải đáp ứng thêm một số điều kiện sau đây34:
Thứ nhất, bên nước ngoài góp vốn với tỉ lệ theo quy định của Chính phủ.
Hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện bên nước ngoài
không chiếm quá 30% vốn điều lệ đối với hãng hàng không. Một cá nhân Việt Nam
hoặc pháp nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài phải giữ vốn điều lệ lớn
nhất.35 Quy định này nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh cùng
lĩnh vực. Bởi vì, các nhà đầu tư nước ngoài luôn tìm cơ hội để thâm nhập vào thị
trường vận tải hàng không Việt Nam, đặc biệt là vận tải hàng hóa. Hơn thế nữa, các
nhà đầu tư nước ngoài lại có nhiều ưu thế về vốn, trình độ khoa học – kỹ thuật,
nguồn nhân lực có chuyên môn cao,… Điều này hoàn toàn bất lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân
Việt Nam và không quá một phần ba tổng số thành viên trong bộ máy điều hành là
người nước ngoài. Trong Điều lệ hoạt động của hãng hàng không có vốn đầu tư
nước ngoài phải quy định cơ cấu tổ chức quản lý, thành viên bộ máy điều hành
doanh nghiệp. Trong đó, số thành viên là người nước ngoài do nhà đầu tư nước
ngoài cử tham gia bộ máy điều hành không được vượt quá một phần ba tổng số
thành viên. Tổng Giám đốc (Giám đốc), người đại diện theo pháp luật của hãng
hàng không phải là công dân Việt Nam và không mang quốc tịch nước khác.36
Khoản 1 Điều 35, Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Khoản 2 Điều 110, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
35
Khoản 1 Điều 11, Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng
không chung.
36
Khoản 3 Điều 11, Nghị định số 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng
không chung.
33
34

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

22

SVTH: Mai Thị Út


Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

2.2 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không là sự thỏa thuận giữa
người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ
vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đến và trả hàng hóa cho người có quyền nhận;
người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển37.
Khi nói đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, người ta
thường hiểu là nói đến hợp đồng thương mại38. Bởi vì, hợp đồng vận chuyển hàng
hóa bằng đường hàng không là hợp đồng song vụ, có đền bù, nhằm thực hiện một
hoạt động thương mại, cụ thể là cung ứng dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không. Theo đó, trong hợp đồng, phải có ít nhất một bên là thương nhân, bên
còn lại có thể là thương nhân hoặc tổ chức, cá nhân không mang tư cách thương

nhân. Trong đề tài này, người viết chỉ nghiên cứu hợp đồng vận chuyển hàng hóa
bằng đường hàng không giữa các chủ thể đều là thương nhân.
2.2.1 Chủ thể có liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường
hàng không
Một trong những yếu tố quan trọng để hình thành nên hợp đồng vận chuyển
hàng hóa bằng đường hàng không, đó chính là ý chí của các bên tham gia. Những
chủ thể này đóng vai trò là người tạo lập và thực hiện hợp đồng. Trong đó, người
vận chuyển và người thuê vận chuyển (còn gọi là người gửi hàng) là những chủ thể
trực tiếp tham gia vào hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng sẽ không thể thực hiện được
nếu thiếu người nhận hàng. Mặc dù, người nhận hàng không ký kết hợp đồng nhưng
họ lại là “điểm đến” của hợp đồng. Vì vậy, có thể nhận thấy rằng, các chủ thể có
liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không bao gồm cả
người vận chuyển, người thuê vân chuyển (còn gọi là người gửi hàng) và người
nhận hàng.
2.2.1.1 Người vận chuyển

Khoản 1 Điều 128, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
Mặc dù pháp luật về thương mại Việt Nam không có khái niệm cụ thể về hợp đồng thương mại. Tuy nhiên,
có thể hiểu hợp đồng thương mại là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên (trong đó có ít nhất một bên là
thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động
thương mại (bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi khác).
37
38

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

23

SVTH: Mai Thị Út



Pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong lãnh thổ Việt Nam

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 quy định: người vận
chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường hàng
không39. Mặt khác, kinh doanh vận chuyển hàng không là một ngành kinh doanh có
điều kiện và do doanh nghiệp vận chuyển hàng không (còn gọi là hãng hàng không)
thực hiện40. Vì vậy, người vận chuyển trong hợp đồng này được hiểu là doanh
nghiệp vận chuyển hàng không.
Người vận chuyển bao gồm: người vận chuyển theo hợp đồng và
người vận chuyển thực tế.
Người vận chuyển theo hợp đồng là người giao kết hợp đồng vận
chuyển hàng hóa bằng đường hàng không với người gửi hàng hoặc đại diện của
người gửi hàng41.
Trên thực tế, không phải bất cứ người vận chuyển nào cũng trực tiếp
thực hiện các công việc trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, pháp luật về
hàng không cũng đã dự liệu trường hợp người vận chuyển thực tế. Người vận
chuyển thực tế là người thực hiện toàn bộ hoặc một phần vận chuyển theo sự ủy
quyền của người vận chuyển theo hợp đồng nhưng không phải là người vận chuyển
kế tiếp như trong trường hợp có nhiều người tham gia vận chuyển hàng hóa42.
2.2.1.2 Người thuê vận chuyển
Pháp luật về hàng không Việt Nam không định nghĩa thế nào là người
thuê vận chuyển. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, người thuê vận chuyển (hay còn gọi
là người gửi hàng) là tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến một địa
điểm nhất định để giao cho tổ chức, cá nhân khác. Người thuê vận chuyển có thể là
thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Trong đề tài này, người viết chỉ đề
cập đến người thuê vận chuyển là thương nhân.
Căn cứ khoản 1 điều 6, Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân
bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại

một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Theo đó, người thuê
vận chuyển phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật để trở thành thương
nhân.
Khoản 1 Điều 128, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
Khoản 2 Điều 109, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
41
Khoản 1 Điều 151, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
42
Khoản 1 Điều 151, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006.
39
40

GVHD: TS. Cao Nhất Linh

24

SVTH: Mai Thị Út


×