Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Phân tích tâm trạng và diễn biến tính cách của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích hồi 5 của vở kịch Vũ Như Tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.93 KB, 2 trang )

Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn
Huy Tưởng ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao. Đặc
biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc
họa tính cách.
Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có những đóng góp
nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông trong sáng, giản dị, đôn hậu nhưng thâm trầm,
sâu sắc.
Vũ Như Tô là vở kịch 5 hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516-1517 dưới triều
Lê Tương Dực. Vớ kịch xoay quanh mâu thuẫn giữa nhà vua với phe nổi loạn do việc xây dựng Cửu
Trùng Đài. Dân gian đói kém nổi lên tứ tung... Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng.. Thợ xây Cửu
Trùng Đài quá nửa theo về quân phản nghịch.
Phe đối lập trong triều đình đứng đầu là Trịnh Duy Sản, sau Trịnh Duy Sản là Ngô Hạch, An Hòa Hầu.
Mâu thuẫn đến hồi 5 đã đạt tới đỉnh điểm và dã được giải quyết: Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê
Tương Dực. Mâu thuẫn giữa phe Trịnh Sản với Kim Phượng và các cung nữ vì coi đó là phương tiện
hành lạc của Lê Tương Dực cũug được dẩy lên ở đỉnh cao. Kim Phượng và cung nữ đã lái sự căm ghét đó
sang Đan Thiềm, Vũ Như Tô để mong bớt tội, mong thoát mũi kiến trừng phạt của Ngô Hạch.
Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhân cách, có lí tưởng nghệ thuật, không phải là người ham sống, sợ chết
hoặc hám lợi. Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua
thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thơ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng
một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mức quên cả thực tế: dân chúng đang đói
khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.
Vũ Như Tô tích cực xây Cửu Trùng Đài càng làm cho khối mâu thuẫn giữa tập đoàn phong kiến thối nát
Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp dịch được tăng dần lên. Đan Thiềm
khuyến khích Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài càng làm cho mâu thuẫn giữa con người công dân và con
người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô càng cao hơn. Khát vọng nghệ thuật trong con người nghệ sĩ ở Vũ Như
Tô có phần chính đáng nhưng đã đặt nhầm chỗ, nhầm thời. Trong việc xây Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô
vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô và Đan Thiềm, mâu
thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có
kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để: Vũ Như Tô bị giết mặc dù không cố tình hại dân,
bản thân Vũ Như Tô không nhận ra sai lầm của mình.
Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật, cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân


trong hồi V vẫn chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện ở phần cuối cùng của vở
kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng
vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn
thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết thúc này.
Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê
Tương Dực không thể xây dựng Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân
trong cơn nông nổi, giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Quần chúng lúc đó cũng chưa nghĩ đến
công sứ: của chính mình bỏ ra cho công trình nghệ thuật mà có thể lưu lại cho con cháu muôn đời sau.
Việc nổi dậy giết Lê Tương Dực là đúng, việc tạm hoãn xây Cửu Trùng Đài là đúng nhưng việc giết Vũ
Như Tô là quá tay và việc phá hủy Cửu Trùng Đài là không nên.
Trong hồi 5, ta còn thấy mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô. Đó
cũng chính là quan điểm của tác giả về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống nhân dân. Tác giả
nhận thức được mâu thuẫn giữa lợi ích bức thiết của dân chúng và niềm mong muốn có được một công
trình nghệ thuật vĩ đại cho dân tộc. Tác giả băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng


nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài. Trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ,
việc mong muốn có được một Cửu Trùng Đài là không đúng. Nghệ thuật không thể đứng cao hơn cuộc
sống, cao hơn cả sự sông còn của nhân dân. Khát vọng và động cơ của Vũ Nhu Tô là chính đáng, nhưng
xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chết thêm một gánh nặng cho dân chúng.
Đan Thiềm và Vũ Như Tô là những người quá say mê nghệ thuật mà quên cả thực tế.
Đoạn trích thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng ngôn ngữ kịch điêu luyện, có
tính tổng hợp cao. Đặc biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách.
Đoạn trích còn thể hiện được tài dẫn dắt và đẩy xung đột kịch lên cao của nhà văn. Đó là hai mâu thuẫn
giữa tập đoàn phong kiến thối nát Lê Tương Dực với nhân dân đang bị bần cùng hóa vì sưu thuế, tạp
dịch: mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô.
Trích: Loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học




×