Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 75 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2010 – 2014
Đề Tài

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN THEO
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Th.s. Nguyễn Phan Khôi

Nguyễn Thị Loan Nhi

Bộ môn: Luật Tư Pháp

MSSV: 5106076
Lớp: Luật TM2 K36


Cần Thơ, tháng 11 năm 2013

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành Luận văn này trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc


đến quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, không chỉ
mang lại cho em những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực học tập mà còn cả cách
sống, cách làm khi bước chân ra xã hội.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ dẫn tận tình của Thầy
Nguyễn Phan Khôi đã tạo điều kiện giúp em có thể hoàn thành tốt nhất Luận
văn tốt nghiệp này.
Vì kiến thức và thời gian có hạn, thêm vào đó do lần đầu tiên tiếp xúc nên
Luận văn này không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự đóng
góp của quý Thầy Cô, anh chị để Luận văn được tốt hơn.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô luôn dồi dào sức khỏe, gặt hái
được nhiều thành công trong công tác giảng dạy, nghiên cứu.
Xin trân trọng kính chào!
Cần Thơ, tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Loan Nhi


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................

................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
................................................................................................
Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2013


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN.............................................. 4
1.1. Khái quát chung về quyền tác giả ............................................................ 4
1.1.1. Khái niệm quyền tác giả ...................................................................... 4
1.1.2. Đặc trưng của quyền tác giả ............................................................... 5
1.1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả ................................................ 7

1.2. Một số vần đề về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian ............................................................................................................. 7
1.2.1. Khái niệm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ........................... 7
1.2.2. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian ................................................................................................................. 8
1.2.3. Đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian ................................................................................................................. 9
1.2.4. So sánh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian và quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh, tác phẩm thuộc về
công chúng và tác phẩm phái sinh ............................................................. 12
1.2.4.1. So sánh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian và quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh ................................ 12
1.2.4.2. So sánh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian và quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc về công chúng .................. 13
1.2.4.3. So sánh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian và quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh .................................... 14
1.3. Mục đích của việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian .... 15
1.4. Sơ lược về lịch sử hình thành chế định bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ........................................................ 17
1.4.1. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
theo pháp luật Quốc tế ................................................................................. 17
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

1.4.2. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
theo pháp luật Mỹ ........................................................................................ 18

1.4.3. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
theo pháp luật Việt Nam .............................................................................. 20
CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN ........ 23
2.1. Điều kiện bảo hộ và căn cứ phát sinh, xác lập quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian .............................................................. 23
2.1.1. Điều kiện bảo hộ ................................................................................ 23
2.1.2. Căn cứ phát sinh, xác lập .................................................................. 24
2.2. Đối tượng bảo hộ và điều kiện khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian ................................................................................................. 25
2.2.1. Đối tượng bảo hộ ............................................................................... 25
2.2.2. Điều kiện khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ...... 26
2.3. Chủ thể của quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian ................................................................................................................... 27
2.3.1. Tác giả ................................................................................................ 27
2.3.2. Chủ sở hữu quyền tác giả .................................................................. 28
2.3.3. Người lưu giữ ..................................................................................... 30
2.4. Nội dung quyền tác tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian ................................................................................................................... 31
2.4.1. Quyền nhân thân ............................................................................... 31
2.4.2. Quyền tài sản ..................................................................................... 32
2.5. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian ........................................................................................................... 33
2.6. Các hành vi xâm phạm trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian .............................................................. 34
2.6.1. Các hành vi xâm phạm và căn cứ xác định ..................................... 34
2.6.2. Vấn đề cho phép sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian 38
2.6.2.1. Các trường hợp cần xin phép và không cần xin phép khi sử dụng
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian .................................................... 38
2.6.2.2. Việc cấp phép sử dụng và cơ chế giám sát .................................. 40

2.6.3. Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả .................... 40
2.6.3.1. Áp dụng biện pháp dân sự............................................................ 41
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

2.6.3.2. Áp dụng biện pháp hành chính .................................................... 42
2.6.3.3. Áp dụng biện pháp hình sự .......................................................... 42
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT TRONG VIỆC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC
PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN............................................ 44
3.1. Thực tiễn về việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa trong các
loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ........................................ 44
3.1.1. Loại hình nghệ thuật ngôn từ - truyện cổ tích ................................. 44
3.1.2. Loại hình nghệ thuật biểu diễn - Đờn ca tài tử ................................ 48
3.2. Những bất cập trong quy định pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả
đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. ........................................... 50
3.3. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong quy định pháp luật về việc
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian ........ 52
3.4. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc bảo hộ quyền tác giả đối
với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian .................................................. 55
3.4.1. Một số giải pháp mang tính thực tiễn ............................................... 55
3.4.2. Một số giải pháp mang tính pháp lý ................................................. 58
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi


SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi sang cơ chế thị trường,
nhất là hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và hướng tới kinh tế tri thức,
vấn đề bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc bắt đầu nảy sinh những khó khăn,
tiêu cực, thiếu lành mạnh. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung luôn
được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội ngày càng quan tâm và
được xem là một nội dung quan trọng của chính sách đổi mới, mở cửa, phát triển
kinh tế tri thức và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong đó,
việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đang rất
cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa của nước ta để tiến tới giao lưu với bạn bè quốc tế. Theo đó có thể thấy
những mục đích trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian mang lại như: duy trì những giá trị nghệ thuật, những nét đẹp
truyền thống mà tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mang lại, duy trì sự toàn
vẹn của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian trước những ảnh hưởng tiêu cực
của việc phát triển kinh tế và văn hóa nước ngoài và ngăn chặn các hành vi xâm
phạm tới chúng. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền tác giả
đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung cũng như quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nói riêng nên ngày 19 tháng 11 năm 2005
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Sở hữu
trí tuệ và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. Đến tháng 6/2009
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật sở hữu trí tuệ
và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Đây là một bước tiến dài trong việc bảo đảm

thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, đánh dấu một mốc quan trọng trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, với việc thông qua
một đạo luật thống nhất về sở hữu trí tuệ, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
của Việt Nam đã xích lại gần hơn với thế giới.
Bên cạnh đó, như đã biết thì sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực rất phức tạp nên
mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong công tác xây dựng pháp luật, nhưng trên
thực tế, những quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh quyền sở hữu trí tuệ đối
với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn
cho việc thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian Việt Nam hiện nay. Do đó, nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng của
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

1

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian
trong việc bảo tồn va phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian , từ đó
đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ đối
với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian Việt Nam, thông qua đó bảo vệ, phát
huy và gìn giữ những tinh hoa, bản sắc dân tộc cho muôn đời sau. Đây cũng
chính là lý do mà người viết chọn đề tài “Quyền tác giả đối với tác phẩm văn
học nghệ thuật dân gian” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Người viết nghiên cứu đế tài “Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học
nghệ thật dân gian” nhằm phân tích một số vấn đề lý luận, pháp lý về quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Trên cơ sở đó, người viết cũng

xem xét việc áp dụng các quy định pháp luật về quyền tác giả nói chung vào việc
bảo bộ quyền quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian nói
riêng để chỉ ra những tồn tại, vướng mắt trong quy định của pháp luật về quyền
tác giả khi áp dụng đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Bên cạnh đó,
người viết cũng tìm hiểu một số thực trạng trong việc bảo tồn và phát huy các
loại hình của tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian. Từ đó, đề ra giải pháp hoàn
thiện pháp luật về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian để
góp phần hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam và giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học nghệ thuật dân gian một cách chi tiết trong Luật Sở hữu trí tuệ và
Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm
2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự,
Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan. Bên cạnh đó, người viết
cũng có tìm hiểu một số vấn đề vế quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự năm 2005.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các phương pháp phân tích
truyền thống như: phương pháp phân tích câu chữ, kết hợp với phân tích phát
triển và phân tích lịch sử. Ngoài ra, người viết còn sử dụng các phương pháp diễn
dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh, đối chiếu…nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

2

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi



Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

và tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu cũng như mặt hạn chế để từ đó đưa ra hướng
giải quyết cho những vấn đề đặt ra.
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì phần nội
dung của đề tài được chia thành 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian.
Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam về quyền tác giả đối với tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian.
Chương 3: Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong
các loại hình của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

3

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT DÂN GIAN
Trong Chương 1, người viết chủ yếu tập trung làm rõ thế nào là quyền tác
giả. Trên cơ sở đó đưa ra khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian. Ngoài việc tìm hiểu đặc điểm cũng như xác định ý nghĩa của việc
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, người viết

còn nêu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của chế định bảo hộ quyền tác
giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam và
pháp luật quốc tế.
1.1. Khái quát chung về quyền tác giả
Quyền tác giả là một bộ phận cấu thành quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật của
các quốc gia, các điều ước quốc tế đều đã quan tâm nhiều đến việc bảo hộ quyền
tác giả nhằm ngăn chặn tình trạng xâm phạm quyền tác giả ngày càng có xu
hướng gia tăng trong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh chịu sức ép của tiến
trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế cũng như sự phát triển không ngừng của
khoa học công nghệ thì bảo hộ quyền tác giả là phương thức hữu hiệu nhất để
bảo vệ sự sáng tạo nhằm tạo lập môi trường văn hóa của các quốc gia ngày càng
nâng cao.
1.1.1. Khái niệm quyền tác giả
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì “Quyền tác giả là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
Như vậy, có thể hiểu quyền tác giả là quyền mà nhà nước dành cho cá nhân, tổ
chức là tác giả của tác phẩm sự kiểm soát độc quyền trong một thời gian nhất
định nhằm ngăn chặn sự khai thác những tác phẩm này một cách bất hợp pháp.
Các tác giả cũng như người thừa kế của họ, nắm giữ các độc quyền để sử dụng
hoặc cấp li-xăng cho người khác sử dụng theo điều kiện thỏa thuận.
Quyền tác giả bao gồm những quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả
liên quan đến tác phẩm, các quyền này được sự bảo hộ của pháp luật. Theo quy
định tại Điều 738 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì quyền nhân thân thuộc quyền tác
giả bao gồm đặt tên cho tác phẩm, đứng tên thật hoặc đặt bút danh trên tác phẩm,
công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm, bảo vệ sự toàn vẹn của tác
phẩm. Quyền tài sản thuộc quyền tác giả bao gồm sao chép tác phẩm, cho phép
tạo tác phẩm phái sinh, phân phối nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm, truyền
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

4


SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

đạt tác phẩm đến công chúng, cho thuê bản gốc hoặc bản sao chương trình máy
tính.
Các loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ quyền
tác giả bao gồm: tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, bài giảng, bài phát
biểu, tác phẩm báo chí, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện
ảnh, tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến
trúc, bản họa sơ đồ, bản đồ, tác phẩm văn học, nghệ thuật nhân gian, chương
trình dữ liệu máy tính, sưu tập dữ liệu.
1.1.2. Đặc trưng của quyền tác giả
Quyền tác giả là một trong những quyền sở hữu trí tuệ, do vậy quyền tác giả
cũng mang những đặc trưng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí
tuệ nói chung cũng như quyền tác giả nói riêng, ngoài việc mang tính sở hữu tài
sản thông thường (tài sản hữu hình), quyền sở hữu trí tuệ còn có đối tượng sở
hữu mang tính đặc thù là tài sản vô hình, tài sản phi vật thể hình thành từ hoạt
động sáng tạo của con người. Vì vậy, có thể kể đến một số đặc trưng của quyền
tác giả:
Thứ nhất, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. 1 Quyền
tác giả gắn liền với nhân thân, danh tiếng của người sáng tạo, là sự thể hiện
quyền cơ bản của con người, quyền tự do nghiên cứu, sáng tạo. Quyền nhân thân
bao gồm quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài
sản. Quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền với giá trị
nhân thân của tác giả không thể chuyển giao, bao gồm: quyền đặt tên tác phẩm,
quyền đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn nội dung tác phẩm. Quyền này
gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển

giao, nó được bảo hộ vô thời hạn. Quyền nhân thân gắn với tài sản là các quyền
cho hay không cho người khác sử dụng tác phẩm, quyền này có thể chuyển giao
và gắn liền với các chế định về quyền tài sản trong quyền tác giả. Đối với quyền
tài sản, theo Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng và
quyền được hưởng thù lao. Thông thường chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng
quyền sử dụng và tác giả là người được hưởng quyền thù lao. Quyền sử dụng bao
gồm quyền công bố, phổ biến, trình diễn, sao chép, tái bản, chuyển thể, ghi âm,
ghi hình, cho thuê, quyền làm tác phẩm phái sinh. Mọi hành vi sử dụng tác phẩm

1

Xem: khoản 1 Điều 738 Bộ luật Dân sự năm 2005.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

5

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

mà không xin phép chủ sở hữu tác phẩm đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền
tác giả.
Thứ hai, quyền tác giả có thể trở thành đối tượng của các giao dịch mua
bán (chuyển nhượng). Theo khoản 4 Điều 2 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao
quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20 của Luật
Sở hữu trí tuệ cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của

pháp luật có liên quan. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân
quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ, trừ quyền công bố tác phẩm (Điều 45
Luật Sở hữu trí tuệ).2 Trong trường hợp tác phẩm có đồng chủ sở hữu thì việc
chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong
trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm có các phần riêng biệt có thể
tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng
quyền tác giả đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.
Thứ ba, quyền tác giả chú trọng bảo hộ hình thức thể hiện nhiều hơn là nội
dung của tác phẩm. Quyền tác giả phát sinh kể từ ngày tác phẩm được sáng tạo
và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.3 Theo quy định này
quyền tác giả chỉ phát sinh khi tác phẩm được định hình ở dạng vật chất nhất
định, điều đó có nghĩa quyền tác giả không phát sinh đối với những ý tưởng sáng
tạo, pháp luật không bảo hộ ý tưởng. Sáng tạo được bảo hộ theo quyền tác giả là
sự sáng tạo trong việc lựa chọn và sắp xếp các từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, hình
khối. Các chế định về quyền tác giả bảo hộ chủ sở hữu các quyền đối với những
tác phẩm nghệ thuật nhằm chống lại những người “sao chép”, đó là những người
lấy và sử dụng hình thức của tác phẩm nguyên gốc đã được tác giả thể hiện.
Thứ tư, quyền tác giả xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động. Quyền tác giả đối
với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình
thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố,
đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền
đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà
nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Việc đăng ký bản
quyền tác giả cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác
2
3

Xem: khoản 1, 2 Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.
Xem: khoản 1 Điều 739 Bộ luật Dân sự năm 2005.


GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

6

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền
tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có
chứng cứ ngược lại.4
1.1.3. Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả
Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả góp phần thúc đẩy sức sáng tạo và sự phát
triển của văn hóa, nghệ thuật và khoa học. Ngoài ra, quyền tác giả còn là yếu tố
quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội không chỉ bó hẹp trong
phạm vi một quốc gia mà còn cả trên trường quốc tế.
Thứ hai, thông qua việc bảo hộ quyền tác giả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc phổ biến tác phẩm tới công chúng và là cầu nối cho việc tăng cường sự hiểu
biết giữa các dân tộc, tạo tiền đề cho việc thiết lập hệ thống bảo hộ quốc tế đối
với quyền tác giả trong phạm vi toàn cầu.
Thứ ba, bảo hộ quyền tác giả góp phần ngăn chặn tình trạng xâm phạm bản
quyền tác giả đang diễn ra khắp nơi trên thế giới. Việc bảo hộ quyền tác giả dù ở
phạm vi quốc gia hay quốc tế cũng sẽ góp phần vào việc đảm bảo một cơ chế
quyền tác giả ngày càng hiệu quả hơn.5
1.2. Một số vấn đề về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian
1.2.1. Khái niệm tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Theo quy định tại Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá

nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm
văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô
phỏng hoặc bằng cách khác. Theo đó, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bao
gồm:
- Truyện, thơ, câu đố;
- Điệu hát, làn điệu âm nhạc;
- Điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi;
- Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến
trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất
nào.

4

Xem: khoản 3 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ.
Trần Anh Hùng: Bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ, />/123456789/10070, [truy cập ngày 28/08/2013].
5

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

7

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải
dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực
của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Theo định nghĩa của WIPO - Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới, thuật ngữ “các

biểu hiện nghệ thuật truyền thống” (expressions of folklore) được định nghĩa là
các sản phẩm bao gồm những yếu tố đặc trưng của di sản nghệ thuật văn hóa
truyền thống được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng hay những cá nhân,
phản ánh những mong ước nghệ thuật truyền thống của một cộng đồng. Định
nghĩa này bao gồm cả “những tác phẩm truyền miệng” (như truyện dân gian),
“các biểu hiện âm nhạc” (như dân ca), “các tác phẩm thể hiện qua diển xuất”
(như múa dân gian hay các nghi lể khác), “các tác phẩm hữu hình” (như bản vẽ,
tạc, điêu khắc, đồ gốm, đồ sành, đồ khảm, đồ gỗ, đồ kim loại, đồ trang sức, đồ
đan, đồ thiêu, đồ dệt, thảm, trang phục, nhạc cụ, các hình thức kiến trúc). 6
Do hai định nghĩa tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và các biểu hiện nghệ
thuật truyền thống về cơ bản không khác nhau nhiều chỉ khác nhau về xuất xứ
hình thành, nên ta có thể đồng nhất hai thuật ngữ này với nhau.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Di sản văn hóa quy định: “Di sản văn hóa phi vật
thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ
bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình
diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân
gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức
về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc
và những tri thức dân gian khác”. Như vậy, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian cũng là một trong các loại hình của di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài việc
bảo hộ về quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian cũng cần được bảo hộ như một phần của di sản văn hóa phi vật thể theo
Luật Di sản văn hóa.
1.2.2. Khái niệm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là một
vấn đề đặc thù đối với mỗi quốc gia. Vấn đề này ngày càng cần thiết, bởi trước
6


Xem: mục 2.263 Cẩm nang Sở hữu trí tuệ WIPO: chính sách, pháp luật và áp dụng, Cục Sở hữu trí tuệ,
năm 2005, trang 53.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

8

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

tình hình “cơn lốc toàn cầu hóa” thì tình trạng văn hóa của mỗi quốc gia sẽ bị
đồng hóa, làm mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc, lãnh thổ, quốc gia. Nếu không
nhìn nhận và áp dụng những biện pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển thì sẽ
không còn văn hóa, dân tộc tại vị trí địa lý đặc thù đó. Mà chính yếu tố văn hóa
mới có thể phân biệt được giữa con người với con người. Mọi người sẽ trở nên
khủng hoảng nếu không biết được mình là ai. Do vậy, những quy định về quyền
tác giả và những biện pháp hiệu quả từ quyền tác giả này là công cụ tốt để duy trì
và phát triển loại hình văn học, nghệ thuật dân gian.
Theo Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ, mặc dù với tên gọi là quyền tác giả đối
với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian nhưng cũng không quy định cụ thể thế
nào là quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Trên cơ sở
khái niệm về quyền tác giả được quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ,
có thể hiểu rằng quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là
quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian do
mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tuy nhiên, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
là một loại hình đặc biệt, bởi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo
của tập thể trên nên tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm
phản ánh khát vọng của cộng đồng. Vì thế, chúng ta không thể nào biết chính xác

ai là người sáng tạo ra tác phẩm văn học dân gian cũng rất khó để xác định được
ai là chủ sở hữu của loại hình này, bởi chính những cộng đồng có các đặc điểm
văn hóa được thể hiện trong tác phẩm cũng chỉ được xem là người bảo quản và
lưu giữ. Vì vậy, việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian không chỉ đơn thuần là việc bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân đối
với tác phẩm mà họ sáng tạo hoặc sở hữu như quyền tác giả đối với các loại hình
tác phẩm khác.
1.2.3. Đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian
Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian bên cạnh
những đặc trưng của quyền tác giả thì còn mang một số đặc điểm riêng như:
Thứ nhất, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ cả khi nó
không bảo đảm được tính nguyên gốc.7 Một tác phẩm văn học, nghệ thuật và
khoa học khi muốn được bảo hộ theo quyền tác giả thì phải đảm bảo tính nguyên
7

Điều kiện bảo hộ tác phẩm văn học dân gian, [truy cập ngày 19/09/2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

9

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

gốc của nó. Việc đảm bảo tính nguyên gốc nghĩa là tác phẩm được sáng tạo ra
một cách độc lập và không được áp dụng đối với bất kỳ yếu tố nào vay mượn từ
tác phẩm khác. Tuy nhiên, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian với đặc trưng

là tính dị bản, do đó tính nguyên gốc của loại hình tác phẩm này sẽ không được
bảo đảm. Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể của cả cộng
đồng được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc theo cách khác, vì vậy không
bao giờ xác định được người đầu tiên sáng tác ra nó. Hiện nay, có rất nhiều tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian giống nhau về nội dung nhưng vẫn có nhiều
chi tiết khác nhau ví dụ như địa điểm trong tác phẩm, tên nhân vật, nơi xuất xứ…
Những chi tiết khác nhau đó tạo ra những dị bản khác nhau. Khi các dị bản là sản
phẩm cải biên của một cộng đồng dựa trên tác phẩm văn học dân gian được lưu
truyền trong một cộng đồng làng xã nào đó, thì tất cả các dị bản đó đều tự động
được bảo hộ mà không cần đảm bảo tính nguyên gốc của tác phẩm. Mỗi cộng
đồng làng xã điều tôn trọng và bảo vệ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
của họ như một điểm tựa tinh thần, thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân
tộc mình. Đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian thì rất khó để xác định
đâu tác phẩm gốc, đâu là tác phẩm được “cải biên” cũng không biết đâu là tác giả
sáng tạo ra nó bởi đặc trưng tính truyền miệng; do đó chúng cần được tôn trọng
và bảo vệ như nhau.
Thứ hai, tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có tính dị bản. Ví dụ, khi
nhắc đến kết cục của truyện Tấm Cám chúng ta điều biết mẹ con Cám phải nhận
hậu xấu cho hành vi ác độc của mình, nhưng qua mỗi lời kể thì lại có mỗi hậu
quả khác nhau. Đối với việc mẹ con Cám nhận lấy cái chết do sét đánh trúng thì
được nhiều người đồng tình hơn bởi người ở ác sẽ bị trời trừng phạt, còn đối với
cái chết do việc bị Tấm đổ nước sôi đã không còn giữ được tính nhân hậu của
Tấm, nên một số người không thừa nhận kết cục này và xem nó như một tác
phẩm xuyên tạc hình ảnh của Tấm. Và trên thực tế, chúng ta không thể xác định
được đâu là tác phẩm gốc đâu là tác phẩm phẩm do sửa chữa, cắt xén, xuyên tạc
do không có một cơ quan nào đứng ra để thực hiện công tác giám định giá trị
đích thực của tác phẩm. Vì vậy, các dị bản của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian cần được bảo hộ tương tự nhau.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi


10

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

Thứ ba, phần lớn tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ
không phụ thuộc vào việc định hình.8 Định hình là sự biểu hiện bằng chữ viết,
các ký tự khác, đường nét, hình khối, bố cục, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc
sự tái hiện âm thanh, hình ảnh dưới dạng vật chất nhất định để từ đó có thể nhận
biết, sao chép hoặc truyền đạt.9 Bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
không phụ thuộc vào việc định hình tác phẩm được xem là một điểm khác biệt
nữa so với điều kiện bảo hộ chung trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với các tác
phẩm sáng tạo khác. Một trong các điều kiện để được bảo hộ quyền tác giả là tác
phẩm phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, nói cách khác
quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ nội dung hay các ý
tưởng. Tuy nhiên, hình thức lưu truyền chủ yếu của tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian là mô phổng hay truyền miệng, không có một hình thức nhất định nào
cho nó, bởi vậy mà các tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian sẽ không phụ thuộc
vào dạng định hình. Đối với các thể loại tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
thuộc hình thức ngôn ngữ (lời nói) như truyện tiếu lâm, ngụ ngôn, sử thi, thần
thoại, truyền thuyết, giai thoại, thơ, ca dao, tục ngữ hay các loại hình nghệ thuật
biểu diễn như tuồng, chèo, cải lương, điệu hát, làn điệu âm nhạc, điệu múa, vở
diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian và các loại hình
tương tự khác thì không cần phải “bắt buộc thể hiện dưới hình thức vật chất”, có
nghĩa là từ ngữ không cần phải viết ra, âm nhạc không cần phải tồn tại dưới dạng
nốt nhạc và điệu múa không cần tồn tại dưới dạng kịch bản múa. Các tác phẩm
này được bảo hộ tự động mà không cần định dạng. Khoản 1 Điều 20 Nghị định

100/2006/NĐ-CP về quyền tác giả và quyền liên quan quy định rất rõ “tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình”.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại điểm d khoản 1 Điều 23 của
Luật Sở hữu trí tuệ là các loại hình nghệ thuật tạo hình như đồ họa, hội họa, điêu
khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc.10 Như vậy, chỉ riêng đối thể loại tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian thuộc loại hình nghệ thuật tạo hình thì mới phải thể hiện
ở dưới dạng vật chất hữu hình như đá, gỗ, vải, kim loại và các chất liệu khác. Nói
8

Xem: khoản 1, Điều 20 nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
9
Xem: khoản 5, điều 4, nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.
10
Xem: điểm 3 khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

11

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

một cách khác, định hình để bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian đối
với loại hình nghệ thuật tạo mẫu như là ngoại lệ của ngoại lệ.

1.2.4. So sánh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian và quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh, tác phẩm thuộc về công
chúng và tác phẩm phái sinh
Thông thường, khi đề cập đến các khái niệm tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian, tác phẩm khuyết danh, tác phẩm thuộc về công chúng, tác phẩm phái
sinh mọi người thường có cảm giác như các thể loại tác phẩm này có một nét
tương đồng nào đó. Sở dĩ, mọi người cảm thấy nét tương đồng đó là một số tác
phẩm của thể loại này nhưng lại mang đầy đủ tính chất của thể loại khác, và
những tác phẩm đặc biệt này là sự giao nhau của tập hợp các thể loại tác phẩm
vừa nêu.
1.2.4.1. So sánh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian và quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh
Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không có tên tác giả (tên thật hoặc bút
danh) trên tác phẩm khi công bố.11
Giống nhau: Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và tác phẩm khuyết
danh, khi công bố đều không có tên của tác giả. Khi công bố một tác phẩm, tác
giả có quyền nêu tên hoặc không nêu tên của mình, lúc này tác phẩm không có
tên tác giả trở thành tác phẩm khuyết danh. Còn đối với tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian, việc nêu tên tác giả của tác phẩm là bất khả thi, bởi rất khó để biết
được chính xác ai là tác giả của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
Khác nhau: Mặc dù hai loại hình tác phẩm này khi được giới thiệu đến công
chúng đều không biết được tên của tác giả nhưng không thể vì vậy mà chúng ta
đồng nhất hai khái niệm này. Một tác phẩm thuộc một loại hình bất kì (tác phẩm
âm nhạc, sân khấu, nhiếp ảnh…) khi công bố mà không có tên tác giả điều là tác
phẩm khuyết danh. Nhưng tác phẩm khuyết danh được xem là tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian chỉ khi tác phẩm đó được sáng tác trên nền tảng truyền thống
của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể
hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn giá trị được
lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác. Khi sử dụng tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo

11

Xem: khoản 2 Điều 4 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

12

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học dân gian đó. 12 Đối với tác
phẩm khuyết danh việc dẫn chiếu xuất xứ của tác phẩm không phải là yếu tố bắt
buộc.

Hình 1 - Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và
tác phẩm khuyết danh
1.2.4.2. So sánh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian và quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc về công chúng
Theo quy định tại Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm thuộc về công
chúng là tác phẩm đã hết thời gian bảo hộ theo quy định của pháp luật. Theo quy
định tại khoản 2 Điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ có thể hiểu rằng việc một tác phẩm
được xem là tác phẩm thuộc về công chúng không phụ thuộc vào loại hình tác
phẩm. Nghĩa là, khi một tác phẩm âm nhạc, điện ảnh hay bất kỳ một loại hình tác
phẩm nào khác hết thời hạn bảo hộ điều trở thành tác phẩm thuộc về công chúng.
Giống nhau: phần lớn tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được lưu
truyền qua nhiều thế hệ, có những tác phẩm ngay cả chính những cộng đồng lưu

giữ và bảo tồn cũng không biết là chúng có từ khi nào. Nếu tính theo thời hạn
bảo hộ của quyền tác giả theo quy định của pháp luật thì chắc rằng việc tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian hết thời hạn bảo hộ là điều hiển nhiên. Đây được
xem là điểm giao nhau của tác phẩm thuộc về công chúng và tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian.
Khác nhau: Không phải tác phẩm thuộc về công chúng nào cũng là tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và ngược lại. Như đã đề cập, bất kỳ tác phẩm
nào khi hết thời hạn bảo hộ điều thuộc về công chúng. Một tác phẩm hội họa khi
hết thời hạn bảo hộ thì sẽ trở thành tác phẩm thuộc về công chúng, nhưng tác
phẩm này không thể trở thành tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Một tác
phẩm công chúng chỉ xuất hiên khi một tác phẩm bất kỳ đã hết thời hạn bảo hộ
12

Xem: khoản 2 Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

13

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

theo quy định của pháp luật. Đối với tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, về
vấn đề thời hạn vẫn chưa được quy định cụ thể. Vì vậy, một tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian không thể trở thành tác phẩm thuộc về công chúng khi dựa
vào vấn đề thời hạn để xác định.

Hình 2 - Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và

tác phẩm thuộc chúng
1.2.4.3. So sánh quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian và quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác phẩm phái sinh
là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể,
biên soạn, chú giải, tuyển chọn.
Giống nhau: Cũng như tác phẩm phái sinh, một số tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian cũng được cải biên trên nền những tác phẩm văn học, dân gian
khác. Dị bản của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là tác phẩm được cải
biên trên nền những tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian khác cũng được bảo
hộ như nhau theo quy đinh tại Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, dị bản của
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được chấp nhận bảo hộ như tác phẩm văn
học, nghệ thuật dân gian là bởi vì các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
được lưu trữ bằng trí nhớ con người và lưu truyền bằng miệng, việc “tam sao thất
bản” là điều không thể tránh khỏi. Hầu hết, các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian đều được hình thành từ rất lâu, và những cơ chế để bảo hộ loại hình tác
phẩm này thì nhận được sự quan tâm cách đây không lâu, nên việc bảo hộ luôn
gặp những khó khăn nhất định nhất là việc nhận dạng đối tượng yêu cầu được
bảo hộ.
Khác nhau: Vấn đề đặt ra ở đây là những tác phẩm phái sinh được hình
thành dựa vào tác phẩm gốc là tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có hay
không được bảo hộ như tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Theo người viết,
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

14

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam


mặc dù các tác phẩm được phóng tác, cải biên, biên soạn, chú giải, tuyển chọn
dựa vào tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian không thể bảo hộ theo cơ chế bảo
hộ của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, vì mỗi tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian luôn mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc, phản ánh
đậm nét cuộc sống của những cộng đồng dân cư. Bên cạnh đó, tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian còn là những tư liệu quý giá để thế hệ sau biết được lối sống,
cách thức sinh hoạt của thế hệ trước. Việc kế thừa các tác phẩm đã tồn tại, các
nghiên cứu đi trước trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học là một trong
các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tài sản trí tuệ. Tác phẩm phái sinh là một
trong các dạng tác phẩm thực hiện việc kế thừa vừa nêu và là đối tượng được bảo
hộ quyền tác giả. Và tác phẩm phái sinh trên nền tảng tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian cũng được bảo hộ như tác phẩm phái sinh trên nền tảng là các tác
phẩm văn học, nghệ thuật khoa học khác.

Hình 3 - Mối quan hệ giữa tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian và
tác phẩm phái sinh
1.3. Mục đích của việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Việc bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian của mỗi quốc gia trên
thế giới nhằm nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính
trị, xã hội của mỗi quốc gia. Nhưng nhìn chung, các tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian được bảo hộ nhằm một số mục đích cơ bản.
Thứ nhất, nhằm duy trì những giá trị nghệ thuật, những nét đẹp truyền thống
mà tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian mang lại. Tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian mang lại nhiều giá trị to lớn đối với con người: giá trị giáo dục,
giá trị nhận thức, giá trị nghệ thuật. Qua tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ta
có thể nhận thấy lối suy nghĩ, nét văn hóa của dân tộc sáng tạo ra nó. Sự lưu
truyền tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian trong cộng đồng thể hiện sự tôn
trọng đối với các thế hệ trước của họ. Các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi


15

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

luôn mang giá trị giáo dục sâu sắc, tinh thần lạc quan và nhiều phẩm chất tốt đẹp
như sự đoàn kết, tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước… Với văn phong dễ thuộc,
dễ ghi nhớ, sử dụng nhiều hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ làm cho tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian càng thêm độc đáo và dễ đi vào lòng người. Bên cạnh đó,
bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian còn nhằm duy trì những nét đẹp
truyền thống và tinh hoa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc trên thế giới. Nhờ
những nét văn hóa được bộc lộ qua tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian ta có
thể thấy được những phong tục, tập quán của mỗi dân tộc. Vì vậy, việc bảo hộ
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian cũng đồng nghĩa với việc bảo hộ truyền
thống văn hóa dân tộc.
Thứ hai, góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng văn
học nghệ thuật Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế. Tác phẩm văn
học, nghê thuật dân gian được sáng tạo ra, được bảo lưu và chuyển giao qua
nhiều thế hệ là cả một quá trình sàng lọc và sáng tạo không ngừng nghỉ. Các thế
hệ kế tiếp nhau có quyền bình đẳng trong việc thừa hưởng các giá trị văn hóa do
cha ông để lại, đồng thời phải có trách nhiệm chọn lựa những gì là tinh hoa nhất
để bảo lưu, chuyển giao trên cơ sở kế thừa có chọn lọc. Không những thế, mà
còn phải luôn sáng tạo những giá trị văn hóa mới, bổ sung làm cho kho tàng văn
học của quốc gia cũng như nhân loại ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Đó là
con đường phù hợp với quy luật sáng tạo và phát triển của các giá trị văn hóa.
Thứ ba, nhằm bảo đảm sự phát triển lành mạnh và ngăn chặn các hành vi
xâm phạm đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian. Bảo hộ tác phẩm văn

học, nghệ thuật dân gian sẽ giúp việc phát triển các tác phẩm này một cách toàn
vẹn, sao cho các hành động khai thác, chuyển thể các tác phẩm văn học, nghệ
thuật dân gian không làm ảnh hưởng, phương hại tới nét đẹp, bản sắc văn hóa mà
nó mang theo nhưng việc bảo hộ này cũng không được kìm hãm sự sáng tạo của
bản thân những người phát triển chúng. Ngày nay, trước sức mạnh của toàn cầu
hóa, sự phát triển kinh tế ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại của các tác phẩm
văn học, nghệ thuật dân gian do đó cần có một cơ chế để bảo vệ chúng, tránh bị
làm phương hại và mai một dưới những luồng ảnh hưởng của kinh tế thị trường.
Đồng thời thể hiện được sự quan tâm của chính quyền tới đời sống xã hội, đời
sống văn hoá của người dân, góp phần ổn định trật tự xã hội.

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

16

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

1.4. Sơ lược về lịch sử hình thành chế định bảo hộ quyền tác giả đối với tác
phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
Để tìm hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành việc bảo hộ quyền tác giả đối với
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian, người viết sẽ trình bày theo ba hướng:
lịch sử hình thành việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật
dân gian theo pháp luật quốc tế, lịch sử hình thành việc bảo hộ tác phẩm văn học,
nghệ thuật dân gian theo pháp luật Mỹ và lịch sử hình thành việc bảo hộ quyền
tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam.
1.4.1. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
theo pháp luật Quốc tế

Vào thời điểm Hội nghị Stockholm tiến hành chỉnh lý Công ước Berne,
tháng 6 năm 1967, có một sự chuyển biến quan trọng đầu tiên từ phía các nước
đang phát triển trong nhận thức về hoàn cảnh đặc biệt của mình. Kể từ năm 1967
một số lượng lớn các quốc gia đang phát triển đã áp dụng Luật Bản quyền để bảo
vệ tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (điển hình là Châu Phi, nơi có hơn 30
quốc gia sử dụng Luật Bản quyền và tỏ ra có hiệu quả). Những nước đang phát
triển thực hiện các nỗ lực đầu tiên để điều chỉnh việc sử dụng các sáng tạo văn
hóa dân gian đã cố gắng để cung cấp sự bảo vệ trong khuôn khổ của pháp luật
bản quyền của họ (Bolivia, năm 1968 và năm 1992; Chile, năm 1970; Colombia,
năm 1982; Congo, năm 1982; Madagascar, 1982; Rwanda, 1983; Benin, 1984;
Burkina Faso, 1984).13
Trong quá trình chuẩn bị cho Hội nghị Stockholm, người ta đã đề xuất rằng
các vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển có thể được đưa vào một nghị
định thư riêng. Việc thiết lập một chế độ bảo hộ đối với tác phẩm dân gian là
vấn đề được cân nhắc nhiều. Mặc dù Nghị định thư được thông qua một cách
miễn cưỡng trong phiên họp cuối cùng của Hội nghị Stockholm, nhưng nó cũng
đã không có hiệu lực bởi không đảm bảo số lượng phê chuẩn. Nghị định thư này
trở thành một Phụ lục của Công ước Paris, được thông qua bởi Hội nghị sửa đổi
Công ước Paris năm 1971. Điều 9 Thỏa ước TRIPS buộc các quốc gia thành viên
WTO phải tuân thủ từ “Điều 1 đến Điều 21 Công ước Berne (1971) và Phụ lục
đính kèm”. Tháng 4 năm 1973, Chính phủ Bolivia đã gửi một Bản ghi nhớ tới
Tổng Giám đốc UNESCO yêu cầu tổ chức này xem xét soạn thảo một văn bản
13

Bảo hộ tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật quốc tế, [truy cập ngày
12/09/2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

17


SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

pháp lý quốc tế về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian dưới hình
thức một Nghị định thư kèm theo Công ước về quyền tác giả do UNESCO điều
hành. Năm 1975, Ban thư ký UNESCO đã tiến hành khảo sát các ý kiến mong
muốn có được sự bảo hộ đối với các hình thức văn hóa của người bản địa trên
bình diện quốc tế. Năm 1977, Tổng giám đốc UNESCO đã triệu tập một hội
đồng các chuyên gia về bảo hộ pháp lý đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân
gian. Trong báo cáo năm 1977, Hội đồng đã kết luận rằng vấn đề này đòi hỏi
phải có sự khảo sát về xã hội học, tâm lý học, dân tộc học và lịch sử - chính trị
trên “cơ sở đa ngành trong khuôn khổ cách tiếp cận tổng thể và có tính lồng
ghép”. Theo nghị quyết được thông qua bởi Hội nghị toàn thể UNESCO tại
Belgrade, vào tháng 9 - tháng 10 năm 1980 và quyết định ban hành bởi Cơ quan
lãnh đạo Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) tháng 11 năm 1981, một Hội
đồng chuyên gia chính phủ về các khía cạnh sở hữu trí tuệ của việc bảo hộ tác
phẩm dân gian đã được triệu tập. Sau một loạt các cuộc họp, Hội đồng này đã
xây dựng nên Quy định mẫu của WIPO/UNESCO cho luật quốc gia về bảo hộ
tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian chống lại việc khai thác bất hợp pháp và
các hành vi gây tổn hại khác, được thông qua bởi hai tổ chức này vào năm
1985. Hội nghị toàn thể UNESCO trong phiên họp thứ 25 năm 1989 đã thông
qua một Bản khuyến nghị về bảo hộ văn hóa truyền thống và tác phẩm dân gian,
đã đề xuất các biện pháp cần triển khai ở cấp quốc gia nhằm xác định, gìn giữ,
bảo hộ và truyền bá các tác phẩm văn hóa của người bản địa.14
1.4.2. Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
theo pháp luật Mỹ
Ở Mỹ, các hình thức thể hiện văn hóa dân gian được bảo hộ bằng rất nhiều

cách, từ các Luật sở hữu trí tuệ theo tiêu chuẩn Mỹ đến các luật và các chương
trình thiết kết riêng biệt để bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa của người dân bản
xứ. Một cơ chế bảo hộ là Đạo luật về nghề thủ công và nghệ thuật của người da
đỏ (người Anh-điêng). Đây là một luật liên bang có hiệu lực vào năm 1935 và
sửa đổi vào năm 1990. Luật Quảng cáo sự thật cũng cấm việc quảng cáo gây
nhầm lẫn cho người sử dụng rằng các sản phẩm được trình bày là do người da đỏ
làm. Nó bao gồm các nghề thủ công và nghệ thuật truyền thống đương đại và

14

Bảo hộ tác phẩm văn học dân gian theo pháp luật quốc tế, [truy cập ngày
12/09/2013].

GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

18

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


Đề tài: Quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian theo pháp luật Việt Nam

theo phong cách của nguời Ấn Độ như là mây tre đan, mỹ nghệ, các mặt nạ, mền
và chăn. Bất cứ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào vi phạm Đạo luật này sẽ bị phạt
dân sự hoặc phạt hình sự hoặc cả hai.15
Cơ sở dữ liệu về Biển hiệu chính thức của người Mỹ bản địa được lập ra
năm 2001 ở USPTO (Cơ quan Cấp Nhãn hiệu và Bằng phát minh, Sáng chế Hoa
Kỳ) xoa dịu nỗi lo của người Mỹ bản địa về việc bảo tồn văn hóa dân gian. Biển
hiệu chính thức không phải là những thiết kế được đặt tên; chúng là những biển
hiệu được thừa nhận bởi các nhóm người Mỹ ở các bang khác nhau và được xác

định như là biểu tượng chính thức cho cộng đồng bản xứ của họ. Sự có mặt của
biển hiệu chính thức trong cơ sở dữ liệu đảm bảo rằng một người giám định sẽ có
thể tìm ra bất cứ biển hiệu chính thức nào để có thể cản trở việc đăng ký nhãn
hiệu khi nhãn hiệu đó không liên hệ với nhóm người trên. Ngoài ra, tất cả đơn
xin cấp nhãn hiệu có tên và chân dung có thể nhận ra được của người Mỹ bản
địa, các biểu tượng được ghi nhận là có xuất xứ từ người bản địa và bất kỳ đơn
nào khác mà USPTO tin vào, đều có thể kết luận rằng biển hiệu có ràng buộc với
những người da đỏ được kiểm tra bởi nhân viên giám định tại USPTO, một
người có chuyên môn sâu và thông thạo trong lĩnh vực này.16
Chính quyền Hoa Kỳ cũng đã áp dụng một số biện pháp khác để bảo vệ và
bảo tồn các hình thức thể hiện văn hóa dân gian trong cộng đồng dân cư của họ.
Trung tâm Đời sống dân gian Mỹ trong Thư viện của Quốc hội đã được Quốc hội
Hoa Kỳ lập nên vào năm 1976 “để bảo tồn và trưng bày đời sống văn hóa của
người dân Mỹ” thông qua các chương trình nghiên cứu, tư liệu, văn thư lưu trữ,
các buổi biểu diễn trực tiếp, trưng bày ở triển lãm, các chương trình biểu diễn
công khai và các chương trình đào tạo. Trung tâm này còn phối hợp với Phòng
lưu trữ văn hóa dân gian của thư viện, được lập ra vào năm 1928 như là một kho
chứa nhạc dân tộc Mỹ. Trung tâm này nắm giữ hơn một triệu bức ảnh, bản thảo,
băng đĩa và các hình ảnh động. Chính phủ Hoa Kỳ cũng duy trì trung tâm
Smithsonia cho di sản văn hóa và đời sống dân gian để thúc đẩy sự hiểu biết
nguồn gốc văn hóa ở Mỹ và ở nước ngoài. Bộ sưu tập bao gồm hàng ngàn đĩa,
băng nói, đĩa nén, và cả những hình ảnh, băng ghi hình và phim hình ảnh động.
15

Jeanne Holden, Cách tiếp cận của Hoa kỳ: nguồn gen, tri thức truyền thống văn hóa dân gian,
/>-tri-thuc-truyen-thong-va-van-hoa-dan-gian-3163.html, [truy cập ngày 25/08/2013].
16
Jeanne Holden, Cách tiếp cận của Hoa kỳ: nguồn gen, tri thức truyền thống văn hóa dân gian, http://m
xreading.com/sach-hay/chuyen-de-ve-quyen-so-huu-tri-tue/cach-tiep-can-cua-hoa-ky-nguon-gen-tri-thuctruyen-thong-va-van-hoa-dan-gian-3163.html, [truy cập ngày 25/08/2013].


GVHD: Ths. Nguyễn Phan Khôi

19

SVTH: Nguyễn Thị Loan Nhi


×