Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

đặc điểm nội dung qua tập truyện ngắn vang bóng một thời của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.18 KB, 85 trang )

ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TR
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI & NV

Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ

NG TH
ĐẶ
ĐẶNG
THỊỊ CẨM TUY
TUYÊÊN
MSSV: 6106443

C ĐIỂM NỘI DUNG QUA TẬP TRUY
ẮN VANG
ĐẶ
ĐẶC
TRUYỆỆN NG
NGẮ
ỜI CỦA NGUY
ÂN
BÓNG MỘT TH
THỜ


NGUYỄỄN TU
TUÂ

ận văn tốt nghi
Lu
Luậ
nghiệệp
ành Ng
ữ Văn
Ng
Ngà
Ngữ
ng dẫn: Th.S.GV. TR
ẦN VĂN TH
Cán bộ hướ
ướng
TRẦ
THỊỊNH

ơ, năm 2013
Cần Th
Thơ


ĐỀ CƯƠ
NG TỔNG QU
ÁT
ƯƠNG
QUÁ
ẦN MỞ ĐẦ

U
PH
PHẦ
ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

2.

Lịch sử vấn đề

3.

Mục đích, yêu cầu

4.

Phạm vi nghiên cứu

5.

Phương pháp nghiên cứu

ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ươ
ng 1. NGUY
ỄN TU

ÂN VỚI TH
Ể LO
ẠI TRUY
ỆN
Ch
Chươ
ương
NGUYỄ
TUÂ
THỂ
LOẠ
TRUYỆ
ẮN - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
NG
NGẮ
1.1. Tình hình xã hội và văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945
1.1.1. Đặc điểm tình hình xã hội Việt Nam 1930 – 1945
1.1.1.1. Những đặc điểm mới của mâu thuẫn xã hội
1.1.1.2. Sự phân hóa và thái độ của các giai cấp
1.1.1.3. Tình hình văn hóa
1.1.2. Những nét lớn của tình hình văn học
1.2. Những nét chính về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân
1.2.1. Tiểu sử
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
1.3. Giới thuyết về thể loại truyện ngắn
2


1.4. Giới thiệu tác phẩm


ươ
ng 2. BỨC TRANH XÃ HỘI VI
ỆT NAM GIAI ĐOẠN
Ch
Chươ
ương
VIỆ
GIAO TH
ỜI
THỜ
2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam buổi giao thời
2.2. Phản ánh chân thực cuộc sống sinh hoạt
2.3. Sự du nhập văn hóa phương Tây và suy tàn của Hán học
2.4. Những tính cách con người thời đại trong Vang bóng một thời
2.4.1. Những con người yêu, giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống
2.4.2. Những con người trăn trở trước thực tại xã hội
2.4.3. Những con người yêu và sống hòa hợp với thiên nhiên
2.5. Nhận định giá trị tác phẩm qua biểu hiện bức tranh xã hội Việt Nam
giai đoạn giao thời

ươ
ng 3. BỨC TRANH VĂN HÓA TRUY
ỀN TH
ỐNG
Ch
Chươ
ương
TRUYỀ
THỐ
ỔI GIAO TH

ỜI
TRONG BU
BUỔ
THỜ
3.1. Một số biểu hiện tiêu biểu của bức tranh văn hóa trong Vang bóng một

thời
3.1.1. Uống trà Tàu
3.1.2. Đánh thơ – Thả thơ
3.1.3. Uống rượu – ngâm thơ – chơi hoa lan
3


3.1.4. Chơi cờ Tướng
3.1.5. Chơi đèn kéo quân
3.2. Những đặc điểm của bức tranh văn hóa trong Vang bóng một thời
3.2.1. Sự nhìn nhận sâu sắc về cái đẹp
3.2.2. Sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa
3.2.3. Sự cảm thông cho số phận của giới nhà Nho và thời đại tác phẩm
3.3. Cái đẹp sẽ cứu thế giới hay sự thoát ly tiêu cực
3.4. Nhận định giá trị tác phẩm qua biểu hiện bức tranh văn hóa truyền
thông buổi giao thời

ẦN KẾT LU
ẬN
PH
PHẦ
LUẬ

4



PH
ẦN MỞ ĐẦ
U
PHẦ
ĐẦU
1.

ọn đề tài
Lý do ch
chọ

Văn học là nguồn tài sản tinh thần vô cùng quý giá đối với con người, văn học có
vai trò hết sức quan trọng, văn chương sinh ra cũng là để phục vụ cho con người và
không dân tộc, quốc gia nào tồn tại và phát triển mà không cần đến văn chương. Phát
triển xã hội luôn đi đôi với phát triển văn hóa vì văn hóa là linh hồn của mỗi dân tộc.
Văn học như một cây bút thần kỳ vẽ lên những bức tranh sinh động và vô cùng hấp
dẫn về một con người, xã hội và toàn bộ những gì đang hiện hữu. Sống với văn
chương và bằng văn chương Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp
của mình. Với ông nghề văn luôn đối lập với sự vụ lợi, nó thực sự là một nghề nghiêm
túc. Mỗi trang viết của ông đều rất tài hoa và uyên bác, mỗi nhân vật của ông dù thuộc
loại người nào cũng đều là một nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.

“Ông như cây đại thụ tỏa bóng râm mát, ngát hương cả một vùng trong khu
vườn văn chương Việt Nam hiện đại. Sừng sững trước mắt độc giả nhiều thế hệ vóc
dáng kêu kỳ của ông với các ngón chơi tài hoa hơn người và đôi cánh chập chờn trên
đỉnh cao nghệ thuật. Sáng tác Nguyễn Tuân tồn tại vừa như những giá trị thẩm mỹ độc
lập vừa là những gợi ý, kích thích tìm tòi, sáng tạo nên giá trị mới” [10; tr. 2]
Đời cầm bút hơn nửa thế kỷ của Nguyễn Tuân, ông đã để lại cho kho tàng văn

học Việt Nam một nguồn tài liệu vô cùng phong phú và đa dạng với nhiều thể loại
khác nhau. Đặc biệt chúng ta phải kể đến đó là thể tùy bút và truyện ngắn. Trong suốt
cuộc đời cầm bút của mình Nguyễn Tuân đã “thử bút” qua nhiều loại: có lúc ông làm
thơ, sau đó lại chuyển sang viết truyện ngắn trào phúng Mộ bửa bắt rượu lậu và đặc
biệt thành công với những truyện ngắn Chữ người tử tù, Chém treo ngành, Chén trà

sương nằm trong tập Vang bóng một thời. Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Đọc Vang bóng
một thời của Nguyễn Tuân có cảm tưởng gần giống như những cảm tưởng khi ngắm
một bức họa cổ”. Một bức họa cổ mang đậm nét văn hóa của dân tộc, nơi lưu giữ các
giá trị đích thực vốn có. Là một nhà văn luôn đi tìm cái đẹp, cái thật trong cuộc đời,
5


nên nhiều khi Nguyễn Tuân dường như quên đi phần nào hiện thực mang ý nghĩa xã
hội đó, mà chỉ quan tâm đến cái đẹp thuần túy, mang tính hình thức. Chúng ta phải
nhắc đến cái nghệ thuật “chém treo ngành” trong Chém treo ngành, cái nghệ thuật
“ném bút chì” trong Một đám bất đắc chí, hay cái đẹp của những dòng chữ của một
người tử tù trong Chữ người tử tù. Tất nhiên ẩn trong những cái đẹp có vẻ lạnh lùng và
tàn bạo đó, người đọc vẫn nhận thấy một chút hơi hướng của hiện thực và ý nghĩa tích
cực của việc phản ánh những hình tượng đó. Với nghệ thuật tả cảnh, mô tả và phân
tích tâm lý nhân vật tinh tế, tài hoa làm cho Vang bóng một thời sống mãi với thời gian.
Với đề tài “Đặc điểm nội dung trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của

Nguyễn Tuân”, luận văn của chúng tôi sẽ tập chung khảo sát, hệ thống và phân tích
những biểu hiện của nội dung trong cách nghĩ và cách viết của nhà văn, từ đó tìm thêm
hướng lý giải bước đầu về những vấn đề đang nghiên cứu và rút ra kết luận phù hợp
cho đề tài. Với sự dẫn đường và soi sáng của lý luận, bằng say mê và yêu thích của
mình chúng tôi hy vọng trong khuôn khổ và khả năng sẽ hoàn thành tốt vấn đề đặt ra.
Công trình này trước hết đó là giúp chúng tôi nâng cao một bước học tập nghiên cứu
và giảng dạy về tác gia Nguyễn Tuân, bên cạnh đó chúng tôi sẽ rút ra được nhiều kinh

nghiệm, tiếp thu thêm những tinh hoa của văn học trong các công trình nghên cứu, làm
hành trang cho học tập, giảng dạy sau này.

2.

Lịch sử vấn đề

Từ cuộc đời cầm bút hơn bốn mươi năm của Nguyễn Tuân, có thể rút ra nhiều
bài học bổ ích cho ai muốn bước vào nghề văn. Những bài học về tư tưởng, cũng như
những bài học về nghệ thuật, những bài học thành công và những bài học thất bại.
Trong điếu văn đọc tại lễ tang của Nguyễn Tuân, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khẳng
định: “Tôi nghĩ rằng thời gian đi qua, những cái nổi lên một lúc, làm sao động suy

nghĩ của một thời nhất định, sẽ lùi dần đi, mờ dần đi, và chũng ta sẽ dần dần nhìn thấy
những đường mạch sâu thầm kín trong tác phẩm nghĩa là trong tâm hồn nhà văn”
[7; tr. 606]. Tác phẩm văn học bao giờ cũng phải chịu sự tác động và ảnh hưởng to lớn
của thời gian, vì trải qua thời gian giúp cho tác phẩm của nhà văn khẳng định vị trí của
6


mình trên thi đàn văn học, từ thực tiễn nhiều nhà nghiên cứu và đánh giá thì chúng tôi
nhận định rằng Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân đến nay vẫn giữ được vị trí cao
trong văn học Việt Nam nói chung cũng như trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn
Tuân nói riêng.
Một con người tài hoa và uyên bác như Nguyễn Tuân người ta không thể phủ
nhận, ông có tài viết văn hay mà còn có tài trong việc sáng tạo ngôn từ: “Nguyễn Tuân

là bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam, người đã mở ra những khả năng mới
cho tiếng Việt. Nguyễn Tuân là người đã mở ra thế giới nghệ thuật riêng, phong phú”
[7; tr. 242]. Nguyễn Tuân một tác gia yêu tha thiết tiếng Việt, ông là một trong những

nhà văn có phong cách riêng biệt, về việc sáng tạo ngôn từ độc đáo không theo khuôn
khỗ nhưng vẫn giữ được giá trị ngôn từ, chũng ta phải ghi nhận công lao to lớn của
Nguyễn Tuân trong việc làm cho kho tàng ngôn từ Việt Nam thêm phong phú.
Hay khi chúng ta nói đến quan niệm nghệ thuật Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh
nhận định: “Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn học phức tạp, nhất là trước Cách

mạng tháng Tám. Muốn hiểu được tác phẩm của nhà văn, trước hết phải hiểu được
quan điểm nghệ thuật của ông” [7; tr. 106]. Đúng với nhận định của Nguyễn Đăng
Mạnh, chúng tôi nhận thấy từ khi bắt đầu tìm hiểu nghiên cứu về tác phẩm của ông,
chúng tôi phải bỏ ra rất nhiều thời gian mới có thể hiểu và rút ra được vấn đề cần khai
thác.
Từ thực tế, chúng tôi đã khảo sát qua nhiều tài liệu nghiên cứu về Nguyễn Tuân
nhận thấy rằng ông được rất nhiều sự tán thưởng của các nhà văn cùng thời cũng như
sau này. Chúng tôi điểm qua một số công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân như: Chất

văn hóa trong các sáng tác của Nguyễn Tuân của Trần Văn Minh ở luận án này tá giả
luận án đã đưa ra quan niệm cũng như sự đánh giá của mình về đề tài văn hóa, qua quá
trình thống kê và phân tích các tác phẩm có liên quan về đề tài văn hóa của Nguyễn
Tuân; Thứ hai, về quan niệm cái đẹp của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời
chúng tôi tham khảo về bài viết của Huệ Triệu với đề tài Tìm hiểu quan niệm cái đẹp

của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời ở đây tác giả bài viết đã khái quát lên cách
7


nhìn của mình thông qua tác phẩm cũng như tư tưởng của nhà văn, cái đẹp thuần túy
đôi lúc không có nội dung xã hội; Thứ ba, về bài nghiên cứu của Hoài Anh về Nguyễn
Tuân với nhan đề Nhà nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp thăng hoa qua tìm hiểu bài viết
chúng tôi có thể khẳng định Nguyễn Tuân say mê, huyết tâm với tác phẩm của mình
trong trang viết của ông bao giờ cái đẹp cũng được xem là yếu tố hàng đầu, khi đọc và

cảm nhận tác phẩm sẽ càng thấy rõ hơn về phong cách của Nguyễn Tuân, những cảnh
vật hay chi tiết bình thường nhưng qua sự sáng tạo của ông nó lại tở nên hấp dẫn và
vươn lên đỉnh cao cái đẹp. Một nhà văn khát khao tìm kiếm những cảm giác say mê
mới lạ. Bởi thế, trong trang văn của ông không có sự bằng phẳng, nhợt nhạt và tĩnh
lặng. Ông là một trong số ít nhà văn tìm những con người bình thường nhất và trong
trang viết của ông họ là những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác
mãnh liệt, của những phong cách tuyệt mỹ, của núi rừng thiên nhiên hay thác rềnh dữ
dội.
Qua những công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân mà chúng tôi tìm hiểu, nhận
thấy rằng qua thời gian những công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân vẫn theo
khuynh hướng ca ngợi và tán vương cho tài năng của nhà văn, không bị lùi và mất dần
giá trị theo thời gian, đến nay và về sau chúng tôi mong rằng sẽ có nhiều công trình
tìm hiểu và nghiên cứu về Nguyễn Tuân trên nhiều phương diện, góc độ khác nhau
cũng như từ bối cảnh thời đại hiện nay để có thể thấy được những quan niệm khác
hơn, bền vững hơn, ở một tầm cao tư tưởng của giá trị văn hóa trên trang viết.

3.

ch, yêu cầu
Mục đí
đích,

Từ đề tài đặt ra như trên chúng tôi đi vào nghiên cứu Đặc điểm nội dung nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi thấy được nhiều ý nghĩa thiết thực, trước hết là hiểu biết
nhiều hơn những nét văn hóa truyền thống, những vẻ đẹp xưa đã bị mai một, thực tiễn
xã hội đường thời, giá trị văn hóa mang đậm tính dân tộc và thấy được sự tài tình khéo
léo của Nguyễn Tuân trong việc xây dựng hình tượng nhân vật và nghệ thuật sử dụng
từ. Từ đó làm nổi bật lên đặc điểm nội dung của tác phẩm và bên cạnh chúng ta sẽ thấy
được phong cách của tác giả.
8



Với tài năng và sự sáng tạo, bên cạnh tiếp thu và kế thừa những tinh hoa của của
các thế hệ trước trong nước và thế giới. Nguyễn Tuân khám phá những nét mới phát
huy theo con đường của riêng mình. Sau khi một số truyện ngắn và tùy bút của ông ra
đời: Một bữa bắt rượu lậu, Chữ người tử tù, Bữa rượu máu, Chén trà sương, Tao đàn,

Trung Bắc chủ nhật… thì đông đảo độc giả và giới phê bình biết đến sự tài hoa của
nhà văn này, đặc biệt Vang bóng một thời đã đưa Nguyễn Tuân lên đến đỉnh cao của
sáng tạo nghệ thuật, nó đã khẳng định được giá trị tư tưởng, tầm nhìn sâu rộng của tác
giả và những nét đặc sắc về nghệ thuật của một tác phẩm lớn có sức sống lâu bền.
Trong yêu cầu đặt ra cho đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu nghiên cứu về
phương diện nội dung. Từ đó, bài nghiên cứu sẽ đi tới khái quát những đặc trưng cơ
bản của nội dung trong Vang bóng một thời để thấy được tầm tư tưởng cao của
Nguyễn Tuân trong quá trình phản ánh hiện thực. Trước hết phải nắm bắt được cốt
truyện của những truyện ngắn trong Vang bóng một thời. Thứ hai, nêu lên được những
đặt điểm nội dung nổi bật trong tập truyện mà chúng tôi đang nghiên cứu. Thứ ba,
phân tích được những đặt điểm nổi bật trong tác phẩm như:
Hiện thực về bức tranh xã hội Việt Nam trong giai đoạn giao thời, bức tranh
thiên nhiên và những giá trị văn hóa, giá trị nhân đạo, giá trị cuộc sống được phản ánh
qua tác phẩm. Tìm hiểu lối sống, tâm tư, tình cảm của những nhà Nho rơi vào bế tắc
trước thực tại xã hội
Bên cạnh đó, nghiên cứu đề tài Đặc điểm nội dung trong tập truyện Vang bóng

một thời góp phần làm cho chúng tôi hiểu biết thêm về văn chương của Nguyễn Tuân
cùng sự sáng tạo trong trang viết, góp phần làm rõ những nét mới trong tác phẩm.

4.

ạm vi nghi

Ph
Phạ
nghiêên cứu

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn lớn và nổi tiếng trên thi đàn văn học
Việt Nam với nhiều mảng sáng tác từ truyện ngắn đến tùy bút và kịch nhưng vấn đề
đặt ra cho người viết nghiên cứu là: “Đặc điểm nội dung trong tập truyện Vang bóng

một thời của Nguyễn Tuân”, nên về mặt tư liệu chúng tôi sẽ tập trung tìm kiếm những

9


tư liệu có liên quan đến tác gia Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm,

Tuyển tập Nguyễn Tuân là chủ yếu.
Về phạm vi đề tài chúng tôi sẽ tìm hiểu và nghiên cứu trọng tâm là Đặc điểm nội

dung.
Về đối tượng chúng tôi sẽ tập trung vào tuyển tập truyện ngắn Vang bóng một

thời của Nguyễn Tuân.

5.

ươ
ng ph
áp nghi
Ph
Phươ

ương
phá
nghiêên cứu

Trong quá trình khai thác và tìm hiểu đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng
Phương pháp phân tích trong việc triển khai nội dung và những vấn đề có liên quan.
Phương pháp này được sử dụng trong hầu hết các chương, để trình bày cặn kẽ một số
vấn đề khá phức tạp như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, vẻ đẹp và tài hoa
trong cách viết của Nguyễn Tuân. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp
lịch sử xã hội mà đề tài tác phẩm đặt trong bối cảnh lúc nó ra đời và trong bối cảnh
hiện nay để thấy được giá trị của tác phẩm. Cuối cùng, người viết dùng phương pháp
tổng hợp để đúc kết lại và đưa ra kết luận chung. Trên thực tế nghiên cứu, các phương
pháp không thể áp dụng riêng lẻ mà luôn có sự phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau, sao cho
đạt mục đích cuối cùng là giải quyết được những yêu cầu của đề tài đặt ra.

10


PH
ẦN NỘI DUNG
PHẦ
ươ
ng 1. NGUY
ỄN TU
ÂN VỚI TH
Ể LO
ẠI TRUY
ỆN
Ch
Chươ

ương
NGUYỄ
TUÂ
THỂ
LOẠ
TRUYỆ
ẮN – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
NG
NGẮ
1.1. Tình hình xã hội và văn học Vi
Việệt Nam giai đoạn 1930 – 1945
1.1.1. Đặ
Đặcc điểm của tình hình xã hội Vi
Việệt Nam 1930 – 1945
ững đặ
1.1.1.1. Nh
Nhữ
đặcc điểm mới của mâu thu
thuẫẫn xã hội
Lịch sử xã hội Việt Nam hơn 4000 năm hình thành cho đến nay đã chịu sự ảnh
hưởng to lớn của chiến tranh và tác động mạnh mẽ về sự áp đặt của các chế độ đến xã
hội. Đặc biệt từ năm 1930, xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn lớn và cơ bản đó là mâu
thuẫn giữa dân tộc ta và chủ nghĩa đế quốc xâm lược; thứ hai, mâu thuẫn giữa quần
chúng nhân dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Càng về sau những mâu thuẫn ấy trở
nên hết sức gay gắt, quyết liệt, phổ biến trên toàn diện các mặt và ngày càng sâu sắc
hơn. Tính chất quyết liệt đó của mâu thuẫn xã hội đã đưa nhân dân rơi vào hoàn cảnh
khốn cùng, khó khăn về mọi mặt của đời sống, chúng tăng cường bóc lột, đàn áp nhân
dân ta và đàn áp cách mạng. Chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc khủng hoảng kinh tế
lớn năm 1929 – 1933 và 1935 – 1937 làm cho nhân dân càng rơi vào cảnh tan tác hơn
nửa. Tiếp đến hậu quả của hai cuộc chiến tranh với qui mô lớn ảnh hưởng đến các

quốc gia trên tòn cầu đó là: chiến tranh thế giới nhứ nhất và chiến tranh thế giới thứ
hai bùng nổ với qui mô lớn hơn. Để bù đắp cho thiệt hại chiến tranh của mình thực dân
Pháp đã đưa ra chính sách đàn áp, bóc lột, tăng sưu thuế, bắt phu, bắt lính, lạm phát
giấy bạc, thóc gạo bị vơ vét mang đi…
Từ sự tác động của chiến tranh cũng như những mâu thuẫn của giai cấp thì ở
nông thôn, dân cày chịu nhiều áp bức và đủ thứ thiên tai: lụt lội, hạn hán, tô cao, thuế
nặng, địa chủ cướp ruộng đất, quan lại cường hào hoành hành. Ở thành thị, công nhân,
viên chức bị sa thải, dân nghèo bị phá sản, họp cùng với những người nông dân không
11


sống nổi với quê hương kéo ra thành thị, thành một đội quân thất nghiệp, sống cầu bơ,
cầu bất ở đầu đường xó chợ, và dễ dàng xa vào cuộc sống lưu manh trụy lạc để kiếm
ăn. Những người có công ăn việc làm thì phải điêu đứng với đồng lương hạ, giá sinh
hoạt cao, giờ làm tăng, lại bị đe dọa bởi đủ thứ hình thức cúp phạt, vô lý.
Từ năm 1930 trở đi, từ thất bại của Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh sự khủng bố
đàn áp cách mạng của bọn thống trị càng tăng cường gấp bội. Sau khởi nghĩa Nam Kỳ,
hơn 4000 người bị chúng giết chết và bắt giam gần một vạn người. Những nhà giam
mộc lên càng nhiều và dày đặc để giam cầm hành hạ người cộng sản và quần chúng
cách mạng. Tội ác của bọn đế quốc và tay sai trong những ngày cuối cùng của chế độ
thuộc địa ngày càng phát triển đến tột bực. Năm 1945, do chính sách bóc lột kinh tế
với những âm mưu chính trị, quân sự, hai bên đế quốc Pháp, Nhật đã gây ra nạn đói vô
cùng nghiêm trọng và khủng khiếp, giết hại hơn hai triệu người. Sự ra đời của Đảng
cùng sự lãnh đạo cách mạng sáng suốt của Nguyễn Ái Quốc, do đường lối chiến lược,
sách lược vững vàng, nhân dân ta đã đoàn kết phát huy được mạnh mẽ tính tích cực,
tính sáng tạo của quần chúng nhất là công nông, do những điều kiện thuận lợi trong
nước và trên thế giới đối với cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân tộc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng năm 1940, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy, tiếp đến khởi
nghĩa Nam Kỳ bùng nổ. Cùng sự ra đời của Mặt trận Việt Minh vào tháng 5 – 1941,
một cao trào giải phóng dân tộc bùng lên, cả nước chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa. Cách

Mạng Tháng Tám thành công, chấm dứt chế độ thuộc địa Pháp - Nhật, thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa. Như vậy lịch sử nước ta từ 1930 – 1945 không phải chỉ
diễn ra những cảnh đen tối thê thảm của chế độ thuộc địa trong cơn khủng hoảng của
nó. Mười lăm năm truyền đơn, cờ đỏ tung đi khắp nơi những lời hiệu triệu nóng bỏng
tinh thần quyết chiến của Đảng. Mâu thuẫn cơ bản của nước ta cơ bản được giải quyết.

ân hóa và th
ái độ của các giai cấp
1.1.1.2. Sự ph
phâ
thá
Xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc, do tính chất thực dân nửa phong kiến, nên có
đủ các giai cấp như: Giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản, Giai cấp nông
12


dân, Giai cấp công dân, Giai cấp tư sản dân tộc, Giai cấp tiểu tư sản là chủ yếu. Thứ
nhất, Giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản trước sau vẫn là những giai cấp
phản động; Thứ hai, Giai cấp nông dân từ năm 1930 trở đi càng bị áp bức bóc lột nặng
nề hơn, đời sống triền miên trong cảnh bần cùng, đói khát, họ đứng lên phản kháng lại
chế độ và bằng thái độ cằm thù giặt sâu sắc họ đã quyết tâm cống hiến sức mình cho
dân tộc; Thứ ba, Giai cấp công nhân được sự tính nhiệm của Đảng đã đặ lên vai nhiệm
vụ lãnh đạo cách mạng và giải quyết mâu thuẫn của xã hội đưa đât nước thoát khỏi ách
thống trị, áp bức của bọn thực dân phong kiến; Thứ tư, Giai cấp tư sản dân tộc phần
lớn do địa chủ chuyển thành nên đã chịu ảnh hưởng lớn về tư tưởng, khiến cho thái độ
chống phong kiến của nó cũng không dứt khoát; Thứ năm, Giai cấp tiểu tư sản gồm
nhiều tầng lớp (thợ thủ công, tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, học sinh, phần đông
giới tri thức). Đời sống của họ bấp bênh, luôn luôn bị nạn phá sản và thất nghiệp. Từ
sau chiến tranh thế giới thứ nhất thì tầng lớp trí thức tiểu tư sản có một vai trò quan
trọng đối với đời sống văn học trong việc tuyên truyền và giáo dục.

Từ bối cảnh đất nước bị xâm lược thì tình hình xã hội Việt Nam đã bị phân chia
thành nhiều giai cấp khác nhau. Bên cạnh đó, những giai cấp thuộc thành phần yêu
nước đã bị chèn ép và bóc lột tàn tệ, từ vấn đề tiêu cực của việc áp đặt của chế độ đã
làm ngòi cho tinh thần dân tộc nâng cao và phát huy tối đa những nổ lực, cống hiến
cho cách mạng và dẫn đến thành công cho cách mạng. Mặc khác, những mâu thuẫn cơ
bản của đất nước đã được giải quyết nhờ sự lãnh đạo của Đảng.

1.1.1.3. Tình hình văn hóa
Từ năm 1930, cuộc xung đột giai cấp trong xã hội trở nên quyết liệt và toàn diện
hơn trên mọi lĩnh vực của đời sống. Các giai cấp điều có ý thức dùng văn hóa để đấu
tranh cho quyền lợi của mình. Bọn đế quốc vẫn tiếp tục thực hiện chính sách ngu dân,
làm cho dân số nước ta chiếm đến 90% bị mù chữ. Trong nhà trường thông qua
chương trình giáo dục, bọn đế quốc tìm mọi cách xuyên tạc truyền thống văn hóa tốt
đẹp của dân tộc. Bọn thực dân muốn dựng lên một rào cảng kiên cố ngăn cách ảnh

13


hưởng của tư tưởng, văn hóa, cách mạng đến các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra, phải
nói đến âm mưu trụy lạc hóa thanh niên rất thâm độc của bọn thống trị.
Nhờ sự ảnh hưởng của Đảng, những hoạt động văn hóa của bọn thống trị không
đạt được kết quả như chúng mong muốn. Nhưng đối với các tầng lớp trí thức tư sản,
tiểu tư sản, phải nói rằng chúng cũng đã gây ra những tác hại đáng kể. Từ trước năm
1930, văn hóa vô sản đã xuất hiện ở nước ta cùng với xu hướng cách mạng vô sản.
Người mở đầu cho trào lưu văn hóa này là nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc với những
bài viết trên tờ Người cùng khổ (Le Paria) và các báo chí tiến bộ Pháp, với cuốn Bản

án chế độ thực dân pháp (1925), Đường Kách mệnh (1927) và nhiều truyện ngắn, bút
ký. Do yêu cầu lịch sử và hoàn cảnh xã hội từ 1930 – 1945, buộc phải dồn vào hoạt
động chính trị, tư tưởng và tổ chức. Tuy nhiên, gắn liền với công tác chính trị, tư

tưởng, tổ chức, Đảng vẫn không quên công tác văn hóa.
Trong thời kỳ này, nhờ có Đảng, văn hóa dân tộc lần đầu tiên được tiếp xúc với
nền văn hóa hiện đại nhất của nhân loại: văn hóa Liên Xô và xu hướng văn hóa vô sản
thế giới. Sách báo của Đảng bước đầu giới thiệu các nhà văn vô sản lớn như: Mác-xim
Gô-rơ-ki, Rô-manh Rô-lăng, Hăng-ri Bác-buýt… Nói đến vấn đề quan điểm nghệ
thuật của các nhà văn thời kỳ này, cũng cần thấy tính chất phức tạp của nó đễ tránh lẫn
lộn vàng thau. Để thu hút các nhà văn hóa tiến bộ vào con đường cứu nước và phát
triển văn hóa chân chính của dân tộc, Đảng thành lập Hội văn hóa cứu quốc. Cùng
năm ấy, bản Đề cương văn hóa Việt Nam ra đời, kịp thời chống lại các loại văn hóa
mới: dân tộc, khoa học, đại chúng. Đó là những sự kiện quan trọng đánh dấu một bước
tiến triển mới của hoạt động của Đảng. Công tác văn hóa của Đảng trong thời kỳ này
đã góp phần quan trọng cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Về mặt điêu khắc,
kiến trúc, nhất là hội họa, âm nhạc, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây cũng rõ rệt
hơn từ thời kỳ này.

ững nét lớn của tình hình văn học
1.1.2. Nh
Nhữ

14


Trong lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, so với các ngành nghệ thuật khác,
văn học đứng một vị trí quan trọng và nổi bật. Cùng với sự phát triển của lịch sử thì
theo dòng thời gian những tác phẩm văn chương luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc, sự thử
thách và chọn lọc khắc nghiệt và nhiều tác phẩm đã bị rơi vào quên lãng. Ngược lại
với quy luật ấy, những tác giả và tác phẩm tiêu biểu mang đậm dấu ấn riêng và độc
đáo lại không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử. Sự hòa hợp của lịch sử và
văn học đã tạo nên một kho tàng văn học dân tộc đồ sộ và đa dạng. Cuộc đời và các
tác phẩm của họ mang nhiều tâm tư sâu sắc, quy tụ nhiều vấn đề của xã hội. Văn học

Việt Nam từ 1930 – 1945 có nhiều đặc điểm mới so với các thời kỳ trước, tuy vẫn còn
tồn tại và phát triển trong những điều kiện hạn chế của một xã hội thực dân nửa phong
kiến. Lịch sử văn học thời kỳ này gắn chặt với lịch sử xã hội, lịch sử cách mạng. Vì
vậy, có thể chia quá trình phát triển của văn học giai đoạn này ra làm ba thời kỳ: thời
kỳ 1930- 1935, thời kỳ 1936 – 1939 và thời kỳ 1939 – 1945.
Thời Kỳ 1930 – 1935:: Văn học vô sản đã ra đời từ trước 1930 với những tác
phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, một
số truyện ký ra đời vào những năm hai mươi và một số thơ ca cộng sản xuất hiện cùng
với xu hướng cách mạng vô sản. Theo yêu cầu vận động chính trị, thơ văn Xô viết
Nghệ Tĩnh phần lớn là những bài thơ có tính chất chính luận nhằm tuyên truyền, cổ
động cách mạng. Vì hoàn cảnh sáng tác hết sức khẩn trương, vì tác giả là những chiến
sĩ cách mạng, không phải là những nhà văn chuyện nghiệp nên không thể tránh khỏi
những non yếu về nghệ thuật. Phong trào 1930 – 1931 thất bại, thơ ca cách mạng lại
phát triển mạnh, nói lên lòng thủy chung sắt son của người cộng sản với lý tưởng của
mình và tinh thần lạc quan của giai cấp vô sản. Thơ ca cách mạng thời kỳ này phần lớn
là thơ trữ tình bày tỏ tâm sự của người chiến sĩ trong cuộc thử thách ác liệt của nhà tù
đế quốc. Bên cạnh đó, còn có một số bài thơ tự sự đặc sắc thuật lại đời sống cực khổ
của tù nhân và tinh thần đấu tranh bất khuất của người cộng sản. Thời kỳ này đã có sự
mới mẻ ở mặt nội dung và hình thức, nhưng nó chưa có những tác phẩm đánh dấu một
sự cách tân như ở giai đoạn sau. Trong bộ phận văn học tư sản và tiểu tư sản thời kỳ
này, có hai sự kiện lớn đó là sự ra đời của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn với Nhất Linh,
15


Khái Hưng, Hoàng Đạo và phong trào thơ mới. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thời kỳ
này có ý thức vươn cao lá cờ nhân đạo, đem đến cho chủ nghĩa cá nhân một màu sắc
hấp dẫn của chính nghĩa. Thơ mới đã có những dấu hiệu từ năm 1930 nhưng đến năm
1932 thì phong trào thơ mới mới phát triển mạnh, đấu tranh kịch liệt với thơ luật cũ và
chiến thắng. Nhìn chung, văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản thời kỳ này chưa phân
hóa rõ rệt.

Xu hướng của văn học hiện thực phê phán cũng sớm hình thành từ trước 1930,
đến thời kỳ này càng phát triển hơn với sự xác định rõ ràng hơn về phương pháp sáng
tác. Nó phản ánh tâm trạng uất ức đối với xã hội của bộ phận tiểu tư sản nghèo, bị đe
dọa. Nhà văn hiện thực phê phán thời kỳ này thường chỉ giới hạn phạm vi phản ánh
đời sống dân nghèo thành thị bị phá sản bần cùng và lưu manh hóa. Nhà văn hiện thực
còn giao động về quan điểm và phương pháp sáng tác trước thị hiếu của độc giả đang
còn hướng nhiều vào theo hướng thoát ly tiêu cực. Các thể loại chủ yếu của thời kỳ
này là phóng sự, truyện ngắn, thơ trào phúng. Thành tựu xuất sắc và có tiếng vang nhất
của văn học hiện thực phê phán thời kỳ này là những truyện ngắn trào phúng của
Nguyễn Công Hoan mà tiêu biểu ở đây là tập Kép Tư Bền (1935).
Thời kỳ 1936 – 1939: Trong hoàn cảnh tương đối thuận lợi, thì văn học thời kỳ
này phát triển mạnh mẽ, chẳng những ở lĩnh vực thơ ca mà còn ở các thể tài khác như:
phóng sự, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết. Người chiến sĩ cộng sản say mê lý tưởng,
mang tinh thần nhân đạo mới mẻ của giai cấp vô sản, hy sinh lợi ích cá nhân vì quyền
lợi của nhân dân, chống lại mọi thế lực áp bức, bóc lột và lối sống thoát ly hưởng lạc
của tư sản, tiểu tư sản, là nhân vật trung tâm của một số truyện ngắn, tiểu thuyết cách
mạng thời kỳ này. Sự trải nghiệm cuộc sống của người cộng sản, những năm tháng tù
đày là chất liệu của những tập phóng sự, nhằm tố cáo tội ác của bọn đế quốc và biểu
dương tinh thần bất khuất của người chiến sĩ vô sản. Trên đà phát triển đó của thơ ca
vô sản. Tố Hữu xuất hiện, đánh dấu bước tiến mới của thơ ca cách mạng nói riêng, thơ
ca dân tộc nói chung. Về mặt hình thức, văn học vô sản thời kỳ này về căn bản đã

16


thoát ra ngoài những ước lệ của văn học cổ điển. Truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự
của các cây bút cách mạng cũng được viết theo lối mới.
Tuy nhiên, nhìn sự vật theo quan điểm phát triển, cần thấy văn học cách mạng
thời kỳ này đã đánh dấu một bước tiến triển mới mẻ của văn học vô sản theo hướng
hiện đại hóa, hoàn chỉnh hóa, và thực tế văn học đã có một diện mạo mới, trên đó nổi

lên hình ảnh của nhà văn cách mạng triển vọng Tố Hữu. Điểm tiến bộ của văn học
hiện thực phê phán thời kỳ này là có nhiều tác phẩm đã đưa công nông vào văn học tư
cách là nhân vật chính: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan),

Bỉ vỏ (Nguyên Hồng)… Văn học hiện thực phê phán thời này phát triển mạnh mẽ ở thể
tài tiểu thuyết và đã xây dựng được một số nhân vật điển hình khó quên được: Chị dậu
trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Nghị Hách trong Giông tố, Xuân tóc đỏ trong Số đỏ của
Vũ Trọng Phụng…
Thời kỳ 1939 – 1945: Cuộc khủng hoảng của chế độ thuộc địa, làm ảnh hướng
sâu sắc đến tình hình văn học giai đoạn này, gây hổn loạn cho văn học tư sản và tiểu tư
sản. Nhất Linh, Khái Hưng rơi vào bế tắc, Thạch Lam lại quay vào hưởng lạc với

Nghệ thuật ăn tết, Hà Nội 36 phố phường, Nguyễn Công Hoan quay về với quá khứ tô
vẽ cho bọn quan lại và chế độ khoa cử phong kiến với tác phẩm Thanh đạm. Trong
thời kỳ này, nhà văn trẻ Nguyễn Tuân nổi lên thành một cây bút tiêu biểu cho giai
đoạn cuối cùng của trào lưu lãng mạn tư sản, tiểu tư sản trong văn xuôi. Nhà văn ấy
xuất hiện như để chơi ngông với thiên hạ: một thứ ngông kiểu nhà nho bất đắc chí, pha
trộn với tư tưởng siêu nhân. Hai tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân thời kỳ này đánh
dấu sự thành công và vang vội của một tài năng mới là: Vang bóng một thời và Thiếu

quê hương
Vang bóng một thời đề lên như một mẫu mực sống, lối tiêu dao hưởng lạc tài hoa
một cách rất cầu kỳ của lớp nhà nho lỗi thời bất lực, bên một ấm trà, một chén rượu,
một rò lan, một chậu cúc… Tác phẩm bao hàm ít nhiều tinh thần dân tộc ở thái độ
không chịu làm lành với xã hội thực dân Chữ người tử tù nhưng tác dụng tiêu cực
nguy hại của nó là đã chửa được độc giả tư sản, tiểu tư sản vào con đường thoát ly khá
17


thú vị, vừa thỏa mãn được tính kêu ngạo ngông nghênh của họ nhiều khi cố gò cho

mình cái tâm sự (tài cao, phận thấp, khí chí uất).

Thiếu quê hương lại là một kiểu ngông khác của Nguyễn Tuân: chủ nghĩa xê dịch,
tác phẩm hấp dẫn độc giả vì người viết đã xê dịch một cách chân thành và tài hoa và
do đó đã cung cấp nhiều ý nghĩ cảm giác linh tinh, nhưng khá thú vị cho những tâm
hồn trống rỗng, chán chường. Trong tác phẩm này, đằng sau một Nguyễn Tuân kêu
căn, khinh bạc, ta vẫn thấy Nguyễn Tuân khác, băn khoăn đi tìm một quê hương không
có tiếng reo của đồng tiền, một Nguyễn Tuân có những rung cảm chân thành với cảnh
sắc, phong vị của đất nước mình.
Nghệ thuật Nguyễn Tuân có nhiều nét tiêu biểu của khuynh hướng suy đồi trong
tư sản: hình thức chủ nghĩa một cách cực đoan, ngôn ngữ cầu kỳ, thừa thãi. Trên cơ sở
chủ nghĩa cá nhân tiểu tư sản ngày càng bị khủng hoảng nghiêm trọng, nghệ thuật
Nguyễn Tuân từ chỗ ngông nghênh, kênh kiệu, với những nhân vật điên cuồn, ma quỉ,
trong những ngày cuối cùng của văn học lãng mạn tư sản, tiểu tư sản. Tuy nhiên, ta
nhận thấy trong nghệ thuật Nguyễn Tuân một thái độ như muốn đứng trên đỉnh cao
của tài hoa mà trêu ghẹo, khêu khích cái xã hội phàm tục lúc bấy giờ. Đồng thời, ta
thừa nhận ở nhà văn này, ít nhiều đóng góp về mặt ngôn ngữ văn học và thể tài túy bút
hiện đại.
Thời kỳ này, thơ mới cũng khủng hoảng nghiêm trọng, đủ các thứ biểu hiện hổn
loạn. Thơ điên, thơ loạn, thơ say càng phát triển mạnh. Trong tình trạng hỗn loạn như
thế của văn học hợp pháp, nhà văn phòng cách mạng khó lòng không chịu ảnh hưởng
tiêu cực nhất là khi bọn thống trị thẳng tay đàn áp mọi thứ xu hướng tiến bộ, trong lúc
cuộc sống áo cơm cũng thúc dục chạy theo thị hiếu của kẻ có tiền. Vậy mà, nền văn
học hiện thực phê phán vẫn tồn tại, càng gần cách mạng, nó càng có thêm những yếu
tố tiến bộ hơn thời kỳ trước. Một nỗi niềm hiu hắt, một không khí chiều tà vàng úa,
vắng vẻ thắm đượm trên nhiều trang viết. Bên cạnh đó, một chiều sâu suy tưởng đã
khiến tư tưởng tác phẩm muốn vượt cao hơn, rộng hơn giới hạn của đề tài, một cảm
xúc trữ tình đem chất thơ vào những trang tả thực và một yếu tố lạc quan ngày càng
18



sáng dần lên, nhất là dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đó là những nét mới mẽ của
văn học hiện thực phê phán thời kỳ này. Nhà văn tiến bộ và sâu sắc nhất của xu hướng
hiện thực phê phán 1939 – 1945 là Nguyên Hồng và Nam Cao.
Tóm lại, giai đoạn văn học 1930 – 1945, nhìn một cách tổng quát, có thể nhận
thấy những đặc điểm sau đây: Bộ mặt văn học có những đổi mới rõ rệt theo hướng
hiện đại hóa; Văn học 1930 – 1945 hình thành và phát triển với hai bộ phận phân biệt
rạch ròi với nhau về hệ ý thức; Sự chuyển biến mau lẹ của các xu hướng và sự phát
triển phong phú của các phương pháp, phong cách sáng tác của các thể loại và ngôn
ngữ văn học.
Văn học 1930 – 1945 phát triển với nhiều xu hướng phức tạp, vừa đối lập vừa
ảnh hưởng qua lại, những chiều hướng chung là: xu hướng tiêu cực phát triển rầm rộ
nhưng ngày càng khủng hoảng và rơi vào bế tắc, còn các xu hướng tiến bộ và cách
mạng tuy bị chế độ thực dân kiềm chế nhưng vẫn phát triển và giành được địa vị chính
thống sau Cách mạng tháng Tám.

ững nét ch
1.2. Nh
Nhữ
chíính về ti
tiểểu sử và sự nghi
nghiệệp sáng tác của Nguy
Nguyễễn Tu
Tuâân

1.2.1. Ti
Tiểểu sử
Văn học Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại, qua từng giai đoạn, từng thời kỳ, hòa
lẫn trong dòng chảy chung của quy luật phát triển vẫn in đậm dấu ấn riêng của từng tác
giả, với tài năng và sự sáng tạo thể hiện qua các sáng tác của mình họ đã tạo nên cho

nền văn học dân tộc càng thêm đa dạng và phong phú về phong cách và độc đáo. Một
trong những thời kỳ phát triển mạnh mẽ của văn học dân tộc là giai đoạn 1930 - 1945
với sự ra đời nhiều trào lưu gắn liền với những tên tuổi đặc biệt suất sắc. Với dòng văn
học hiện thực phê phán chúng ta có Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công
Hoan… thì dòng văn học lãng mạn chúng ta không thể không nhắc đến Nhất Linh,
Khái Hưng, Thạch Lam và đặc biệt là Nguyễn Tuân một nhà văn mang cái đẹp thăng
hoa.

19


Ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại Hà Nội (phố Hàng Bạc) Nguyễn Tuân được sinh
ra, ông sống trong một gia đình có truyền thống Nho học, trong thời kỳ Nho học suy
tàn, phải nhường chỗ cho Tây học. Thân sinh của ông là cụ Nguyễn An Lan, một nhà
nho tài hoa đậu khoa thi Hán học cuối cùng, nhưng là một nhà nho bất đắc chí dưới
chế độ thực dân, phong kiến. Bối cảnh xã hội và gia đình đặc biết ấy đã in dấu sâu sắc
trong tính cách tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.
Nét nổi bật ở Nguyễn Tuân là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Sinh ra trong buổi
loạn lạc, là một người tri thức Nguyễn Tuân thể hiện lòng yêu nước của mình theo một
cách riêng. Lòng yêu nước của Nguyễn Tuân gắn liền với những nét văn hóa cổ truyền
của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân đã phải trải qua những năm tháng khổ sở, có lúc bế
tắc, tuyệt vọng ở giai đoạn 1945. Nguyễn Tuân tuy quê ở Hà Nội, nhưng thời thanh
thiếu niên đã cùng với gia đình sinh sống ở nhiều tỉnh khác nhau tại miền Trung,
Khánh Hòa, Phú yên, Hội An, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, lâu nhất là ở Thanh Hóa. Gia đình
Nguyễn Tuân đông anh em, nhưng cuối cùng chỉ còn lại hai anh em. Năm hai mươi
tuổi Nguyễn Tuân được bố mẹ hỏi vợ và lập gia đình. Đến năm 1928, thì ông đang học
năm thứ 4 bậc Trung học thành phố Nam Định. Ông tham gia vào cuộc bãi khóa phản
đối mấy giáo viên người Pháp xúc phạm người Việt Nam và ông bị đuổi học vào năm
1929. Không chịu được cảnh sống nô lệ, ông đã cùng một nhóm bạn vượt biên giới
sang Lào, tiếp đến Thái Lan, và bị bắt ở Băng Cốc, sau đó bị đưa về trại giam Thanh

Hóa năm 1930. Những ngày đầu sau khi được thả ra tù, Nguyễn Tuân theo làm thư ký
nhà máy đèn và bắt đầu cuộc đời cầm bút của mình. Ông tham gia hầu hết trên các lĩnh
vực như làm báo, viết văn ngoài ra ông còn tham gia diễn kịch, đóng phim điện ảnh.
Năm 1936 ông bắt đầu viết bài trên các báo như: Trung Bắc tân văn, Đông Tây,

An Nam tạp chí…và sống hẳn với ngòi bút từ năm 1937. Các truyện ngắn, bút ký và
thơ của ông được ký dưới nhiều tên khác nhau như : Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Tuấn
Thừa Sắc, Nhất Lang, Tuân, Ân Ngũ Tuyên, Nguyễn Tuân… Bắt đầu sự nghiệp từ
năm 1936 nhưng mãi đến năm 1938 ông ho ra đời một số tác phẩm như: Một chuyến đi,

Vang bóng một thời thì ông thật sự trở nên nổi tiếng và đánh dấu ấn trogn lòng độc giả.
Năm 1940, nhà Tân Dân in cuốn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân. Năm 1941,
20


Nguyễn Tuân bị bắt tại Hà Nội và bị đưa đi giam tại trại tập trung Vụ Bản, Nho Quan.
Ở đây ông bị quản thúc và bị đưa lên trình diện hàng tuần. Năm 1942 đến 1945
Nguyễn Tuân ngày càng bế tắc, suy sụp và có ý định tự sát.
Cách mạng tháng Tám thành công, cứu sống cuộc đời của Nguyễn Tuân cũng
như trong trang viết của ông. Ông nhận thức được sự đổi đời của dân tộc cũng như của
chính bản thân ông. Trong năm 1945 ông đã cho ra mắt một bài nửa truyện, nửa ký có
tên là Vô đề sau đó đổi lại là Lột xác nói về nhân sinh quan của mình trước sự biến
động lớn lao của đất nước do cách mạng đem lại. Năm 1950, Nguyễn Tuân được kết
nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1948 - 1958, ông làm tổng thư ký Hội
Văn nghệ Việt Nam, là Ủy viên Chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật và Hội
Nhà văn Việt Nam từ năm 1957 đến lúc mất. Trong suốt hai cuộc chiến Nguyễn Tuân
luôn hăn hái dấn thân vào các nẻo đường chiến dịch, sẵn sàng có mặt ở những tuyến
lửa ác liệt, bất kỳ nơi đâu dù là nơi rừng núi hay đồng bằng, ông tham dự cả các trận
đánh của bộ đội, các vốn sống phong phú trong đó sau này đã trở thành những trang
viết hết sức sống động trong các sáng tác của ông. Ông là một trong những nhà văn

bằng ngòi bút và tâm huyết của mình, ông đã góp phần không nhỏ vào việc ca ngợi đất
nước và con người Việt Nam trong chiến đấu, sản xuất và xây dựng.
Nguyễn Tuân mất ngày 28 tháng 7 năm 1987 tại Hà Nội. Năm 1996, ông được
nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật.

1.2.2. Sự nghi
nghiệệp sáng tác
Nguyễn Tuân xuất hiện lần đầu tiên trên thi đàn văn chương Việt Nam năm 1936,
nhưng Nguyễn Tuân không có được độ chững chạc như các văn giới cùng thời. Năm
1939, ông cho ra mắt tập truyện ngắn Vang bóng một thời Nguyễn Tuân đã vươn đến
đỉnh cao của văn học nghệ thuật. Năm 1939, được đăng trên tạp chí Tao đàn và Tiểu

thuyết thứ 7. Năm 1940, nhà xuất bản Tân Dân ấn hành tập truyện Vang bóng một thời.
Ở đó có những tác phẩm không chỉ một thời vang bóng mà còn vang bóng đến tận
ngày hôm nay.
21


Ông am hiểu cả Hán học lẫn Tây học, đặc biệt ông say mê thiết tha đối với tiếng
Việt. Rất mực đề cao và chú tâm giữ gìn nhân cách người nghệ sĩ. Đọc văn ông không
chỉ có khoái cảm thẩm mỹ từ ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm tri thức về nhạc,
họa, điêu khắc, kiến trúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh, và đặc biệt là ẩm thực cổ truyền của
dân tộc… Thực tế ấy, chứng tỏ Nguyễn Tuân là một tài năng, có nhiều năng lực ở
nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Đời viết văn của Nguyễn Tuân là một quá trình lao động
nghệ thuật thật sự nghiêm túc, khi đã ở đỉnh cao nghề nghiệp ông vẫn không bao giờ
tỏ ra lơi lỏng, hời hợt, mà ngược lại luôn nghiêm khắc với chính bản thân mình. Sự
nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân được chia làm hai chặn đường, trước và sau Cách
mạng tháng Tám:

ướ

Tr
Trướ
ướcc Cách mạng th
thááng Tám
Nguyễn Tuân là một nhà văn lãng mạn. Ông khẳng định vị trí của mình trên
thi đàn văn chương xoay quanh ba đề tài: Chủ nghĩa xê dịch, Vẻ đẹp vang bóng một

thời, Đời sống trụy lạc
Đầu tiên là đề tài “xê dịch”: người viết về đề tài xê dịch thường thích đi đó đây
để thay đổi thực đơn trong nhãn quan tâm hồn mình và thường viết về đề tài đường xá,
xe cộ, sông nước và thác nước. Nguyễn Tuân rất thành công ở đề tài này. Ông đã đặt
chân lên mọi miền của tổ quốc dấu yêu. Đi đến đâu ông cũng ghi lại cảnh quan thiên
nhiên, con người Việt Nam. Hai tác phẩm tiêu biểu cho đề tài xê dịch là Thiếu quê

hương và Một chuyến đi. Tác phẩm này sẽ dễ dàng nhận thấy Nguyễn Tuân hiện lên
với tình yêu quê hương, đất nước thầm kín. Nhưng điều đáng trân trọng ở Một chuyến

đi được viết bằng một tấm lòng chân thành với người và thành thật với chính mình,
muốn giải bày đến tận cùng nổi u hoài của một người tha hương ngay trên chính quê
hương mình, Nguyễn Tuân một con người rất yêu quê hương, muốn gắn bó với quê
hương nhưng lại luôn cảm thấy thiếu quê hương bởi phải chứng kiến sự tù túng, nghẹt
thở của nó dưới chế độ thực dân phong kiến mà bản thân ông không có khả năng
chống trả.
Trước cách mạng tháng tám, trong bối cảnh nước mất, nhà tan, xã hội bị đảo lộn,
lẫn về mọi giá trị và quan niệm. Nguyễn Tuân đã đứng hẳn về phía dân tộc và truyền
22


thống dũng cảm chống lại sức công phá của lối sống xu thời. Các sáng tác của ông thời
kỳ này tập trung vào việc tái hiện lại các giá trị văn hóa thuộc lĩnh vực tinh thần và xã

hội. Trên các trang viết của ông, những “vẻ đẹp xưa” chợt sống lại trong niềm tiếc
nuối và xót xa vô hạn.
Thứ hai ông viết về đề tài “vang bóng”: cũng như những nghệ sĩ lãng mạn,
NguyễnTuân không tin tưởng vào hiện tại, hoài nghi tương lai nên ông đã quay trở về
quá khứ để viết về thú chơi tao nhã của những Nho sĩ cuối mùa như: thả thơ, chơi chữ,
uống trà. Viết thành công đề tài vang bóng, bởi Nguyễn Tuân sinh ra trong một gia
đình Nho học. Vì ngay từ thuở nhỏ, Nguyễn Tuân đã được chứng kiến các bậc tao
nhân, những nhà Nho nổi tiếng đến để đàm đạo về nghệ thuật. Những điều này đã làm
nên những cá tính, phong cách riêng của ông. Tất cả những thú chơi tao nhã của các
Nho sĩ cuối mùa được Nguyễn Tuân phản ánh qua mười hai truyện ngắn, in thành tập

Vang bóng một thời
Cái ham muốn “xê dịch” đã giúp cho Nguyễn Tuân có một vốn sống phong phú,
một sự hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Ở Vang bóng

một thời ông đã mô tả một cách tinh tế cái thói ăn chơi, hưởng lạc của tầng lớp quý tộc
phong kiến, vẽ lên bức tranh hiện thực xã hội, cùng những phong tục tốt đẹp của dân
tộc. Các thú chơi tao nhã của quê hương, được ông thể hiện qua một số tác phẩm như:

Những chiếc ấm đất, Đánh thơ, Thả thơ, Chén trà sương… trong Vang bóng một thời
đã bộc lộ được nét tài hoa của Nguyễn Tuân ở phương diện này. Qua tập truyện này lại
thấy Nguyễn Tuân hiện lên là một người cả đời phụng sự cái đẹp, trong sáng, là một
nhà văn theo chủ nghĩa duy mĩ. Trong một loạt sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách
mạng Vang bóng một thời là tập truyện để lại dấu ấn đậm đà và sâu sắc nhất. Nhà
nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Tác phẩm đầu tay của ông là một văn phẩm gần

tới sự hoàn thiện, toàn mỹ đó là tập Vang bóng một thời” [1; tr. 415].
Văn phong Nguyễn Tuân trong tác phẩm đầu tay đạt đến đỉnh cao trong sự
nghiệp sáng tác, đã được Chương Chính khẳng định: “Về văn phong phải nói Nguyễn


Tuân trong tác phẩm đầu tay này đã đạt đến đỉnh cao mà về sau ông không đạt tới
nửa” [1; tr. 482]
23


Đề tài thứ ba là đề tài “xa hoa trụy lạc”: lúc đó Nguyễn Tuân sa vào lối sống trụy
lạc. Ông thường đi nghe hát ả đào, thậm chí Nguyễn Tuân còn ngồi bàn đèn để hút
thuốc phiện, đó là một hướng thoát ly tiêu cực của các nhà nghệ sĩ lãng mạn lúc bấy
giờ. Tất cả lối sống trụy lạc, xa hoa này được Nguyễn Tuân ghi lại trong tác phẩm

Chiếc lư đồng mắt cua Nguyễn Tuân tả những nhân vật ấy với ngòi bút thành thật, lắm
lúc chí tình đối với người đã sa ngã, làm cho người đọc phải tin rằng ông không thêm
bớt. Nhưng Chiếc lư đồng mắt cua còn là một thiên xám hối của một thanh niên khinh
bạc, vì đã sống không lý tưởng. Tác phẩm này đưa NguyễnTuân hiện lên với một diện
mạo khác. Đó là một người trung thực với chính lòng mình, một Nguyễn Tuân đầy bản
lĩnh.
Từ sau Vang bóng một thời đến năm 1945, trong tình hình chung của văn chương
lãng mạn, sáng tác của Nguyễn Tuân dần đi vào ngõ cụt. Theo dòng sáng tác của
Nguyễn Tuân giai đoạn trước Cách Mạng tháng Tám dễ dàng nhận ra sự thay đổi rõ
rệt về tư tưởng nghệ thuật, nhất là từ Vang bóng một thời trở về sau. Trên những trang
viết của Nguyễn Tuân vẫn luôn được đón nhận bằng thái độ trân trọng và cảm thông
sâu sắc. Tuy có những lúc ông đã vấn thân vào con đường trụy lạc để quên đi cái thực
tại phủ phàng, nhưng ở ông vẫn giữ được sự sáng trong nó tách rời cái xấu xa. Tác
phẩm của ông được độc giả cảm thông bằng thái độ chân thành, ngay trong những lúc
khó khăn nhất.

Sau Cách mạng th
thááng Tám
Những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, Nguyễn Tuân đã ra mắt một vài tùy
bút ngắn ghi lại tâm trạng vừa hoang mang vừa đầy ắp hy vọng của một người tri thức

để mở đầu cho cuộc đời mới Vô đề, Ngày đầy tuổi tôi Cách Mệnh. Bên cạnh đó,
Nguyễn Tuân còn cho ra đời tác phẩm Chùa đàn một tác phẩm viết khá công phu và
đầy tâm huyết. Tác phẩm Chùa đàn là một thiên truyện dài viết về một nhân vật tên
“Lãnh út” bị mắc căn bệnh cá nhân chủ nghĩa, ít kỷ đến tàn nhẫn, từ sau năm 1945 như
có phương thuốc kỳ diệu chửa khỏi căn bệnh ấy, đã tự cải tạo và vươn lên thành con
người mới, sống hòa hợp với xung quanh, tùy bút nói về sự thay đổi nhân sinh quan
của mình trước sự biến động lớn lao của đất nước do cách mạng đem lại.
24


Tác phẩm Chùa đàn của ông mang bóng dáng của một Nguyễn Tuân toàn vẹn,
mang cả tinh hoa tư tưởng và tài hoa văn chương được Hoàng Như Mai khẳng
định:“Chùa Đàn ấy là tất cả nhà văn Nguyễn Tuân, một Nguyễn Tuân toàn vẹn, tinh

hoa tư tưởng, tài hoa văn chương” [4; tr. 35]
Chùa đàn có thể coi là một tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân. Chỉ có một
tâm hồn nghệ sĩ và một tài năng như Nguyễn Tuân mới có thể viết lên những áng văn
hay đến như vậy. Tìm hiểu quá trình sáng tác của Nguyễn Tuân chúng ta sẽ nhận thấy
được sự chuyển biến về tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật của ông giữa hai
mốc lịch sử trước và sau Cách mạng tháng Tám.
Sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân còn có đóng góp lớn trên thi đàn văn
chương Việt Nam, nhất là ở thể loại tùy bút. Tiêu biểu phải kể đến tùy bút Hà nội ta

đánh Mỹ giỏi được viết trong thời kỳ giặc Mỹ trực tiếp đánh phá Miền Bắc, dùng B52
ném bom thủ đô Hà Nội và nhất là 15 bài kí in thành một tập Tùy bút sông Đà. Ngoài
những tác phẩm kể trên, nhắc đến sự nghiệp của Nguyễn Tuân chúng ta không thể bỏ
qua các tùy bút khác sáng tác trong các trận kháng chiến của dân tộc ta. Hai tập tùy bút
ghi nhận những chuyển biến thật sự sâu sắc của Nguyễn Tuân đó là Đường vui (1949)
và Tình chiến dịch (1950) với lòng yêu nước và tâm huyết của mình Nguyễn Tuân đã
dấn thân trên các nẻo đường chiến dịch để cho ra đời những tác phẩm hay và hiện thực,

không còn giữ bên mình thái độ ngông nghênh nữa mà thay vào đó là sự hòa hợp, chia
sẻ gian khổ giữa đồng bào đồng chí. Trong trang viết của ông giọng điệu trở nên sôi
nổi đầy tin yêu, tràn ngập tình cảm chân thành hồn nhiên với quê hương đất nước, với
kháng chiến và cách mạng dân tộc.
Nguyễn Tuân không chỉ là một văn tài hoa mà còn là một nhà ẩm thực sành điệu,
ông viết về các món ăn ngon của dân tộc bằng tất cả sự quan sát tinh tế và niềm trân
trọng. Trong mảng sáng tác về văn hóa và bằng cảm quan văn hóa của Nguyễn Tuân,
hàng loạt tùy bút đặc sắc ra đời trong mạch cảm hứng nghệ thuật ấy: Phở, Giò lụa,

Cốm vòng, Cây Hà Nội… thì Phở là tùy bút hay nhất, tài hoa nhất. Với say mê về ẩm
thực tác giả đã say sưa giải bày những cảm xúc của mình về một giá trị văn hóa ẩm
thực độc đáo của dân tộc. Từ những trải nghiệm của bản thân mình ông đã viết tận
25


×