Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

đặc điểm phóng sự của huỳnh dũng nhân qua tuyển tập “kính thưa ôsin”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.52 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

LÊ KHÁNH TRIỀU
MSSV: 6106440

ĐẶC ĐIỂM PHÓNG SỰ CỦA HUỲNH DŨNG
NHÂN QUA TUYỂN TẬP “KÍNH THƯA Ô-SIN”

Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ văn

Cán bộ hướng dẫn: ThS. BÙI THANH THẢO

Cần Thơ, tháng 11 năm 2013
1


ĐỀ CƯƠNG TỒNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Vài nét về thể loại phóng sự


1.1.1 Khái niệm
1.1.2 Những dạng phóng sự thường gặp trên báo chí
1.1.3 Phân biệt phóng sự báo chí với một số thể loại khác
1.1.4 Những yếu tố của một bài phóng sự
1.2 Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.2.1 Tác giả Huỳnh Dũng Nhân
1.2.2 Tuyển tập phóng sự Kính thưa Ô-sin
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TUYỂN TẬP “KÍNH THƯA
Ô-SIN”
2.1 Cái nhìn về vấn đề tệ nạn xã hội
2.2 Những câu chuyện người thường, việc thường
2.2.1 Những vùng đất mà tác giả đã đi qua
2.2.2 Những chuyện thường ngày và con người gần gủi
2.3 Những nghề nghiệp đặc biệt
2.4 Những câu chuyện xã hội cần quan tâm
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT CỦA TUYỂN TẬP “KÍNH
THƯA Ô-SIN”
3.1 Tiêu đề trong tuyển tập Kính thưa Ô-sin
2


3.1.1Tiêu đề chính
3.1.2Tiêu đề phụ
3.2 Đặc điểm sapo trong tuyển tập Kính thưa Ô-sin
3.3 Kết cấu của phóng sự trong tuyển tập Kính thưa Ô-sin
3.4 Đặc điểm ngôn ngữ trong tuyển tập kính thưa Ô-sin

KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Song hành cùng lịch sử dân tộc, báo chí Việt Nam cũng có những chuyển biến và
phát triển không ngừng. Tất cả đã tạo nên một diện mạo đặc trưng và không kém phần
đặc sắc cho báo chí nước nhà.
Phóng sự là một thể loại văn báo quan trọng trong báo chí và có những chuyển
biến không ngừng trong từng giai đoạn lịch sử. Trên mỗi chặng đường phát triển lại
nổi bật lên những cây bút sáng giá có những đóng góp quan trọng cho thể loại phóng
sự như: Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Nguyễn Ái Quốc, Phùng Gia Lộc, Đức Dũng,
Huỳnh Dũng Nhân,…. Mỗi một giai đoạn lịch sử dân tộc, phóng sự có những nhiệm
vụ riêng, phục vụ, đáp ứng những nhu cầu thông tin của công chúng trong giai đoạn
đó.
Phóng sự ngoài việc cung cấp thông tin đến người đọc về những vấn đề sự kiện,
hiện tượng nổi bật, tiêu biểu hằng ngày còn nêu lên những suy nghĩ của người viết,
qua đó trợ giúp định hướng suy nghĩ cho người đọc về những vấn đề, sự kiện, hiện
tượng đó. Phóng sự góp phần vào tiếng nói chung của cộng đồng. Phóng sự phản ánh
nhiều mặt của đời sống, một mặt ca ngợi những con người, những hành động tích cực
để độc giả có thể hành động theo, mặt khác phóng sự lên án, phê phán những tiêu cực
ảnh hưởng đến cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó phóng sự còn phản ánh những mảnh
đời bất hạnh để người đọc có thể giúp đỡ. Phóng sự đóng một vai trò rất quan trọng
trong báo chí nói chung và cuộc sống nói riêng, vì thế tìm hiểu, nghiên cứu ngôn ngữ,
đặc điểm phóng sự là vô cùng cần thiết để mọi người thấy rõ vị trí của phóng sự hiện
nay.
Tác giả Huỳnh Dũng Nhân là một cây bút phóng sự gạo cội của làng phóng sự
Việt Nam, những phóng sự của ông được đánh giá rất cao và được mọi người yêu

thích. Huỳnh Dũng Nhân có được một chỗ đứng nhất định trong lòng người đọc trong
suốt nhiều nhăm qua, ông không lựa chọn những đề tài nóng hổi, gai góc hay giật gân
để thu hút độc giả mà là thường chọn những đề tài bình thường trong đời sống hằng
ngày với ngòi bút sắc sảo, quan sát tỉ mỉ và lối hành văn mang màu sắc văn chương đã
mang lại cho Huỳnh Dũng Nhân nhiều người hâm mộ trên khắp cả nước. Ngoài ra,
Huỳnh Dũng Nhân còn là một nhà văn, nhà thơ, một nhà giáo, một đại biểu nhân dân.
4


Dù ở cương vị gì thì Huỳnh Dũng Nhân đều cố hết sức mà làm, đều được thương yêu
và quý trọng. Một con người đa tài, khiến người khác phải ngước nhìn mặc dù không
cao lớn, một con người có tâm hồn nhân hậu có thể nhìn thấy được qua những trang
viết của ông.
Có nhiều cây bút trong nghề viết báo đều công nhận những phóng sự của đời
sống thường ngày tưởng không có gì đặc sắc nhưng qua ngòi bút của Huỳnh Dũng
Nhân đều thu hút người đọc. Tuyển tập phóng sự Kính Thưa Ô-sin ra đời nhân dịp kỷ
niệm 30 năm cầm bút của tác giả, tập hợp những bài phóng sự tiêu biểu của Huỳnh
Dũng Nhân, việc tìm hiểu đặc điểm phóng sự của một cây phóng sự đặc sắc của giới
viết phóng sự thông qua tuyển tập này là một cơ hội để có một cái nhìn rõ hơn, toàn
diện hơn về con người tài hoa này.
Đây người viết thực hiện đề tài này cũng vì giá trị mà những tác phẩm phóng sự
của Huỳnh Dũng Nhân mang lại và bản thân người viết có được cơ hội để vận dụng
những kiến thức đã được tiếp thu trong thời gian học tập trên giảng đường. Đồng thời
là quá trình tự hoàn thiện bản thân, nắm chắc lý luận thể loại báo chí, tạo cơ sở cho
việc sáng tạo tác phẩm báo chí.
Từ những lý do trên người viết đã chọn đề tài Đặc điểm phóng sự của Huỳnh
Dũng Nhân qua tuyển tập “Kính thưa Ô-sin” làm luận văn tốt nghiệp.

2. Lịch sử vấn đề
Có thể nói phóng sự là thể loại được giới nghiên cứu lý luận văn học và lý luận

báo chí đặc biệt chú ý trong những năm vừa qua. Đây cũng là thể loại được nghiên cứu
nhiều nhất, kỹ lưỡng nhất, có nhiều công trình nghiên cứu về nó đã được xuất bản so
với các thể loại báo chí ở nước ta như trong các công trình nghiên cứu:
Quyển Phóng sự từ giảng đường đến trang viết của tác giả Huỳnh Dũng Nhân –
NXB Thông tấn Hà Nội – 2007 đã cho ta một cái nhìn tổng quát về phóng sự. Tác giả
nêu lên định nghĩa, khái quát quan niệm về phóng sự, quá trình hình thành phóng sự,
vai trò và vị trí của phóng sự trên báo viết hiện nay. Bên cạnh đó tác giả còn cung cấp
cho độc giả kiến thức về cách viết phóng sự: cách lấy tài liệu, kết cấu, bố cục, đặc
trưng, sự khác biệt của các phóng sự và điều tra, tiêu chí đánh giá một bài phóng sự,
phong cách riêng của phóng sự.
Phóng sự báo chí hiện đại của Đức Dũng – NXB Thông tấn Hà Nội – 2004 có
nêu lên những quan niệm về phóng sự, sự ra đời và đặc trưng của nó. Những đặc điểm
5


về thể loại phóng sự, về nội dung (phản ánh những mâu thuẫn, nhân vật trần thuật và
các nhân chứng) và về đặc điểm nghệ thuật (ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu). Tác giả
cho rằng phóng sự có năm dạng: phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung, phóng sự sự
kiện, phóng sự điều tra, phóng sự về hoàn cảnh, hiện trạng).
Trong Đặc sắc văn chương Vũ Trọng Phụng – NXB Thanh niên – 2007 của Trần
Đăng Thao, tác giả nghiên cứu và giới thiệu những đặc sắc phóng sự và tiểu thuyết
phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Bên cạnh đó tác giả còn giới thiệu với độc giả khái
niệm về phóng sự, điều kiện hình thành phóng sự ở Việt Nam cũng như giới thiệu cho
độc giả tiểu thuyết phóng sự “Kim Anh lệ sử” là tiền thân của tiểu thuyết phóng sự
trước năm 1930.
Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội của
Dương Xuân Sơn đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về thể loại báo chí, có cái nhìn khái
quát về các thể loại phóng sự, ký chân dung, ký chính luận, ghi nhanh…. Ở thể loại
phóng sự, tác giả có nêu sơ lược sự hình thành và phát triển của phóng sự, nêu khái
niệm và đặc trưng của phóng sự. Dương Xuân Sơn khái quát đặc trưng phóng sự như

sau: phóng sự phản ánh sự thật, phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết
hợp với nghị luận, vai trò của cái tôi trần thuật trong phóng sự, phóng sự sử dụng bút
pháp linh hoạt, sinh động, giàu hình ảnh và gần với văn học. Kết cấu của một bài
phóng sự linh hoạt về thời gian và không gian. Kết cấu nội dung gồm ba phần: Phần
mở đầu nêu lên vấn đề, Phần thân bài diễn giải, chứng minh và Phần kết luận. Thành
phần ngôn ngữ gồm ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh đó tác giả còn
nói đến tít trong phóng sự, vai trò và đóng góp của ảnh phóng sự và so sánh với một số
thể loại khác (tin tức, ký chân dung, ký chính luận và ghi nhanh).
100 câu hỏi về cách viết báo của Đức Dũng – NXB Lý luận chính trị Hà Nội –
2004 được viết dưới dạng câu hỏi và câu trả lời ngắn gọn, cho ví dụ cụ thể sinh động,
giúp độc giả tiếp cận đươc nghiệp vụ viết báo, hiểu rõ đặc trưng các thể loại báo chí.
Ngoài ra còn cung cấp phần lý luận chung về báo chí.
Ảnh báo chí – NXB Thông tấn Hà Nội – 2003 của Brian Horton (sách tham khảo
nghiệp vụ báo chí do Trần Đức Tài dịch) trình bày sự quan trọng của ảnh trên báo chí,
trình bày phương pháp để tạo nên một bức ảnh đẹp.
Giáo trình Ngôn ngữ báo chí của Ngô Thị Bảo Châu – 2008 giới thiệu về một số
tham tố của một bài báo, kỹ năng diễn đạt trong báo chí và một số đặc điểm của một
6


số thể loại báo chí như tin tức, phóng sự, ký chân dung,…
Phóng sự truyền hình – NXB Thông Tấn, Hà Nội – 2003, của hai tác giả người
Pháp Brigitte Besse va Didier Desormeaux. Hai tác giả đã trình bày khá tỉ mỉ các kỷ
năng và phương pháp để làm nên một phóng sự truyền hình: từ các quy tắt tiếp cận xử
lý các sự kiện đến sản xuất thông tin, cách xây dựng phóng sự; cách dàn dựng cảnh và
bố trí trường quay, âm thanh, ánh sáng,…
Phương pháp thực hiện phóng sự báo chí của Hoàng Minh Phương tập trung
một số phương pháp để làm cụ thể để thưc hiện một phóng sự nhằm hướng dẫn cho
sinh viên báo chí học tập. Ở đây tác giả nói đến đặc điểm các thể loại văn báo trong
phóng sự (tin, tường thuật, phỏng vấn, ký sự,..) và phương pháp thực hiện một bài

phóng sự báo chí.
Ngôn ngữ báo chí – NXB Thông tấn, Hà Nội 2007 của tác giả Vũ Quang Hào là
một công trình hữu ích cho sinh viên báo chí. Trong quyển này tác giả cho người đọc
một cái nhìn sâu sắc về ngôn ngữ báo chí. Vũ Quang Hào đã đề cập đến ngôn ngữ báo
chí ở các phương diện sau: ngôn ngữ chuẩn mực báo chí; ngôn ngữ các phong cách
báo chí, ngôn ngữ các tên riêng trên báo chí; ngôn ngữ thuật ngữ khoa học, danh pháp
học, ký hiệu học, chữ tắt và số liệu trên báo chí; ngôn ngữ tít báo chí; ngôn ngữ phát
thanh; ngôn ngữ tin quốc tế đối nội; ngôn ngữ của sách tra cứu báo chí học; ngôn ngữ
của báo chí học: hệ thuật ngữ báo chí; ngôn ngữ thông tin phi văn tự và ngôn ngữ
Macquette của báo chí; Ngôn ngữ quảng cáo và quảng bá báo chí.
Ngôn ngữ báo chí của Nguyễn Tri Niên – NXB Tổng Hợp Đồng Nai – 2003 đã
đề cặp đến đặc điểm, quy trình thông tin của ngôn ngữ báo chí và có đi sâu vào nghiên
cứu về đặc điểm ngôn ngữ báo chí của Hồ Chí Minh.
Còn về tác giả Huỳnh Dũng Nhân thì theo học giả Vũ Quang Hào nhận xét về
phóng sự người thường việc thường của Huỳnh Dũng Nhân như sau: “…, người đọc
dành cảm tình cho những trang viết của Huỳnh Dũng Nhân về những miền đất mà
không phải chỉ có Huỳnh Dũng Nhân mới đi qua nhưng phải chờ đến phóng sự của
anh người ta mới thấy hứng thú thường nhớ đến ngơ ngẩn về những miền đất đó.”[19,
tr.30;].
Nhà báo Quý Hiên cũng từng nhận xét: “Huỳnh Dũng Nhân có thể không phải là
người viết phóng sự hay nhất trong báo giới nước ta nhưng rõ ràng sau sự đón nhận
7


nồng nhiệt của đọc giả với phóng sự Huỳn Dũng Nhân ở những năm đầu thập kỷ 90
vừa qua đã có một trào lưu phóng sự kiểu “Huỳnh Dũng Nhân” nhưng lại không ai
thành công như anh trong trào lưu này cả.”[13, tr.427]
Nhà văn Trung Trung Đỉnh nhận xét về Huỳnh Dũng Nhân như sau: “Huỳnh
Dũng Nhân rõ là tay bụi đời, lang thang khắp chốn cùng nơi, như một người lãng tử,
như một trang hiệp sĩ, chàng lúc nào cũng tất bật, nhưng là cái tất bật không hề vội

vàng, mà đôi lúc tất bật lùi sâu vào lòng mình, lòng người, rồi lắng lại, tự nghe, tự
nghiệm tự bạch. Chàng vui cái vui của người đời, buồn cái buồn của số phận, của thế
sự, không né tránh che đậy nỗi niềm, cũng không bốc đồng, răn đe dạy dỗ… cái lạ của
chàng người ta đọc thấy quen. Cái quen của chàng ta đọc thấy thật lạ lùng. Ấy là vì
cái duyên của ngòi bút chàng, vừa dân dã hóm hỉnh, lại vừa chao chát đến kinh
ngạc.”[15, tr.5].
Nhận được nhiều lời khen và sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, học giả khác
chứng tỏ những phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân là những phóng sự có chất lượng về
chuyên môn lẫn về nội dung và nghệ thuật. Xứng đáng được xếp vào bậc tiền bối trong
trong lĩnh vực phóng sự bên cạnh những cây bút như Đỗ Doãn Hoàng, Xuân Ba hay
Nguyễn Như Phong.

3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của đề tài là trên cơ sở phân tích những đặc điểm cơ bản về nội
dung, hình thức của các tác phẩm phóng sự trong tuyển tập phóng sự Kính thưa Ô-sin,
qua đó rút ra những đặc điểm của phóng sự Huỳnh Dũng Nhân. Mặt khác, có dịp tìm
hiểu thêm về thể loại phóng sự và cách viết thể loại này qua các tác phẩm phóng sự
của cây bút kỳ cựu Huỳnh Dũng Nhân, đồng thời cũng là cơ hội để nâng cao kiến thức
về phóng sự và học hỏi được những cái hay của tác giả để có thể hoàn thiện bản thân.

4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm phóng sự trong tuyển tập
phóng sự Kính thưa Ô-sin bao gồm 30 phóng sự tiêu biểu cho quá trình 30 năm viết
phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân. Phạm vi nghiên cứu là tiến hành phân tích những
đặc điểm của phóng sự Huỳnh Dũng Nhân thông qua tuyển tập Kính Thưa Ô-sin dựa
trên những lý thuyết về ngôn ngữ báo chí của các nhà nghiên cứu đã nêu ở trên và
những nhận định riêng của người viết về đặc điểm của phóng sự Huỳnh Dũng Nhân.
8



5. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu: Người viết sử dụng một số phương pháp như:
thống kê, phân loại, phân tích - tổng hợp để tiến hành bài khóa luận.
Trước hết người viết dùng phương pháp thống kê để tập hợp các bài phóng sự
thuộc đối tượng nghiên cứu mà người viết khảo sát đến.
Kế đến, sử dụng phương pháp phân loại các bài phóng sự theo tiêu chí được nêu.
Người viết tiến hành phân tích các tác phẩm phóng sự tìm ra các đặc điểm nổi bật bao
quát và tiêu biểu nhất qua đó rút ra đặc điểm cơ bản phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân.

9


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1

Vài nét về thể loại phóng sự

1.1.1 Khái niệm
Phóng sự là một thể loại báo chí mà độc giả yêu thích. Ngoài việc cung cấp tin
tức, sự kiện, các vấn đề diễn ra trong đời sống hằng ngày một cách chân thực thì
phóng sự còn thực hiện chức năng định hướng dư luận, giúp người đọc suy nghĩ về các
vấn đề được đề cập, cung cấp cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quí báu.
Cho đến nay còn nhiều quan điểm khác nhau về phóng sự. Mỗi quốc gia lại có
một chức năng riêng cho phóng sự. Người Đức xem phóng sự là đưa tin, người Pháp
xem phóng sự là điều tra, người Mỹ xem phóng sự là mô tả và tường thuật, người Nga
xem phóng sự là một dạng bút ký.
Trong từ điển Thuật ngữ văn học: “Phóng sự là một loại thuộc loại hình ký.
Phóng sự ghi chép kịp thời những vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự
kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và

có ý nghĩa thời sự đối với một địa phương hay đối với toàn xã hội”[13, tr.207].
Theo Đức Dũng trong cuốn sách Các thể ký báo chí: “Phóng sự là thể loại đứng
giữa báo chí và văn học, có khả năng trình bài, diễn tả sự kiện, con người, tình huống
điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh
vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật tôi trần thuật
và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học”[5, tr.60]. Quan niệm này cho rằng
phóng sự là một dạng đứng giữa văn học và báo chí, không chỉ là mô tả những sự kiện
đơn lẻ mà là xem xét nó trong quá trình phát sinh.
Quan niệm của Huỳnh Dũng Nhân trong Phóng sự từ giảng đường đến trang
viết: “Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh những vấn đề có tính thời sự, có ý
nghĩa chính trị xã hội được bạn đọc xã hội quan tâm. Phóng sự có thể viết bằng bút
pháp mang tính văn học. Trong phóng sự có nhân vật và cái tôi trần thuật. Phóng sự
giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ được với tác giả những vấn đề
đặt ra trong tác phẩm”[14, tr.36]. Ngoài ra Huỳnh Dũng Nhân cũng có cách hiểu khác
về phóng sự: “phóng là mở rộng ra, nới rộng ra; còn sự là vấn đề, là sự kiện mà bạn
10


quan tâm”[15, tr.474].
Còn theo GS. Hà Minh Đức thì: phóng sự gần gũi với ký sự, cả hai thể loại này
đều quan tâm đến việc ghi chép, phản ánh những sự kiện mới trong đời sống khách
quan, cả hai đều có thể mở rộng quy mô phản ánh đến mức có thể phản ánh trọn vẹn
cả một sự kiện lớn trong xã hội. Nhưng chỗ khác nhau giữa phóng sự và ký rất rõ rệt.
Phóng sự đặc biệt chú ý đến tính chất thời sự của hiện tượng đang được quan tâm, mọi
người đều muốn tìm hiểu và giải đáp. Chính vì thế phóng sự phải kịp thời. Một phóng
sự mất thời gian sẽ bị hạn chế tác dụng. Một vấn đề lịch sử mà phóng sự quan tâm
phản ánh thường bao hàm các dạng vấn đề, một vấn đề cần được làm sáng tỏ, trình bày
cụ thể và người viết phải trình bày chính kiến và thái độ của mình.
Hoàng Ngọc Hiến có nói: “Trong số các thể ký văn học, có lẽ phóng sự là thể ký
báo chí hơn cả”[13, tr.65]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Phóng sự

là một thể ký nhằm ghi chép một vấn đề, sự việc nào đó có ý nghĩa thời sự. So với tùy
bút, bút ký, phóng sự có mục đích cụ thể trực tiếp, phạm vi và địa điểm được quy định
chặc chẽ. Đó là thể văn gần với khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tố thông tin hơn
là trữ tình.”[13, tr.220]. Cho thấy phóng sự là một bộ phận khá phức tạp của báo chí
và được quan tâm nghiên cứu khá kỹ ở nước ta.
Qua các quan niệm trên ta có thể hiểu về phóng sự như sau: Phóng sự là một thể
loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đang diễn ra trong hiện thực
khách quan, có liên quan đến hoạt động hay số phận của một hoặc một số người bằng
phương pháp miêu tả hay tự sự, kết hợp nghị luận ở một mức nhất định. Trong phóng
sự, vai trò của cái tôi trần thuật-nhân chứng khách quan rất quan trọng.
Qua những quan niệm trên, ta thấy phóng sự là một thể loại báo chí, đề cập đến
những hoạt động của con người, những hoạt động có ý nghĩa chính trị - xã hội nhất
định. Để có một bài phóng sự độc đáo đòi hỏi người viết phải biết cách vận dụng linh
hoạt bút pháp miêu tả, tường thuật với nghị luận xã hội. Trong phóng sự vai trò cái tôi
trần thuật là rất quan trọng. Với tư cách là thể văn xung kích trong nhóm ký báo chí,
phóng sự đã thực sự phát huy được sức mạnh của mình trong việc phản ánh những sự
việc, hiện tượng nổi bật và bức xúc trong cuộc sống với những hình thức biểu đạt đa
dạng, phong phú bằng sự phản ánh kịp thời, sâu sắc của mình.

11


1.1.2 Những dạng phóng sự thường gặp trên báo chí
Phóng sự phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Theo Đức Dũng,
phóng sự được chia thành năm dạng, mỗi dạng đều có những đặc điểm riêng, nhiệm vụ
riêng.
Phóng sự phản ánh các vấn đề đời sống: đó là những vấn đề tiêu biểu, xác thực
và đáp ứng yêu cầu thời sự. Bất kể những sư kiện nào cũng đều xuất phát từ sự kiện,
sư việc có thật nảy sinh từ đời sống hằng ngày. Tuy không phản ánh trực tiếp những sự
kiện lớn, những sự việc nổi bật trong đời sống hằng ngày nhưng những sự kiện, sự

việc được phản ánh có sức lay động lớn. Những phóng sự này luôn chiếm một tỉ lệ lớn
trong các dạng phóng sự ở nước ta. Nguyên nhân là vì không phải ngày nào cũng có
những sự kiện lớn, những tình huống nổi bật để trở thành đề tài cho phóng sự, những
vấn đề cần giải đáp, giải quyết, những sự việc đáng quan tâm thì luôn sẵn có quanh ta.
Nhiều nhà báo đã thành công với dạng phóng sự này như: Huỳnh Dũng Nhân, Đỗ
Doãn Hoàng, Vĩnh Quyền.
Phóng sự phản ánh các sự kiện, sự việc: trong cuộc sống luôn có các sự việc, sự
kiện có tính chất và tầm quan trọng. Một số sự kiện có thể trở thành đề tài cho phóng
sự phải có tính điển hình cao, đáp ứng được nhu cầu thông tin thời sự, chứa đựng
những mâu thuẫn hoặc là đặt ra những câu hỏi cần được giải quyết, gợi lên những vấn
đề mà công chúng quan tâm. Ví dụ: những vụ án giết người, buôn lậu, các vụ tai nạn
thương tâm… Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện sự việc có khả năng đáp ứng nhu
cầu thời sự vì những sự kiện sư việc phản ánh thường mới xảy ra và có tính điển hình
cao. Nhiệm vụ chủ yếu của phóng sự sự kiện chủ yếu là diễn tả quang cảnh, hiện trạng
với toàn bộ dáng vẻ sinh động và phức tạp của nó. Đôi khi nó có thể đề cặp đến các
nguyên nhân và những vấn đề đặt ra sau sự kiện. Trong số các cây bút phóng sự của
nước ta thì Nguyễn Như Phong là người đạt được thành công ở thể loại này.
Phóng sự phản ánh chân dung nhân vật: là dạng giao thoa, kết hợp với thể ký
chân dung, trong đó tính chất ký chân dung được thể hiện ở việc lấy con người làm đối
tượng chủ yếu để phản ánh, tính chất phóng sự thể hiện rõ nhất ở hình thức và cách
thức phản ánh chân dung đó. Hiện nay dạng phóng sự này chiếm ưu thế ở một số tờ
báo lớn có phạm vi phát hành rộng như Tuổi Trẻ, Tiền Phong, Lao Động, Thanh
Niên,… Phóng sự chân dung là sự phá vỡ bố cục truyền thống của ký chân dung, hình
thành nên những bố cục mới mang đậm tính phóng sự như các tít phụ, bối cảnh và
12


nhất là ở cái nhìn đậm chất nhân văn của nhân vật trần thuật. Phóng sự chân dung có
thể phản ánh chân dung của cá nhân hoặc tập thể và bao giờ cũng đặt nhân vật của
mình vào bối cảnh đang vận động để phát triển bài phóng sự và hình tượng nhân vật

một cách năng động.
Phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng: là một dạng khá phổ biến phản
ánh về những hoàn cảnh và hiện trạng của đời sống mà không cần thiết phản ánh
những mâu thuẫn. Là thể loại phóng sự, dạng phóng sự này vẫn yêu cầu người viết có
nhiệm vụ khám phá, phát hiện và cung cấp những thông tin. Giúp người đọc có được
những kiến thức xác thực, sinh động về cuộc sống xung quanh họ, cung cấp những
thông tin mới mẻ, bổ ích và lý thú cho người đọc, giúp họ có những kiến thức cần thiết
để suy nghĩ, nhận thức và hành động.
Phóng sự điều tra: Là một thể loại kết hợp giữa phóng sự báo chí và thể loại điều
tra. Trong phóng sự điều tra, chất phóng sự được thể hiện ở hình thức còn chất điều tra
thể hiện ở nội dung. Đặc điểm nổi bậc nhất của thể loại phóng sự này có thể nói gọn
lại là: nội dung đậm chất điều tra, hình thức mang đậm chất phóng sự. Trong sạch và
thẳng thắng một cách mềm mại, linh hoạt. Phóng sự điều tra thường được thực hiện
trong các trường hợp sự kiện, tình huống, hiện trạng nào đó vẫn chưa có hướng giải
quyết hay cần được để công chúng biết đến, tránh sự mù mịt về thông tin. Trên báo
Công An, phóng sự điều tra là một dạng phóng sự phổ biến, thu hút sự quan tâm của
nhiều độc giả và có nhiều tác giả viết hay, ghi dấu ấn trong lòng người đọc khi viết
phóng sự điều tra.
Nhìn chung cách phân chia thể loại phóng sự trên chỉ là tương đối và theo lý
thuyết báo chí về phóng sự nên trên thực tế vẫn còn nhiều khác biệt, nhiều phóng sự có
thể có những đặc trưng của cả hai thể loại. Nhưng những cách phân chia trên là cơ bản
cho việc phân loại phóng sự trong việc nghiên cứu dễ dàng hơn.

1.1.3 Phân biệt phóng sự báo chí với một số thể loại khác
1.1.3.1 Phóng sự báo chí và phóng sự văn học
Các nhà nghiên cứu lí luận báo chí và văn học từng khẳng định: phóng sự là thể
loại trung gian giữa văn học và báo chí. Tuy nhiên cũng nhận định rằng phóng sự
mang nhiều tính chất báo chí hơn văn học. Trên thực tế tồn tại hai loại phóng sự là
phóng sự báo chí và phóng sự văn học. Đặc điểm chung của hai loại phóng sự này là
13



đều lấy sự kiện, người thật, việc thật làm đối tượng phản ánh chính.
Về phóng sự văn học ta có các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và Tam Lang Vũ
Đình Chí những năm 1930 là tiêu biểu. Còn về phóng sự báo chí thì là hầu hết các tác
phẩm phóng sự đăng trên báo Tuổi Trẻ, Lao Động, Thanh Niên,…
Trên thực tế thì có những tác phẩm phóng sự kết hợp nhuần nhuyễn tính chất của
cả báo chí và văn học nên rất khó phân biệt cho rõ ranh giới của hai thể loại. Có thể
nhận dạng cơ bản về sự khác nhau giữa hai thể loại qua các đặc điểm sau:
Về mặt dung lượng: có sự khác biệt giữa phóng sự văn học và phóng sự báo chí.
Phóng sự văn học do không giới hạn về dung lượng và thời gian nên tác phẩm được
trình bày với dung lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào người viết, chính điều này tạo nên
sự biến đổi sâu sắc trong tính chất của phóng sự văn học. Còn về phóng sự báo chí do
giới hạn về thời gian, đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự và khuôn khổ trang báo nên
dung lượng được giới hạn khoảng một đến hai ngàn chữ.
Phóng sự văn học không có nhiệm vụ đáp ứng những yêu cầu về tính xác thực
và tuyên truyền thời sự như phóng sự báo chí. Tuy nhiên, phóng sự văn học lại chịu sự
chi phối của yêu cầu thẩm mỹ văn học. So với phóng sự báo chí thì phóng sự văn học
không chịu sự ràng buộc vào con người, sự kiện có thật mà có thể mở rộng ta theo
dòng cảm xúc của tác giả.
Phóng sự văn học và phóng sự báo chí đều phản ánh những vấn đề về con người
thật, việc thật nhưng phóng sự báo chí thì phản ánh người thực việc thực một cách trực
tiếp nhất, tác giả là nhân chứng số một, dẫn dắt đọc giả đến với hiện thực và là người
trực tiếp “mắt thấy tai nghe” chứ không phải tưởng tượng qua hiện thực cuộc sống
hằng ngày. Đồng thời tác giả là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước dư luận những
gì mình viết ra. Đảm bảo tính trung thực, khách quan, khi viết phải có địa chỉ cụ thể để
tạo tính chân thực.
Lối văn trong phóng sự báo chí phải đạt yêu cầu cao hơn lối văn trong phóng sự
văn học, người viết phóng sự báo chí linh hoạt trong kết cấu, sáng tạo trong lựa chọn
giọng điệu, ngôn ngữ thiên về phản ánh, diễn tả chính xác cụ thể người thực – việc

thực, không dùng lời lẽ khoa trương, ẩn dụ, hoán dụ hay các phương thức nghệ thuật
ngôn từ văn học.
Để tác động vào nhận thức của độc giả một cách nhanh chóng và hiệu quả thì tác
giả phải sử dụng ngôn từ mang nghĩa tường minh, đơn nghĩa và phản ánh đúng bản
14


chất của sự việc. Bên cạnh đó phóng sự báo chí phải đảm bảo yêu cầu tính thời sự của
sự việc sự vật, tìm ra được những mâu thuẫn gay gắt trong sự kiện, hiện tượng được
khám phá.
Trong phóng sự văn học, tác giả có thể tổ chức lại các sự kiện, hiện tượng, sắp
xếp các tình huống, nhân vật và sử dụng các thủ pháp nghệ thuật. Việc tái hiện và thẩm
định sự thật trong phóng sự văn học xuất phát từ thái độ thẩm mỹ như trong các tác
phẩm ký văn học khác. Phóng sự văn học có thể phản ánh hiện thực ở nhiều phương
diện khác nhau và đặc biệt chú ý đến vấn đề con người. Tác giả phóng sự văn học có
thể vận dụng vốn kiến thức của mình vào việc diễn đạt, tái hiện lại hiện thực trong tác
phẩm. Có nghĩa là nhân vật trần thuật giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra giọng
điệu của tác phẩm phóng sự gắn liền với bản sắc mỗi cá nhân của người viết phóng sự.
Những tác phẩm phóng sự văn học tuy vẫn đảm bảo tính xác thực và tính thời sự
nhưng không còn là những tính chất quyết định đến tác phẩm. Chất hiện thực được lấy
làm tiêu điểm khai thác nhưng quan trong nhất vẫn là những vấn đề mang tính xã hội
rộng lớn. Hiện thực không chỉ là những lát cắt mà là một phần của đời sống được đưa
vào tác phẩm, một bức tranh sinh động, cụ thể và mang tính khái quát cao. Mức độ hư
cấu của phóng sự của văn học dừng lại mức vừa phải, ở mức độ tô đậm hay làm mờ
nhạt các chí tiết mà tác giả cho là cần thiết trong tác phẩm. Cũng có thể hư cấu những
phần mà người ta không thể nhìn thấy hay nghe thấy như thế giới nội tâm của nhân
vật, nhân chứng. Nhân vật trong phóng sự văn học đạt đến mức độ điển hình thì vẫn là
phần phụ và làm cho nhân vật thực hơn chứ không thay đổi nguyên hình nhân vật.
Với phóng sự báo chí, người viết có thể thể hiện thái độ khách quan, có cái gì
phản ánh cái đấy, một cách trung thực. Nhưng với phóng sự văn học, để đảm bảo tính

thẩm mỹ cũng như giá trị nhận thức cho đọc giả thì tác giả có thể thể hiện tình cảm
chủ quan của mình trước hiện thực bằng những triết lý chân thành, những lời bình
mang tính cá nhân.
Ngôn ngữ trong phóng sự báo chí đòi hỏi cô đọng, súc tích, gọi đúng tên sự vật
hiện tượng, chuẩn về mặt ngữ nghĩa và chỉ có một nghĩa tường minh. Kết cấu tác
phẩm ngắn gọn, ý tưởng của tác giả nằm ngay trong văn bản, người đọc bình dân cũng
có thể hiểu được. Ngôn ngữ trong phóng sự văn học là ngôn ngữ giàu hình tượng,
mang tính khái quát cao và tồn tại hai lớp nghĩa: tường minh và hàm ẩn. Điều này
ngoại trừ giúp phản ánh thông tin một cách thời sự, đề cập các biện pháp giải quyết mà
15


còn gợi mở, tạo cho người đọc cảm xúc yêu ghét trước hiện thực được đề cập. Kết cấu
phóng sự văn học thường dài và kết thúc theo hướng mở. Từ đó, phóng sự văn học tồn
tại lâu dài hơn trong lòng người đọc.

1.1.3.2 Phóng sự với bản tin
Phóng sự và bản tin là hai thể loại quan trọng trên báo chí. Cả hai đòi hỏi sự chân
thật khi phản ánh sự vật, hiện tượng. Phóng sự có kết cấu linh hoạt, bút pháp giàu chất
văn học trong việc thẩm định và phản ánh hiện thực, ngôn ngữ chính xác, giàu hình ảnh
và có khả năng diễn đạt cao. Ngôn ngữ bản tin phải chính xác, hạn chế dùng các biện
pháp tu từ, lối nói bóng gió để người đọc dễ dàng tiếp nhận.
Khi viết phóng sự và bản tin phải đáp ứng tiêu chí thông tin đầy đủ cho người đọc
(5W + 1H). Các thông tin 5W là Who (ai – Trong tin có những ai?), What (chuyện gì –
sự kiện gì xảy ra?), Where (ở đâu – Trong tin có những đâu?), When (khi nào – chuyện
xảy ra lúc nào?), Why (tại sao – Tại sao chuyện đó lại xảy ra?). 1H là How (như thế nào –
chuyện xảy ra như thế nào?). Cả hai thể loại đều có nhiệm vụ đưa tin trực tiếp đến người
đọc. Tuy nhiên bản tin yêu cầu những thông tin mới nhất, nóng bỏng nhất, có tính thời sự
cao nhất và thu hút sự quan tâm của đọc giả. Dung lượng của bản tin thường ngắn, giới
hạn về câu chữ cho đến dung lượng nên thông tin được nén trong bản tin rất cao. Phóng

sự thì ngược lại, không bị giới hạn nhiều về dung lượng cho nên lượng thông tin được
dàn trải suốt bài, cách sắp xếp luồng thông tin dàn trải đó đòi hỏi người viết phóng sự
phải có những kỹ năng và bản lĩnh để đảm bảo phóng sự không bị nhàm chán.
Từ những thông tin mà bản tin đã đưa thì người viết có thể sử dụng lại để viết
phóng sự với điều kiện là những thông tin đó có nội dung quan trọng mà bản tin vẫn chưa
đưa ra được nguyên nhân hay kết quả. Những thông tin được bản tin đưa ra khá lâu cũng
có thể trở thành phóng sự với điều kiện là tin đó có tính thời sự, những vần đề mà xã hội
quan tâm hay những chuyện có sức lôi kéo sự quan tâm của dư luận. Phóng sự đề cặp đến
những vấn đề nỗi bật, điển hình nhất chứ không phải bất cứ thông tin nào cũng có thể viết
thành phòng sự.
Câu cú của bản tin phải ngắn gọn, cô động, xúc tích nhưng phải sống động, thường
sử dụng câu đơn và loại câu tường thuật để người đọc dễ dàng tiếp thu. Trong phóng sự,
người viết vận dụng đa dạng các loại câu, các biện pháp tu từ, bút pháp để diễn tả bài
phóng sự sinh động, hấp dẫn với người đọc. Cái tôi trần thuật trong bản tin không xuất
hiện nhiều như trong phóng sự. Trong bản tin hạn chế các cảm xúc cá nhân, nhưng đôi
16


khi cảm xúc cá nhân vẫn có thể được sử dụng nhằm định hướng dư luận – hiện thực xã
hội để đảm báo tính khách quan.
Tiêu đề của bản tin mang tính chất thông báo là chính như: Nông dân sẽ được hỗ trợ
tạm trữ lúa gạo hay Việt kiều được mua đất để xây nhà ở (Báo Tuổi Trẻ ra ngày Thứ sáu
24/5/2013). Chỉ cần đọc tiêu đề cũng có thể biết được nội dung của bản tin. Một điểm
nữa là ở bản tin đó dung lượng ngắn nên thường không có đề dẫn còn ở phóng sự thì đề
dẫn là một phần dẫn đến thành công của bài phóng sự.

1.1.4 Những tham tố của một bài phóng sự
Kết cấu: để có một bài phóng sự hay, thu hút sự quan tâm của đọc giả đòi hỏi
người viết phải có tay nghề, dày dặn kinh nghiệm, ngoài việc cung cấp thông tin đến
cho người đọc theo nguyên tắc thì người viết phải biết cách sắp xếp những nội dung

thông tin trong bài theo một hệ thống. Tùy theo đề tài và sự lựa chọn của người viết ta
có thể viết theo nhiều dạng cấu trúc bài phóng sự:
Kết cấu mô hình tam giác ngược: là mô hình được thực hiện bằng cách đưa cao
trào của sự kiện lên trên hết, mô hình này thường được sử dụng để phản ánh những
trường hợp sự kiện xảy ra đột xuất hoặc những trường hợp đặc sắc mà tin tức đã phản
ánh nhưng chưa giải đáp những mâu thuẫn cụ thể đang trong quá trình vận động và
những biện pháp giải quyết. Kết cấu dạng này thường đưa lên đầu kết cục của sự kiện,
hoặc bằng tài liệu cụ thể đưa ra kết luận, nhận định, đánh giá về toàn cục của một sự
kiện nào đó một cách khái quát nổi bật, sau đó trình bày lần lượt những tiến trình phát
triển của sự kiện để minh họa. Sự kiện có thể xuất hiện với bạn đọc theo trình tự thời
gian diễn biến hoặc chia thành những đề mục. Người viết phóng sự sử dụng kết cấu
này cũng cần chú ý đến việc sắp xếp các biến cố hoặc các đoạn trong bài phóng sự
xuất hiện phài làm sao lôi cuốn, tạo hứng thú, tò mò, làm cho người đọc không ngừng
theo dõi hết phóng sự.
Kết cấu mô hình kim cương: là dạng kết cấu nâng cấp lên từ mô hình tam giác
ngược, cũng là đưa thông tin quan trọng lên phần đầu, nhưng giữ lại một vài chi tiết
quan trọng (có ý nghĩa, gây tò mò) để lại cuối bài phóng sự. Kết cấu kim cương có ưu
điểm đưa thông tin, sự kiện đến người đọc một cách sinh động, hấp dẫn, tránh đi sự
đơn điệu, nhàm chán. Người viết phóng sự viết theo kết cấu này nếu không biết cách
sắp xếp thông tin khéo léo thì bài phóng sự sẽ bị loãng, gây ra tình trạng độc giả không
17


theo hết đến cuối bài và sẽ bỏ lỡ một số chi tiết ở cuối bài.
Kết cấu theo mô hình diễn biến sự kiện: mô hình này thể hiện nội dung theo bậc
thang nhận thức trước sau và cũng là cách thể hiện nội dung theo trình tự thời gian, sự
việc xảy ra trước trình bày trước, xảy ra sau trình bày sau. Bố cục đòi hỏi người viết
chú ý đến sự trình bày nội dung diễn biến của sự kiện kết hợp với các chi tiết đặc sắc,
tạo cho người đọc luôn nhận được cái mới, cái bất ngờ. Khi cần, người làm phóng sự
có thể kết hợp với việc trình bày những suy nghĩ, liên tưởng, cảm xúc bằng lời văn

nghị luận, nhằm gợi cho công chúng những nhận thức mới…Khi lựa chọn loại kết cấu
này người viết cần chú ý tình trạng khô khan, dài dòng, làm loãng bài phóng sự khi
vận dụng lối văn chính luận.
Kết cấu dạng chứng minh: là dạng kết cấu phù hợp với thể loại phân tích, điều tra
và bình luận. Với dạng này người viết thường đề cặp đến luận điểm chính trước sau đó
đưa ra hàng loạt lời lẽ chứng minh dựa trên lý lẽ và sự kiện.
Người viết phóng sự lựa chọn kết cấu phù hợp với nội dung thông tin để truyền
tải đến người đọc. Bài viết có thành công hay không một phần cũng tùy thuộc vào
năng lực và kinh nghiệm của người viết, biết cách lựa chọn và sắp xếp nội dung, vận
dụng các biện pháp tu từ, các luận điểm, dẫn chứng và cái tôi trần thuật của tác giả một
cách đúng đắng, chính xác và sáng tạo.
Tiêu đề: là một yếu tố hình thức có tác dụng làm cho bài phóng sự hấp dẫn, thu
hút sự chú ý của người đọc. Để có tiêu đề hay, hấp dẫn thì tiêu đề đó phải ngắn gọn,
súc tích và thâu tóm phần lớn nội dung của bài phóng sự. Một điều cần chú ý nữa là
đối với người viết phóng sự thì tiêu đề hay không phải là những tiêu đề giật gân, kích
thích hay có tính bạo lực. Tiêu đề không quá chân phương hay trí thức.
Cùng một sự kiện, người viết có thể đặt tiêu đề theo nhiều cách khác nhau. Cách
thể hiện nội dung ở tiêu đề phân bố ở ba bộ phận gồm: Nhập đề, Tít đề và phụ đề.
Nhập đề là thành phần dẫn nhập vào tiêu đề hay còn gọi là phần mở đề, có tác
dụng lôi kéo sự chú ý của người đọc. Dòng thứ nhất của phóng sự thường là nhập đề.
Nhập đề thường là đề ngữ của câu, sau phần nhập đề thường có dấu hai chấm hoặc
gạch nối.
Tít đề là phần giữ chức năng thông tin nội dung chính của bài phóng sự. Những
thông tin quan trọng nhất thường được đưa vào tít đề, càng nhiều thông tin trong 5W +
1H được đưa vào tiêu đề càng nhiều càng tốt.
18


Phụ đề là phần có thể có một chi tiết đặc trưng đặc biệt thường được nhấn mạnh
trong bài phóng sự, có thể là nội dung bổ sung quan trọng hay là một bộ phận trong bài

phóng sự nhiều kỳ. Thông thường phần phụ đề này đảm nhiệm vai trò bình luận,
thường là lời bình luận sơ bộ đầu tiên và người viết thường đưa phần bình luận vào đề
dẫn. Tuy nhiên không phải tất cả các tiêu đề bài báo đều yêu cầu có đủ ba phần trên.
Tiêu đề thường chỉ có phần tít đề.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau ta có thể phân chia tiêu đề thành nhiều loại
khác nhau:
-

Căn cứ vào nội dung của tiêu đề có: tiêu đề nhận định, tiêu đề bình luận, tiêu

đề thông báo, tiêu đề tường thuật, tiêu đề khẳng định, tiêu đề sự kiện,…

-

Căn cứ vào mô hình cấu tạo ta có hai loại tiêu đề: tiêu đề câu – thường sử

dụng trong lĩnh vực chính trị, đòi hỏi sự trang trọng, nghiêm túc; tiêu đề là cụm từ cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
Sapo: là phần dẫn dắt, thường đặt sau tiêu đề bài phóng sự, trước phần nội dung
chính của bài phóng sự và thường đặt trong các khung kẻ. Sapo đóng vai trò hấp dẫn
người đọc, kích thích tò mò, gây hứng thú, đề dẫn được xem là linh hồn của bài phóng
sự.
Sapo thường mang nội dung quan trọng, cốt lõi, làm nổi bật chủ đề của bài phóng
sự nhằm gây ấn tượng ban đầu cho đọc giả. Sapo là thành phần bình luận khái quát
chung của bài phóng sự. Sapo không phải là phần tóm tắt nội dung, không quá chi tiết,
không trùng với nội dung vì như thế bài phóng sự sẽ không thu hút sự quan tâm của
đọc giả.
Ở mọi thể loại, người viết có thể viết sapo theo nhiều cách khác nhau. Đối với
truyện ngắn hay tiểu phẩm, người viết có xu hướng chọn cụm câu hay nhất trong bài
để làm sapo. Đối với bản tin, người viết thường chọn những nội dung thông tin quan
trọng, mấu chốt để làm sapo. Đối với thể loại phóng sự, người viết lại đưa những cảm

nhận ban đầu của mình để làm sapo, ngoài ra người viết có thể đưa thông tin kèm theo
bình luận, đánh giá, các dụng ý nghệ thuật để gây sự chú ý của đọc giả.
Về vị trí, sapo thường đặt phía sau tiêu đề, nằm bên trái hoặc có khi nằm giữa bài
báo. Sapo thường được đặt trong khung kẻ. Chữ có thể in đậm, nghiêng hoặc in hoa và
thường lớn hơn cỡ chữ của bài viết, khi sapo dẫn cũng không nên viết nhiều, dung
lượng chữ không chiếm quá 1/10 bài phóng sự.
19


Bố cục bài phóng sự: bất kỳ bài phóng sự nào cũng gồm có ba phần. Tùy theo ý
đồ của người viết mà phóng sự được viết theo những mô hình khác nhau. Đôi khi có
thể thêm phần giới thiệu trước khi vào bài nhằm nêu rõ lý do, xuất xứ của sự kiện,
hoàn cảnh lịch sử, hoặc nhân vật đặc biệt của bài.
Phần mở đầu: thông qua sự kiện, sự việc, tình huống, nhân vật mà người viết nêu
lên vấn đề phóng sự đề cặp đến. Vấn đề đó được tác giả thể hiện dưới dạng câu hỏi
hoặc câu khẳng định. Phần này thường ngắn gọn và được đặt trước tít phụ. Có nhiều
cách mở đầu một bài phóng sự như: mở đầu bằng bối cảnh dẫn tới phát sinh sự kiện;
mở đầu bằng đưa cao trào của sự kiện ra rồi đặt câu hỏi hoặc đánh dấu hỏi để gây chú
ý; mở đầu bằng cách miêu tả sự kiện, hiện tượng hoặc tính cách đặc sắc của nhân vật.
Phần thân bài: còn gọi là phần diễn giải, chứng minh sự tồn tại của vấn đề đã
nêu. Thân bài là phần chủ chốt của tác phẩm, thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Thân bài không phải là nơi gói ghém những tài liệu khô khan, công thức theo lối khái
quát chung chung mà là phần trình bày nội dung sinh động của sự kiện, làm sáng tỏ
vấn đề. Trong phần này tác giả trình bày một cách cụ thể, chi tiết, chân thật vấn đề
được nói đến mà người viết đã thu thập được. Những chi tiết sự kiện đó được sắp xếp
một cách có chủ đích nhằm làm sáng tỏ vấn đề đã nêu. Người viết vận dụng cái tôi
trần thuật của mình để xâu chuỗi lại các sự kiện và viết nên một phóng sự. Người viết
chú ý trình bày sao cho đem lại hiệu quả thông tin cao nhất.
Phần kết luận: là phần quan trọng nhất trong phóng sự vì nó là mục đích mà tác
phẩm đạt tới. Trong phóng sự cần có sự lập luận rõ ràng, các yêu tố luận điểm, luận

cứ, luận chứng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Các luận điểm, luận cứ và luận
chứng càng liên kết chặt chẽ với nhau thì càng đạt được hiệu quả cao hơn. Trong phần
kết bài của người viết phóng sự thường đề xuất ý kiến của mình nhằm trả lời các vấn
đề được nêu ra, cần trình bày một cách ngắn ngọn, hàm xúc, gây ấn tượng mạnh cho
đọc giả.
Trong ba phần của phóng sự thì phần thân bài và kết thúc là linh hồn của cả bài
phóng sự. Dạng kết cấu ba phần của phóng sự cũng không khác mấy các thể loại báo
chí khác. Nhìn một cách tổng quát thì kết cấu tạo nên mô hình cho bài phóng sự.
Ảnh phóng sự có vai trò quan trọng, giúp tô đậm chủ đề, tăng thêm tính hấp dẫn,
giúp người đọc hình dung ra sự việc, sự kiện, nhân vật được phóng sự mô tả đến.
Trong báo chí, ảnh của phóng sự thường do chính tác giả bài viết chụp. Điều này làm
20


công chúng tin tưởng vào nội dung bài viết hơn vì chính bức ảnh khiến đọc giả hiểu
rằng chính tác giả đã trực tiếp thu thập thông tin. Một bài phóng sự có thể có một hoặc
nhiều ảnh minh họa.
Ngoài những ảnh có nội dung sát với chủ đề phóng sự, một số trường hợp người
ta còn sử dụng những hình ảnh có tính độc lập với phóng sự nhưng lại mang ý nghĩa
rất lớn trong việc thể hiện chủ đề vì nó được tác giả gắn với những cảm nhận riêng của
mình. Ảnh như vậy có tác dụng gợi mở làm người đọc suy ngẫm.
Khi sử dụng ảnh phóng sự cần chú ý đến các yêu cầu sau: hình ảnh sống động,
chân thực, bố cục, hình khối, màu sắc, đường nét,… phải đạt chuẩn; khi nội dung
truyền tải thật cần thiết để chứng minh thì ta mới sử dụng ảnh để minh họa, thuyết
phục người đọc; ưu tiên sử dụng các ảnh cận cảnh để người đọc dễ nắm bắt và nhận
diện thông tin, đặc biệt ảnh trên báo chí không có màu.
Khi sử dụng ảnh trên báo chí nói chung hay ảnh trên phóng sự nói riêng thì người
viết phải có chú thích rõ ràng, cụ thể. Tuy nhiên khi chú thích cần tránh việc lặp lại
thông tin mà hình ảnh diễn tả, hay có chú thích quá dài dòng hoặc thông tin chung
chung.


1.2 Vài nét về tác giả và tác phẩm
1.2.1 Tác giả Huỳnh Dũng Nhân
Huỳnh Dũng Nhân sinh năm 1955, nguyên quán tại Bến Tre, lớn lên tại Hà Nội.
Đã tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và Khoa Báo chí,
Trường Tuyên huấn Trung ương Hà Nội (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền
thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh). Hiện nay, Huỳnh
Dũng Nhân là Ủy viên BCH, Phó Ban Nghiệp vụ của Hội Nhà báo Việt Nam; Tổng
biên tập tạp chí Nghề báo của Hội Nhà báo TP.HCM; Giảng viên học phần Phóng sự
của Khoa Báo chí, Trường Đại học KHXH&NV TP HCM.
Điểm nổi bật trong sự nghiệp báo chí của Huỳnh Dũng Nhân là các tác phẩm
phóng sự. Trong nhiều năm liền, Huỳnh Dũng Nhân được coi là một trong những cây
bút viết phóng sự sung sức nhất của báo Lao Động. Với những đề tài muôn mặt đời
thường, có khi nhiều đồng nghiệp đã viết, nhưng đến nhà báo, đề tài đó lại được khơi
sâu theo khía cạnh khác, khiến người đọc đôi khi giật mình và cảm thấy thực sự thú vị.
Trong các bài phóng sự của ông được bạn đọc yêu mến như: “Con đường bia bọt”,
21


“Vượt cạn thời dịch vụ”, “Tôi đi bán tôi”, “Chuyện tế nhị thường ngày”, “Dân
nhậu”, “Tôi là đà điểu Củ Chi”... đều mang rất đậm tính chất đời thường ấy. Và
người ta có ấn tượng nhất là những chuyến đi xuyên Việt bằng xe máy dọc ngang đất
nước rất lãng tử và mang lại nhiều bài viết độc đáo.
Huỳnh Dũng Nhân cũng là một người thích hoạt động xã hội, đã được bầu là Đại
biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa 6, trở thành giảng viên thỉnh
giảng đại học, tham gia hoạt động xã hội khác, viết kịch, làm thơ và còn là một vận
động viên bóng bàn có tên tuổi trong làng báo. Ở lĩnh vực nào Huỳnh Dũng Nhân
cũng cố gắng phấn đấu hết mình và có hiệu quả tích cực để thực hiện phương châm
sống là “làm sao cho xứng đáng một lần xuất hiện trên đời”.
Phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân thường có cách vào đề tự nhiên, độc đáo với

chất Nam bộ đầy cá tính - ưa thẳng thắn, không dài dòng lý sự. Nhiều năm qua tác giả
đã cho ra đời nhiều tác phẩm phóng sự độc đáo không chỉ đáp ứng yêu cầu thời sự, mà
còn có tính nhân văn sâu sắc về những số phận con người. Mỗi trang phóng sự của
Huỳnh Dũng Nhân đều thể hiện một tấm lòng ưu ái, không khoa trương, không dạy dỗ
hay răn đe và do vậy, tính nhân bản, niềm cảm thông và sự sẻ chia day dứt ở những
trang viết này là rất rõ rệt. Có thể nhận ra những điều đó trong các tác phẩm tiêu biểu
như: Tôi đi bán tôi, Vết xe lăn trên cát Long Hải, Hai giờ dưới lòng đất...
Trong phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân đề tài xuất hiện bất cứ đâu và việc
thường người thường là đề tài có tần số xuất hiện cao nhất. Chúng được tái hiện sinh
động, đầy tình cảm với những nhận xét thú vị và không hề theo khuôn mẫu nào. Với
những đề tài như thế, phóng sự của tác giả trầm tư, xót xa trước nỗi đau mất mát của
người đời trước cảnh đời buồn khổ, trước bệnh tật hiểm nghèo. Đặc biệt, người đọc
dành tình cảm cho những trang viết của tác giả về những nơi mà không phải chỉ có tác
giả ghé thăm nhưng phải chờ đến phóng sự của ông người ta mới thấy hứng thú,
những vẻ đẹp bất ngờ: Hà Nội mùa thu, Hà Nội tháng nóng nhất, Ngoài ấy là
Trường Sa…
Trong những năm qua tác giả đã cho ra đời nhiều đầu sách thuộc nhiều thể loại
gồm có:
-

Tuyển tập phóng sự: Ăn tết trong rừng chó sói (1995); Ký sự xuyên Việt

(1996); Tôi đi bán tôi (2001); Những người đi trong gió(2005); Kính thưa Ô-sin
(2012).
22


-

Truyện ngắn: Ba hồi chuông (2004).


-

Truyện thiếu nhi: Truyện kể về một tài năng.

-

Tản văn: Sao băng (2002); Giọt lệ trên trời (2007).

-

Thơ: Dã quỳ tím (2011).

-

Giáo trình: Phóng sự, từ giảng đường đến trang viết (2007); Để viết phóng sự

thành công (2012).
-

Sách khác: Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn (1981).

Một con người tài năng của làng phóng sự, sau hơn 30 năm tác giả thừa nhận
rằng đã “Tôi đi bán tôi” cho nghề báo, đã có được một chỗ đứng vững chắc trong nghề
báo. Huỳnh Dũng Nhân quan niệm “Cái tâm người làm báo chuyên nghiệp luôn giữ
cho anh ta đứng vững trong khi phải lao vào những cơn lốc đen như thế.”[15, tr.420].
Để có những thành công như vậy, Huỳnh Dũng Nhân đã có những chuyến đi khắp mọi
miền, dấn thân vào nguy hiểm để mở cho mình một con đường riêng và đang đi trên
nó suốt mấy mươi năm qua. Đề tài của Huỳnh Dũng Nhân thường là những là những
câu chuyện quen thuộc của đời sống với những cái nhìn và chiêm nghiệm đầy thú vị,

đấy là một trong những lý do nhiều người đọc yêu mến phóng sự Huỳnh Dũng Nhân.
Nhà báo Quý Hiên cũng từng nhận xét về Huỳnh Dũng Nhân như sau: “Huỳnh
Dũng Nhân có thể không phải là người viết phóng sự hay nhất trong báo giới nước ta
nhưng rõ ràng sau sự đón nhận nồng nhiệt của đọc giả với phóng sự Huỳn Dũng Nhân
ở những năm đầu thập kỷ 90 vừa qua đã có một trào lưu phóng sự kiểu “Huỳnh Dũng
Nhân” nhưng lại không ai thành công như anh trong trào lưu này cả.”[13, tr.427]. Ở
điểm này người viết hoàn toàn đồng ý với nhà báo Quý Hiên, tuy không phải là cây
bút xuất sắc nhất nhưng Huỳnh Dũng Nhân là cây bút độc nhất vô nhị của nước ta hiện
nay.

1.2.2 Tuyển tập phóng sự “Kính thưa Ôsin”
Huỳnh Dũng Nhân cho ra đời tuyển tập phóng sự Kính thưa Ô-sin như một sự
tổng kết và kỷ niệm cho 30 năm làm báo và viết phóng sự của mình. Là sự đúc kết,
chiêm nghiệm lại suốt những năm tháng tác giả lang thang khắp đất nước. Một sự nhìn
lại từ một con người tài hoa trải qua biết bao nhiêu chuyện đời chuyện người. Trong 30
năm làm báo và viết phóng sự của nhà báo Huỳnh Dũng Nhân được thể hiện trọn vẹn
qua 30 tác phẩm trong tuyển tập Kính Thưa Ô-sin, gồm những phóng sự hài hước,
23


thâm trầm và phản ánh nhiều góc nhìn vào một thế giới tưởng chừng như quen thuộc
nhưng vẫn còn không biết bao điều cần khám phá. Qua tuyển tập này ta có thể có cái
nhìn tổng quát phong cách của Huỳnh Dũng Nhân, một lối văn hài ước, dí dỏm với
những cái cười đằng sau những mâu thuẫn tưởng như nhỏ nhặt của đời sống, hay
những câu văn đoạn văn đầy chất trữ tình của một nhà văn. Phong cách kết hợp nhuần
nhuyễn của báo chí và văn chương đã khu biệt Huỳnh Dũng Nhân với nhiều cây bút
khác suốt 30 năm qua.
Kính thưa Ô-sin là tuyển tập phóng sự gồm 30 tác phẩm, cũ nhất là phóng sự
Hai giờ dưới lòng đất, mới nhất là phóng sự Trước một dòng sông. Có thể xem Kính
Thưa Ô-sin là một lần tái bản của các tuyển tập phóng sự trước như Ăn tết trong rừng

chó sói, Ký sự xuyên việt và Tôi đi “bán” tôi. Tập hợp gần như đầy đủ các bài viết
tiêu biểu cho phong cách phóng sự Huỳnh Dũng Nhân. Sức nặng của tuyển tập được
đánh giá là ở sự đa dạng đề tài của 30 phóng sự được tác giả chọn ra. Hầu như phóng
sự nào ta cũng có tác giả cũng dẫn dắt người đọc đi từ cái lớn nhất đến cái nhỏ nhặt
nhất. Người đọc có thể bật cười trước những trang viết dung dị về một Hà Nội dưới
góc nhìn của một người từng sinh sống ở Hà Nội và trở về Hà Nội trong Hà Nội –
Tháng nóng nhất, nhưng cũng có thể nhìn thấy đằng sau những nụ cười tếu táo về
Con đường bia bọt là cả sự trăn trở về cuộc sống, về đời người. Người đọc có thể
khám phá những ngành nghề đầy vất vả như nghề đào mỏ than hay ngậm ngùi chua
chát với những cô gái lỡ lầm ở đất cảng Hải Phòng, hoặc có thể chia sẻ buồn vui với
nghề cửu vạn trong Tôi đi “bán” tôi… Và còn nhiều nhiều những câu chuyện chất
chứa nhiều tâm sự của chính người viết đã giằng xé và viết nên những trang phóng sự
đầy chất đời thường. Chính những điều trên đã tạo ra phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân
đầy sức sống và hoa mỹ.
Tuyển tập phóng sự “Kính thưa Ô-sin” của Huỳnh Dũng Nhân có thể xem là tập
hợp những giá trị và tinh hoa của phóng sự Huỳnh Dũng Nhân suốt nhiều năm miệt
mài với nghề và là một quyển sách có thể xem là tiêu biểu cho người đọc khi muốn
tìm hiểu về phong cách phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân.

24


CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TUYỂN TẬP
“KÍNH THƯA ÔSIN”
2.1

Cái nhìn về vấn đề tệ nạn xã hội

Không phải là đề tài thường viết của Huỳnh Dũng Nhân nhưng khi viết những
phóng sự về tệ nạn xã hội hay bất cứ đề tài nào khác thì tác giả cũng luôn tìm được

chỗ đứng nhất định. Cũng xâm nhập vào thực tế, điều tra tìm hiểu về mọi khía cạnh
của các tệ nạn nhưng phóng sự của Huỳnh Dũng Nhân không gai góc và quyết liệt như
những nhà báo chuyên viết về mảng đề tài này mà có gì đó mềm mại, uyển chuyển khi
đưa ra các vấn đề, mạnh mẽ, gan dạ khi tiếp cận và trình bày, hài hước trong bình luận
và sâu sắc trong các thông điệp định hướng được gửi đi trong các phóng sự. Ở phóng
sự Huỳnh Dũng Nhân vừa có sự kết hợp giữa một nhà báo và một nhà hoạt động xã
hội, luôn có sự đau đáu, nhức nhối về các vấn đề tệ nạn xã hội và số phận của những
con người gắn liền với nó.
Trong bài phóng sự Góc tối ở thành phố cảng khai thác một loạt đề tài mang
tính hình sự ở Hải Phòng như nạn chặt chém mùa du lịch, mại dâm và các tệ nạn xã
hội khác. Là một vấn đề không mới nhưng lúc nào cũng nóng ở Hải Phòng nên khi
tiếp cận đề tài nhạy cảm và có phần mạo hiểm này Huỳnh Dũng Nhân vẫn chọn cách
trực tiếp thâm nhập vào những góc tối ở thành phố cảng, trực tiếp làm việc với các con
người trong cuộc.
Quan sát, lắng nghe và chứng kiến cuộc sống của một bộ phận trong đó để hiểu
rõ hoàn cảnh của họ, cố gắng đưa bài viết một cách khách quan nhất, không đứng trên
bất kỳ một lập trường nào để nhìn nhận và phán xét, ông tiếp cận vào thế giới của họ
như những người bạn. Thế giới ngầm của những con người sống ngoài vòng pháp luật
bắt đầu trong phóng sự bằng hình ảnh 3 cô gái trẻ mà tác giả làm quen được, 3 cô gái
với 3 cuộc đời khác nhau, chung một nghề nghiệp là từ làm nghề mát-xa bị đưa đẩy
làm gái điếm, bên cạnh đó là hình ảnh lãng tử của một anh chàng giang hồ hào hiệp
như trong truyện kiếm hiệp khi ra tay giúp đỡ các cô gái giang hồ, các nhân vật trong
phóng sự này cũng như nhiều phóng sự khác của Huỳnh Dũng Nhân đều không có tên,
họ là chính họ vừa là đại diện cho nhiều người như họ, hình ảnh biểu trưng cho các số
phận giống họ, qua đó nêu bật lên các vấn nạn xã hội đang tồn tại ở đất cảng.
25


×