Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Nhịp cầu dược lâm sàng bài số 2 bệnh tăng huyết áp và cách phòng tránh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 93 trang )

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 1/93


BAN CỐ VẤN
PGS.TS.BS. Tạ Mạnh Cường, BV Bạch Mai, HN
DS. Nguyễn Tiến Đức, BV FV, HCM
Ths.DS. Đỗ Thị Hồng Gấm, BV Bạch Mai, HN
DS. Đỗ Thị Hà, BV Roanne, Pháp
Ths. DS. Nguyễn Như Hồ, ĐH Y Dược Tp. HCM
DS. Nguyễn Quốc Hòa, ĐH Y Dược Tp. HCM
Ths.DS. Nguyễn Thị Mai Hoàng, ĐH Y Dược Tp. HCM
TS.DS. Nguyễn Thị Liên Hương, Trưởng bộ môn DLS, ĐH Dược HN
PGS. TS. BS. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Khoa Dược, ĐH Y Dược Hải Phòng
GS.TS.BS. Phạm Gia Khải, Chủ tịch hội tim mạch học Việt Nam, Giám Đốc Phòng Khám Đa Khoa
Khải An
DS. CKII. Đào Kim Ngà, Trưởng khoa Dược, BV quận 11, HCM
Ths.DS. Nguyễn Tứ Sơn, ĐH Dược Hà Nội
DS. CKI. Nguyễn Thế Sơn – Trưởng khoa dược, BV Đa Khoa Sài Gòn
DS. Mai Thành Tấn, Trường Trung cấp Tổng hợp Đông Nam Á
Ths.DS.Trương Viết Thành, Trưởng bộ môn DLS, ĐH Y Dược Huế
DS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, BV Đa Khoa Đà Nẵng
BAN BIÊN TẬP
Tổng biên tập: Ths.DS. Võ Thị Hà, ĐH Y Dược Huế
Phó tổng biên tập: TS.DS. Nguyễn Thị Vân Anh, ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội
Điểm tin dược trong nước: SVD2. Lê Quang Thắng, ĐH Y Dược HCM
Thuốc mới: DS. Vũ Thị Vân
Cảnh giác dược: Ths.DS. Nguyễn Duy Hưng
Thực hành DLS: Ths.DS. Lê Bá Hải, ĐH Dược Hà Nội
Đào tạo Dược: Ths.DS. Hoàng Hà Phương, ĐH Dược Hà Nội


Dược điều trị: TS.DS. Nguyễn Thị Vân Anh, ĐH Khoa học và Công nghệ HN
Ca lâm sàng: Ths.DS. Võ Thị Hà, ĐH Y Dược Huế
Điểm tin các bài báo: Ths.DS. Võ Thị Hà, ĐH Y Dược Huế
Thiết kế trang bìa: SVD5. Phạm Ngọc Huy, ĐH Y Dược HCM
Kiểm tra lỗi chính tả: Nguyễn Tố Uyên, Lê Thị Hương.
Cộng tác viên: các thành viên Nhóm dịch thuật NCDLS (hơn 900 thành viên). Link:
/>LIÊN HỆ:
Trang blog: />Trang facebook: />Đăng bài trên page NAMUD - Cộng đồng Dược Việt Nam: />Group trao đổi qua email:
/>Tạp chí "Nhịp cầu Dược lâm sàng" là tài liệu lưu hành nội bộ. Tạp chí chưa đăng kí để trở thành
Tạp chí chính thức. Mọi thông tin trong tài liệu chỉ có tính chất tham khảo. Việc áp dụng các
thông tin từ Tạp chí cho từng bệnh nhân cụ thể là quyền quyết định và trách nhiệm của từng
cán bộ y tế. Tạp chí "Nhịp cầu Dược lâm sàng" không chịu trách nhiệm về việc áp dụng thông tin
cung cấp trong Tạp chí. Khi đăng lại thông tin các bài của Tập san, xin trích nguồn tài liệu theo
mẫu: Tác giả. Tên bài. Nguồn gốc. Người dịch. Người hiệu đính. Nhịp cầu dược lâm
sàng.Số.Trang.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 2/93


Lời ngỏ
Tập san Nhịp cầu Dược lâm sàng ra đời với mong muốn là nơi tổng hợp, chia sẻ những
thông tin mới, thiết thực hỗ trợ cho công tác Thực hành, Đào tạo và Nghiên cứu Dược lâm sàng
tại Việt Nam.
Tập san được thành lập từ sự hợp tác của các dược sĩ có kinh nghiệm trong các lĩnh vực
khác nhau (thực hành, giảng dạy, nghiên cứu), trong và ngoài nước, cũng như các sinh viên
dược trẻ đầy tài năng, nhiệt huyết với mục đích hoàn toàn phi lợi nhuận. Cụ thể, sự hợp tác là
hoàn toàn tự nguyện và Tập san có thể truy cập hoàn toàn miễn phí.
Dự định Tập san Nhịp cầu Dược lâm sàng sẽ phát hành 1 số mỗi quý. Mỗi số sẽ có một
chủ đề trọng tâm. Sau số đầu tiên có chủ đề là "Thuốc chống đông đường uống", số thứ 2 này

có chủ đề là "Tăng huyết áp". Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến trong đó bệnh nhân
phải được tư vấn điều trị lâu dài để phòng các biến chứng trên tim mạch nghiêm trọng. Vai trò
của dược sĩ dược lâm sàng trong việc tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tối ưu cho các bệnh mạn
tính nói chung và tăng huyết áp nói riêng đang ngày càng được khẳng định. Hy vọng Tập san
Nhịp cầu Dược lâm sàng số 2 này sẽ là tài liệu cung cấp những thông tin hữu ích, cập nhật cho
mỗi Dược sĩ lâm sàng!
Xin gửi đến quý đồng nghiệp dược sĩ và các sinh viên lời chúc sức khỏe và công tác tốt!

Thay mặt Ban biên tập và các thành viên cố vấn/cộng tác viên
Tổng ban biên tập: Ths.DS. Võ Thị Hà
Phó ban biên tập: TS.DS. Nguyễn Thị Vân Anh

NỘI DUNG
............................................................................................... 5
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 3/93


Tôi đi làm dược lâm sàng… ....................................................................................................................... 5
.................................................................................................... 8
Khái quát về dược và đào tạo dược tại Vương quốc Anh ........................................................................ 8
........................................................................................................................................... 11
Bệnh học tăng huyết áp.......................................................................................................................... 11
Điều trị tăng huyết áp............................................................................................................................. 15
Cập nhật Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp JNC8 mới .......................................................................... 22
Tăng huyết áp kháng trị: tổng quan về chẩn đoán và điều trị................................................................ 26
Tăng huyết áp ở bệnh nhân đái tháo đường: sinh lý bệnh và ý nghĩa trong kiểm soát bệnh................ 27
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp .................................................... 35
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị nhóm thuốc lợi tiểu thiazid ....................... 36

.......................................................................................................................... 37
Ca 1. Một ca phân tích đơn thuốc tăng huyết áp chi tiết ....................................................................... 37
Ca 2. ADR - Sưng bàn chân, mắt cá và Chẹn kênh canxi......................................................................... 42
Ca 3. ADR - Chảy máu chân răng và Chẹn kênh canxi ............................................................................ 43
Ca 4. ADR - Ho và Ức chế men chuyển (1).............................................................................................. 44
Ca 5. ADR - Ho và Ức chế men chuyển (2).............................................................................................. 44
Ca 6: ADR - Tiêu chảy và aliskiren ........................................................................................................... 46
Ca 7. ADR - Cơn ác mộng khi ngủ và Chẹn beta (1) ................................................................................ 47
Ca 8. ADR - Cơn ác mộng khi ngủ và Chẹn beta (2) ................................................................................ 48
Ca 9. ADR - Phát ban bất thường và Chẹn beta ..................................................................................... 49
Ca 10. ADR - Trầm cảm nghi ngờ do dùng thuốc chẹn beta giao cảm ................................................... 50
Ca 11. ADR - Hạ đường huyết và Chẹn beta ........................................................................................... 52
Ca 12. ADR - Hạ đường huyết và Chẹn beta ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường ............... 53
Ca 13. ADR - Nguy cơ ngã vào ban đêm do hạ huyết áp tư thế đứng.................................................... 55
Ca 14. ADR - Lú lẫn và furosemid ........................................................................................................... 56
Ca 15. Tương tác thuốc-bệnh - NSAID và THA (1) .................................................................................. 57
Ca 16. Tương tác thuốc-bệnh - NSAID và THA (2) .................................................................................. 58
Ca 17. Tương tác thuốc - Nguy cơ xoắn đỉnh ......................................................................................... 60
Ca 18. Tương tác thuốc - Muối ăn kiêng ................................................................................................ 62
Cas 19: Tương tác thuốc - Tình trạng hưng cảm nhẹ ............................................................................. 64
Ca 20. Tương tác thuốc - Tiền sử sốc phản vệ........................................................................................ 66
Ca 21. Chống chỉ định - Thuốc tác dụng lên hệ renine-angiotensine ở phụ nữ mang thai .................... 67
Ca 22: Chống chỉ định - Chẹn beta giao cảm và Tăng huyết áp, COPD .................................................. 68
Ca 23. Chống chỉ định - Chẹn beta và THA, Hen phế quản..................................................................... 70
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 4/93


........................................................................................................................... 72

Sự phê duyệt thuốc và chế phẩm sinh học mới năm 2014 .................................................................... 72
Danh sách các thuốc mới do FDA phê duyệt năm 2014......................................................................... 77
..................................................................................................... 92
Guideline/Pharmacotherapy .................................................................................................................. 92
Adherence/ADR/Drug Interaction .......................................................................................................... 92
Clinical Pharmacy Practice in Hypertension ........................................................................................... 92

Tôi đi làm dược lâm sàng…
Gần 30 năm tuổi đời, 5 năm tuổi nghề…Tự
thấy mình vẫn là cô dược sĩ “non trẻ” trong
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

khu rừng DLS này. Trong chừng đó thời gian
“vật vã” với công việc, nghĩ lại hóa ra mình
Page 5/93


cũng thu nhập được không ít những kinh
nghiệm cả vui lẫn buồn.
Như rất nhiều dược sĩ trẻ khác, với những gì
được học từ lúc còn ở giảng đường, được
nghe nói về lĩnh vực DLS, được nghe các anh
chị đi trước chia sẻ, mình cũng rất hăm hở
khi nghe nói sẽ được làm công việc này. Thế
nhưng thực tế không bao giờ là dễ dàng…

Sau bao ngày chăm chỉ làm “file đính kèm”
mỗi lần có anh chị dược sĩ nào đó trong khoa
đi hội chẩn, mình vô cùng háo hức khi được
giao tự giải quyết một case. Đó là một bệnh

nhân nữ mang thai tháng thứ 5, được chẩn
đoán là viêm phúc mạc khu trú do ruột thừa
vỡ mủ. Đã có kết quả kháng sinh đồ, vì là
phụ nữ có thai nên mời thêm DLS phối hợp
lựa chọn kháng sinh. Sau một hồi ướt mồ hôi
tham khảo ý kiến, kiểm tra phân loại thuốc
thai kì này nọ, mình đã quyết định sẽ đề xuất
dùng ceftazidime cho bệnh nhân này. Sau 2
ngày, tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân
vẫn không cải thiện, khoa phòng báo lại và
trưởng khoa đã phải điều một chị dược sĩ
khác có kinh nghiệm lên điều chỉnh thuốc và
tình trạng bệnh đã cải thiện. Bệnh nhân
mang thai tháng thứ 5, thêm vào đó viêm
phúc mạc là một tình trạng nhiễm trùng nặng
nếu không được kiểm soát bằng kháng sinh
phù hợp. Đó thực sự là một ám ảnh,một bài
học mình không bao giờ quên được, nó

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

khiến mình trở nên cẩn thận hơn mỗi khi
được mời hội chẩn DLS về sau này. Đó cũng
chính là bài học thôi thúc khiến mình luôn
tìm đọc thật kỹ những thông tin về bệnh lý và
phác đồ điều trị mỗi khi gặp một trường hợp
bệnh mới gặp lần đầu. Thậm chí có những
trường hợp, mình phải xin phép về kiểm tra
lại thông tin thật cụ thể, chắc chắn rồi mới
lên tiếp tục hội chẩn.

Có buồn, rồi cũng có vui, mình nhớ một lần
được mời hội chẩn để lựa chọn kháng sinh
cho một bệnh nhân nhi, chẩn đoán viêm
màng não nhưng có ghi nhận dị ứng thuốc
với vancomycin và ceftriaxon ở tuyến điều trị
trước đó. Với phác đồ điều trị viêm màng
não ở bệnh nhân này, việc lựa chọn kháng
sinh thay thế gần như rất khó. Khi khai thác
tiền sử với bệnh nhân, điều mâu thuẫn là mặc
dù đã được ngưng kháng sinh đó vài ngày
nhưng hiện tại tình trạng dị ứng vẫn tiến
triển và hình thái ban dị ứng lại không phù
hợp với dạng mình thường gặp khi dị ứng với
2 kháng sinh trên, người nhà cũng nói là hai
ngày này không dùng thêm thuốc gì. Với nghi
ngờ, mình quyết định hỏi kỹ lại người nhà
một lần nữa, sau một vài gợi ý, phân tích rõ
tình trạng hiện tại, cuối cùng thì mẹ bệnh
nhân cũng thừa nhận là đang uống một loại
thuốc được kê từ trước đó, nhưng sợ không
dám nói. Loại thuốc này có hình thái dị ứng
khá phù hợp với thực tế, để xác nhận lại,
mình đã tìm cách liên lạc với bác sĩ điều trị ở
tuyến trước đó và được thông báo là thời
điểm dị ứng cũng có sử dụng thuốc này và
hình thái dị ứng tương tự như mình miêu tả.
Với những ghi nhận như vậy, mình mạnh dạn
đề xuất với bác sĩ tiếp tục sử dụng hai loại
kháng sinh trên, và kết quả là không ghi
nhận thấy dị ứng trong quá trình điều trị.

Rồi cả trong khi giao tiếp, trao đổi với bác sĩ
trong những ngày đầu làm việc khi được mời
hội chẩn cũng không phải tất cả đều thuận

Page 6/93


lợi: có người thì bảo chỉ cần em kí vào biên
bản hội chẩn cho đủ thủ tục là được, chứ em
thì biết gì về lâm sàng mà ý kiến; có người
thì bảo giờ hỏi em một câu, nếu trả lời đúng
thì tiếp tục hội chẩn, không thì mời người
khác; có lúc còn bị gọi báo với trưởng khoa
khi mình không khéo léo, cẩn thận trong giao
tiếp khiến bác sĩ tự ái…
Đã có những thời điểm rơi vào tình trạng
mất phương hướng về vai trò, vị trí của dược
sĩ lâm sàng ở đâu trong công tác điều trị và
chăm sóc bệnh nhân khi mà ý kiến của mình
bị gạt đi liên tục, khi có những cuộc hội chẩn
cảm thấy mình là “người thừa” vì chẳng
đóng góp được ý kiến gì trong đó.
May mắn vào lúc đó, mình đã được tham gia
một buổi đào tạo về DLS của GS.TS.DS.
Hoàng Thị Kim Huyền, là một trong những
cây cổ thụ của DLS Việt Nam. Chỉ là một
ngày học ngắn ngủi, từ những vấn đề liên
quan đến những loại thuốc thông thường, cô
đã giúp mình hiểu rõ được vai trò vị trí của
một dược sĩ DLS, hiểu được cách tiếp cận

DLS như thế nào cho đúng.
Sau 5 năm làm việc, dù con đường trở thành
một dược sĩ DLS thực thụ vẫn còn đang rất
xa, nhưng cũng đã có được những bài học bổ
ích cho những ngày tháng đầu tiên này.
Theo mình, điều đầu tiên quan trọng nhất khi
làm công việc này chính là xác định rõ vai
trò, vị trí của dược sĩ DLS là "một tư vấn
viên trong các vấn đề liên quan đến sử dụng
thuốc", nghĩa là nhiệm vụ của bạn là đề xuất
ý kiến và thuyết phục, còn quyền quyết định
nằm ở bác sĩ điều trị. Điều này sẽ khiến bạn
đỡ thất vọng khi không thống nhất được ý
kiến với bác sĩ điều trị hoặc từ đó cách tiếp
cận sẽ mềm mỏng hơn, tránh gây cảm giác
“lấn sân”, gây cảm giác không thoải mái với
bác sĩ điều trị.

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Thứ 2 là cách giao tiếp, trao đổi với bác sĩ và
các nhân viên y tế khác trong quá trình làm
việc. Trước hết hãy lắng nghe xem bác sĩ mời
DLS hội chẩn với mục đích gì: lựa chọn
thuốc, điều chỉnh liều, tìm thuốc thay thế khi
bị dị ứng, hay chỉ đơn giản là kí vào biên bản
hội chẩn… Khi đã xác định xong, tập trung
giải quyết vấn đề theo yêu cầu, ngoài ra nếu
có bất kì đề xuất nào khác, thì nên gợi ý ở
dạng câu hỏi để xem mức độ quan tâm của

người khác đối với vấn đề mình đề xuất.
Thứ 3 chính là phải mạnh dạn trao đổi, chia
sẻ thông tin trong quá trình làm việc. Khi có
bất kì một trường hợp nào còn vướng mắc,
hãy chia sẻ ngay với các dược sĩ khác để xem
ý kiến của họ trong trường hợp này. Khi có
cơ hội hãy nói chuyện với các bác sĩ điều trị,
với các chị điều dưỡng, hay cả những lĩnh
vực khác như vi sinh, hóa sinh, huyết
học…bạn sẽ thu hoạch được những thông tin
bất ngờ.
Thứ 4 chính là nguồn tài liệu tham khảo. Có
hai loại: một loại chi tiết đầy đủ nhưng cồng
kềnh, không phải lúc nào cũng mang theo
bên cạnh; một loại nhỏ gọn, tiện dụng nhưng
thông tin lại khá ngắn gọn. Những tài liệu có
tính tin cậy cao, uy tín, cập nhật thường đều
đòi hỏi phải trả một chi phí khá lớn. Để có
được những tài liệu này với thu nhập vô cùng
“hạn chế” như mình thì cách duy nhất là
mạnh dạn “xin xỏ”. Nghe chỗ nào có sách
hay, có tài liệu tốt là mình xin ngay, bất kể là
ai. Một kinh nghiệm nho nhỏ nữa là để hạn
chế tối thiểu tình trạng “đứng hình” khi đi
hội chẩn do gặp phải vấn đề mình chưa biết
hoặc chưa có kinh nghiệm thì hành trang của
một dược sĩ DLS nhất thiết phải có là: một
điện thoại smartphone có đăng ký kết nối và
cài đặt một số phần mềm miễn phí như:
medscape… và nếu có điều kiện thì xin xỏ

thêm được những quyển dạng bỏ túi, tra cứu

Page 7/93


nhanh như "The Sanford
Antimicrobial Therapy"…

Guide

to

Kinh nghiệm thứ 5: Ở Việt Nam hầu hết các
DS đều hoạt động DLS kiêm nhiệm, nên
không phải lúc nào cũng có mặt ở khoa lâm
sàng. Nếu có điều kiện, hãy xem lại những
bệnh nhân mà mình đã được mời hội chẩn
vài ngày sau đó. Điều này sẽ giúp mình đánh
giá được hiệu quả của tư vấn mình đưa ra
trước đó. Có nhiều khi cùng một tình trạng
bệnh nhưng đáp ứng điều trị ở người này mà
lại không hiệu quả với người khác. Thêm vào
đó, việc mình theo dõi bệnh cũng khiến cho
bác sĩ có cái nhìn thiện cảm hơn và hợp tác
với mình tốt hơn.
Và cuối cùng, dù trang bị đầy đủ tâm lý và
kiến thức thế nào thì cũng sẽ có lúc thất bại

hoặc hiệu quả công việc không đánh giá
được một cách rõ ràng sẽ làm bạn nản lòng,

vậy thì phương thuốc cuối cùng chính là sự
kiên trì và nỗ lực không ngừng. Mình vẫn
còn nhớ một bác sĩ đã từng nói, hàng tháng
đều chờ xem "Tập san thông tin thuốc" của
tổ DLS, không phải vì mong chờ nội dung
trong đó, mà là vì tò mò muốn xem thử tại
sao hàng loạt tập san khác ra vài số rồi thôi
còn cái tập san này nó tồn tại lâu đến thế.
Tôi luôn tâm niệm "Hạnh phúc là con đường
đi đến chứ không phải là đích đến" nên luôn
tự nhủ nỗ lực hàng ngày, tiếp tục cố gắng và
tin tưởng vào một tương lai khởi sắc hơn của
DLS.
Tác giả: DS. Nguyễn Thị Quỳnh Trang, BV
Đa Khoa Đà Nẵng

Khái quát về dược và đào tạo dược tại Vương quốc Anh

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 8/93


Mỗi năm hơn 2500 dược sĩ được cấp phép
hành nghề tại Vương quốc Anh (UK). Phần
lớn dược sĩ ở Anh (trên 70%) làm việc trong
các nhà thuốc cộng đồng, khoảng 25% làm
trong các bệnh viện và một số lượng nhỏ
làm việc trong các trường đại học, trong
ngành công nghiệp dược phẩm hoặc trong

các cơ quan quản lý dược. General
Pharmaceutical Council hay GPhC là cơ
quan quản lý dược sĩ, kĩ thuật viên dược,
các nhà thuốc và các chương trình đào tạo
dược ở Anh. Ở Anh, dược sĩ là một nghề
được pháp luật bảo vệ, chỉ những người có
tên trong danh sách được phép hành nghề
của GPhC mới được phép gọi mình là dược
sĩ. Điều này cũng đúng với kĩ thuật viên
dược (pharmacy technicians). Đây là những
người được đào tạo ít nhất 2 năm trong các
cơ sở dược (phần lớn là hiệu thuốc cộng
đồng và bệnh viện) dưới sự giám sát và giúp
đỡ của dược sĩ theo các tiêu chuẩn của
GPhC.
Để được chính thức hành nghề dược sĩ, sinh
viên phải tốt nghiệp một trong 29 trường
dược được công nhận ở vương quốc Anh
với tấm bằng MPharm (Master of
Pharmacy). Chương trình MPharm thường
kéo dài trong 4 năm và bao gồm nhiều lĩnh
vực khác nhau của ngành dược. Mỗi trường
dược có một chương trình đào tạo khác
nhau. Một vài trường hiện tại cũng bắt đầu
cung cấp chương trình đào tạo 5 năm với 2
kì thực tập 6 tháng ở những năm cuối. Sinh
viên tốt nghiệp các khóa học 5 năm này
không cần thực tập 1 năm sau khi tốt
nghiệp vì chương trình đã bao gồm thời
gian thực tập bắt buộc. Thời gian học trên

lớp (lectures and seminars) thường chiếm
khoảng 1/3 thời gian đào tạo, thay đổi tùy
theo quá trình học (thường nhiều ở những

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

năm đầu và ít dần ở năm cuối) và khác nhau
giữa các trường. Việc tự học và tự nghiên
cứu cũng được đánh giá cao trong công tác
đào tạo dược, thường chiếm ít nhất 50%
tổng thời gian đào tạo. Các trường dược ở
Anh không phân ngành, sinh viên cùng
trường sẽ theo học cùng một chương trình
với một số môn học bắt buộc và một số
môn tự chọn. Điều này nhằm đảm bảo sinh
viên tốt nghiệp có mặt bằng chung tương
đương dù làm ở lĩnh vực nào trong ngành
dược.
Tuy chương trình đào tạo khác nhau, các
giáo trình đào tạo đều bao gồm 4 mảng
chính của dược: hóa dược (medicinal
chemistry), dược lý (pharmacology), dược
bào chế (drug delivery/pharmaceutics/
microbiology) and thực hành dược
(pharmacy practice). Vào những năm cuối,
sinh viên cần tham gia một đồ án nghiên
cứu khoa học và các đề tài thường được
phân loại theo 4 mảng chính này. Chương
trình học cũng bao gồm các đợt thực tập
trong các bệnh viện, nhà thuốc cộng đồng

và các công ty dược phẩm. Sinh viên có cơ
hội thực tập ngay từ năm 1. Thời gian thực
tập tùy thuộc vào sự sắp xếp của các
trường, có thể kéo dài từ 1-2 ngày đến vài
tuần. Sinh viên một số trường cũng có cơ
hội trao đổi ở các trường dược trong khu
vực EU, Mĩ, Úc hay châu Á hay thực tập ở
các công ty dược ở nước ngoài. Sự khác biệt
về chương trình giảng dạy và thực tập tạo
nên sự đa dạng cho việc đào tạo dược ở
Anh và cũng mang đến cho sinh viên nhiều
lựa chọn.
Sau khi tốt nghiệp, hầu hết sinh viên phải
hoàn thành chương trình thực tập 1 năm
trong các bệnh viện, nhà thuốc hoặc các

Page 9/93


công ty thuốc lớn với danh nghĩa dược sĩ
thực tập (pre-registration pharmacist). Sinh
viên tốt nghiệp các khóa học 5 năm như đã
đề cập là trường hợp ngoại lệ. Chương trình
thực tập này được quản lí một cách chặt
chẽ bởi GPhC. Kết thúc ít nhất 52 tuần thực
tập là kì thi lấy chứng chỉ hành nghề
(registration exam) và nếu vượt qua và
hoàn thành các thủ tục đăng kí, tên họ sẽ có
trong danh sách những dược sĩ được hành
nghề ở Anh. Với một số nhỏ theo học

chương trình dược 5 năm, sinh viên sẽ tham
dự kì thi lấy chứng chỉ hành nghề vào năm
cuối.
Dược sĩ được đào tạo trong khu vực châu
Âu (EEA) có thể hành nghề ở UK nếu bằng
cấp và trình độ tiếng Anh được xét duyệt và
chấp nhận bởi GPhC. Dược sĩ được đào tạo
ngoài khu vực EEA, tuy nhiên, nếu muốn
hành nghề ở UK cần phải hoàn thành
chương trình đào tạo cho dược sĩ nước
ngoài (Overseas pharmacists’ assessment
program), ít nhất 52 tuần thực tập và vượt
qua kì thì lấy chứng chỉ hành nghề, tất cả
đều được quản lí bởi GPhC. Mỗi trường hợp
sẽ được GPhC xét duyệt riêng dựa trên
bằng cấp và kinh nghiệm làm
việc.

Như đã đề cập, một dược sĩ chỉ được phép
hành nghề khi có tên trong danh sách dược
sĩ của GPhC với số chứng chỉ hành nghề
riêng (registration number). Danh sách này
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

có thể được truy cập online trên trang web
của GPhC. Danh sách này được cập nhật
hàng năm để đảm bảo chỉ có những dược sĩ
vẫn đang hành nghề là có tên trong danh
sách. Hai tiêu chuẩn quan trọng được nhắc
đến nhiều nhất khi hành nghề dược sĩ là FtP

(fitness to practice) và CPD (continuing
professional development). Mục đích của
FtP là để đảm bảo chỉ những dược sĩ phù
hợp nhất được hành nghề. FtP bao gồm
nhiều nội dung trong đó quan trọng nhất là
7 tiêu chuẩn (7 principles of the Standard
Codes of Conduct) đề cập đến những phẩm
chất đạo đức, hành vi ứng xử, thái độ làm
việc và cả khả năng chuyên môn của dược sĩ
khi hành nghề. Vi phạm các tiêu chuẩn này,
dược sĩ sẽ phải trả lời thẩm vấn trước hội
đồng FtP và nếu nặng có thể bị tước bằng.
CPD là một tiêu chuẩn khác để duy trì giấy
phép hành nghề. Mục đích của CPD là để
đảm bảo các dược sĩ luôn cập nhật thông
tin, không ngừng học hỏi và tăng cường
trình độ chuyên môn. Nội dung của CPD
không bị giới hạn và tùy thuộc vào công việc
của mỗi dược sĩ. Từ việc học thêm về liều
lượng và cách sử dụng một loại thuốc mới
được cấp phép đến làm cách nào để tư vấn,
thuyết phục một bệnh nhân tuân thủ điều
trị, tất cả đều có thể được ghi lại như một
CPD với mục đích nâng cao chất lượng công
việc của dược sĩ. Mỗi dược sĩ phải hoàn
thành ít nhất 9 CPDs mỗi năm và lưu online
trên trang web của GPhC.
Thông tin về đào tạo dược, dược sĩ và kĩ
thuật viên dược có thế được tham khảo
thêm


trang
web
của
GPhC
/>Unistats là một trang web hữu ích để so
sánh khóa học dược giữa nhiều trường ở
Anh Thông

Page 10/93


tin cụ thể về từng chương trình đào tạo có
thể tìm thêm trên website các trường đại
học.

Tác giả: DS. Trịnh Thu Hà, BV Portsmouth,
Anh
Cảm ơn TS.DS. Nguyễn Thị Liên Hương, ĐH
Dược HN và Ths.DS. Nguyễn Như Hồ, ĐH Y
Dược Tp. HCM đã đặt câu hỏi, góp ý.

Bệnh học tăng huyết áp
Tăng huyết áp (THA) được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu  140 mmHg và/hoặc huyết áp
tâm trương  90mmHg, và được xem là một yếu tố nguy cơ chủ yếu của các bệnh tim mạch.

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 11/93



Đặc điểm lâm sàng
- Tăng huyết áp thường có diễn biến lâm sàng thầm lặng. Chúng ta có thể thấy những cơn đau
đầu nhói hoặc cảm thấy đau đầu khi vận động thể chất. THA cũng có thể biểu hiện bởi hiện
tượng chảy máu cam, khi không do những nguyên nhân tai mũi họng hoặc huyết học.
- Một số bệnh nhân có thể bị chóng mặt hoặc ù tai. Triệu chứng này hiếm khi xảy ra, khi huyết
áp tăng cao ( 250/150 mmHg) – biểu hiện nghi ngờ của tăng huyết áp ác tính, với những triệu
chứng được ghi nhận rõ ràng như: rối loạn thần kinh kèm theo đau đầu, rối loạn thị giác, dấu
hiệu màng não và thay đổi trạng thái cơ thể nói chung.
- Ngoài ra, những dấu hiệu của tăng huyết áp thứ phát cũng nên được lưu ý như: tiếng thổi
bụng hoặc lưng do hẹp động mạch thận...
- Tăng huyết áp đề kháng xảy ra khi huyết áp động mạch vẫn ở mức cao ngay cả khi phối hợp 3
thuốc điều trị với liều thích hợp, kèm theo chế độ ăn, và lối sống lành mạnh. Trong trường hợp
đó, những yếu tố dẫn đến đề kháng cần được xác định như : không tuân thủ điều trị, uống rượu
bia...
Chẩn đoán THA như thế nào?
- Chẩn đoán THA được xác định bằng cách đo huyết áp động mạch. Để đạt độ tin cậy cao, kết
quả đo được xác định sau nhiều lần đo liên tiếp (ở phòng khám, đo ít nhất 2 lần trong mỗi lần
khám và thực hiện trong 3 lần khám liên tiếp trong khoảng 3-6 tháng). Ngoài việc có thể đo
huyết áp tại phòng khám bác sĩ, bệnh nhân có thể tự đo huyết áp bằng máy đo tự động hoặc
bằng thiết bị MAPA (đối với bệnh nhân khám trong ngày hoặc bằng thiết bị điện tim Holter
(máy ghi lại huyết áp trong suốt 24h), các phương pháp này đáng tin cậy và giúp tiên lượng
chính xác hơn nguy cơ tim mạch.
- Phương pháp tự đo huyết áp dựa trên việc bệnh nhân tự đo huyết áp và lặp lại nhiều lần, giúp
kiểm soát lâu dài huyết áp, và được khuyến cáo bởi Cơ quan giám định chất lượng y tế của
Pháp HAS (Haute Autorité de santé). Trong chương trình giáo dục trị liệu dành cho bệnh nhân,
phương pháp này được khuyến khích vì bệnh nhân có thể đánh giá hiệu quả điều trị bằng cách
đó huyết áp chính xác hơn trường hợp đo huyết áp khi gặp bác sĩ (do phương pháp tự đo HA
không theo giờ cố định). Việc đo được thực hiện không có sự có mặt của bác sĩ cho phép phân
biệt được “tăng huyết áp đích thực” và “tăng huyết áp áo blouse trắng” (huyết áp khi đo ở

phòng khám cao hơn ở nhà) và “tăng huyết áp bị che đậy” (huyết áp bình thường khi ở phòng
khám và tăng cao khi ở nhà).
- Danh sách các máy đo huyết áp tự động được xác nhận và thay đổi bởi Cơ quan quốc gia về an
toàn thuốc và các sản phẩm y tế Pháp - ANSM (Agence Nationale de Sécurité du Médicament et
des produits de santé). Theo cơ quan này, đo huyết áp ở cánh tay là một trong những phép đo
đáng tin cậy nhất. Thiết bị được cuốn vòng quanh tay, ống đo hướng xuống phía cổ tay, cách
khuỷu tay một khoảng cách bằng khoảng 2 ngón tay. Khi đo bằng thiết bị cuốn cổ tay, thiết bị
đo nên được đặt ngang với tim (nếu đặt quá thấp sẽ gây tăng, đặt quá cao sẽ gây giảm giá trị
thực của huyết áp đo được). Tư thế tốt nhất với thiết bị đo ở tay là bệnh nhân ngồi, hai tay bắt
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 12/93


chéo, để tại vị trí của tay kia, mặt của thiết bị hướng vào phía trong đối diện khủyu tay, cách
khuỷu tay 2 ngón tay.
- Bệnh nhân ngồi nghỉ trong khoảng 5 phút trước khi đo. Phép đo được thực hiện theo “nguyên
tắc 3” : 3 lần đo liên tiếp vào buổi sáng trước khi ăn và dùng thuốc, mỗi lần đo cách nhau 2 phút
và đo 3 lần buổi tối trước khi đi ngủ, đo trong 3 ngày liên tiếp. Bệnh nhân tính trung bình của
tổng cộng 18 lần đo, căn cứ vào đó ta có thể kết luận chẩn đoán mắc bệnh THA hay không.
- Mức xác định THA trong trường hợp tự đo thấp hơn (135/85 mmHg) ngưỡng đo truyền
thống ở phòng khám (140/90 mmHg).
- Sự so sánh huyết áp tư thế ngồi và đứng cho phép sàng lọc bệnh hạ huyết áp tư thế đứng.
- Những xét nghiệm bổ sung nhằm mục đích tìm những yếu tố nguy cơ khác ngoài bệnh THA,
những tổn thương các cơ quan đích chủ yếu do THA gây ra, bệnh tim mạch liên quan hoặc
nguyên nhân của THA thứ phát.
- Các xét nghiệm ban đầu bao gồm : đo creatinine huyết kèm theo độ lọc cầu thận, xét nghiệm
tìm protein niệu, tiểu máu, đo kali huyết, đường huyết lúc đói, xét nghiệm thành phần lipid và
đo điện tâm đồ khi nghỉ ngơi.
- Những xét nghiệm khác như MAPA, siêu âm tim, siêu âm thận, siêu âm Doppler mạch, xét

nghiệm khi gắng sức được thực hiện tùy tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
- Sau khi đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng, cần đánh giá mức độ nguy cơ tim mạch để có định
hướng điều trị. Các yếu tố nguy cơ như :
+ > 50 tuổi ở nam và > 60 tuổi ở nữ
+ Hút thuốc
+ Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch sớm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tai biến mạch
máu não, tiểu đường (ngay cả trường hợp được điều trị), rối loạn lipid huyết (LDL-cholesterol ≥
1,60 g/l,HDL-cholesterol ≤ 0,40 g/l).
Tiếp theo là đánh giá tổn thương trên các cơ quan đích, đối chiếu chỉ số huyết áp với các yếu tố
trên để xác định 3 mức độ nguy cơ (yếu, trung bình, cao).
Những nguyên nhân gây bệnh là gì ?
- Khi không tìm ra nguyên nhân của bệnh THA, ta gọi đó là THA nguyên phát (chiếm 95% các
trường hợp). Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố nguy cơ dẫn đến THA như béo phì, ít vận động, ăn
nhiều muối, tiền sử gia đình có bệnh THA, yếu tố di truyền và độ tuổi.
- 5% các trường hợp là THA thứ phát, với nguyên nhân đã được xác định. Có nhiều bệnh có thể
là nguyên nhân dẫn đến THA thứ phát, tuy nhiên rất hiếm gặp:
+ Bệnh thận, hội chứng ngưng thở khi ngủ, tăng aldosteron nguyên phát.

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 13/93


+ Tăng huyết áp do thuốc (NSAID, estroprogestatif, corticoide, ciclosporine, tacrolimus, thuốc
co mạch dạng xịt, thuốc chống yếu tố tăng trưởng nội mô anti-VEGF...)
+ Tăng huyết áp do sử dụng nhiều rượu, cam thảo, ecstasy, amphetamine, cocaine
+ Trong thực tế điều trị, HAS khuyến cáo việc xác định THA thứ phát khi xét nghiệm lâm sàng,
phỏng vấn bệnh nhân hoặc khám sức khỏe hệ thống phát hiện nguyên nhân gây bệnh, hoặc
trong trường hợp THA ở bệnh nhân trẻ tuổi (<30) hoặc THA nặng cấp tính (180/110 mmHg),
hoặc tăng nhanh, hoặc THA đề kháng.

Sinh lý bệnh học của bệnh THA là gì ?
- Sự tăng HA động mạch là do tăng cung lượng tim và/hoặc tăng tính kháng ngoại biên được xác
định bằng huyết áp các mạch máu nhỏ ngoại biên. Sự giảm độ đàn hồi của các động mạch lớn
cũng đóng vai trò quan trọng, làm thay đổi khả năng phình căng và “đón nhận” của mạch với
lượng máu tim bơm ra trong kỳ tâm trương.
- Ở người khỏe mạnh, ba yếu tố quan trọng tác động đến quá trình tự điều chỉnh huyết áp là:
+ Hệ thống thần kinh giao cảm, gây ra hiện tượng co mạch, tăng cung lượng tim và nhịp tim.
Tác động của hệ thống này gây ra những thay đổi nhất thời về huyết áp (ví dụ như khi tập thể
dục, stress), nhưng lại không làm tăng huyết áp mạn tính.
+ Hệ thống renine-angiotensine-aldosterone cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng
huyết áp. Angiotensin II là peptid có khả năng gây co mạch mạnh, và kích thích tiết aldosteron
(chất tăng tái hấp thụ natri) bởi tuyến thượng thận và hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm. Ba yếu
tố trên đồng thời làm THA khi hệ thống renine-angiotensine-aldosterone được kích hoạt.
+ Mạng lưới nội mô của mạch máu, là mô tiếp xúc với dòng máu chảy, tạo nên một lớp màng
bảo vệ cho tim mạch, tiết ra những hoạt chất có tác dụng lên mạch, có thể gây co hoặc giãn
mạch. Rối loạn hoạt động của hệ thống lưới nội mô có thể là nguyên nhân dẫn đến THA.
Các biến chứng của bệnh THA là gì ?
- Mục đích của việc kiểm soát huyết áp chính là làm giảm tần suất các biến chứng tim mạch.
Tăng huyết áp kéo dài có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng độ dày thành mạch và tái cấu
trúc thành tim.
- THA có thể kéo theo nhiều biến chứng ở các mức độ khác nhau:
+ Tim mạch: phì đại tâm thất trái và/hoặc suy tim trái hoặc phải, thiểu năng động mạch
vành (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim).
+ Não bộ: tai biến mạch máu não do thiếu máu não cục bộ thoáng qua hoặc kéo dài,
xuất huyết não, rối loạn nhận thức và sa sút trí tuệ.
+ Mạch máu: bệnh động mạch chi dưới, phình động mạch chủ bụng
+ Thận: giảm độ lọc cầu thận, proteine niệu, microalbumine niệu, suy thận.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 14/93



+ Bệnh về mắt: tăng áp lực nhãn cầu.
- THA cấp tính được xác định khi huyết áp ≥ 180/110 mmHg và kèm theo dấu hiệu tổn thương
các cơ quan đích khác như: tim, não bộ, thận hoặc mắt.

Điều trị tăng huyết áp
Mục đích của việc điều trị THA là giảm tỷ lệ thương tật và tử vong do các bệnh lý tim mạch về
lâu dài. Qúa trình điều trị dựa trên những chỉ số huyết áp và mức độ nguy cơ tim mạch của
bệnh nhân
Chiến lược điều trị
- Huyết áp mục tiêu trong điều trị là huyết áp tâm thu <140 mmHg và huyết áp tâm trương
<90mmHg, trừ những bệnh nhân tiểu đường hoặc suy thận (HA mục tiêu <130/80 mmHg).
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 15/93


- Việc điều trị bằng thuốc phải được phối hợp với chế độ ăn uống hợp lý trong những trường
hợp bệnh nhân có mức nguy cơ cao: huyết áp tâm thu >180 và/hoặc huyết áp tâm trương >110
mmHg; hoặc huyết áp tâm thu trong khoảng 140-179 mmHg và/ hoặc 90-109 đối với huyết áp
tâm trương nhưng kèm theo  3 yếu tố nguy cơ : bệnh tiểu đường, tổn thương cơ quan đích
như suy thận, bệnh lý tim, não cho dù HA cao hay không.
- Trong các trường hợp khác, thực hiện điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống phù hợp được áp
dụng trong khoảng thời gian đầu, đánh giá lại tình trạng bệnh sau 6 tháng trong trường hợp
PAS 140-159 và PAD 90-99 mmHg không kèm theo yếu tố nguy cơ cao, và sau 3 tháng trong
những trường hợp khác.
Lựa chọn thuốc điều trị THA
- 5 nhóm thuốc được chứng minh là có hiệu quả trong tác dụng làm giảm tỷ lệ thương tật và tử
vong gồm: Thuốc lợi tiểu thiazide, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh Canxi, thuốc ức chế men

chuyển và thuốc kháng thụ thể angiotensin II (ARA).
- Tiêu chuẩn lựa chọn thuốc dựa trên tình huống lâm sàng cụ thể, hiệu quả điều trị và sự dung
nạp của thuốc trên bệnh nhân, những bệnh kèm theo có thể dẫn đến chống chỉ định trong một
số trường hợp và chi phí điều trị. Nhằm tăng sự tuân thủ sử dụng thuốc, những thuốc có tác
dụng kéo dài dùng 1 viên/ngày thường được ưu tiên.
- Aliskiren (Biệt dược Rasilez), thuốc duy nhất có tác dụng ức chế renine, được chỉ định thay thế
vì nó không chứng minh được sự giảm tỷ lệ thương tật và tử vong ở bệnh nhân, và so các thuốc
khác nó không cho thấy ưu việt hơn.
- Các nhóm thuốc khác như thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương, thuốc chẹn alpha cũng
không chứng minh được tác dụng làm giảm tỷ lệ thương tật và tử vong. Tuy nhiên các thuốc
này cho phép đạt được HA mục tiêu trong trường hợp xảy ra tác dụng phụ với các thuốc THA
thông thường và có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với các thuốc khác.

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 16/93


Phối hợp trị liệu
- Khi phối hợp trị liệu 2 thuốc, cần chọn lựa hai thuốc có tác dụng hiệp đồng và dung nạp tốt.
Những phối hợp đã được chứng minh như:
o Lợi tiểu thiazide và thuốc chẹn / ức chế men chuyển / chẹn calci / kháng thụ thể
angiotensine II
o Chẹn kênh calci + ức chế men chuyển / kháng thụ thể angiotensine II
o Chẹn kênh calci loại dihydropyridine + chẹn 
- Việc lựa chọn liệu pháp phối hợp 3 thuốc bắt buộc phải có thuốc lợi tiểu thiazide.
Tăng huyết áp trên những bệnh nhân đặc biệt
Bệnh nhân lớn tuổi:
Việc giảm mức huyết áp có thể giảm tỷ lệ phát sinh các biến cố tim mạch, suy tim, các bệnh
mạch máu não và mất trí nhớ trong độ tuổi 60-80. Bệnh nhân được khuyến cáo giữ mức huyết

áp < 140/90 mmHg, và mức độ giảm 20-30 mmHg vẫn được chấp nhận. Ở những bệnh nhân >
80 tuổi, mức huyết áp mục tiêu là < 150 mmHg mà không hạ huyết áp thế đứng. Những nhóm
thuốc được ưu tiên trong chỉ định ban đầu là lợi tiểu thiazide hoặc dihydropyridine tác dụng
kéo dài. Khởi đầu với 1 thuốc và liều thấp, tối đa là 3 thuốc ở bệnh nhân > 80 tuổi. Lưu ý nguy
cơ hạ huyết áp và té ngã. Trường hợp có sốt và tiêu chảy, cần xem xét lại thuốc điều trị.
THA và tiểu đường
Giảm huyết áp kèm theo kiểm soát đường huyết chặt chẽ giúp cho những bệnh nhân giảm
được những biến chứng vi mạch và mạch máu lớn.
5 nhóm thuốc trên đều có thể sử dụng trên bệnh nhân tiểu đường type II. Ngoài ra thuốc ức
chế men chuyển trên bệnh nhân type I, thuốc ARA II trên bệnh nhân type II cho thấy tác động
bảo vệ cầu thận từ giai đoạn microalbumine niệu.
THA và bệnh lý tim mạch
Ở những bệnh nhân THA mạch vành ổn định, khuyến cáo trị liệu hàng đầu là thuốc chẹn beta và
chẹn kênh calci tác dụng kéo dài.
Trong trường hợp suy tim do rối loạn chức năng tâm thu bởi THA, thuốc được ưu tiên là thuốc
ức chế men chuyển và ARA II, thuốc lợi tiểu quai hoặc thiazide và một vài thuốc chẹn beta với
liều tăng dần.
THA và bệnh thận
Trong trường hợp bệnh nhân bệnh thận hoặc suy thận với độ thanh thải < 60ml/phút, việc kiểm
soát huyết áp là không thể thiếu nhằm đạt mức huyết áp mục tiêu  130/80 mmHg và mức
protein niệu < 0.5 g/ngày. Nên phối hợp trị liệu: một ACEI hoặc ARA II kết hợp với lợi tiểu
thiazide và lợi tiểu quai khi bệnh nhân bị suy thận nặng, độ lọc cầu thận < 30 ml/phút.

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 17/93


Theo dõi trị liệu
Việc theo dõi trị liệu ở bệnh nhân bao gồm: theo dõi huyết áp, đáp ứng liều điều trị, phản ứng

phụ của thuốc, đánh giá tuân thủ điều trị ở bệnh nhân, tìm những yếu tố nguy cơ mới và mức
độ nghiêm trọng của các biến chứng tim mạch. Đánh giá theo dõi được tiến hành mỗi 3 tháng
trên những bệnh nhân có nguy cơ cao và mỗi 6 tháng trên bệnh nhân khác. Những thuốc lợi
tiểu, ức chế men chuyển hoặc ARA II cần có sự theo dõi kali huyết và creatinine trước khi điều
trị và hoặc sau khi thay đổi liều. Xét nghiệm này và xét nghiệm protein niệu được thực hiện
hàng năm hoặc 2 năm/lần đối với các thuốc khác.
Điều trị không dùng thuốc
Điều trị không dùng thuốc được khuyến cáo ở tất cả bệnh nhân, dựa trên thói quen ăn uống
lành mạnh, thay đổi lối sống:
o
o
o
o
o

Giảm ăn mặn <5-6g muối/ngày
Giảm béo phì: duy trì BMI < 25 kg/m2 hoặc giảm 10% trọng lượng cơ thể ban đầu
Thường xuyên hoạt động thể chất 30 phút x 3 lần mỗi tuần
Ngưng hút thuốc và giảm các đồ uống chứa cồn.
Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, nhiều trái cây, rau quả.

Điều trị với thuốc
Thuốc lợi tiểu Thiazide:
Hydrochlorothiazide, indapamide, chlortalidone, altizide, bendrofluméthiazide, ciclétanine,
méthyclothiazide, clopamide đều được chứng minh có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm nguy cơ
bệnh tim mạch và tử vong. Các thuốc này đều được sử dụng ở liều nhỏ trong những trường
hợp phối hợp thuốc.
Tác dụng phụ thường gặp là giảm kali huyết, giảm natri huyết hiếm khi nghiêm trọng, gặp ở
người lớn tuổi gây ra những triệu chứng trên hệ thần kinh (ví dụ như nhầm lẫn) và hồi phục khi
ngưng thuốc. Tăng acid uric huyết, tăng cholesterol và triglicerid, kháng insulin hoặc không

dung nạp glucose đều có thể xảy ra.
Thuốc chẹn 
Trong số những thuốc chẹn , có những thuốc chọn lọc trên 1 (tác động chọn lọc trên tim), có
những thuốc chẹn cả 1 và 2 (khí quản và mạch máu).
Tác dụng phụ thường gặp là suy nhược và mỏi cơ, tim đập chậm, đau đầu, lạnh chi, liệt dương,
rối loạn tiêu hóa. Những phân tử thân dầu có thể dẫn đến rối loạn giấc ngủ và gây ra ác mộng.
Ngoài ra thuốc còn là nguyên nhân cản trở chuyển hóa đường và lipid, khiến tình trạng kháng
insulin nghiêm trọng hơn và kéo theo tăng nồng độ LDL-cholesterol và triglycerid. Hơn nữa
thuốc còn che dấu các dấu hiệu của hạ đường huyết. Do tác dụng phụ thường gặp là rối loạn
chuyển hóa nên việc ưu tiên sử dụng các thuốc này cần được xem xét kỹ. Việc ngưng đột ngột
thuốc có thể dẫn đến hội chứng cai thuốc.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 18/93


Thuốc chẹn kênh calci
Những thuốc chẹn kênh calci bao gồm những thuốc dihydropyridine, diltiazem hoặc verapamil.
Những thuốc dihydropyridine có tác dụng chọn lọc trên mạch, các thuốc khác có tác dụng chọn
lọc trên cơ tim.
Việc giảm tính kháng thành mạch do các thuốc này gây ra tạo ra sự điều chỉnh phản xạ ngược
với áp lực thành mạch khi kích thích thụ thể alpha-adrenergic của hệ thần kinh giao cảm.

Tác dụng: Thuốc chẹn kênh calci có thể làm giảm 10-20% chỉ số huyết áp, mang lại hiệu quả
tương đương với thuốc lợi tiểu, ACEI, và chẹn .
Tác dụng phụ: Thuốc có tác dụng giãn mạch mạnh, đặc biệt là dihydropyridine, có thể là nguyên
nhân của chứng đau đầu, đỏ bừng mặt, đánh trống ngực. Ngoài ra thuốc còn gây phù chi dưới
và việc sử dụng ở phụ nữ mang thai vẫn còn đang tranh cãi. Nifedipine còn gây tăng sản lợi và
verapamil gây táo bón trên bệnh nhân.
Thuốc ức chế men chuyển:

Đa số các thuốc ức chế men chuyển (tận cùng bằng –pril) đều là những tiền thuốc (prodrug).
Tác dụng:
Những thuốc này có tác dụng bảo vệ tim mạch, đặc biệt trong các bệnh như suy mạch vành hay
suy tim, các bệnh về thận có hoặc không kèm theo bệnh tiểu đường. Khác với các thuốc lợi tiểu
hoặc chẹn , thuốc có tác dụng phục hồi tình trạng kháng insulin và giảm nguy cơ mắc bệnh
tiểu đường.
Tác dụng phụ:
Thuốc gây ra ho khan và tác động lên phế quản do tích tụ bradykinine. Phản ứng này xảy ra ở
10-12% bệnh nhân và biến mất sau khi ngưng thuốc. Những rối loạn vị giác, nổi mẩn đỏ ở da,
rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra trong khoảng 4 tuần đầu điều trị. Các thuốc này đều nhạy cảm
với ánh sáng.
Cần theo dõi nồng độ kali huyết (do nguy cơ tăng kali huyết của thuốc), và creatinine huyết
trước và sau 7-15 ngày bắt đầu điều trị. Nếu creatinine huyết tăng khoảng 20-30% thì nên
ngưng thuốc ức chế men chuyển và đổi sang ARA II.
Thuốc kháng thụ thể Angiotensin II (ARA II)
Tác dụng:
Thuốc kháng angiotensin II và ức chế men chuyển đều có có hiệu quả điều trị tương đương
nhau.
Tác dụng phụ:
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 19/93


Tác dụng phụ của thuốc kháng angiotensin cũng tương tự như thuốc ức chế men chuyển, ngoại
trừ việc không gây ra ho khan. Thuốc kháng angiotensin đắt tiền hơn thuốc ức chế men chuyển
nên thường được kê toa cho những bệnh nhân ho khan nhiều khi dùng ACEI. Việc theo dõi các
chỉ số lâm sàng cũng tương tự như ACEI.
Thuốc kháng renin
Do thời gian bán thải dài nên thuốc Aliskiren (Rasilez) có thể được chỉ định 1 liều/ngày.

Tác dụng phụ: Tác dụng phụ thường gặp là tiêu chảy và mẩn đỏ trên da.
Các thuốc chống tăng huyết áp khác:
Các thuốc chống tăng huyết áp trung ương như clonidine, methyldopa, rilmenidine, moxonidine
tác dụng ức chế hệ thống thần kinh giao cảm do làm cạn kiệt chất dẫn truyền thần kinh
noradrenaline. Thuốc có tác dụng hạ huyết áp nhưng lại không mang đến lợi ích lâu dài trên tim
mạch hoặc bảo vệ thận.
Tác dụng phụ thường là hạ huyết áp thế đứng, khô miệng, ngủ gật, táo bón, tim đập chậm
(clonidine và guanfacine), liệt dương, rối loạn hệ thống miễn dịch (methyldopa).
Thuốc chẹn alpha (prazosine và urapidil): Có tác dụng kháng noradrenaline do chẹn thụ
thể alpha 1 noradrenaline gây giãn các tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch. Thuốc có tác dụng
tương đương với thuốc lợi tiểu, chẹn , ACEI và ARA II, thường được sử dụng trong THA nặng.
Điều trị bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều dần dần, ưu tiên sử dụng dạng thuốc tác dụng kéo
dài cho bệnh nhân lớn tuổi. Tác dụng phụ là hạ huyết áp tư thế đứng và giữ nước.
Thuốc lợi tiểu quai (furosemide, piretanide,bumetanide) có tác dụng nhanh và mạnh
hơn so với các thuốc lợi tiểu khác. Liều thuốc không cần điều chỉnh khi suy thận, nên được sử
dụng ở những bệnh nhân suy thận hoặc suy tim. Tác dụng phụ bao gồm hạ kali huyết, nhiễm
kiềm chuyển hóa, tăng đường huyết và ure huyết, mất nước do tiểu nhiều.
Thuốc lợi tiểu giữ kali (amiloride, triamterene, eplerenone), trừ spironolactone-thuốc
đối kháng thụ thể aldosterone, các thuốc trên không tác động lên thụ thể aldosterone. Tác
dụng phụ thường gặp của thuốc như rối loạn tiêu hóa, tăng kali huyết, chứng vú to ở nam giới,
liệt dương (spironolactone). Các thuốc trên chủ yếu để bù trừ hiện tượng cường aldosterone
gây ra bởi thuốc lợi tiểu thiazide/tương tự thiazide.
Triển vọng điều trị.
Các nhóm thuốc đang được phát triển chủ yếu là thuốc kháng chọn lọc recepteur endotheline
được sử dụng trong bệnh tăng huyết áp động mạch phổi. Các thử nghiệm, ở những bệnh nhân
có chỉ số huyết áp tăng cao mặc dù đã được đa trị liệu, đã cho thấy những kết quả rất khả quan.
Phối hợp chống chỉ định:
Hoạt chất
Thuốc kèm theo
Diltiazem

Dantrolène*
(do Diltiazem Dihydroergotamine
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Nguy cơ
Cần ghi nhớ
Nguy cơ rung nhĩ
Không phối
Nguy cơ ngộ độc ergotin, có khả năng hợp với các
Page 20/93


là thuốc ức et ergotamine
chế
chuyển Cisapride (H)
hóa CYP 3A4)
et pimozide
Nifedipine

hoại tử đầu chi
thuốc trên.
Nguy cơ loạn nhịp tâm thất (xoắn
đỉnh)
Nguy cơ tăng tác dụng hạ huyết áp =>
Huyết áp thấp

Chẹn beta

Giảm các phản ứng bù trừ tim mạch Chọn
một

trong trường hợp shock hoặc hạ thuốc giảm
huyết áp do Floctafenine
đau khác

Floctafenine

Các thuốc lợi Các thuốc lợi tiểu Nguy cơ tử vong tăng do kali huyết, Không phối
tiểu giữ kali
giữ kali và muối kali trừ trường hợp bệnh nhân bị hạ kali hợp với các
huyết
thuốc trên.
Aliskiren

Ciclosporine,
quinidine,
verapamil

Tăng nồng độ aliskiren trong huyết
tương và làm tăng các phản ứng phụ
của aliskiren

Dantrolene cũng chống chỉ định phối hợp với verapamil
Cảnh giác dược
Một vài chống chỉ định trong điều trị THA mà Dược sĩ phải biết:
Thuốc
Lợi tiểu Thiazide
Chẹn beta

Bệnh
Suy thận nặng

Chậm nhịp tim nặng, hen suyễn, COPD, suy tim không kiểm soát
được, hội chứng Raynaud
Chẹn calci
Suy tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định
Ức chế men chuyển và Suy thận nặng, thiếu thể tích tuần hoàn, mất nước nghiêm trọng,
ARA II
mang thai
Kháng renin
Phụ nữ có thai
Thuốc tác động lên hệ Trầm cảm nặng, suy thận nặng
TK trung ương
Chẹn alpha
Suy tim, phù phổi
Lợi tiểu quai
Suy thận cấp, hạ kali huyết và natri huyết nghiêm trọng, thiếu thể
tích tuần hoàn
Lợi tiểu giữ kali
Suy thận, suy gan nặng

Dịch: DS. Nguyễn Hoàng Phương Khanh
Hiệu đính: DS. Trương Viết Thành, ĐH Y Dược Huế
Nguồn: Le Moniteur des Pharmacies -Cahier II du n°2860 du 18 décembre 2010.
PHỐI HỢP TRỊ LIỆU 2 LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP

Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 21/93


Hình 1. Phối hợp ưu tiên: Đường nét liền màu xanh lá. Phối hợp được chấp thuận: Đường đứt

quãng màu xanh lá. Phối hợp ít thông dụng: Đường đứt quãng màu đen. Phối hợp không thông
dụng: Đường màu đỏ. Modified from Mancia et al. 2013 ESH/ESC Guidelines for the
management of arterial hypertension.
DS. CKI. Nguyễn Thế Sơn, BV Đa Khoa Sài Gòn
Nguồn tham khảo: Rui Póvoa et al. Arq. Bras. Cardiol. vol.102 no.3 São Paulo Mar. 2014
/>
Cập nhật Hướng dẫn điều trị tăng huyết áp JNC8 mới
So với các phác đồ điều trị tăng huyết áp trước đây, JNC 8 khuyến cáo mục tiêu huyết áp cao
hơn và ít sử dụng hơn một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp.
Phác đồ mới nhấn mạnh việc kiểm soát huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương với những
ngưỡng điều trị cụ thể theo độ tuổi và bệnh mắc kèm. Phác đồ mới cũng đưa ra các khuyến cáo
mới nhằm đẩy mạnh việc sử dụng an toàn hơn nữa các thuốc ức chế men chuyển (ACEI) và
thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB).
Những thay đổi quan trọng so với JNC 7
- Với bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên không có đái tháo đường hay bệnh thận mạn, huyết áp mục
tiêu là <150/90 mmHg
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 22/93


- Với bệnh nhân từ 18 đến 59 tuổi không có bệnh nghiêm trọng mắc kèm và bệnh nhân từ 60
tuổi trở lên có bệnh đái tháo đường, bệnh thận mạn hoặc cả hai, huyết áp mục tiêu là <140/90
mmHg
- Điều trị đầu tay và điều trị sau đó nên giới hạn trong 4 nhóm thuốc: lợi tiểu thiazide, chẹn
kênh calci (CCB), ACEI, ARB.
- Điều trị thay thế thứ hai và thứ ba bao gồm việc sử dụng liều cao hay kết hợp các nhóm ACEI,
ARB, lợi tiểu thiazide và CCB.
- Nhiều thuốc được chỉ định như là thuốc thay thế tiếp theo, bao gồm:
+ Chẹn beta

+ Chẹn alpha
+ Chẹn alpha 1/beta (như carvedilol)
+ Chẹn beta có tính giãn mạch (như nebivolol)
+ Chủ vận alpha 2 trên thần kinh trung ương (như clonidine)
+ Giãn mạch trực tiếp (như hydralazine)
+ Lợi tiểu quai (như furosemide)
+ Đối kháng aldosterone (như spironolactone)
+ Đối kháng hoạt tính adrenergic ngoại biên (như reserpine)
- Khi khởi đầu điều trị, bệnh nhân gốc Phi không có bệnh thận mạn nên sử dụng CCB và thiazide
thay vì ACEI
- Sử dụng ACEI và ARB được khuyến cáo ở mọi bệnh nhân có bệnh thận mạn bất kể dân tộc
nào, kể cả điều trị đầu tay hay bổ sung cho điều trị đầu tay
- ACEI và ARB không nên sử dụng đồng thời trên một bệnh nhân
- CCB và lợi tiểu thiazide nên được sử dụng thay thế ACEI và ARB ở bệnh nhân trên 75 tuổi có
suy giảm chức năng thận do nguy cơ tăng kali huyết, giảm creatinin và suy thận nặng hơn.
Sự thay đổi mục tiêu về huyết áp tâm thu ít chặt hơn có thể gây lo lắng cho những bệnh nhân
đang tuân theo mục tiêu thấp hơn của JNC 7, bao gồm mục tiêu <140/90 mmHg cho phần lớn
bệnh nhân và <130/80 mmHg cho bệnh nhân tăng huyết áp và các bệnh nghiêm trọng kèm
theo
Kết quả từ 5 thử nghiệm quan trọng – HDFP, Hypertension-Stroke Cooperative, MRC, ANBP và
VA Cooperative – đã đưa ra bằng chứng cho những thay đổi trong phác đồ mới. Trong các thử
nghiệm này, bệnh nhân trong độ tuổi 30 đến 69 được sử dụng thuốc để hạ huyết áp tâm
trương tới mức dưới <90 mmHg. Kết quả cho thấy sự giảm biến cố mạch máu não, suy tim và tỉ
lệ tử vong chung ở bệnh nhân được điều trị đến mức huyết áp tâm trương mục tiêu.
Dữ liệu thu được đã thuyết phục một số thành viên của Ủy ban JNC 8 muốn giữ mức huyết áp
tâm trương <90 mmHg như là mục tiêu duy nhất ở các bệnh nhân trẻ, đồng thời chỉ ra việc
thiếu bằng chứng về lợi ích của mục tiêu huyết áp tâm thu dưới 140 mmHg ở bệnh nhân dưới
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 23/93



60 tuổi. Tuy nhiên, nhiều thành viên bảo thủ đề nghị giữ mục tiêu huyết áp tâm thu cũng như
mục tiêu huyết áp tâm trương.
Ở các bệnh nhân trẻ không có bệnh nặng mắc kèm, tăng huyết áp tâm trương là một yếu tố
nguy cơ của bệnh tim mạch quan trọng hơn tăng huyết áp tâm thu. Những thành viên của JNC 8
không phải là tác giả đầu tiên nhận ra mối quan hệ này. Tác giả phác đồ JNC 7 cũng thừa nhận
rằng kiểm soát huyết áp tâm trương quan trọng hơn việc kiểm soát huyết áp tâm thu trong việc
giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân <60 tuổi. Tuy nhiên, ở bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, việc
kiểm soát huyết áp tâm thu vẫn đóng vai trò quan trọng nhất.
Các bằng chứng gần đây cho thấy mục tiêu huyết áp tâm thu <140 mmHg được khuyến cáo bởi
JNC 7 cho phần lớn bệnh nhân là thấp một cách không cần thiết. Các tác giả JNC 8 đã dẫn
chứng 2 thử nghiệm cho thấy không có sự cải thiện hiệu quả tim mạch với mục tiêu huyết áp
tâm thu <140 mmHg so với mục tiêu huyết áp tâm thu <160 mmHg hay <150 mmHg. Mặc dù
với kết quả này, phác đồ mới không phản đối điều trị đến mục tiêu huyết áp tâm thu <140
mmHg nhưng khuyến cáo nên thận trọng để đảm bảo rằng huyết áp tâm thu thấp không ảnh
hưởng chất lượng cuộc sống hay dẫn đến biến cố có hại.
Sự điều chỉnh sang mục tiêu dựa trên huyết áp tâm trương có thể dẫn đến việc sử dụng ít thuốc
hơn ở bệnh nhân trẻ có chuẩn đoán tăng huyết áp mới và có thể cải thiện sự tuân thủ và giảm
tối thiểu biến cố có hại liên quan đến huyết áp tâm thu thấp, chẳng hạn như rối loạn chức năng
sinh dục.
Đối với bệnh nhân bị bệnh thận
Mặc dù 1 phân tích hậu định cho thấy lợi ích có thể có đối với hiệu quả trên thận với mục tiêu
thấp ở mức 130/80 mmHg do JNC 7 khuyến cáo, 2 phân tích ban đầu lại không ủng hộ kết quả
này. Hơn nữa, 3 thử nghiệm khác không cho thấy lợi ích của mục tiêu <130/80 mmHg so với
mục tiêu <140/90 mmHg trên bệnh nhân có bệnh thận mạn. Kết quả là phác đồ mới khuyến cáo
bệnh nhân có bệnh thận mạn nên dùng thuốc đầy đủ để đạt mức mục tiêu <140/90 mmHg.
Tuy nhiên, có một ngoại lệ đối với mức mục tiêu này, phác đồ khuyến cáo rằng bệnh nhân có
bệnh thận mạn hay bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên có albumin niệu nên điều trị dựa trên bệnh
mắc kèm, tình trạng suy yếu và các yếu tố khác đặc trưng của bệnh nhân. Bằng chứng chưa đủ

để ủng hộ huyết áp mục tiêu <140/90 mmHg ở bệnh nhân trên 70 tuổi có bệnh thận mạn hay
albumin niệu.
Đối với bệnh nhân bị Đái tháo đường
Người lớn bị đái tháo đường và tăng huyết áp đồng thời có thể giảm tỉ lệ tử vong cũng như cải
thiện hiệu quả trên tim mạch và mạch máu não khi điều trị với mục tiêu huyết áp tâm thu <150
mmHg, nhưng không có nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) nào ủng hộ mục
tiêu <140/90 mmHg. Mặc dù vậy, ủy ban đã chọn một khuyến cáo thận trọng cho bệnh nhân
đái tháo đường và tăng huyết áp, lựa chọn mục tiêu <140/90 mmHg cho người lớn có đái tháo
đường và tăng huyết áp hơn là một mục tiêu thực chứng <150/90 mmHg.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 24/93


Theo dõi
Các tác giả của JNC 8 đơn giản hóa khuyến cáo phức tạp cho việc theo dõi bệnh nhân tăng
huyết áp. Hội đồng JNC 7 khuyến cáo rằng sau khi đo huyết áp cao ban đầu thì tiếp tục theo dõi
để khẳng định huyết áp cao trong 7 ngày đến 2 tháng tùy vào chỉ số ban đầu là bao nhiêu và
bệnh nhân có bệnh thận hay tổn thương cơ quan đích do huyết áp cao hay không? Theo JNC 7,
trong mọi trường hợp, huyết áp mục tiêu nên đạt được trong vòng một tháng từ khi bắt đầu
điểu trị bằng cách tăng liều của một thuốc khởi đầu hay dùng phối hợp thuốc.
Điều trị
Giống như JNC 7, hội đồng JNC 8 khuyến cáo sử dụng lợi tiểu thiazid như là liệu pháp khởi đầu
cho mọi bệnh nhân. Mặc dù ACEI, ARB và CCB là sự thay thế chấp nhận được nhưng lợi tiểu
thiazide vẫn có bằng chứng tốt nhất về hiệu quả.
Hội đồng JNC 8 không khuyến cáo liệu pháp đầu tay bằng chẹn beta và chẹn alpha. Điều này là
dựa trên kết quả của 1 thử nghiệm, trong đó chỉ ra tỉ lệ cao các biến cố tim mạch khi sử dụng
chẹn beta so với dùng ARB, và một thử nghiệm khác với chẹn alpha so với 4 liệu pháp đầu tay
với carvedilol, nebivolol, clonidin, hydralazin, reserpin, furosemid, spironolacton và các thuốc
tương tự khác cho thấy không nên dùng bất kỳ thuốc nào khác ACEI, ARB, CCB và lợi tiểu thiazid

cho phần lớn các bệnh nhân.
Theo JNC 8, trước khi dùng chẹn alpha, chẹn beta hay bất kỳ phối hợp nào, bệnh nhân nên
được điều chỉnh liều và sử dụng phối hợp trong 4 liệu pháp đầu tay. Liệu pháp 3 thuốc với một
ACEI/ARB, CCB và lợi tiểu thiazide được ưu tiên trước khi sử dụng chẹn alpha, chẹn beta hay
bất kỳ thuốc nào khác.
Phác đồ mới này ngăn việc sử dụng chẹn beta (bao gồm cả nebivolol), chẹn alpha, lợi tiểu quai,
chẹn beta/alpha1, chủ vận alpha2-adrenergic trung ương, giãn mạch trực tiếp, đối kháng
aldosteron và đối kháng hoạt tính adrenergic ngoại biên ở bệnh nhân mới được chuẩn đoán
tăng huyết áp. Thận trọng với các bệnh nhân đã ổn định với các liệu pháp này.
Cân nhắc điều trị đặc biệt
ACEI và ARB có lẽ không phải là lựa chọn lý tưởng cho bệnh nhân gốc Phi. Kết quả phân tích
một phân nhóm trong thử nghiệm ALLHAT (Antihypertensive and Lipid Lowering Treatment to
Prevent Heart Attack Trial – Thử nghiệm điều trị tăng huyết áp và hạ lipid máu để phòng suy
tim) cho thấy rằng ACEI đưa đến hậu quả tim mạch tệ hơn so với lợi tiểu thiazid hay CCB ở bệnh
nhân gốc Phi. Mặc dù thế, kết quả của nghiên cứu AASK (African American Study of Kidney
Disease and Hypertension – Nghiên cứu Mỹ Phi về bệnh thận và tăng huyết áp) ủng hộ dùng
ACEI đầu tay hay bổ sung để cải thiện hiệu quả trên thận ở bệnh nhân tăng huyết áp gốc Phi có
bệnh thận mạn và đạm niệu.
Tóm lại, thành viên hội đồng JNC 8 khuyến cáo rằng tất cả các bệnh nhân có bệnh thận mạn và
tăng huyết áp bất kể dân tộc nào cũng nên điều trị bằng ACEI hay ARB để bảo vệ chức năng
thận trong cả liệu pháp khởi đầu hay bổ sung.
Nhịp cầu Dược lâm sàng Tháng 1/2015, N°2

Page 25/93


×