Bài Đây thôn Vi Dạ ra đời có nguyên cớ sâu xa từ những ki niệm
của Hàn Mặc Tử về cảnh Huế và con người Huế, ông đã từng học
ở Huế...
Hình ảnh thiên nhiên và tình yêu cuộc sông trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.
Bình giảng khổ thơ đầu của bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.
BÀI LÀM
- Bài Đây thôn Vi Dạ ra đời có nguyên cớ sâu xa từ những ki niệm của Hàn Mặc Tử về cảnh Huế và con
người Huế, ông đã từng học ở Huế. Khi làm việc ở Quy Nhơn, ông có quen biết một người con gái Huế là
Hoàng Cúc. Sau đó, ông vào Sài Gòn làm báo, có trở ra Quy Nhơn thì
Hoàng Cúc đã về thôn Vĩ Dạ,có lần cô đã gửi cho anh một bức ảnh kèm theo lời thăm hỏi, đây chính là
cái cớ đã gợi cảm hứng để Hàn Mặc Tử viết lên kiệt tác Đây thôn Vĩ Dạ - bài thơ vừa là bức tranh huyền
ảo đượm buồn vì cảnh đẹp cố đô, vừa là nỗi buồn về một mối tình xa xâm vô vọng. Tuy nhiên, qua đây ta
thấy biết bao nhiêu yêu mến thiết tha với thiên nhiên, với cuộc sống và đất nước, con người.
B- Khổ 1 (bình giảng): Bắt đầu là một câu hỏi trách móc nhẹ nhàng của một
Người con gái. Lời trách thực ra là một thái độ nũng nịu, làm duyên đầy âu yếm) thiết tha:
Sao anh không về chơi thôn Vi?
Câu hỏi cũng cho ta thấy phần nào tính cách của người hỏi đó là sự thùy mị, kin đáo của con người gia
giáo. Một tình yêu thành thật được nói với ngôn ngữ tiết chế. Chỉ cẩn thấy câu thơ này bằng cách diễn
đạt: “Anh sao không về thăm thôn Vĩ?”, thì cái tế nhị, cái kín đáo đã giảm đi rất nhiều. “Anh” mở đầu nó
lộ diện quá, âm thấm gần gũi quá, yêu cầu cái bổn phận của người ta quá.
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Dòng thứ hai là một sự đáp ứng ngay lặp tức của nhân vật “anh" hình như cái tín hiệu phát đi thì mong
manh, mờ nhạt, còn nơi tiếp nhận thì lại quá nhạy cảm.
Hàn Mặc Tử không hề suy nghĩ về cái thực, cái hư trong lời mời anh đang chờ đợi và chỉ cần có lời mời
ấy thôi.
Hai câu thơ rất khó giải thích về ý nghĩa thực tế. Người vừa hỏi dứt câu thì kẻ nghe câu hỏi đã vượt một
không gian mênh mông về ngay thôn Vĩ. Thực ra câu hỏi ấy chính là một điểm lóe sáng trong tâm tư chợt
thức. Hàn nghe rất rõ, rất rành rọt nhưng chúng ta thì không nghe. Kí ức riêng tư đã hiện về qua những
lần quàn quại đớn đau với bệnh tật nghiệt ngã. Thơ Hàn đầy những nỗi đau thương, đau thưởng đến điên
dại nhưng cũng có khi nó thánh khiết đến tuyệt vời. Trong đau thương thường có những phút giây khoảnh
khắc của hạnh phúc. Người ta phải bám lấy nó như chiếc phao cứu mệnh như sự cứu rỗi linh hồn. Những
phút sáng láng ấy trong thơ Hàn thường là nghĩ về nước Chúa, nghĩ về một quá khứ và tinh yêu tưởng
tượng. Thôn Vĩ hiện lên thật đẹp cứ như một khu vườn cổ tích, cứ như một cái vườn địa đàng mà Hàn lần
đầu tiên phát hiện, nó trùng với cái ước nguyện về với Chúa. Thôn Vĩ trong con mắt của Hàn đã trở thành
một thế giới mà ông mơ ước. Nó đẹp không phải là có những hàng cau cao, những khu vườn sum suê
cành lá và khuôn mặt chữ điền. Cái đẹp ấy nó có mặt ở khắp mọi nơi của thôn quê Việt Nam từ Bắc đến
Nam. Cái đẹp của thôn Vĩ là ở chỗ đôi mắt của họ Hàn. Dường như ông ta không về ngay thôn Vĩ mà là
đứng từ xa, lặng người chiêm ngưỡng sắc đẹp của thôn Vĩ, sau đó đi gần lại những khu vườn và cuối
cùng nó cụ thể hơn là nhìn “lá trúc che ngang mặt chữ điền’. Nhưng cái quan trọng hơn đó là thôn Vĩ
được nhìn vào buổi sáng bình minh “nắng mới lên", nắng dường như mở ra từ “thượng thanh khí” từ trên
trời đổ xuống ào ạt, phóng khoáng. Một câu thơ có đến hai từ “nắng”, một cái nắng hiện thực, thắp nến
trên những ngọn cây cau và một cái nắng đẹp đến mức phải bình phẩm “nắng mới lên”. "Nắng mới" khơi
gợi nhứng gì tinh khiết sáng trong, và cái tinh khiết sáng trong ấy nó truyền từ trên cao tắm xuống cả khu
vườn, một thứ nắng tinh khôi, lấp loáng. Khu vườn ấy cho ta một sắc xanh mỡ màng, óng mượt, ngời
sáng long lanh. Cả khu vườn lá nõn mềm mại loáng nướt’ sương, màu lá và màu nắng đã thành cái màu
xanh ngọc diệu kì mà hơn một lần trong tâm tưởng Xuân Diệu đã nhìn thấy:
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá.
Cái ấn tượng về khu vườn cổ tích nó được bồi thường bằng sự miêu tả xuýt xoa
' mươt qua’ và bằng sự so sánh “xanh như ngọc”.
Câu thơ thứ tư có rất nhiều cách hiểu:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Hàn đã về thôn Vĩ, đã đến khu vườn thôn Vĩ của nhà “ai” và vì thế ông ta đã ngưỡng vọng được cái
khuôn mặt chữ điền của người con gái mời ông. Nói đơn giản, mặt chữ điền ở đây là khuôn mặt phúc hậu,
đoan trang của người thôn Vĩ.
Có ý kiến cho rằng: Mặt chữ điền chỉ vào một sự vật , cung cấp cái hồn người cho bức tranh thôn Vĩ. Nó
là bức tường phía trên có hình chữ điền thường làm bình phong trước hiên nhà của những gia đình quyền
quý Thôn Vĩ là “xóm quan”, có rất nhiều những bức binh phong chữ điền như thế. Ý kiến thứ ba là đáng
tin cậy hơn cá khuôn mặt chữ điền ấy chính là khuôn mạt của Hàn Mặc Tử. Thơ Hàn thường có sự gặp gỡ
của con người đau khổ hôm nay với con người của một thời quá khứ tươi đẹp. Thế giới mà Hàn cảm nhận
được thực tế bao giờ cũng xót xa cay đắng, vì thế ở ngoài kia. ở thôn Vĩ là một thế giới trong tưởng
tượng, Hàn có cơ hội gặp quá khứ và gặp chính mình. Vâng, gặp mình trong khuôn mặt đầy kiêu hãnh.
Lưu ý rằng, lá trúc trong nghìn ẩn dụ là biểu tượng cho quân tử cho trượng phu.
Dĩ nhiên, câu thơ cuối lúc không cần phân tích, không nên phân tích bởi có tính phá vỡ cái tính tôi. Người
đọc hoàn toàn có thể cảm nhận 1, 2 hoặc 3 cách hiểu cùng một lúc. Đó là câu thơ sống theo quy luật của
nghệ thuật.
Khổ 2: Cảnh và người thôn Vì hát đẹp, thật đáng yêu. Hàn đã hành hương bằng con đường tưởng , cũng
vì thế mà ta niềm khao khát của một tâm hồn yêu trong trái tim dang dở. Khổ thơ thứ hai là hồi tưởng về
một cảnh đẹp không thể tách rời thôn Vĩ
c. Từ hai bờ sông Trăng ấy bỗng vọng lên một câu hỏi:
Có chớ trăng về kịp tối nay?
Trăng muôn đời là biếu tượng của hạnh phúc, “tối nay” là muốn nói cái thời gian hữu hạn trước mát,
“kịp'’hớ mơ cho ta thày một mặc cảm: mặc cảm về hiện tại ngắn ngủi, lié mờ cho ta thấy một cách sõng
.song lá phái vội vàng ehạv đua với cái chết, với bạo bệnh. Váng, mời tói vé thôn Vi nhưng có cho tôi
được hạnh phúc kịp thời không? Vì:
Ngày mai tôi chết bên khe Ngọc Tuyền
Bây giờ tôi dại, tôi diên
Chắp tay tôi lạy mọi miền trần gian
Câu hỏi “có chở...” là một vái lạy không gian thôn Vĩ, con người thôn Vĩ trong cái tâm trạng điên dại của
hiện tại, vì thế nó là khát vọng rất đớn đau. Vì thế, ánh trăng rất nhẹ, “tối nay” rất ngắn lại được nói băng
chữ “kịp”, bàng cái tâm hồn nặng trĩu nòi đau.
Hàn Mặc Tử rất yêu trăng, trăng tràn vào mọi thi tứ đẹp nhất của Hàn, đây là tràng xứ Huế với Vĩ Dạ đó
trăng. Cảnh vật làm cho chúng ta thêm một lần yêu Huế đẹp. Huế thơ; tuy nhiên con người thôn Vì ấy là
một ẩn số không biết có đáp lại một tình yêu nông nổi chân thành. Vì thế mà Hàn tâm sự với trăng.
Khổ 3: Hai khổ đầu nói nhiều đến cảnh, còn khổ cuối thì chủ yếu nói về tâm sự của nhân vật trữ tình.
Giấc mơ nào về tình yêu cũng đẹp nhưng giấc mơ được báo động, nó chỉ làm đau khổ trái tim. "Khách
đường xa" nó xa lạ hơn đại từ “ai” và dĩ nhiên sẽ xa lạ hơn rất nhiều người con gái hỏi câu đầu tiên trong
bài thơ. Thế mà “khách đường xa” điệp đến hai lần như phá vỡ một giấc mơ. “Khách đường xa" hiện lên
rồi hình như gót sen rời bước xa dần, có níu lại cũng không sao được.
Đang tuyệt vọng thì người khách ấy lại trở về cho hi vọng, “khách đường xa” đã thành “em” trong gang
tấc. Hạnh phúc đột biến bất ngờ không hề được dự báo đã khiến Hàn choáng váng, cái áo trắng kì lạ ấy lại
nhìn rất rõ. Có phải là sương khói xứ Huế làm mờ nhân ảnh mà Hàn "nhìn không ra”? Trong ý nghĩa ẩn
dụ, đây là một mặc cảm mà người ta thường có:
Em lớn qúa anh làm sao giữ nổi?
, Nên lúc nào em muốn cứ xa anh
Hàn mong ước tình yêu, khi tình yêu không tới thì dỗi hờn, trách móc. Nhưng khi người yêu hi sinh cho
anh (dĩ nhiên do tường tượng) thì Hàn lại sợ, lại không dám nhìn vào hạnh phúc chứ không phải là "nhìn
không ra".
Câu thứ 3: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” lại trở về với nhận thức mình không có tình yêu. Câu thơ có
dư vị chua chát của triết lí ngàn đời "Con quay búng sậu lên trời - Mờ mờ nhân ảnh như người đi
đêm”(Nguyễn Gia Thiều). Vắng, hạnh phúc trong đời là một cuộc xổ số có mấy ai cầm được tấm độc
đắc? Vì thế mà Hàn nghẹn ngào, nghi ngờ, buồn tủi.Câu hỏi nghi vấn nhưng thực ra là tan vỡ hi vọng một
mối tình trong tâm tưởng:
Ai biết tình ai có đậm đà
Hai từ “ai” nhắc lại đối tượng mà mình yêu vì thế mà nó tha thiết, nhưng cũng vì thế mà nó xa lạ. Vừa
mới xưng “em” được một lần, Hàn đã nhận ra đó là ai. Hàn không cần những tình yêu thoáng qua. Muốn
có một tình yêu đậm đà trong hoàn cảnh bi kịch đâu phải dễ?
Đây thôn Vì Dạ là một bức tranh bâng thơ thật đẹp bởi vì có sự hài hòa giữa thực và ảo, giữa cảnh và
người, giữa tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên. Tình yêu ấy được viết ra từ một trái tim của một
con người đang ngày đêm đếm từng giờ đê gặp mặt cái chết thật đáng trân trọng. Hàn sắp về với thế giới
bên kia nhưng vẫn khát khao một tình yêu trần thế. Đó là một giá trị nhân văn, là niềm mơ ước không
nguôi của Hàn. Hàn sẵn sàng ngã giá:
Ai mua trăng, tôi bán trăng cho Chẳng bán tình duyên ước hẹn hò.
loigiaihay.com
Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học