TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA DƯỢC
GIÁO TRÌNH
THỰC HÀNH DƯỢC KHOA 2
NHẬN THỨC DƯỢC LIỆU
Bộ môn dược liệu - Năm 2014
Lưu hành nội bộ
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
MỤC LỤC
PHẦN A. ĐẠI CƢƠNG ............................................................................................................ 1
I.TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC VÀ DƢỢC LIỆU ............................................................ 1
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY THUỐC. TÓM TẮT CÁC ĐẶC ĐIỂM
MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC THƢỜNG GẶP ................................................................... 10
III. CÁCH ĐỌC TÊN KHOA HỌC CỦA THỰC VẬT ................................................... 24
PHẦN B. CÁC CÂY THUỐC VÀ DƢỢC LIỆU ................................................................. 33
AC-TI-SÔ ................................................................................................................................. 33
BẠC HÀ ................................................................................................................................... 34
BẠCH GIỚI TỬ ....................................................................................................................... 36
BÁN HẠ VIỆT NAM .............................................................................................................. 36
BÌNH VÔI ................................................................................................................................ 38
BỒ CÔNG ANH TRUNG QUỐC .......................................................................................... 39
BỒ NGÓT ................................................................................................................................. 40
CÀ ĐỘC DƢỢC ...................................................................................................................... 41
CAM THẢO DÂY ................................................................................................................... 43
CAM THẢO NAM .................................................................................................................. 44
CÂU ĐẰNG ............................................................................................................................. 45
CÂU KỶ ................................................................................................................................... 46
CẨU TÍCH................................................................................................................................ 48
CAU .......................................................................................................................................... 49
CHÈ ........................................................................................................................................... 50
CHÓ ĐẺ THÂN XANH .......................................................................................................... 52
CỎ MỰC................................................................................................................................... 53
CỎ SỮA LÁ NHỎ ................................................................................................................... 54
CỎ SỮA LÁ TO ...................................................................................................................... 55
CỎ TRANH .............................................................................................................................. 56
CỎ XƢỚC ................................................................................................................................ 57
CỐI XAY .................................................................................................................................. 58
CỐT TOÁI BỔ ......................................................................................................................... 58
CÚC HOA ................................................................................................................................ 60
ĐẠI HỒI ................................................................................................................................... 61
ĐẢNG SÂM ............................................................................................................................. 63
DÀNH DÀNH .......................................................................................................................... 64
ĐẠI TÁO .................................................................................................................................. 65
DÂU .......................................................................................................................................... 66
DIẾP CÁ ................................................................................................................................... 67
ĐINH HƢƠNG ........................................................................................................................ 68
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
ĐINH LĂNG ............................................................................................................................ 69
ĐỖ TRỌNG .............................................................................................................................. 71
DỪA CẠN ................................................................................................................................ 72
GẤC .......................................................................................................................................... 73
GAI ............................................................................................................................................ 75
GỪNG ....................................................................................................................................... 76
HỒ TIÊU................................................................................................................................... 78
HOẮC HƢƠNG ....................................................................................................................... 79
HOÀNG BÁ ............................................................................................................................. 80
HÒE........................................................................................................................................... 81
HỒNG HOA ............................................................................................................................. 83
HÚNG CHANH ....................................................................................................................... 84
HƢƠNG NHU TÍA .................................................................................................................. 85
HƢƠNG PHỤ .......................................................................................................................... 86
HUYẾT DỤ .............................................................................................................................. 87
ÍCH MẪU ................................................................................................................................. 88
KÉ ĐẦU NGỰA ...................................................................................................................... 90
KEO GIẬU ............................................................................................................................... 91
KIẾN CÒ .................................................................................................................................. 92
KIM NGÂN .............................................................................................................................. 93
KIM VÀNG .............................................................................................................................. 94
KINH GIỚI ............................................................................................................................... 95
LÁ LỐT .................................................................................................................................... 96
LẠC TIÊN ................................................................................................................................ 97
LÔ HỘI ..................................................................................................................................... 98
LỰU ........................................................................................................................................ 100
MÃ ĐỀ .................................................................................................................................... 101
MẠCH MÔN .......................................................................................................................... 102
MẮC CỠ ................................................................................................................................. 103
MĂNG CỤT ........................................................................................................................... 104
MÍA DÒ .................................................................................................................................. 105
MƠ TAM THỂ ....................................................................................................................... 106
MỰC ....................................................................................................................................... 107
MUỒNG TRÂU ..................................................................................................................... 108
NÁNG ..................................................................................................................................... 109
NGA TRUẬT ......................................................................................................................... 110
NGẢI CỨU............................................................................................................................. 111
NGHỆ ..................................................................................................................................... 112
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
NGŨ BỘI TỬ ......................................................................................................................... 113
NGŨ GIA BÌ GAI .................................................................................................................. 114
NGŨ TRẢO ............................................................................................................................ 116
NGŨ VỊ................................................................................................................................... 117
NGƢU TẤT ............................................................................................................................ 118
NHÃN ..................................................................................................................................... 119
NHÂN TRẦN TÍA ................................................................................................................. 119
NHÀU ..................................................................................................................................... 120
ỔI ............................................................................................................................................. 121
PHÒNG KỶ ............................................................................................................................ 122
QUẾ......................................................................................................................................... 123
QUÝT ..................................................................................................................................... 125
RAU DỪA NƢỚC ................................................................................................................. 126
RAU MÁ................................................................................................................................. 127
RAU ĐẮNG ........................................................................................................................... 128
RÂU MÈO .............................................................................................................................. 129
RAU SAM .............................................................................................................................. 130
RẺ QUẠT ............................................................................................................................... 131
RIỀNG .................................................................................................................................... 132
SẢ ............................................................................................................................................ 134
SA NHÂN ............................................................................................................................... 135
SÀI ĐẤT ................................................................................................................................. 136
SÂM BỐ CHÍNH ................................................................................................................... 137
SÂM ĐẠI HÀNH................................................................................................................... 138
SEN ......................................................................................................................................... 139
SƠN TRA ............................................................................................................................... 140
SỬ QUÂN TỬ........................................................................................................................ 141
TÁO......................................................................................................................................... 143
THẢO QUẢ ........................................................................................................................... 144
THẢO QUYẾT MINH .......................................................................................................... 145
THẦU DẦU ........................................................................................................................... 146
THIÊN MÔN ĐÔNG ............................................................................................................. 147
THIÊN NIÊN KIỆN............................................................................................................... 148
THÔNG THẢO ...................................................................................................................... 149
THÔNG THIÊN ..................................................................................................................... 150
THUỐC DẤU ......................................................................................................................... 151
THUỐC GIÒI ......................................................................................................................... 152
THUYỀN THOÁI .................................................................................................................. 153
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
TÍA TÔ.................................................................................................................................... 154
TIỂU HỒI ............................................................................................................................... 155
TÔ MỘC ................................................................................................................................. 156
TỎI .......................................................................................................................................... 157
TRẠCH TẢ ............................................................................................................................ 158
TRẮC BÁCH ......................................................................................................................... 159
TRÀM ..................................................................................................................................... 160
TRẦU KHÔNG ...................................................................................................................... 162
TRINH NỮ HOÀNG CUNG ................................................................................................ 163
TRÚC ĐÀO ............................................................................................................................ 164
TRƢỜNG SINH ..................................................................................................................... 165
XUYÊN TÂM LIÊN .............................................................................................................. 166
Ý DĨ......................................................................................................................................... 167
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 169
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
PHẦN A. ĐẠI CƯƠNG
I.TÊN GỌI CỦA CÂY THUỐC VÀ DƯỢC LIỆU
1.1. Tên cây thuốc
1.1.1. Tên thông thường của cây thuốc
Các cây thuốc nói riêng hay các loài thực vật nói chung tồn tại trong một vùng
địa lý nhất định đều thƣờng có tên gọi do cƣ dân vùng đó đặt ra.
Tên cây có thể có hai phần: (1) Tên chung chỉ một đặc điểm nào đó đại diện
cho một nhóm lớn các cây và (2) Tên riêng để phân biệt với những cây khác trong
cùng nhóm. Ở một số cây khác phần tên chung có thể đƣợc dùng hay bỏ qua.
1.1.1.1. Phần tên chung
- Chỉ dạng cây:
+ Cây: Tên chung chỉ các loài thực vậthoặc tên dùng để chỉ các cây có thân
gỗ nhƣ Cây muối, Cây nổ, Cây tổ kén, …
+ Dây: Chỉ các loài dây leo: Dây lõi tiền, Dây gắm, Dây gùi, Dây mật, …
+ Cỏ: Chỉ những loài cây nhỏ, thân thảo: Cỏ may, Cỏ cú, Cỏ cứt lợn, Cỏ tranh
+ Hoa (bông): Các loài cây có hoa đẹp: Hoa niên, Hoa hồng, Hoa giấy, Hoa
phấn,…
- Chỉ công dụng:
+ Lúa: Chỉ một số loài cây thảo cho hạt có nhiều tinh bột đƣợc dùng làm thực
phẩm cho con ngƣời: Lúa tẻ, Lúa nếp, Lúa mạch, Lúa mì, Lúa miến, …
+ Khoai: Chỉ các loài củ ăn đƣợc có nhiều tinh bột: Khoai lang, Khoai môn,
Khoai mì, …
+ Rau: Chỉ các loại cây cho lá ăn đƣợc chủ yếu dùng làm thực phẩm: Rau
đắng, Rau rút, Rau dền, Rau má, Rau răm, …
+Thuốc: Chỉ ra rằng cây đƣợc dùng làm thuốc: Thuốc dấu, Thuốc trặc,
Thuốc mọi, …
1
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
1.1.1.2. Phần tên riêng
Tên riêng của cây thuốc có xuất xứ rất khác nhau, có thể là:
- Những từ rất riêng biệt, xuất hiện từ xa xƣa khó tìm đƣợc xuất xứ hay ý nghĩa
nhƣ: Củ mài, Quế, Ổi, Bồ kết, Na, …
- Những từ gợi nhớ về một hay vài đặc điểm của cây hay sự việc nào đó liên
quan tới cây.
+ Màu sắc: Hoàng đằng, Vàng đắng, Cỏ mực, Hồng hoa.
+ Mùi vị: Diếp cá, Chua me, Mƣớp đắng, Dây mật, Dây khai, Cỏ hôi.
+ Hình dáng một bộ phận nào đó của cây thuốc, hình dáng vị thuốc: Cây
ruột gà (Ba kích), Cây xƣơng khô, Xƣơng rắn, Câu đằng, Lông cu li (Cẩu tích), Ổ
rồng, Tổ kiến, Càng cua, Vú bò, Sừng dê, dây Cóc, Râu mèo, Kim vàng, Bạch hạc
(Kiến cò), Tràm cừ, Tràm gió.
+ Công dụng: Thiên niên kiện, Dây đau xƣơng, Bá bịnh, Thuốc bỏng,
Thuốc dòi, Vông nem.
+ Các tính chất khác của cây: Cỏ sữa, Cây sữa, Cỏ may, Cỏ đĩ, Cây cứt lợn,
Chó đẻ, Bồ cu vẽ, Nhẫn đông, Bảy lá một hoa, …
- Tên vay mƣợn từ các ngôn ngữ khác: Tên của cây vốn là tên của các dân tộc
khác, các ngôn ngữ khác đƣợc du nhập vào tiếng Việt (phiên âm hay đƣợc bản địa
hóa). Các tên thuộc loại này chủ yếu là các tên Hán - Việt, một số ít thuộc các ngôn
ngữ khác nhƣ Khmer, Lào, Pháp, …Tên này có thể đƣợc dùng để chỉ một cây mới
đƣợc du nhập vào hay một cây bản địa nhƣng chƣa có tên hay tên không thông dụng
rồi lâu dần trở thành tên chính thức của cây. Cũng có thể các tên có nguồn gốc
ngoại lai này chỉ là một trong những tên đƣợc dùng song song với tên bản địa đã có
sẵn (rất thƣờng gặp trong Đông Y).
+ Sử dụng nhƣ tên chính thức của cây:
Tên Hán – Việt: Ma hoàng, Cựa lõa mạch, Dƣơng cam cúc, Hà thủ ô,
Xứ quân tử (Sử quân tử), Nhân sâm, Ngũ gia bì, …
Tên từ các ngôn ngữ khác: Xoài, Măng cụt, Sầu riêng, Thốt nốt, Sầu
đâu, Canh ki na, Digital, Actiso, …
2
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
+ Sử dụng song song với tên Việt có sẵn: Du long thái (Rau dừa nƣớc), Thỏ
ti tử (Tơ hồng), Bạch giới tử (Hạt cải trắng), Hƣơng phụ (Cỏ cú, Cỏ gấu), Bạch mao
căn (Cỏ tranh), …
- Tên đặt mới: Một số cây chƣa có tên thông thƣờng hay có tên nhƣng không
phổ biến lắm nay đƣợc các nhà khoa học hay những ngƣời có liên quan đặt tên mới.
Tên có thể đƣợc đặt theo nghĩa của tên dân tộc ít ngƣời, tên nƣớc ngoài có sẵn, theo
đặc điểm đặc biệt của cây hay đƣợc đạo trại, đặt theo nghĩa của tên khoa học: Cúc
chân voi…
1.1.1.3. Tên phái sinh
Là những tên xuất phát từ một tên ban đầu sau đó đƣợc mở rộng ra bằng cách
thêm một từ khác, thƣờng là một tính từ để chỉ một nhóm cây thƣờng rất gần gũi về
mặt thực vật (cùng chi nhƣng khác loài, khác xuất xứ), hoặc những cây có một đặc
điểm nào đó giống nhau (hình dạng, công dụng, …):
+ Gần gũi về mặt thực vật:
Cà: Tên chung chủ yếu để chỉ một số loài thuộc chi Solanum họ Cà
(Solanaceae): Cà độc dƣợc, Cà dại hoa trắng, Cà ngoi, Cà trái vàng, Cà gai leo.
Cải: Chỉ một loại rau thƣờng có mùi hăng chủ yếu thuộc họ Cải
(Brassicaceae): Cải xanh Cải trắng, Cải bắp, cải thảo, …
Húng: Chỉ một số loài rau dùng làm gia vị (thƣờng thuộc họ Hoa môi)
nhƣ: Húng chanh, Húng quế, Húng rũi (Húng lũi), …
Rau má, Rau má mỡ.
Mã tiền (cây), Mã tiền dây.
+ Cũng có thể là các loài tƣơng cận nhƣng có xuất xứ khác nhau, đƣợc sử
dụng chung một mục đích:
Bạc hà: Bạc hà Á, Bạc hà Âu.
Sâm: Sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ, Sâm Nhật, Sâm Việt Nam.
Quế: Quế thanh, Quế quỳ, Quế quan.
Hƣơng phụ (vƣờn), Hƣơng phụ biển.
3
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
Thạch xƣơng bồ, Thủy xƣơng bồ.
+ Hình dạng: cây có hình dạng chung hay một bộ phận nào đó giống nhau mặc
dù không có liên hệ gì về mặt họ hàng thực vật.
Rau dừa (nƣớc), Dừa cạn.
Địa hoàng, Dƣơng địa hoàng.
+ Tính chất, công dụng: Các loài cây có thể gần hay khác xa nhau nhƣng có
cùng chung một đặc điểm nổi bật nào đó (màu sắc, mùi, vị, công dụng):
Ngải: Tên chung thƣờng chỉ một số cây họ Gừng (Zingiberaceae) đƣợc một
số ngƣời thuộc các dân tộc ít ngƣời dùng với một tác dụng đặc biệt nào đó.
Đại hồi, Tiểu hồi, Dƣơng hồi hƣơng.
Cam thảo, Cam thảo dây, Cam thảo đất.
Rau đắng, Rau đắng đất, Rau đắng biển.
Hoàng liên, Hoàng liên gai, Hoàng liên ô rô, Thổ hoàng liên.
Hà thủ ô (đỏ), Hà thủ ô trắng (Hà thủ ô nam).
Tên thông thƣờng có các ƣu điểm là rất gần gũi với ngƣời dân, do tên cây dễ
nhớ, dễ hiểu ý nghĩa hay dễ hình dung, do đó dễ lƣu truyền trong dân gian.
Tuy nhiên, các tên thông thƣờng cũng có khá nhiều nhƣợc điểm mà hai nhƣợc
điểm chính là:
+ Không thống nhất: Chỉ phổ biến trong một vùng, một dân tộc nhất định.
Ngƣời ở các vùng khác nhau không nhận đƣợc cây nếu nghe theo tên goi của vùng
khác, làm hạn chế việc sử dụng rộng rãi cây thuốc. Rất nhiều cây thuốc của đồng
bào các dân tộc thiểu số do chỉ biết tên riêng nên hạn chế rất nhiều việc tìm lại đúng
cây thuốc. Điều này dẫn tới nhiều kinh nghiệm quý sử dụng cây thuốc bị mai một.
Annona squamosa L.: Mãng cầu (Miền Nam), Na (Miền Bắc).
Annona reticulata L.: Bình bát (Miền Nam), Nê (Miền Bắc).
Belamcanda chinensis (L.) DC.: Xạ can, Rẻ quạt.
4
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
Wedelia chinensis (Osbeck) Merr.: Sài đất, Húng trám, Cúc nhám, Ngổ
núi.
+ Dễ gây nhầm lẫn: Do một tên gọi có thể đƣợc dùng để chỉ 2 hay nhiều
cây khác nhau:
Bồ công anh đƣợc dùng để chỉ 3 cây khác nhau: Taraxacum officinale
Wigg., Lactuca indica L. và Elephantopus scaber L.
Hà thủ ô đƣợc dùng để chỉ 2 loài thực vật khác nhau: Polygonum
multiflorum Thunb. và Stretocaulon juventas Merr.
Cỏ đĩ là tên khác của cây Cỏ may nhƣng cũng đƣợc gọi cho cây Hy
thiêm (Siegesbeckia orientalis).
Cây cứt lợn là tên sử dụng để chỉ cả cây Ageratum conizoides L. và
Siegesbeckia orientalis L.
Sữa có thể gây nhầm lẫn giữa Cây sữa bò (Hà thủ ô trắng) – một loài
dây leo và Cây sữa (Alstonia scholaris (L.) R. Br.)
1.1.2. Tên khoa học của một cây thuốc
Việc nhầm lẫn tên gọi dẫn tới nhầm lẫn trong thu hái, sử dụng dƣợc liệu có thể
ảnh hƣởng tới chất lƣợng của thuốc và sức khỏe ngƣời sử dụng. Vì vậy cần phải có
hệ thống tên gọi tƣơng đối thống nhất trên toàn cầu để có thể trao đổi thông tin và
tránh nhầm lẫn trong sử dụng. Tên khoa học của thực vật (và các loài sinh vật khác)
đáp ứng đƣợc những yêu cầu đó.
Trong Thực vật học, Loài (Species) là đơn vị phân loại cơ bản của thực vật, là
tập hợp của các cá thể có đặc điểm chung phân biệt với các loài khác. Các loài có
một số đặc điểm chung xác định nào đó đƣợc xếp vào các Chi (genus), các chi tập
hợp thành Họ (familia) rồi Bộ (ordo), …
Tên khoa học căn bản của một thực vật là một tên kép bao gồm tên đầu chỉ Chi
và tên sau chỉ Loài của thực vật ấy. Một tên khoa học đầy đủ của cây còn có tên của
tác giả (hay các tác giả) đã đặt tên cho cây đƣợc viết ở sau phần tên loài. Sau phần
tên tác giả có thể còn có thêm họ thực vật của cây.
5
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
Tên khoa học của một loài thực vật đƣợc viết bằng tiếng Latinh hoặc tên từ các
ngôn ngữ khác đã đƣợc Latinh hóa. Tên của chi và tên loài phải là một từ, nếu nhiều
hơn một từ thì phải viết dƣới dạng từ ghép (viết liền hay có dấu gạch ngang).
Tên chi là một danh từ số ít dùng làm chủ ngữ.
Tên loài đƣợc viết ngay sau tên chi. Tên loài có thể là một tính từ hay một danh từ
- Danh từ chỉ tên loài có thể là một danh từ đồng vị (cũng ở cách 1 nhƣ danh từ
chỉ tên chi) hay danh từ ở cách 2 (sở hữu cách). Danh từ ở sở hữu cách có thể là tên
ngƣời hay một danh từ chung.
+ Tên ngƣời: Nếu là nam giới thì thêm hậu tố i hoặc ii, nếu là tên phụ nữ
thì thêm hậu tố ae. Một số trƣờng hợp tên ngƣời đƣợc biến thành tính từ với các
hậu tố ianus, iana hay ianum phù hợp với danh từ chỉ tên chi về giống.
+ Danh từ chung ở cách 2 chỉ tên loài đƣợc viết ở dạng số nhiều.
- Tính từ chỉ tên loài phải phù hợp với danh từ chỉ tên chi về giống, số và cách.
Ở một số loài cây, dƣới loài còn có thể có các phân loài (subspecies) và/hoặc
các thứ (varietas), các dạng (forma), … Phần tên của các phân loài, thứ, dạng này
và tên tác giả đặt tên cho nó sẽ đƣợc viết ngay sau phần tên đầy đủ của loài (nhƣng
vẫn đứng trƣớc họ thực vật).
Tên của cây (tên chi, tên loài) thƣờng thƣờng đƣợc đặt với một ý nghĩa nào đó
có liên quan tới cây. Nó có thể là một từ chỉ đặc điểm của cây (màu sắc, hình dáng
của dạng cây, hoa hay lá, …), nơi sinh sống, ích lợi cho con ngƣời, tên địa phƣơng
của cây đã đƣợc Latinh hóa hay đƣợc đặt theo tên đất, tên ngƣời, …
Theo quy định chung, chỉ chữ đầu của tên chi đƣợc viết hoa, còn tên chỉ loài và
các đơn vị dƣới loài thì không viết hoa. Tên chi, loài, phân loài, thứ, dạng thƣờng
đƣợc in nghiêng trong khi tên tác giả, tên họ thực vật thì in chữ thƣờng với chữ đầu
viết hoa. Các từ viết tắt của tên tác giả phải có dấu chấm phía sau để chỉ sự viết tắt.
Một số ví dụ về viết tên thực vật:
- Bách hợp: Lilium brownii F. E. Brown var. colchesteri Wilson, Liliaceae.
Tên chi
Tên loài
Tên tác giả Thứ
Tên thứ Tên tác giả Họ thực vật
- Bạch đàn: Eucalyptus camadulensis Dehnhart, Myrtaceae.
6
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
- Ba gạc: Rauwolfia serpentina Benth. Apocynaceae.
- Củ chóc: Typhonium divaricatum (L.) Decne, Araceae.
- Mã tiền: Strychnos nux-vomica L. Loganiaceae.
- Đƣơng quy: Angelica dahurica (Fisch ex Hoffrn) Benth. Et Hook. F. var
formosana (Boiss) Shan et Yuan, Apiaceae.
1.2. Tên dược liệu
1.2.1. Tên thông thường của dược liệu
Tên thông thƣờng của dƣợc liệu (bộ phận sử dụng làm thuốc) thƣờng đƣợc gọi
nhƣ tên của cây thuốc, nhƣng cũng có thể có thêm các từ để chỉ bộ phận sử dụng
làm thuốc nhƣ thảo (toàn cây), diệp (lá), tử (quả hay hạt). Ví dụ:
- Tiền hồ: rễ phơi khô của cây Tiền hồ.
- Thảo quyết minh: hạt phơi khô của cây Thảo quyết minh.
- Ngƣu bàng tử: quả chín phơi khô của cây Ngƣu bàng.
- Hạt thầu dầu: hạt phơi khô của cây Thầu dầu.
Cũng có khi tên sử dụng cho dƣợc liệu không giống nhƣ tên thông thƣờng của
cây và / hoặckhác với tên dƣợc liệu từ các bộ phận khác do sử dụng tên Hán-Việt
của cây thuốc:
- Tân lang: hạt của cây Cau - Đại phúc bì: vỏ của quả cây Cau.
- Trắc bách diệp: lá của cây Trắc bách - Bá (Bách) tử nhân: hạt của cây Trắc bách.
- Ích mẫu thảo: phần trên mặt đất của cây Ích mẫu - Sung úy tử: hạt của cây Ích mẫu.
- Câu kỷ tử: quả của cây Câu kỷ - Địa cốt bì: rễ của cây Câu kỷ.
1.2.2. Tên khoa học của một dược liệu
Cũng giống nhƣ tên cây, tên thông thƣờng của các loại dƣợc liệu có thể gây khó
hiểu hay nhầm lẫn trong thu hái và sử dụng. Vì thế ngƣời ta cũng sử dụng tên khoa
học của dƣợc liệu để thống nhất chung về tên gọi của dƣợc liệu.
7
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
Thông thƣờng, tên khoa học của dƣợc liệu bắt nguồn từ tên khoa học của cây
thuốc và có thêm một từ để chỉ bộ phận dùng của dƣợc liệu.
Tên dƣợc liệu đƣợc viết bằng tiếng Latinh, thƣờng với tên bộ phận dùng làm
thuốc đứng trƣớc rồi đến tên khoa học của cây đứng sau và không có tên tác giả.
Tên khoa học của cây đƣợc viết ở cách 2 phù hợp với tên bộ phận dùng về giống và số.
Cũng nhƣ tên cây, tên khoa học của dƣợc liệu đƣợc in nghiêng (với chữ đầu của
từ chỉ tên bộ phận dùng và từ chỉ tên chi đƣợc viết hoa hay viết hoa chữ đầu của tất
cả các từ).
- Với những dƣợc liệu kinh điển, trong đó một chi chỉ có một cây sử dụng chính
làm thuốc hoặc các loài sử dụng làm thuốc nhƣ nhau, không phân biệt thì tên khoa
học của dƣợc liệu chỉ gồm chữ chỉ bộ phận dùng của dƣợc liệu và tên chi. Ví dụ:
+ Pericarpium Arecae: Đại phúc bì (vỏ quả của cây Cau - Areca catechu L.)
+ Fructus Xanthii: Thƣơng nhĩ tử (quả của cây Ké đầu ngựa - Xanthium
inaequilaterumDC.).
+ Rhizoma Cibotii: Thân rễ của Cẩu tích - Cibotium barometz (L.) J. Sm.
+ Radix Polysciasis: Rễ của cây Đinh lăng - Polyscias fruticosa (L.) Harms.
- Nếu một chi có hơn một loài dƣợc liệu đƣợc sử dụng làm thuốc với công dụng
khác nhau hoặc muốn phân biệt rõ các dƣợc liệu này, ngƣời ta ghi thêm cả tên loài
cho mỗi dƣợc liệu.
+ Radix Achyranthis asperae - Rễ của cây Cỏ xƣớc (Achyranthes asperaL.)
phân biệt với Radix Achyranthis bidentatae- Rễ của cây Ngƣu tất Achyranthes
bidentataBl.
+ Rhizoma Acori graminei- Thân rễ của cây Thạch xƣơng bồ (Acorus
gramineusSoland.) phân biệt với Rhizoma Acori calami - Thân rễ của cây Thủy
xƣơng bồ (Acorus calamusL.).
- Cũng có thể dùng tên bộ phận dùng + tên chi cho dƣợc liệu truyền thống hay
thông dụng nhất còn các loài khác thì có thêm tên loài để phân biệt với dƣợc liệu
này. Ví dụ:
8
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
+ Rhizoma Polygonati - Thân rễ của cây Hoàng tinh (Polygonatum
kingianumColl. et Hemsl) phân biệt với Rhizoma Polygonatiofficinalis - Thân rễ của
cây Ngọc trúc (Polygonatum officinaleAll.).
- Tên của một số dƣợc liệu có thể là tên riêng thông thƣờng của dƣợc liệu hoặc
tên của bộ phận dùng đi kèm với tên thông thƣờng của dƣợc liệu (đã đƣợc Latinh
hóa).
Một số từ Latinh dùng để chỉ bộ phận dùng của dƣợc liệu:
Arillus: cơm quả (tử y, áo hạt)
Lignum: gỗ
Bulbus: giò, hành
Medulla: lõi, tủy (cây)
Cacumen: ngọn cây mang hoa
Mel: mật (ong)
Caculus: kết thạch
Membrana: màng
Carapax: mai, giáp (rùa, baba)
Nidus: tổ (chim)
Caulis: dây leo
Nodus: ngó (sen), đốt, mắt (cây)
Colla: keo (chế từ da động vật)
Nux: hạt (lớn)
Concha: vỏ (sò, ốc)
Os: xƣơng (động vật)
Concretio: kết thể
Pericarpium: vỏ quả
Cornu: sừng
Periostracum: xác khô (động vật)
Cortex: vỏ (thân, rễ)
Petiolus: cuống lá
Dens: răng
Pollen: phấn hoa
Exocarpium: vỏ quả ngoài
Radix: rễ
Fel: mật (động vật)
Ramulus: cành
Flos: hoa
Ramus: cành
Folium: lá
Receptaculum: đế hoa
Fructus: quả
Rhizoma: thân rễ
Galla: mụn cây
Secretio: chất tiết, nhựa mủ
Herba: toàn cây
Semen: hạt (nhỏ)
9
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
Spica: bông (gié)
Styli: vòi nhụy
Spina: gai
Taenia: sợi, dải
Stigmata: núm nhụy
Uncus:móc
II. CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA CÂY THUỐC. TÓM TẮT CÁC ĐẶC
ĐIỂM MỘT SỐ HỌ CÂY THUỐC THƯỜNG GẶP
2.1. Các đặc điểm thường dùng trong mô tả hình thái cây thuốc
2.1.1. Các đặc điểm mô tả dạng sống
Theo môi trƣờng sống, ngƣời ta phân biệt ra thành các loại:
- Thực vật địa sinh: cây sống trên cạn. Đa số các loài thực vật thuộc nhóm này.
- Thực vật khí sinh: thực vật sống trong không khí lấy các chất dinh dƣỡng từ
khí quyển chung quanh (nhƣ các loài lan).
- Thực vật thủy sinh: thực vật hoàn toàn sống trong nƣớc hay nổi trên mặt nƣớc
(các loại Bèo, Sen, Súng v.v…).
- Thực vật ký sinh: thực vật sống bám, hút các chất dinh dƣỡng của động vật,
thực vật khác (các loại Tầm gửi, Tơ hồng).
- Thực vật đầm lầy: thực vật phát triển và sinh trƣởng ở đầm lầy.
Theo dạng cây, ngƣời ta phân làm các loại:
- Cây gỗ (cây thân gỗ): cây đa niên có thân chính hóa gỗ phát triển mạnh, trên
thân mang cành lá. Thân cao có thể tới 40 m hay hơn. Tùy theo chiều cao cây,
ngƣời ta phân ra:
+ Cây gỗ nhỏ (tiểu mộc): cây gỗ cao dƣới 15 m.
+ Cây nhỡ: cao 15-25 m.
+ Cây gỗ lớn (đại mộc): cao trên 25 m.
- Cây bụi: cây thân gỗ, đa niên, không có thân chính hoặc thân chính không
phát triển, cành nhánh bắt đầu từ gốc của thân chính, chiều cao không quá 7 m.
10
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
- Cây thảo (cây thân thảo): cây có thân mềm, thân không hóa gỗ, chết lụi vào
cuối thời kỳ tạo quả. Tùy thời gian sinh trƣởng mà ngƣời ta phân ra:
+ Cây thảo nhất niên (cây một năm): cây hoàn thành chu kỳ sống trong 1 năm.
+ Cây thảo lƣỡng niên: cây ra hoa kết trái sau hai năm và sau đó sẽ chết.
+ Cây thảo đa niên (cây nhiều năm): cây có thân ngầm sống nhiều năm còn
phần trên mặt đất có thể tàn lụi hàng năm.
- Dây leo: cây phát triển nhờ dựa trên các giá tựa. Cây có thể leo bằng nhiều cách:
+ Nhờ thân quấn: thân cuốn quanh giá tựa.
+ Nhờ rễ: tác rễ phụ bám vào giá tựa.
+ Nhờ các bộ phận chuyên biệt: cành hay tua cuốn (do lá, lá chét, lá kèm
biến đổi thành) cuốn vào giá tựa.
+ Mọc trƣờn: cây mọc trƣờn lên trên các cây khác, dựa trên các cây khác.
- Cây mọc bò: thân cây chủ yếu mọc bò lan trên mặt đất, phần thân khí sinh
thƣờng ngắn hay không có.
2.1.2. Các đặc điểm mô tả hình thái của cây
2.1.2.1. Rễ
Rễ là cơ quan sinh trƣởng của cây, có nhiệm vụ giữ cây đứng vững, hấp thụ các
chất nuôi cây (nƣớc, muối khoáng) đôi khi làm nhiệm vụ dự trữ.
Về hình thái và / hoặc chức năng, rễ đƣợc phân thành các loại nhƣ sau:
- Rễ trụ (rễ cọc): rễ chính (rễ cái) phát triển từ rễ mầm phát triển mạnh mọc
thẳng xuống đất. Từ rễ chính mọc ra các rễ phụ nhỏ hơn. Là đặc trƣng của rễ cây
hai lá mầm.
- Rễ chùm: tập hợp của nhiều rễ có kích thƣớc gần nhƣ nhau, ít phân nhánh,
mọc từ cổ rễ. Là đặc trƣng của cây một lá mầm.
- Rễ củ: rễ chuyên hóa có chức năng dự trữ các chất dinh dƣỡng cho cây. Rễ
chính hoặc các rễ con có thể phồng to lên vì tích trữ nhiều chất dự trữ nhƣ Khoai
lang, Củ mài, Bách bộ.
11
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
- Rễ phụ: rễ mọc ngang từ thân cây, cành hay thân ngầm nơi mắt, lóng và đâm
xuống đất nhƣ Đa, Mía.
- Rễ bám: mọc từ thân cây, giúp cây bám chắc vào giàn, không có chóp rễ và
lông hút nhƣ Trầu không, Tiêu.
- Rễ mút: rễ của các cây ký sinh, đâm sâu vào thân cây chủ để hút chất dinh
dƣỡng nhƣ rễ Tầm gửi, rễ Tơ hồng.
- Rễ khí sinh: rễ mọc trong không khí, rễ non có diệp lục nên có màu xanh nhƣ
rễ các loài Phong lan.
- Rễ thủy sinh: rễ của thực vật thủy sinh, nằm trong nƣớc, thƣờng kém phát
triển, không phân nhánh, không có lông hút nhƣ rễ các loại Bèo.
- Rễ hô hấp: thƣờng là rễ của các thực vật đầm lầy mọc từ bùn đâm thẳng lên
không khí để cung cấp oxy cho rễ nhƣ rễ Bần, Mắm.
- Rễ cà kheo (rễ nạng): là những rễ phụ mọc ở lƣng chừng cây, giúp cây chịu
đƣợc sức mạnh của sóng nhƣ rễ Đƣớc.
2.1.2.2. Thân
Thân cây là cơ quan sinh trƣởng của cây, thƣờng mọc từ dƣới đất lên trên
không. Thân có nhiệm vụ dẫn nhựa đi khắp cây và mang cành, lá, hoa, quả.
Thân có kích thƣớc thay đổi, thƣờng ngắn, nhỏ hay tiêu giảm ở cây thân thảo,
cao lớn ở cây thân mộc.
Thân cây thƣờng có dạng hình trụ thuôn nhỏ về phía trên nhƣng cũng có thể là
hình cầu nhƣ một số loài xƣơng rồng.
Thiết diện ngang của thân thƣờng là tròn hoặc gần nhƣ tròn nhƣng cũng có thể là:
+ Vuông: các cây họ Hoa môi (Lamiaceae).
+ Tam giác: cây thuộc họ Cói (Cyperaceae).
+ Năm góc: cây thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae).
+ Dẹp: cây Quỳnh (Epiphyllum oxypetalum), Xƣơng rồng bà (Opuntia
vulgaris) thuộc họ Xƣơng rồng (Cactaceae).
+ Có cạnh lồi: cây thuộc họ Xƣơng rồng (Cactaceae).
12
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
Ngoài ra cũng có thể có những loại thân khác có hình dạng rất khác nhau gọi là
thân không đều hay gặp ở các loài dây leo thân gỗ.
Thân cây có thể có cấu tạo sơ cấp hay thứ cấp hóa gỗ. Thân có thể rất mỏng
mảnh nhƣ các loài dây leo hay vững chắc nhƣ các loài thân gỗ. Thân cây có thể đặc
hay rỗng hoặc xốp ở giữa. Một số loài cây có thân mọng nƣớc (thân mọng) nhƣ các
cây thuộc họ Xƣơng rồng (Cactaceae).
Thân có thể đồng nhất hay phân thành nhiều đoạn, mỗi đoạn đƣợc gọi là một
lóng (gióng), giữa các đoạn là đốt (hay mấu) nơi mọc của lá. Thƣờng gặp trong các
cây họ Lúa (Poaceae).
Ngƣời ta phân thân làm hai loại chính, trong mỗi loại có thể đƣợc phân chia nhỏ
hơn nhƣ sau:
- Thân trên mặt đất (thân khí sinh)
+ Thân đứng
Thân gỗ: là thân của các cây to (Nhãn, Quế)
Thân cột: là những thân thẳng không phân nhánh, mang 1 chùm lá ở
ngọn (Cau, Dừa)
Thân thảo: là thân của những loài cỏ, cây nhỏ sống 1 năm hay lâu năm,
thân thƣờng nhỏ, mềm và thấp.
Thân rạ: là những thân rỗng ở lóng và đặc ở các mấu (Tre, Lúa)
+ Thân bò: là loại thân mềm, mọc bò sát mặt đất (Rau má, Sài đất)
+ Thân leo: là loại thân mềm, tựa lên các giá thể bằng cách quấn (Dây cóc,
Thần thông, Mơ lông), bám bằng tua cuốn (Lạc tiên, Gấc) hay rễ bám (Trầu không,
Tiêu)…
- Thân dƣới mặt đất (thân địa sinh, thân ngầm)
Thân nằm dƣới mặt đất nên dân gian thƣờng bị gọi nhầm là rễ hay củ:
+ Thân rễ: là những thân mọc nằm ngang ở dƣới mặt đất tựa nhƣ rễ cây,
mang các lá biến đổi thành vảy khô (Gừng, Nghệ, Riềng, Cỏ tranh).
13
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
+ Thân hành (giò): là những thân rất ngắn, xung quanh phủ bởi những lá
biến đổi thành các vảy mọng nƣớc (hành, Tỏi).
+ Thân củ: là những thân phồng to lên vì chứa nhiều chất dự trữ (Khoai tây,
Su hào).
2.1.2.3. Lá
- Lá là cơ quan sinh trƣởng của cây, mọc có hạn trên thân cây.
- Lá có cấu tạo đối xứng đối với một mặt phẳng, thƣờng có màu xanh lục.
- Lá có nhiệm vụ quang hợp hô hấp và thoát hơi nƣớc.
- Các loại lá
+ Lá đơn: cuống lá không phân nhánh, lá có một phiến duy nhất.
+ Lá kép: là lá có cuống phân nhánh, mỗi nhánh mang một phiến gọi là lá
chét hay lá phụ.
Lá kép lông chim: là lá kép có các lá chét sắp xếp thành hai dãy trên
cuống lá chính, dạng giống nhƣ lông chim. Lá kép lông chim đƣợc chia thành:
Lá kép lông chim chẵn: Lá kép lông chim với số lá chét chẵn.
Lá kép lông chim lẻ: Lá kép lông chim với số lá chét lẻ tận cùng
bằng một lá chét.
Lá kép ba là một loại lá kép lông chim lẻ với một cặp lá chét và
một lá chét tận cùng.
Lá kép lông chim nhiều lần: là lá kép có các lá chét sắp xếp
thành hai dãy trên cuống lá phụ, các cuống lá phụ này lại sắp xếp
thành dãy trên cuống lá chính. Lá kép lông chim nhiều lần có thể
có cả lá kép lông chim chẵn và lông chim lẻ.
Lá kép chân vịt: lá kép có nhiều lá chét đính tại đầu cuống, xòe ra nhƣ
chân vịt.
14
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
Các loại lá: 1- lá đơn, 2- lá kép chân vịt, 3- lá kép lông chim, 4- lá kép 3 lá chét, 5 và 6 - lá kép lông chim 2 lần.
- Cấu tạo của lá:
+ Phiến lá: là phần mỏng, rộng, có những đƣờng lồi của gân lá.
Hình dạng phiến lá: phiến lá có thể có nhiều hình dạng khác nhau nhƣ
hình tròn, hình trứng, hình bầu dục, hình mũi mác v.v…
Hình dạng phiến lá: 1- lá hình dải, 2- lá hình mũi mác, 3- lá thon nhọn, 4- lá thuôn, 5- lá hình bầu dục,6- lá
hình trứng, 7- lá hình trứng ngƣợc, 8- lá hình tim, 9- lá hình thận
Mép lá: mép lá (hay bờ của phiến lá) có thể có nhiều dạng có ý nghĩa
về phân loại học.
Mép lá nguyên: mép lá đều đặn không lồi lõm hay xẻ thùy. Mép
lá có thể phẳng hay uốn lƣợn so với mặt phẳng phiến lá.
Mép lá có răng cƣa: mép lá có những phần lồi nhƣ răng cƣa, to
hay nhỏ, đều hay không đều, hƣớng ra phía ngoài.
Mép lá khía: mép lá có những vết cắt đều hay không đều. Khía
có thể làm thành những thùy rộng, tròn đều (khía tai bèo) hay
nham nhở không đều.
Mép lá xẻ thùy: phiến lá bị xẻ sâu tạo nên những thùy rộng.
Thùy lá có thể xẻ theo dạng long chim hay chân vịt. tùy theo
15
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
mức độ xẻ mà ngƣời ta gọi là mép lá có thùy, mép lá chẻ (thùy
chẻ tới ½ phiến lá), mép lá chia (thùy sâu trên ½ phiến lá) hay
mép lá xẻ (thùy xẻ sâu tới cuống lá chính, phiến lá nhƣ dạng
sợi).
Hình dạng mép lá: 1- mép lá nguyên, 2- lá thùy lông chim, 3- lá chẻ lông chim, 4- lá chia lông chim, 5- lá
xẻ lông chim, 6- lá chẻ chân vịt, 7- lá chia chân vịt, 8- mép lá răng cƣa, 9- mép lá răng cƣa tròn.
Đầu lá: tùy vào hình dạng đầu lá mà ngƣời ta gọi đầu lá tròn, tù, thuôn,
nhọn hay tim ngƣợc (lõm), hình thận v.v…
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Hình dạng đầu lá: 1- đầu lá thuôn, 2- đầu lá thuôn nhọn, 3,4- đầu lá có mũi nhọn, 5- đầu lá có mũi dài,6,7- đầu
lá tù, 8- đầu lá hình tim ngƣợc, 9- đầu lá hình thận.
Gốc lá: hình dạng của gốc lá có thể đƣợc mô tả là nhọn, tù, hình tim,
hình thận, lệch v.v…
16
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
2
1
3
4
5
6
7
Hình dạng gốc lá: 1- gốc lá thuôn, 2- gốc lá nhọn, 3- gốc lá tù, 4- gốc lá lệch, 5- gốc lá phẳng (cụt), 6- gốc lá
hình tim, 7- gốc lá hình thận.
+ Gân lá: là hệ mạch phân bố trên lá nối liền với cuống lá. Tùy theo hình
dạng gân lá đƣợc chia thành các loại nhƣ sau:
Gân lá lông chim: lá có 1 gân chính, các gân phụ xuất phát từ gân
chính nhƣ lông chim.
Gân chân vịt: gân chính và các gân phụ tỏa ra từ gốc lá.
Gân mạng: hệ gân lá làm thành một mạng lƣới nối liền với nhau.
Gân tỏa tia: gân lá giống nhƣ gân chân vịt nhƣng các gân phụ không
làm thành mạng lƣới. Các gân có thể tỏa tròn từ tâm của lá.
Gân song song: các gân lá gần nhƣ song song với nhau, gân có thể
song song theo chiều dọc của lá hay theo chiều ngang bởi các gân phụ xuất phát từ
gân chính.
+ Cuống lá: Là phần hẹp, kéo dài của gân chính, nối phiến lá với thân hay
cành cây.
+ Bẹ lá: là phần rộng ở gốc cuống lá ôm lấy thân cây hay cành cây. Bẹ lá
chỉ có ở một số họ nhƣ họ Lúa (Poaceae), họ Ráy (Araceae), họ Hoa tán (Apiaceae).
- Phần phụ của lá:
+ Lá kèm: là những bộ phận nhỏ, mỏng mọc ở gốc cuống lá (Dâm bụt, Hoa
hồng, Nhàu…)
+ Lƣỡi nhỏ: là những bộ phận nhỏ, mỏng mọc ở chỗ phiến lá nối với bẹ lá
(Ngô, Lúa).
+ Bẹ chìa: là màng mỏng do hai lá kèm hợp thành ở phía gốc cuống lá ôm lấy
thân cây, là đặc điểm của họ Rau răm (Polygonaceae) (Hà thủ ô, Rau răm).
17
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
- Cách sắp xếp lá (diệp tự); là cách thức lá đƣợc đính trên cành.
+ Lá mọc so le (mọc cách): mỗi mấu chỉ mang 1 lá (Dâm bụt, Huyết dụ)
+ Lá mọc đối: mỗi mấu mang 2 lá mọc đối diện nhau (Cà phê, Nhàu). Các
cặp lá mọc kề nhau trên cành có thể hợp thành những góc nhất định. Nếu hai cặp lá
kề nhau làm thành một góc vuông thì gọi là lá mọc đối chéo chữ thập (lá họ Hoa
môi - Lamiaceae) (Tía tô, Bạc hà).
+ Lá mọc vòng: mỗi mấu mang 3 lá trở lên. (3 lá:Trúc đào; 3-4 lá: Ba gạc;
7-8 lá: cây Sữa)
+ Lá mọc hình hoa thị: trƣờng hợp thân cây rất ngắn, các lá trên cây gần
giống nhƣ mọc từ cùng một mấu. Toàn bộ lá sẽ xếp thành hình hoa thị ở sát mặt đất
(Mã đề, Cúc chỉ thiên, Bồ công anh Trung Quốc).
2.1.2.4. Hoa
Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính của các cây hạt kín, cấu tạo bởi những lá đã
đƣợc biến đổi đặc biệt để làm nhiệm vụ sinh sản.
- Các bộ phận của hoa:
+ Lá bắc: lá mọc ở gốc của cuống hoa. Lá bắc thƣờng nhỏ hơn lá thƣờng
hay bị tiêu giảm. Ở một số loài, lá bắc có thể phát triển và có màu (Bông giấy,
Trạng nguyên, Cúc bách nhật). Lá bắc có thể hợp thành tổng bao (hoa cúc) hay bao
cả cụm hoa đƣợc gọi là mo (ráy, cau, dừa).
+ Cuống hoa: cuống hoa là nhánh mang hoa, thƣờng mọc ở nách lá bắc.
+ Đế hoa: là phần đầu của cuống hoa, thƣờng hơi phình lên, mang các bộ
phận của hoa. Đế hoa có thể lồi, lõm hay phẳng.
+ Bao hoa: tập hợp những bộ phận dạng phiến nằm ở bên ngoài hay trên
mép đế hoa, bao bọc bộ phận sinh sản bên trong làm nhiệm vụ che chở cho hoa .
Bao hoa gồm có:
Đài hoa
Tràng hoa.
18
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
Chú ý: các bộ phận của hoa có thể không đầy đủ: hoa có thể không có tràng hoa
hay không có cả tràng hoa và đài hoa, Những hoa không có bao hoa gọi là hoa trần
(hoa Sói, Tiêu).
+ Cơ quan sinh sản: gồm bộ nhị và bộ nhụy.
Bộ nhị: là cơ quan sinh sản đực của hoa. Mỗi nhị gồm có chỉ nhị và bao
phấn. Các nhị có thể rời nhau hay dính nhau thành một hay nhiều bó.
Bộ nhụy: là cơ quan sinh sản cái của hoa, gồm núm nhụy, vòi nhụy và
bầu nhụy.
Núm nhụy: là phần đầu của bộ nhụy.
Vòi nhụy: là phần hẹp dài nối núm với bầu.
Bầu là phần phình to của bộ nhụy, cấu tạo bởi các lá noãn mang
các noãn. Noãn có nhiệm vụ tạo quả, hạt. Tùy theo vị trí của bầu
so với nơi đính của bao hoa trên đế hoa, ta có:
Bầu thƣợng: bầu nằm trên bao hoa (ớt, cà)
Bầu hạ: bầu nằm dƣới bao hoa (chuối, sim)
Bầu trung: các bộ phận ngoài của hoa đính ở giữa bầu (Kim
ngân).
Hoa có cả nhị và nhụy đƣợc gọi là hoa lƣỡng tính (lƣỡng phái). Hoa chỉ có nhị
hay nhụy gọi là hoa đơn tính (đơn phái).
Hoa (đơn tính) đực và cái xuất hiện trên cùng 1 cây đƣợc gọi là hoa đơn tính
cùng gốc. Hoa đực và cái xuất hiện trên 2 cây riêng biệt đƣợc gọi là hoa đơn tính
khác gốc
- Hoa tự (cụm hoa, phát hoa):
Hoa tự là cách sắp xếp hoa trên cành hay thân cây.
+ Hoa riêng lẻ: hoa mọc riêng lẻ 1 mình trên 1 cuống hoa không phân
nhánh (Hoa hồng, Dâm bụt).
+ Hoa tự hợp: Nhiều hoa tập trung trên một cành hoa phân nhánh. Hoa tự
hợp có nhiều loại nhƣ chùm, gié, ngù, tán đơn, tán kép, đầu, xim…
19
Bộ môn dƣợc liệu – Giáo trình nhận thức dƣợc liệu – 2014
2.1.2.5. Quả
Quả là một cơ quan sinh sản đƣợc tạo bởi sự phát triển của bầu sau khi thụ tinh.
- Các phần của quả: vỏ quả ngoài, vỏ quả giữa, vỏ quả trong, thịt quả. Trong
quả có chứa hạt.
- Các loại quả: đƣợc phân chia theo cấu tạo nhƣ sau:
+ Quả đơn là loại quả sinh bởi một hoa. Các loại quả đơn:
Quả hạch: Đào, Mơ, Táo ta.
Quả có lông: Bồ công anh.
Quả mọng: Cà chua, Dƣa hấu.
Quả đại: Hồi.
20