Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Thuyết minh kỹ thuật THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐA DỊCH VỤ SIEMENS HIPATH 4000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.46 KB, 27 trang )

Thuyết minh kỹ thuật
THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐA DỊCH VU
SIEMENS HIPATH 4000
NỘI DUNG
GIỚI THIỆU........................................................................................................................... 1
I. Các tiêu chí đỀ Xuất giẢi pháp.............................................................................................1
A. Giới thiêêu HỆ THỐNG HIPATH 4000..................................................................................2
I. TỔNG QUAN....................................................................................................................... 2
PHẦN CỨNG HỆ THỐNG.....................................................................................................2
2.1. Cấu trúc phần cứng............................................................................................................................. 2
2.2. Tủ điều khiển trung tâm....................................................................................................................... 3
2.3. Các loại tủ ngoại vi.............................................................................................................................. 4
2.4. Cạc giao diện...................................................................................................................................... 6
2.5. Tủ nguồn............................................................................................................................................. 8
2.6. Thiết bị đầu cuối hệ thống................................................................................................................... 8

2.6.1.Điện thoại viên AC-WIN............................................................................................................. 8
2.6.2.optiPoint 500.............................................................................................................................. 9
2.7. Phần mềm quản lý hệ thống.............................................................................................................. 10

II. TÍNH NĂNG HỆ THỐNG...................................................................................................11
3.1. Tính năng cơ bản của hệ thống......................................................................................................... 11
3.2. Tính năng điện thoại viên.................................................................................................................. 15
3.3. Tính năng người sử dụng.................................................................................................................. 16

III. CÁC GIAO DIỆN HỆ THỐNG..........................................................................................19
4.1. Trung kế............................................................................................................................................ 19
4.2. Giao diện kết nối mạng...................................................................................................................... 19
4.3. Giao diện thuê bao............................................................................................................................ 20
4.4. Giao diện quản trị/ ứng dụng............................................................................................................. 20


IV. CÁC CẤU HÌNH DỰ PHÒNG...........................................................................................20
5.1. Dự phòng nguồn............................................................................................................................... 20
5.2. Dự phòng nóng phần điều khiển....................................................................................................... 20
5.3. Dự phòng nóng phương tiện lưu trữ................................................................................................. 21

V. THÔNG SỐ KỸ THUẬT....................................................................................................21
6.1. Dung lượng....................................................................................................................................... 21
6.2. Năng lực chuyển mạch...................................................................................................................... 21
6.3. Nguồn cung cấp................................................................................................................................ 21
6.4. Điều kiện môi trường......................................................................................................................... 21
6.5. Kích thước......................................................................................................................................... 21
6.6. Trọng lượng....................................................................................................................................... 21

I. Hêê thống quản lý tính cước................................................................................................21
2.1. Giới thiêêu chung................................................................................................................................ 21
2.2. Các tính năng hêê thống..................................................................................................................... 22

.F KẾT LUẬN........................................................................................................................ 26
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp may cham cong, thiết bị an ninh, máy tính tiền.................27

GIỚI THIỆU
I.
CÁC TIÊU CHÍ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Giải pháp kỹ thuật cho hệ thống thông tin đa dịch vụ được đề xuất trên cơ sở các tiêu
chí:


• Đáp ứng được tất cả các yêu cầu kỹ thuật đề ra cho một hệ thống thông tin nội bộ.
• Độ sẵn sàng, độ tin cậy cao, đảm bảo khả năng phục vụ 24/24.
• Có khả năng nâng cấp, mở rộng về quy mô và dịch vụ, đảm bảo khả năng khai thác

lâu dài.
• Có khả năng tương thích và tích hợp mềm dẻo với cơ sở hạ tầng công nghệ thông
tin và truyền thông hiện có.
• Có khả năng tích hợp và phát triển nhiều ứng dụng trong tương lai, đặc biệt là các
ứng dụng cho đào tạo, tra cứu và quản lý thông tin.
• Quản lý, khai thác, bảo dưỡng, bảo trì đơn giản, chi phí thấp.
• Chi phí đầu tư ban đầu hợp lí và được bảo toàn trong tương lai.
A.
GIỚI THIỆU HỆ THỐNG HIPATH 4000
I.
TỔNG QUAN
Được chế tạo với những công nghệ tiên tiến tong dai dien thoai nhất, HiPath 4000 cho phép
khả năng đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu hiện tại cũng như tương lai lâu dài. Hỗ trợ đồng
thời các công nghệ TDM truyền thống và IP, HiPath 4000 cho phép các cấu hình khai thác
linh hoạt, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng truyền thông và công nghệ thông tin hiện có cũng
như giảm tới tối thiểu chi phí đầu tư. Với các giao diện mở và chuẩn hóa, HiPath 4000 cũng
cho phép kết nối thông suốt với các hệ thống và mạng khác cũng và khả năng tích hợp với
các ứng dụng sẵn có cũng như phát triển thêm các ứng dụng.
Khi sử dụng theo cấu hình độc lập, hệ thống cung cấp các dịch vụ truyền thông cao cấp cho
số lượng người sử dụng lên đến 12000 với các thiết bị đầu cuối khác nhau: điện thoại số,
điện thoại tương tự, điện thoại IP, điện thoại không dây, thiết bị ISDN, PC, thiết bị video,
truyền dữ liệu... Cấu hình kết nối đồng nhất nhiều hệ thống HiPath 4000 cho phép xây dựng
mạng với số lượng người sử dụng lên đến hàng trăm ngàn.
HiPath 4000 là nền tảng cho phép tích hợp các giải pháp chuyên nghiệp như:
- HiPath Trading/ Dispatch cho các trung tâm chỉ huy, điều hành bay, cấp cứu, điều độ điện
năng, điều hành giao vận, nhà máy/ xí nghiệp, giao dịch chứng khoán, tiền tệ...
- HiPath ProCenter cho các trung tâm xử lý cuộc gọi (Call Center/ ACD/IVR) cho các trung
tâm giải đáp, dịch vụ khách hàng, tra cứu thông tin tự động,...
- HiPath Cordless/ Mobile Office cho phép sử dụng các đầu cuối di động cũng như sự di
chuyển không giới hạn của người sử dụng trên toàn mạng.

- HiPath DAKS cho hội nghị với số lượng lớn người tham gia trên mạng hay các dịch vụ
tìm người, cảnh báo khẩn cấp.
- HiPath Teleworking cho phép người sử dụng có thể kết nối điện thoại và máy tính từ xa
qua mạng công cộng về văn phòng.
PHẦN CỨNG HỆ THỐNG
2.1. Cấu trúc phần cứng
HiPath 4000 bao gồm 1 tủ điều khiển trung tâm (Controller/ Communication) và tối đa 15 tủ
ngoại vi kết nối trực tiếp (Direct Connected Access Point) và đến 83 khối truy cập ngoại vi
phân tán qua IP (IP Distributed Access Point).
Các tủ thiết bị có để được lắp đặt theo kiểu xếp chồng (stacking) hoặc gắn rack 19”


2.2.

Hình 1. Tủ - giá thiết bị HiPath 4000
Tủ điều khiển trung tâm
Tủ điều khiển trung tâm bao gồm khung máy CSPCI lắp đặt trên rack 19” hoặc gắn
vào một tủ 23” UCS. CSPCI cung cấp các chức năng điều khiển chuyển mạch (SWU
– Switching Unit) và xử lý Dữ liệu và ứng dụng (ADP - Administration and Data
Processor).
SWU bao gồm các khối chức năng:
- Bộ điều khiển chung điều khiển các chức năng xử lý cuộc gọi và dịch vụ hệ thống
- Trường chuyển mạch điều khiển các kết nối cuộc gọi và truyền tải các thông tin hệ
thống
- Khối dịch vụ cung cấp tín hiệu chuông, các âm báo hiệu, mạch hội nghị, các thông
báo...
ADP cung cấp các chức năng:
- Khởi động và khởi tạo hệ thống
- Cung cấp truy cập quản lý, bảo dưỡng và các thao tác cài đặt cấu hình
- Cung cấp các giao diện cho các thiết bị đầu cuối quản lý tại chỗ hay từ xa

- Cung cấp các chức năng báo cáo, cảnh báo..
Khung máy CSPCI cung cấp các khe cắm cho:
- Tối đa ba cạc điều khiển DSCXL ( hai cạc cho chức năng chuyển mạch SWU - A
và SWU - B theo cấu hình dự phòng nóng và một cạc cho chức năng ADP)
- Khung đỡ cho ổ đĩa cứng (HDD, 40GB) chứa phần mềm, dữ liệu hệ thống và ổ
quang từ (MO, 1.3GB) dự phòng.
- Hai bộ cấp nguồn ACPCI (đầu vào 220VAC) hoặc DCPCI (đầu vào 48 VDC)
- Một bộ chuyển mạch LAN SF2X8
- Hai quạt gió (FAN)
- Hai môđun kết nối tủ ngoại vi RTM ở phía sau CSPCI cho các giắc cắm tới các tủ
ngoại vi


Môđun điều khiển và quản lý MCM cho các chức năng điều khiển quạt gió, kết
nối thẳng trung kế vào máy lẻ khi mất nguồn, giao tiếp cảnh báo và đồng bộ ngoài.
Mỗi cạc DSCXL cung cấp 2 giao diện V.24 và 4 giao diện LAN cho kết nối điều khiển,
quản trị. Môđun SF2X8 chứa 2 bộ switch độc lập cho phép kết nối các cạc xử lý, đồng thời
cung cấp 8 giao diện LAN Ethernet 10/100 cho các thiết bị quản lý và ứng dụng ngoài.
-

Hình 2. Vị trí các thành phần trong tủ điều khiển chính

2.3.

Hình 3. Mặt trước khung máy điều khiển CSPCI
Các loại tủ ngoại vi
HiPath 4000 hỗ trợ nhiều loại tủ ngoại vi khác nhau kết nối trực tiếp hoặc phân tán
qua IP, lắp đặt kiểu xếp chồng (23”) hay trên rack (19”).
Tủ UP/LXF80:


Hình 4. Vị trí các khe cắm tủ LXF80
Tủ LXF80 dành cho cấu hình lắp đặt kiểu xếp chồng, kết nối trực tiếp với CSPCI. Tủ được
cấp nguồn bởi một bộ nguồn AC/DC LPC80 và một bộ nguồn DC/DC PSUP. Tủ được điều
khiển bởi một cạc điều khiển đơn vị trung kế/ thuê bao LTUCA, kết với điều khiển trung


tâm qua hai đường cáp điều khiển (SWU-A và SWU-B). LXF80 cung cấp 16 khe cắm ngoại
vi đa năng và 1 khe cắm dành riêng cho cạc báo hiệu (chuông hoặc thu phát DTMF/ MFC).
Tủ UPR/LXF80:

Hình 5. Vị trí các khe cắm tủ LTUW
Tủ LTUW dành cho cấu hình lắp đặt kiểu xếp chồng với nguồn có dự phòng, kết nối trực
tiếp với CSPCI. Tủ được cấp nguồn bởi hai bộ nguồn DC/DC PSUP theo cấu hình dự phòng
1+1. Tủ được điều khiển bởi một cạc điều khiển đơn vị trung kế/ thuê bao LTUCA, kết với
điều khiển trung tâm qua hai đường cáp điều khiển (SWU-A và SWU-B). LTUW cung cấp
16 khe cắm ngoại vi đa năng và 1 khe cắm dành riêng cho cạc báo hiệu (chuông hoặc thu
phát DTMF/ MFC).
Tủ AP 3700-13:

Hình 6. Vị trí các khe cắm tủ AP 3700-13
Tủ AP 3700-13 dành cho cấu hình lắp đặt kiểu gắn rack 19”, kết nối trực tiếp với CSPCI.
DC/DC PSUP theo cấu hình dự phòng 1+1. Tủ được điều khiển bởi một cạc điều khiển đơn
vị trung kế/ thuê bao LTUCA (khe 7), kết với điều khiển trung tâm qua hai đường cáp điều
khiển (SWU-A và SWU-B). 13 khe cắm còn lại là các khe cắm đa năng cho các cạc ngoại vi
hoặc báo hiệu.
Tủ AP 3700-9:


Hình 7. Vị trí các khe cắm tủ AP 3700-9
Tủ AP 3700-9 (AP 3700IP) dành cho cấu hình lắp đặt kiểu gắn rack 19”, kết nối với CSPCI

qua mạng IP theo kiến trúc truy cập phân tán qua IP (IPDA – IP Distributed Architecture).
AP3700-9 được cấp nguồn bởi 1-3 bộ nguồn AC/DC LUNA2 (cấu hình N+1). Tủ được điều
khiển và kết nối trung tâm bởi một cạc điều khiển NCUI2, kết nối về trung tâm qua IP với
hai giao diện LAN Ethernet 10/100BaseT. 9 khe cắm còn lại là các khe cắm đa năng cho các
cạc ngoại vi hoặc báo hiệu.
NCUI2 đồng thời giữ chức năng chuyển mạch tại chỗ cho các thuê bao, trung kế cắm tại AP
3700-9. AP 3700-9 cũng có thể được gắn thêm một khung CompactPCI bao gồm một cạc
điều khiển DSCXL và ổ cứng, ổ quang từ dự phòng cho phép điều khiển một số tủ AP khi
kết nối IP đến trung tâm bị gián đoạn.

Hình 8. Mô hình kết nối tủ ngoại vi phân tán qua IP (IPDA)
2.4. Cạc giao diện
Các loại các giao diện ngoại vi (trung kế/ thuê bao) thông dụng cho HiPath 4000 bao gồm:
DIUN2:
DIUN2 cung cấp hai giao diện 2Mbps (E1) kết nối với mạng công cộng hay các hệ thống
khác. Mỗi giao diện E1 cho 30 kênh kết nối đồng thời. DIUN2 hỗ trợ các loại báo hiệu MFC
R2, ISDN (DSS1), QSIG và CorNet-N (chuẩn riêng của Siemens cho phép kết nối đồng nhất
nhiều hệ thống HiPath).


DIUN2 cung cấp hai giao diện G.703 120 Ohm ở mặt trước cho phép kết nối thẳng vào các
thiết bị truyền dẫn. Các bộ chuyển đổi cho cáp đồng đồng trục G.703 75Ohm và cáp quang
cũng có thể được cung cấp.
STMD2:
STMD2 cung cấp 8 giao diện ISDN S0 (2B+D) cho các thiết bị đầu cuối ISDN hoặc kết nối
với mạng ISDN công cộng hay kết nối mạng với các hệ thống khác (sử dụng QSIG, CorNetN).
TM2LP:
TM2LP cung cấp 8 giao diện trung kế tương tự hai dây báo hiệu mạch vòng cho kết nối với
mạng điện thoại công cộng PSTN. TM2LP có khả năng nhận biết các xung tính cước
12KHz, 16KHz, 50Hz và tín hiệu đảo cực. TM2LP cũng hỗ trợ khả năng gọi vào trực tiếp

bằng DTMF (pseudo-DID).
TMEW2:
TMEW2 cung cấp 4 giao diện trung kế tie-line E&M, 2W/4W, các kiểu báo hiệu I-V, cho
kết nối với các hệ thống PABX khác, hỗ trợ gọi vào trực tiếp DID.
SLMO2:
SLMO2 cung cấp 24 cổng giao diện thuê bao số Up0/e (chuẩn riêng của Siemens). Mỗi giao
diện Up0/e (1 đôi dây) cho phép đồng thời 2 kênh kết nối (2B+D) cho phép nhiều cấu hình
sử dụng linh hoạt: 2 máy số hoặc 1 máy số và một máy tương tự hoặc thiết bị ISDN.
SLMA2:
SLMO2 cung cấp 24 cổng giao diện thuê bao tương tự hai dây báo hiệu mạch vòng cho các
máy điện thoại thường, máy fax/ modem tương tự.
SLC24
SLC24 cung cấp 24 cổng giao diện Up0/e cho các trạm gốc (Base Station) cho các đầu cuối
không dây kỹ thuật số theo chuẩn DECT/GAP.
HG 3530
HG3530 bao gồm cạc giao diện STMI2 với phần mềm (loadware) cho chức năng HFA
(HiPath Feature Access) cung cấp giao diện Ethernet 10/100BaseT cho phép kết nối các thiết
bị đầu cuối IP (điện thoại IP hoặc phần mềm điện thoại IP trên máy tính) với HiPath 4000.
HG 3530 cho phép 240 đầu cuối IP đăng ký với 120 kênh truy cập đồng thời từ mạng IP tới
HiPath 4000.
HG 3550
HG 3530 bao gồm cạc giao diện STMI2 với phần mềm (loadware) cho kết nối mạng qua IP
(IP trunking) với các hệ thống HiPath khác. HG 3350 cho phép đồng thời tới 90 kênh từ
HiPath 4000 vào mạng IP tới các hệ thống khác
HG 3570
HG 3570 bao gồm cạc giao diện STMI2 với phần mềm (loadware) cho kết nối tủ ngoại vi
phân tán qua IP (IPDA). HG3570 cung cấp tới 90 kênh truy cập đồng thời từ các khối ngoại
vi phân tán về trung tâm.



2.5. Tủ nguồn
Tủ nguồn chính UACD làm nhiệm vụ chuyển đổi điện lưới 220V AC thành điện áp một
chiều –48V DC. Điện áp –48VDC được cung cấp cho các ngăn điều khiển, các ngăn ngoại
vi của hệ thống thông qua bus nguồn chính của hệ thống.
UACD chính chứa các module sau (Hình 8):
- Bảng phân phối nguồn AC ACDPX (AC Power Distribution Panel)
- Hai bộ nắn AC/DC LPC (Line Power Converter) hoạt động song song theo chế độ
1+1 (dự phòng nóng) nhằm đảm bảo độ tin cậy tối đa. Cấu hình này đảm bảo rằng
sự cố nếu có xảy ra ở một trong hai bộ nguồn thì hệ thống vẫn hoạt động bình
thường.
- Bảng phân phối điện áp DC PDPX2 (DC Power Ditribution Panel) với các công
tắc phân phối có bộ hạn dòng (circuit breaker)
- Bộ đấu nối accu ngoài có hạn dòng EBCCB (External Battery Connection with
Circuit Breakers)
- Bộ tự động chuyển đổi điện lưới/ accu BAMX (Battery Manager). BAMX làm
nhiệm vụ nạp tự động nạp accu khi điện áp accu sụt, tự động cắt dòng khi điện áp
accu sụt xuống quá thấp, tự động chuyển sang sử dụng điện áp accu khi điện lưới
bị mất và chuyển lại sử dụng điện lưới khi có điện lưới trở lại. Sự chuyển đổi điện
lưới/ accu được thực hiện bằng các chuyển mạch điện tử và hoàn toàn không làm
gián đoạn hoạt động của hệ thống đang hoạt động

Hình 9: Cấu trúc tủ nguồn chính UACD
2.6.

Thiết bị đầu cuối hệ thống
2.6.1. Điện thoại viên AC-WIN
Điện thoại viên có nhiệm vụ tiếp nhận các cuộc gọi từ bên ngoài và phân phát cho các thuê
bao bên trong hệ thống, giải đáp, hỗ trợ các thuê bao thiết lập cuộc gọi và có thể giám sát
hoạt động của toàn hệ thống hệ thống cũng như theo dõi chi tiết các cuộc gọi ra.
Phần mềm điện thoại viên AC-WIN chạy trên nền Microsoft Windows. Nó bao gồm 2 thành

phần chính: phần ứng dụng điều khiển cuộc gọi (AC-WIN MQ) và phần ứng dụng dịch vụ
danh bạ (DS-WIN). Phần cứng của điện thoại viên AC-WIN là máy tính cá nhân tương thích
IBM và được tích hợp một card giao tiếp với tổng đài Hipath 4000 qua 1 giao diện UPO/E.
Giao diện này tương tự giao diện kết nối tổng đài HiPath/HiCom với điện thoại OptiPoint và
Optiset. Mọi thiết bị ngoại vi như tai nghe, bộ ghi âm có thể được kết nối tới máy điện thoại
viên.


Hình 10: Bàn điện thoại viên AC-WIN
Bàn điện thoại viên có thể được lập trình để tiếp nhận các cuộc gọi vào quay không đúng số,
không quay số hay thuê bao cần gọi bận hoặc không trả lời....
Hệ thống cũng có thể được lập trình để hiển thị các thông tin cảnh báo hệ thống lên màn
hình điện thoại viên để có thể thông báo cho kỹ thuật viên bảo dưỡng trong trường hợp cần
thiết.
2.6.2. optiPoint 500
Họ optiPoint 500 bao gồm các loại điện thoại kỹ thuật số, kết nối HiPath 4000 qua
giao diện Up0/e, được thiết kế với kiểu dáng hiện đại, cung cấp nhiều chức năng mang
đến sự thuận tiện cho người sử dụng.

Hình 11: Điện thoại optiPoint 500
-

-

-

optiPoint 500 entry: 8 phím chức năng lập trình được có LED hiển thị, loa cho
chức năng nghe không cần nhấc tổ hợp.
optiPoint 500 economy: 12 phím chức năng lập trình được có LED hiển thị, màn
LCD 2 dòng 24 ký tự, 3 phím thực đơn, loa cho chức năng nghe không cần nhấc tổ

hợp.
optiPoint 500 basic: 12 phím chức năng lập trình được có LED hiển thị, màn
LCD 2 dòng 24 ký tự, 3 phím thực đơn, loa cho chức năng nghe không cần nhấc tổ
hợp, cổng USB cho kết nối máy tính, khe cắm các bộ chuyển đổi và cổng cho kết
nối bàn phím mở rộng.
optiPoint 500 standard: 12 phím chức năng lập trình được có LED hiển thị, màn
LCD 2 dòng 24 ký tự, 3 phím thực đơn, loa và micro độ nhạy cao cho chức năng
hội nghị, cổng USB cho kết nối máy tính, khe cắm các bộ chuyển đổi và cổng cho
kết nối bàn phím mở rộng.


optiPoint 500 advance: 19 phím chức năng lập trình được có LED hiển thị, màn
LCD 2 dòng 24 ký tự có chiếu sáng sau, 3 phím thực đơn, loa và micro độ nhạy
cao cho chức năng hội nghị, cổng USB cho kết nối máy tính, hai khe cắm các bộ
chuyển đổi và cổng cho kết nối bàn phím mở rộng.
optiPoint 500 basic/ standard/ advance cho phép sử dụng nhiều bộ chuyển đổi khác
nhau để kết nối thêm các thiết bị đầu cuối hay các thiết bị phụ trợ khác:
- optiPoint accoustic adapter: cho kết nối loa, micro ngoài, chuông ngoài.
- optiPoint recorder adapter: cho kết nối tổ hợp choàng đầu (headset) và thiết bị
ghi âm).
- optiPoint analog adapter: cho phép kết nối thêm một đầu cuối tương tự (điện
thoại, fax, modem) độc lập, sử dụng kênh B thứ hai của giao diện Up0e
- optiPoint phone adapter: cho phép kết nối thêm một đầu cuối số Up0e (optiPoint
500) độc lập, sử dụng kênh B thứ hai của giao diện Up0e
- optiPoint ISDN adapter: cho phép kết nối thêm một đầu cuối ISDN độc lập, sử
dụng kênh B thứ hai của giao diện Up0e
Ngoài ra optiPoint 500 basic/ standard/ advance cho phép gắn thêm đến hai bàn phím mở
rộng optiPoint key module cho thêm 16 phím chức năng lập trình được.
-


2.7. Phần mềm quản lý hệ thống
HiPath 4000 được tích hợp sẵn phần mềm quản trị HiPath 4000 Assistant dưới dạng webserver cho phép người quản lý có thể truy cập hệ thống qua mạng LAN/WAN với giao thức
HTTP/HTTPS hay qua cổng nối tiếp và modem với giao thức PPP.
Việc sử dụng công nghệ web cho phép máy tính quản lý không cần phải cài đặt sẵn các phần
mềm quản lý đặc biệt, các thao tác quản trị có thể được thực hiện thông qua trình duyệt web
sẵn có, mọi lúc, mọi nơi với giao diện đồ họa thân thiện, dễ sử dụng, không phụ thuộc vào
phần cứng cũng như hệ điều hành máy tính.
HiPath 4000 Assistant cung cấp các chức năng quản lý sau cho hệ thống HiPath 4000:
- Quản trị cấu hình - Configuration Management (CM):
CM cho phép người quản trị đặt cấu hình và đồng bộ dữ liệu các máy trạm, trung
kế, nhóm trung kế trên của các hệ thống trên toàn mạng.
CM cũng cung cấp các chức năng quản trị định tuyến tối ưu (Least Cost Routing
Management LCR) trên mạng và công cụ quản trị giấy phép/ bản quyền phần mềm
(Licence Management Tool – LMT) cho phép chuyển đổi, dịch chuyển bản quyền
số lượng cổng trung kế/ thuê bao từ hệ thống này sang hệ thống khác trên mạng.
- Thu thập dữ liệu kết nối - Collecting Agent (COL)
COL tự động thu thập dữ liệu, sắp xếp và lưu trữ các dữ liệu kết nối (bản ghi chi
tiết cuộc gọi – CDR) phục vụ cho các ứng dụng thống kê/ tính cước và quản trị
hiệu năng.
- Quản trị hiệu năng - Performance Management (PM)
PM đo đạc và thống kê và phân tích các dữ liệu về lưu lượng, độ khả dụng của các
đường truyền mạng, nhóm làm việc, tải hệ thống… và đưa ra các báo cáo cho


-

-

-


-

-

II.
3.1.

phép người quản trị điều chỉnh, thay đổi cấu hình mạng cho phù hợp với nhu cầu
thông tin.
Quản trị vật tư – Inventory Management
Công cụ này cho phép quản lý các thông tin về các thành phần phần cứng, phần
mềm, đầu cuối... của HiPath 4000
Sao lưu và khôi phục dữ liệu – Backup & Restore
Cho phép tự động sao lưu dự phòng dữ liệu hệ thống theo thời gian và khôi phục
lại khi cần thiết.
Chuẩn đoán lỗi hệ thống - System diagnostic
Cho phép các chức năng chuẩn đoán lỗi phần cứng, cung cấp các công cụ giám
sát, theo dõi theo thời gian thực các tiến trình cuộc gọi, khắc phục sự cố trên từng
đường truyền, giám sát lưu lượng và tải các đường dây cũng như toàn hệ thống
Xử lý lỗi - Error handling
Các bản tin lỗi được hiển thị rõ ràng cho phép chuẩn đoán và khắc phục lỗi nhanh
chóng.
Truy cập hệ thống trực tiếp – Direct access
Người quản trị có thể can thiệp sâu đến bằng cách gõ các lệnh AMO hệ thống với
phần mềm hội thoại người-máy COMWIN có thể tải xuống từ giao diện HiPath
4000 Assistant.

Hình 12: Giao diện HiPath 4000 Assistant
TÍNH NĂNG HỆ THỐNG
Tính năng cơ bản của hệ thống

Khả năng đánh số mềm dẻo
Khả năng phân tích số của HiPath 4000 có nhiều ưu việt:
- Kế hoạch đánh số nội bộ cho phép các số máy nội bộ có thể được đánh số từ 1 đến
8 chữ số, số chữ số của các máy lẻ có thể không đồng đều.


Kế hoạch đánh số gọi ra cho phép 6 chữ số để định nghĩa mã chiếm trung kế. Kế
hoạch đánh số gọi vào cho phép các số DID (Direct Inward Dialling) có tối đa 6
chữ số.
- Các mã truy nhập dịch vụ cũng có thể được đánh số từ 1 đến 6 chữ số (bao gồm cả
*, #, A, B, C, D) và cho phép có các mã thay thế cho *, # dành cho các thuê bao sử
dụng kiểu quay xung (DP)
- Hệ thống có khả năng phân tích và lưu trữ số tới chữ số thứ 22.
Nhạc chờ và thông báo
Hệ thống hỗ trợ các bản nhạc chờ và thông báo ghi sẵn trong bộ nhớ ROM. Cuộc gọi từ
ngoài hay nội bộ có thể được nghe các thông báo hướng dẫn và được nghe nhạc khi ở trạng
thái chờ kết nối. Người gọi Hệ thống cũng cho phép định nghĩa đến 64 cổng thông báo, 32
cổng nhạc chờ để kết nối với các thiết bị phát thông báo hay nhạc ở bên ngoài (máy
catssette, CD player...). Mỗi cổng nhạc chờ cho phép 100 cuộc gọi cùng được kết nối và
mỗi cổng nhạc chờ cho phép 50 cuộc gọi được kết nối đồng thời.
Gọi vào nhờ sự hỗ trợ của điện thoại viên
Hệ thống cho phép lập trình hướng các cuộc gọi từ các trung kế nhất định đến bàn điện thoại
viên (hay một thuê bao bất kỳ) và điện thoại viên (hay thuê bao được định nghĩa) sẽ thực
hiện chuyển tiếp cuộc gọi đến thuê bao nội bộ theo yêu cầu. Có thể định nghĩa đến 16 nhóm
điện thoại viên, mỗi nhóm gồm nhiều điện thoại viên có trách nhiệm hỗ trợ cho một nhóm
thuê bao và trung kế của hệ thống.
Gọi vào trực tiếp (DID-Direct Inward Dialing)
Hệ thống có thể được lập trình cho phép người gọi từ bên ngoài hệ thống qua những trung kế
nhất định có thể quay tiếp các số máy để được kết nối thằng vào các thuê bao nội bộ không
qua trung gian. Số gọi vào trực tiếp (DID) không nhất thiết phải giống số thuê bao. Các

trường hợp không quay số, quay thiếu số, quay sai số, thuê bao bận, thuê bao không trả lời
có thể được lập trình để đổ chuông về bàn điện thoại viên.
Các thiết bị thông báo có thể được sử dụng để phát các câu chào hay hướng dẫn quay số cho
người gọi đến từ bên ngoài. Các nhóm trung kế khác nhau có thể có những câu thông báo
khác nhau.
Truy nhập hệ thống trực tiếp (Direct Inward System Access)
Hệ thống cho phép nhân viên làm việc bên ngoài có thể gọi vào hệ thống, đăng nhập bằng
mật khẩu, kích hoạt các dịch vụ của hệ thống cung cấp cho mình (chuyển hướng cuộc gọi,
không quấy rày..) hay tiếp tục chiếm trung kế gọi đường dài tính cước vào tài khoản của
mình.
Định tuyến thông minh
Có thể định tới 1024 tuyến (hướng gọi) khác nhau, mỗi tuyến có thể bao gồm nhiều nhóm
trung kế có thứ tự ưu tiên khác nhau được chọn trượt một cách linh hoạt.
Hệ thống cho phép phân tích các chuỗi số gọi ra cho đến chữ số thứ 22. Hệ thống cũng cho
phép phát lại, chèn thêm hay bớt đi một hay nhiều chữ số trong chuỗi số quay ra trước khi
gửi đến tổng đài đối phương,
Các tuyến được lựa chọn căn cứ vào chuỗi số quay ra, tình trạng các nhóm trung kế và theo
thời gian trong ngày (chọn tuyến rẻ nhất căn cứ vào giá tiền thuê kênh theo giờ rỗi, giờ cao
-


điểm – Least Cost Routing). Hệ thống còn có khả năng định tuyến lại (Rerouting), tự động
chọn lại hướng khác khi hướng đã chọn có tín hiệu nghẽn từ một tổng đài trung gian.
Khả năng kết nối mạng đồng nhất
HiPath 4000 có khả năng kết nối mạng (Networking) một cách hoàn hảo qua các trung kế
S0, S2M, E1, E&M sử dụng giao thức R2-Q411, R2-Q211, SS7, CORNET-N hay QSIG.
Khi đó, mạng là trong suốt đối với tất cả các thuê bao cũng như các tính năng hệ thống.
Thuê bao của các nút mạng có thể gọi cho nhau và kích hoạt các dịch vụ trên toàn mạng
không khác gì như trên cùng hệ thống. Với chuẩn quốc tế QSIG, HiPath 4000 cũng cho phép
nối mạng với các tổng đài của các hãng sản xuất khác nào hỗ trợ QSIG.

Hệ thống cho phép khả năng thiết lập một mạng cá nhân ảo (VPN-Virtual Private Network).
Thay vì phải thuê những đường leased line tốn kém, có thể sử dụng nhũng kết nối quay số rẻ
tiền (dial-up) qua mạng công cộng để kết nối các tổng đài ở các vị trí khác nhau.
Phân cấp phục vụ
Hệ thống cho phép phân cấp phục vụ cho từng đối tượng thuê bao. Mối hay mỗi nhóm thuê
bao sẽ được cho phép hay không cho phép sử dụng những dịch vụ nào của hệ thống, cho
phép hay không cho phép được gọi ra mạng công cộng theo nhiều mức như nội, hạt, nội
tỉnh, liên tỉnh, quốc tế.. hay chỉ một số số điện thoại nhất định. Có 100 mức phục vụ (COSClass of Service) đối với dịch vụ và 32 mức phục vụ đối với việc gọi ra.
Tính cước chính xác
HiPath 4000 hỗ trợ cả hai phương thức tính cước: theo thời gian và theo xung (tax). Hệ
thống có khả năng nhận biết được nhiều kiểu xung tính cước bao gồm xung đảo cực, các loại
xung 12KHz, 16KHz và 50Hz vì vậy có khả năng tính cước một cách chính xác.
Thông tin chi tiết cuộc gọi bao gồm ngày, giờ thực hiện, số chủ gọi, bị gọi, trung kế bị
chiếm, thời gian chờ, thời gian đàm thoại... đều được ghi lại trong đĩa cứng, đĩa MOD lưu
trữ lâu dài và đưa liên tục ra máy in hay máy tính để xử lý. Việc kết xuất và lưu trữ thông tin
cước đồng thời trên nhiều thiết bị đảm bảo tính an toàn cao cho việc tính cước.
Nếu nhập sẵn giá tiền theo mã vùng, thời gian hay theo xung, hệ thống có thể tự động tính
giá tiền thể hiện trên màn hình điện thoại viên, điện thoại số hay đưa ra máy in, máy tính để
xử lý tiếp.
Đặc biệt, HiPath 4000 có thể cung cấp các xung tính cước đảo cực, xung 12KHz, 16KHz
hay 50Hz cho các thuê bao tự tính cước, cabin điện thoại công cộng.
Khả năng đồng bộ từ nhiều nguồn
Hệ thống có bộ tạo xung đồng hồ chủ tại chỗ. Bộ tạo xung này có thể đồng bộ với nguồn
đồng bộ ngoài hoặc tín hiệu đồng hồ tái tạo từ các trung kế số E1, S2M. Các nguồn đồng bộ
có thể được định nghĩa với các cấp ưu tiên đồng bộ khác nhau và hệ thống sẽ đồng bộ theo
nguồn đồng bộ có mức ưu tiên cấp cao nhất đang hoạt động tốt.
Dịch vụ đêm
Hệ thống phân biệt hai chế độ hoạt động ngày và đêm (giờ làm việc/ giờ nghỉ). Ví trí trực
điện thoại, mức phục vụ của từng thuê bao có thể khác nhau ở hai chế độ trên. Có thể áp
dụng dịch vụ này để khoá các thuê bao khi hết giờ làm và chuyển tất cả các cuộc gọi đến sau

giờ làm tới vị trí nhân viên bảo vệ, trực đêm.
Dịch vụ đêm có thể được kích hoạt không tự động bời điện thoại viên hoặc tự động theo giờ
trong ngày.


Dịch vụ thư thoại (VoiceMail)
Hệ thống cho phép sử dụng dịch vụ hộp thư thoại cho phép người gọi có thể để lại tin nhắn
cho các thuê bao không hoặc không thể trả lời. Mỗi thuê bao có các hộp thư thoại riêng có
thể truy nhập để nghe các tin nhắn, chuyển tiếp các tin nhắn cho hộp thư khác..Các thuê bao
có tin nhắn được báo hiệu bằng thông báo trên màn hình, đèn chỉ thị LED nhấp nháy hoặc
câu thông báo do hệ thống phát ra khi nhấc máy.
Thiết bị thư thoại được kết nối với hệ thống bằng các cổng thuê bao thường, thuê bao số,
giao diện ISDN được định nghĩa là giao diện thư thoại.
Ứng dụng tích hợp điện thoại-máy tính (CTI-Computer Telephony Intergration)
Hệ thống hỗ trợ các ứng dụng tích hợp điện thoại-máy tính (CTI) ở cả 2 mức 1 st party và 3rd
party, cho phép các ứng dụng trên máy tính có thể thực hiện các chức năng điện thoại hay
can thiệp vào các quá trình điều khiển cuộc gọi.
Các giao thức CTI chuẩn CSTA, TAPI, TSAPI thông qua các kết nối vật lý V.24 hay
Ethernet đều được hỗ trợ.
Các tính năng quản lý và bảo dưỡng
Hệ thống cung cấp các cổng V.24 và giao diện LAN cho các thiết bị quản lý bảo dưỡng (đầu
cuối F500, Q500, máy tính PC, máy in). Thông qua các lệnh quản lý/ bảo dưỡng AMOs
( Administration & Maintenance Orders) nhập vào từ bàn phím, người quản lý có thể xem
xét, chuẩn đoán, thay đổi các tham số của hệ thống.
Những cảnh báo được hiển thị ngay tại chỗ bắng các đèn hiển thị trên card hay bằng các
thông điệp theo thời gian thực đưa ra màn hình điện thoại viên và thiết bị quản lý (máy tính,
máy in...) qua đó người quản lý có thể biết được chính xác vị trí, loại lỗi. Các thông báo lỗi
chứa đầy đủ các thông tin về nguồn gốc, vị trí, nguyên nhân xảy ra sự cố. Cũng có những
thông báo dự đoán sự cố có thể xảy ra để phòng trước.
Các lỗi khi đưa ra cảnh báo trực tiếp còn được lưu trữ lại trong ổ cứng hệ thống giúp cho

người quản lý có thể tra cứu lại quá trình diễn biến các lỗi và thời gian thực đã xảy ra lỗi.
Hệ thống quản lý giám sát sử dụng giao diện và ngôn ngữ người-máy trong sáng, dễ hiểu, dễ
nhớ, dễ sử dụng cho phép người quản lý có thể làm chủ được thiết bị một cách dễ dàng và
nhanh chóng.
Hệ thống kiểm chứng truy nhập bằng tên và mật khẩu và cho phép phân cấp quản trị. Mỗi
người quản trị có những quyền hạn khác nhau (thay đổi, xem ,xoá, phạm vi tác động..). Toàn
bộ các giao dịch (thay đổi, xoá, sửa, khởi động lại) của mọi phiên làm việc của các mọi quản
trị viên đều được ghi lại và có thể xem lại được.
Tính năng HTS- Hicom Teleservice cho phép toàn bộ các công việc quản lý, bảo dưỡng đều
có thể thực hiện từ xa bằng modem với qua mạng điện thoại PSTN hay thông qua các kênh
S0 của mạng ISDN. Các truy nhập từ xa được đảm bảo bằng các mật khẩu truy nhập và tính
năng quya lại số (call-back).
Đặc biệt, hệ thống có sẵn tính năng tự động báo lối AFR (Automatic Fault Report), tự động
thiết lập kết nối đến trung tâm bảo dưỡng, đưa về các thông báo lỗi, cảnh báo của hệ thống
để kỹ thuật viên xử lý.
Khi thực hiện nối mạng với nhau, thông qua hệ thống Quản trị HiPath 4000 Manager, toàn
mạng có thể được quản lý tập trung thống nhất tại một trung tâm.


Với các khả năng trên nhiều tổng đài khi nối thành một mạng đều có thể tự động thông báo
về trung tâm tình trạng hoạt động của chúng. Đồng thời tại trung tâm, thiết bị quản lý tập
trung có thể chủ động truy cập đến tất cả các tổng đài trong mạng để giám sát.
3.2. Tính năng điện thoại viên
Phân biệt các loại cuộc gọi khác nhau bằng các tín hiệu chuông khác nhau
Các cuộc gọi khác nhau có tín hiệu chuông khác nhau:
- Cuộc gọi thường: tín hiệu chuông liên tục. Nếu bàn điện thoại viên đang bận máy,
sẽ không có tín hiệu chuông, chỉ có tín hiệu hiển thị bằng đèn LED.
- Cuộc gọi khẩn cấp: tín hiệu chuông dồn dập hơn. Tín hiệu này được gửi đến trong
trường hợp đường dây nóng hay các dịch vụ có độ ưu tiên cao khác.
Âm lượng của chuông trên bàn điện thoại viên có thể điều chỉnh được.

Trả lời nhiều cuộc gọi cùng lúc
Bàn điện thoại viên có các phím khác nhau cho việc trả lời các cuộc gọi nội bộ, từ bên ngoài
cũng như các cuộc gọi cá nhân. Các phím này cho phép điện thoại viên chuyển qua lại giữa
các cuộc gọi nói trên. Khi điện thoại viên trả lời một cuộc, các cuộc khác tự động được
chuyển sang trạng thái chờ (hold).
Kiểm soát trạng thái các cuộc gọi
Bàn điện thoại viên có khả năng hiển thị trạng thái các cuộc gọi thông qua các đèn LED:
- Các đèn LED có thể sáng, nháy chậm hay nháy nhanh tuỳ theo trạng thái cuộc gọi.
- Khi bàn điện thoại viên rỗi, nếu có cuộc gọi vào, sẽ có tín hiệu chuông báo hiệu
cho điện thoại viên về cuộc gọi đang tới. Độ lớn của chuông có thể được điều
chỉnh bằng hai phím (+ và -) trên bàn điện thoại viên. Cùng với việc chuông reo,
đèn LED chỉ thị cũng nhấp nháy.
- Khi bàn điện thoại viên bận, chỉ có tín hiệu hiển thị bằng LED nhấp nháy mà thôi.
- Trạng thái cuộc gọi còn được biểu thị trên màn hiển thị video của bàn điện thoại
viên.
Các thông tin mà bàn điện thoại viên cung cấp bao gồm ngày, giờ, số lượng cuộc gọi đang
chờ, số máy lẻ đang gọi, trạng thái của các cuộc gọi và các máy lẻ.
Giữ cuộc gọi
Tính năng này cho phép điện thoại viên giữ một cuộc gọi khi máy lẻ được gọi đến đang bận.
Khi máy lẻ này đã rỗi, máy sẽ rung chuông và tự động kết nối với bên đang chờ. Máy lẻ
đang bận khi có một máy khác đang chờ trong trường hợp này sẽ nhận được một tín hiệu báo
hiệu. Bên đang chờ khi đó được nghe tín hiệu nhạc chờ.
Xen giữa
Trong trường hợp khẩn cấp, điện thoại viên có thể xen vào một cuộc gọi đang diễn ra bằng
một phím chức năng. Một tín hiệu báo hiệu sẽ phát ra cho các bên đang tham gia và sau đó,
điện thoại viên sẽ xen vào như một cuộc gọi hội nghị.
Cuộc gọi xếp hàng chờ


Các cuộc gọi tới bàn điện thoại viên đang bận được đặt vào một hàng đợi tuần tự. Điện thoại

viên có thể trả lời các cuộc gọi này theo trình tự đến của các cuộc gọi bằng cách nhấn chỉ
một phím chức năng.
Chỉ thị các thông tin về các cuộc gọi đang chờ
Các thông tin về các cuộc gọi bình thường và các cuộc gọi khẩn cấp đang chờ xử lý đều
được chỉ thị trên bàn điện thoại viên.
Hiển thị trạng thái của các nhóm trung kế
Trạng thái (bận/rỗi) của các nhóm trung kế được hiển thị trên màn hình của bàn điện
thoại viên
Hiển thị tên gợi nhớ
Tên người sử dụng, số máy lẻ, tên gán cho nhóm trung kế hay các số quay tắt cũng được
hiển thị trên màn hình của điện thoại viên.
Khả năng làm việc liên tục không gián đoạn
Tính năng này cho phép điện thoại viên rút ra khỏi cuộc gọi ngay sau khi chuyển thoại xong.
Khi bên bị gọi nhấc máy, bên đang chờ sẽ tự động được kết nối không cần điện thoại viên
tham gia.
Khả năng truy nhập trực tiếp máy lẻ (DSS) từ bàn điện thoại viên
40 phím có thể lập trình trên bàn điện thoại viên có thể được sử dụng cho các phím chức
năng hay cho các phím truy nhập trực tiếp máy lẻ. Các số máy lẻ được nhớ vào cho các phím
này. Khi cần gọi hay chuyển thoại tới các máy đó, điện thoại viên chỉ cần nhấn một phím
DSS mà thôi.
3.3. Tính năng người sử dụng
Mã số cá nhân
Hệ thống tổng đài có các mã số cá nhân (PIN code) cho các người sử dụng. Người sử dụng
có thể gõ vào PIN code của mình tại một máy khác và sử dụng tất cả các cấp dịch vụ tại máy
này như máy tại bàn mình. PIN code còn là cơ sở cho việc tính cước cho từng cá nhân. Hệ
thống tổng đài chào thầu có thể hỗ trợ các PIN code dài tới 12 chữ số
Quay số tắt (Speed Dialling)
Thuê bao có thể dùng các mã dịch vụ ngắn gọn định trước để quay các số dài (tới 22 chữ số).
Mỗi thuê bao có riêng 10 số quay tắt. và có 1000 số quay tắt dùng chung cho tất cả các thuê
bao.

Quay lại các số vừa gọi ( Last Numbers Redial)
Thuê bao có thể quay một mã dịch vụ để nhờ hệ thống lưu lại số vừa quay và có thể thực
hiện quay lại số đó chỉ bằng một mã dịch vụ
Gọi lại khi bị gọi bận hoặc không trả lời (Call back)
Tính năng này cho phép thuê bao nội bộ sau khi gọi tới một thuê bao đang bận nhập vào một
mã dịch vụ. Khi máy thứ hai trở nên rỗi, máy thứ nhất được rung chuông. Khi máy thứ nhất
nhấc lên, máy thứ hai lại rung chuông và khi nhấc tổ hợp, kết nối được thiết lập.
Khi cuộc gọi không được trả lời sau một khoảng thời gian nhất định, tính năng cũng được
thực hiện một cách tương tự. Khi máy thứ nhất nhấc máy gọi, máy thứ nhất tự động được
rung chuông và khi nhấc máy, kết nối được lập tức thiết lập.


Chuyển tiếp cuộc gọi (Transfer)
Cuộc gọi có thể được chuyển từ thuê bao này đến thuê bao khác trước hoặc sau khi đích
chuyển trả lời.
Chuyển hướng cuộc gọi ( Forward)
Cuộc gọi được chuyển sang một thuê bao khác khi một thuê bao kích hoạt chế độ này. Thuê
bao có thể có một đích chuyển hướng cố định (fixed) hay tự định nghĩa (variable). Đích có
thể nằm trong hoặc ngoài hệ thống.
Nhấc máy hộ (Pickup)
Một thuê bao có thể nhấc hộ máy một thuê bao khác khi thuê bao khác đổ chuông. Không
cần chỉ định số thuê bao đang đổ chuông nếu ở trong cùng nhóm nhấc máy hộ (call pickup
Giữ cuộc gọi (Hold)
Thuê bao có thể đưa đối phương vào trạng thái chờ (hold) để thực hiện thảo luận hay làm
việc gì khác trước khi quay trở lại cuộc thoại. Đối phương bị chờ sẽ có thể được nghe các
bản nhạc chờ (Music on Hold)
Gác cuộc gọi (Park)
Thuê bao có thể tạm gác một cuộc gọi, đặt máy hay thực hiện một cuộc gọi khác trước khi
quay lại cuộc gọi bị gác.
Chuyển giữa các cuộc gọi (Toggle)

Thuê bao có thể nhận một lúc nhiều cuộc gọi và có thể chuyển qua, chuyển lại (toggling )
giữa các cuộc gọi.
Hội nghị (Conference)
Các thuê bao có thể thiết lập những cuộc điện thoại hội nghị tối đa 8 bên (8 party
conference)
Báo thức (Timed Reminder)
Thuê bao có thể đặt một thời điểm để hệ thống tạo ra báo hiệu chuông cho thuê bao vào
đúng thời điểm đó
Nhóm trượt (Hunting Group)
Có thể lập các nhóm trượt gồm nhiều thuê bao theo các kiểu cyclic (đổ chuông vòng),
Linear (tuyến tính, đổ chuông vào máy rỗi đầu tiên) và ringing group (đổ chuông cả nhóm)
Đổi mức phục vụ (COS change-over)
Mỗi thuê bao được gán hai cấp dịch vụ khác nhau và có thể dùng một mã để chuyển đổi giữa
hay cấp này (khoá, mở máy)
Chống quấy rày (Do not disturb)
Thuê bao có thể kích hoạt chế độ chống quấy rầy, khi đó các thuê bao khác trừ những thuê
bao có quyền “Do not Disturb Override” sẽ nghe thấy tín hiệu bận khi gọi đến và máy cảu
thuê bao đang ở chế độ DND sẽ không đổ chuông.
Bắt giữ cuộc gọi (Call Trace)
Thuê bao có thể quay một mã để số chủ gọi đang gọi cho mình in ra ở máy in hay hiện lên ở
bàn điện thoại viên.
Cuộc gọi chờ (Call Waiting)


Cuộc gọi đến một thuê bao đang bận có thể được chờ. Thuê bao bị gọi sẽ được báo hiệu
bằng âm gõ cửa (knocking tone) và thuê bao chủ gọi sẽ nghe hồi âm chuông)
Xen giữa (Override)
Các thuê bao được phép có thể xen giữa vào các cuộc đàm thoại đang diễn ra, boá trước
bằng một tín hiệu âm thanh hay không báo trước.
Giải trừ cưỡng bức (Emergency Disconnect)

Các thuê bao được phép có thể giải trừ cưỡng bức một cuộc gọi khác trong trường hợp khẩn
cấp
Đường dây nóng (Hotline)
Thuê bao ở chế độ hotline khi nhấc máy, hệ thống sẽ đổ chuông ở một đích mà không cần
quay số. Đích có thể ở trong hay ngoài hệ thống. Có hai kiểu hotline: ngay lập tức và sau
một số giây nhất định.
Tự động đổi chỗ (Auto Relocate)
Cuộc gọi đến một thuê bao đang bận có thể được chờ. Thuê bao bị gọi sẽ được báo hiệu
bằng âm gõ cửa (knocking tone) và thuê bao chủ gọi sẽ nghe hồi âm chuông)
Gọi bằng giọng nói (Voice Calling)
Chủ gọi cọi đến các máy số có thể sử dụng dịch vụ này để nói thẳng ra loa của máy điện
thoại số. Thuê bao số không cần nhấc máy có thể đàm thoại được ngay.
Chọn trực tiếp máy lẻ (DSS-Direct Station Select)
Các máy số có thể lập trình những phím DSS (Direct Station Selection) gán với các máy
khác. Phím này có đèn LED hiển thị trạng thái của máy đích và chỉ cần nhấn phím DSS để
gọi.
Hiện cước (Charge Display)
Thời gian cuộc gọi và cước phí do hệ thống tính toán dựa trên các xung tính cước của mạng
công cộng có thể được hiển thị trên màn hình máy điện thoại số
Nhắn tin ngắn (Short Message)
Các máy số có màn hình có thể nhắn tin cho nhau. Có những bản tin ngắn lập trình sẵn hoặc
có thể tự soạn nội dung bằng bàn phím chữ cái.
Các dịch vụ ISDN
HiPath 4000 có khả năng cung cấp và chuyển tiếp tất cả các dịch vụ ISDN của mạng công
cộng đến người dùng một cách trong suốt:
1. Gọi vào trực tiếp (Direct Inward Dialling)
Chủ gọi từ mạng công cộng có thể gọi trực tiếp vào các thuê bao của hệ thống.
2. Hiện số chủ gọi (CLIP- Calling Line Indentification Presentation)
Số máy chủ gọi có thể được hiển thị trên màn hình thuê bao bị gọi
3. Cấm hiện số chủ gọi (CLIR- Calling Line Indentification Restriction)

Số máy chủ gọi có thể không được hiển thị trên màn hình thuê bao bị gọi
4. Hiện số kết nối (COLP- Connected Line Indentification Presentation
Số máy đang được kết nối có thể được hiển thị trên màn hình của thuê bao chủ
gọi


5.

III.
4.1.

4.2.

Cấm hiện số kết nối (COLR- Connected Line Indentification Restriction)
Số máy đang được kết nối có thể không được hiển thị trên màn hình của thuê
bao chủ gọi
6. Nhiều số thuê bao (MSN- Multiple Subscriber Numbers)
Các thuê bao nối vào cổng S0 có thể có số riieng theo kế hoạch đánh số của hệ
thống để chủ gọi bên ngoài gọi trực tiếp vào.
7. Chuyển cước (Call charge Transfer)
Cước phí cuộc gọi do tổng đài công cộng tính sẽ được hiển thị trên màn hình
thuê bao của hệ thống
8. Đánh đại chỉ thêm (SUB- Subaddressing)
Các thông tin thêm về người dùng có thể được chuyển đến đầu cuối bị gọi để
thực hiện những thủ tục đặc biệt.
9. Báo hiệu người dùng (UUS1- User to User Signalling)
Những thông tin của chủ gọi/ bị gọi có thể được chuyển trên kênh báo hiệu (D)
cho những đầu cuối đặc biệt
10. Chuyển hướng cuộc gọi trên mạng công cộng (Call Forwarding in the Public
Network- CFU, CFB, CFNR)

Cuộc gọi đến thuê bao ISDN được chuyển hướng đến một đích khác trên mạng
11. Anh xạ cuộc gọi (CD-Call Deflection)
Cuộc gọi đến thuê bao ISDN được chuyển hướng đến một đích khác trên mạng
mà đường truyền không bị chiếm
12. Gọi lại trên mạng công cộng (CCBS-Callback in the public network)
Thuê bao hệ thống gọi đến một thuê bao bên ngoài đang bận có thể được báo
hiệu gọi lại khi thuê bao đó rỗi trở lại
13. Bắt giữ cuộc gọi mục đích xấu (MCID-Tracing malicious callers)
Chủ gọi của những cuộc gọi mục đích xấu có thể bị chỉ ra bởi mạng công cộng
nếu được yêu cầu.
CÁC GIAO DIỆN HỆ THỐNG
Trung kế
- S0 (truy cập cơ bản): 4 dây đến mạng ISDN, 2 kênh B 64kbit/s, 1 kênh D (báo
hiệu) 16 kbit/s, tốc độ truyền dẫn 144 kbit/s, giao thức ETSI-ISDN (DSS1) hoặc 1
TR6
- S2 (truy cập cơ sở): 4 dây đến mạng ISDN, 30 kênh B 64 kbit/s, 1 kênh D (báo
hiệu) 64 kbit/s, tốc độ truyền dẫn 2048 kbit/s, giao thức ETSI-ISDN (DSS1) hoặc
1 TR6, DPNSS1.
- Tương tự (analog): các loại trung kế tương tự báo hiệu đa tần, xung đều được hỗ
trợ.
Giao diện kết nối mạng
- S0/ S2 (E1): các giao thức CorNet-N, CorNet-NQ, QSIG, PSS1, E&M, CAS, MFC,
SS7, DPNSS1.
- Tương tự: các giao thức tương tự.


Ethernet 10/100BaseT: cung cấp dịch vụ IP trunking cho kết nối liên mạng với các
tổng đài khác qua mạng IP
- ATM 155 Mbit/s (STM-1): các giao thức CES, UNI 4.0, CorNet NQ, QSIG.
4.3. Giao diện thuê bao

- Up0/E: 2 dây cho các máy điện thoại số optiset E, optiPoint 500/600, điện thoại viên
AC3/AC4/AC-WIN.
- S0/ S0 bus: kết nối cho các đầu cuối ISDN, PC, fax G4, tối đa 8 thiết bị trên bus.
- a/b (analog): các đầu cuối tương tự 2 dây (điện thoại/ fax analog, modem…)
- Kênh H, nx64 kbit/s: cho các đầu cuối dữ liệu, truyền hình hội nghị, đa phương
tiện.
- ATM 155 Mbit/s (STM-1): cho các đầu cuối/ ứng dụng ATM.
- Ethernet 10/100BaseT: cung cấp dịch vụ VoIP cho các đầu cuối IP.
- DECT/GAP: giao diện vô tuyến cho các đầu cuối không dây, cấu trúc mạng tế
bào.
4.4. Giao diện quản trị/ ứng dụng
- V.24, đồng bộ hoặc dị bộ, tối đa 115 kbit/s.
- Ethernet 10/100Base-T
- Các giao thức TCP/IP, PPP, FTP, HTTP, CSTA, TAPI/JTAPI.
IV. CÁC CẤU HÌNH DỰ PHÒNG
5.1. Dự phòng nguồn
Bộ nguồn chính UACD được trang bị hai bộ nắn AC/DC LPC hoạt động theo cơ chế dự
phòng nóng đảm bảo cấp nguồn không gián đoạn nếu một trong hai bộ nắn có sự cố.
Mỗi tủ điều khiển hay ngoại vi lại được trang bị hai bộ nguồn DC/DC PSUP cho phép duy
trì hoạt động khi một trong hai bộ nguồn này có sự cố. Mỗi bộ nguồn PSUP cũng được cấp
nguồn bằng một đường DC riêng từ UACD cho phép vẫn có một bộ làm việc khi cả hai bộ
nguồn vẫn hoạt động tốt mà đường cấp nguồn bị gián đoạn.
Ngoài ra, tổ accu 48V, dung lượng 200Ah đảm bảo cấp nguồn cho hệ thống với thời gian
hoạt động không cần điện lưới lên đến 10h.
5.2. Dự phòng nóng phần điều khiển
Các chức năng điều khiển trung tâm và chuyển mạch được thực hiện bởi hai cạc điều khiển
DCSXL. Hai bộ điều khiển này hoạt động theo cơ chế hoạt động – dự phòng (active/
standby), một bộ nắm quyền hoạt động trong khi bộ điều khiển kia ở trạng thái dự phòng sẵn
sàng với bộ nhớ được cập nhật song song.
Nếu bộ điều khiển hoạt động có sự cố, điều khiển lập tức được chuyển giao cho bộ dự

phòng. Thời gian chuyển giao rất ngắn (<50ns) hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến các hoạt
động của toàn hệ thống và không làm gián đoạn các cuộc gọi đang diễn ra.
Bộ xử lý có sự cố sẽ tự động nạp lại chương trình và nếu thành công sẽ chuyển sang trạng
thái chờ. Các cảnh báo được gửi đến thiết bị quản lý và báo hiệu ngoài đến người quản lý hệ
thống.
-


Mỗi tủ ngoại vi kết nối đến mỗi bộ điều khiển DSCXL bằng các đường tín hiệu điều khiển
riêng biệt, cho phép duy trì kết nối khi một bộ điều khiển có sự cố hay bản thân cáp nối gián
đoạn.
5.3. Dự phòng nóng phương tiện lưu trữ
Hệ thống cho phép ghi đọc song song các ổ đĩa cứng và ổ đĩa quang từ nhằm đảm bảo độ tin
cậy dữ liệu cao.
Phần mềm, dữ liệu hệ thống có thể được tự động sao lưu sang các đĩa quang từ MOD. Dữ
liệu sao lưu ở MOD có thể được khôi phục lại sang ổ cứng và hệ thống cũng có thể khởi
động và nạp lại dữ liệu từ MOD trong trường hợp các ổ ổ đĩa cứng bị hỏng.
V.
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
6.1. Dung lượng
Hệ thống độc lập lên đến 12000 đầu cuối sử dụng.
6.2. Năng lực chuyển mạch
Tải động: 115500 BHCA
6.3. Nguồn cung cấp
Xoay chiều
Một pha: 230V ± 10%
Ba pha: 380 V ± 10%
Một chiều
-48V ± 15%
6.4. Điều kiện môi trường

Nhiệt độ
+00C..450C
Độ ẩm tương đối
Tối đa 90%
6.5. Kích thước
1 tủ (rộng x cao x sâu): 773x 645x515 mm
1 chồng (4 tủ): 773x1845x515 mm
6.6. Trọng lượng
1 chồng (1 tủ điều khiển + 3 tủ ngoại vi): 180 kg
I.
HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÍNH CƯỚC
2.1. Giới thiệu chung
CAS 4.0 (Call Accounting System) là giải pháp tin học nhằm cung cấp cho khách hàng khả
năng quản lý và tính cước điện thoại cho đơn vị của mình.
CAS 4.0 được xây dựng dựa trên việc kế thừa các tính năng đã thực hiện ổn định, được
khách hàng đánh giá cao trong các phiên bản trước đồng thời phát triển thêm các tính năng
mới theo yêu cầu của khách hàng. Chính vì vậy, CAS 4.0 thực sự tỏ rõ tính ưu việt của
mình.


Sử dụng CAS 4.0, khách hàng có thể thực sự yên tâm về tính chính xác, độ ổn định, tốc độ
xử lý cực nhanh và các công cụ hỗ trợ tiện lợi mà chưa phiên bản nào có được. Ngoài ra
CAS 4.0 cũng được thiết kế hướng đến nhu cầu của từng nhóm khách hàng riêng biệt, giúp
cho khách hàng tiết kiệm đáng kể chi phí của mình.
2.2. Các tính năng hệ thống
Quản lý hệ thống
Hiển thị các số máy chưa khai báo
Hiển thị các số máy chưa khai báo là một tiện ích đặc biệt chưa từng có trong các phiên bản
trước. Nó giúp cho người quản trị hệ thống tránh được lỗi thiếu cước do việc khai báo không
đầy đủ các máy lẻ gây ra. Đây cũng là một lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng CAS tại

các phiên bản trước. Hiển thị các số máy chưa khai báo có nhiệm vụ hiển thị tất cả các số
máy đã thực hiện cuộc gọi nhưng chưa được khai báo trong chương trình, đồng thời khai báo
tự động các số máy này vào mô hình tổ chức của doanh nghiệp.
Sao lưu phục hồi các cuộc gọi
Sao lưu dữ liệu là một thao tác cần thiết để cất trữ các dữ liệu quan trọng vào một nơi
an toàn, độc lập với hệ thống, một mặt, thao tác này tránh các tổn thất có thể xảy ra khi
hệ thống gặp sự cố, mặt khác, nó giúp hệ thống thực hiện nhanh hơn, các dữ liệu được
bảo mật tốt hơn. Với những ưu điểm đó chúng tôi khuyến cáo người sử dụng nên chọn
sao lưu dữ liệu một tháng một lần sau khi thực hiện báo cáo cước tháng.
Tính năng Sao lưu dữ liệu cuộc gọi sẽ thực hiện sao lưu tất cả các thông tin về cuộc gọi
trong CSDL và các thông tin khác hỗ trợ cho việc tính cước tại thời điểm sao lưu. Tính
năng phục hồi dữ liệu cho phép người dùng lấy lại các dữ liệu cần thiết đã được sao lưu
để tiến hành kiểm tra, xem xét, thực hiện báo cáo...
Quản lý người dùng
Tính năng này chỉ có người dùng có quyền quản trị mới thực hiện được. Tính năng này
cho phép người quản trị phân quyền truy cập cho những người làm việc với hệ thống.
Tuỳ chọn báo cáo
Tuỳ chọn báo cáo là tính năng mới có trong bản Enterprise hỗ trợ người dùng chuyển
đổi các tiêu đề, tên báo cáo cho phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Xem tình trạng thực thi
Tính năng cho phép người sử dụng kiểm soát hoạt động sử dụng phần mềm CAS tại
doanh nghiệp theo kiểu nhật ký, ghi lại số lần truy nhập, các thao tác đã thực hiện.
Cấu hình
Cấu hình là Tính năng cho phép người dùng lựa chọn ngôn ngữ sử dụng (Tiếng Anh
hoặc Tiếng Việt), lựa chọn chu kỳ tính cước gộp và lựa chổn loại tộng đài. Ta có một
số lựa chọn sau:
− Nhập mật khẩu để thay đổi cấu hình mặc định của hệ thống
− Ngôn ngữ : Hướng dẫn cách lựa chọn ngôn ngữ hiển thị của hệ thống
− Chu kỳ tính cước: Hướng dẫn cách lựa chọn chu kỳ tính cước gộp
− Tổng đài : Hướng dẫn cách lựa chọn loại tổng đài.

Quản lý chính sách tính cước
Mỗi cuộc gọi bao giờ cũng được áp dụng một chính sách tính cước nào đó. Mỗi chính
sách tính cước có thể được nhiều dịch vụ áp dụng. Khi thực hiện một cuộc gọi, chương


trình xác định được cuộc gọi đó thuộc dịch vụ nào, từ đó áp dụng chính sách tính cước
thích hợp.
Điểm khác biệt mới đối với chương trình CAS 4.0 so với các phiên bản trước là cho
phép quy định ngày áp dụng chính sách tính cước. Việc quy định ngày áp dụng chính
sách cước rất thuận lợi cho việc tính lại cước ở nhiều thời điểm khác nhau mà không sợ
áp dụng lẫn lộn các chính sách cước của chu kỳ mới cho chu kỳ cũ hoặc ngược lại.
Quản lý chương trình
Quản lý chương trình là tập hợp các tính năng làm nhiệm vụ quản lý dữ liệu, cho phép
người dùng định nghĩa trước các cấu trúc dữ liệu, phục vụ cho việc nhập liệu có hệ
thồng và chuẩn bị cho bước xử lý dữ liệu sau này.Dữ liệu được quản lý bao gồm:
Mô hình tổ chức doanh nghiệp
Tính năng này cung cấp công cụ cho phép quản lý mô hình tổ chức của doanh nghiệp
dưới dạng cây thư mục trong đó đối tượng cấp thấp nhất là các máy lẻ người dùng.
Phân cấp các nhóm dịch vụ thoại
Tính năng này cho phép khai báo cơ cấu tính cước mà doanh nghiệp áp dụng, trong
CAS các nhóm dịch vụ thoại được áp dụng theo chuẩn quản lý chung của bưu điện,
người dùng có thể tự thêm, hoặc sửa đổi mô hình phân cấp dịch vụ thoại, rất cần thiết
cho nhóm khách sạn, có các chính sách sau:
− Quản lý chính sách tính cước
− Quản lý các chính sách giảm giá
− Quản lý các chính sách riêng của người quản lý tổng đài
Quản lý các tỷ giá hối đoái và tiền tệ
Tính năng này phân làm 2 nhóm:
− Quản lý danh sách các loại tiền đang được sử dụng. Cho phép người dùng
thêm, bớt, sửa một loại tiền nào đó.

− Quản lý bảng tỷ giá hối đoái giữa các loại tiền. Cho phép người dùng thêm,
xoá sửa một dòng trong bảng.
Compact dữ liệu
Compact dữ liệu là một thao tác nhằm giảm bớt kích cỡ của database. Compact dữ liệu
có thể thực hiện tự động hoặc bằng tay.
Tính cước
Tính cước là một trong những Tính năng quan trọng nhất của toàn bộ hệ thống. Tính
năng này có nhiệm vụ xác định giá cho một cuộc gọi căn cứ theo dịch vụ mà cuộc gọi
đó sử dụng kết hợp với các chính sách của bưu điện và các chính sách riêng do đơn vị
đó tự qui định.
Có hai phương thức tính cước: Tính cước theo cuộc gọi và Tính cước gộp
− Cước cuộc gọi: là một loại cước được áp dụng cho từng cuộc gọi riêng, gọi
cuộc nào tính tiền cuộc ấy.
− Cước gộp được mô tả như sau: Đối với một máy lẻ, phương thức tính cước
gộp được thực hiện bằng các cộng dồn thời gian của tất cả các cuộc gọi sử
dụng những dịch vụ được áp dụng chính sách cước gộp trong một chu kỳ nhất
định.
Báo cáo


Tính năng xem báo cáo này có nhiệm vụ đưa ra báo cáo theo yêu cầu của người sử
dụng. Nếu phân biệt báo cáo theo thời gian ta có hai loại báo cáo là : Báo cáo theo chu
kỳ và báo cáo theo thời gian tự chọn. Sau đây là một số mẫu báo cáo cơ bản mà CAS
4.0 cung cấp cho các doanh nghiệp :
− Báo cáo cước phí theo phòng ban: Tạo báo cáo cước phí điện thoại của từng
phòng ban trong một khoảng thời gian.
− Báo cáo cước phí theo người dùng: Tạo báo cáo cước phí điện thoại của từng
người dùng trong một khoảng thời gian.
− Báo cáo cước phí theo số máy lẻ: Tạo báo cáo cước phí điện thoại của từng số
máy lẻ trong một khoảng thời gian.

− Báo cáo cước phí theo dịch vụ: Tạo báo cáo cước phí cho từng loại dịch vụ
trong một khoảng thời gian.
− Báo cáo cước phí theo nhóm dịch vụ: Tạo báo cáo cước phí điện thoại theo
nhóm dịch vụ trong một khoảng thời gian.
− Báo cáo cước phí theo tài khoản: Tạo báo cáo cước phí điện thoại theo tất cả
các tài khoản được khai báo. (Loại báo cáo này chỉ có trong bản Enterprise)
− Báo cáo thống kê các cuộc gọi phục vụ công tác : Thống kê tất cả các cuộc gọi
phục vụ công tác. (Loại báo cáo này chỉ có trong bản Enterprise)
− Báo cáo tổng kết: Báo cáo tổng hợp của các loại báo cáo trên.
Biểu đồ so sánh
Biểu đồ là tính năng mới và chỉ có trong bản Enterprise. Tính năng này giúp người
quản trị hệ thống có thêm một dụng cụ thống kê trực quan rất tiện lợi, chỉ bằng vài thao
tác, người quản trị có thể đưa ngay ra một con số chính xác về tình hình sử dụng điện
thoại trong đơn vị mình.


Trợ giúp trực tuyến
Cas 4.0 cung cấp khả năng trợ giúp trực tuyến trong đó mô tả chi tiết về hệ thống đồng
thời hướng dẫn một cách đầy đủ, rõ ràng về cách thực hiện các thao tác cài đặt và sử
dụng CAS 4.0.
Khi gặp các vấn đề phức tạp trong việc sử dụng chương trình, bạn chỉ cần nhấn phím F1
hay kích vào nút trợ giúp trên thanh công cụ hoặc chọn mục trợ giúp trên trình đơn trợ
giúp, những thông tin liên quan đến công việc bạn đang muốn thực hiện sẽ hiển thị đầy
đủ giúp bạn hiểu rõ và thao tác chính xác cho các bước tiếp theo.
Hệ thống - xử lý dữ liệu cước
Cho phép thiết lập cách thức đọc dữ liệu.
− Đóng/Mở cổng COM.
− Cập nhật dữ liệu từ tệp CDR.
− Thiết lập cấu trúc dữ liệu CDR.
− Thiết lập tham số truyền thông.

Đóng/Mở cổng COM
Trong các tổng đài thế hệ mới, dữ liệu về các cuộc gọi có thể được lưu vào trong ổ cứng
của tổng đài. Chẳng hạn, đối với tổng đài Hicom300E, dữ liệu cuộc gọi được lưu dưới
dạng các tệp CDR. Vì vậy khi thực hiện tính cước có thể lấy dữ liệu trực tiếp từ cổng
COM hoặc có thể lấy dữ liệu từ các tệp dữ liệu trong ổ cứng của tổng đài. Tại một thời
điểm hệ thống chỉ cho phép cập nhật dữ liệu ở một chế độ hoặc là từ cổng COM (chế độ
ONLINE) hoặc là từ các tệp CDR (chế độ OFFLINE).
Làm việc với chế độ Online bạn phải mở cổng COM, thiết lập các thông số truyền thông
cho cổng COM. Còn nếu làm việc dưới chế độ OFFLINE (cổng COM đóng), hệ thống
cho phép đọc dữ liệu từ đĩa cứng của tổng đài.
Cập nhật dữ liệu từ tệp CDR (offline mode)
Tính năng này cho phép người sử dụng đưa dữ liệu từ các tệp CDR vào CSDL. Trước khi
thực hiện cập nhật dữ liệu từ các tệp CDR, người dùng phải copy các tệp đó từ ổ cứng
của tổng đài vào trong ổ cứng của máy tính.
Dữ liệu trong tệp CDR bao gồm các thông tin về cuộc gọi: Thời điểm thực hiện cuộc gọi
(Ngày, giờ bắt đầu cuộc gọi), số máy gọi, số máy bị gọi, thời lượng cuộc gọi, số trung kế
và tuyến.
Trong khi cập nhật dữ liệu từ tệp CDR, những cuộc gọi đã xác định được dịch vụ thì
được xử lý rồi đưa vào Database, còn những cuộc gọi không xác định được dịch vụ thì
được ghi riêng ra từng tệp theo tháng của cuộc gọi trong thư mục \\NoService\, sau đó
người quản lý phải quay trở lại chương trình Quản lý dữ liệu cước định nghĩa thêm các
dịch vụ còn thiếu, tính lại cước phục vụ việc lập báo cáo.
Thiết lập cấu trúc dữ liệu CDR
Các cấu trúc CDR dùng để xác định các trường trong tệp dữ liệu về cuộc gọi từ tổng đài.
Thiết lập các cấu trúc CDR là công việc hết sức quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp


×